Tuy nhiên, việc đẩy mạnh xuất khẩu cũng như hiệu quả xuất khẩu gạo còngặp nhiều vấn đề bức xúc và những khó khăn cần phải giải quyết như giá gạoxuất khẩu, chất lượng gạo xuất khẩu, thị t
Trang 1LỜI MỞ ĐẦU
1-TÍNH TẤT YẾU CỦA VIỆC LỰA CHỌN ĐỀ TÀI:
Trải qua hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước, cây lúa đã gắn bó vớiđời sống con người và làng quê Việt Nam Cây lúa, hạt gạo không chỉ đem lại sự
no đủ mà còn là một nét đẹp không thể thiếu trong đời sống văn hóa và tinh thầncủa con người Việt, không những vậy mà ngày nay nó còn là một trong nhữngmặt hàng xuất khẩu chủ đạo, góp phần không nhỏ trong tỉ trọng tăng trưởngkinh tế của đất nước Trong những năm qua, sản xuất nông nghiệp của nước ta
đã thu được những thành tựu to lớn, từ một nước có nền nông nghiệp lạc hậu tựcung tự cấp, lương thực còn không đủ ăn, chúng ta đã vươn lên thành một nềnnông nghiệp hàng hóa, không những cung cấp đủ nhu cầu trong nước mà còn có
tỉ xuất hàng hóa lớn, có vị trí đáng nể trong khu vực và thế giới Việt Nam đãthể hiện mình một cách chắc chắn trong hàng ngũ các nước xuất khẩu gạo hàngđầu trên thế giới, cùng với Thái Lan, Mỹ và Ấn Độ
Việt Nam đang trong giai đoạn từng bước xây dựng nền kinh tế thị trường
ổn định, thực hiện chính sách mở cửa, giao lưu, trao đổi hàng hóa với các nướctrên thế giới Vì vậy mà hoạt động ngoại thương có ý nghĩa chiến lược và đóngvai trò trọng yếu trong nền kinh tế Nhận thức được xu thế này, Đảng và Nhànước ta đã và đang thực hiện việc chuyển đổi nền kinh tế theo hướng xuất khẩu
Để góp phần vào công cuộc chuyển mình của đất nước thì hiện đại hóa nôngnghiệp, đổi mới cơ cấu kinh tế nông nghiệp và nông thôn, phát triển sản xuấttheo hướng xuất khẩu nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế và đời sống nhân dân lànhững chuyển đổi vô cùng cấp thiết Vấn đề sản xuất và xuất khẩu gạo vì thếluôn được Nhà nước ta quan tâm và coi trọng
Với vị thế là đầu tàu trong ngành xuất khẩu gạo Việt Nam, Tổng công tylương thực miền Nam đã có những đóng góp to lớn cho sự tăng trưởng ngoạnmục của kim ngạch xuất khẩu gạo cả nước Hoạt động xuất khẩu gạo đã đem vềhơn 90% tổng doanh thu xuất khẩu cho Tổng công ty Đến nay thị trường xuấtkhẩu gạo của Tổng công ty đã được mở rộng đến khắp các châu lục trên toàn thếgiới, trong đó châu Á luôn là một thị trường chủ lực Malaysia đã nổi lên nhưmột thị trường đầy tiềm năng cho sản phẩm gạo có chất lượng cao và lượng gạo
có phẩm chất cao mà Tổng công ty xuất khẩu được ngày càng nhiều
Tuy nhiên, việc đẩy mạnh xuất khẩu cũng như hiệu quả xuất khẩu gạo còngặp nhiều vấn đề bức xúc và những khó khăn cần phải giải quyết như giá gạoxuất khẩu, chất lượng gạo xuất khẩu, thị trường bất ổn định, sản lượng xuấtkhẩu tăng giảm không đều, xu hướng cạnh tranh với các nước xuất khẩu gạokhác ngày càng khốc liệt, chi phí vận chuyển tăng cao…Hơn thế nữa mặt hànggạo của nước ta còn chưa khả năng cạnh tranh cao do chất lượng còn thấp và
Trang 2công tác xây dựng thương hiệu còn nhiều hạn chế Chính vì vậy đã làm cho giá
cả biến động thường xuyên theo chiều hướng đi xuống gây bất lợi cho cả ngườisản xuất và nhà xuất khẩu
Nhận thức được sự phức tạp và tầm quan trọng của việc thúc đẩy hoạtđộng xuất khẩu cũng như trước đòi hỏi thực tế của việc hoàn thiện và nâng caohiệu quả công tác xuất khẩu gạo, trong phạm vi kiến thức của mình em xin lựa
chọn đề tài: “ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU GẠO CỦA TỔNG CÔNG TY LƯƠNG THỰC MIỀN NAM SANG THỊ TRƯỜNG MALAYSIA” để làm chuyên đề thực tập.
Hy vọng đề tài sẽ góp phần nhìn nhận thực trạng và xem xét giải quyết,tháo gỡ phần nào khó khăn trong việc đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả xuất khẩugạo của Tổng công ty lương thực miền Nam-Vinafood II sang thị trườngMalaysia trong bối cảnh hội nhập kinh tế thị trường và toàn cầu hóa đang diễn rahiện nay
2-MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU:
Mục đích nghiên cứu:
Nhìn nhận thực trạng và xem xét, đề ra giải pháp giải quyết khó khăn,nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu gạo của Tổng công ty lương thực miềnNam-Vinafood II sang thị trường Malaysia
Nhiệm vụ nghiên cứu:
Để thực hiện mục đích trên đề tài cần phải thực hiện các nhiệm vụ sau đây:
- Hệ thống hóa những vấn đề lí luận về xuất khẩu và các quy định về nhậpkhẩu gạo của thị trường Malaysia
- Phân tích và đánh giá thực trạng xuất khẩu gạo sang thị trường Malaysiacủa Tổng công ty lương thực miền Nam, từ đó rút ra những thành công vànhững mặt tồn tại, hạn chế cũng như nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế đó
- Từ định hướng của xuất khẩu gạo Việt Nam và của Tổng công ty lươngthực miền Nam sang thị trường Malaysia mà dự báo những cơ hội và thách thứccủa Tổng công ty lương thực miền Nam khi xuất khẩu gạo sang thị trườngMalaysia Trên cơ sở đó đưa ra các giải pháp kiến nghị nhằm thúc đẩy hoạt độngxuất khẩu gạo của Tổng công ty lương thực miền Nam sang thị trường Malaysia
3-ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU:
Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động xuất khẩu gạo của Tổng công tylương thực miền Nam sang thị trường Malaysia
Phạm vi nghiên cứu:
Trang 3- Về không gian: Nghiên cứu mặt hàng gạo xuất khẩu giới hạn vào thịtrường Malaysia
- Về thời gian: Từ năm 2007 cho đến nay
4-PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
Ngoài lời mở đầu và kết luận, đề tài được kết cấu thành 3 chương:
Chương 1: Một số lý luận chung về hoạt động xuất khẩu gạo của Việt
Nam và sự cần thiết của việc thúc đẩy hoạt động xuất khẩu gạo sang thị trườngMalaysia
Chương 2: Thực trạng xuất khẩu gạo của Tổng công ty lương thực
miền Nam sang thị trường Malaysia trong thời gian qua
Chương 3: Định hướng và một số giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động
xuất khẩu gạo của Tổng công ty lương thực miền Nam sang thị trường Malaysia
Trang 4CHƯƠNG 1: MỘT SỐ LÝ LUẬN CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU GẠO CỦA VIỆT NAM VÀ SỰ CẦN THIẾT CỦA
VIỆC THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU GẠO
SANG THỊ TRƯỜNG MALAYSIA.
1.1 ĐẶC ĐIỂM HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU GẠO CỦA VIỆT NAM
1.1.1 Tính thời vụ trong trao đổi
Sản xuất lúa gạo mang những đặc điểm cố hữu của sản xuất nông nghiệp
là tính thời vụ do vậy mà hình thành tính thời vụ trong trao đổi sản phẩm trên thịtrường, tức là số lượng lúa gạo cung cấp trên thị trường là không đều vào mỗithời điểm trong năm, điều này phụ thuộc vào thời gian gieo trồng cũng như tìnhhình thời tiết hàng năm Để khắc phục được đặc điểm này yêu cầu các nước xuấtkhẩu phải luôn có kế hoạch bảo quản, dự trữ hợp lý tránh tình trạng lúc thừa lúcthiếu sẽ dẫn tới tình trạng bị ép giá
1.1.2 Phần lớn gạo được tiêu thụ tại chỗ
Tình hình đó là do hai nguyên nhân chủ yếu: năng lực sản xuất của cácnước này bị hạn chế và do quy mô dân số, tốc độ tăng dân số nhanh Vì vậy,phần lớn lúa gạo còn lại đem trao đổi trên thị trường gạo thế giới chỉ chiếm tỷ lệrất nhỏ
Các nước đang phát triển sản xuất 53-55% sản lượng gạo thế giới, cácnước Châu Á, Châu Phi sản xuất nhiều nhất chiếm 85% sản lượng gạo tiêu thụtrên thế giới, trong khi đó các nước này chỉ cung cấp 4-5% lượng gạo được traođổi trên thế giới Châu Á là khu vực sản xuất nhiều nhất và cũng tiêu thụ lượnggạo lớn nhất
1.1.3 Buôn bán giữa các chính phủ là phương thức chủ yếu
Do đó xuất khẩu sản phẩm lúa gạo ổn định hơn so với hàng công nghiệp
Nguyên nhân là do:
Thứ nhất: Là do yếu tố chính trị quốc gia Mỗi nước đều phải đảm bảo anninh lương thực, nếu lương thực không được đảm bảo sẽ có ảnh hưởng rất lớntới chính trị quốc gia đó Vì thế buôn bán chủ yếu được ký kết giữa các chínhphủ với nhau thông qua các hiệp định, các hợp đồng có tính nguyên tắc, dài hạn
và định lượng cụ thể hàng năm vào đầu các niên vụ
Thứ hai: Một số nước dùng xuất khẩu gạo để thực hiện các ý đồ chính trịthông qua viện trợ, cho không, bán chịu dài hạn…điều này được thực hiện giữacác chính phủ là chủ yếu
Trang 51.1.4 Các nước lớn đóng vai trò chi phối thị trường gạo thế giới
Trên thế giới chỉ một vài nước là xuất khẩu với một lượng gạo lớn và có
uy tín như: Thái Lan, Mỹ, Trung Quốc, Việt Nam… Nếu lượng gạo xuất khẩucủa các nước này có sự biến động có thể ảnh hưởng đến giá cả của gạo trên thếgiới dẫn tới những biến động trong cung – cầu gạo, hoặc có thể ảnh hưởng đếntình hình sản xuất đến các loại hàng hoá khác
Trong mậu dịch gạo thế giới, có rất nhiều loại gạo khác nhau của cácnước xuất khẩu gạo trên thị trường thế giới Tương ứng với mỗi loại gạo, tuỳthuộc chất lượng, phẩm cấp khác nhau lại hình thành một mức giá cụ thể, phụthuộc vào các tiêu chuẩn cụ thể về chọn giá quốc tế Trong nhiều thập kỷ qua,người ta vẫn lấy giá gạo xuất khẩu của Thái Lan làm giá gạo quốc tế Vì gạo córất nhiều loại nên khi nói giá gạo xuất khẩu thường nói rõ loại gạo nào (5% tấm,10% tấm…) vào điều kiện giao hàng nào (FOB, CIF, C&F…)
Tuy có giá gạo quốc tế nhưng giá gạo của một cấp gạo cụ thể giữa cácnước xuất khẩu là không giống nhau: như giá gạo của Việt Nam thường thấphơn của Thái Lan hoặc của một số nước khác mặc dù cùng cấp Điều này là dochất lượng của từng loại, do uy tín sản phẩm, do điều kiện tự nhiên, nguồn giốngtạo nên loại gạo đó
1.2 VAI TRÒ CỦA HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU GẠO
Xuất khẩu được thừa nhận là hoạt động rất cơ bản của hoạt động kinh tếđối ngoại, là phương tiện để thúc đẩy nền kinh tế phát triển Việc mở rộng xuấtkhẩu để tăng thu nhập ngoại tệ cho tài chính và cho nhu cầu nhập khẩu cũng nhưtạo cơ sở cho phát triển hạ tầng, là một mục tiêu quan trọng nhất của chính sáchthương mại Nhà nước đã và đang thực hiện các biện pháp thúc đẩy các ngànhkinh tế theo hướng xuất khẩu, khuyến khích khu vực tư nhân mở rộng xuất khẩu
để giải quyết công ăn việc làm tăng thu nhập, ngoại tệ cho đất nước
1.2.1 Xuất khẩu gạo giải quyết vấn đề ngoại tệ cho quốc gia, có ngoại
tệ để nhập khẩu nhằm phục vụ cho công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
Quá trình công nghiệp hoá cần một lượng vốn lớn để nhập khẩu máymóc, thiết bị kĩ thuật công nghệ cao để có thể theo kịp nền công nghiệphiện đại của các nước đã phát triển.Nguồn vốn cho nhập khẩu được hình thành
từ rất nhiều nguồn vốn khác nhau:
- Đầu tư nước ngoài
- Vay nợ, viện trợ
- Thu từ hoạt động du lịch
Trang 6- Xuất khẩu…
Các nguồn vốn khác quan trọng nhưng rồi cũng phải trả bằng cách nàyhay cách khác ở thời kỳ sau Vì vậy, nguồn vốn quan trọng nhất vẫn là xuấtkhẩu, xuất khẩu quyết định quy mô và tốc độ tăng của nhập khẩu
Hiện nay các nước xuất khẩu gạo với khối lượng lớn chủ yếu là các nướcđang phát triển: Thái Lan, Việt Nam, Trung Quốc, Pakistan…Chính vì thếnguồn ngoại tệ thu về từ xuất khẩu gạo đối các nước này là rất quan trọng
1.2.2 Xuất khẩu gạo đóng góp vào quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh
tế góp phần thúc đẩy sản xuất phát triển
Ngày nay với xu thế hội nhập cơ hội và thách thức ở trước mắt rất nhiều,các nước đều phải phát triển kinh tế theo hướng xuất khẩu những sản phẩm màmình có lợi thế và nhập khẩu những sản phẩm không có lợi thế hoặc lợi thế sovới các sản phẩm khác nhỏ hơn Khi gạo đã trở thành một lợi thế trong xuấtkhẩu của một nước thì các nước đó sẽ tập trung vào sản xuất lúa gạo với quy môlớn, trình độ thâm canh cao, khoa học kỹ thuật tiến bộ nhằm tăng năng xuất, sảnlượng và chất lượng gạo Từ sự tập trung sản xuất đó sẽ kéo theo sự phát triểncủa các ngành có liên quan và dẫn tới sự phát triển của toàn bộ nền kinh tế
- Xuất khẩu tạo điều kiện thuận lợi cho các ngành khác có cơ hội phát triển
- Xuất khẩu tạo điều kiện mở rộng khả năng cung cấp yếu tố đầu vàocho sản xuất, nâng cao năng lực sản xuất trong nước
- Tạo tiền đề kinh tế, kỹ thuật nhằm nâng cao năng lực sản xuất trong nước
- Thông qua xuất khẩu nước ta có thể tham gia vào công cuộc cạnh tranhtrên thị trường thế giới về giá cả, chất lượng từ đó hình thành cơ cấu sản xuấtluôn thích nghi với thị trường
- Đòi hỏi các doanh nghiệp luôn phải đổi mới, hoàn thiện công việc sảnxuất kinh doanh
1.2.3 Xuất khẩu gạo có tác động tích cực đến việc giải quyết công ăn việc làm và cải thiện đời sống nhân dân.
Xuất khẩu gạo trước hết làm tăng thu nhập của người nông dân đặc biệt ởcác vùng chuyên canh lúa nước, đời sống người dân phụ thuộc chủ yếu vào câylúa Sau nữa, xuất khẩu giúp giải quyết một lượng lớn lao động dư thừa trongnước Khi thực hiện tăng cường xuất khẩu thì kéo theo nó là vấn đề xay xát, chếbiến phát triển, vấn đề vận chuyển hàng hoá… những công tác trên thu hút khánhiều lao động từ không có trình độ kỹ thuật, quản lý đến có trình độ cao Việctạo việc làm ổn định cũng chính là một biện pháp hữu hiệu để tăng thu nhập chongười dân, ổn định cuộc sống xã hội
Đối với các nước đang phát triển, đặc biệt là Việt Nam thì xuất khẩu gạo
Trang 7là một lợi thế lớn Bởi sản xuất và xuất khẩu gạo có những lợi thế căn bản như:đất đai, khí hậu, nguồn nước, nguồn nhân lực… Và đặc biệt yêu cầu về vốn kỹthuật ở mức trung bình Với các lợi thế như vậy tăng cường xuất khẩu gạo làhướng đi đúng đắn nhất
Xuất khẩu gạo hay xuất khẩu hàng hoá nông sản nói chung có tác động tolớn đến nền kinh tế nước ta, giúp khai thác được tất cả các lợi thế tương đốicũng như tuyệt đối của Việt Nam trong quá trình hội nhập Trong quá trình sảnxuất lúa gạo, Việt Nam đã thu được những kết quả to lớn từ một nước nhậpkhẩu trở thành một nước xuất khẩu gạo đứng thứ hai trên thế giới Tuy nhiênxuất khẩu gạo Việt Nam còn chưa tương xứng với tiềm năng sẵn có của mình vìvậy, cần có giải pháp cụ thể để giải quyết vấn đề này
1.3 NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT VÀ XUẤT KHẨU GẠO CỦA VIỆT NAM
1.3.1 Các nhân tố thuộc về nguồn cung lúa gạo
1.3.1.1 Các yếu tố thuộc về điều kiện tự nhiên
Về mặt sinh thái, sức đề kháng sâu bệnh và khả năng chịu đựng của lúarất kém, do vậy sản xuất lúa phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên Điều này
có những ảnh hưởng nhất định đến xu hướng phát triển chung cũng như mùamàng thu hoạch trong từng thời điểm cụ thể
Do sản xuất lúa gạo phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên do đó cây lúachỉ được trồng phổ biến ở các nước có đồng bằng châu thổ, khí hậu nhiệt đới
ẩm, nắng lắm, mưa nhiều, những nước này chủ yếu là các nước đang phát triểnnhư : Thái Lan, Việt Nam, Ấn Độ , Pakistan…Ngày nay, do trình độ đô thị hoá,việc tăng dân số quá nhanh cũng như việc xây dựng các khu công nghiệp ồ ạtnên diện tích nông nghiệp hay diện tích trồng lúa ngày càng bị thu hẹp Do đó,việc tăng sản lượng lúa phụ thuộc vào khả năng tăng năng suất, vì thế mà yêucầu cần có trình độ thâm canh cao, khoa học - kỹ thuật tiến bộ trong sản xuấtlúa
Việt Nam nằm trong khu vực có khí hậu nhiệt đới ẩm với hai đồng bằngchâu thổ rộng lớn, với lượng dân số tập trung ở nông thôn khá cao (80% dân số),
do đó rất thuận lợi cho phát triển lúa nước Nhưng đồng thời với những thuận lợicòn tồn tại rất nhiều khó khăn như: bão, lũ lụt, hạn hán, hay các biến động bấtthường của thời tiết luôn đe doạ tới hoạt động sản xuất
Hiện nay lúa gạo đã trở thành mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam, do
đó sản xuất lúa gạo rất được chú trọng cả về tăng năng suất và diện tích bằng cácbiện pháp như thâm canh, xen canh, gối vụ hay áp dụng các biện pháp khoa học– công nghệ trong khâu gieo trồng, chăm sóc, thu hoạch và tạo giống chất lượngtốt…
Trang 81.3.1.2 Các yếu tố thuộc về chủ trương, chính sách của Nhà nước
Nhóm nhân tố này thể hiện sự tác động của nhà nước tới hoạt động xuất khẩugạo Trong điều kiện hiện nay, các doanh nghiệp Việt Nam mới tham gia thị trườngxuất khẩu rất cần tới sự quan tâm hướng dẫn của nhà nước Đặc biệt, hiện nay khảnăng marketing tiếp cận thị trường, sự am hiểu luật kinh doanh, khả năng quản lýcủa doanh nghiệp còn rất nhiều hạn chế Vì thế việc đào tạo cán bộ quản lý, cán bộlàm công tác tiêu thụ là rất quan trọng Hơn nữa hiện nay xuất khẩu gạo góp phần rấtlớn vào quá trình phát triển nền kinh tế, nhưng đời sống của người nông dân còn gặpnhiều khó khăn, yêu cầu nhà nước cần có sự điều tiết lợi ích giữa nhà nước – doanhnghiệp – người nông dân sao cho thoả đáng và hợp lý nhất
1.3.1.3 Các yếu tố thuộc về kĩ thuật, khoa học công nghệ
- Các nhân tố về cơ sở vật chất – kỹ thuật đó là hệ thống vận chuyển,kho tàng, bến bãi, hệ thống thông tin liên lạc… Hệ thống này bảo đảm việc lưuthông nhanh chóng kịp thời, đảm bảo cung cấp nguồn hàng một cách nhanhnhất, tiết kiệm thời gian và chi phí lưu thông
- Các nhân tố về kỹ thuật, công nghệ sản xuất và tiêu thụ đặc biệt quantrọng trong việc tăng khả năng tiếp cận và mở rộng thị trường tiêu thụ gạo Hệthống chế biến với công nghệ dây truyền hiện đại sẽ góp phần tăng chất lượng
và giá trị của gạo
1.3.2 Các nhân tố thuộc về phía cầu
Nhân tố thị trường có ảnh hưởng rất lớn, chi phối toàn bộ hoạt động xuấtkhẩu gạo của mỗi quốc gia tham gia xuất khẩu Trong đó, chúng ta có thể xéttrên các yếu tố cơ bản sau:
- Nhu cầu của thị trường về sản phẩm gạo: Gạo là hàng hoá thiết yếu,cũng giống như các loại hàng hoá khác nó cũng phụ thuộc vào thu nhập, cơ cấudân cư, thị hiếu… Khi thu nhập cao thì cầu về số lượng gạo giảm nhưng trong
đó cầu về gạo chất lượng cao có xu hướng tăng lên (ở các nước phát triển như:Nhật Bản, Châu Âu ), ngược lại cầu đối với gạo chất lượng thấp giảm đi, chính
vì thế tỷ trọng tiêu dùng cho gạo trong tổng thu nhập vẫn tăng
- Cung gạo trên thị trường là một nhân tố quan trọng trong xuất khẩu.Các doanh nghiệp tham gia xuất khẩu cần phải tìm hiểu kỹ về khả năng xuấtkhẩu từng loại gạo của mình cũng như khả năng của các đối thủ cạnh tranh Trênthị trường thế giới, sản phẩm gạo rất đa dạng, phong phú, nhu cầu về gạo cogiãn ít so với mức giá, do đó nếu lượng cung tăng quá nhiều có thể dẫn tới dưcung điều đó là bất lợi cho các doanh nghiệp tham gia xuất khẩu
- Giá cả là một yếu tố quan trọng là thước đo sự cân bằng cung – cầu
Trang 9trong nền kinh tế thị trường Tuy cầu về gạo là ít biến động nhưng với nhữngsản phẩm đặc sản thì có quyết định khá lớn.
1.4 TỔNG QUAN CHUNG VỀ THỊ TRƯỜNG MALAYSIA
1.4.1 Tình hình kinh tế
Malaysia đã biến đổi từ một nước chủ yếu xuất khẩu nguyên liệu thô (cao
su, thiếc) những năm 1970 trở thành một trong những nước có nền kinh tế mạnhnhất, đa dạng nhất và tăng trưởng nhanh nhất Đông Nam Á Hiện nay, Malaysiađang nỗ lực để đạt được mức thu nhập bình quân đầu người cao vào năm 2020
và phát triển mạnh hơn nữa chuỗi giá trị gia tăng bằng cách thu hút đầu tư vàocác ngành công nghệ cao, công nghệ y tế và dược phẩm
Malaysia là nước sản xuất hàng đầu thế giới về cao su và dầu cọ, xuấtkhẩu một lượng lớn dầu mỏ và khí đốt đồng thời là một trong những nguồn cungcấp gỗ cứng công nghiệp lớn nhất thế giới Nguồn lực trọng tậm phát triển kinh
tế là ngành công nghiệp sản xuất hàng điện tử, điện lạnh và dệt may, nhữngnguồn thu chủ yếu từ xuất khẩu Sự thành công của việc đẩy mạnh phát triển cácngành sản xuất được thể hiện qua sự phát triển của nhiều ngành công nghiệpnặng điển hình là luyện thép và chế tạo ô tô
Kể từ đầu những năm 1970, chính phủ Malaysia đã nỗ lực đưa ra mộtchiến lược tái cơ cấu xã hội và kinh tế, đầu tiên được biết đến với tên “Chínhsách kinh tế mới” – New Economic Policy (NEP) Chính sách này hướng đếnviệc đấu tranh để cân bằng giữa các mục tiêu phát triển kinh tế và thu hẹpkhoảng cách giàu nghèo Chính sách kinh tế của chính phủ cũng khuyến khíchkhu vực kinh tế tư nhân nắm vai trò lớn hơn trong quá trình tái cơ cấu Mộtthành phần cơ bản của chính sách này là việc tư nhân hóa nhiều hoạt động côngcộng bao gồm có đường sắt quốc gia, hàng không, sản xuất ô tô và các công tyviễn thông
Đến cuối thập kỷ 80, khu vực tư nhân nắm vai trò quan trọng trong nềnkinh tế Malaysia Kế hoạch 5 năm lần thứ 7 (1996-2000) và lần thứ 8 (2001-2005) bắt đầu được thực hiện trong khuôn khổ kế hoạch dài hạn 30 năm (1990-2020) gọi là “Chương trình phát triển mới” hay “Tầm nhìn 2020” với mục tiêuđưa Malaysia trở thành một nước phát triển vào năm 2020
Trang 10Biểu đồ 1.1: Tình hình tăng trưởng GDP, tiêu dùng và đầu tư của Malaysia
(Nguồn: www.epu.gov.my )
Trong 2 năm 1997 và 1998, kinh tế Malaysia rơi vào khủng hoảng khá trầmtrọng Năm 1998, GDP là -6,7%, đồng ringgit mất giá 65% Nhờ những biện phápkhắc phục khủng hoảng đúng đắn trong đó có việc ấn định tỷ giá và kiểm soát vốn,nền kinh tế Malaysia phục hồi khá nhanh từ đầu năm 1999 Tăng trưởng GDP năm
1999 đạt 5,8%, năm 2000 đạt 8,5%, năm 2001 đạt 2,4% do tình hình kinh tế toàn cầugiảm sút Tuy nhiên, từ năm 2002 kinh tế Malaysia từng bước phục hồi với mức tăngtrưởng kinh tế năm 2002 là 4,2%, năm 2003 đạt 5,2% Gần đây, GDP năm 2010 đạt416,4 tỷ, tăng 7,1% và năm 2011 tăng xấp xỉ 10%
Hiện nay, Malaysia là một nền kinh tế hướng ra xuất khẩu với ngành kinh
tế chủ đạo là công nghệ kĩ thuật cao sử dụng lao động có trí thức
Cùng với những nỗ lực phát triển kinh tế, Malaysia cũng được xem là mộttrong những quốc gia khá thành công trong việc duy trì tỷ lệ lạm phát luôn ởmức thấp Đặc biệt, tỷ lệ lạm phát của Malaysia gần như xấp xỉ tỷ lệ lạm phátcủa các quốc gia phát triển trên thế giới
Kinh tế Malaysia rơi vào khủng hoảng trong 2 năm 1997-1998 cùng vớicuộc khủng hoảng tiền tệ Đông Nam Á Năm 1998, đồng Ringgit mất giá 65%,tuy nhiên nhờ những biện pháp khắc phục khủng hoảng đúng đắn trong đó cóviệc ấn định tỷ giá và kiểm soát vốn, nền kinh tế Malaysia từ đầu năm 1999 đến
Trang 11nay đang có những bước phục hồi khá nhanh Đồng Ringgit của Malaysia trongnăm qua đã duy trì mức độ tăng giá khả quan so với đồng đô la Mỹ.
1.4.2 Chính trị - pháp luật
Thể chế chính trị
Malaysia là một quốc gia theo chế độ Dân chủ quốc hội với nền quân chủlập hiến, Quốc vương là người đứng đầu nhà nước, được bầu theo nhiệm kỳ 5năm một lần Quốc vương sẽ được bầu lên là một trong các Sultans, tức là ngườiđứng đầu thừa kế các Quốc vương Hồi giáo của 9 bang: Perlis, Kedah, Perak,Selangor, Negeri Sembilan, Johor, Pahang, Terengganu và Kelanta 4 bang kháclà: Melake, Pulau Pinang, Sabah và Sarawak theo chế độ Thống đốc, khôngtham gia vào việc lựa chọn ngôi vua, người đứng đầu bang gọi là Yang DiPertuaNegeri hay còn gọi là thống đốc bang
Hệ thống chính phủ tại Malaysia theo sát hình thức hệ thống nghị việnWestminster Từ khi độc lập năm 1957, Malaysia đã nằm dưới sự điều hành củamột liên minh đa đảng, được gọi là Barisan Nasional (trước kia gọi là Liênminh) Quyền lập pháp được phân chia giữa liên bang và các cơ quan pháp bang,lưỡng viện gồm hạ viện và thượng viện
Trong những năm qua, có thể thấy Malaysia luôn giữ được mức độ ổn địnhchính trị trong nước cao cũng như hiệu quả làm việc của Chính phủ rất tốt Điều này
đã góp phần không nhỏ hỗ trợ cho chiến lược phát triển kinh tế của quốc gia này
Hệ thống pháp luật
Hệ thống pháp luật của Malaysia chủ yếu dựa theo thông luật (Commonlaw) của Anh Quốc Ngoài ra cũng có các bang luật (State laws) được đưa ra bởiHội đồng pháp bang áp dụng trong một bang cụ thể
Hiến pháp Malaysia cũng đưa ra một hệ thống tòa án kép đặc biệt dựatrên luật dân sự và luật hình sự và luật Hồi giáo sharia Luật Hồi giáo được ápdụng với các tín đồ Hồi giáo trong các vấn đề liên quan đến tôn giáo và gia đìnhnhư việc giám hộ con cái, ly hôn, thừa kế…
Biểu đồ 1.2: Mức độ ổn định chính trị tại Malaysia
Trang 12(Nguồn: www.govindicators.org)
Biểu đồ 1.3: Hiệu quả Chính phủ tại Malaysia
(Nguồn: www.govindicators.org)
1.4.3 Văn hóa – xã hội
Nền văn hóa Malaysia là một nền văn hóa độc đáo, bao gồm những nétriêng biệt của văn hóa Trung Hoa, Nam Ấn, văn hóa bản địa và sự pha trộn giữachúng Đặc biệt Malaysia còn thể hiện rõ nét những điểm văn hóa tiêu biểu củamột quốc gia Hồi giáo
Hơn 60% dân số Malaysia theo đạo Hồi, vì thế văn hóa chung tại đây chịuảnh hưởng rất nhiều từ Hồi giáo Người Malaysia đa số không uống rượu vàkhông ăn thịt lợn, đây là đều là những điều cấm kị của đạo Hồi Họ chỉ ăn nhữngthức ăn được nấu nướng theo nguyên tắc của đạo Hồi và những món ăn chung làHalal
Số người biết đọc, biết viết đạt 88,7% trong đó nam: 92% và nữ: 85,4%.Giáo dục bắt buộc, miễn phí 11 năm (6 năm tiểu học, 3 năm trung học, sau đóhọc sinh học tiếp 2 năm trung học bậc cao hoặc trường học nghề)
Tiếng Malaysia được giảng dạy trong nhà trương, ngoại ngữ tiếng Anhbắt buộc Học sinh người Hoa, Ấn Độ có trường riêng biệt dạy bằng thứ tiếngcủa họ, nhưng bắt buộc phải học tiếng Malaysia Học sinh tốt nghiệp trung học
có trung học 2 năm dự bị đại học, có 7 trường đại học và 30 viện nghiên cứu.Thanh niên ra nước ngoài học đại học khá nhiều và phần lớn được Chính phủ tàitrợ
Chăm sóc sức khỏe cộng đồng được ngân sách từng bang hoặc liên bangcấp cho từng bang Chính phủ tổ chức tiêm chủng miễn phí Tuy vậy, dịch vụ y
tế ở nông thôn chưa tốt
Trang 13và 8% còn lại là người Ấn Độ hay Pakistan.
1.4.5 Tự nhiên
Malaysia là quốc gia có diện tích đứng thứ 66 trên thế giới với 329.847km2, nằm ở Đông Nam Á, bán đảo tiếp giáp với Thái Lan và 1/3 phía Bắc củađảo thuộc Borneo, tiếp giáp với Indonesia, Brunei, biển Nam Trung Quốc vàNam Việt Nam
Địa hình
Malaysia có nhiều đặc điểm địa hình tương tự ở cả Tây và Đông vớinhững đồng bằng ven biển xen giữa những đồi rừng dày đặc và núi non, điểmcao nhất là núi Kinabalu ở độ cao 4095,2 mét (13435,7 ft), cao nhất Đông Nam
Á, trên đảo Borneo Phía Tây của Malaysia là các vùng núi Treng-ga-nu,Cameron và các dãy núi chạy từ Bắc xuống Nam tiếp giáp với các vùng đất thấp
Trang 14ven biển, dân cư đông đúc Rừng mưa nhiệt đới nằm ở vùng đồi núi Sabah vàSarawak thuộc miền Đông Malaysia và phía Bắc của đảo Borneo (Ki-li-man-tan).
Tài nguyên thiên nhiên
Malaysia rất nhiều tài nguyên khoáng sản Các loại quặng kim loại chính
là thiếc, nhôm, đồng và sắt Rất nhiều các kim loại thứ yếu khác được tìm thấynhư mangan, antimony, thủy ngân, boxit và vàng Việc sản xuất thiếc tạo nênmột trong những trụ cột cho kinh tế phát triển
Thiếc thường được tìm thấy ở những bãi bồi phù sa dọc triền dốc phíaTây của nhánh chính vùng Tây Malaysia và những bãi bồi nhỏ hơn ở những bãibiển phía Tây của bán đảo
Tuy nhiên, khoáng sản giá trị nhất của Malaysia là dầu khí và khí ga tựnhiên Các dàn khoan đều được đặt ngoài khơi, cách xa các bãi biển của vùngbán đảo và Sarawak Ngoài ra, Malaysia có trữ lượng than lớn, than bùn, gỗ, đấtsét, cao lanh, silica, đá vôi, barite, phốt phát, đá granite, đá mable và tiềm năngthủy điện rất lớn
Khí hậu
Khí hậu xích đạo mưa nhiều đặc trưng bởi những cơn gió mùa Tây Nam(tháng 4 tới tháng 10) và đông bắc (tháng 10 tới tháng 2) Lượng mưa thay đổtheo mùa hơn là thay đổi theo nhiệt độ, phía Tây có lượng mưa tới 2500 mm
Thiên tai: ngập lụt, lở núi, núi lửa
1.4.6 Những hiểu biết về thị trường lúa gạo tại thị trường Malaysia Tình hình sản xuất gạo
Bảng 1.1: Tình hình sản xuất gạo tại Malaysia Market year Production Unit of measure Change
Trang 15(Nguồn: United States Department of Agriculture)
Tại Malaysia 1,7 triệu tấn trong số 2 triệu tấn trong tổng sản lượng lúađược sản xuất hàng năm đến từ Peninsular Malaysia Khoảng 70% sản xuấttrong nước bắt nguồn từ khu vực phía Bắc của bán đảo Malaysia, trong khi miềnTrung và phía Đông của bán đảo Malaysia sản xuất 16% còn lại Có khoảng 8vựa lúa ở phía Bắc, Krian và Barat Biển Selangor ở miền Trung và Kemubu Cơquan Phát triển nông nghiệp (KADA) ở phía Đông Lượng gạo sản xuất ở Sabah
và Sarawak mới chỉ đóng góp khoảng 14% tổng sản lượng sản xuất địa phương
do năng suất trồng lúa khá thấp ở các bang này
Mặc dù gạo chỉ chiếm khoảng 3% sản lượng nông nghiệp nhưng đây làcây trồng quan trọng nhất trong việc thiết lập chính sách nông nghiệp tạiMalaysia Nông nghiệp trồng lúa đã gắn bó với truyền thống của người dân nơiđây Chính phủ Malaysia đã cung cấp nhiều chương trình khác nhau để hỗ trợnông dân trồng lúa, trong đó hỗ trợ về phân bón, các khoản trợ cấp và đảm bảogiá lúa gạo tối thiểu trong nước Giá tối thiểu được đảm bảo thực hiện thông quamột công ty kinh doanh BERNAS Công ty này thu mua lúa của nông dân vớimức giá hiện hành cho mỗi 100 kg Ngoài ra, tất cả nông dân trồng lúa được trợcấp trên 100kg lúa được giao cho một nhà máy sấy có giấy phép
Năm 2006, Chính phủ Malaysia thực hiện chiến lược phát triển nôngnghiệp mới Kế hoạch này nhằm mục đích thúc đẩy quy mô thương mại nôngnghiệp, các hoạt động nâng cao giá trị và áp dụng công nghệ sinh học trong sảnxuất nông nghiệp Kế hoạch khuyến khích áp dụng các hệ thống sản xuất hiệnđại để nâng cao khả năng cạnh tranh và tập trung vào nâng cao năng suất để đạtđược một mục tiêu năng suất 10 tấn/ha Nông dân sẽ được khuyến khích trồngcác giống năng suất lúa cao hơn
Từ năm 2007 – 2011, Malaysia luôn duy trì tăng trưởng trong sản lượnggạo sản xuất hàng năm Vào cuối năm 2009, điều kiện thời tiết thuận lợi ở phầnlớn đất nước cùng với việc gia tăng diện tích thu hoạch đã góp phần tăng năngsuất lúa và có tác động tích cực đến sản lượng
Trang 16Tình hình tiêu thụ gạo trong nước
Bảng 1.2: Tình hình tiêu thụ gạo tại Malaysia Market Year Domestic
(Nguồn: United States Department of Agriculture)
Mặc dù tiêu thụ lúa gạo ở Malaysia đã giảm nhưng gạo vẫn là một phầnquan trọng trong chế độ ăn uống của người Malaysia BERNAS là công ty duynhất được trao quyền để nhập khẩu gạo cho Malaysia cho đến năm 2010 Điềunày nhằm để điều tiết lượng gạo nhập khẩu và giảm sự cạnh tranh với gạo sảnxuất tại địa phương
Gạo có thể được tách biệt thành ba loại cụ thể là gạo chất lượng thấp, gạochất lượng trung bình và gạo chất lượng cao theo tỉ lệ hạt vỡ Những bất thườngnhư hạt vàng hay bạc bụng trong gạo đều được coi là kém chất lượng, do đó giátrị sẽ giảm đáng kể Tại Malaysia, hạt gạo được xem có chất lượng kém là hạtgạo chỉ đạt khoảng một nửa giá trị hạt gạo đạt tiêu chuẩn cấp 1 Hiện nay, hầuhết nông dân Malaysia đang trồng ba giống lúa thuộc gia đình gạo hạt dài
Trang 17Tại Malaysia việc tiêu thụ gạo thay đổi tùy theo thói quen ăn uống của cácdân tộc, người Malaysia vẫn ưa chuộng các loại gạo địa phương, chủ yếu là gạohạt dài Do việc sản xuất lúa gạo tại quốc gia này không thể đáp ứng nhu cầutiêu thụ của người dân trong nước nên buộc Malaysia phải nhập khẩu gạo từ cácnước trong khu vực như Thái Lan, Việt Nam.
Năm 2009, tiêu thụ gạo trong nước tăng 4,4% so với năm 2008, đạt 2,5triệu tấn Sản xuất gạo của Malaysia đáp ứng khoảng 63% nhu cầu tiêu thụ gạotrong nước Trong năm 2010 và 2011 mức tiêu thụ gạo vẫn có xu hướng tăng,hơn 4% so với năm trước đó
Thương mại gạo
Vì sản lượng sản xuất gạo trong nước không đáp ứng được nhu cầu tiêuthụ nên Malaysia được xem như là một trong những nước nhập khẩu gạo lớntrong khu vực Châu Á
Với sự gia tăng trong mức thu nhập và chất lượng cuộc sống dần được cảithiện, người dân Malaysia cũng có những mong đợi cao hơn trong chất lượnggạo Do đó, nhu cầu tiêu thụ gạo phẩm chất cao tăng nhanh tại thị trường này vànguồn gạo chủ yếu là được nhập khẩu
Bảng 1.3: Tình hình nhập khẩu gạo của Malaysia Market year Imports Unit of Measure Change
(Nguồn: United States Department of Agriculture)
Năm 2009, nhập khẩu gạo của Malaysia đạt 1,1 triệu tấn, tăng 3% so vớinăm 2008 Năm 2010 nhập khẩu gạo giảm 4,3% đạt 1,02 triệu tấn Mặc dù sản
Trang 18lượng nhập khẩu gạo có dấu hiệu giảm dần nhưng đây là thị trường tiêu thụ gạocấp cao (5% tấm) nên Malaysia vẫn được xem là thị trường tiềm năng để nângcao giá trị gạo xuất khẩu.
Các nhà xuất khẩu gạo lớn cho Malaysia là Thái Lan và Việt Nam Năm
2009, Việt Nam đã qua mặt Thái Lan trở thành nhà cung cấp gạo lớn nhất củaMalaysia, chiếm khoảng 85% thị trường do gạo Việt Nam có ưu thế rẻ hơn sovới Thái Lan và các doanh nghiệp Việt Nam cũng rất thích các khoản thanh toán
và hiệu quả cảng biển của Malaysia Các nhà cung cấp quan trọng khác cho thịtrường Malaysia là Pakistan và Burma
1.5 TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU GẠO CỦA VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2006-2011
Việt Nam là một quốc gia nằm trong khu vực Đông Nam Á, được thiênnhiên ưu đãi cho một địa hình tương đối bằng phẳng, đất đai phì nhiêu, sôngngòi dày đặc, khí hậu nóng ẩm mưa nhiều không chỉ thuận lợi cho phát triển sảnxuất nông nghiệp nói chung mà còn thúc đẩy hoạt động sản xuất lúa gạo nóiriêng Sản xuất lúa gạo của nước ta có vị trí vô cùng quan trọng trong việc đảmbảo cuộc sống kinh tế thường ngày của người dân, có ảnh hưởng lớn tới an ninhlương thực và sự phồn vinh của một quốc gia Từ khi nước ta thực hiện cải cáchnền kinh tế chuyển đổi căn bản từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nềnkinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa thì phát triển nông nghiệp đượccoi là chiến lược hàng đầu trong đó sản xuất và xuất khẩu lúa gạo chiếm vai tròtrung tâm Trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, xuất khẩu lúa gạo được coinhư một sản phẩm mũi nhọn và chủ đạo của nước ta, đó không chỉ là kênh huyđộng ngoại tệ phục vụ nhập khẩu máy móc phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa,hiện đại hóa đất nước mà còn là một cán cân thương mại quan trọng trong tất cảcác quan hệ thương mại trên thế giới
Từ sau đổi mới, sản xuất lúa gạo của nước ta không ngừng phát triểntrong các mặt diện tích, năng suất và sản lượng Đổi mới trong nông nghiệp đã
mở đầu cho quá trình cải tổ kinh tế ở Việt Nam Những cải tổ trong nông nghiệp
đã tạo nên những thành tựu quan trọng, tạo nền tảng vững chắc cho quá trìnhphát triển kinh tế nước nhà Từ một đất nước thiếu đói triền miên, phải nhậpkhẩu lương thực bình quân hàng năm trên nửa triệu tấn gạo, nhưng nhờ đườnglối đổi mới của Đảng và nhà nước và quyết sách trong nông nghiệp từ năm 1989trở đi Việt Nam chẳng những đã sản xuất đủ gạo để cung cấp đủ cho nhu cầutiêu dùng trong nước mà còn dành một khối lượng lớn cho xuất khẩu, từ 4-5triệu tấn gạo Hiện nay năng suất lúa bình quân của nước ta đã khá cao đạtkhoảng 4,5 tấn/ha Việt Nam đang có nhiều cơ hội nâng cao lợi thế cạnh tranhcủa mặt hàng này trong tương lai Theo đó những tiêu chuẩn đánh giá gạo trắngdai của Việt Nam đã được cập nhật, bên cạnh đó Chính phủ cũng liên tiếp đưa ranhững nghị định hỗ trợ việc nâng cao tính hiệu quả và bền vững trong hoạt động
Trang 19các điều kiện cần có của doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu gạo đã có nhữngtác động mạnh mẽ các doanh nghiệp xuất khẩu gạo của Việt Nam Sau đây sẽ làvài nét về tình hình xuất khẩu gạo của Việt Nam giai đoạn 2006 – 2011
Bảng 1.4: Kim ngạch xuất khẩu gạo Việt Nam 2006 – 2011
(nghìn tấn)
Tốc độ tăng (%)
Trị giá (1000 USD)
Tốc độ tăng (%)
Bảng 1.5: Giá gạo xuất khẩu bình quân của Việt Nam 2006 – 2011 Năm Giá xuất khẩu bình quân
Năm 2007, giá gạo xuất khẩu bình quân của Việt Nam tăng 35 USD/tấn
so với năm 2006 Điều đáng nói là lần đầu tiên giá gạo Việt Nam xuất khẩu
Trang 20ngang bằng với gạo Thái Lan cùng cấp các loại Thậm chí có thời điểm giá gạoloại 25% tâm của Việt Nam đã trúng thầu cao hơn gạo Thái Lan 8 USD/tấn.
Những tháng đầu năm 2008 giá gạo xuất khẩu của Việt Nam luôn tăngkhá mạnh Giá gạo tăng 200% trong 5 tháng đầu năm và giảm 52% trong nhữngtháng còn lại Giá gạo trên thế giới đã bị đẩy tăng vọt lên đến đỉnh điểm chưatừng thấy vào cuối tháng 4 và tháng 5 năm 2008 Gạo 5% tấm của Việt Nam đạt
“giá sốt” với trên 1000 USD/tấn, gấp hơn 3 lần mức giá cùng loại năm 2007
Năm 2009, giá xuất khẩu bình quân giảm 26,8% nên đạt trị giá là 2,66 tỷUSD giảm 8% so với năm trước Đến năm 2010, giá bình quân mỗi tấn gạo xuấtkhẩu đạt 433 USD/tấn, tăng 26 USD/tấn so với năm 2009 Dù tăng gần 6,5%trong năm 2010 nhưng so với năm 2008, giá gạo xuất khẩu của nước ta năm
2010 vẫn giảm 23,8% Nói cách khác, tuy đã tăng trong năm 2010 và 2011nhưng giá gạo xuất khẩu của nước ta vẫn thấp so với giá gạo thế giới
Trang 21Bảng 1.6: Thị trường xuất khẩu gạo chính của Việt Nam
Thị trường
Số lượng
(nghìn tấn)
Kim ngạch (1000 USD)
Tỷ trọng
%
Số lượng (nghìn tấn)
Kim ngạch (1000 USD)
Tỷ trọng
%
Số lượng (nghìn tấn)
Kim ngạch (1000 USD)
Tỷ trọng
%
Số lượng (nghìn tấn)
Kim ngạch (1000 USD)
Tỷ trọng
%
Số lượng (nghìn tấn)
Kim ngạch (1000 USD)
Tỷ trọng
Trang 22Năm 2007, đứng đầu về thị trường nhập khẩu gạo của Việt Nam làPhilippines với 1,464 triệu tấn, trị giá 468,045 triệu USD đã giảm 3% về lượngnhưng tăng 9% về giá trị so với năm 2006 Xuất khẩu sang thị trường này chủyếu là gạo 25% tấm Xuất khẩu gạo sang Indonesia tăng khá mạnh vào năm
2007 đạt 1,169 triệu tấn gạo với trị giá 378,980 triệu USD, thị trường này chủyếu nhấp khẩu gạo 15% tấm và gạo nếp 10% tấm từ nước ta
Năm 2008, xuất khẩu gạo của Việt Nam sang thị trường Châu Á giảmmạnh so với năm 2007, trong số các thị trường có tỷ trọng xuất khẩu gạo tăngthì thị trường Châu Phi tăng mạnh nhất từ 8,4% năm 2007 lên đến 22% năm
2008, tăng gần gấp đôi
Năm 2009, Châu Á tiếp tục giữ vai trò là thị trường xuất khẩu gạo quantrọng nhất của Việt Nam, chiếm tới 61,68% tổng kim ngạch xuất khẩu gạo.Trong đó xuất khẩu gạo sang Philippines đóng góp hơn một nửa thị phần củatoàn khu vực Châu Á Thị trường lớn tiếp theo của hạt gạo Việt Nam phải kểđến là Malaysia, từ vị trí thứ 3 trong năm 2008 đã vươn lên thứ 2 với hơn
611000 tấn, trị giá khoảng 271 triệu USD
Năm 2010, thị trường Indonesia có mức tiêu thụ gạo của Việt Nam tăngđột biến, gấp 24 lần về khối lượng và 30 lần về giá trị so với năm trước đó Sốliệu trên đã đưa quốc gia này trở thành thị trường lớn thứ 3 cua Việt Nam sauPhilippines và Châu Phi
Thị trường Indonesia tiêu thụ gạo lớn nhất của Việt Nam trong năm 2011,chiếm 26,48% về lượng và chiếm 27,87% trong tổng kim ngạch với 1,88 triệutấn, tương đương 1,02 tỷ USD Thị trường lớn thứ 2 là Philippines với 975.144tấn, trị giá 476,32 triệu USD (chiếm 13,71% về lượng và chiếm 13,03% kimngạch) Đứng thứ 3 là xuất khẩu sang thị trường Malaysia 530.433 tấn, trị giá292,09 triệu USD (chiếm 7,46% về lượng và chiếm 7,99% về trị giá)
1.6 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU GẠO SANG THỊ TRƯỜNG MALAYSIA
1.6.1 Môi trường bên ngoài
Từ thị trường Malaysia
• Chính sách nhập khẩu gạo tại Malaysia: gạo nhập khẩu vào Malaysiagần như được đặt dưới sự độc quyền BERNAS Cùng với quá trình hộinhập kinh tế quốc tế, Malaysia cũng đã cho phép một số công ty lươngthực tham gia nhập khẩu gạo Tuy nhiên, để có thể nhập khẩu, cáccông ty này lại bị ràng buộc bởi quota, giấy phép nhập khẩu do Chínhphủ cấp
Trang 23• Những lo ngại về tình trạng thiếu lương thực thế giới và khủng hoảngngũ cốc đang dần xuất hiện ở Trung Quốc do hạn hán.
• Khả năng tự sản xuất gạo tại Malaysia
- Tuy Malaysia có khả năng tự sản xuất gạo phục vụ nhu cầu tiêu thụtrong nước đến 60 – 70 % nhưng với vị thế địa lý cũng như khí hậu không đượcthuận lợi, những năm gần đây liên tục chịu ảnh hưởng của thiên tai, lũ lụt nên đãkéo theo những chi phí sản xuất gạo tại Malaysia được cao hơn rất nhiều so vớicác quốc gia trong khu vực
- Malaysia nỗ lực gia tăng mức độ tự cung tự cấp gạo tăng từ 72% năm
2005 lên 90% trong năm 2010 Tuy nhiên, mục tiêu phải có tính tự lập cao trongviệc cung cấp gạo luôn luôn có mâu thuẫn với mục tiêu duy trì giá thực phẩmthấp
• Thu nhập bình quân đầu người tại Malaysia
- Malaysia, với dân số khoảng 28 triệu người, là một trong những quốcgia phát triển nhất ở Đông Nam Á Khoảng 61% dân số rơi vào nhóm người cóthu nhập đầu người hơn 7000 USD
- Do đó, mức sống người dân tại thị trường này cũng dần được cải thiện.Người dân Malaysia cũng có những đòi hỏi cao hơn về chất lượng gạo thể hiệnqua các chủng loại gạo mà nước này nhập khẩu đa phần là gạo phẩm chất cao
• Tốc độ gia tăng dân số tuy không cao nhưng hứa hẹn đây là quốc gia
có nền kinh tế đang trên đà phát triển nhanh nên thu hút lực lượng laođộng nhập cư từ các nước trong khu vực khá đông
• Nhạy cảm về giá: Mặc dù người tiêu dùng đang đòi hỏi nhiều hơn vềchất lượng trong các loại thực phẩm tiêu thụ, nhưng nhìn chung họ vẫnkhá nhạy cảm về giá cả trong quyết định mua hàng Điều này cho thấyngoài việc cung cấp hàng với chất lượng tốt, giá cả cạnh tranh cũngđược xem là yếu tố quan trọng để thuyết phục các đối tác
- Đời sống của người dân Malaysia ngày càng được nâng cao cũng nhưchịu ảnh hưởng từ các quốc gia phát triển mà thói quen mua sắm của người tiêudùng tại nước này cũng dần thay đổi Nếu như trong những năm trước đây cácngôi chợ truyền thống luôn là lựa chọn ưu tiên thì giờ đây các siêu thị dần dầnchiếm thế thượng phong
- Mua sắm thực phẩm tại các siêu thị và đại siêu thị đang trở nên ngàycàng phổ biến Hơn nữa, các siêu thị và đại siêu thị mới đang được thiết lập trênkhắp Malaysia
• Sự cạnh tranh của các quốc gia xuất khẩu gạo sang Malaysia
Trang 24- Đối thủ lớn nhất phải kể đến là Thái Lan, gạo Thái Lan đã trở thànhthương hiệu lớn với các loại gạo thơm, nên người tiêu dùng dường như đã trởnên quen với vị gạo thơm Thái Trong khi chủng loại gạo này rất được ưachuộng tại Malaysia.
- Ngoài đối thủ lớn là Thái Lan, khi xuất khẩu gạo sang Malaysia, Tổngcông ty Lương thực miền Nam còn vấp phải sự cạnh tranh từ Pakistan Trongnhững năm gần đây Pakistan đã tăng cường hoạt động xuất khẩu gạo sang nhiềunước trong khu vực khá hiệu quả, do vậy lượng xuất khẩu gạo của quốc gia này
có xu hướng gia tăng hàng năm
Từ thị trường trong nước
Tác động từ cơ chế chính sách của Đảng và Nhà nước: Gạo là mặt hàngảnh hưởng rất lớn với tình hình an ninh lương thực quốc gia, đặc biệt với ViệtNam – quốc gia có lượng gạo tiêu thụ bình quân trên đầu người khá lớn Do đó,lượng gạo xuất khẩu hàng năm sẽ chịu ảnh hưởng rất lớn từ những chủ trươngcủa Nhà nước Điển hình là vào năm 2008, khi khủng hoảng lương thực thế giớixảy ra, trước lo ngại an ninh lương thực trong nước, Chính phủ đã ra quyết địnhhạn chế và cấm xuất khẩu gạo trong thời gian này
Trình độ kỹ thuật thâm canh cũng như chất lượng lúa gạo sẽ ảnh hưởngtrực tiếp đến chất lượng gạo thành phẩm Với những biến đổi thất thường củakhí hậu và tình hình dịch bệnh, việc nghiên cứu những giống lúa với khả năngthích nghi cao là vấn đề rất cấp thiết hiện nay
Diện tích đất được sử dụng trong sản xuất lúa đang dần bị thu hẹp Quátrình đô thị hóa, công nghiệp hóa ở Việt Nam đã và đang góp phần làm thu nhỏdiện tích “bờ xôi ruộng mật” của người nông dân nói riêng và quốc gia nóichung Trung bình mỗi năm, người nông dân Việt Nam phải nhường 74.000 hađất nông nghiệp để xây dựng các công trình nhà ở, đô thị và khu công nghiệp
Tác động của việc thay đổi khí hậu: việc trồng lúa vốn phụ thuộc nhiều vàđiều kiện tự nhiên, mọi sự thay đổi của môi trường đều gây ra những ảnh hưởngnhất định
- Lũ lụt Lúa không thể tồn tại nếu bị ngập nước trong thời gian dài Lũlụt do mực nước biển tăng lên ở các vùng ven biển và các dự báo về việc tăngcường độ của các cơn bão nhiệt đới cùng với biến đổi khí hậu có thể gây cản trởsản xuất lúa gạo Các trận lũ lụt lớn có thể gia tăng tần số với tác động động củabiến đổi khí hậu và các khu vực trồng lúa, hiện nay không bị ngập lụt, sẽ phảihứng chịu lũ lụt
- Nhiễm mặn Độ mặn cũng liên quan với việc mực nước biển cao vìđiều này sẽ làm cho nước mặn xâm nhập xa hơn vào đất liền và làm cho khu vựctrồng lúa bị nhiễm mặn Lúa là cây trồng chịu mặn ở mức độ vừa phải và năng
Trang 25suất có thể bị giảm khi bị nhiễm mặn Với việc mực nước biển tăng lên, ảnhhưởng của việc nhiễm mặn có thể tràn lan khắp vùng đồng bằng và làm thay đổi
cơ bản hệ thống thủy văn
- Tăng nhiệt độ Nhiệt độ cao có thể làm giảm năng suất lúa vì chúng cóthể làm hoa gạo vô sinh, không tạo ra hạt Các dự báo khác nhau đối với việcnhiệt độ tăng cao, tăng nồng độ CO2, thay đổi về độ ẩm, các tác động của yếu tốnày làm cho dự báo sản lượng gạo trong tương lai theo những điều kiện này trởnên khó khăn Nghiên cứu của IRRI (Viện Nghiên cứu lúa gạo Quốc tế) chỉ rarằng sự gia tăng nhiệt độ ban đêm khoảng 1 độ C có thể làm giảm năng suất lúakhoảng 10%
Mở cửa thị trường lúa gạo trong nước đối với doanh nghiệp nước ngoài:theo lộ trình thực hiện các cam kết của Tổ chức Thương mại Thế giới WTO,Việt Nam sẽ mở cửa hoàn toàn thị trường lương thực trong nước, các doanhnghiệp nước ngoài sẽ được tự do kinh doanh xuất nhập khẩu lúa gạo một cáchbình đẳng tại Việt Nam
1.6.2 Môi trường bên trong
Công tác tổ chức và quản lý các công việc liên quan đến xuất khẩu gạo
Để thực hiện tốt một hợp đồng xuất khẩu, đòi hỏi tất cả các khâu phải có sự phốihợp đồng bộ từ tổ chức thu mua nguyên liệu, tiến hành đóng gói, giám định chấtlượng và số lượng, vận tải nội địa, thuê phương tiện vận tải quốc tế
Hoạt động thu mua nguyên liệu gạo phục vụ xuất khẩu Quy trình và cáchthức thu mua có thể ảnh hưởng trực tiếp đến sản lượng và chất lượng đầu vàophục vụ cho xuất khẩu
Khả năng thực hiện các điều khoản trong hợp đồng (phụ lục hợp đồngxuất khẩu gạo sang Malaysia năm 2004)
- Điều khoản về chất lượng gạo xuất khẩu được quy định trong hợpđồng Ở mỗi hợp đồng xuất khẩu, mô tả về chất lượng gạo luôn được đối tácMalaysia đặc biệt chú ý Đối với mặt hàng gạo, những tiêu chuẩn luôn đượcquan tâm nhiều hơn cả là tỷ lệ hạt vỡ, tạp chất, độ ẩm… Từ đó, việc nghiêm túcthực hiện theo đúng những thỏa thuận trong hợp đồng là rất quan trọng Điềunày ảnh hưởng trực tiếp đến uy tín của doanh nghiệp cũng như tránh được rủi roxảy ra các tranh chấp
- Điều khoản về bao bì đóng gói Đa phần bao bì đóng gói được làmtheo mẫu từ phía đối tác Malaysia Do vậy, với những mẫu bao bì phức tạp, khóthực hiện sẽ dễ dẫn đến rủi ro không thực hiện đúng yêu cầu về bao bì từ phíakhách hàng hàng có thể bị từ chối
Trang 26- Điều khoản về điều kiện giao hàng Việc thực hiện giao hàng theonhóm F hay nhóm C sẽ ảnh hưởng địa điểm chuyển giao trách nhiệm, rủi ro giữahai bên.
- Điều khoản về thanh toán Đây được xem là điều khoản quan trọngnhất, ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích của Tổng công ty Việc lựa chọn đượcphương thức thích hợp sẽ ảnh hưởng đến thời gian thanh toán cũng như chi phígiao dịch Trong đó, việc lập bộ chứng từ thanh toán phù hợp với yêu cầu từphía đối tác là rất quan trọng Nếu như bộ chứng từ có điểm gì sai thì chúng ta
sẽ không nhận được tiền hàng thanh toán
- Các điều khoản về bất khả kháng, trọng tài cũng ảnh hưởng đến hiệuquả thực hiện hợp đồng kinh doanh xuất khẩu Không ai có thể lường trướcđược những rủi ro có thể xảy ra Việc tranh chấp, khiếu nại khi phát sinh mâuthuẫn đôi khi cũng khó có thể tránh khỏi Do đó, những quy định rõ ràng về cơchế giải quyết tranh chấp sẽ giúp Tổng công ty dễ dàng ứng phó với những rủi
ro có thể xảy ra
Kỹ năng đàm phán giá thực hiện cũng được xem là một trong những yếu
tố tác động đến khả năng ký kết hợp đồng trong bối cảnh người tiêu dùng hiệnnay đang có độ nhạy cảm về giá rất cao
Khả năng nắm bắt nhu cầu nhập khẩu gạo của Malaysia Thị hiếu tiêudùng gạo của người dân Malaysia ngày càng thay đổi theo tốc độ phát triển củanền kinh tế Điều này đã ảnh hưởng đến việc lựa chọn gạo trong tiêu thụ - hướngđến loại gạo có phẩm chất cao
Năng lực và kinh nghiệm thực hiện các công việc có liên quan đến xuấtkhẩu hàng hóa như thuê phương tiện vận tải, mua bảo hiểm, làm thủ tục xuấtkhẩu… Điều này sẽ tác động đến khả năng chủ động trong vận chuyển hànghóa, thời gian thanh toán
Cơ sở vật chất nhà xưởng, kho chứa và trang thiết bị máy móc sẽ tác độngđến hiệu quả của quy trình sản xuất gạo xuất khẩu Việc vận dụng những côngnghệ hiện đại trong sản xuất có thể giúp doanh nghiệp giảm được lượng tổn thất,hao hụt, tiết kiệm chi phí sản xuất
Hoạt động Marketing cũng tác động đến việc quảng bá hình ảnh sản phẩmcủa Tổng công ty đến với khách hàng
Ngoài ra, khả năng tài chính ổn định cũng tác động đến việc thực hiệnhợp đồng xuất khẩu Có được nguồn vốn sẵn có dồi dào cho phép doanh nghiệpnhanh chóng có được nguồn nguyên liệu phục vụ xuất khẩu, mạnh dạn đầu tưthêm cơ sở vật chất trang thiết bị hiện đại…
Kinh doanh trong bất cứ lĩnh vực, mặt hàng nào cũng cần có thương hiệu,trong xuất khẩu hàng hóa thương hiệu còn đóng vai trò quan trọng hơn nữa
Trang 27Theo ông Richard Moore, chuyên gia Thương hiệu thế giới: “Giá gạo liên quanđến chất lượng gạo và phương cách giao hàng Xây dựng thương hiệu hạt gạo từsản phẩm thông thường khi gắn lên bao bì một thương hiệu là gắn với tạo dựng
uy tín và liên hệ với khách hàng trên thị trường” Vì vậy mà chúng ta cần phải
cố gắng xây dựng một thương hiệu gạo xuất khẩu Việt Nam trên thị trường thếgiới nói chung và thị trường Malaysia nói riêng
1.7 KINH NGHIỆM XUẤT KHẨU GẠO CỦA THÁI LAN
1.7.1 Sản xuất
- Thời vụ: chủ yếu là vụ 1 (vụ chính) gieo trồng vào các tháng 7, 8, 9
- Giống lúa: giống lúa tốt dài ngày (5 tháng), bón ít phân hóa học(300kg/ha) nên đạt chất lượng cao Nông dân Thái Lan hầu hết đều sử dụnggiống xác nhận, không giống như Việt Nam, nông dân thường sử dụng lúa thuhoạch để làm giống cho vụ sau, nên thường lẫn nhiều loại giống
- Thu hoạch: thu hoạch vụ chính vào mùa khô, bằng cơ giới Nông dânthu hoạch xong thì mang ngay vào cho nhà máy xay xát, nhà máy xay xát saukhi đã xay xát và lau bóng thì chuyển cho các nhà thu mua ngay thay vì đợi 90ngày như trước
1.7.2 Dự trữ
Nhà nước đầu tư kho kín, hút khí, thông gió đảo chiều, xông trùng…kéodài thời gian dự trữ 2-3 năm Doanh nghiệp đầu tư kho nhỏ hơn, vừa sức ứngdụng kĩ thuật bảo quản ngắn hạn Họ làm kho tồn trữ để quay vòng theo kếhoạch kinh doanh chứ không phải để dự trữ
Giá gạo Thái Lan được nâng cao một phần do Chính phủ nước này ápdụng các chương trình bảo đảm giá tối thiểu cho nông dân với mục đích để hỗtrợ khu vực nông thôn Việc không xuất gạo giá thấp đã giúp Thái Lan duy trìnguồn gạo dồi dào để tung ra thị trường khi được giá Xuất gạo đồ cũng giúpThái Lan duy trì lợi thế giá trị gia tăng so với Việt Nam trong thời gian hiện tại
Trang 28Chính phủ chỉ cho phép trồng một số giống lúa nhất định nên chất lượnggạo rất ổn định.
Các công ty thu mua sẽ nhận hợp đồng của Chính phủ đồng thời Chínhphủ sẽ cử ra một kiểm soát viên độc lập đến thẩm định chất lượng gạo Sau đó,công ty thu mua mua bảo hiểm để đảm bảo đền bù cho Chính phủ nếu không đủlượng xuất khẩu rồi đóng gói gạo xuất khẩu Quy trình này bỏ qua các bướctrung gian (giảm bớt chi phí) và rất chặt chẽ đầu ra nên Thái Lan hầu như làkiểm soát được chất lượng cũng như số lượng gạo xuất khẩu
1.7.4 Chính sách phát triển sản phẩm của Thái Lan
- Phân vùng theo từng giống lúa gạo, ví dụ: gạo Hương Lài, gạo Cao sảnHom Mali, gạo nếp, các giống gạo ưa sáng và không ưa sáng
- Tăng năng suất: phân chia các vùng trồng lúa theo các giống lúa khácnhau nhằm tăng cường chất lượng và đặc tính của từng giống lúa đề phù hợp vớinhu cầu của thị trường trong nước và quốc tế
- Phát triển cơ sở hạ tầng cơ bản để tăng độ màu mỡ của đất giúp ích choviệc sản xuất lúa Các diện tích trồng lúa phải đảm bảo một tỷ lệ đất, nước,không khí và các chất hữu cơ thích hợp để tăng sản lượng trên mỗi đơn vị diệntích và cho phép sử dụng máy móc để tăng hiệu quả sản xuất và giảm chi phí
- Nghiên cứu, cải tiến, phát triển, phân phối các giống lúa tốt để tăng sảnlượng, giảm chi phí
- Truyền đạt cho nông dân những kiến thức để kết hợp các nhân tố sảnxuất một cách thích hợp, khuyến khích họ dùng ít phân hóa học và phát triểnphân hữu cơ hơn
1.7.5 Các chính sách hỗ trợ của Chính phủ
- Nông dân không phải nộp phí thủy lợi
- Hỗ trợ giá phân bón cho nông dân khoảng 1,4 tỷ bath/năm
- Cho doanh nghiệp vay vốn để sản xuất và đầu tư xây dựng lò sấy
- Đảm bảo giá sàn cho nông dân trồng lúa
- Cho vay với lãi suất thấp để mua lúa gạo dự trữ
Trang 29CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU GẠO CỦA
TỔNG CÔNG TY LƯƠNG THỰC MIỀN NAM SANG
THỊ TRƯỜNG MALAYSIA TRONG THỜI GIAN QUA
2.1 TỔNG QUAN CHUNG VỀ TỔNG CÔNG TY LƯƠNG THỰC MIỀN NAM 2.1.1 Sơ lược về Tổng công ty lương thực miền Nam
- Tên doanh nghiệp: CÔNG TY TNHH MTV TỔNG CÔNG TY LƯƠNG THỰC MIỀN NAM
- Tên giao dịch: VIETNAM SOUTHERN FOOD CORPORATION
- Tên viết tắt: VINAFOOD II
- Trụ sở chính: 42 Chu Mạnh Trinh, P.Bến Nghé, Quận 1, TP Hồ Chí Minh
- Điện thoại: (84-8) 3.8292342 – 3.8230243 – 3.8223639 – 3.8223607 –3.8256247
Tháng 11/1987, theo tinh thần thực hiện 3 mục tiêu trên, Hội đồng bộtrường (nay là Chính phủ) quyết định thành lập Tổng công ty lương thực TrungƯơng (Vinafood) trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm cơ sở
tổ chức lại các Tổng công ty Lương thực khu vực I, II, Miền Trung, Xuất nhậpkhẩu lương thực, Công ty Vật tư bao bì II và các xí nghiệp xay xát gạo và bộtmỳ
Theo quyết định số 133/2003/QĐ – TTG ngày 10/07/2003 của Thủ tướngChính phủ, Tổng công ty lương thực miền Nam bắt đầu tái cơ cấu nội bộ doanhnghiệp và thí điểm tổ chức hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con.Đến ngày 14/02/2005, Thủ tướng Chính phủ có Quyết định số 333/2005/QĐ –TTG thành lập Tổng công ty lương thực miền Nam – Vinafood II và ban hànhđiều lệ hoạt động theo mô hình mới
Trang 30Hiện tại, Tổng công ty đang tiến hành các thủ tục chuyển đổi hoạt độngtheo mô hình công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ
sở hữu theo Quyết định số 979/QĐ – TTG ngày 25/06/2010
Kinh doanh dịch vụ du lịch, nhà hàng khách sạn, văn phòng, căn hộ cho thuê.Vận tải nội địa và vận tải biển
Mua phần lớn lương thực hàng hóa của nông dân để dự trữ, bảo quản, chếbiến, lưu chuyển nhằm bình ổn giá cả thị trường và đảm bảo an ninh lương thựckhu vực cũng như cả nước
2.1.3.2 Nhiệm vụ
Nhận và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn của Nhà nước giao
Xây dựng chiến lược – kế hoạch phát triển 10 năm, các kế hoạch hàng năm.Thu mua, tiêu thụ, xuất nhập khẩu lương thực trên địa bàn phù hợp vớimục tiêu, nhiệm vụ Nhà nước giao và nhu cầu thị trường
Thực hiện nghĩa vụ nộp thuế và các nghĩa vụ đối với ngân sách Nhà nước
2.1.4 Cơ cấu tổ chức và nguồn nhân lực
2.1.4.1 Cơ cấu tổ chức
Trang 31Sơ đồ 3.1 Bộ máy tổ chức Tổng công ty lương thực miền Nam
PH.NÔNG SẢN THỰC PHẨM
PH.KỸ THUẬT – XÂY DỰNG
CƠ BẢN
PH KẾ HOẠCH CHIẾN LƯỢC
PHÒNG KINH DOANH
PH.TÀI CHÍNH
KẾ TOÁN
Cty bột mỳ Bình Đông
Cty lương thực Long An
Cty lương thực Tiền Giang
Cty Nông sản thực phẩm Tiền
Cty lương thực Bạc Liêu
Cty lương thực Trà Vinh
Cty Nông sản thực phẩm Trà Vinh
Cty lương thực Sóc Trăng
Cty lương thực Vĩnh Long
CÁC CTY CỔ PHẦN CÓ VỐN CHI PHỐI CỦA TỔNG CTY
Cty CPTM Sài Gòn Kho vận Cty lương thực Bình Định Cty CPLT Nam Trung Bộ Cty Cp XNK – Nông sản thực phẩm Cà Mau
Cty CP BB Tiền Giang Cty CP Tô Châu Cty CPXL Cơ khí và LTTP Cty CP LTTP SAFOCO Cty CPLT Hậu Giang Cty CPLT Biển Xanh CtyCPLT Quảng Ngãi
CÁC CTY TNHH 1 TV
Cty TNHH Bình Tây Cty TNHH XNK Kiên Giang
Cty TNHH LT Tp.HCM Cty Saigonfood PTE.LTD (tại Singapore)
CTY TNHH 2TV
Cty TNHH DL Hàm Luông
CÁC CÔNG TY LIÊN KẾT
Cty CP CBKDNSTP NOSAFOOD Cty CP Bánh LUBICO
Cty CP BB Đồng Tháp Cty CP BB Bình Tây Cty CP LTTP Vĩnh Long Cty CP Hoàn Mỹ
Cty CP LTTP COLUSA – MILIKET Cty CP Bột mỳ Bình An
Cty CP LT Đà Nẵng Cty CP Bến Thành – Mũi Né
CÔNG ĐOÀN TCT
Trang 32a Hội đồng quản trị: gồm 5 thành viên do Thủ tướng chính phủ bổ
nhiệm, miễn nhiệm
Hội đồng quản trị thực hiện chức năng quản lý hoạt động của Tổng công
ty, chịu trách nhiệm trước Chính phủ về sự phát triển của Tổng công ty
Kiểm tra giám sát mọi hoạt động trong Tổng công ty
b Chuyên viên Hội đồng quản trị: gồm những chuyên gia cố vấn cho
Hội đồng quản trị về các lĩnh vực hoạt động của công ty
d Ban Kiểm soát: có 3 thành viên, trong đó có 1 chuyên viên kế toán.
Ban kiểm soát thực hiện nhiệm vụ do Hội đồng quản trị giao về việc kiểm tra,giám sát hoạt động điều hành, quản lý của Tổng giám đốc, hoạt động của cácphòng ban khác
e Các phòng ban chức năng: tất cả các phòng ban có trách nhiệm tham
mưu và giúp Hội đồng quản trị, Ban giám đốc trong quản lý và thực hiện côngviệc
2.1.4.2 Nguồn nhân lực
Tính đến đầu năm 2012, tổng số lượng nhân viên của toàn Tổng công tylương thực miền Nam gồm 10.900 nhân viên, trong đó số nhân viên nữ là 5.100người (chiếm 46,79%)
Riêng tại văn phòng Tổng công ty gồm 130 người trong đó số nhân viên
Trang 332.1.5 Cơ sở vật chất kỹ thuật
Tổng công ty sở hữu một hệ thống các nhà máy, kho tàng trải dài từ ĐàNẵng đến Cà Mau, trong đó tập trung chủ yếu ở các tỉnh Đồng bằng sông Cửu
Long để phục vụ cho việc tồn trữ, chế biến nông sản xuất khẩu
Tổng công ty có hệ thống kho chứa đạt 1,15 triệu tấn đáp ứng khá đầy đủnhu cầu dự trữ, lưu kho nguồn nguyên liệu cũng như gạo thành phẩm
Tổng diện tích kho tàng đối với 11 công ty khối mẹ (gồm 48 xí nghiệp) là411.112 m2 với tích lượng khoảng 751.934 tấn Và đối với các công ty cổ phần
là 675.058,40 m2 với sức chứa 551.358,90 tấn
Hệ thống máy móc mà Tổng công ty hiện nay đang sử dụng chủ yếu sảnxuất tại Việt Nam chiếm hơn 90% tổng số Tổng công ty chỉ nhập máy tách màu
cũng như một số máy Việt Nam chưa có khả năng sản xuất từ Nhật Bản và Hàn
Quốc Tổng công ty có 15 dây chuyền xay xát và đánh bóng đối với lúa nguyên
liệu với công suất 75 tấn/giờ, và 114 dây chuyền xay xát và lau bóng gạo
nguyên liệu với công suất là 702 tấn/giờ
2.2 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG DOANH XUẤT NHẬP KHẨU TẠI TỔNG CÔNG TY LƯƠNG THỰC MIỀN NAM
2.2.1 Tình hình kinh doanh xuất nhập khẩu
2.2.1.1 Tình hình kim ngạch và tốc độ tăng xuất nhập khẩu
Bảng 2.2: Kim ngạch xuất nhập khẩu Tổng công ty lương thực miền Nam
giai đoạn 2007 – 2011 (ĐVT: USD)
Xuất khẩu 845.959.738,97 1.370.420.479,22 1.246.465.135,00 1.450.563.353 1.238.541.292 Nhập khẩu 86.233.723,65 70.654.281,30 56.252.215,14 81.643.422 180.175.380
(Nguồn: Phòng kinh doanh)
Kim
ngạch
So sánh 08 – 07 So sánh 09 – 08 So sánh 10 – 09 So sánh 11 – 10 Tuyệt đối
(USD)
Tương đối (%)
Tuyệt đối (USD) Tương
đối (%)
Tuyệt đối (USD)
Tương đối (%)
Tuyệt đối (USD)
Tương đối (%)
Xuất
khẩu 524.460.740,25 162,00 -123.955.344,22 90,95 204.098.218 116,37 -212.022.061 85,38Nhập
khẩu -15.597.442,35 81,93 -14.402.066,16 79,62 25.391.206,86 145,14 98.531.958 220,7
(Nguồn:Phòng kinh doanh)
Trang 34Biểu đồ 2.1: Kim ngạch XNK của Tổng công ty gđ 2007 - 2011 (Đơn vị: triệu USD)
Xuất khẩu
Trong 4 năm gần đây, kim ngạch xuất khẩu của Tổng công ty có xuhướng tăng cao Đặc biệt là giai đoạn 2007 – 2008, tăng đến 62% Có được kếtquả này là do tình hình khủng hoảng lương thực toàn cầu xảy ra vào năm 2008
đã tác động đẩy mạnh giá gạo xuất khẩu, mang lại nguồn lợi lớn cho hoạt độngkinh doanh của Tổng công ty
Trong năm 2010, nền kinh tế thế giới có dấu hiệu phục hồi cùng với côngtác dự báo thị trường tốt, giá cả của các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Tổngcông ty đã được cải thiện đáng kể Từ đó, đã vực dậy kim ngạch xuất khẩu trongnăm 2010 đặc biệt là sự tăng trưởng trong mặt hàng gạo xuất khẩu
Năm vừa qua các nền kinh tế lớn rơi vào tình trạng khủng hoảng tài chính
do vậy mà kim ngạch xuất khẩu của Tổng công ty có phần giảm xuống chỉ còn85,38% so với năm 2010
Nhập khẩu
Tình hình nhập khẩu có xu hướng giảm trong những năm gần đây Điều
đó cho thấy nỗ lực khai thác nguồn cung trong nước của Tổng công ty
Tuy nhiên trong năm 2010 do ảnh hưởng không tốt từ điều kiện thời tiếtnên nguồn cung nguyên liệu trong nước không đáp ứng được yêu cầu sản xuấtcủa Tổng công ty Bên cạnh đó, tình hình giá cả lúa mỳ (sản phẩm nhập khẩuchính) đã có những thời điểm tăng mạnh, do đó kim ngạch nhập khẩu năm 2010
có dấu hiệu tăng mạnh
Năm 2011, đánh dấu sự tăng đột biến trong kim ngạch nhập của Tổngcông ty, gấp hơn 2 lần so với năm 2010
2.2.1.2 Tình hình xuất nhập khẩu theo các mặt hàng chủ lực
Trang 35Bảng 2.3.1: Tình hình xuất khẩu theo mặt hàng tại Tổng công ty lương thực miền Nam giai đoạn 2007 – 2011
Mặt hàng xuất khẩu
Kim ngạch (USD)
Tỷ trọng (%) Kim ngạch (USD)
Tỷ trọng (%)
Kim ngạch (USD)
Tỷ trọng (%)
Kim ngạch (USD)
Tỷ trọng (%)
Kim ngạch (USD)
Tỷ trọng (%)
Trang 36Bảng 2.3.2: Sự biến đổi kim ngạch các mặt hàng xuất khẩu qua các năm 2007 – 2011
Tương đối (%)
Tuyệt đối (USD)
Tương đối (%) Tuyệt đối (USD)
Tương đối (%)
Trang 37Đây là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Tổng công ty Lương thực miền Nam,chiếm tỷ trọng rất cao trong cơ cấu các mặt hàng xuất khẩu Giai đoạn 2008 – 2009, mặthàng này có dấu hiệu giảm nhẹ do tình hình lương thực thế giới đã có dấu hiệu ổn địnhdẫn đến không còn sự biến động mạnh về giá xuất khẩu Năm 2010 được xem là nămvàng của xuất khẩu gạo Đó là những thắng lợi liên tiếp trong bốn cuộc đấu thầu nhậpkhẩu gạo của Philippines với khối lượng trúng thầu áp đảo và giá trúng thầu không hềkém cạnh các đối thủ cạnh tranh Tuy nhiên, năm 2011 và dự báo năm 2012 lại là mộtnăm giảm mạnh về kim ngạch mặt hàng xuất khẩu gạo Dự báo 6 tháng đầu năm 2012,
Ấn Độ tiếp tục cạnh tranh bán ra với giá thấp để giải quyết hàng tồn kho lớn ở nướcnày Myanmar cũng tuyên bố đẩy mạnh xuất khẩu gạo giá thấp trong năm 2012 này.Trong khi đó, Thái Lan xuất khẩu gạo giảm do thiếu cạnh tranh nên lượng gạo tồn kholớn trong năm qua và năm nay, nước này sẽ phải đẩy hàng tồn ra bán Trước tình hình
đó Việt Nam cũng xuất khẩu chậm mặt hàng gạo, kéo hàng tồn kho tăng đáng kể
Sắn lát
Kim ngạch xuất khẩu sắn lát năm 2008 đột ngột giảm mạnh đến hơn 50%sau đó đến năm 2009 lại tăng trưởng rất mạnh, năm 2010 kim ngạch xuất khẩumặt hàng này lại tiếp tục giảm rất mạnh, tuy nhiên năm 2011 mặt hàng này lại
có một bước tiến dài, tổng kim ngạch tăng gấp 326,6% so với năm 2010 Diệntích trồng sắn ở Việt Nam tăng mạnh do đó lượng cung sắn tăng vọt nên Tổngcông ty không cạnh tranh được về giá với các nhà xuất khẩu khác Năm 2010,nhận thấy hiệu quả kinh doanh mặt hàng sắn lát xuất khẩu không cao cũng nhưlượng cung sắn không ổn định nên Tổng công ty không có kế hoạch đầu tưmạnh vào mặt hàng này mà chuyển hướng sang chế biến thủy sản, vì vậy có thểthấy kim ngạch xuất khẩu giảm mạnh so với năm 2009 Năm 2011, mặt hàngsắn lát đã có sự tăng trở lại, gấp hơn 3 lần so với năm 2010 nhưng vẫn chỉ bằngmột phần ba so với năm 2009, năm tăng trường mạnh của mặt hàng này
Thủy sản
Kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Tổng công ty giảm dần từ 2007 –
2009 Do đây không phải là mặt hàng thế mạnh của Tổng công ty nên vẫn chưađược đầu tư phát triển đúng mức Bên cạnh đó, việc tăng cường những hàng rào
vệ sinh an toàn thực phẩm từ các thị trường nhập khẩu lớn đã gây không ít khókhăn cho việc xuất khẩu Ngoài ra sự cạnh tranh gay gắt từ các doanh nghiệpchuyên chế biến thủy sản xuất khẩu trong nước cũng đã góp phần làm giảm cácđơn đặt hàng Nhưng sau đó trong 2 năm 2010 và 2011 đã có những bước tiến rõrệt trong việc đẩy mạnh mặt hàng xuất khẩu thủy sản, vốn là một trong nhữngthế mạnh của Việt Nam Kim ngạch xuất khẩu mặt hàng thủy sản liên tục tăngtrong 2 năm gần đây, năm 2010 tăng 145,49% so với cùng kỳ năm 2009 và năm
2011 chứng kiến một tốc độ tăng vượt trội, gấp hơn 3,5 lần so với năm 2010
Trang 38Bảng 2.4.1: Tình hình nhập khẩu theo mặt hàng tại Tổng công ty lương thực miền Nam giai đoạn 2007 – 2011
Mặt hàng
Nhập khẩu
Kim ngạch (USD)
Tỷ trọng (%) Kim ngạch (USD)
Tỷ trọng (%)
Kim ngạch (USD)
Tỷ trọng (%)
Kim ngạch (USD)
Tỷ trọng (%)
Kim ngạch (USD)
Tỷ trọng (%)
Trang 39Bảng 2.4.2: Sự biến đổi kim ngạch các mặt hàng nhập khẩu qua các năm 2007 – 2011
Mặt hàng nhập khẩu
khẩu
So sánh 08 – 07 So sánh 09 – 08 So sánh 10 – 09 So sánh 11 – 10 Tuyệt đối
(USD)
Tương đối (%)
Tuyệt đối (USD)
Tương đối (%)
Tuyệt đối (USD)
Tương đối (%) Tuyệt đối (USD)
Tương đối (%)
Trang 40Lúa mỳ
Đây là một trong hai mặt hàng nhập khẩu chủ yếu tại Tổng công ty Lươngthực miền Nam trong những năm gần đây Trong giai đoạn 2007 – 2009, kimngạch nhập khẩu lúa mỳ có xu hướng giảm Do thị trường lúa mỳ thế giới ổnđịnh sau đợt giá lúa mỳ tăng cao vì nguồn cung không đủ cầu Năm 2010, Tổngcông ty tiến hành nhập khẩu khối lượng lớn lúa mỳ phục vụ cho việc chế biếnthức ăn chăn nuôi, do đó kim ngạch nhập khẩu lúa mỳ tăng mạnh trong năm
2010, tới 231,93% so với năm 2009 Năm 2011, sản lượng lúa mỳ nhập khẩutiếp tục tăng theo xu hướng của năm 2010, kim ngạch năm 2011 đạt gần 147%
so với năm 2010
Phân bón
Nếu như trong giai đoạn 2007 – 2008, kim ngạch nhập khẩu phân bónchiếm tỷ trọng không đáng kể thì đến năm 2009 kim ngạch nhập khẩu mặt hàngnày chiếm tỷ trọng tương đương với lúa mỳ Nguyên nhân chủ yếu là do giáphân bón thế giới tăng đột ngột cũng như lượng cung trong nước chưa thể đápứng đầy đủ nhu cầu sản xuất trong nước Tuy nhiên trong 2 năm gần đây tỷtrọng phân bón so với tổng kim ngạch nhập khẩu lại có phần giảm, chỉ cònkhoảng 20% cho từng năm