1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

HIỆN TRẠNG HOẠT ĐỘNG VTHKCC VÀ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG TRÊN TUYẾN BUÝT SỐ 32

25 432 4
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 25
Dung lượng 4,75 MB

Nội dung

Hiện nay trên toàn mạng lưới VTHKCC ở Hà Nội có 60 tuyến buýt nội đô và 8 tuyến buýt kế cận. Tổng chiều dài các tuyến nội đô là 1131km với chiều dài bình quân một tuyến là 18,85km

Trang 1

CHƯƠNG 2: HIỆN TRẠNG HOẠT ĐỘNG VTHKCC VÀ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

TRÊN TUYẾN BUÝT SỐ 32.

2.1 Tổng quan về VTHKCC ở thủ đô Hà Nội

2.1.1 Hiện trạng mạng lưới tuyến buýt của Hà Nội

Hiện nay trên toàn mạng lưới VTHKCC ở Hà Nội có 60 tuyến buýt nội đô và 8 tuyếnbuýt kế cận Tổng chiều dài các tuyến nội đô là 1131km với chiều dài bình quân một tuyến là18,85km Số lượng xe buýt vận doanh trên 60 tuyến nội đô là 759 xe

Hệ thống hành trình hiện nay chỉ áp dụng một loại hình chạy suốt Hình thức chạy xe nhưvậy thuận lợi cho công tác tổ chức và điều độ xe nhưng chất lượng phục vụ và hiệu quả chưa cao

Hầu hết các tuyến xe buýt đều có thời gian hoạt động từ 5 h sáng đến 22h30, khoảng thờigian chờ từ 5 - 15 - 20 - 30 phút Tấn suất các chuyến xe buýt là từ 5 đến 20 phút, tần suất caonhất là trong giờ cao điểm

Các tuyến xe buýt được bố trí chủ yếu để vận chuyển hành khách đi lại trong nội thành,hành khách ngoại thành vào và ngược lại theo các hướng của Quốc lộ 1A, Quốc lộ 32, Quốc lộ 5,Quốc lộ 6, tiếp chuyển hành khách từ các bến xe liên tỉnh như: Bến xe phía Nam, Gia Lâm, LongBiên, Kim Mã, Hà Đông; Các nhà ga như: Ga Hà Nội, Gia Lâm, Văn Điển, Giáp Bát, Hà Đông

Mạng lưới tuyến xe buýt tập trung chủ yêú ở khu vực trung tâm thành phố từ vành đai 2trở vào Dạng tuyến đã cố gắng bố trí đa dạng hơn, việc liên kết những tuyến xe buýt với nhau đãchú ý hơn Tuy nhiên chưa có sự đánh giá mức độ hợp lý cũng như kết nối các điểm phát sinh thuhút hành khách chủ yếu Đây sẽ là tồn tại làm ảnh hưởng đến khả năng thu hút của mạng lướituyến xe buýt ở Hà Nội, làm cho nó chưa thực sự liên thông

Các khu vực trong phạm vi từ vành đai II đến vành đai III các tuyến xe buýt được bố tríchủ yếu là trên các trục hướng tâm, những tuyến xe buýt này chủ yếu phục vụ các điểm tập kếtkhách lớn như bến xe Hà Đông, bến xe phía Nam, bến xe Gia Lâm, sân bay Nội bài và một sốtrường Đại học và khu vực dân cư nằm trong phạm vi 300m mỗi bên dọc theo các trục đườngchính nói trên Các khu vực tập trung dân cư ở các quận Cầu Giấy, Thanh Xuân, Tây Hồ và phíanam quận Hai Bà Trưng hầu như không có cơ hội đi xe buýt, hoặc muốn đi xe buýt phải đi bộhàng cây số

Trang 2

2.1.2 Hiện trạng phương tiện xe buýt

Tính đến quý 1 năm 2008, có tất cả 759 xe buýt vận doanh trên 60 tuyến buýt nội đô và 8tuyến buýt kế cận Số xe có là 942 xe

Về cơ bản hầu hết các xe đều có sức chứa từ 60 – 80 hành khách, cụ thể là:

- Số xe có sức chứa 80 hành khách chiếm 35 %

- Số xe có sức chứa 60 hành khách chiếm 43%

- Số xe có sức chứa 45 hành khách chiếm 4,9 %

- Số xe có sức chứa 30 hành khách chiếm 3,6 %

- Còn lại là xe có sức chứa 24 hành khách chiếm 14,5 %

Về chất lượng phương tiện : tính tới thời điểm năm 2001 (trước dự án đầu tư xe mới)đoàn xe buýt Hà Nội có 356 xe thuộc 3 đơn vị (công ty xe buýt Hà Nội, công ty xe điện Hà Nội

và xí nghiệp xe buýt 10-10) đạt 0,2 xe/1000 dân, con số này quá thấp so với các đô thị khác trongkhu vực Tỉ lệ xe điện mới chiếm 3,4 % còn lại hơn 95% xe cũ vào tuổi đời bình quân sử dụngtrên 10 năm

Trước tình hình đó thành phố đã phê duyệt dự án đầu tư phương tiện vào cuối năm 2001.Sau 2 năm đã đầu tư mới 579 xe (trong đó có 520 xe mới) gồm cả xe lớn, trung bình và nhỏ Vàtiếp đó là việc tiếp nhận 50 xe buýt Reault đã qua sử dụng do Pháp tài trợ

2.1.3 Hiện trạng điểm dừng và điểm đầu cuối xe buýt

Hiện nay toàn mạng lưới có 1022 điểm dừng đỗ trên tuyến và 234 nhà chờ Tất cả cácđiểm dừng đỗ đều có biển báo, trong nội thành có 766 biển /146 đường phố chiếm 75%, ngoạithành 256/14 đường phố chiếm 25% Các vạch sơn tại các điểm dừng không phù hợp với bề rộngcủa đường

Các điểm đầu cuối: Đây là vấn đề bất cập cho hoạt động xe buýt Trong tổng 36 điểm đầucuối chỉ có 10 điểm là xe được sắp xếp đúng thứ tự vị trí đỗ trả khách, đón khách an toàn như:Bến xe Gia Lâm, bến xe Mỹ Đình, bến xe Giáp Bát, bến xe Hà Đông, bến xe Kim Mã, bến xe GiaThụy, sân bay Nội Bài, điểm Trần Khánh Dư, bến xe Nam Thăng Long, bãi đỗ xe Kim Ngưu Sốcòn lại hầu hết tận dụng các điểm tạm thời nên có thể thay đổi bất cứ lúc nào

Hàng ngày có khoảng 9000 lượt xe hoạt động với thời gian từ 5 giờ đến 22 giờ; giãn cáchchạy xe từ 5 đến 20 phút Hà Nội áp dụng 2 loại vé đồng hạng 3.000đ/người/lượt và5.000đ/người/lượt Có hệ thống vé tháng cho từng tuyến, liên tuyến cho học sinh, sinh viên vàcán bộ công nhân viên

Trang 3

2.1.4 Kết quả hoạt động

Từ năm 2000 đến năm 2008 thì sản lượng vận chuyển HKCC của xe buýt Hà Nội đã có

sự tăng trưởng hết sức khả quan là 32,7 lần, cho thấy được sự phát triển trở lại của vận tải HKCCthủ đô và đẫ thu hút được đông đảo sự ủng hộ của người dân Đặc biệt là trên 75% lượng khách

đi xe buýt là người dân nội thành đi lại thường xuyên bằng vé tháng

Năm 2008 , tổng cộng mỗi ngày có gần 900 000 lượt khách đi lại trên các tuyến buýt của

Hà Nội Số lượng hành khách tập trung chủ yếu ở những tuyến chính, nhất là tuyến 32 (tuyếnbuýt mẫu được dự án Asia Trans lựa chọn) thu hút tới 10 % tổng số khách đi xe buýt

Khối vận tải hành khách công cộng đã vận chuyển được trên 393 triệu lượt hành khách.Riêng xe buýt nội đô vận chuyển chiếm 94% sản lượng của toàn Thành phố, trong đó 44 tuyếnđặt hàng đạt 305 triệu lượt khách, bằng 112,14% so với kế hoạch đặt ra

Kết quả hoạt động của hệ thống VTHKCC bằng xe buýt năm 2008 được tổng hợp

Bảng 2.1 K t qu ho t ết quả hoạt động của toàn mạng lưới xe buýt năm 2008 ả hoạt động của toàn mạng lưới xe buýt năm 2008 ạt động của toàn mạng lưới xe buýt năm 2008 động của toàn mạng lưới xe buýt năm 2008ng c a to n m ng lủa toàn mạng lưới xe buýt năm 2008 àn mạng lưới xe buýt năm 2008 ạt động của toàn mạng lưới xe buýt năm 2008 ưới xe buýt năm 2008i xe buýt n m 2008ăm 2008

Doanh thu vận tải 1000 đồng 369.159.791

Nguồn: Trung tâm điều hành và quản lý GTĐT

Biểu đồ 2.1 sản lượng VTHKCC bằng xe buýt tại Hà Nội

Trang 4

Sản lượng hành khách xe buýt từ 2000 - 2008

0 100 200 300 400 500

vụ được nâng cao, và đặc biệt là do đầu tư xe mới với chất lượng cao Hàng năm số lượng hànhkhách tăng lên không ngừng trong khi đó số xe đầu tư mới còn chậm, như vậy xẩy ra tình trạngnăng lực đáp ứng chưa kịp so với nhu cầu đi lại thực tế

Bảng 2.2 Dự báo thị phần GTCC các năm.

Năm Tổng số lượt đi

lại trong ngày

Số lượt đi lại của 1người/ngày

Thị phần của GTCC

Lượng HK sử dụng GTCC (triệuHK/ngày)

Sản lương VTHKCC (HK/Năm)

2010 6,666,600 2.11 30 - 35% 1.99 - 2.32 719,992,800

2020 8,266,094 2.28 55 - 60% 4.53 - 4.94 1,636,686,612

“Nguồn : Viện chiến lược phát triển GTVT”

2.2 Hiện trạng hoạt động của VTHKCC trên tuyến 32

2.2.1 Hiện trạng cơ sở hạ tầng kỹ thuật trên tuyến

Trang 5

a Hiện trạng chung

Tuyến buýt 32 trực thuộc xí nghiệp Xe Điện Hà Nội Hiện nay xí nghiệp xe điện Hà Nộiquản lý 16 tuyến buýt nội đô: 07, 10, 22, 24, 25, 27, 32, 34, 35, 40, 47, 48, 53, 54, 55, 56 và 2tuyến buýt kế cận: 204, 206

Tuyến 32 là tuyến chuyển tải, vận chuyển hành khách từ phía tây Hà Nội vào phía nam

Hà Nội có chiều dài tuyến là 19,2 Km với 42 điểm dừng theo chiều đi từ Giáp Bát – Nhổn và 41điểm dừng theo chiều Nhổn – Giáp Bát

Hình 2.1 Hình dạng đường tuyến buýt số 32

b Tình trạng kỹ thuật trên đoạn đường Giải Phóng(BX Giáp Bát – Ngã tư Kim Liên):

- Tuyến đường tương đối rộng chủ yếu là đường cao tốc có dải phân cách cứng, mặtđường nhẵn có dải nhựa

- Các nút giao cắt đồng mức tương đối ít, gồm có hai ngã 4, một ngã 3 trong đó có mộtngã tư, đã được xây dựng cầu Vượt tránh giao cắt đồng mức

- Nút Giải Phóng – Đại Cồ Việt hiện tại đang tiến hành cải tạo xây dựng nên là có hiệntượng ách tắc vào giờ cao điểm

- Nói chung khả năng thông qua trên đường là tương đối lớn, ít xảy ra ách tắc giao thông

c Khu vực nội thành (Ngã tư Kim Liên – Ga Hà Nội – Bến xe Kim Mã)

Trang 6

Là đoạn đường nằm trong khu vực nội thành nên có bề rộng mặt cắt ngang đường tươngđối hẹp, chủ yếu từ 8 – 12 m Nhưng là đoạn đường có cơ sở hạ tầng khá đồng bộ, phần chính làđường một chiều, khả năng lưu thông là khá tốt.

d Đoạn đường Bến xe Kim Mã - Cầu Giấy - Xuân Thuỷ

- Lưu lượng các phương tiện tham gia giao thông trên đường rất lớn nhất là vào giờ caođiểm, dọc hai bên đường có nhiều điểm thu hút hành khách như cửa hàng bách hoá, trường học,các công trình lớn

- Là đường 1 chiều, có dải phân cách Chất lượng đường tương đối tốt

- Có nhiều nút giao cắt đồng mức

- Đường có vỉa hè rộng, thoáng ít gây ùn tắc giao thông

- Trên đường có 3 nút giao cắt khác mức (ngã tư Vọng, ngã tư Sở, nút Xuân Thuỷ - PhạmVăn Đồng) nên không gây ách tắc giao thông Khả năng thông qua các đường lớn

- Đường có nhiều điểm thu hút hành khách lớn như các nhà hàng, bách hoá, trường học

e Đường Mai Dịch – Cầu Diễn

- Đoạn đường có chiều dài khoảng 1,9 km; bề rộng mặt đường từ 30 -35m

- Là đường 1 chiều, có dải phân cách

- Đường mới được cải tạo, sữa chữa nên chất lượng tương đối tốt, song do trục đườngthường xuyên có xe tải chở vật liệu nên hiện tượng bụi trên đoạn là khá lớn

f Tình trạng kỹ thuật trên đoạn Cầu Diễn - Nhổn.

- Đoạn có chiều dài là 3,250 km đoạn đường này hiện tại có bề rộng mặt đường hẹp 8 – 9

m (tương ứng với 2 làn xe) Vì vậy các phương tiện phải chiếm làn đường ngược chiều để tránhvượt nhau gây ùn tắc và mất an toàn giao thông

- Kết cấu mặt đường là bê tông nhựa

Hiện nay chất lượng mặt đường đang xuống cấp

nghiêm trọng, có nhiều rạn nứt và ổ gà gây làm

giảm tốc độ giao thông trên tuyến và mất an toàn

Chất lượng mặt đường kém, nhiều xe tải chở vật

liệu hoạt động là nguyên nhân chính của ô nhiễm

bụi trên đoạn đường này

Hình 2.2 Tình trạng mặt đường

Trang 7

- Dọc theo hai bên đường không có hệ

thống cống thoát nước nên vào mùa mưa nước

thường bị ứ đọng ở hai bên đường làm cho mặt

đường đã hẹp lại càng trở nên hẹp hơn

Hình 2.3 Tình trạng ứ đọng nước hai bên đường

- Hiện tượng lấn chiếm lề đường làm nơi

kinh doanh cũng góp phần làm ách tắc giao thông

và mất an toàn giao thông trên tuyến

Hình 2.4 Hiện trạng về lấn chiếm lòng đường

- Hầu hết các điểm dừng đỗ của xe buýt

đều có chất lượng không tốt: không có vịnh đỗ

xe và hệ thống nhà chờ ảnh hưởng tiêu cực đến

vận tải hành khách công cộng Tuy nhiên các

điểm dừng đỗ này được quy hoạch có hiệu quả,

các điểm dừng đỗ ở trường đại học Công

Nghiệp có số lượng hành khách lên xuống đông

nhất

Hình 2.5 Hiện trạng về điểm dừng đỗ xe buýt trên tuyến

Trang 8

- Các công trình kỹ thuật trên đường (hệ thống điện ) đều chưa được chạy ngầm làm mất cảnh quan kiến trúc của khu vực

- Hiện tại các giao cắt với trục đường này là các đường ngõ, xóm nên không ảnh hưởnglớn đến dòng giao thông chính Trên tuyến chỉ có hai giao cắt có lưu lượng lớn là:

+ Giao cắt với đường vào trại Gà

+ Giao cắt với đường vào nhà văn hoá huyên Từ Liêm

2.2.2 Hiện trạng hoạt động của VTHKCC trên tuyến buýt số 32

a Đặc điểm chung

Tuyến 32 là tuyến xuyên tâm (tuyến đường kính): Tuyến xuyên tâm là tuyến đi xuyên quatrung tâm thành phố, có bến đầu và bến cuối nằm ngoài trung tâm thành phố Tuyến này có ưuđiểm ở chỗ: phục vụ cả hành khách nội thành cả hành khách ngoại thành, hành khách thông quathành phố không phải chuyển tuyến Không gây ra lưu lượng ở trung tâm thành phố Việc tìmkiếm bố trí bến đầu cuối dễ dàng hơn Mỗi tuyến xuyên tâm có hợp bởi 2 tuyến hướng tâm, nên

nó phù hợp với đường phố có cường độ dòng hành khách lớn và phân bố khá đều trong ngày

- Tuyến Bus 32 Giáp Bát - Nhổn được xếp hạng thứ 2 thế giới về lưu lượng hành kháchvận chuyển trong một ngày (sau một tuyến Bus ở Pari - Pháp)

- Lộ trình tuyến : tuyến số 32 đi qua các con phố chính theo lộ trình rút gọn như sau:

Chiều đi : Bến xe Giáp Bát - Giải Phóng - Lê Duẩn - Trần Nhân Tông - Trần Bình Trọng

- Quán Sứ - Tràng Thi - Ðiện Biên Phủ - Trần Phú - Sơn Tây - Kim Mã - Điểm trung chuyển CầuGiấy - Xuân Thuỷ - Hồ Tùng Mậu - Diễn - Nhổn

Chiều về : Nhổn Diễn Hồ Tùng Mậu Xuân Thuỷ Điểm trung chuyên Cầu Giấy

-Kim Mã - Nguyễn Thái Học - Lê Duẩn - Giải Phóng - Ngã ba đuôi cá - Bến xe Giáp Bát

Trang 9

b Sự biến động luồng hành khách trên tuyến

Do tần suất xe tương đối đồng đều trong cả ngày (5 phút 1 chuyến) nên các xe thường đầykhách vào những thời điểm có lượng khách đông nhất, tức là đầu và cuối buổi sáng cũng như đầu

và cuối buổi chiều

Về mức hành khách lên xe và xuống xe:

- Vào những giờ đông khách có khoảng từ 40 – 50 người lên xe Do vậy khi xe vừa xuấtphát đã đầy khách khiến cho những khách lên tại các điểm tiếp theo gặp nhiều khó khăn

- Vào giờ cao điểm lượng khách xuống xe có thể đạt tới hơn 60 người Đây là những sốliệu khá bất ngờ đối với một điểm dừng đỗ nằm ở vùng ven đô và cho thấy điểm này rất đôngkhách Vào giờ cao điểm, các xe buýt của tuyến 32 luôn đầy chặt khách cho tới tận điểm dừngcuối cùng

Biểu đồ 2.2 Số lượng hành khách lên và xuống trung bình mỗi xe trên tuyến 32 tại Nhổn

Nguồn: số liệu điều tra đi xe buýt tại Nhổn (Asian trans)

Trang 10

+ Đại học Quốc gia nơi có hơn 30 000 sinh viên,

+ Cầu Giấy, điểm trung chuyển lớn giữa các tuyến buýt (2/3 số khách lên xe tại Cầu Giấy

là những hành khách chuyển tuyến)

+ Cầu Diễn, nút giao thông chính là gần một chợ lớn

- Có 6 điểm dừng nằm trong nội thành (giữa bến xe Kim Mã cũ và ga Hà Nội) có lượngkhách ít hơn, chỉ chiếm 9 % tổng lượng hành khách

- Bến xe Kim Mã cũ rất ít khách (chỉ chiếm hơn 2% tổng số hành khách) trong khi đâycũng là một điểm trung chuyển khá quan trọng

 Tỷ lệ hành khách chuyển tuyến cao Có thể lý giải nguyên nhân dẫn đến một số điểm đặcthù sau của tuyến 32 :

- Tuyến này có nhiều điểm dừng đỗ là những điểm trung chuyển quan trọng : Cầu Giấy,khách sạn Daewoo, bến xe Kim Mã, ga Hà Nội và bến xe Giáp Bát

- Tuyến có chất lượng hoạt động tốt nhất trong toàn mạng lưới (tần suất 5 phút/chuyến,đảm bảo thuận tiện cho hành khách) và thường được những hành khách phải chuyển tuyến đithường xuyên Đây thực sự là một tuyến chính

2.3 Đánh giá tác động môi trường của VTHKCC trên tuyến 32

Trang 11

2.3.1 Môi trường không khí

Số liệu từ các trạm quan trắc tự động, liên tục: Trạm Láng - trạm trong khu dân cư

(nguồn: Trung tâm KTTV Quốc gia) và trạm tại Đại học Xây dựng Hà Nội - trạm chịu tác động của các nguồn thải khu vực phía nam thành phố (nguồn: Cục Bảo vệ môi trường);

Số liệu từ các điểm quan trắc không liên tục: Quan trắc 6 đợt một năm, mỗi đợt quan

trắc 1 ngày, mỗi ngày quan trắc 4 lần: 6-7h, 10-11h, 14-15h, 18-17h (nguồn: Cục Bảo vệ Môi

trường) Cho thấy:

Môi trường không khí xung quanh của hầu hết các khu vực trong thành phố đều bị ônhiễm đặc biệt là các nút giao thông, các khu vực có công trường xây dựng và nơi tập trung hoạtđộng sản xuất công nghiệp Không khí tại Hà Nội bị ô nhiễm chủ yếu là do bụi từ mặt đường vàbụi thứ cấp của các phương tiện vận tải tham gia giao thông

Mức độ ô nhiễm theo các thông số tại Hà Nội có thể sắp xếp theo thứ tự giảm dần nhưsau: TSP, PM10>NO2>SO2>CO Trong đó có thể nói tại Hà Nội chưa xảy ra ô nhiễm do CO

(xác suất nồng độ CO vượt TCVN là 1% (Sở TNMT&NĐ Hà Nội, 2007).

Trục đường Giáp Bát – Nhổn là trục đường chính có sự tham gia của nhiều loại phươngtiện (xe máy, xe tải lớn nhỏ, xe buýt ), và lưu lượng rất lớn Nhiều tuyến đường cho phép xe tải

có trọng tải lớn hoạt động như: Giải Phóng, Cầu Diễn – Nhổn, đây là tuyến đường điển hình về ônhiễm không khí, bụi

Biểu đồ 2.3 Nồng độ bụi PM 10 các năm

Nồng độ PM 10 trung bình năm tại trạm Láng và trạm đặt tại Trường Đại học Xây dựng Hà Nội

(đường Giải Phóng) từ 1999 – 2006

Trang 12

So sánh với tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN 5937-2005 - 50 µg/m3), ta thấy nồng độ bụiPM10 tại đường Giải Phóng (trạm đặt tại Trường ĐH Xây dựng Hà Nội) nơi có tuyến buýt 32chạy qua là rất cao, các năm gần đây đều vượt tiêu chuẩn cho phép Nguyên nhân chủ yếu là bụi

từ mặt đường cuốn lên Do tuyến đường có lưu lượng phương tiện là rất lớn (xe máy, xe tải lớnnhỏ, xe buýt ) Xe buýt và xe tải trọng lượng lớn là yếu tố chính gây ra bụi PM10

Ngoài ra có một số đoạn có công trình đang xây dựng (Giải Phóng- Kim Liên ) nên tạo

ra lượng bụi lớn

Đoạn Cầu Diễn – Nhổn có lưu lượng giao thông lớn, mặt đường xuống cấp nghiêm trọngnhiều vết lồi lõm, và thường xuyên có hiện tượng ứ đọng nước trên mặt đường Theo như quansát thực tế lượng bụi trên đoạn Diễn – Nhổn là lớn nhất so với các đoạn khác mà tuyến đi qua.Ngoài ra đoạn đường này còn là nguyên nhân đưa bụi vào thành phố do những phương tiện điqua đoạn đường này đều bám đặc bụi trên thân xe

Tháng 10/2006, trung tâm Đông Tây (Mỹ) kết hợp với Trung tâm kỹ thuật môi trường Đôthị và khu công nghiệp đã tiến hành điều tra đo và khảo sát ảnh hưởng của ô nhiễm không khí đốivới người lưu thông trên đường bằng các phương tiên giao thông Cuộc điều tra đo nồng bụiPM10 và CO bằng thiết bị đeo trên người lưu thông trên đường bằng các phương tiện giao thôngkhác nhau: xe máy, đi bộ, ô tô con, xe buýt trên đường Giải Phóng, Trần Hưng Đạo, Trần NhậtDuật, Phạm Văn Đồng, kết quả như sau

Bảng 2.3 Mức độ tác động của ÔNKK đối với người sử dụng phương tiện

Hình 2.6 Bụi cuốn lên khi xe buýt chạy

qua Hình 2.7 Xe buýt sau khi đi qua đoạn đường Cầu Diễn– Nhổn

Ngày đăng: 25/04/2013, 13:28

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2.1 Kết quả hoạt động của toàn mạng lưới xe buýt năm 2008 - HIỆN TRẠNG HOẠT ĐỘNG VTHKCC VÀ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG TRÊN TUYẾN BUÝT SỐ 32
Bảng 2.1 Kết quả hoạt động của toàn mạng lưới xe buýt năm 2008 (Trang 3)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w