Xây dựng hệ thống bán hàng qua mạng thông qua công nghệ php
TÓM TẮT NỘI DUNG Thương mại điện tử là một ứng dụng quan trọng của công nghệ thông tin vào đời sống kinh tế xã hội. Sự phát triển của thương mại điện tử đã làm thay đổi cách kinh doanh thương mại và hình thứ kinh tế mới này với nhiều cấp độ khác nhau đang trở lên phổ biến trên phạm vi toàn cầu. Vì vậy việc tìm hiểu, nghiên cứu và xây dựng ứng dụng thương mại điện tử là bài toán có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn . Trong khuôn khổ bài luận văn này chúng tôi sẽ trình bày về cấu hình cơ sở dữ liệu trên máy client / sever, phương pháp bảo mật cơ sở dữ liệu, trình bày về những vấn đề cơ bản của thương mại điện tử như khái niệm, các mô hình, các hình thức thanh toán, …Và thông qua công nghệ php để xây dụng hệ thống bán hàng qua mạng. Xây dựng hệ thống website bàn hàng qua mạng LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên, tôi muốn gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới Ths.Lê Minh, người thầy đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình làm luận văn. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới các thầy cô và bạn bè cùng lớp đại học K47CC, những người luôn sát cánh bên tôi trong suốt quá trình học tập, cũng như thời gian hoàn thành luận văn. Lời cuối, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất tới gia đình và những người thân của tôi. Họ luôn là nguồn động viên tinh thần và cổ vũ lớn lao, là động lực giúp tôi thành công trong công việc và cuộc sống. Hà nội, ngày 25 tháng 05 năm 2006 Sinh Viên Đinh Thị Hạnh 2 Xây dựng hệ thống website bàn hàng qua mạng MỤC LỤC TÓM TẮT NỘI DUNG .1 LỜI CẢM ƠN 2 Mở đầu .6 Chương 1: Giới thiệu cơ sở dữ liệu .9 1.1. Khái niệm về cơ sở dữ liệu 9 1.2. Các cấu hình cơ sở dữ liệu trên máy client/server .9 1.2.1. Mô hình cơ sở dữ liệu tập trung (Centralized database model) 10 1.2.2. Mô hình cơ sở dữ liệu theo kiểu file - server (File - server database model) .10 1.2.3. Mô hình xử lý từng phần cơ sở dữ liệu (Database extract processing model) .11 1.2.4. Mô hình cơ sở dữ liệu Client/Server (Client/Server database model) 11 1.2.5. Distributed database model (Mô hình cơ sở dữ liệu phân tán) .13 1.3. Phương pháp bảo mật cơ sở dữ liệu 13 1.3.1. Xây dựng tầng cơ sở dữ liệu trung gian .14 1.3.2. Sử dụng cơ chế sẵn có trong CSDL 15 Chương 2. Thương mại điện tử .17 2.1. Tổng quan về thương mại điện tử 17 2.1.1. Khái niệm thương mại điện tử 17 2.1.2 Các cơ sở để phát triển thương mại điện tử .18 2.1.3. Các loại hình giao dịch thương mại điện tử 19 2.1.4. Lợi ích của thương mại điện tử 20 2.1.5. Những vấn đề gây trở ngại đến thương mại điện tử .21 2.1.6. Tình hình thương mại điện tử ở Việt Nam .21 Cơ sở hạ tầng cho thương mại điện tử Việt Nam hầu như chưa được cải thiện: .22 Trong khi hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng phát triển khá nhanh thì việc thanh toán điện tử giữa người tiêu dùng với người tiêu dùng chưa đáp ứng được nhu cầu kinh doanh ngày càng lớn và đa dạng 22 Vấn đề an toàn và an ninh trong giao dịch thương mại điện tử năm 2005 tuy có một số tiến bộ so với năm 2004 nhưng vẫn đặt ra nhiều vấn đề lớn cho nghành thương mại điện tử việt nam trong những năm tới 22 Mặc dù không có những thay đổi đột biến nhưng hạ tầng viễn thông và internet tiếp tục được cải thiện là cơ sở tốt cho việc phát triển thương mại điện tử. Tuy nhiên so với thế giới Việt Nam vẫn đứng ở mức độ thấp về các chỉ số kết nối của nền kinh tế và ở mức độ sẵn sàng cho thương mại điện tử .22 Cơ cấu phát triển giữa các loại hình thương mại điện tử chưa cân đối : Trên thế giới 90% giá trị của thương mại điện tử là từ mô hình doanh nghiệp với doanh nghiệp (B2B). Loại hình doanh nghiệp với người tiêu dùng và các loại hình khác chỉ chiếm dưới 10%. Mặc dù trong năm 2005 loại hình giao dịch B2B phát triển tăng hơn so với các năm trước song xu hướng phát triển chưa cân đối giữa các loại hình điên tử vẫn không thay đổ. Giao dịch B2B ở Việt Nam hiện nay vẫn chỉ dừng 3 Xây dựng hệ thống website bàn hàng qua mạng lại ở mức các doanh nghiệp tìm kiếm thông tin thị trường, bạn hàng thông qua thư điện tử và các website thương mại điện tử, các hệ thống mua bán trực tuyến giữa các doanh nghiệp với nhau hầu như chưa có .22 Thiếu đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn thương mại điện tử về cả kinh doanh lẫn kỹ thuật 23 2.2. Vấn đề thanh toán trong thương mại điện tử .23 2.2.1. Thanh toán bằng thẻ tín dụng .23 2.2.2. Thanh toán bằng Sec .24 2.3. An toàn trong thương mại điện tử .24 2.3.1. Cơ chế mã hoá .24 2.3.2. Một số giao thức bảo mật thông dụng 29 Chương 3. Giới thiệu PHP và MySql .31 3.1. Giới thiệu php .31 3.1.1. Php là gì? 31 3.1.2. Tại sao cần dùng php? 31 3.1.3. Cách làm việc của php 32 3.2. Giới thiệu MySQL .32 Chương 4. Phân tích hệ thống bán hàng qua mạng .35 (hệ thống bán điện thoại di động) 35 4.1. Mục tiêu và yêu cầu .35 4.1.1. Mục tiêu của hệ thống 35 4.1.2. Yêu cầu của hệ thống 35 4.2. Phân tích chức năng 36 4.2.1. Sơ đồ ngữ cảnh của hệ thống 36 4.2.2. Biểu đồ phân rã chức năng .38 4.2.3. Mô tả chi tiết các chức năng .39 4.2.4. Sơ đồ luồng dữ liệu cho chức năng phục vụ khách hàng .41 4.3. Mô hình dữ liệu khái niệm (E-R) 42 4.3.1. Xác định các thực thể .42 4.3.2. Mối quan hệ giữa các thực thể 43 4.3.3. Mô hình E – R 44 4.4. Thiết kế hệ thống .44 4.4.1. Thiết kế chi tiết các bảng .44 Bảng chủng loại của sản phẩm (hãng sản xuất): tbl_ category .44 Bảng sản phẩm: tbl_product 45 Bảng khách hàng (người dùng): tbl_user 45 Bảng giỏ hàng :tbl_cart: .46 Bảng đơn hàng : tbl_order 46 Bảng Khuyến mại : tbl_promote .46 Bảng Khuyến mại với sản phẩm :tbl_promo_product 47 Bảng Khuyến mại với khách hàng : tbl_promo_user .47 Bảng nhóm người dùng : tbl_group 47 Bảng nhóm quyền : tbl_right 47 Bảng phân quyền : tbl_group_right 47 Bảng phân quyền : tbl_ user_group 48 4 Xây dựng hệ thống website bàn hàng qua mạng Bảng lưu session : tbl_session .48 Bảng lưu tin tức : tbl_new .48 Bảng quảng cáo : tblAdvertise 49 4.4.2. Lược đồ quan hệ giữa các bảng .49 4.4.3. Một số giao diện chính .50 Trang chủ của website 50 Giao diên giỏ hàng của khách : 50 Giao diện tìm kiếm sản phẩm : .51 Hình 4.8. Giao diện tìm kiếm sản phẩm 51 Giao diện thông tin chi tiết sản phẩm .51 Kết luận 52 Tìm hiểu một cách tổng quan về cơ sở dữ liệu, thương mại điện tử 52 Tìm hiểu, lắm bắt được công cụ lập trình trên web là php cũng như cách thiết kết một trang web phục vụ cho thương mại điện tử 52 Xây dựng được hệ thống bán hàng qua mạng thể hiện được những yêu cầu của site thương mại điện tử như : Người mua hàng có thể lựa chọn hàng, thay đổi theo sở thích .52 Tuy nhiên hệ thống bán hàng này còn có một số mặt hạn chế như : .52 Chưa áp dụng được hệ thống thanh toán điện tử mức cao, mới chỉ dừng lại ở việc thanh toán khi giao hàng, hoặc chuyển khoản qua ngân hàng, thẻ ATM, hoặc chuyển tiền qua bưu điện .52 Chưa xây dựng được forum để khách hàng trao đổi qua mạng 52 Chưa xây dựng được cơ chế bảo mật .52 Do đó hướng phát triển tiếp theo của khoá luận là tìm cách giải quyết những hạn chế đã nêu trên .52 TÀI LIỆU THAM KHẢO 53 [1] Nguyễn Trường Sinh. Sử dụng php và mysql thiết kế web động. Nxb thống kê .53 [2] Nguyễn Đại Thọ. Giáo trình an toàn mạng .53 [3] Nguyễn Văn Vị. Giáo trình phân tích thiết kế hệ thống thông tin. Nxb Nông nghiệp 53 [4] Báo cáo tình hình thương mại điện tử 2005 của bộ thương mại .53 5 Mở đầu Sự phát triển của Thương mại điện tử trên thế giới đã làm thay đổi cách thức kinh doanh, giao dịch truyền thống và đem lại những lợi ích to lớn cho xã hội. Giờ đây, khi công nghệ thông tin phát triển, người ta đã có thể nghĩ đến cảnh chỉ cần ngồi ở nhà bấm nút là mua được thứ mình muốn. Nói chính xác hơn là nhờ công nghệ thông tin mà chúng ta sẽ có thể buôn bán hàng hóa và dịch vụ, cũng như thực hiện tất cả các dạng hoạt động kinh tế khác trong nước và quốc tế mà không phải tốn nhiều công sức. Tuy chỉ mới bắt đầu hình thành nhưng thương mại điện tử đang nhanh chóng khẳng định được vị thế của mình trong đời sống kinh tế quốc tế bởi sức hấp dẫn và sự phát triển khá ngoạn mục xét cả về dung lượng cũng như phạm vi và đối tượng. Chỉ tính riêng tại Mỹ, sự gia tăng doanh số của các hoạt động kinh doanh trên mạng đã dẫn tới sự ra đời của một thị trrường chứng khoán mang tên Nasdaq dành cho những công ty có tên gọi tận cùng bằng tiếp vị ngữ “.com”. Những thăng biến trong vận hành của thị trường chứng khoán này luôn kéo theo những tác động trực tiếp và nhạy cảm đến chỉ số Dow Jones tại New York cùng các chỉ số chứng khoán khác tại hầu như tất cả các thị trường chứng khoán hàng đầu thế giới. Các số liệu thống kê gần đây cho thấy thương mại điện tử có bước phát triển rất nhanh và với tốc độ ngày càng cao. Nhìn tổng quát, việc sử dụng các phương tiện điện tử và các mạng trong hoạt động của doanh nghiệp tạo điều kiện cập nhật được thông tin nhanh chóng, đa dạng, giảm được các chi phí giao dịch, tiếp thị . do vậy hạ được giá thành sản xuất, dịch vụ và điều quan trọng hơn cả là tiết kiệm được thời gian, rút ngắn chu kỳ sản xuất, nhanh chóng tạo ra sản phẩm mới, tăng tính hiệu quả kinh doanh. Đối với các doanh nghiệp, hoạt động thương mại điện tử, ngoài việc giảm chi phí còn đưa lại nhiều lợi ích thiết thực. Trước hết, họ có thể hợp lý hoá khâu cung cấp nguyên vật liệu, sản phẩm, bảo hành; tự động hoá quá trình hợp tác kinh doanh; cải thiện quan hệ trong công ty - xí nghiệp và với bạn hàng - đối tác, tăng năng lực phục vụ Xây dựng hệ thống website bàn hàng qua mạng khách hàng. Từ đây, tăng được sức cạnh tranh của doanh nghiêp, mở rộng phạm vi cũng như dung lượng kinh doanh. Từ góc độ của người tiêu dùng, thương mại điện tử tạo sự thuận tiện hơn, tăng khả năng lựa chọn do tiếp cận dễ dàng các mặt hàng, các dịch vụ. Còn đối với chính phủ, mô hình kinh doanh này đưa lại khả năng cải tiến quản lý kinh tế và kiểm soát được việc thực hiện nghĩa vụ đối với nhà nước của các doanh nghiệp, nhất là nghĩa vụ thuế, phân phối thu nhập, hải quan . Ở Việt Nam thương mại điện tử tuy mới du nhập vào nhưng đã phát triển nhanh chóng, theo báo cáo của bộ thương mại năm 2005 thì năm 2005 là năm chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ và đa dạng của thương mại điện tử. Một số website điện tử mới do các cơ quan nhà nước xây dựng đã được vận hành và đi vào hoạt động. Bộ thương mại khai trương cổng thương mại điện tử quốc gia (ECVN) giúp các doanh nghiệp làm quen với mô hình giao dịch điện tử B2B. Chất lượng website của nhiều bộ nghành và các cơ quan nhà nước, các tổ chức kinh tế xã hội và các doanh nghiệp đã được cải thiện rõ rệt, cung cấp các thông tin kinh tế thương mại phong phú và kịp thời. Thấy được vai trò của thương mại điện tử chính phủ, nhà nước cũng như các doanh nghiệp đã không ngừng xây dựng các giải pháp cho lĩnh vực này. Đặc biệt trong năm 2005 các cơ quan nhà nước đã thể hiện vai trò chủ động trong việc xây dựng môi trường pháp lý và tổ chức các hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp ứng dụng thương mại điện tử. Các doanh nghiệp đã chủ động hơn trong việc ứng dụng thương mại điện tử nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất , kinh doanh và sức cạnh tranh trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế diễn ra ngày càng sâu sắc. Một số doanh nghiệp đầu tư vào công nghệ tiên tiến và mạnh dạn đưa ra những phương thức kinh doanh thương mại điện tử mới, hứa hẹn tiềm năng doanh thu lớn trong tương lai. Do vậy với tình hình hiện nay thì bài toán thương mại điện tử vẫn là bài toán có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển của kinh tế xã hội Việt Nam trong tương lai. Trong đó các hệ thống website bán hàng qua mạng chiếm một tỉ lệ lớn. Khoá luận sẽ tìm hiểu về cơ sở dữ liệu, thương mại điện tử và qua đó xây dựng ứng dụng website bán hàng qua mạng (Bán điện thoại di động). 7 Xây dựng hệ thống website bàn hàng qua mạng Nội dung của khoá luận gồm có : Chương 1 : Giới thiệu cơ sở dữ liệu Chương 2 : Thương mại điện tử Chương 3 : Giới thiệu PHP và MySQL Chương 4 : Phân tích hệ thống website bán hàng qua mạng 8 Chương 1: Giới thiệu cơ sở dữ liệu 1.1. Khái niệm về cơ sở dữ liệu Một cơ sở dữ liệu là một tập hợp dữ liệu của một xí nghiệp, một tổ chức được lưu trữ trong máy tính, được nhiều người sử dụng và được tổ chức theo một mô hình dữ liệu. Các tiêu chuẩn của một cơ sở dữ liệu: ♦ Phản ánh trung thành thế giới thực. ♦ Không dư thừa thông tin. ♦ Giữa chương trình và dữ liệu phải có một sự độc lập. ♦ Đảm bảo tính an toàn và bí mật của dữ liệu. ♦ Hiệu suất sử dụng cao. 1.2. Các cấu hình cơ sở dữ liệu trên máy client/server Nhìn chung mọi ứng dụng cơ sở dữ liệu đều bao gồm các thành phần : – Thành phần xử lý ứng dụng (Application processing components) – Thành phần phần mềm cơ sở dữ liệu (Database software components) – Bản thân cơ sở dữ liệu (The database itself) Các mô hình về xử lý cơ sở dữ liệu khác nhau là bởi các trường hợp của 3 loại thành phần nói trên định vị ở đâu. Bài viết này này xin giới thiệu 5 mô hình kiến trúc dựa trên cấu hình phân tán về truy nhập dữ liệu của hệ thống máy tính Client/Server. – Mô hình cơ sở dữ liệu tập trung(centralized database model) – Mô hình cơ sở dữ liệu theo kiểu file – server (File – server database model) Xây dựng hệ thống website bàn hàng qua mạng – Mô hình xử lý từng phần cơ sở dữ liệu (Database extract processing model) – Mô hình cơ sở dữ liệu client/server (Client/server database model) – Mô hình cơ sở dữ liệu phân tán (Distributed database model) 1.2.1. Mô hình cơ sở dữ liệu tập trung (Centralized database model) Trong mô hình này, các thành phần xử lý ứng dụng, phần mềm cơ sở dữ liệu và bản thân cơ sở dữ liệu đều ở trên một bộ xử lý. Ví dụ người dùng máy tính cá nhân có thể chạy các chương trình ứng dụng có sử dụng phần mềm cơ sở dữ liệu Oracle để truy nhập tới cơ sở dữ liệu nằm trên đĩa cứng của máy tính cá nhân đó. Từ khi các thành phần ứng dụng, phần mềm cơ sở dữ liệu và bản thân cơ sở dữ liệu cùng nằm trên một máy tính thì ứng dụng đã thích hợp với mô hình tập trung. Hầu hết công việc xử lý luồng thông tin chính được thực hiện bởi nhiều tổ chức mà vẫn phù hợp với mô hình tập trung. Ví dụ một bộ xử lý mainframe chạy phần mềm cơ sở dữ liệu IMS hoặc DB2 của IBM có thể cung cấp cho các trạm làm việc ở các vị trí phân tán sự truy nhập nhanh chóng tới cơ sở dữ liệu trung tâm. Tuy nhiên trong rất nhiều hệ thống như vậy, cả ba thành phần của ứng dụng cơ sở dữ liệu đều thực hiện trên cùng một máy mainframe do vậy cấu hình này cũng thích hợp với mô hình tập trung. 1.2.2. Mô hình cơ sở dữ liệu theo kiểu file - server (File - server database model) Trong mô hình cơ sở dữ liệu theo kiểu file - server các thành phần ứng dụng và phần mềm cơ sở dữ liệu ở trên một hệ thống máy tính và các file vật lý tạo nên cơ sở dữ liệu nằm trên hệ thống máy tính khác. Một cấu hình như vậy thường được dùng trong môi trường cục bộ, trong đó một hoặc nhiều hệ thống máy tính đóng vai trò của server, lưu trữ các file dữ liệu cho hệ thống máy tính khác thâm nhập tới. Trong môi trường file - server, phần mềm mạng được thi hành và làm cho các phần mềm ứng dụng cũng như phần mềm cơ sở dữ liệu chạy trên hệ thống của người dùng cuối coi các file hoặc cơ sở dữ liệu trên file server thực sự như là trên máy tính của người chính họ. Mô hình file server rất giống với mô hình tập trung. Các file cơ sở dữ liệu nằm trên máy khác với các thành phần ứng dụng và phần mềm cơ sở dữ liệu; tuy nhiên các 10 [...]... website trưng bày thông tin, hình ảnh, tìm kiếm khách hàng qua mạng, Xây dựng hệ thống website bàn hàng qua mạng liên hệ với khách hàng qua Email mà thôi.Cấp độ cao hơn thì doanh nghiệp đã có thể thực hiện một số giao dịch trên mạng như cho khách hàng đặt hàng thẳng từ trên mạng, quản lý thông tin khách hàng, đơn hàng bằng cở sở dữ liệu tự động trên mạng, có thể xử lý thanh toán qua mạng bằng thẻ tín... mặt hàng theo yêu cầu và các thông tin chi tiết Đối với khách hàng: có thể xem các mặt hàng mà cửa hàng giới thiệu, chọn các mặt hàng và bỏ vào giỏ hàng Tại thời điểm bất kỳ có thể xem giỏ hàng của mình Cho phép đặt hàng và gửi đơn đặt hàng tới của hàng thông qua trang Web Người mua hàng muốn mua hàng bắt buộc phải có acount và phải đăng nhập vào hệ thống Mọi thông tin của khách hàng đăng ký đặt hàng. .. rộng khắp ♦ Phải có hệ thống cơ sở chuyển phát nhanh chóng, kịp thời và tin cậy ♦ Phải có hệ thống an toàn bảo mật cho các giao dịch, chống xâm nhập trái phép, chống virus, chống thoái thác ♦ Phải có nhân lực am hiểu kinh doanh, công nghệ thông tin, thương mại điện tử để triển khai tiếp thị, quảng cáo, xúc tiến, bán hàng và thanh toán qua mạng 18 Xây dựng hệ thống website bàn hàng qua mạng 2.1.3 Các loại... các thông tin sản phẩm thực hiện quá trình mua hàng – Xây dựng hệ thống website bàn hàng qua mạng Với nhà quản trị cho phép ngoài các quyền của người dùng còn có chức năng quản lý nội dung trang Web tức là có quyền cập nhật các thông tin về mặt hàng, các giao diện hiển thị trên trang Web Quản lý các mặt hàng hiện có, có thể thêm sửa, xóa các mặt hàng đã có Quản lý các đơn đặt hàng qua mạng Khách hàng. .. chạy qua các hệ thống thanh toán giống như ta mua hàng ở thiết bị đầu cuối tại các cửa hàng bách hoá thực 30 Xây dựng hệ thống website bàn hàng qua mạng Chương 3 Giới thiệu PHP và MySql 3.1 Giới thiệu php 3.1.1 Php là gì? PHP là chữ viết tắt của “Personal Home Page” do Rasmus Lerdorf tạo ra năm 1994, để theo dõi người dùng truy cập lý lịch trực tuyến của ông Vì tính hữu dụng, khả năng phát triển, PHP. .. toà án Hiện tại các biểu mẫu thu nhận thông tin thanh toán trên WEB thường đạt chứng nhận an toàn và bảo mật Class 1, nhưng hiện tại một số cửa hàng trên WEB cũng đã đạt mức an toàn và bảo mật Class 2 và khách hàng cũng đã bắt đầu nhận được chúng thông qua một công nghệ được gọi là SET 28 Xây dựng hệ thống website bàn hàng qua mạng 2.3.2 Một số giao thức bảo mật thông dụng 2.3.3.1 Cơ chế bảo mật SSL... động: về giá cả, về chủng loại, và các thông tin bên lề khác được cập nhật hàng ngày Người dùng có thể đặt hàng trực tuyến thông qua hệ thống đặt hàng của website, sau đó sản phẩm sẽ được giao đến tận tay khách hàng Nếu khách hàng là khách hàng thường xuyên của website sẽ được hưởng những ưu đãi đặc biệt khi mua hàng: giảm giá, quà tặng … 4.1.2 Yêu cầu của hệ thống Hệ thống phải đáp ứng được các yêu cầu:... 3.23) trên một số hệ điều hành Nói chung, nó thường làm việc với các bảng có kích thước 4GB 34 Chương 4 Phân tích hệ thống bán hàng qua mạng (hệ thống bán điện thoại di động) 4.1 Mục tiêu và yêu cầu 4.1.1 Mục tiêu của hệ thống Website kinh doanh điện thoại trực tuyến là website kinh doanh và giới thiệu sản phẩm điện thoại di động Thông qua Website cho phép người dùng có thể cập nhất các thông tin mới nhất... mã hoá văn bản với khoá công khai này rồi gửi cho A Khi A nhận được bản mã sẽ dùng khoá riêng của mình để giải mã bản mã đó 26 Xây dựng hệ thống website bàn hàng qua mạng Mã hoá công khai có các hệ mã hoá: Hệ mã hoá RSA, Hệ trao đổi khoá DiffieHellman,….Trong đó hệ mã hoá RSA là hay được dùng để mã hoá trong các giao dịch thương mại điện tử Ví dụ về hệ mã hoá phi đối xứng - Hệ mã hoá RSA: Tạo khoá... đề quan trọng nhất là trao đổi các thông tin thương mại có cấu trúc và mua bán tự động giữa hai hệ thống khác nhau Mô hình B2B áp dụng cho hình thức kinh doanh có chứng từ giữa các công ty, các tổ chức, giữa công ty mẹ và các công ty con, giữa các công ty trong cùng hiệp hội… Khi sử dụng mô hình B2B cần phải có kiểm chứng được khách hàng và bảo mật thông tin mua bán thông qua chữ ký điện tử của công