1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

NHỮNG NGUYÊN LÝ SÁNG TẠO ỨNG DỤNG TRONG LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA VÔ TUYẾN RUYỀN HÌNH (TV)

27 557 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 27
Dung lượng 659,86 KB

Nội dung

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN __________ BÀI THU HOẠCH PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TRONG TIN HỌC Đề tài: NHỮNG NGUYÊN LÝ SÁNG TẠO ỨNG DỤNG TRONG LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA VÔ TUYẾN TRUYỀN HÌNH (TV) Giảng viên hướng dẫn: GS.TSKH.Hoàng Kiếm Học viên thực hiện: Trần Văn Thành Mã số học viên: CH1201064 TP HCM, 04/2013 MỤC LỤC 2 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT I. Tổng quan về khoa học và nghiên cứu khoa học 1. Khoa học - Khoa học là hệ thống tri thức về mọi loại qui luật của vật chất và sự vận động của vật chất, những qui luật của tự nhiên, xã hội và tư duy (Pierre Auger –Tendences actuelles de la recherche scientifique, UNESCO, Paris, 1961). - Khoa học là một hoạt động xã hội nhằm tìm tòi, phát hiện qui luật của vật chất, hiện tượng và vận dụng những qui luật ấy để sáng tạo ra nguyên lý các giải pháp tác động vào các sự vật hoặc hiện tượng, nhằm biến đổi trạng thái của chúng. - Theo quan điểm của Marx, khoa học còn được hiểu là một hình thái ý thức xã hội, tồn tại độc lập tương đối với các hình thái ý thức xã hội khác.  Các tiêu chí nhận biết một bộ môn khoa học: 1. Có một đối tượng nghiên cứu 2. Có một hệ thống lý thuyết 3. Có một hệ thống phương pháp luận 4. Có mục đích sử dụng  Các quan điểm tiếp cận phân loại khoa học: - Theo nguồn gốc: Khoa học thuần túy (sciences pures), lý thuyết (sciences theorique), thực nghiệm (sciences experimentales), thực chứng (sciences positives), qui nạp (sciences inductives), diễn dịch (sciences deductives)…. - Theo mục đích ứng dụng: Khoa học mô tả, phân tích, tổng hợp, ứng dụng, hành động, sáng tạo… - Theo mức độ khái quát: Cụ thể, trừu tượng, tổng quát… - Theo tính tương liên giữa các khoa học: Liên ngành, đa ngành… - Theo cơ cấu hệ thống tri thức: Cơ sở, cơ bản, chuyên ngành… - Theo đối tượng nghiên cứu: Tự nhiên, kỹ thuật, xã hội nhân văn, công nghệ, nông nghiệp, y học… 2. Nghiên cứu khoa học Nghiên cứu khoa học nhằm thỏa mãn nhu cầu nhận thức và cải tạo thế giới: - Khám phá những thuộc tính bản chất của sự vật hoặc hiện tượng. - Phát hiện qui luật vận động của sự vật. - Vận dụng qui luật để sáng tạo giải pháp tác động vào sự vật. 3 a) Các chức năng cơ bản của nghiên cứu khoa học - Mô tả: là trình bày bằng ngôn ngữ hình ảnh chung nhất của sự vật, cấu trúc, trạng thái, sự vận động của sự vật. Sự mô tả bao gồm định tính và định lượng. - Giải thích: là làm rõ nguyên nhân sự hình thành và qui luật chi phối quá trình vận động của sự vật nhằm đưa ra những thông tin về thuộc tính bản chất của sự vật. - Dự đoán: nhìn trước quá trình hình thành, sự tiêu vong, sự vận động và những biểu hiện của sự vật trong tương lai. - Sáng tạo: làm ra sự vật mới chưa từng tồn tại. Khoa học không bao giờ dừng lại ở ở chức năng mô tả, giải thích và dự đóan. Sứ mệnh lớn lao của khoa học là sáng tạo các giải pháp cải tạo thế giới. b) Các đặc điểm của nghiên cứu khoa học - Tính mới: NCKH là quá trình thâm nhập vào thế giới của sự vật mà con người chưa biết, hướng tới những phát hiện mới hoặc những sáng tạo. Đây là đặc điểm quan trọng nhất. - Tính tin cậy: Kết quả nghiên cứu phải có khả năng kiểm chứng lại nhiều lần do nhiều người khác nhau trong điều kiện giống nhau. Do đó, một nguyên tắc mang tính phương pháp luận của NCKH là khi trình bày một kết quả nghiên cứu, người nghiên cứu cần chỉ rõ điều kiện, những nhân tố và phương tiện thực hiện. - Tính thông tin: là những thông tin về qui luật vận động của sự vật hoặc hiện tượng, thông tin về qui trình công nghệ và các tham số đi kèm qui trình đó. - Tính khách quan: vừa là một đặc điểm của NCKH vừa là tiêu chuẩn của người NCKH. Để đảm bảo tính khách quan, người NCKH cần phải tự trắc nghiệm lại những kết luận tưởng như đã hoàn toàn được xác nhận. - Tính rủi ro: Một nghiên cứu có thể thành công, có thể thất bại. Thất bại có thể do nhiều nguyên nhân nhưng trong khoa học thất bại cũng được xem là một kết quả và mang ý nghĩa về một kết luận của NCKH và được lưu giữ, tổng kết lại như một tài liệu khoa học nghiêm túc để tránh cho người đi sau không dẫm chân lên lối mòn, tránh lãng phí các nguồn lực nghiên cứu. - Tính kế thừa: Có ý nghĩa quan trọng về mặt phương pháp luận nghiên cứu. Ngày nay không có một NCKH nào bắt đầu từ chỗ hòan tòan trống không về kiến thức, phải kế thừa các kết quả nghiên cứu của các lĩnh vực khoa học khác nhau. - Tính cá nhân: vai trò của cá nhân trong sáng tạo mang tính quyết định, thể hiện trong tư duy cá nhân và chủ kiến riêng của các nhân. 4 - Tính phi kinh tế: Lao động NCKH hầu như không thể định mức, thiết bị chuyên dụng dùng trong NCKH hầu như không thể khấu hao, hiệu quả kinh tế của NCKH hầu như không thể xác định. c) Các loại hình nghiên cứu khoa học - Nghiên cứu cơ bản: nhằm phát hiện bản chất, qui luật của sự vật hoặc hiện tượng trong tự nhiên, xã hội, con người, có thể thực hiện trên cơ sở những nghiên cứu thuần túy lý thuyết hoặc trên cơ sở những quan sát, thí nghiệm. Sản phẩm là các phát kiến, công thức, phát minh. Chia làm 2 loại: Nghiên cứu cơ bản thuần túy và định hướng. UNESCO chia nghiên cứu cơ bản định hướng thành nghiên cứu nền tảng và chuyên đề. - Nghiên cứu ứng dụng: là sự vận dụng các qui luật từ nghiên cứu cơ bản để đưa ra nguyên lý về các giải pháp có thể bao gồm công nghệ, sản phẩm, vật liệu, Sáng chếlà giải pháp kỹ thuật có tính mới và áp dụng được. - Nghiên cứu triển khai (R&D): là sự vận dụng các qui luật, các nguyên lý để đưa ra các hình mẫu với những tham số có tính khả thi về kỹ thuật, có thể chia làm các lọai hình: triển khai trong phòng, bán đại trà,… d) Các bước nghiên cứu khoa học - Xác lập vấn đề nghiên cứu: Vấn đề nghiên cứu là những điều chưa biết hoặc chưa biết thấu đáo về bản chất sự vật hoặc hiện tượng, cần được làm rõ trong quá trình nghiên cứu. Khi vấn đề nghiên cứu được chọn và cụ thể hóa thành 1 đề tài nghiên cứu, người nghiên cứu cần xác định cơ sở lý thuyết cho nghiên cứu và tìm hiểu lịch sử vấn đề. - Chuẩn bị nghiên cứu: Xây dựng đề cương nghiên cứu (lý do chọn đề tài, xác định đối tượng và phạm vi nghiên cứu, xác định mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu, đặt tên đề tài, ), xây dựng kế hoạch nghiên cứu (tiến độ, nhân lực, dự toán,…), chuẩn bị phương tiện nghiên cứu, lập danh mục tư liệu, - Lựa chọn và nghiên cứu thông tin: thu thập và xử lý thông tin, nghiên cứu tư liệu, thâm nhập thực tế, tiếp xúc cá nhân, xử lý thông tin, - Nghiên cứu: xây dựng giả thuyết, lựa chọn phương pháp nghiên cứu, nghiên cứu và kiểm chứng giả thuyết. - Hoàn tất nghiên cứu: đề xuất và xử lý thông tin, xây dựng kết luận và khuyến nghị, viết báo cáo hoàn tất, hoàn tất và áp dụng kết quả. 3. Phương pháp luận sáng tạo TRIZ Lý thuyết giải các bài toán sáng chế (viết tắt theo tiếng Nga đọc là TRIZ) là phương pháp luận tìm kiếm những giải pháp kỹ thuật mới, cho những kết quả khả quan, ổn định khi giải những bài toán khác nhau. Tác giả của TRIZ - G.S.Altshuller bắt đầu 5 nghiên cứu, xây dựng lý thuyết từ 1946. Tiền đề cơ bản của TRIZ là các hệ kỹ thuật phát triển tuân theo các quy luật khách quan, nhận thức được. Chúng được phát hiện và sử dụng để giải một cách có ý thức những bài toán sáng chế. TRIZ được xây dựng như là một khoa học chính xác, có lĩnh vực nghiên cứu riêng, các phương pháp riêng, ngôn ngữ riêng, các công cụ riêng. Hạt nhân của TRIZ là algorit giải các bài toán sáng chế (viết tắt theo tiếng Nga là ARIZ). ARIZ là một chương trình các hành động tư duy có định hướng, được kế hoạch hóa- Nó có mục đích tổ chức hợp lý và làm tích cực hóa tư duy sáng tạo, bước đầu tạo cơ sở cho lý thuyết chung về tư duy định hướng. Ý nghĩa của TRIZ và ARIZ là ở chỗ xây dựng tư duy định hướng nhằm đi đến lời giải bằng con đường ngắn nhất dựa trên các quy luật phát triển các hệ kỹ thuật và sử dụng chương trình tuần tự các bước, có kết hợp một cách hợp lý 4 yếu tố: tâm lý, logic, kiến thức và trí tưởng tượng. TRIZ được dùng kết hợp với những phương pháp kinh tế-tổ chức (như phương pháp phân tích giá thành-chức năng, gọi tắt là FS- tạo nên công cụ tổng hợp và có hiệu lực mạnh mẽ tác động tốt đến sự phát triển công nghệ. Nội dung 40 nguyên tắc sáng tạo TRIZ được trình bày một cách ngắn gọn như sau: 1. Nguyên tắc phân nhỏ Nội dung: - Chia đối tượng thành các phần độc lập. - Làm đối tượng trở nên tháo lắp được. - Tăng mức độ phân nhỏ của đối tượng. Ví dụ: - Thước mét phân nhỏ thành thước gập, phân nhỏ nữa thành thước dây mềm, gọn. - Báo khổ rộng in thành những cột nhỏ cho dễ đọc. - Ngũ cốc nghiền thành bột, từ đó làm bún, miến, mì, bánh các loại 2. Nguyên tắc tách khỏi đối tượng Nội dung: Tách phần gây "phiền phức" (tính chất "phiền phức") hay ngược lại, tách phần duy nhất "cần thiết" (tính chất "cần thiết") ra khỏi đối tượng. Ví dụ: - Trước đây, tiếng hát là một phần của ca sỹ. Muốn nghe hát, người ta phải mời ca sỹ đến, trong đó cái thực sự "cần thiết" cho nhiều trường hợp chỉ là tiếng hát. Sau này, tiếng hát được tách ra thành đĩa hát, băng ghi âm. - Cà phê hòa tan, mắm cô, mì ăn liền, hương phở, bột ngọt, đường. 3. Nguyên tắc phẩm chất cục bộ Nội dung: - Chuyển đối tượng (hay môi trường bên ngoài, tác động bên ngoài) có cấu trúc đồng nhất thành không đồng nhất. - Các phần khác nhau của đối tượng phải có các chức năng khác nhau. 6 - Mỗi phần của đối tượng phải ở trong những điều kiện thích hợp nhất của công việc. Ví dụ: - Các tờ lịch dùng để chỉ ngày, thứ trong tuần, nhưng các ngày không giống nhau: có ngày làm việc, chủ nhật và ngày lễ nghỉ. Để phân biệt điều ấy , các ngày nghỉ được in mực đỏ. - 37 o C là thân nhiệt của người khỏe mạnh. Thân nhiệt thấp hoặc cao hơn nhiệt độ này là “có vấn đề”. Để nhần mạnh điều này, trên các cặp nhiệt độ, 37 o C được ghi bằng màu đỏ. 4. Nguyên tắc phản đối xứng Nội dung: Chuyển đối tượng có hình dạng đối xứng thành không đối xứng (nói chung làm giảm bậc đối xứng) Ví dụ: - Chỗ ngồi của lái xe trong ô tô không phải chính giữa mà ở bên trái hoặc bên phải, tuỳ theo luật giao thông cho phép phía phải hay phía trái. - Ở xe gắn máy, vỏ xe bánh trước và bánh sau có các vết khía khác nhau, không như xe đạp. 5. Nguyên tắc kết hợp Nội dung: - Kết hợp các đối tượng đồng nhất hoặc các đối tượng dùng cho các hoạt động kế cận. - Kết hợp về mặt thời gian các hoạt động đồng nhất hoặc kế cận. Ví dụ: - Súng nhiều nòng. - Bấm móng tay có phần giũa móng tay. - Buá có đầu đóng đinh, đầu nhổ đinh. 6. Nguyên tắc vạn năng Nội dung: Đối tượng thực hiện một số chức năng khác nhau, do đó không cần sự tham gia của đối tượng khác. Ví dụ: - Xe lội nước vừa đi được trên bộ, vừa đi được dưới nước - Loại ổ cắm cho phép sử dụng được với cả hai loại phích cắm dẹt và phích cắm tròn. - Bút thử điện đồng thời là tuốc-nơ-vít. 7. Nguyên tắc “chứa trong” Nội dung: - Một đối tượng được đặt bên trong đối tượng khác và bản thân nó lại chứa đối tượng thứ ba - Một đối tượng chuyển động xuyên suốt bên trong đối tượng khác. Ví dụ: 7 - Loại ăngten dùng cho máy thu thanh, thu hình, khi cần có thể kéo dài hoặc thu ngắn lại nhờ những ống kim loại đặt bên trong nhau. - Tủ đặt trong tường nhà. - Loại cửa đóng , mở chạy từ trong tường ra. 8. Nguyên tắc phản trọng lượng Nội dung: - Bù trừ trọng lượng của đối tượng bằng cách gắn nó với các đối tượng khác, có lực nâng. - Bù trừ trọng lượng của đối tượng bằng tương tác với môi trường như sử dụng các lực thủy động, khí động Ví dụ: - Cánh máy bay có hình dạng thích hợp (hình khí động học ) để tạo lực nâng khi chuyển động. - Nhảy dù, hãm máy bay bằng dù. - Vì ít người thích xem quảng cáo, nên người ta chiếu xen quảng cáo vào giữa các chương trình yêu thích khác. 9. Nguyên tắc gây ứng suất sơ bộ Nội dung: Gây ứng suất trước với đối tượng để chống lại ứng suất không cho phép hoặc không mong muốn khi đối tượng làm việc (hoặc gây ứng suất trước để khi làm việc sẽ dùng ứng suất ngược lại). Ví dụ: - Loại đồ chơi phải lên dây cót trước. - Các xoong, nồi, sau một thời gian nấu ăn, đáy bị võng xuống dưới. để tránh tình trạng này, người ta sản xuất chúng có đáy hơi lồi lên trên để sau này, đáy võng xuống dưới và trở nên phẳng là vừa. - Muốn dùng ắc-quy phải nạp điện trước. 10. Nguyên tắc thực hiện sơ bộ Nội dung: - Thực hiện trước sự thay đổi cần có, hoàn toàn hoặc từng phần, đối với đối tượng. - Cần sắp xếp đối tượng trước, sao cho chúng có thể hoạt động từ vị trí thuận lợi nhất, không mất thời gian dịch chuyển. Ví dụ: - Các loại giấy tờ in sẵn trước những phần chung cho tất cả mọi người để tiết kiệm thời gian, chỉ cần điền vào chỗ trống. Đặc biệt trong các giấy thăm dò ý kiến, các câu trả lời cũng được in sẵn, người được hỏi ý kiến chỉ việc đánh dấu là xong. - Tem, nhãn bôi keo trước, khi dùng chỉ việc dán. - Thực phẩm làm sẵn, mua về là có thể nấu ngay được. 11. Nguyên tắc dự phòng. 8 Nội dung: Bù đắp độ tin cậy không lớn của đối tượng bằng cách chuẩn bị trước các phương tiện báo động, ứng cứu, an toàn. Ví dụ : -Các phương tiện báo cháy, phòng cháy, chữa cháy. - Các phao, xuồng cấp cứu trên các tàu thủy. - Phi công mang dù. - Các loại cầu chì, van chốt an toàn. 12. Nguyên tắc đẳng thế Nội dung: Thay đổi điều kiện làm việc để không phải nâng lên hay hạ xuống các đối tượng. Ví dụ: - Các loại đồ dùng, vật dụng có gắn bánh xe như: túi vali, bàn, ghế, tủ,…. - Dùng băng tải thay cho cần cẩu và ôtô. - Dùng các ống dẫn, đặt cùng một độ cao 13. Nguyên tắc đảo ngược Nội dung: - Thay vì hành động như yêu cầu bài toán, hãy hành động ngược lại (ví dụ: không làm nóng mà làm lạnh đối tượng). - Làm phần chuyển động của đối tượng (hay môi trường bên ngoài) thành đứng yên và ngược lại, phần đứng yên thành chuyển động. - Lật ngược đối tượng Ví dụ: - Chữa cơm sống bằng cách lật ngược nồi trên bếp lửa hoặc gắp than đổ để trên nắp vung nồi. - Loại băng chuyền chạy về một phía, người trên đó chạy về phía ngược lại dùng để tập chạy trong nhà. 14. Nguyên tắc cầu ( tròn ) hoá Nội dung: - Chuyển những phần thẳng của đối tượng thành cong, mặt phẳng thành mặt cầu, kết cấu hình hộp thành kết cấu hình cầu. - Sử dụng các con lăn, viên bi, vòng xoắn. - Chuyển sang chuyển động quay, sử dụng lực ly tâm. Ví dụ: - Thước dây chuyển thành thước cuộn. - Dây may so bếp điện, dây gắn ống nghe điện thoại có dạng lò xo xoắn - Đầu ngòi viết cầu hoá thành bi, bút thường chuyển thành bút bi. - Gương lõm, gương lồi, gương cầu, các loại thấu kính hội tụ, phân kỳ. - Các điểm nút giao thông giao nhau dùng vòng xoay, cầu vượt xoáy trôn ốc. 15. Nguyên tắc linh động 9 Nội dung: - Cần thay đổi các đặt trưng của đối tượng hay môi trường bên ngoài sao cho chúng tối ưu trong từng giai đoạn làm việc. - Phân chia đối tượng thành từng phần, có khả năng dịch chuyển với nhau. Ví dụ: - Các lại bìa kẹp, cho phép lấy bớt hoặc thêm các tờ giấy rời. - Các loại bàn, ghế, giường xếp hoặc thay đổi được độ cao, độ nghiêng. - Líp xe đạp có thể quay ngược mà không ảnh hưởng đến chuyển động của xe, líp xe nhiều tầng, xe có nhiều số tốc độ. 16. Nguyên tắc giải “thiếu” hoặc “thừa” Nội dung: Nếu như khó nhận được 100% hiệu quả cần thiết, nên nhận ít hơn hoặc nhiều hơn “một chút”. Lúc đó bài toán có thể trở nên đơn giản hơn và dễ giải hơn. Ví dụ: - Thắt lưng, dây đồng hồ đục thừa nhiều lỗ để những người sử dụng khác nhau đều dùng được. - Các tròng kính đeo mắt cũng được làm sẵn, sau đó theo yêu cầu của khách, của gọng kính mà cắt lại cho phù hợp và lắp vào. 17. Nguyên tắc chuyển sang chiều khác Nội dung: - Những khó khăn do chuyển động (hay sắp xếp) đối tượng theo đường (một chiều) sẽ được khắc phục nếu cho đối tượng khả năng di chuyển trên mặt phẳng (hai chiều). Tương tự, những bài toán liên quan đến chuyển động (hay sắp xếp) các đối tượng trên mặt phẳng sẽ được đơn giản hoá khi chuyển sang không gian (ba chiều). - Chuyển các đối tượng có kết cấu một tầng thành nhiều tầng. + Đặt đối tượng nằm nghiêng. +Sử dụng mặt sau của diện tích cho trước. + Sử dụng các luồng ánh sáng tới diện tích bên cạnh hoặc tới mặt sau của diện tích cho trước. Ví dụ: - Chià khoá có răng ở hai cạnh nên lúc cho chià vào ổ không mất thời gian để lựa chiều. - Các loại quần áo mặc được cả hai mặt. - Nhà ở nhiều tầng, xe buýt hai tầng, máy bay hai tầng. - Các đường giao thông nhiều tầng trên mặt đất và dưới mặt đất. 18. Sử dụng các dao động cơ học Nội dung: - Làm đối tượng dao động. Nếu đã có dao động, tăng tầng số dao động ( đến tầng số siêu âm). - Sử dụng tầng số cộng hưởng. Ví dụ: - Quả chuông, ghế xích đu, võng, cầu bập bênh cho trẻ em chơi. 10 [...]... LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA TV I Lịch sử phát triển của vô tuyến truyền hình (TV) Vô tuyến truyền hình là một từ Hán Việt kết hợp từ vô tuyến có nghĩa là không dây và truyền hình, có nghĩa là chuyển tải dữ liệu hình ảnh Từ tivi (đọc theo tiếng Anh, TV viết tắt từ television) là một từ ghép, kết hợp từ tiếng Hy Lạp và tiếng Latinh "Tele", tiếng Hy Lạp, có nghĩa là "xa"; trong khi từ "vision",... trong môi trường dầu 40 Sử dụng các vật liệu hợp thành (composite) Nội dung: Chuyển từ các vật liệu đồng nhất sang sử dụng những vật liệu hợp thành (composite) Hay nói chung, sử dụng các vật liệu mới Ví dụ: - Nhựa có cốt là sợi thuỷ tinh dùng chế tạo thân tàu ngầm 5 chổ ngồi ở Anh Đây là tàu ngầm nhẹ nhất, chống ăn mòn cao, cơ động nhanh 16 CHƯƠNG 2: ỨNG DỤNG CÁC NGUYÊN LÝ TRIZ TRONG LỊCH SỬ HÌNH THÀNH... TV của tương lai do sử dụng đèn phát sáng cao cấp nhất hiện nay, cho phép tạo ra sản phẩm kiểu dáng siêu mỏng, hình ảnh đẹp, sắc nét, độ tương phản cao và điện năng tiêu thụ thấp Tuy nhiên, giá thành của chúng quá cao nên không được nhiều khách hàng chọn lựa Hình 11: TV OLED mỏng, sáng và ít tốn điện năng hơn LED nhưng chưa phồ biến vì giá thành còn cao 23 II Phân tích các nguyên lý sáng tạo ứng dụng. .. hãng Philco đưa vào thị trường chiếc TV chỉ có màn hình rộng 2 inch và có thể thu cả sóng radio - Ngày 20/01/1969 đánh dấu sự lớn mạnh của TV khi phát trực tiếp những bước đi lịch sử của nhà du hành Mỹ Neil Amstrong trên mặt trăng Hình 4: Hình ảnh Neil Amstrong trên mặt trăng được phát qua TV năm 1969 19 - Cho tới những năm 1980, ngành truyền hình Mỹ do 3 mạng lưới chính thống trị, trong khi khán giả... đất Hình 1: một chiếc tivi thế hệ cũ Về kỹ thuật, truyền hình được hoạt động theo nguyên lý cơ bản sau: hình ảnh về sự vật được máy ghi hình biến đổi thành tín hiệu điện trong đó mang thông tin về độ sáng tối, màu sắc Đó là tín hiệu hình (tín hiệu video) Sau khi được xử lý, khuyếch đại, tín hiệu hình được truyền đi trên sóng truyền hình nhờ máy phát sóng hoặc hệ thống dây dẫn Tại nơi nhận, máy thu hình. .. các hệ truyền hình có trước truyền hình kỹ thuật số như NTSC, PAL hay SECAM đều là truyền hình analog Từ nay chúng đã kết thúc sứ mệnh vì sẽ không còn chương trình truyền hình analog nào còn được phát sóng trên toàn nước Mỹ 2 Các công nghệ phát triển TV a) TV CRT Màn hình CRT hoạt động theo nguyên lý ống phóng chùm điện tử (ống CRT, nên thường đặt tên cho loại này là "loại CRT") Màn hình CRT sử dụng phần... kính trong ảnh) nhằm phát tín hiệu truyền hình điện tử và đây là bước đột phá trong nghệ truyền hình của nhân loại - Năm 1930, một vài tiêu chuẩn của công nghệ TV cùng xuất hiện và cạnh tranh để thống trị thị trường non trẻ này Một trong những sản phẩm chiếm ưu thế là chiếc EMI-Marconi Năm 1950 có thể chạy 25 khung hình trên một giây và khá phổ biến tại Anh Một tiêu chuẩn TV khác có thể chạy 30 khung hình. .. dễ nhận biết và thay thế 19 Nguyên tắc phân hủy hoặc tái sinh các phần - Sử dụng các nguyên liệu tái chế hoặc dễ phân hủy để chế tạo tivi nhằm tăng độ thân thiện với môi trường 20 Nguyên tắc sử dụng các vật liệu hợp thành (composite) - Các bộ phận cấu thành tivi được chế tạo từ nhiều loại vật liệu khác nhau tùy vào chức năng và đặc điểm của chúng 26 III Kết luận Sau gần một thế kỷ phát triển, ngày nay... 37 Sử dụng sự nở nhiệt Nội dung: - Sử dụng sự nở (hay co) nhiệt của các vật liệu - Nếu đã dùng sự nở nhiệt, sử dụng với vật liệu có các hệ số nở nhiệt khác nhau Ví dụ: - Các loại nhiệt kế sử dụng hiệu ứng nở nhiệt - Để tạo chân không trong ống giác, người ta hơ nóng để không khí bên trong nở ra, thoát bớt ra ngoài Sau đó, người ta áp sát vào đối tượng Khi ống giác nguội, phần còn lại của không khí trong. .. trên giây và chủ yếu phát triển tại Mỹ Giờ đây, chắc không mấy người có thể nhớ về ngày 2-11-1936, ngày mà lịch sử loài người bước sang một trang mới, ngày khởi đầu của truyền hình Trên thực tế ngày 2-11-1936 không phải là ngày đầu tiên sóng truyền hình được phát Thực ra tại Châu Âu nó đã có từ trước đó trong sự kiện Olympic 1936 ở Berlin nhưng mãi đến ngày 2-11, khi đài truyền hình BBC phát đi những tín . TV I. Lịch sử phát triển của vô tuyến truyền hình (TV) Vô tuyến truyền hình là một từ Hán Việt kết hợp từ vô tuyến có nghĩa là không dây và truyền hình, có nghĩa là chuyển tải dữ liệu hình ảnh chế tạo thân tàu ngầm 5 chổ ngồi ở Anh. Đây là tàu ngầm nhẹ nhất, chống ăn mòn cao, cơ động nhanh. 16 CHƯƠNG 2: ỨNG DỤNG CÁC NGUYÊN LÝ TRIZ TRONG LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA TV I. Lịch. GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN __________ BÀI THU HOẠCH PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TRONG TIN HỌC Đề tài: NHỮNG NGUYÊN LÝ SÁNG TẠO ỨNG DỤNG TRONG LỊCH SỬ HÌNH THÀNH

Ngày đăng: 05/07/2015, 22:56

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w