Với một số bài viết hay, đặc sắc, tiêu biểu về phân tích Chị Dậu ( tắt đèn Ngô Tất Tố ) và Lão Hạc ( Lão Hạc Nam Cao) được lấy từ các nguồn bài viết đáng tin cậy trên khắp miền tổ quốc, tôi tin chắc rằng các bạn sẽ tìm thấy bài viết phù hợp với chính mình . Chúc các bạn thành công
Trang 1Đề bài: Phân tích nhân vật lão Hạc trong truyện ngắn Lão Hạc của Nam Cao, từ đó rút
ra ý nghĩa nhân đạo của tác phẩm
Bài làm
Nam Cao là một nhà văn lớn của người nông dân Việt Nam, đặc biệt là người nông dân trước Cách mạng tháng Tám 1945 Ông vẫn cảm nhận được những vẻ đẹp cao quý trong tâm hồn của họ trước bờ vực của cái đói, cái nghèo Truyện ngắn “Lão Hạc” của nhà văn là một tác phẩm như thế Nhân vật chính của tác phẩm – nhân vật lão Hạc – dù có một hoàn cảnh bất hạnh, đau đớn nhưng lão vẫn giữ được tình yêu thương đối với những người thân yêu và đặc biệt là một lòng tự trọng cao cả Qua nhân vật này, nhà văn đã thể hiện tư tưởng nhân đạo tiến bộ và sâu sắc
Lão Hạc cũng như bao người nông dân Việt Nam khác phải đối mặt với cái nghèo, cái đói của cuộc sống cơ cực, tăm tối trước Cách mạng Nhưng lão còn có những hoàn cảnh riêng vô cùng bất hạnh Vợ lão chết sớm Con trai lão phẫn chí vì nghèo không lấy được người mình yêu nên bỏ đi đồn điền cao su Lão chỉ có con Vàng là kỷ vật của con để làm bạn Vậy là cùng một lúc lão phải đối mặt với bao đau khổ: cái đói, sự cô đơn và tuổi già với ôm đau, bệnh tật Rồi cuộc đời cực khổ, dồn lão đến mức hết đường sinh sống Lão phải dứt ruột bán đi con chó Vàng mà lão yêu thương nhất Lão bán con chó trong niềm khổ đau tột cùng: “Mặt co rúm lại, những nếp nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra, cái đầu ngoẹo về một bên, cái miệng móm mém mếu như con nít”, “lão hu hu khóc”,…
Ban đầu là “luôn mấy hôm lão chỉ ăn khoai”, “khoai cũng hết, lão chế tạo được món gì,
ăn món ấy Hôm thì lão ăn củ chuối, hôm thì lão ăn sung luộc, hôm thì ăn rau má, với thỉnh thoảng một vài củ ráy hay bữa trai, bữa ốc” Rồi đến mức chẳng còn gì để ăn, để sống Rồi điều gì đến sẽ phải đến Không còn đường sinh sống, lão Hạc chỉ còn đường chết Và đó là một cái chết thật đau đớn, thật tủi nhục: chết “nhờ” ăn bả chó tự tử…! Cái chết của lão dữ dội vô cùng: lão sùi bọt mép, lão co giật phải hai người đàn ông lực lưỡng đè lên… Cái chết
ấy khiến người đọc liên tưởng đến cái chết của con chó Vàng để rồi rùng mình nhận ra rằng cái chết của lão đâu khác gì cái chết của một con chó
Đói nghèo như thế, khổ đau như thế nhưng lão không vì vậy mà tha hóa về nhân phẩm Binh Tư đã tưởng lão xin bả chó để ăn trộm Ông giáo cũng nghi ngờ lão Nhưng không, Lão Hạc vẫn giữ được vẹn nguyên tâm hồn dào dạt yêu thương đáng quý, đáng trọng của người nông dân và cả sự tự trọng cao đẹp của mình.Lão yêu thương con rất mực Văn học Việt Nam đã có những “Cha con nghĩa nặng” của Hồ Biểu Chánh, “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng,… ngợi ca tình phụ tử Và trong đó cũng cần nhắc đến “Lão Hạc” của Nam Cao Vì thương con, lão chấp nhận đối mặt với cô đơn, với tuổi già để con ra đi cho thỏa chí Con đi rồi, lão dồn cả yêu thương vào con chó Vàng Đừng nghĩ đơn giản rằng lão cưng chiều “cậu” Vàng vì đó là con chó khôn, chó đẹp Điều quan trọng nhất khiến lão yêu quý con Vàng đến mức chia với nó từng cái ăn, cho nó ăn vào bát như người, rồi đến lúc nó chết lão quằn quại, đau đớn,… là bởi con chó là kỉ vật duy nhất mà con trai lão để lại Nhìn con chó, lão tưởng như được thấy con mình.Không chỉ vậy, lão thương con đến độ chấp nhận cái đói, rồi cả cái chết chứ không chịu bán đi mảnh vườn của con Nếu lão bán mảnh vườn, ắt lão sẽ đủ ăn tiêu để vượt qua thời khốn khó Nhưng lão lại lo khi con trai về không có đất sinh sống làm ăn Vậy là lão đã nhận lấy cái chết rồi nhờ ông giáo giữ đất cho con Chao ôi! Tình yêu thương con của lão thật cảm động biết mấy!
Yêu thương những người thân yêu ruột thịt, lão Hạc còn là một người sống đầy tự trọng trước cuộc đời nhiều cám dỗ và tội lỗi Vào hoàn cảnh như lão, người ta đã có thể ăn trộm, ăn cắp hay thậm chí ăn bám vào người khác (như Binh Tư chẳng hạn, hay người đàn
bà trong “Một bữa no” của Nam Caor ) nhưng lão Hạc thì không Với sự giúp đỡ của ông giáo (mà cũng có gì đâu, đó chỉ là củ khoai, củ sắn) lão “từ chối gần như hách dịch" khiến ông giáo nhiều khi cũng chạnh lòng Binh Tư ngỡ rằng lão xin bả để ăn trộm chó “lão cũng
ra phết đấy chứ chẳng vừa đâu” Đến lượt ông giáo cũng nghi ngờ: “"con người đáng kính
ấy bây giờ cũng theo gót Binh Tư để có ăn ư? cuộc đời quả thật cứ mỗi ngày một thêm đáng buồn” Nhưng cuối cùng tất cả đều ngỡ ngàng, sửng sốt trước cái chết đột ngột của lão Hay
Trang 2còn cách khác: lão có thể bán quách mảnh vườn di Nhưng lão lại nghĩ rằng đó là mảnh vườn của con lão Và lão đã thà chết chứ không ăn của con!
Lòng tự trọng của lão Hạc rực sáng nhất ngay khi thân xác lão đau đớn nhất Lão đã chọn cái chết, một cái chết khốc liệt để tâm hồn mình được trong sạch, được trọn vẹn tình nghĩa với tất thảy mọi người – kể cả với con chó Vàng tội nghiệp Nhưng còn một chi tiết khác cũng cảm động vô cùng Lão đã tính toán để ngay cả khi chết đi rồi cũng không làm phiền đến mọi người: lão đã gửi ông giáo mấy chục đồng bạc, định khi mình nằm xuống thì nhờ ông giáo lo liệu ma chay khỏi làm phiền hàng xóm! Hỡi ôi lão Hạc!
Xây dựng nhân vật lão Hạc, Nam Cao đã sử dụng nghệ thuật khắc họa nhân vật tài tình Điều đó được thể hiện trong đoạn văn miêu tả bộ dạng, cử chỉ của lão Hạc khi kể cho ông giáo chuyện lừa bán cậu Vàng, trong đoạn miêu tả sự vật vã đau đớn dữ dội của lão Hạc trước lúc chết Ngôn ngữ nhà văn sử dụng trong tác phẩm sinh động, ấn tượng, giàu tính tạo hình và hết sức gợi cảm
Qua nhân vật lão Hạc, nhà văn đã thể hiện tinh thần nhân đạo tiến bộ sâu sắc Nam Cao đã đồng cảm đến tận cùng với cái nghèo, cái đói của người nông dân Việt Nam trong nạn đói 1945 Thời cuộc đã dồn họ đến đường cùng và lối thoát nhanh chóng nhất là cái chết nghiệt ngã Nhưng trên hết, nhà văn đã biết nâng niu trân trọng vẻ đẹp tâm hồn cao khiết của người nông dân ngay cả khi họ bước vào đường cùng Không chỉ giàu tình yêu thương, người nông dân còn sống đầy tự trọng Trong cái đói, tự trọng là thứ gì đó xa xỉ vô cùng Vì miếng ăn, người ta có thể tàn nhẫn, dã man, thậm chí mất hết nhân tính Nhưng đáng trọng thay lão Hạc, lão không chỉ giữ được tình thương tươi mát mà còn giữ được lòng
tự trọng vàng đá của mình Và chính nhờ vẻ đẹp tươi sáng ấy của lão Hạc mà Nam Cao đã chiệm nghiệm: “Cuộc đời chưa hẳn đáng buồn” Chưa đáng buồn bởi còn có những con người cao quý như Lão Hạc Viết câu văn ấy, nhà văn đã bày tỏ thái độ tin tưởng đối phẩm cách tốt đẹp của người nông dân Việt Nam trước Cách mạng Điều ấy đáng quý vô cùng bởi trước Cách mạng, người nông dân bị coi rẻ như cỏ rác, thậm chí có nhà văn còn nhận định người nông dân “như những con lợn không tư tưởng” Và bởi thế, tư tưởng của Nam Cao đáng ca ngợi biết bao!
Nhân vật lão Hạc của nhà văn Nam Cao là một nhân vật có nhiều đặc điểm đáng quý, đáng trân trọng Từ lão Hạc, người nông dân Việt Nam có quyền tự hào về tâm hồn và phẩm cách của mình Dựng lên nhân vật này, nhà văn Nam cao đã khẳng định một quan điểm giàu tính nhân đạo sâu sắc
Đề bài: Số phận và tính cách nhân vật lão Hạc trong truyện ngắn Lão Hạc của Nam Cao Bài làm văn của một học sinh lớp 9 trường THCS Phan Bội Châu.
Bài làm
Nam Cao là nhà văn hiện thực xuất sắc trong giai đoạn văn học 1930 – 1945 Qua nhiều tác phẩm, tác giả đã vẽ nên khung cảnh tiêu điều, xơ xác của nông thôn Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám Sự đói khổ ám ảnh nhà văn bởi nó ảnh hưởng không ít tới nhân cách, nhưng trong cảnh nghèo đói thê thảm, phẩm chất tốt đẹp của người nông dân vẫn tồn tại và âm thầm tỏa sáng Truyện ngắn Lão Hạc thể hiện cái nhìn nhân đạo sâu sắc của Nam Cao Trong đó, nhân vật chính là một nông dân gặp nhiều nỗi bất hạnh vì nghèo đói nhưng chất phác, đôn hậu, thương con và có lòng tự trọng
Vợ mất sớm, lão Hạc dồn tất cả tình yêu thương cho đứa con trai duy nhất Lão sẽ sung sướng biết dường nào nếu con trai lão được hạnh phúc, nhưng con trai lão đã bị phụ tình chỉ vì quá nghèo, không đủ tiền cưới vợ
Thương con, lão thấu hiểu nỗi đau của con khi anh nghe lời cha, không bán mảnh vườn để lấy tiền cưới vợ mà chấp nhận sự tan vỡ của tình yêu Càng thương con, lão càng xót xa đau đớn vì không giúp được con thỏa nguyện, đến nỗi phẫn chí bỏ nhà đi phu đồn điền đất đỏ mãi tận Nam Kì Mỗi khi nhắc đến con, lão Hạc lại rơi nước mắt
Lão Hạc rất quý con chó vì nó là kỉ vật duy nhất của đứa con trai Lão trìu mến gọi là cậu Vàng và cho nó ăn cơm bằng chiếc bát lành lặn Suốt ngày, lão thầm thì to nhỏ với con
Trang 3Vàng Với lão, con Vàng là hình bóng của đứa con trai yêu quý, là người bạn chia sẻ cô đơn với lão Vì thế nên bao lần định bán con Vàng mà lão vẫn không bán nổi
Nhưng nếu vì nhớ con mà lão Hạc không muốn bán cậu Vàng thì cũng chính vì thương con mà lão phải dứt khoát chia tay với nó Lão nghèo túng quá! Lão đã tính chi li mỗi ngày cậu ấy ăn thế bỏ rẻ cũng mất hai hào đấy Cứ mãi thế này thì tôi lấy tiền đâu mà nuôi
được… Thôi bán phắt đi, đỡ đồng nào hay đồng ấy Bây giờ, tiêu một xu cũng là tiêu vào tiền của con Tiêu lắm chỉ chết nó!
Thế là vì lo tích cóp, giữ gìn cho con trai chút vốn mà lão Hạc đành chia tay với con chó yêu quý Đã quyết như thế nhưng lão vẫn đau đớn, xót xa Lão kể cho ông giáo nghe cảnh bán cậu Vàng với nỗi xúc động cực độ Lão đau khổ dằn vặt vì cảm thấy mình đã đánh lừa một con chó Nỗi khổ tâm của lão cứ chồng chất mãi lên Trước đây, lão dằn vặt mãi về chuyện vì nghèo mà không cưới được vợ cho con, thì bây giờ cũng chỉ vì nghèo mà lão thêm day dứt là đã cư xử không đàng hoàng với một con chó Lão cố chịu đựng những nỗi đau đớn ấy cũng chỉ nhằm một mục đích là giữ gìn chút vốn cho con
Biểu hiện cao nhất của tình yêu thương con chính là cái chết của lão Ông lão nông dân nghèo khổ ấy đã tính toán mọi đường: Bây giờ lão chẳng làm gì được nữa… Cái vườn này là của mẹ nó chắt chiu dành dụm cho nó, ta không được ăn vào của nó… Ta không thể bán vườn để ăn… Chính vì thương con, muốn giữ cho con chút vốn giúp nó thoát khỏi cảnh nghèo mà lão Hạc đã chọn cho mình cái chết Đó là một sự chọn lựa tự nguyện và dữ dội Nghe những lời tâm sự của lão Hạc với ông giáo, không ai có thể kìm nổi lòng xót thương, thông cảm và khâm phục Một con người vì nghèo đói mà bất hạnh đến thế là cùng! Một người cha thương con đến thế là cùng!
Không chỉ có vậy, qua từng trang truyện, chúng ta còn thấy lão Hạc là người đôn hậu, chất phác Suốt đời, lão sống quanh quẩn trong lũy tre làng Trong làng chỉ có ông giáo là người có học nên lão tìm đến ông giáo để chia sẻ tâm sự Lời lẽ của lão Hạc đối với ông giáo lúc nào cũng lễ phép và cung kính Đó là cách bày tỏ thái độ kính trọng người hiểu biết, nhiều chữ của một lão nông Cảnh ngộ lão Hạc đã đến lúc túng quẫn nhưng lão tự lo liệu, xoay xở, cố giữ nếp sống trong sạch, tránh xa lối đói ăn vụng túng làm càn Thậm chí, lão kiên quyết từ chối sự giúp đỡ chỉ vì lòng thương hại
Lão đã chuẩn bị kĩ lưỡng mọi việc Trước khi chết, lão nhờ ông giáo viết văn tự để giữ
hộ con trai mình mảnh vườn và gửi ông giáo 30 đồng để lo chôn cất Lão không muốn mọi người phải tốn kém vì lão Rất có thể vì tốn kém mà người ta lại chẳng oán trách lão sao? Không phiền lụy đến mọi người, đó cũng là cách để giữ gìn phẩm giá Thì ra ông lão có vẻ ngoài gàn dở ấy lại có phẩm chất đáng quý biết nhường nào!
Nhà văn Nam Cao đã giúp chúng ta hiểu được nỗi khổ tâm, bất hạnh vì nghèo đói cùng những vẻ đẹp cao quý trong tâm hồn người nông dân Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám Từ những trang sách của Nam Cao, hình ảnh lão Hạc luôn nhắc chúng ta nhớ đến những con người nghèo khó mà trong sạch với một tình cảm trân trọng và yêu quý
Trang 4Đọc xong truyện Lão Hạc của Nam Cao, ấn tượng sâu sắc để lại trong em là hình ảnh một lão nông cùng cực và tội nghiệp, nhưng chính con người ấy lại sáng lên những phẩm chất rất đẹp.
Bài làm
Người nông dân trước Cách mạng tháng Tám đã đi vào những trang sách của Ngô Tất Tố (Tắt đèn), Nguyễn Công Hoan (Bước đường cùng)… Nam Cao đã có những đóng góp xuất sắc vào thành tựu chung của dòng văn học hiện thực phê phán, Chí Phèo trở thành bất tử và Lão Hạc cũng là một điểm son trong sự nghiệp sáng tác của Nam Cao
Số phận người nông dân luôn luôn là điều trăn trở với Nam Cao Lão Hạc thật đáng thương,
vợ chết để lại một đứa con và một mảnh vườn Tất cả tình thương và hi vọng của lão Hạc đều dành cho đứa con Khi con khôn lớn, lão tính chuyện cưới vợ cho con, mừng là “hai đứa mê nhau lắm” nhưng vì nghèo quá, mà người ta lại thách cưới nặng quá: “nguyên tiền mặt phải một trăm đồng bạc, lại còn cau, còn rượu… cả cưới nữa thì mất đến cứng hai trăm bạc…” Thất vọng, đau buồn đứa con của lão bỏ nhà ra đi làm phu đồn điền ở Nam Kì Khi chia tay, nó nói với lão: “Con đi chuyến này cố chí làm ăn bao giờ có bạc trăm con mới về, không có tiền sống khổ sống sở ở cái làng này nhục lắm”
Khi con đi rồi, còn lại mảnh vườn ba sào, lão tự bảo: “Cái vườn là của con ta… của mẹ nó tậu thì nó được hưởng” Lão nghĩ thế và làm đúng như thế, dù có đói khổ đến cùng cực, lão vẫn không chịu bán mảnh vườn, tất cả hoa lợi thu được lão bán để dành dụm riêng ra chờ ngày con trở về làng cưới Vợ: “cho vợ chồng nó có chút vốn mà làm ăn…” Tội nghiệp cho ông lão, “lão chắc mẩm thế nào đến lúc con lão về cũng có được trăm đồng bạc” Nhưng khốn nạn thay, lão bị một trận ốm đúng hai tháng mười tám ngày, bao nhiêu vốn liếng dành dụm được đều hết nhẵn Sau trận ốm, người lão yếu hẳn đi, không làm được việc nặng, việc nhẹ thì người ta tranh hết, lão phải cầm hơi qua ngày bằng củ chuối, rau má, củ ráy, con trai, con ốc
Và đến những ngày cuối cùng, khi cảm thấy sức tàn lực kiệt không thể sống được nữa, lão tính đến chuyện kết thúc cuộc đời và trước khi “ra đi” lão vẫn nghĩ đến hạnh phúc của đứa con Tác giả đã kể lại lão muốn nhờ tôi cho lão gửi ba sào vườn của thằng con lão, lão viết văn tự nhượng cho tôi để không ai còn tơ tưởng dòm ngó đến; khi nào con lão về thì nó sẽ nhận vườn làm….” Cảm động biết bao về tấm lòng yêu thương bao la và đức hi sinh cao cả của một người khốn khổ!
Lão sống cô đơn buồn tủi, trong những ngày xa con chỉ có “cậu Vàng” làm bạn với lão Vàng là kỉ niệm của con để lại, càng thương nhớ con lão càng quý mến Vàng Lão âu yếm gọi “cậu Vàng” như một bà “hiếm hoi gọi đứa con cầu tự”, lão chăm sóc nó như một đứa con, “lão cho nó ăn cơm trong một cái bát như một nhà giàu” Lão âu yếm trò chuyện với nó: “Cậu có nhớ bô" cậu không, hả cậu Vàng? Bố cậu lâu lắm không có thư về, ” Yêu thương Vàng đến như thế nhưng bị dồn vào bước đường cùng lão đành làm một việc nhẫn tâm là phải bán nó đi Kể lại với ông giáo, lão đau đớn xót xa tột cùng: “mặt lão đột nhiên
co rúm lại Những vết nhăn xô lại với nhau, ép ra nước mắt chảy ra Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít Lão hu hu khóc…” – Lão khóc như một người có tội, một người già bằng này tuổi đầu còn đánh lừa một con chó! Một con người lương tâm bị dày vò vì không thủy chung với một con chó, con người đó có một tấm lòng đôn hậu và cao cả biết nhường nào!
Trang 5Lão Hạc bề ngoài trông có vẻ lẩm cẩm, gàn dở nhưng lại là con người luôn tỉnh táo để toan tính thu xếp mọi việc, con người giàu lòng tự trọng Lão không muốn phiền lụy ai khi sống
và cả khi chết Lão từ chối mọi sự thương hại kẻ khác, cho đó là sự CƯU mang chân tình
Ngay cả với ông giáo, người hàng xóm gần gũi và tin tưởng nhất lão cũng từ chối sự giúp
đỡ và có khi lão từ chối một cách gần như hách dịch Lão tính đến cái chết, khi nằm xuống không gây phiền hà cho hàng xóm, nếu không “thì chết cũng không nhắm mắt” Nhịn ăn, tích góp được 25 đồng với năm đồng tiền bán chó, lão gửi ông giáo nhờ làm ma cho lão
Lão Hạc đã chết! Cái chết của lão thê thảm quá Ta nhớ lại cái làng Vũ Đại ngày ấy, Chí Phèo đã tự kết liễu đời mình bằng một mũi dao Chí chết vì muốn lương thiện mà xã hội không cho làm người lương thiện Lão Hạc chết vì muốn gửi trọn nhân cách phẩm giá Lão mượn miếng bả chó để tự kết liễu Tội nghiệp cho lão, lão vật vã trên giường, đầu óc rũ rượi, quần áo xộc xệch, hai mắt long sòng sọc Lão tru tréo, bọt mép sùi ra…” Chỉ có ông giáo và Binh Tư mới biết rõ nguyên do cái chết đau đớn, dữ dội của lão Cái chết bi thương của lão càng làm sáng tỏ thêm phẩm chất cao đẹp của một nông dân lương thiện
Hình ảnh lão Hạc trong những giây phút cuối cùng gợi lên trong lòng ta niềm thương xót ngậm ngùi về số phận bi thảm của những người nông dân trong xã hội cũ
Đề bài: Tức nước vỡ bờ là đoạn trích tiêu biểu về hình ảnh chị Dậu, hình ảnh người phụ nữ ngày ấy Em hãy viết bài văn phân tích nhân vật chị Dậu qua cảnh Tức nước
vỡ bờ trích Tắt đèn của Ngô Tất Tố
Bài làm
Nhắc đến nhà văn Ngô Tất Tố (1893 – 1954) là ta nhớ đến tiểu thuyết Tát đèn,
là ta nghĩ đến thân phận chị Dậu Đó là một người phụ nữ nông dân nghèo khổ, cần cù lao động, giàu tình thương chồng, thương con, dũng cảm chống lại bọn cường hào Nhà văn Ngô Tất Tố đã xây dựng nhân vật chị Dậu tiêu biểu cho cảnh ngộ khốn khổ và phẩm chất tốt đẹp của người đàn bà quê trước năm 1945
Cảnh Tức nước vỡ bờ trong Tắt đèn đã để lại nhiều ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc
về nhân vật Dậu Hoàn cảnh của chị Dậu thật đáng thương Chị phải bán gánh khoai, bán ổ chó và đứt ruột bán đứa con gái lên bảy tuổi cho vợ chồng Nghị Quế, mới đủ nộp suất sưu cho chồng Nhưng anh Dậu vẫn bị trói ở sân đình, vì còn thiếu một suất sưu nữa Chú Hợi là
em ruột anh Dậu, chết từ năm ngoái nhưng chết cũng không trốn được sưu nhà nước nên gia đình anh Dậu phải nộp suất sưu ấy Anh Dậu đang ốm nặng, bị trói suốt ngày đêm, anh ngất xỉu đi như chết Bọn cường hào cho tay chân vác anh Dậu rũ rượi như cái xác đem đến trả cho chị Dậu Đau khổ, tai họa chồng chất đè nặng lên tâm hồn người đàn bà tội nghiệp Chị Dậu là một người vợ, một người mẹ giàu tình thương Trong cơn nguy kịch, chị Dậu tìm mọi cách cứu chồng Tiếng trống, tiếng tù và đã nổi lên Chị Dậu cất tiếng khẩn khoản, thiết tha mời chồng: thầy em hãy cố ngồi dậy húp ít cháo cho đỡ xót ruột Lời người đàn bà
Trang 6nhà quê mời chồng ăn cháo lúc hoạn nạn, chứa đựng biết bao tình thương yêu, an ủi vỗ về Cái cử chỉ của chị Dậu bế cái Tỉu rồi xuống cạnh chồng cố ý chờ xem chồng chị ăn có ngon miệng hay không đã biểu lộ sự săn sóc và yêu thương của người vợ đối với người chồng đang đau ốm, tính mạng đang bị bọn cường hào đe doạ!
Chị Dậu là một người phụ nữ cứng cỏi đã dũng cảm chống lại bọn cường hào để bảo vệ chồng Bọn cai lệ và tên hầu cận lý trưởng, lũ đầu trâu mặt ngựa với tay thước, roi song, dây thừng lại sầm sập xông vào nhà chị Dậu thét trói kẻ thiếu sưu Anh Dậu vừa run rẩy kề miệng bát cháo, nghe tiếng thét của tên cai lệ, anh đã lăn dùng xuống phản! Tên cai lệ chửi bới một cách dã man Hắn gọi anh Dậu là thằng kia hắn trợn ngược hai mắt quát chị Dậu: Mày định nói cho cha mày nghe đấy à? Sưu của nhà nước mà dám mờ mồm xin khất Chị Dậu đã hạ mình van xin, lúc thì run run xin khất, lúc thì thiết tha xin ông trông lại Tên cai
lệ mỗi lúc lại lồng lên: Đùng đùng, (…) giật phắt cái thừng trong tay anh hầu cận lý trưởng, hắn chạy sầm sập đến chỗ anh Dậu để bắt trói điệu ra đình Chị Dậu van hắn tha cho… thì hắn bịch luôn vào ngực chị Dậu mấy bịch, tát đánh bốp vào mặt chị, rồi nhảy vào cạnh anh Dậu Một ngày lạ thổi sai nha – lầm cho khốc hại chẳng qua vì tiền (Nguyễn Du) Để tróc sưu mà tên cai lệ, "kẻ hút nhiều xái cũ” đã hành động một cách vô cùng dã man Mọi sự nhẫn nhục đều có giới hạn, hơn nữa, để bảo vệ tính mạng của chồng, bảo vệ nhân phẩm của bản thân, chị Dậu đã kiên quyết chống cự: chồng tôi đau ốm, ông không được phép hành hạ Không thể lùi bước, chị Dâu đã nghiến hai hàm răng thách thức:
Mày trói ngay chồng bà đi, bà cho mày xem!
Tư thế của chị Dậu có một bước nhảy vọt Từ chỗ nhún mình tự gọi là cháu, gọi tên cai lệ bằng ông y sau đó là mày Chị đã vỗ mặt hạ uy thế và hạ nhục chúng! Hai kẻ đốc sưu định trói kẻ thiếu sưu nhưng chúng đã bị người đàn bà lực điền trừng trị Tên cai lệ bị chị Dậu túm lấy cổ y ấn dúi ra cửa, ngã chỏng queo trên mặt đất ! Tên hầu cận lý trưởng bị chị Dậu túm tóc lẳng cho một cái, ngã nhào ra thềm Với chị Dậu, nhà tù của thực dân cũng chẳng
có thể làm cho chị run sợ Trước sự can ngăn của chồng, chị Dậu vẫn chưa nguôi giận: Thà ngồi tù Để cho chúng nó làm tình làm tội mãi thế, tôi không chịu được… Con giun xéo mãi cũng quằn, chị Dậu cũng vậy, bị áp bức dã man, tính mạng bị đe dọa, chị đã vùng lên đánh trả một cách dũng cảm Nhà văn Nguyễn Tuân đã có một nhận xét rất thú vị: Trên cái tối giời tối đất của đồng lúa ngày xưa hiện lên một cái chân dung lạc quan của chị Dậu (…) Bản chất của nhân vật chị Dậu rất khỏe, cứ thấy lăn xả vào bóng tối mà phá ra…Ngô Tất Tố rất hả hê khi tả cảnh chị Dậu cho tên cai lệ và tên hầu cận một bài học đích dáng Ông đã chỉ
ra một quy luật tất yếu trong xã hội: Có áp bức có đấu tranh
Cảnh Tức nước vỡ bờ rất sống động và giàu tính hiện thực Đoạn văn như một màn bi hài kịch, xung đột diễn ra căng thẳng đầy kịch tính Hình ảnh chị Dậu được miêu tả rất chân thực Chị giàu lòng thương chồng, vừa rất ngang tàng, cứng cỏi Chị hạ nhục tên cai lệ là mày, tự xứng là bà Cái nghiến hai hàm răng, cái ấn dúi, cái túm tóc lẳng một cái và câu nói: Thà ngồi tù… đã nêu cao tầm vóc lớn lao đáng kính phục của chị Dậu, một người phụ nữ nông dấn trong xã hội cũ
Trang 7Từ hình ảnh Cái cò lặn lội bờ sông – Gánh gạo đưa chồng tiếng khóc nỉ non (ca dao) đến hình ảnh chị Dậu trong Tắt đèn, ta thấy chân dung người phụ nữ Việt Nam trong văn học đã có một bước phát triển mới cả về tâm hồn lẫn chí khí
phân tích nhân vật chị dậu trong tác phẩm tắt
Bài làm
Chị Dậu phải dứt tình “bán con gái đầu lòng cùng đàn chó” để nộp sưu cho chồng, nào ngờ chị còn phải đóng thêm một suất sưu của chú Hợi- em chồng đã chết từ năm ngoái Anh Dậu vẫn bị trói, đánh cho chết đi sống lại nhiều lần và bọn chúng đem trả cho chị Dậu trong tình cảnh “thập tử nhất sinh” Sáng hôm sau, vừa tỉnh lại một lát Run rẩy vừa kề bát cháo đến miệng thì bọn cai lệ, người nhà lý trưởng hùng hổ xông vào định trói anh Dậu giải
ra đình anh hốt hoảng “lăn đùng ra không nói được câu gì”
Trong những lần chống trả lại thế lực đen tối của xã hội, đây là lần chống trả quyết liệt nhất Một mình chị đánh trả lại cả một bọn “đầu trâu mặt ngựa”, “tay thước, tay đao” Sức mạnh của lòng căm thù, tình yêu thương chồng tha thiết đã tiếp thêm nghị lực cho chị
để chị chiến thắng kẻ thù áp bức chị
Hình ảnh chị Dậu trong đoạn trích “Tức nước vỡ bờ” trong tiểu thuyết Tắt đèn đã làm sáng
tỏ điều đó Phải thấy rõ rằng chị Dậu là một phụ nữ rất yêu thương chồng Trong hoàn cảnh chồng bị đau ốm, vừa tỉnh lại đã bị cai lệ và người nhà lý trưởng đến bắt, tình thế hiểm nguy, tính mạng chồng bị đe doạ chị đã hết lời van xin “hai ông làm phúc nói với ông lý cho cháu khất” Chị tự kiềm chế, nín chịu, dằn lòng xuống để cầu khẩn thiết tha: “Xin ông dừng lại, cháu van ông, ông tha cho, …” nhưng bọn chúng không chút động lòng, một mực không buông tha, chạy sầm sập đến trói anh Dậu
Tức quá, không thể chịu được nữa, chị Dậu liều mạng cự lại: “chồng tôi đau ốm không được phép hành hạ” Tình thế ấy buộc người đàn bà quê mùa, hiền lành như chị Dậu phải hành động để bào vệ tính mạng chồng, bảo vệ cuộc sống của chính mình và các con Chị dùng lí lẽ đanh thép để cự lại, cách xưng hô đã thay đổi, tỏ thái độ ngang hàng, kiên quyết sau khi đã chịu đựng, nhẫn nhục đến cùng Bị dồn vào thế chân tường, không còn con đường nào khác, chị phải đánh trả lại bọn chúng – cai lệ và người nhà lí trưởng
Cái tát giáng vào mặt chị như lửa đổ thêm dầu, làm bừng lên ngọn lửa căn hờn, chị nghiến hai hàm răng: “ Mày trói chồng bà đi, bà cho mày xem!” Chị vụt đứng lên trong tư thế của kẻ đầy tự tin, chị “túm lấy cổ hắn, ấn dúi ra cửa… “ làm hco hắn ngã chỏng quèo trên mặt đất Khi người nhà lí trưởng bước đến giơ gậy chực đánh, nhanh như cắt, chị Dậu nắm lấy gậy hắn, chỉ hai bàn tay không, người đàn bà con mọn ấy đứng thẳng dậy tuyên chiến với kẻ thù Một trận đấu không cân sức nhưng chị đã chiến thắng bằng chính sức mạnh của tình yêu và lòng căn thù “chị túm lấy tóc, lẳng một cái làm cho nó ngã nhào ra thềm”
Hành động của chị Dậu tuy bột phát nhưng nó phản ánh một quy luật của cuộc sống “Tức nước vỡ bờ – có áp bức, có đấu tranh” Chị Dậu vốn là người đàn bà nhu mì, hiền lành, chưa hề gây gổ để làm mất lòng ai nhưng với kẻ thù chị đã tỏ ra quyết liệt: “Thà ngồi tù chứ
để cho chúng làm tình làm tội mãi, tôi không chịu được” Trong tình cảnh bị áp bức quá sức chịu đựng, chị đã đứng dậy chống lại thế lực thống trị, áp bức tàn bạo, giành lại quyền sống Cho dù sự phản kháng ấy hoàn toàn là sự đấu tranh tự phát, chưa giải quyết được tận cùng những mâu thuẩn đối kháng để rồi cuối cùng chị Dậu vẫn phải “chạy ra ngoài trời, trời tối như mực, như cái tiền đồ của chị Dậu” (Đoạn cuối tác phẩm) Đoạn trích này miêu tả lại cảnh chị Dậu đánh lại tên cai lệ và người nhà lí trưởng, dám chống lại kẻ ác vẫn khiến cho người đọc hả hê
Có thể nói, Ngô Tất Tố qua cách miêu tả thái độ phản kháng quyết liệt của nhân vật chị Dậu, nhà văn đã khẳng định sức mạnh phản kháng của người nông dân bị áp bức là tất
Trang 8yếu Từ đó góp phần thổi bùng lên ngọn lủa đấu tranh cách mạng của người nông dân ta chống lại kẻ thù xâm lược và tay sai phong kiến sau này nhất là tư khi có Đảng lãnh đạo mà trong “Tắt đèn” chưa có ánh sáng của Đảng rọi chiếu
Ngô Tất Tố chưa miêu tả những người đã giác ngộ mà chỉ mới miêu tả quá trình phát triển từ chỗ bị áp bức đến chỗ hành động tự phát nhưng ông đã hé mở cho thấy được tính quy luật trong sự phát triển của hiện thực xã hội Việt nam
Phân tích nhân vật chị Dậu.
BÀI LÀM
‘Tắt đèn’ là bản tố khổ chân thật, sâu sắc, chan hoà nước mắt và lòng căm phẫn của người nông dân nghèo bị bóc lột, đàn áp Có lẽ chính nhà văn Ngô Tất Tố cũng không cầm được nước mắt Cái đáng quý ở nhà văn này là thái độ phẫn nộ với giai cấp bóc lột và lòng thương người mênh mông!
Tức nước vỡ bờ’ vốn là câu tục ngữ mang tính quy luật tự nhiên (nước đã dâng lên cao thì bờ ngoài vỡ nhưng cũng có ý nghĩa xã hội sâu sắc , Người ta đã vận dụng câu tục ngữ này làm tiêu đề, tên gọi của một đoạn trích hết sức điển hình trong tiểu thuyết Tắt đèn Tinh huống dẫn đến cảnh ‘tức nước vỡ bờ’ có ngay ở giữa nhà Lí trưởng, chị Dậu, nạn nhân trực tiếp của cái thuế thân quái gở kia đã uất nghẹn kêu lên: ‘Ối trời ơi! Tôi bán cả con lẫn chó và hai gánh khoai mới được hai đồng bảy bạc Tưởng rằng đủ tiền nộp sưu cho chồng, thì chồng khỏi bị hành hạ đêm nay Ai ngờ lại còn suất sưu của người chết nữa! Khốn nạn thân tôi! Trời ơi! Em tôi chết rồi cồn phải đóng sưu hở trời? ‘
Như thế là hoàn cảnh đưa đến cảnh ‘tức nước’ là do những trận bão tố từ cái chính sách thuế thân quái gở của bọn thực dân Pháp và những thủ đoạn bóc lột trắng trợn của gia đình Nghị Quế, và hành động đánh trói dã man của bọn lính tráng, tuần đinh, người nhà tên
Lí trưởng giội xuống đầu chị Dậu! Chúng dồn chị đến con đường cùng, khi anh Dậu bị ném
ở đình về nằm khóc con, khóc em, khóc số phận mình Nhưng chị Dậu đã khuyên giải ‘Thịt người tanh không ai ăn được, thầy em cứ yên tâm nằm nghỉ không phải lo lắng gì cả’
Như vậy là mức nước đã dâng lên rất cao, cái thời điểm ‘vỡ bờ’ chỉ còn chờ đợi từng giây phút.Người đàn bà ấy đã phải chịu nỗi đau đứt ruột vì phải bán đàn chó và bán con đi
mà vẫn không giải quyết được nạn sưu thế Nhất là khi bọn chúng vất anh Dậu về nhà chỉ còn như cái xác chết, người hàng xóm cho bát gạo, chị nâu cháo vội để ‘cứu chồng’(bát cháo lúc này vừa là bát cơm vừa là chén thuốc) Nỗi lo của chị như vừa lắng dịu xuống một chút, vì anh Dậu vừa tỉnh lại, run rẩy cất bát cháo vào miệng định ăn thì chúng sầm sập tiến vào nhà, trong tay là roi song, dây thừng, hình ảnh chúng như bọn quỷ dữ từ âm phủ hiện về chúng hét ‘Thằng kia! Ông tưởng mày chết đêm qua, còn sống đấy à? Nộp tiền sưu! Mau! Thế là cái giọng khàn khàn chỉ hút xác thuốc phiện đã dập tắt ngay sự yên ổn của chị Dậu và hơi tàn của anh Dậu! Anh ‘lăn đùng ra đó, không nói được câu gì’ Trước tình cảnh
ây, chúng chẳng có chút gì mủi lòng mà còn quát mắng, chửi bới, đe doạ chị Dậu Chúng gọi chị là ‘mày’ xưng ‘cha’ rồi xưng ‘ông’ với chị Chúng doạ ‘dỡ nhà’ và ‘trói cổ anh Dậu điệu ra đình’! Cuối cùng tên cai lệ giật phắt cái dây thừng trong tay người nhà Lí trưởng sầm sập chạy đến chỗ anh Dậu Đểu cáng và tàn ác hơn nữa, hắn ‘bịch vào ngực chị mây bịch’ và tát vào mặt chị Thái độ của chị Dậu đã căm giận lắm, nhưng để bảo vệ chồng, chị van xin, ngăn cản, đỡ đòn cho chồng Mỗi lần chị lùi lại van xin, tên cai lệ càng hung hăng thêm Vừa đánh, vừa chửi hắn nhảy đến cạnh anh Dậu Hành động và cử chỉ của tên tay sai mạt hạng chính là ngọn gió gây nên cảnh ‘tức nước vỡ bờ’ Bão táp đã đến độ con bờ phải
‘vỡ’ Sau cái tát vào mặt chị và thêm những lời nói thô lỗ, khốn nạn của hắn như: ‘mày định nói cha mày nghe đấy à’, ‘trói cổ thằng chồng lại’ Chị không chịu được nữa bèn túm lấy cổ
Trang 9hắn dúi ra cửa, hắn ‘ngã chỏng quèo trên mặt đất, miệng lảm nhảm thét trói vợ chồng kẻ thiếu sưu’!
Như vậy, chị Dậu là biểu tượng cho những đợt sóng cồn, nước cả có sức mạnh công phá con bờ Và bọn lính tráng, tay sai chỉ cậy sức mạnh ở cường quyền, bạo lực, còn bản chất của chúng thì hèn yếu, từ cái dáng hình bề ngoài đến lòng dạ bên trong!
Tình huống xảy ra như không thể ngờ chị Dậu lại chống cự mạnh mẽ đến như thế! Lúc đó chị đang tập trung nói ý nghĩ và cử chỉ là an ủi chồng ‘Thầy em cố ngồi dậy húp ít cháo cho đỡ sót ruột’ thì bọn cai lệ dẫn xác vào Mặc cho chúng quát tháo chị vẫn dịu dàng van xin chúng bằng những lời có tình, có lí: ‘Nhà cháu đã túng lại phải đóng cả suất sưu cho chú nó nữa, nên mới lôi thôi như thế Chứ cháu có dám bỏ bê tiền sưu của nhà nước đâu’ Nếu những con người có lương tri nhìn cái gia cảnh ây, con người ấy ai nỡ đầy đoạ đến bước đường cùng? Nhưng bọn này là tay sai, ở chúng không có khái niệm ‘tình thương người’ nên chúng chỉ biết ăn nói thô tục, quát tháo ầm ĩ, đánh người bừa bãi, chúng có biết đâu rằng có giết vỢ chồng chị đi thì cũng không còn đồng xu nào nộp suất sưu vô lí nữa Chị gọi chúng là ‘ông’ và tự xưng là ‘cháu’ và đã hai lần chị xin chúng: ‘Hai ông làm phúc cho nhà cháu khất’ ‘Nhà cháu đã không có, xin ông xem lại ‘ Như vậy một bên là cố gắng kìm nén, một bên cứ cậy thế chính quyền, luật pháp mà mắng chửi, xô người đến con đường cùng
Cho nên tình huống đã trở nên không thể nào khác là ‘cây muốn lặng mà gió chẳng ngừng’ Sau khi bị tên cai lệ đánh và hắn đe doạ không tha anh Dậu, chị Dậu vùng lên trở thành người đàn bà đanh đá, quyết liệt chống lại bọn chúng: từ chỗ xưng ‘cháu’ với ‘ông’ chị gọi chúng là ‘mày’ và xưng ‘bà’ nói những câu áp đảo lại chúng: ‘Ông không được phép’, ‘Mày trói ngay chồng bà đi bà cho mày xem’ Nói là làm, chị đã đánh ngã cả hai thằng cả hai tên ‘đại diện’ cho sự thống trị khốn nát nhất Khi nghe chồng than thở và can ngăn chị đã nói một câu chứng tỏ lòng căm thù của những người bị áp bức bóc lột đã lên đến tột đỉnh: ‘Thà ngồi tù Để cho chúng làm tình, làm tội mãi, không chịu được’ Câu nói
là sự thách thức tất cả, không còn sợ gì nữa!
Qua đoạn trích trên đây ta thấy nhà văn đã cắt nghĩa bằng hành động của chị Dậu một quy luật xã hội ‘ở đâu có áp bức thì ở đó có đấu tranh’ Vì vậy như trên đã nói, câu tục ngữ
‘tức nước vỡ bờ’ có ý nghĩa về mặt qui luật tự nhiên, và cũng có ý nghĩa sâu sắc về mặt xã hội Vì thế nhà văn Nguyễn Tuân đã từng nhận xét: ‘Cách viết lách như thế, cách dựng truyện như thế, không phải là phát động quần chúng nông dân chống quan Tây, chống vua
ta còn là cái gì nữa? ‘ Quả thực trong chương này, chị Dậu đã nổi loạn chống lại bọn tay sai
là bọn cường hào, nanh vuốt của bọn thống trị thực dân, phong kiến Viết đoạn này Ngô Tất
Tố tuy chưa hoàn tất nhân vật chị Dậu, nhưng nhà văn đã tô điểm thêm cho nhân vật của mình ngoài cái đẹp về hình thức, tâm hồn, tính cách, còn có vẻ đẹp cứng cỏi trong đẩu tranh, một vẻ đẹp đáng quý biết bao
Nét sắc sảo trong đoạn trích là nhà văn đã dựng được những tình huống để các nhân vật phát triển hết tính cách của mình, các nhân vật chính diện cũng như nhân vật phản diện Nhân vật chị Dậu là nhân vật điển hình là người phụ nữ đẹp đẽ, mạnh khoẻ, để lại ấn tượng khó quên trong lòng người đọc
Đề bài: em hãy viết bài băn phân tích đoạn trích Tức nước vỡ bờ trong tác phẩm Tắt đèn của Ngô Tất Tố Bài làm văn của Nguyễn Thị Phương Thảo lớp 8a trường THCS Trần Quốc Toản.
Bài làm
Trang 10Ngô Tất Tố (1893 – 1954), quê ở làng Lộc Hà, huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh, nay thuộc Đông Anh, Hà Nội; là một nhà Nho sống ở nông thôn, có vốn hiểu biết Hán học khá sâu rộng, ông nổi tiếng trên lĩnh vực báo chí và văn chương trong giai đoạn đầu thế kỉ
XX Tắt đèn là tác phẩm tiêu biểu trong sự nghiệp sáng tác của Ngô Tất Tố và trong trào lưu văn học hiện thực trước Cách mạng tháng Tám 1945
Tác giả lấy đề tài từ một vụ thu thuế hàng năm ở một làng quê Bắc Bộ, qua đó phản ánh số phận bi thảm của nông dân và bản chất tàn bạo của giai cấp thống trị trong xã hội đương thời Có thể nói tác phẩm Tắt đèn là bức tranh thu nhỏ của nông thôn Việt Nam dưới thời Pháp thuộc
Trong tác phẩm Tắt đèn, bằng ngòi bút tả thực sắc sảo, nhà văn đã vẽ lên chân dung sinh động của một loạt nhận vật Từ vợ chồng lão Nghị Quế keo kiệt bất nhân đến bọn cường hào tham lam hống hách Từ một quan “phụ mẫu” oai vệ mà bỉ ổi đến bọn tay sai đầu trâu mặt ngựa Mỗi đứa một vẻ nhưng đều giống nhau ở bản chất tàn ác và tư cách đê tiện Những nhân vật phản diện này tiêu biểu cho tầng lớp phong kiến thống trị ở nông thôn lúc bấy giờ
Đặc biệt, Ngô Tất Tố đã thành công xuất sắc trong việc xây dựng hình tượng điển hình
về người phụ nữ nông dân qua nhân vật chị Dậu Nhà văn miêu tả chân thực và cảm động về
số phận tủi cực của người nông dân bị áp bức, bóc lột, bị dồn đến bước đường cùng Nhà văn chân thành ca ngợi phẩm chất đáng quý của họ trong hoàn cảnh sống tối tăm, ngột ngạt
Thái độ yêu ghét của Ngô Tất Tố thể hiện rất rõ ràng qua từng trang viết Tình cảm yêu mến, trân trọng mà ông dành cho người nông dân khiến ông thật sự là tri âm, tri kỉ của họ ông cũng không giấu diếm sự khinh bỉ và căm ghét đối với bọn thống trị sâu mọt ở nông thôn Về nghệ thuật, Tắt đèn được coi là tiểu thuyết hiện thực xuất sắc mà thành công lớn nhất là tác giả đã dựng nên một thế giới nhân vật sinh động, trong đó có những điển hình độc đáo
Đoạn Tức nước vỡ bờ trích từ chương XVIII của tác phẩm, nội dung xoay quanh những biến động ghê gớm xảy ra với gia đình chị Dậu trong mùa sưu thuế
Vụ thuế đang trong thời điểm gay gắt nhất Quan trên sắp về tận làng để đốc thuế Bọn tay sai hung hãn xông vào nhà những người chưa nộp thuế để đánh trói, bắt bớ và giải
ra đình tiếp tục cùm kẹp, tra khảo Chị Dậu đã phải bán khoai, bán chó, bán cả đứa con gái lớn để nộp sưu cho chồng, nhưng bọn hào lí ngang ngược lại bắt anh Dậu phải nộp cả suất của người em đã chết từ năm ngoái Thành thử, anh Dậu vẫn cứ là người thiếu thuế, bọn chúng chắc chắn sẽ không buông tha Đã thế anh Dậu lại đang ốm rề rề sau trận đòn, tưởng chết đêm qua Nếu bị chúng đánh trói lần nữa thì mạng sống của anh khó mà giữ được Vấn
đề quan trọng nhất đối với chị Dậu giờ đây là làm sao bảo vệ được chồng trong tình thế nguy ngập này Đoạn trích tiếp nối câu chuyện trên