1. Trang chủ
  2. » Kỹ Thuật - Công Nghệ

Sổ tay thanh tra môi trường

54 206 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 54
Dung lượng 455,6 KB

Nội dung

không có các quy định cụ thể hoá các hoạt động thanh tra trong các văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ môi trường, Thanh tra Sở KH,CN&MT và các Thanh tra viên được quyền áp dụng các quy

Trang 1

SỔ TAY THANH TRA MÔI TRƯỜNG -VÕ VĂN

TIỄN -SỔ TAY THANH TRA MÔI TRƯỜNG

(�ANG XÂY DỰNG VÀ XIN Ý KIẾN� từ thanh tra các sở khcnmt)

�Cuốn sổ tay thanh tra chứa đựng các thông tin:

-Các văn bản pháp luật hiện hành cần thiết cho các hoạt động thanh tra;

- Kế hoạch thanh tra;

- Thu thập các thông tin tại hiện trường;

- Phân tích kết quả và đánh giá ở hiện trường / Công ty;

- Ðánh giá thường xuyên và báo cáo về các hoạt động thanh tra;

Thanh tra viên cần phải biết những gì có thể được làm và những gì không được làm và thực hiện những việc được làm như thế nào Liên quan tới các hướng dẫn dưới đây tất cả các thông tin thích hợp đối với các chủ thể khác nhau được cập nhật và giải thích Với mục đích xây dựng một cuốn sổ tay thực hành, tất cả giải thích đều ngắn gọn và tập trung vào việc làm thế nào để sử dụng thông tin một cách hiệu quả và nhanh chóng trong công tác thanh tra.

II KHUNG PHÁP luật của hoạt đông thanh tra môi trường

II.1-� Các văn bản pháp luật quy định chung về hoạt động thanh tra:

Mục này chủ yếu giới thiệu những thông tin chung có tính bao trùm về toàn bộ hoạt động thanh tra nói chung và thanh tra chuyên ngành về bảo vệ môi trường nói riêng Qua đó các Thanh tra viên thấy được vị trí, vai trò của hoạt động thanh tra trong hoạt động quản lý Nhà nước của

Sở KH,CN&MT; thấy được chức năng, nhiệm vụ quyền hạn của Thanh tra Sở KH,CN&MT

và của các Thanh tra viên thuộc Thanh tra Sở; trách nhiệm phối hợp của các cơ quan có liên quan trong hoạt động thanh tra; trách nhiệm và quyền hạn của đối tượng thanh tra theo quy định của pháp luật về thanh tra nói chung và thanh tra về bảo vệ môi trường nói riêng Phần này rất có ý nghĩa và đóng vai trò quan trọng Do đó, cần thiết trích dẫn cụ thể để các phần sau còn dẫn chiếu Qua đó Thanh tra Sở KH,CN&MT và các Thanh tra viên hiểu được những vấn đề cơ bản trong hoạt động thanh tra của mình để vận dụng sáng tạo, linh hoạt và đúng pháp luật trong các hoạt động thanh tra cụ thể.

II.1.1 Theo quy định tại Pháp lệnh Thanh tra:

Trước hết, Thanh tra Sở KH,CN&MT là một tổ chức thanh tra Nhà nước nằm trong hệ thống Thanh tra Nhà nước về khoa học, công nghệ và môi trường Do đó, Thanh tra Sở KH,CN&MT, phải có đầy đủ chức năng và quyền hạn của một tổ chức thanh tra Nhà nước theo quy định của Pháp � lệnh Thanh tra, được Hội đồng Nhà nước (nay là Chủ tịch nước) công bố ngày 01/4/1990 Hơn nữa, hiện nay Pháp lệnh Thanh tra là văn bản quy phạm pháp luật có tính pháp lý cao nhất để điều chỉnh chung cho lĩnh vực thanh tra và làm cơ sở pháp lý để quy định

về tổ chức và hoạt động thanh tra trong các lĩnh vực cụ thể tại các văn bản quy phạm pháp luật khác Vì vậy, trong quá trình tiến hành các hoạt động thanh tra về bảo vệ môi trường, khi

Trang 2

không có các quy định cụ thể hoá các hoạt động thanh tra trong các văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ môi trường, Thanh tra Sở KH,CN&MT và các Thanh tra viên được quyền áp dụng các quy định của Pháp lệnh Thanh tra và các văn bản hướng dẫn thi hành Pháp lệnh.

và trách nhiệm của các cơ quan thực hiện chức năng quản lý Nhà nước:

"Trong phạm vi chức năng của mình, các cơ quan quản lý Nhà nước có trách nhiệm tự kiểm tra việc thực hiện các quyết định của mình và thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ, kế hoạch Nhà nước của cơ quan Nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, tổ chức hữu quan và cá nhân có trách nhiệm (gọi chung là cơ quan, tổ chức và cá nhân) nhằm phát huy nhân tố tích cực, phòng ngừa, xử lý các vi phạm, góp phần thúc đẩy hoàn thành nhiệm vụ, hoàn thiện cơ chế quản lý, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, các quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức và công dân�.

Theo quy định trên, các cơ quan quản lý Nhà nước có trách nhiệm tổ chức thực hiện các hoạt động thanh tra, kiểm tra theo chức năng, nhiệm vụ quản lý được phân cấp Ðảm bảo sự chủ động trong hoạt động này, đồng thời cũng khẳng định vị trí và vai trò của công tác thanh tra trong hoạt động quản lý Nhà nước, ngay cả khi có tổ chức thanh tra hay không có tổ chức thanh tra.

- Tại Ðiều 3 đã khẳng định Thanh tra Sở (khoản 4) thuộc hệ thống tổ chức Thanh tra Nhà nước Ðiều này giúp Thanh tra tra Sở KH,CN&MT có chức năng, quyền hạn của tổ chức Thanh tra Nhà nước.

- Ðiều 5 quy định về nguyên tắc hoạt động thanh tra:

�Hoạt động thanh tra chỉ tuân theo pháp luật, bảo đảm chính xác, khách quan, công khai, dân chủ, kịp thời.�

- Ðiều 6 đã quy định về trách nhiệm phối hợp, cộng tác trong hoạt động thanh tra của các cơ quan, tổ chức, các nhân:

�Trong phạm vi trách nhiệm, nghĩa vụ của mình, các cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, văn hoá xã hội, lực lượng vũ trang nhân dân và mọi công dân phải thực hiện các yêu cầu liên quan tới hoạt động thanh tra theo quy định của pháp luật,� tạo điều kiện cho tổ chức thanh tra và thanh tra viên hoàn thành nhiệm vụ".

Quy định này rất quan trọng, nó là cơ sở pháp lý để xác định trách nhiệm và nghĩa vụ của các cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan đến hoạt động thanh tra hoặc đối tượng thanh tra phối hợp, cộng tác trong việc: Cung cấp thông tin, giám định kỹ thuật, thực hiện các biện pháp cưỡng chế thi hành các quyết định xử phạt vi phạm hành chính, thực hiện các yêu cầu, kiến nghị của hoạt động thanh tra liên quan đến trách nhiệm của mình hoặc buộc đối tượng thanh tra là đơn vị trực thuộc thực hiện các yêu cầu, kiến nghị của kết luận thanh tra; có trách nhiệm tạo điều kiện thuận lợi và không có các hoạt động cản trở, gây khó khăn cho hoạt động thanh tra của Thanh tra Sở KH,CN&MT và Thanh tra viên trong quá trình tiến hành công tác thanh tra của mình.

- Tại Ðiều 7 đã quy định trách nhiệm và quyền hạn của đối tượng thanh tra:

�Các cơ quan, tổ chức, cá nhân là đối tượng thanh tra phải thực hiện các yêu cầu, kiến nghị, quyết định về thanh tra theo quy định của pháp luật; trong quá trình thanh tra, có quyền giải trình, có quyền khiếu nại đối với kết luận, kiến nghị, quyết định về thanh tra.�

Trang 3

- Nhiệm vụ, quyền hạn chung của tổ chức thanh tra Nhà nước được quy định tại Ðiều 8 Ðối với Thanh tra Sở, nhiệm vụ, quyền hạn được cụ thể tại Ðiều 5, Nghị định 244/HÐBT ngày 30/ 6/1990:

�1 Thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật đối với cơ quan Nhà nước, tổ chức kinh

tế, văn hoá xã hội và công dân thuộc thẩm quyền quản lý Nhà nước của Sở.

2 Kiến nghị Giám đốc Sở giải quyết khiếu nại, tố cáo theo thẩm quyền của Giám đốc Sở Giải quyết khiếu nại, tố cáo mà thủ trưởng cơ quan, đơn vị do Sở trực tiếp quản lý đã giải quyết, nhưng đương sự còn khiếu nại hoặc phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật.

3 Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy định về công tác thanh tra và việc xem xét, giải quyết khiếu nại, tố cáo đối với thủ trưởng cơ quan, đơn vị do Sở trực tiếp quản lý; tạm đình chỉ những quyết định không đúng của thủ trưởng cơ quan, đơn vị nói trên về công tác thanh tra, đồng thời kiến nghị Giám đốc Sở giải quyết.

4 Kiến nghị Giám đốc Sở giải quyết những vấn đề về công tác thanh tra; trường hợp kiến nghị không được chấp nhận thì báo cáo Chánh Thanh tra tỉnh quyết định �

Theo quy định trên, Thanh tra Sở KH,CN&MT có nhiệm vụ, quyền hạn thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực bảo vệ môi trường như sau:

1 Thanh tra việc thực hiện quy định của Luật bảo vệ môi trường đối với cơ quan Nhà nước,

tổ chức kinh tế, văn hoá xã hội và công dân trong phạm vi của tỉnh.

2 Kiến nghị Giám đốc Sở KH,CN&MT giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến bảo vệ môi trường theo thẩm quyền của Giám đốc Sở.

- Tại Ðiều 9 đã quy định về quyền của tổ chức thanh tra Nhà nước trong quá trình thanh tra (09 quyền) Cụ thể:

�1 Yêu cầu cơ quan, đơn vị, cá nhân có liên quan cung cấp thông tin cần thiết phục vụ cho việc thanh tra; yêu cầu cơ quan, đơn vị hữu quan cử người tham gia hoạt động thanh tra;

2 Trưng cầu giám định;

3 Yêu cầu đối tượng thanh tra cung cấp tài liệu, báo cáo bằng văn bản, trả lời những chất vấn của tổ chức thanh tra hoặc Thanh tra viên; khi cần thiết tiến hành kiểm kê tài sản;

4 Quyết định niêm phong tài liệu, kê biên tài sản, khi có căn cứ để nhận định có vi phạm pháp luật; ra quyết định yêu cầu cơ quan có thẩm quyền tạm giữ tiền, đồ vật, giấy phép được cấp hoặc sử dụng trái pháp luật khi xét thấy cần ngăn chặn ngay việc vi phạm pháp luật hoặc để xác minh tình tiết làm chứng cứ cho việc két luận, xử lý;

5 Ðình chỉ việc làm xét thấy đang hoặc sẽ gây tác hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức và công dân;

6 Tạm đình chỉ việc thi hành quyết định kỷ luật, thuyên chuyển công tác người đang cộng tác với tổ chức thanh tra hoặc đang là đối tượng thanh tra, nếu xét thấy việc thi hành quyết định gây trở ngại cho việc thanh tra;

7 Cảnh cáo, tạm đình chỉ công tác nhân viên Nhà nước cố ý cản trở việc thanh tra hoặc không thực hiện yêu cầu, kiến nghị, quyết định của tổ chức thanh tra hoặc Thanh tra viên;

8 Kết luận, kiến nghị hoặc quyết định xử lý theo quy định của pháp luật;

9 Chuyển hồ sơ về việc vi phạm pháp luật sang cơ quan điều tra hình sự có thẩm quyền giải quyết, nếu xét thấy có dấu hiệu cấu thành tội phạm

Thông tư 01-TT/TTR ngày 20/8/1992 của Thanh tra Nhà nước đã hướng dẫn cụ thể thực hiện các quyền này.

Trong hoạt động thanh tra về bảo vệ môi trường, Thanh tra Sở KH,CN&MT được sử dụng đầy

đủ các quyền nêu trên Tuy nhiên, Thanh tra Sở KH,CN&MT thường sử dụng các quyền 1, 2,

3, 5 và 8 Bộ luật hình sự (sửa đổi) đã bổ sung chương "Các tội phạm về môi trường", khi Bộ luật này có hiệu lực, thì quyền thứ 9 cũng sẽ được sử dụng nhiều hơn Ðối với các Thanh tra viên, theo quy định của khoản 3, Ðiều 24 Pháp lệnh Thanh tra:

Trang 4

"Khi thực hiện nhiệm vụ của mình, Thanh tra viên có quyền:

a) Thực hiện các quyền quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 8 Ðiều 9 của Pháp lệnh này;

b) Tạm đình chỉ việc làm xét thấy đang hoặc sẽ � gây tác hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền

và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức và công dân, đồng thời báo cáo ngay cơ quan có thẩm quyền giải quyết".

Cơ quan có thẩm quyền giải quyết ở đây đối với Ðoàn thanh tra hoặc Thanh tra viên, trước hết phải là cơ quan ra quyết định thanh tra Trên cơ sở báo cáo này, Cơ quan ra quyết định thanh tra sẽ xem xét cụ thể "việc làm" bị đình chỉ thuộc cơ quan, tổ chức, cá nhân nào? Có thuộc thẩm quyền quản lý thực tiếp của mình không? Nếu không thuộc thẩm quyền quản lý trực tiếp của mình thì thuộc thẩm quyền quản lý của cơ quan, tổ chức nào hoặc thuộc lĩnh vực quản lý Nhà nước của cơ quan, tổ chức nào (Cơ quan cấp giấy phép hoạt động của cơ quan,

tổ chức hoặc cá nhân có "việc làm" bị đình chỉ), để có hướng giải quyết cụ thể.

- Quy định chung về Thanh tra viên được quy định tại Ðiều 24 và đã được cụ thể tại Nghị định 191/HÐBT ngày 15/6/1991 ban hành Quy chế Thanh tra viên và việc sử dụng cộng tác viên thanh tra.

II.1.2 Theo quy định tại Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính:

- Tại Ðiều 34, Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính quy định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của thanh tra chuyên ngành.

Theo quy định tại Nghị định 26/CP ngày 26/4/1996 quy định xử phạt vi phạm hành chính

về bảo vệ môi trường (Khoản 1, 2 Ðiều 20), Thanh tra Sở KH,CN&MT có chức năng thanh tra chuyên ngành về bảo vệ môi trường và Thanh tra viên thuộc Thanh tra Sở KH,CN&MT thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành về bảo vệ môi trường Do đó, Thanh tra Sở KH,CN&MT và Thanh tra viên thuộc Thanh tra Sở KH,CN&MT có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của Ðiều 34 (khoản 1 và 2) nêu trên trong lĩnh vực bảo vệ môi trường đối với các hành vi vi phạm theo quy định của Nghị định 26/CP Cụ thể:

- Thanh tra viên chuyên ngành KH,CN&MT đang thi hành công vụ có quyền: "Phạt cảnh cáo, phạt tiền đến 200.000 đồng đối với những vi phạm hành chính thuộc địa bàn quản lý của mình, tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để gây ô nhiễm môi trường có giá trị đến 500.000 đồng, được quyền buộc tổ chức, cá nhân vi phạm đình chỉ hành vi vi phạm, khôi phục tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm, khắc phục hậu quả do hành vi vi phạm gây ra, tiêu huỷ các vật phẩm gây hại cho môi trường sống".

- Chánh Thanh tra Sở KH,CN&MT có quyền: "Phạt cảnh cáo, phạt tiền đến 10.000.000 đồng, tước quyền sử dụng giấy phép môi trường do Sở KH,CN&MT cấp, tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để gây ô nhiễm môi trường, được quyền buộc tổ chức, cá nhân vi phạm bồi thường thiệt hại do hành vi vi phạm gây ra đến 1.000.000 đồng, buộc khôi phục tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm, khắc phục hậu quả do hành vi vi phạm gây ra, tiêu huỷ các vật phẩm gây hại cho môi trường sống".

II.1.3 Theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường:

Luật bảo vệ môi trường là văn bản pháp lý cao nhất quy định cụ thể về hoạt động thanh tra

về bảo vệ môi trường Các quy định chung về thanh tra theo quy định của Pháp lệnh Thanh tra và Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính đã được cụ thể trong văn bản Luật này và các văn bản hướng dẫn thi hành luật Do đó, các hoạt động thanh tra về bảo vệ môi trường chủ yếu dựa trên các quy định của Luật này Môi trường rất rộng, một số lĩnh vực có liên quan đến việc sử dụng và quản lý một số thành phần môi trường đã được đề cập đến trong một số văn bản quy phạm pháp luật khác (sẽ được đề cập sơ lược một số nội dung� tại mục 4.2) Luật Bảo vệ môi trường chủ yếu quy định "trách nhiệm của chính quyền các cấp, các cơ quan Nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân và mọi cá nhân trong việc bảo

vệ môi trường nhằm bảo vệ sức khoẻ� nhân dân, bảo đảm quyền con người được sống trong

Trang 5

môi trường trong lành, phục vụ sự nghiệp phát triển lâu bền của đất nước, góp phần bảo vệ môi trường khu vực và toàn cầu".

Ðể hướng dẫn chi tiết một số điều khoản trong Luật bảo vệ môi trường, Chính phủ đã có Nghị định 175/CP ngày 18/10/1994 và Nghị định 26/CP ngày 26/4/1996 quy định xử phạt vi phạm hành chính về� bẻo vệ môi trường Bộ KH,CN&MT cùng với một số Bộ, ngành có liên quan ban hành các Thông tư, Quyết định để hướng dẫn chi tiết hơn một số điều, khoản trong Nghị định của Chính phủ Việc ban hành các văn bản dưới luật chỉ để làm rõ hơn các điều khoản của luật và không được trái với luật.

Trong Luật Bảo vệ môi trường và các văn bản hướng dẫn có các Ðiều quy định� về hoạt động thanh tra môi trường cụ thể như sau:

- Tại Ðiều 38 Luật Bảo vệ môi trường có quy định là Sở KH,CN&MT chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường tại địa phương (nội dung quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường tại địa phương đã được quy định cụ thể tại Ðiều

6, Nghị định 175/CP).

- Tại Ðiều 40 Luật Bảo vệ môi trường đã quy định: "Cơ quan quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành về bảo vệ môi trường và có trách nhiệm phối hợp với thanh tra chuyên ngành của các Bộ, ngành hữu quan trong việc bảo vệ môi trường " Theo quy định này thì Sở KH,CN&MT có trách nhiệm thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành về bảo vệ môi trường Có trách nhiệm tổ chức thực hiện các hoạt động thanh tra về bảo vệ môi trường trên địa bàn của Tỉnh.

Thực hiện quy định tại Ðiều 38, Nghị định 175/CP hướng dẫn thực hiện Luật Bảo vệ môi trường, ngày 12/12/1994, Bộ trưởng Bộ KH,CN&MT sau khi thống nhất với Thanh tra Nhà nước đã ban hành Thông tư 1485/MTg Hướng dẫn tổ chức, quyền hạn và phạm vi hoạt động của Thanh tra về bảo vệ môi trường Cụ thể:

+ Phần 1: Tổ chức Thanh tra Nhà nước về bảo vệ môi trường: Ðược tổ chức hai cấp:

Trung ương: Thanh tra Cục Môi trường có nhiệm vụ giúp Thanh tra Bộ KH,CN&MT thực hiện chức năng thanh tra Nhà nước về bảo vệ môi trường trong phạm vi cả nước;

Ðịa phương: Thanh tra Sở KH,CN&MT tỉnh thực hiện chức năng thanh tra Nhà nước về bảo

vệ môi trường trong phạm vi quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường của UBND tỉnh.

+ Phần II: Quy định nhiệm vụ, quyền hạn của tổ chức Thanh tra Nhà nước về bảo vệ môi trường:

Ðối với Tổ chức Thanh tra Nhà nước: Dẫn chiếu quyền hạn quy định tại Ðiều 8, 9 Pháp lệnh Thanh tra (xem mục 1.1); Ðiều 40, Luật Bảo vệ môi trường (xem phần trên của mục 1.3); Ðiều

37, Nghị định 175/CP (xem mục 2.1).

Ðối với Thanh tra viên: Dẫn chiếu Ðiểm 3-Ðiều 24, Pháp lênh Thanh tra (xem mục 1.1); Ðiều

41, Luật Bảo vệ môi trường (xem phần III của mục này) và được quyền áp dụng các hình thức

xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại điều 11 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính (xem cụ thể thẩm quyền quy định cho Thanh tra viên tại khoản 1 Ðiều 34 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính và cụ thể trong lĩnh vực bảo vệ môi trường tại khoản 1, Ðiều 20 Nghị định 26/CP tại mục 1.2).

+ Phần III: Quy định về đối tượng, nội dung và phạm vi thanh tra:

Trong đó có quy định cho Thanh tra Sở KH,CN&MT thực hiện quyền thanh tra về bảo vệ môi trường trong phạm vi địa phương với nội dung và đối tượng sau:

Thanh tra việc thực hiện các quy định về bảo vệ môi trường của các Sở, ngành và việc thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường của UBND quận, huyện, xã, phường; Thanh tra việc chấp hành các quy định, tiêu chuẩn về phòng, chống, khắc phục suy thoái ô nhiễm môi trường, sự cố môi trường khi sử dụng và khai thác các thành phần về môi trường của các tổ chức, cá nhân trong phạm vi địa phương theo sự phân cấp của Cục môi trường;

Trang 6

Phối hợp với các tổ chức thanh tra Sở, ngành hữu quan thanh tra việc chấp hành pháp luật có liên quan về bảo vệ môi trường trong phạm vi địa phương;

Xác định và lập báo cáo về các sự cố, ô nhiễm môi trường xảy ra ở địa phương để Giám đốc

Sở khoa học công nghệ và môi trường trình chủ tịch Uỷ ban nhân dân Tỉnh xem xét quyết định; Giúp Giám đốc Sở KH,CN&MT giải quyết khiếu nại, tố cáo các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường và tranh chấp môi trường thuộc thẩm quyền giải quyết của Giám đốc Sở, hoặc do Cục trưởng Cục môi trường uỷ nhiệm giải quyết;

Phối hợp với thanh tra Cục môi trường trong quá trình thanh tra về bảo vệ môi trường ở địa phương.

- Tại Ðiều 41, Luật Bảo vệ môi trường đã quy định quyền hạn của Thanh tra viên hoặc Ðoàn thanh tra về bảo vệ môi trường trong quá trình thanh tra (cụ thể quyền hạn theo Ðiều 24 và

31 Pháp lệnh Thanh tra) như sau:

�1 Yêu cầu các tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp tài liệu và trả lời những vấn đề cần thiết cho việc thanh tra".

+ Các cơ quan liên quan ở đây không chỉ là đối tượng thanh tra, mà bao gồm cả các cơ quan quản lý có liên quan đến đối tượng thanh tra (cơ quan quản lý cấp trên), cơ quan quản lý Nhà nước những lĩnh vực mà đối tượng thanh tra hoạt động và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có hoạt động liên quan trực tiếp về bảo vệ môi trường với đối tượng thanh tra (ví dụ: Cơ quan, tổ chức, cá nhân thuê đối tượng thanh tra gia công một số chế phẩm hoặc cung cấp nguyên liệu sản xuất bị cấm ).

+ Tài liệu được yêu cầy cung cấp ở đây được hiểu là các văn bản quản lý có liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh hoặc quy định riêng theo thẩm quyền về bảo vệ môi trường; các báo cáo số liệu có liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh hoặc số liệu kiểm soát về môi trường trong quá trình hoạt động của đối tượng thanh tra, các chứng cứ hoặc các thông tin khác phục vụ cho hoạt động thanh tra Cơ quan, tổ chức, cá nhân nêu trên có trách nhiệm cung cấp đầy đủ, kịp thời và chịu trách nhiệm về nội dung những thông tin, tài liệu đã cung cấp Những tài liệu "gốc" có một bản duy nhất của đối tượng thanh tra cần có Biên bản giao nhận; khi khai thác xong hoặc kết thúc cuộc thanh tra, Trưởng đoàn thanh tra hoặc Thanh tra viên có trách nhiệm trả cho đối tượng thanh tra và cũng phải có biên bản hoàn trả Những tài liệu cần thiết có thể yêu cầu bản sao có xác nhận để lưu hồ sơ thanh tra.

+ Việc trả lời những vấn đề cấn thiết được hiểu:

Ðối với đối tượng thanh tra: Trả lời những chất vấn trực tiếp hoặc những vấn đề được Ðoàn thanh tra hoặc Thanh tra viên yêu cầu bằng văn bản, đối tượng thanh tra trả lời bằng văn bản hoặc có biên bản về sự trả lời này khi chất vấn trực tiếp Ðối tượng thanh tra chịu trách nhiệm

về nội dung trả lời, báo cáo.

Ðối với các cơ quan có liên quan thì trả lời bằng văn bản những vấn đề Ðoàn thanh tra hoặc Thanh tra viên có văn bản hỏi.

"2 Tiến hành các biện pháp kiểm tra kỹ thuật tại hiện trường".

Ðoàn Thanh tra hoặc Thanh tra viên có thể thực hiện các biện pháp kỹ thuật tại hiện trường thông qua việc lấy mẫu, dùng các thiết bị hợp pháp và đảm bảo yêu cầu kỹ thuật để tiến hành

đo đạc các thông số, chỉ tiêu về môi trường có liên quan theo quy trình hoặc Tiêu chuẩn lấy mẫu hoặc phép đo Những trường hợp phức tạp thì tốt nhất là dùng quyền trưng cầu giám định để cơ quan, tổ chức có năng lực và trách nhiệm tiến hành các biện pháp kỹ thuật tại hiện trường và họ là ngươì chịu trách nhiệm trước pháp luật về số liệu họ thực hiện Ðoàn thanh tra hoặc Thanh tra viên căn cứ vào số liệu giám định để xử lý Ðiều quan trọng của Ðoàn thanh tra hoặc Thanh tra viên là nghiên cứu xác định để có quyết định nội dung trưng cầu giám định là gì.

Trang 7

"3 Quyết định tạm đình chỉ trong trường hợp khẩn cấp các hoạt động có nguy cơ gây sự cố nghiêm trọng về môi trường và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định đó, đồng thời báo cáo ngay với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quyết định xử lý hoặc kiến nghị với

cơ quan có thẩm quyền để đình chỉ các hoạt động có thể gây sự cố môi trường".

+ Khi ra quyết định này Ðoàn thanh tra hoặc Thanh tra viên cần cân nhắc và phải có cơ sở biết chắc chắn là hoạt động đó có nguy cơ gây sự cố nghiêm trọng về môi trường và cần phải làm đầy đủ thủ tục pháp lý cần thiết, như: Biên bản vi phạm hành chính hoặc Biên bản thanh tra và pháp lý hoá các chứng cứ, tài liệu (đưa các chứng cứ, tài liệu có liên quan vào Biên bản

và có chữ ký của đối tượng thanh tra - nếu từ chối phải có lý do) hoặc có người làm chứng, người bị thiệt hại do hành vi vi phạm gây ra

+ Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền có thể là cơ quan ra quyết định thanh tra; cơ quan có thẩm quyền có thể là cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp của đối tượng thanh tra hoặc chính quyền địa phương nơi đối tượng thanh tra có cơ sở sản xuất - kinh doanh đang có các hoạt động có nguy cơ gây sự cố nghiêm trọng.�

"4 Xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xử lý các vi phạm.

Nếu đã có căn cứ xác định được hành vi vi phạm hành chính về bảo vệ môi trường theo quy định của Nghị định 26/CP thì ngay trong Biên bản vi phạm hành chính cần yêu cầu đình chỉ ngay hành vi vi phạm Nếu thấy hành vi vi phạm thuộc thẩm quyền của mình theo quy định của pháp luật (phù hợp mức xử phạt vi phạm hành chính) có thể ra quyết định xử lý ngay nếu thấy cấp bách Thông thường nên cân nhắc và suy xét cho thấu đáo các vấn đề ngay trong Ðoàn thanh tra và tranh thủ ý kiến người ra quyết định thanh tra để có ý kiến chỉ đạo cụ thể để có quyết định xử lý phù hợp, có tính khả thi và đảm bảo hiệu quả cao trong hoạt động thanh tra Nếu trường hợp không thuộc thẩm quyền của mình thì báo cáo và chuyển toàn bộ hồ sơ vi phạm cho Chánh Thanh tra Sở KH,CN&MT để xử lý theo thẩm quyền Chánh Thanh tra xem xét báo cáo với Giám đốc sở và ra quyết định xử phạt theo thẩm quyền Nếu mức phạt lớn hơn thẩm quyền của mình thì báo cáo Giám đốc Sở để làm thủ tục trình Chủ tịch UBND tỉnh xử lý theo thẩm quyền.

Kết luận: Hoạt động thanh tra không chỉ là hoạt động riêng lẻ của tổ chức thanh tra mà phải

là hoạt động chung của cơ quan quản lý, có sự phối hợp đồng bộ của các đơn vị khác có chức năng quản lý nhà nước trong cùng cơ quan quản lý, trong đó tổ chức thanh tra là chuyên trách là đầu mối tổ chức việc thanh tra.� Quyền hạn: Ngoài� các quyền hạn chung được quy định chung cho các tổ chức thanh tra tại Ðiều 8, Ðiều 9 Pháp lệnh thanh tra, Thanh tra

Sở KH,CN&MT và các Thanh tra viên thuộc Thanh tra Sở KH,CN&MTcòn được sử dụng các quyền hạn quy định tại các văn bản pháp luật chuyên ngành về bảo vệ môi trường, xử lý vi phạm hành chính.

II.2- Các cơ quan chịu trách nhiệm thanh tra về môi trường:

�Mục này chỉ rõ các cơ quan có trách nhiệm thanh tra về môi trường và giới thiệu sự phối hợp giữa các cơ quan này trong hoạt động thanh tra về bảo vệ môi trường.

Tại một số văn bản quy phạm pháp luật trong một số lĩnh vực cụ thể liên quan đến bảo vệ môi trường, sức khoẻ con người, khai thác và sử dụng một số thành phần môi trường đã cụ thể hoá quy định chung về hoạt đông thanh tra trong từng lĩnh vực của mình Những quy định đó đã xác định các cơ quan có trách nhiệm trong hoạt động thanh tra môi trường Cụ thể như sau: II.2.1- Theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường và các văn bản hướng dẫn:

-� Theo Luật Bảo vệ môi trường tại các Ðiều 37, 38, 40 và 44 đã quy định:

Trang 8

+ Chức năng quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường có chức năng thanh tra, kiểm tra (khoản

7 Ðiều 37);

+ Trong đó Ðiều 38 đã quy định cơ quan có chức năng quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường, gồm:

Chính phủ thống nhất quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường trong phạm vi cả nước.

Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường (Bộ KH,CN&MT) chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường Chức năng quản lý Nhà nước

về bảo vệ môi trường của Bộ KH,CN&MT đã được quy định nội dung cụ thể tại điều 4, Nghị định 175/CP ngày 18/10/1994 (Nghị định 175/CP) Trong điều này cũng đã quy định cơ quan giúp Bộ trưởng Bộ KH,CN&MT thực hiện chức năng này là Cục Môi trường.

Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ theo chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của mình phối hợp với Bộ KH,CN&MT thực hiện bảo vệ môi trường trong ngành và các cơ quan thuộc quyền quản lý thực tiếp và đã được cụ thể tại Ðiều 5, Nghị định 175/CP Trong đó

có quy định: " Giải quyết các tranh chấp, khiếu nại, tố cáo, kiến nghị xử lý các vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường trong phạm vi thẩm quyền do pháp luật quy định "

Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (UBND tỉnh) thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường tại địa phương Chức năng này đã được cụ thể tại khoản 1, Ðiều 6 Nghị định 175/CP, trong đó có quy định: "đ) Phối hợp với các cơ quan Trung ương trong hoạt động kiểm tra, thanh tra, xử lý các vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường tại địa phương; đôn� đốc các tổ chức, cá nhân thực hiện các quy định của pháp luật về bảo

vệ môi trường; e) Tiếp nhận, giải quyết các tranh chấp, khiếu nại, tố cáo và các kiến nghị về bảo vệ môi trường trong phạm vi quyền hạn được giao hoặc chuyển đến các cơ quan có thẩm quyền để xử lý."

"Sở Khoa học, Công nghệ và Môi trường (Sở KH,CN&MT) chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường tại địa phương" (Khoản 2, Ðiều 6 Nghị định 175/CP) Chức năng quản lý Nhà nước về KH,CN&MT của Sở KH,CN&MT (trong đó có chức năng quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường) tại địa phương đã được quy định cụ thể tại Thông tư liên tịch số 1450/LB-TT ngày 06/9/1993 của liên Bộ Bộ KH,CN&MT

và Ban Tổ chức và Cán bộ Chính phủ Trong đó có quy định: " 8) Thanh tra Nhà nước đối với các tổ chức và cá nhân thuộc mọi thanh phần kinh tế trong việc chấp hành chính sách, luật pháp về Khoa học, Công nghệ và Bảo vệ môi trường "

+ Tại Ðiều 40 đã quy định chức năng thanh tra Nhà nước về bảo vệ môi trường thuộc về cơ quan quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường Theo quy định này thì các cơ quan có chức năng quản lý Nhà nước nêu tại Ðiều 38 có trách nhiệm về hoạt động thanh tra môi trường Tuy nhiên, trách nhiệm này được thực hiện ở mức độ khác nhau Song chủ yếu tập trung vào hai cấp: Trung ương là Bộ KH,CN&MT (có tổ chức thanh tra chuyên trách là Thanh tra Bộ KH,CN&MT), mà cơ quan giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường là Cục Môi trường (có tổ chức thanh tra chuyên trách là Thanh tra Cục Môi trường) và địa phương là UBND tỉnh, mà cơ quan chuyên môn giúp UBND tỉnh là Sở KH,CN&MT (có tổ chức thanh tra chuyên trách là Thanh tra Sở KH,CN&MT).

+ Tại Ðiều 44 quy định thẩm quyền xác định trách nhiệm phải xử lý về môi trường tại vùng có gây ra sự cố môi trường, ô nhiễm môi trường, suy thoái môi trường Cụ thể:

Trong phạm vi một tỉnh: Thanh tra Sở KH,CN&MT xác định hoặc báo cáo, đề nghị Chủ tịch UBND tỉnh xem xét quyết định Nếu một hoặc các bên không đồng ý với quyết định trên có quyền khiếu nại lên Bộ trưởng Bộ KH,CN&MT Quyết định của Bộ trưởng Bộ KH,CN&MT có hiệu lực thi hành.

Trong phạm vi hai hoặc nhiều tỉnh: Thanh tra Bộ KH,CN&MT hoặc Thanh tra Cục Môi trường xác định hoặc báo cáo, đề nghị Bộ trưởng Bộ KH,CN&MT xem xét quyết định Nếu

Trang 9

một hoặc các bên không đồng ý với quyết định trên có quyền khiếu nại lên Thủ tướng Chính phủ quyết định.

- Theo quy định tại Nghị định 175/CP, tại Chương VI đã hướng dẫn cụ thể trách nhiệm thanh tra về bảo vệ môi trường theo quy định của Luật bảo vệ môi trường Cụ thể tại các Ðiều: + Ðiều 37 đã quy định trách nhiệm của Bộ KH,CN&MT trong việc tổ chức, chỉ đạo thực hiện chức năng thanh tra về bảo vệ môi trường Cụ thể:

Thanh tra việc bảo vệ môi trường vủa các Bộ, ngành và việc thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường tại các địa phương của UBND các cấp;

Thanh tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường của tổ chức và cá nhân.

- Thực hiện quy định tại Ðiều 38, Nghị định 175/CP, ngày 12/12/1994, Bộ trưởng Bộ KH,CN&MT sau khi thống nhất với Thanh tra Nhà nước đã ban hành Thông tư 1485/MTg Hướng dẫn tổ chức, quyền hạn và phạm vi hoạt động của Thanh tra về bảo vệ môi trường Trong đó tại Phần III: Quy định về đối tượng, nội dung và phạm vi thanh tra:

1 Thanh tra Cục Môi trường thực hiện quyền thanh tra về bảo vệ môi trường trong phạm vi

cả nước với các nội dung và đối tượng sau:

Thanh tra việc thực hiện các quy định về bảo vệ môi trường của các Bộ, ngành và việc thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường của UBND tỉnh;

Thanh tra việc chấp hành các quy định của Luật Bảo vệ môi trường, các vụ việc vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường liên quan đến nhiều Bộ, ngành, nhiều tỉnh, thành phố, tổ chức và cá nhân nước ngoài hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam;

Phối hợp với các tổ chức thanh tra chuyên ngành cấp trung ương trong việc thanh tra chấp hành các quy định của pháp luật có liên quan về bảo vệ môi trường;

Xác định và lập báo cáo về sự cố, ô nhiễm, suy thoái môi trường xảy ra theo quy định tại Ðiều

44 Luật Bảo vệ môi trường;

Giúp Cục trưởng Cục Môi trường giải quyết khiếu nại, tố cáo các hành vi vi phạm pháp luật

về bảo vệ môi trường và tranh chấp môi trường thuộc thẩm quyền của Cục trưởng;

Phối hợp với Thanh tra Bộ KH,CN&MT giúp Bộ trưởng Bộ KH,CN&MT giải quyết các khiếu nại, tố cáo các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường và tranh chấp môi trường thuộc thẩm quyền của Bộ trưởng.

2 Thanh tra Sở KH,CN&MT thực hiện quyền thanh tra về bảo vệ môi trường trong phạm vi địa phương (xem mục 1.3).

- Ðối với hoạt động Thanh tra về bảo bảo vệ môi trường trên địa bàn Tỉnh, Thành phố: Thanh tra Sở KH,CN&MT đóng vai trò chủ đạo trong việc tổ chức các hoạt động thanh tra và xử lý kết quả thanh tra theo thẩm quyền (đã nêu tại mục 1) hoặc báo cáo cấp có thẩm quyền xử lý (Tuỳ mức độ có thể cấp có thẩm quyền là Sở KH,CN&MT, UBND Tỉnh, Thanh tra Cục Môi trường, Cục Môi trường, Thanh tra Bộ KH,CN&MT, Bộ KH,CN&MT).

- Trong các Sở có liên quan đến công tác bảo vệ môi trường như Sở Công nghiệp, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Sở thuỷ sản, Sở Y tế, Sở Xây dựng, đều có tổ chức thanh tra chuyên chuyên trách thực hiện chức năng thanh tra trong lĩnh vực quản lý Nhà nước của ngành đó Trong trường hợp cần thiết tiến hành thanh tra có liên quan đến việc bảo vệ môi trường, các Sở có thể chủ động tổ chức thành lập đoàn thanh tra và Sở Khoa học, công nghệ

và môi trường có thể tham gia phối hợp Khi Sở KH,CN&MT đóng vai trò chủ trì các cuộc thanh tra về bảo vệ môi trường, nếu xét thấy đối tượng thanh tra có liên quan đến lĩnh vực quản lý Nhà nước của ngành nào hoặc là đơn vị trực thuộc của Sở, ngành thì có thể phối hợp với các Sở, ngành đó Sự phối hợp ở đây có thể trên các vấn đề sau:

a) Cung cấp thông tin, tài liệu liên quan;

b) Cử người có thẩm quyền tham gia trực tiếp trong đoàn thanh tra;

Trang 10

c) Xử lý kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra.

d) Giúp nhau về nghiệp vụ chuyên ngành.

- UBND các cấp thực hiện chức năng quản lý hành chính toàn diện trên địa bàn được phân cấp Do đó, trong trường hợp cần thiết, các huyện, thị có thể tổ chức Ðoàn thanh tra và Sở KH,CN&MT có thể tham gia phối hợp Trong trường hợp ngược lại, khi UBND các huyên thị phối hợp với Sở trong hoạt động thanh tra về bảo vệ môi trường trên địa bàn quản lý của huyện, thị thì cũng đảm bảo sự phối hợp trên các vấn đề như nêu tại phần trên, đặc biệt trong

ba vấn đề b, c và d.

�- Thanh tra tỉnh cũng có thể tổ chức các đoàn thanh tra về bảo vệ môi trường khi có yêu cầu của UBND tỉnh Lúc này, Thanh tra tỉnh giữ vai trò chủ trì, các ngành có liên quan, đặc biệt

là ngành KH,CN&MT sẽ tham gia phối hợp trên 4 vấn đề nêu trên.

- Trong trường hợp cần thiết UBND Tỉnh có thể tổ chức những cuộc thanh tra liên ngành về bảo vệ môi trường nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp, đồng bộ trong địa bàn của tỉnh về bảo

vệ môi trường của tất cả các ngành, các cấp chính quyền ở Tỉnh Ðặc biệt khi giải quyết một vấn đề bức xúc tại một địa bàn trọng điểm trong một giai đoạn nhất định.

- Sự phối hợp giữa Sở KH,CN&MT với Bộ KH,CN&MT trong hoạt động thanh tra về bảo vệ môi trường tại địa phương thường được thực hiện:

+ Phần nội dung được Bộ KH,CN&MT uỷ quyền trong chức năng quản lý Nhà nước của Bộ.

Ví dụ: Uỷ quyền thẩm định ÐTM các đối tượng thuộc diện Bộ thẩm định Sau đó Sở sẽ tiến hành thanh tra việc thực hiện quyết định phê chuẩn ÐTM.

+ Thực hiện chỉ thị của Bộ trưởng Bộ KH,CN&MT (Ví dụ: Chỉ thị số 513/VP ngày 06/5/1997

về việc triển khai Cuộc thanh tra diện rộng chuyên đề về bảo vệ môi trường trên phạm vi toàn quốc).

+Và 4 vấn đề (a, b,c, d) phối hợp nêu trên khi tiến hành các hoạt động thanh tra về bảo vệ môi trường của cấp Bộ tại địa phương.

II.2.2- Các văn bản quy phạm pháp luật khác:

Ngoài Luật Bảo vệ môi trường còn một số văn bản quy phạm pháp luật khác điều chỉnh một số lĩnh vực có liên quan đến việc sử dụng, khai thác một số thành phần môi trường cụ thể, tới sức khoẻ của của nhân dân, như: Luật đất đai, Luật khoáng sản, Luật Bảo vệ và phát triển rừng, Luật Tài nguyên nước, Pháp lệnh Bảo vệ và phát triển nguồn lợi thuỷ sản, Pháp lệnh Bảo vệ

và kiểm dịch thực vật, Pháp lệnh An toàn và kiểm soát bức xạ, Luật bảo vệ sức khoẻ nhân dân,

Bộ luật Lao động (xem mục 4.2) Việc quy định thanh tra trong các lĩnh vực cụ thể theo các văn bản nêu trên cũng� xác định trách nhiệm thanh tra liên quan đến bảo vệ môi trường.

Do đó, hoạt động thanh tra về bảo vệ môi trường không thể tách rời hoàn toàn với hoạt động thanh tra của các Bộ, ngành khác.

Tại mục này chủ yếu giới thiệu Thanh tra Sở KH,CN&MT biết có các văn bản pháp luật khác cũng điều chỉnh liên quan đến một số lĩnh vực có sử dụng thành phần môi trường, để khi tiến hành thanh tra về bảo vệ môi trường đối với các đối tượng liên quan đến lĩnh vực quản lý Nhà nước của các ngành cụ thể thì chủ động có sự phối hợp với ngành đó theo 4 vấn đề phối hợp (nêu tại mục 2.1) hoặc biết có văn bản quy phạm pháp luật để áp dụng khi cần thiết.

Trên địa bàn của từng tỉnh, các ngành chủ động trong hoạt động thanh tra theo quy định của các văn bản quy phạm pháp luật đã quy định Khi có những vấn đề nảy sinh có tính liên ngành, thì chủ động phối hợp thực hiện Nếu không thể hợp tác được hoặc quá tầm của ngành mình quyết định thì báo cáo UBND Tỉnh xem xét quyết định cụ thể.

Thực tế những năm qua, hoạt động thanh tra liên ngành đã được thực hiện tốt ở rất nhiều tỉnh Trong đó, tuỳ theo tính chất của từng vụ việc liên quan đến ngành nào là chủ yếu, mà

Trang 11

Sở KH,CN&MT hoặc Sở khác đóng vai trò chủ trì Việc phối hợp thực hiện rất linh hoạt vì mục đích chung là đảm bảo hiệu lực pháp luật, hiệu lực quản lý Nhà nước Sự phối hợp có thể được thực hiện trên cả 4 vấn đề hoặc một vài vấn đề cho từng trường hợp cụ thể.

Một số thí dụ về sự phối hợp:

- Phối hợp với Sở Thuỷ sản trong việc thanh tra việc đánh bắt thuỷ sản Có thể Sở Thuỷ sản là

cơ quan chủ trì, Sở KH,CN&MT phối hợp.

- Sở KH,CN&MT phối hợp với Sở Công nghiệp trong việc thanh tra một số công ty khoáng sản về bảo vệ môi trường trong khai thác khoáng sản của ở một số mỏ

- Sở KH,CN&MT phối hợp với Sở Y tế tiến hành thanh tra các Bệnh viện trên dịa bàn của tỉnh

về bảo vệ môi trường

SƠ ÐỒ CƠ CẤU THANH TRA NHÀ NƯỚC

VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

Trang 12

Mối quan hệ chỉ đạo song trùng;

Mối quan hệ chỉ đạo chuyên môn; Trao đổi giúp đỡ nghiệp vụ.

II.3- Tiêu chuẩn môi trường của Việt Nam:

Trang 13

Mục này chủ yếu giới thiệu là đã có những tiêu chuẩn môi trường gì được công bố có tính pháp lý Những tiêu chuẩn nào thường được sử dụng trong hoạt động thanh tra hiện nay, bản chất của các tiêu chuẩn này và thực tế được áp dụng ra sao Việc sử dụng quyền trưng cầu giám định để yêu cầu cơ quan có năng lực và tư cách pháp nhân xác định cụ thể những thông

số môi trường cụ thể trong từng lĩnh vực Trên cơ sở kết quả giám định, Ðoàn thanh tra hoặc Thanh tra viên xem xét để xử lý cụ thể Ðiều quan trọng là Ðoàn thanh tra hoặc Thanh tra viên có sự am hiểu về môi trường và nhạy cảm về nghề nghiệp để đi đến quyết định nội dung trưng cầu giám định đối với từng cơ sở cụ thể trong quá trình thanh tra.

Theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường thì các tiêu chuẩn môi trường Việt nam phải được ban hành trên các lĩnh vực hoặc các thành phần môi trường cụ thể như sau:

1 Tiêu chuẩn môi trường đối với bảo vệ môi trường đất;

2 Tiêu chuẩn môi trường đối với bảo vệ môi trường nước;

3 Tiêu chuẩn môi trường đối với bảo vệ môi trường không khí ;

4 Tiêu chuẩn môi trường trong lĩnh vực tiếng ồn;

5 Tiêu chuẩn môi trường trong lĩnh vực bức xạ và ion hoá;

6 Tiêu chuẩn môi trường đối với bảo vệ khu vực dân cư;

7 Tiêu chuẩn môi trường đối với bảo vệ khu sản xuất;

8 Tiêu chuẩn đánh giá môi trường trong lĩnh vực bảo vệ rừng;

9 Tiêu chuẩn môi trường trong lĩnh vực bảo vệ hệ sinh vật;

10 Tiêu chuẩn môi trường trong lĩnh vực bảo vệ hệ sinh thái;

11 Tiêu chuẩn môi trường đối với bảo vệ biển;

12 Tiêu chuẩn môi trường đối với bảo vệ các khu bảo tồn thiên nhiên và cảnh quan thiên nhiên;

13 Tiêu chuẩn môi trường trong lĩnh vực quy hoạch xây dựng công nghiệp , đô thị và dân dụng;

14 Tiêu chuẩn môi trường liên quan tới việc vân chuyển , tàng trữ , sử dụng các chất độc hại, phóng xạ;

15 Tiêu chuẩn môi trường trong khai thác các mỏ lộ thiên và khai thác các mỏ hầm lò;

16 Tiêu chuẩn môi trường đối với các phương tiện giao thông cơ giới;

17 Tiêu chuẩn môi trường đối với các cơ sở có sử dụng các vi sinh vật;

18 Tiêu chuẩn môi trường đối với bảo vệ lòng đất;

19 Tiêu chuẩn môi trường đối với bảo vệ môi trường khu du lịch;

20 Tiêu chuẩn môi trường trong lĩnh vực xuất nhập khẩu;

21 Tiêu chuẩn môi trường đối với các bệnh viện và các khu chữa bệnh đặc biệt;

Hiện nay, các tiêu chuẩn về môi trường đều phải áp dụng theo 97 tiêu chuẩn về môi trường được ban hành theo quyết định số 2920-QÐ/MTg ngày 21/12/1996 của Bộ trưởng Bộ KH,CN&MT Các tiêu chuẩn ban hành theo Quyết định 2920 nêu trên là các tiêu chuẩn quốc gia và được tập trung chủ yếu vào 04 thành phần cơ bản của môi trường là: Ðất, nước, không khí và tiếng ồn Chưa có tiêu chuẩn đối với 17 lĩnh vực còn lại trong danh mục các tiêu chuẩn theo quy định tại điều 22, Nghị định 175 Ngay bản thân đối với tiêu chuẩn nước thải và khí thải còn rất nhiều chỉ tiêu chưa được đề cập và chỉ ra Việc ban hành tiêu chuẩn vẫn sẽ được tiếp tục xây dựng và ban hành Cụ thể 97 tiêu chuẩn môi trường hiện hành như sau:

1 Tiêu chuẩn môi trường đối với bảo vệ môi trường đất:

Gồm 11 tiêu chuẩn chất lượng đất (có phụ lục kèm theo).

Trong quá trình thanh tra các Thanh tra viên chú ý đến TCVN 5941 quy định mức tối đa cho phép (giá trị giới hạn tối đa) của dư lượng một số hoá chất bảo vệ thực vật trong đất Danh mục giá trị giới hạn tối đa trong bảng kèm theo (22 hoá chất).�

2 Tiêu chuẩn môi trường đối với bảo vệ môi trường nước;

Trang 14

Gồm 56 tiêu chuẩn chất lượng nước (có phụ lục kèm sau).

Trong quá trình thanh tra, Thanh tra viên chú ý đến một số tiêu chuẩn về nguồn thải và phương pháp xác định một số thông số cơ bản Cụ thể:

- TCVN 5945-1995 Quy định tiêu chuẩn nước thải công nghiệp:

+ Phạm vi áp dụng:

Tiêu chuẩn này quy định giá trị giới hạn các thông số và nồng độ các chất thành phần trong nước thải của các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh, dịch vụ (gọi chung là nước thải công nghiệp).

Tiêu chuẩn này dùng để kiểm soát chất lượng nước thải công nghiệp thước khi đổ vào các vực nước.

+ Giá trị giới hạn:

Giá trị giới hạn các thông số và nồng độ các chất thành phần của nước thải công nghiệp khi

đổ vào các vực nước phải phù hợp với quy định trong bảng 1 (phụ lục kèm sau).

Nước thải công nghiệp có các thông số và nồng độ các chất thành phần bằng hoặc nhỏ hơn giá trị quy định trong cột A có thể đổ vào các vực nước dùng làm nguồn cấp nước sinh hoạt Nước thải công nghiệp có các thông số và nồng độ các chất thành phần nhỏ hơn hoặc bằng giá trị quy định trong cột B chỉ được đổ vào các vực nước dùng cho mục đích giao thông thuỷ, tưới tiêu, bơi lội, nuôi thuỷ sản, trồng trọt

Nước thải công nghiệp có các thông số và nồng độ các chất thành phần lớn hơn giá trị quy định trong cột B nhưng không vượt quá giá trị quy định trong cột C� chỉ được phép đổ vào các nơi quy định.

Nước thải công nghiệp có các thông số và nồng độ các chất thành phần lớn hơn giá trị quy định trong cột C thì không được phép thải ra môi trường.

Ðối với nước thải của một số ngành công nghiệp đặc thù, giá trị các thông số và nồng độ các chất thành phần được quy định trong các tiêu chuẩn riêng.

- TCVN 5992-1995 Hướng dẫn kỹ thuật lấy mẫu và đặc biệt là TCVN 5999-1995 Hướng dẫn

kỹ thuật lấy mẫu nước thải Tuy nhiên, trong quá trình thanh tra,các Thanh tra viên chỉ nên lấy mẫu để xác định một số chỉ tiêu đơn giản và có thể tiến hành xác định bằng thiết bị đo nhanh Thông thường, nên dùng quyền giám định để cơ quan giám định cử người có chuyên môn sâu, kỹ thuật, thiết bị và dụng cụ lấy mẫu Nhưng, Thanh tra viên cần biết kỹ thuật cơ bản theo quy định của tiêu chuẩn này như sau:

+ Phạm vi áp dụng:

Tiêu chuẩn này quy định kế hoạch lấy mẫu và kỹ thuật lấy mẫu về nước thải công nghiệp và nước thải sinh hoạt Nó được dùng cho mọi loại nước thải, nghĩa là nước thải công nghiệp và nước thải sinh hoạt thô hoặc đã xử lý Không áp dụng cho trường hợp có sự cố tràn.

+ Mục tiêu:

Mục tiêu trong thanh tra chủ yếu là để xác định xem các giới hạn tải lượng thải có được tuân thủ hay không? Ngoài ra có thể phục vụ cho các mục tiêu khác, như: Xác đinh nồng độ các chất ô nhiễm trong dòng nước thải

+ Cách lấy mẫu:

Nơi lấy mẫu: Trong xí nghiệp công nghiệp (các dòng thải chưa xử lý); các điểm thải của các

xí nghiệp công nghiệp; trong các trạm xử lý; lối ra của các trạm xử lý nước thải; hệ thống cống rãnh chung.

Chọn phương pháp lấy mẫu: Thông thường, trong hoạt động thanh tra thường sử dụng phương pháp lấy mẫu đơn để đánh giá sự tuân thủ các tiêu chuẩn tại một thời điểm nhất định Ðôi khi cũng sử dụng phương pháp mẫu tổ hợp khi xác định sự tuân thủ một tiêu chuẩn dựa trên chất lượng trung bình.

Trang 15

Bảo quản, vận chuyển và lưu giữ mẫu: Cách chung nhất để bảo quản mẫu nước thải là làm lạnh đến khoảng giữa 0 O C và 4 O C và để ở chỗ tối Tốt nhất là bàn giao ngay cho phòng thí nghiệm trong vòng 24 giờ kể từ khi lấy mẫu.

+ An toàn lấy mẫu: Khi có quy tắc an toàn riêng thì phải tuân theo để đảm bảo an toàn cho người và công trình trong quá trình lấy mẫu Chú ý trong một số trường hợp sau:

Khi làm việc ở các cống, hố phân, trạm bơm và trạm xử lý nước thải cần phải cảnh giác và

có biện pháp phòng chống đối với những việc sau: Nguy hiểm nổ gây ra bởi hỗn hợp các khí

nổ ở hệ thống cống; nguy cơ ngộ độc do các khí độc như H 2 S và CO; nguy cơ bị ngạt oxi; nguy

cơ nhiễm bệnh do các vi sinh vật mầm bệnh ở trong nước thải; nguy cơ bị thương do ngã hoặc trượt; nguy cơ bị cuốn đi; nguy cơ do các vật rơi phải.

Hiện nay, trong công tác thanh tra đối với các loại hình sản xuất công nghiệp chỉ sử dụng chủ yếu TCVN 5945-1995 đối với nước thải Dựa vào mức thải cho phép trong ÐTM (loại A hay B) để xem xét kết quả quan trắc nước thải sau khi xử lý đối với một số loại hình công nghiệp Thí dụ:

�����������- Với công nghiệp thực phẩm thì việc quan tâm chủ yếu là chỉ tiêu BOD, COD, DO, pH, chất rắn lơ lửng và EColiform

�����������- Với công nghiệp điện, điện tử thì cần chú ý đến kim loại nặng (Hg, Pb, Cr 6 , Cr 3 , và một số hoá chất đặc trưng khác cũng như các chất phóng xạ).

�����������- Với công nghiệp giấy thì nên quan tâm đến Clo hữu cơ, dioxin trong cặn bùn thải,

�����������- Với công nghiệp dệt, nhuộm cũng cần quan tâm đến màu, mùi, tổng Clo hữu cơ và một số hoá chất khác được sử dụng trong quá trình sản xuất

�����������Nước thải, ngoài việc xử lý cũng nên quan tâm đến lượng bùn lắng đọng trong quá trình xử lý nước thải Ðây là một trong những chất thải khó xử lý,

vì bùn này thường hay chứa kim loại nặng và các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân huỷ Do vậy, ngoài việc thanh tra, kiểm tra kết quả nước thải sau khi xử lý cũng nên quan tâm đến phương

án và cách xử lý bùn thải của các nhà máy Có một số loại bị xếp vào loại chất thải nguy hại thì phải có biện pháp lưu giữ, bảo quản cẩn thận trước khi đưa vào khu xử lý trung của khu vực.

�����������Trong các chỉ tiêu nước thải hiện nay cũng còn nhiều chỉ tiêu chưa có, khó khăn trong việc thanh tra, kiểm tra như chỉ tiêu về màu, mùi, DO, H 2 S và đặc biệt không có các chỉ tiêu môi trường đối với bùn lắng cặn do vậy cũng sẽ gặp khó khăn trong công tác thanh tra.

�����������Một khó khăn nữa đối với công tác thanh tra khi kiểm tra các cơ sở đóng gói thuốc BVTV, không có chỉ tiêu môi trường (không khí và nước) đối với các loại hoá chất.�

3 Tiêu chuẩn môi trường đối với bảo vệ môi trường không khí:

Gồm 25 tiêu chuẩn chất lượng nước (có phụ lục kèm sau).

Trong quá trình thanh tra, Thanh tra viên chú ý đến một số tiêu chuẩn về nguồn thải và phương pháp xác định một số thông số cơ bản Cụ thể:

- TCVN 5939-1995 Chất lượng không khí-Tiêu chuẩn khí thải công nghiệp đối với bụi và các chất vô cơ:

+ Phạm vi áp dụng:

Tiêu chuẩn này quy định giá trị nồng độ tối đa của các chất vô cơ và bụi trong khí thải công nghiệp � (tính bằng mg/m 3 khí thải) khi thải vào không khí xung quanh Khí thải công nghiệp nói trong tiêu chuẩn này là khí và khí có chứa bụi do các quá trình sản xuất, kinh doanh, dịch

vụ và các hoạt động khác tạo ra.

Trang 16

Tiêu chuẩn này áp dụng để kiểm soát nồng độ các chất vô cơ và bụi trong thành phần khí thải công nghiệp trước khi thải vào không khí xung quanh.

+ Giá trị giới hạn:

.� Danh mục và giá trị giới hạn tối đa cho phép nồng độ của các chất vô cơ và bụi trong thành phần khí thải công nghiệp khi xả vào khí quyển được quy định trong bảng 1 của tiêu chuẩn (19 thành phần).

Giá trị giới hạn ở cột A áp dụng cho các cơ sở đang hoạt động Giá trị giới hạn ở cột B áp dụng cho tất cả các cơ sở kể từ ngày cơ quan quản lý môi trường quy định.

Ðối với khí thải của một số hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ đặc thù, khi thải vào khí quyển phải theo quy định ở các tiêu chuẩn riêng.

- TCVN 5940-1995 Chất lượng không khí- Tiêu chuẩn khí thải công nghiệp với các chất hữu cơ:

+ Phạm vi áp dụng:

Tiêu chuẩn này quy định giá trị nồng độ tối đa của các chất hữu cơ trong khí thải công nghiệp� (tính bằng mg/m 3 khí thải) khi thải vào không khí xung quanh Khí thải công nghiệp nói trong tiêu chuẩn này là khí do các quá trình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và các hoạt động khác tạo ra.

Tiêu chuẩn này áp dụng để kiểm soát nồng độ các chất hữu cơ trong thành phần khí thải công nghiệp trước khi thải vào không khí xung quanh.

+ Giá trị giới hạn:

� Tên, công thức hoá học và giá trị giới hạn tối đa cho phép nồng độ của các chất hữu cơ trong khí thải công nghiệp khi xả vào khí quyển được quy định trong bảng 1 của tiêu chuẩn (109 chất).

Ðối với khí thải của một số hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ đặc thù, khi thải vào khí quyển phải theo quy định ở các tiêu chuẩn riêng.

Trong công tác thanh tra, đánh giá ô nhiễm không khí và vi phạm trong việc xử lý khí thải của các nhà máy, khu công nghiệp có thể dựa trên các phương pháp sau:

�����������- Ðánh giá nhanh lượng khí thải của WHO,1982 (rapid of sources of air, water and land pollution) dựa trên nhiên liệu đầu vào, công nghệ sử dụng ta

có thể đánh giá được tổng lượng ô nhiễm của khí thải, nước thải của nhà máy Ðây là phương pháp định tính, giúp thanh tra có thể đánh giá nhanh khả năng gây ô nhiễm của nhà máy và kết quả monitoring của nhà máy đó đối với khí thải.

�����������- Tuỳ từng loại hình công nghiệp mà tập trung đánh giá vào yếu tố gây ô nhiễm mang tính độc hại, khó xử lý Thí dụ:

+ Với công nghiệp xi măng cần lưu ý đến bụi, các khí độc hại như SOx, NOx, CO

+ Với hệ thống xử lý chất thải bằng lò đốt cần lưu ý nồng độ dioxin, furan, PCB trong khí thải, ngoài ra còn thuỷ ngân (đối với lò đốt chất thải rắn y tế) hay một số kim lọai nặng đối với lò đốt chất thải rắn nguy hại.

�����������Do vậy, trước khi thanh tra một nhà máy, cần nghiên cứu trước báo cáo ÐTM của nhà máy, biết được tính đặc hiệu của nhiên liệu đầu vào, công nghệ sản xuất, ta có thể dự báo được loại hình khí thải gì cần quan tâm đối với nhà máy đó.

Trong việc sử dụng bộ TCVN về chất lượng không khí, thực chất đang gặp khó khăn về xác định chất lượng không khí xung quanh (không có hệ thống đo khí liên tục, chỉ có hệ thống đo khí điểm, mà vấn đề này thì không có tiêu chuẩn để áp dụng) Kết quả đo khí hiện nay, chủ yếu

đo trong phân xưởng, tức là đo không khí ảnh hưởng đến người lao động Do vậy, lại phải áp dụng tiêu chuẩn không khí môi trường lao động của Bộ Y Tế (Quyết định số 505 BYT/QÐ

ngày 13/4/1992 của Bộ Y tế - Ban hành một số tiêu chuẩn về nồng độ bụi, nồng độ hơi khí độc

Trang 17

và� độ rung tại khu vực sản xuất) Hiện nay, việc sử dụng TCVN 5939-1995 và 5940-1995 còn có những khó khăn, vì không qui định rõ khí thải này đo tại đâu Các kết quả monitoring của các nhà máy chủ yếu là đo không khí trong nhà máy, không đo được nồng độ các chất phát thải ra không khí tại các ống khói thải.

Về chất lượng không khí hiện nay chưa có tiêu chuẩn mùi, tiêu chuẩn đối với dioxin, furan

và một số kim loại nặng trong lò đốt đây cũng là một trong những khó khăn đối với công tác kiểm soát ô nhiễm và thanh tra Chưa có qui định cụ thể mức độ ô nhiễm (vượt bao nhiêu lần

so với TCCP) thì bị xử phạt ở mức nào, đến mức nào thì phải bị đóng cửa, ngừng sản xuất

4 Tiêu chuẩn môi trường trong lĩnh vực tiếng ồn:

Mới chỉ có 04 tiêu chuẩn âm học (có phụ lục kèm sau) Trong đó 02 tiêu chuẩn liên quan đến việc đo tiếng ồn (TCVN 5964-1995 và 5965-1995) và 02 tiêu chuẩn liên quan đến khu dân cư

và phương tiện giao thông đường bộ.

Trong quá trình thanh tra, Thanh tra viên chú ý đến 02 tiêu chuẩn về mức ồn tối đa cho phép đối với phương tiện giao thông vận tải đường bộ (khi phối hợp với ngành giao thông vận tải tiến hành thanh tra) và khu vực công cộng và dân cư (rất cần thiết trong việc thanh tra giải quyết khiếu nại, tố cáo của nhân dân về lĩnh vực này) Cụ thể:

- TCVN 5948-1995 Âm học -Tiếng ồn phương tiện giao thông vận tải đường bộ - Mức ồn tối

Tiêu chuẩn này áp dụng để kiểm soát mọi hoạt động có thể� gây ra ồn trong khu công cộng

và dân cư Tiêu chuẩn này không áp dụng cho mức ồn bên trong các cơ sở sản xuất công nghiệp và phương tiện giao thông đường bộ.

+ Giá trị giới hạn:

Mọi hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt có nguồn ồn không được gây ra cho khu vực công cộng và dân cư mức ồn vượt quá giá trị giới hạn tối đa cho phép nêu trong bảng Trong đó chú ý khi áp dụng mục 4 - Khu sản xuất mằm xen kẽ trong khu dân cư được hiểu ở đây là khu vực sản xuất chiếm tỷ lệ lớn, còn khu dân cư chiếm tỷ lệ nhỏ Hay phải hiểu

là khu dân cư nằm xen kẽ trong khu sản xuất thì khu dân cư mới phải chịu mức quy định này.

Uỷ ban nhân dân tỉnh có thẩm quyền ban hành các tiêu chuẩn về môi trường để áp dụng trong Tỉnh, song các tiêu chuẩn về môi trường của Tỉnh không được thấp hơn mức tiêu chuẩn của quốc gia Do đó, Thanh tra Sở KH,CN&MT và các Thanh tra viên khi tiến hành thanh tra trên địa bàn của tỉnh cũng cần căn cứ vào tiêu chuẩn về môi trường của Tỉnh để làm căn cứ xem xét, kết luận thanh tra cho phù hợp.

Do điều kiện trang thiết bị thử nghiệm còn hạn chế, nên khi tiến hành đo đạc các chỉ số về môi trường chưa áp dụng đúng các tiêu chuẩn Việt Nam bắt buộc áp dụng về phương pháp đo.

Trang 18

Các trung tâm dịch vụ KH,CN& MT,� Khi tiến hành đo đạc số liệu để lập báo cáo Ðánh giá tác động môi trường, hay đo đạc phục vụ cho công tác thanh tra đều sử dụng phương pháp

đo nhanh Trong các trường hợp trên cần có sự thoả thuận bằng văn bản với cơ quan quản lý nhà nước về Bảo vệ môi trường và chỉ được tiến hành khi có sự đồng ý bằng văn bản.

Trên thực tế, khi các cơ sở không có khả năng thực hiện đúng theo tiêu chuẩn quy định, phải gia hạn và yêu cầu mức giảm thiểu ô nhiễm cho cơ sở theo từng thời gian cụ thể.

II.4- Các yêu cầu về môi trường là cơ sở cho công tác Thanh tra:

Mục này nhằm đưa ra những yêu cầu trong các văn bản quy phạm pháp luật Những yêu cầu này sẽ trở thành cơ sở cho công tác thanh tra, đặc biệt là những yêu cầu đã được xác định thành hành vi để chịu trách nhiệm hành chính, hình sự Tất nhiên, ở đây chỉ đưa ra những yêu cầu có tính cơ bản, không thể thống kê đầy đủ trên các lĩnh vực quản lý các thành phần môi trường được, mà tập trung chủ yếu vào văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ môi trường II.4.1- Cơ sở nền tảng đầu tiên là Luật Bảo vệ môi trường và các văn bản hướng dẫn cụ thể: Môi trường là lĩnh vực rất rộng và được điều chỉnh bởi nhiều văn bản quy phạm pháp luật Luật bảo vệ môi trường ngày 27/12/1993 tập trung quy định về "trách nhiệm của chính quyền các cấp, các cơ quan Nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân và mọi cá nhân trong việc bảo vệ môi trường nhằm bảo vệ sức khoẻ� nhân dân, bảo đảm quyền con người được sống trong môi trường trong lành, phục vụ sự nghiệp phát triển lâu bền của đất nước, góp phần bảo vệ môi trường khu vực và toàn cầu" Trách nhiệm đó thể hiện thông qua các hoạt động của các cơ quan, tổ chức, cá nhân nhằm giữ cho môi trường trong lành, sạch đẹp, cải thiện môi trường, đảm bảo cân bằng sinh thái, ngăn chặn, khắc phục các hậu quả xấu do con người và thiên nhiêm gây ra cho môi trường, khai thác, sử dụng hợp lý và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên đảm bảo sự phát triển bền vững.

Phần này không trích dẫn cụ thể các Ðiều mà chỉ giới thiệu những nội dung chính mà các Ðiều điều chỉnh để giúp cho Thanh tra viên biết là có quy định của pháp luật điều chỉnh về lĩnh vực mình đang tiến hành thanh tra Khi biết Ðiều khoản cụ thể điều chỉnh lĩnh vực mình đang quan tâm, thì xem cụ thể điều, khoản đó trong phụ lục kèm theo Một số nội dung quan trọng, thường được đề cập đến trong quá trình thanh tra hiện nay của ngành KH,CN&MT sẽ được trích dẫn cụ thể, cần thiết có thể được giải thích thêm cho rõ điều khoản được trích.

- Luật Bảo vệ môi trường:

Cụ thể các quy định từ Ðiều 12 đến Ðiều 29 có nội dung điều chỉnh như sau:

+ Ðiều 12 đã quy định về việc bảo vệ giống, loài động, thực vật hoang dã, bảo vệ tính đa dạng sinh học, bảo vệ rừng, biển, các hệ sinh thái.

Trong hoạt động thanh tra chú ý đến nội dung quy định của Ðiều này như sau:

"Việc khai thác các nguồn lợi sinh vật phải theo đúng thời vụ, địa bàn, phương pháp và bằng công cụ, phương tiện đã được quy định, đảm bảo sự hồi phục về mật độ và giống, loài sinh vật, không làm mất cân bằng sinh thái.

Việc khai thác rừng phải theo đúng quy hoạch và các quy định của Luật bảo vệ và Phát triển rừng "

Ví dụ: Thời vụ ở đây như trong đánh bắt thuỷ sản không được đánh bắt vào mùa sinh sản Phương pháp, công cụ, phương tiện: ví dụ như trong đánh bắt thuỷ sản là những phương tiện

và công cụ huỷ diệt hàng loạt hoặc đánh bắt cả loại thuỷ sản còn quá nhỏ Tuỳ từng lĩnh vực

sẽ có quy định cụ thể của ngành quản lý Nhà nước liên quan.

+ Ðiều 13 đã quy định về việc sử dụng khai thác khu bảo tồn thiên nhiên, cảnh quan thiên nhiên và đã được cụ thể tại Ðiều 21, Nghị định 175/CP như sau:

�"Việc sử dụng, khai thác các vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, khu di tích lịch sử, văn hoá, cảnh quan thiên nhiên phải được phép của cơ quan quản lý ngành hữu quan Trước khi

Trang 19

cấp giấy phép cơ quan ngành hữu quan phải được sự thoả thuận bằng văn bản của cơ quan quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường.

Sau khi nhận được các thủ tục cho phép khai thác, sử dụng, tổ chức, cá nhân đứng tên trong giấy phép tiến hành các thủ tục đăng ký với chính quyền địa phương, nơi trực tiếp quản lý các khu bảo tồn trên.

Giấy phép cần ghi rõ các nội dung sau: đối tượng, phạm vi xin được sử dụng, mục đích và thời gian khai thác, các giải pháp bảo vệ môi trường trong khi khai thác".

Trong hoạt động thanh tra chú ý các nội dung sau:

Thủ tục cấp phép có văn bản thoả thuận của cơ quan quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường

và cơ quan này có đúng thẩm quyền không;

Việc đăng ký với chính quyền địa phương;

Việc thực hiện theo nội dung giấy phép và đặc biệt là việc thực hiện các giải pháp về bảo vệ môi trường trong quá trình hoạt động;

Trong hoạt động có gì gây ô nhiễm, nguy cơ gây suy thoái môi trường.

Ðiều 7, Nghị định 26/CP đã quy định trách nhiệm hành chính để chế tài cho quy định tại Ðiều

12, 13 và khoản 7 Ðiều 29 Luật Bảo vệ môi trường.

+ Ðiều 14 đã quy định về việc khai thác và sử dụng đất trong nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, trong sản xuất, kinh doanh và trong xây dựng các công trình.

Trong hoạt động thanh tra chú ý vào các nội dung sau:

"Việc khai thác đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất sử dụng vào mục đích nuôi tròng thuỷ sản phải tuân theo quy hoạch sử dụng đất, kế hoạch cải tạo đất, bảo đảm cân bằng sinh thái Việc sử dụng chất hoá học, phân hoá học, thuốc bảo vệ thực vật, các chế phẩm sinh học khác phải tuân thủ theo quy định của pháp luật".

(Quy định cụ thể sẽ được các Bộ: Công nghiệp, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành).

+ Ðiều 15 đã quy định: "Tổ chức, cá nhân phải bảo vệ nguồn nước, hệ thống cấp nước, thoát nước, cây xanh, công trình vệ sinh, thực hiện các quy định về vệ sinh công cộng ở đô thị, nông thôn, khu dân cư, khu du lịch, khu sản xuất".

(ở đây chủ yếu nêu trách nhiệm chung của các cơ quan, tổ chức, cá nhân)

+ Ðiều 16 đã quy định trách nhiệm cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh và các hoạt động khác trong việc phòng, chống suy thoái, ô nhiễm, sự cố môi trường và xử lý các nguồn thải đảm bảo tiêu chuẩn môi trường.

Ðiều này cùng với khoản 2, 3 Ðiều 29 đã nêu rõ trách nhiệm của các cơ sở sản xuất, kinh doanh trong quá trình hoạt động Ðiều quan trọng nhất là phải xử lý các nguồn thải trong quá trình hoạt động và chỉ thải ra môi trường xung quanh khi đạt tiêu chuẩn môi trường cho phép.

Do đó, trong hoạt động thanh tra chú ý đến nồng độ các thành phần chất thải từ các nguồn thải trước khi thải ra môi trường phải đạt tiêu chuẩn cho phép (các tiêu chuẩn xem mục 3) Chế tài cho quy định này được đề cập đến tại Ðiều 9, Nghị định 26/CP (tuỳ theo hành vi và mức độ vi phạm có thể bị phạt từ cảnh cáo, phạt tiền đến 50.000.000 đồng và áp dụng hình thức phạt bổ sung - Tước quyền sử dụng đến 6 tháng� giấy� phép và biện pháp khác - Buộc đình chỉ vi phạm, khắc phục hậu quả xấu và bồi thường thiệt hại).

+ Ðiều 17 đã quy định về việc lập Báo cáo đánh giá tác động môi trường (ÐTM) đối với các

cơ sở đã hoạt động trước khi có Luật Bảo vệ môi trường:

" Tổ chức, cá nhân quản lý cơ sở kinh tế, khoa học, kỹ thuật, y tế, văn hoá, xã hội, an ninh, quốc phòng đã hoạt động từ trước khi ban hành Luật này phải lập Báo cáo đành giá tác động môi trường của cơ sở mình để cơ quan quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường thẩm định Trường hợp không đảm bảo tiêu chuẩn môi trường, tổ chức, cá nhân đó phải có biện pháp xử

lý trong một thời gian nhất định theo quy định của cơ quan quản lý Nhà nước về bảo vệ môi

Trang 20

trường Nếu quá thời hạn quy định mà cơ sở xử lý không đạt yêu cầu thì cơ quan quản lý Nhà nước về bảo vẹe môi trường báo cáo lên cơ quan quản lý Nhà nước cấp trên trực tiếp xem xét, quyết định đình chỉ hoạt động hoặc có biện pháp xử lý khác".

và Ðiều 18 đã quy định về việc lập Báo cáo ÐTM đối với các dự án đầu tư:

"Tổ chức, cá nhân khi xây dựng, cải tạo vùng sản xuất, khu dân cư, các công trình kinh tế, khoa học, kỹ thuật, y tế, văn hoá, xã hội, an ninh, quốc phòng; chủ dự án đầu tư của nước ngoài hoặc liên doanh với nước ngoài, chủ dự án phát triển kinh tế-xã hội khác phải lập Báo cáo đánh giá tác động môi trường để cơ quan quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường thẩm định.

Kết quả thẩm định về Báo cáo đánh giá tác động môi trường là một trong những căn cứ để cấp có thẩm quyền xét duyệt dự án hoặc cho phép thực hiện "

Theo quy định trên thì tất cả các đối tượng đều phải lập Báo cáo ÐTM nộp cho cơ quan quản

lý Nhà nước về bảo vệ môi trường thẩm định Các đối tượng phải lập báo cáo ÐTM đã được quy định rõ tại Ðiều 9, Nghị định 175/CP Tuy nhiên, trong từng giai đoạn quản lý danh mục các loại hình sản xuất, kinh doanh yêu cầu phải lập báo cáo ÐTM hoặc các dạng khác đơn giản hơn (Bản kê khai các yếu tố ảnh hưởng đến môi trường, Bản thoả thuận môi trường, Bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường) đã được hướng dẫn cụ thể tại các Thông tư của Bộ KH,CN&MT: Số 1420/MTg ngày 26/11/1994, số 715/MTg ngày 03/4/1995, số 1100/TT-MTg ngày 20/8/1997 và số 490/1998/TT-BKHCNMT ngày 29/4/1998.

Theo Thông tư 490/1998/TT-BKHCNMT hiện hành, thì hiện chỉ quy định các dự án đầu tư thành 02 loại:

Loại I: Bao gồm các dự án có tiềm năng gây ô nhiễm môi trường trên diên rộng, dễ gây ra sự

cố môi trường, khó khống chế và khó xác định tiêu chuẩn môi trường (danh mục các dự án có phụ lục kèm sau) thì phải lập và trình thẩm định báo cáo ÐTM Các dự án loại này nếu đầu tư tại các khu công nghiệp/ khu chế xuất, mà các khu này đã có báo cáo ÐTM được cấp có thẩm quyền phê chuẩn thì sẽ được đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường như loại II.

Loại II: Tất cả các dự án còn lại sẽ được thực hiện theo phương thức đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường trên cơ sở tự xác lập và phân tích báo cáo ÐTM của mình Cơ quan quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường (Cục Môi trường hoặc Sở KH,CN&MT) sẽ xem xét và cấp Phiếu xác nhận bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường và giám sát việc tuân thủ các quy định về bảo

vệ môi trường.

Tại Chương III (từ Ðiều 9 đến Ðiều 20) Nghị định 175 đã hướng dẫn việc thực hiện và quản

lý đối với việc lập và thẩm định Báo cáo ÐTM theo quy định của Ðiều 17 và Ðiều 18 này của Luật.

Báo cáo ÐTM là nội dung rất quan trọng trong quản lý về bảo vệ môi trường và cũng là yêu cầu rất cơ bản làm cơ sở cho việc xem xét những nội dung cụ thể đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh trong hoạt động thanh tra về bảo vệ môi trường.

Trong công tác thanh tra cần chú ý sử dụng về báo cáo ÐTM như sau:

Cung cấp các thông tin quan trọng về hoạt động của cơ sở và những yêu cầu cơ bản về bảo vệ môi trường� trong quá trình hoạt động của cơ sở và hiện trạng môi trường xung quanh trước khi cơ sở đi vào hoạt động;

Xác định được nội dung cụ thể cần tiến hành thanh tra tại cơ sở, như: Loại và số lượng nguyên, nhiên liệu đầu vào; nguồn thải chính là gì, ở công đoạn nào, lưu lượng thải là bao nhiêu trong một đơn vị thời gian, nồng độ các thành phần của chất thải, mức tiêu chuẩn được áp dụng (mức A hay B); các biện pháp xử lý được yêu cầu là những biện pháp nào, sử dụng những công nghệ cụ thể gì

Ðối với cơ sở đang hoạt động theo quy định của Ðiều 17 Luật bảo vệ môi trường thì vấn đề đầu tiên là đã lập và trình báo cáo ÐTM cho cơ quan quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường

Trang 21

để thẩm định chưa? Nếu đã trình và đã được thẩm định thì việc sử dụng theo những nội dung nêu trên; nếu chưa thì đây là nội dung đầu tiên phải xử lý theo Ðiều 6 Nghị định 26/CP và phải tiến hành thanh tra theo nội dung thanh tra lần đầu Nếu đã được thanh tra và đã bị xử phạt, thì lần thanh tra này cần có biện pháp kiên quyết trong việc buộc thực hiện các yêu cầu, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra và việc xử phạt tiếp theo trong trường hợp có tình tiết tăng nặng (tái phạm).

Ðiều 6, Nghị định 26/CP đã quy định việc xử phạt hành chính đối với hành vi vi phạm về phòng ngừa ô nhiễm và suy thoái môi trường để chế tài cho quy định tại Ðiều 17, 18 Luật Bảo

vệ môi trường Nội dung của điều này tập trung vào việc xử phạt khi cơ sở không tuân thủ việc lập báo cáo đánh giá tác động môi trường (ÐTM), không tuân thủ các yêu cầu trong Quyết định phê duyệt báo cáo ÐTM, giấy phép môi trường Theo quy định của điều này, tuỳ theo hành vi và mức độ vi phạm� mà có thể bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 5.000.000 đồng

và áp dụng các hình thức phạt bổ sung và biện pháp khác: Tước quyền sử dụng đến 6 tháng giấy phép về môi trường và buộc chấm dứt vi phạm.

+ Ðiều 19 đã quy định về việc nhập khẩu, xuất khẩu những chủng, loại liên quan đến bảo vệ môi trường:

"Việc nhập khẩu, xuất khẩu công nghệ, máy móc, thiết bị, các chế phẩm sinh học hoặc hoá học, các chất độc hại, chất phóng xạ, các loài động vật, thực vật, nguồn gien, vi sinh vật liên quan tới bảo vệ môi trường phải được phép của cơ quan quản lý ngành hữu quan và cơ quan quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường".

Nghị định 175/CP đã hướng dẫn cụ thể cho quy định này tại Ðiều 23: "Tổ chức, cá nhân khi xuật khẩu, nhập khẩu các loài động vật, thực vật (kể cả hạt giống), các chủng vi sinh vật, các nguồn gien, đều phải được phép của cơ quan quản lý ngành hữu quan và cơ quan quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường và phải có phiếu kiểm dịch của cơ quan kiểm dịch có thẩm quyền của Việt Nam Ðối với các loài động vật, thực vật quý, hiếm theo "Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã có nguy cơ tuyệt chủng" (CITES)" và Ðiều 24: "Tổ chức, cá nhân xuất khẩu, nhập khẩu các hoá chất độc, hại, các chế phẩm vi sinh vật

cơ quan quản lý ngành hữu quan và cơ quan quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường và phải tuân thủ nghiêm ngặt tiêu chuẩn hiện hành của Việt Nam Trong đơn cần ghi cụ thể mục đích

sử dụng, số lượng, đặc tính kỹ thuật, thành phần và công thức nếu có, tên thương mại, hãng

và nước sản xuất ".

Ðiều 10, Nghị định 26/CP đã quy định trách nhiệm hành chính để chế tài cho quy định tại Ðiều 19 và khoản 6, Ðiều 29 của Luật Bảo vệ môi trường Trách nhiệm hành chính tại điều này chủ yếu quy định việc "Vi phạm về giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu công nghệ, thiết bị toàn bộ, thiết bị lẻ quan trọng, hoá chất độc hại, chế phẩm vi sinh vật có liên quan đến bảo vệ môi trường" Tuỳ theo hành vi và mức độ vi phạm có thể bị xử phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 30.000.000 đồng và các hình thức phạt bổ sung: Tước quyền sử dụng đến 6 tháng giấy phép về môi trường, tịch thu tang vật hoặc buộc tiêu huỷkhối lượng sai khác so với giấy phép; buộc tái xuất ở �mức độ nghiêm trọng còn phải bị trách nhiệm hình sự theo quy định tại Ðiều 185 - "Tội nhập khẩu công nghệ, máy móc, thiết bị, phế thải hoặc các chất không đảm bảo tiêu chuẩn môi trường" và Ðiều 190 - "Tội vi phạm các quy định về bảo vệ động vật hoang

dã quý, hiếm" của Bộ Luật hình sự (sửa đổi) công bố ngày 04/01/2000.

+ Ðiều 20 đã quy định: "Tổ chức, cá nhân khi tìm kiếm,� thăm dò, khai thác, vận chuyển, chế biến, cất giữ các loại khoáng sản và các chế phẩm, kể cả nước ngầm phải áp dụng công nghệ phù hợp, thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường, bảo đảm tiêu chuẩn môi trường." + Ðiều 21 đã quy định về bảo vệ môi trường trong hoạt động tìm kiếm, � thăm dò, khai thác, vận chuyển, chế biến, tàng trữ dầu khí:

Trang 22

"Tổ chức, cá nhân khi tìm kiếm,� thăm dò, khai thác, vận chuyển, chế biến, tàng trữ dầu khí phải áp dụng công nghệ phù hợp, phải thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường, có phương

án phòng, tránh rò rỉ dầu, sự cố tràn dầu, cháy nổ dầu và phương tiện để xử lý kịp thời sự cố đó.

Việc sử dụng hoá chất độc hại trong quá trình tìm kiếm,� thăm dò, khai thác, vận chuyển và chế biến dầu khí phải có chứng chỉ kỹ thuật và chịu sự kiểm tra, giám sát của cơ quan quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường".

Ðể hướng dẫn cụ thể quy định trên, ngày 10/4/1998, Bộ trưởng Bộ KH,CN&MT đã có Quyết định số 395/1998/QÐ-BKHCNMT ban hành "Quy chế bảo vệ môi trường trong việc tìm kiếm, thăm dò phát triển mỏ, khai thác, tàng trữ, vận chuyển, chế biến dầu khí và các dịch vụ liên quan" Khi tiến hành thanh tra các hoạt động liên quan trong lĩnh vực này cần nghiên cứu cụ thể quy định của Quy chế này.

Ðiều 12, Nghị định 26/CP quy định trách nhiệm hành chính đối với hành vi "Vi phạm về phòng tránh sự cố môi trường trong tìm kiếm, thăm do, khai thác, vận chuyển dầu khí" để chế tài cho quy định tại Ðiều 21 này Nếu vi phạm Ðiều này, tuỳ mức độ vi phạm có thể bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng và áp dụng các biện pháp khác: Buộc khắc phục hậu quả; buộc bồi thường thiệt hại.

+ Ðiều 22 đã quy định: "Tổ chức, cá nhân có phương tiện giao thông vận tải đường thuỷ, đường không, đường bộ, đường sắt phải tuân theo các tiêu chuẩn môi trường và chịu sự giám sát, kiểm tra định kỳ về việc đảm bảo tiêu chuẩn môi trường của cơ quan quản lý ngành hữu quan và cơ quan quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường; không cho lưu hành các phương tiện không đảm bảo tiêu chuẩn môi trường đã được quy định".

Ðiều 26, Nghị định 175/CP đã hướng dẫn việc thực hiện Ðiều này của Luật, trong đó có quy định " Bộ Giao thông vận tải chịu trách nhiệm tổ chức việc kiểm tra và cấp giấy phép về việc đạt tiêu chuẩn môi trường đối với các phương tiện giao thông và vận tải" Theo quy định này thì Bộ Giao thông vận tải vừa là cơ quan quản lý Nhà nước về ngành và vừa thực hiện trách nhiệm quản lý Nhà nước quy định tại Ðiều 22 này của Luật Hiện nay mới chỉ có tiêu chuẩn cho các phương tiện giao thông vận tải đường bộ (TCVN 5948-1995) Thanh tra viên thuộc Thanh tra Sở KH,CN&MT hiện nay thường là tham gia phối hợp với Sở Giao thông vận tải (đóng vai trò chủ trì) khi tiến hành các hoạt động thanh tra về lĩnh vực này.

+ Ðiều 23 đã quy định: "Tổ chức, cá nhân sản xuất, vận chuyển, buôn bán, sử dụng, cất giữ, huỷ bỏ các chất độc hại, chất dễ gây cháy, nổ phải tuân theo quy định về an toàn cho người, sinh vật, không gây suy thoái môi trường, ô nhiễm môi trường, sự cố môi trường".�

Việc huỷ bỏ các chất độc hại, chất dễ gây cháy nổ thường có quy trình được ban hành riêng (Ví dụ: huỷ bỏ các thuốc bảo vệ thực vật quá hạn hoặc không trong danh mục được sử dụng

đã có quy định quy trình tiêu huỷ) Trên cơ sở quy định này, thanh tra tiến hành thanh tra, giám sát việc tuân thủ các quy định.

+ Ðiều 24 đã quy định về bảo vệ môi trường trong các hoạt động liên quan đến phóng xạ (thiết

kế , xây dựng, vận hành các nhà máy hạt nhân ) và Ðiều 25 đã quy định về bảo vệ môi trường trong các hoạt động liên quan đến bức xạ điện từ, bức xạ I-on hoá.

Hiện nay đã có Pháp lệnh An toàn và Kiểm soát bức xạ điều chỉnh chi tiết về lĩnh vực này Chế tài cho quy định tại 02 điều này của Luật Bảo vệ môi trường đã có quy định tại Nghị định 26/CP Cụ thể tại các Ðiều 13 - "Vi phạm quy định của cơ quan quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường đối với chất phóng xạ" và Ðiều 14 - "Vi phạm quy định của cơ quan quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường khi sử dụng nguồn phát bức xạ" Theo quy định này , nếu vi phạm, tuỳ hành vi và mức độ vi phạm có thể bị phạt tiền từ 200.000 đồng đến 10.000.000 đồng và

áp dụng các hình thức phạt bổ sung và biện pháp khác: Tước quyền sử dụng đến 6 tháng giấy phép liên quan và buộc khắc phục hậu quả, buộc bồi thường thiệt hại Song, hiện nay đang

Trang 23

dự thảo Nghị định xử phạt vi phạm hành chính về an toàn và kiểm soát bức xạ Nghị định này nếu được ban hành sẽ chi tiết các hành vi vi phạm cụ thể trong lĩnh vực này Hiện nay, trong quá trình thanh tra vẫn áp dụng 02 điều nêu trên của Nghị định 26/CP để xử lý các hành vi vi phạm các quy định về lĩnh vực này của Luật bảo vệ môi trường.

+ Ðiều 26 đã quy định về bảo vệ môi trường đối với việc đặt các điểm tập trung, bãi chứa, nơi

xử lý, vận chuyển rác và chất gây ô nhiễm môi trường.

Ðể thực hiện quy định này của Luật, ngày 03/4/1997 Thủ tướng Chính phủ đã có Chỉ thị số 199-TTg về những biện pháp cấp bách trong công tác quản lý chất thải rắn ở các đô thị và khu công nghiệp Ngày 17/10/1997, liên Bộ Bộ KH,CN&MT và Bộ Xây dựng đã có Thông tư liên tịch số 1590/1997/TTLT-BKHCNMT-BXD hướng dẫn thực hiện Chỉ thị 199 nêu trên Việc tiến hành các hoạt động thanh tra theo nội dung quy định tại Thông tư liên tịch này Ðể chế tài cho hành vi vi phạm về vận chuyển và xử lý nước thải, rác thải, Nghị định 26/CP đã có quy định trách nhiệm hành chính đối với hành vi này tại Ðiều 15 Theo quy định này, tuỳ theo mức độ

vi phạm có thể bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 8.000.000 đồng và áp dụng các hình thức phạt bổ sung và các biện pháp khác: Tước quyền sử dụng đến 6 tháng giấy phép môi trường; buộc khắc phục và bồi thường thiệt hại do vi phạm gây ra.

+ Ðiều 27 đã quy định về bảo vệ môi trường trong việc an táng, quàn, ướp, chôn, hoả táng, di chuyển thi hài, hài cốt.

+ Ðiều 28 đã quy định:

"Tổ chức cá nhân trong hoạt động của mình không được gây tiếng ồn, độ rung động vượt quá giới hạn cho phép làm tổn hại sức khoẻ và ảnh hưởng xấu đến sinh hoạt của nhân dân xung quanh.

Uỷ ban nhân dân các cấp có trách nhiệm thực hiện các biện pháp làm giảm tiếng ồn tại khu vực bệnh viện, trường học, công sở, khu dân cư.

Chính phủ quy định việc hạn chế, tiến tới nghiêm cấm sản xuất pháo, đốt pháo."

Theo quy định trên, tại Ðiều 29, Nghị định 175/CP đã có quy định: "Bắt đầu từ ngày 01/01/

1995, nghiêm cấm việc snả xuất, vận chuyển, buôn bán, tàng trữ và sử dụng tất cả các loại pháo trên toàn lãnh thổ Việt Nam".

Tiêu chuẩn quy định mức ồn tối đa cho phép tại các khu vực công cộng và dân cư được thực hiện theo quy định tại tiêu chuẩn TCVN 5949-1995 Khi tiến hành thanh tra, đặc biệt là việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của nhân dân thì áp dụng theo tiêu chuẩn này Tuy nhiên, việc thực hiện về phương pháp đo cũng còn khó khăn Tất nhiên, cũng đã có cơ sở� để đảm bảo

sự chính xác tương đối và đáp ứng yêu cầu trong việc giải quyết những vụ việc cụ thể.

+ Ðiều 29 đã quy định 7 hành vi bị nghiêm cấm:

"1 Ðốt phá rừng, khai thác khoáng sản một cách bừa bãi gây huỷ hoại môi trường, làm mất cân bằng sinh thái;

2 Thải khói, bụi, khí độc, mùi hôi thối gây hại vào không khí, phát bức xạ, phóng xạ quá giới hạn cho phép vào môi trường xung quanh;

3 Thải dầu, mỡ, hoá chất độc hại, chất phóng xạ quá giới hạn cho phép, các chất thải, xác động vật, thực vật, vi khuẩn, siêu vi khuẩn độc hại, gây dịch bệnh vào nguồn nước;

4 Chôn vùi, thải các chất độc hại quá giới hạn cho phép vào đất;

5 Khai thác, kinh doanh các loại thực vật, động vật quý, hiếm;

6 Nhập khẩu công nghệ, thiết bị không đáp ứng tiêu chuẩn môi trường; Xuất khẩu, nhập khẩu chất thải;

7.Sử dụng các phương pháp, phương tiện, công cụ huỷ diệt hàng loạt trong khai thác, đánh bắt các nguồn động vật, thực vật."

Trang 24

Nghị định 26/CP cũng đã có quy định trách nhiệm hành chính cho các hành vi nêu trên cụ thể tại các Ðiều: Ðiều 7 chế tài cho khoản 7; Ðiều 8 chế tài cho khoản 5; Ðiều 9 chế tài cho khoản 2,3; Ðiều 10 và 11 chế tài cho khoản 6; Ðiều 16 chế tài cho khoản 4.

Trong quá trình thanh tra, nếu phát hiện ra các hành vi nêu trên thì lập biên bản vi phạm xử

lý theo các điều khoản nêu trên của Nghị định 26/CP; tuỳ mức độ vi phạm mà áp dụng mức xử phạt cho phù hợp Chú ý, trong mọi trường hợp đều phải đình chỉ ngay hành vi vi phạm và có biện pháp thực hiện ngay việc đình chỉ này Không được phạt cho tồn tại.

- Nghị định 175/CP ngày 18/10/1994 tại các điều 8, 9, 21, 23, 24, 26, 27, 28, 29 � đã hướng dẫn cụ thể một số điều, khoản của Luật Bảo vệ môi trường, như: Ðiều 13, 16, 19, 22, 28 và khoản 6 Ðiều 29 Các nội dung hướng dẫn tập trung vào các vấn đề cụ thể như sau:

+ Tại Ðiều 8 và 9 đã hướng dẫn rõ trách nhiệm của các tổ chức sản xuất, kinh doanh, chủ đầu tư trong việc lập báo cáo ÐTM, đóng góp tài chính vào bảo vệ môi trường, bồi thường thiệt hại về môi trường theo quy định Chấp hành các yêu cầu về thanh tra, kiểm tra, chế độ báo cáo với cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường, tuyên truyền giáo dục nâng cao

ý thức về bảo vệ môi trường cho cán bộ, công nhân viên.

Trách nhiệm của Ðoàn thanh tra hoặc Thanh tra viên ở đây là xem cơ quan, tổ chức, cá nhân

là đối tượng thanh tra có thực hiện trách nhiệm của mình trong việc lập báo cáo ÐTM nộp cho cơ quan Nhà nước có thẩm quyền theo quy định; nếu đã nộp và đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt (đã có Quyết định phê duyệt hoặc phiếu xác nhận bản kê khai, bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường ) thì xem xét trách nhiệm thực hiện các nội dung yêu cầu trong báo cáo ÐTM đã được phê duyệt Về trách nhiệm trong việc đóng góp tài chính: Cần xem xét việc thực hiện trách nhiệm này theo quyết định của cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền (hiện nay chưa có quy định cơ quan nào, sau này sẽ có văn bản quy định cụ thể) về số tiền phải đóng góp và thời hạn đóng góp Nếu phát hiện thấy việc đóng góp của cơ sở chưa đúng với sự gây ô nhiễm của cơ sở thì có thể kiến nghị cơ quan có thẩm quyền để xem xét quyết định

cụ thể (chờ hướng dẫn cụ thể sau).

+ Các điều khác đã nêu cụ thể trong các điều, khoản nêu trên của Luật Bảo vệ môi trường.

�- Nghị định 26/ CP ngày 26/4/1996 Quy định trách nhiệm hành chính đối với một số hành

vi vi phạm các quy định của Luật Bảo vệ môi trường (từ Ðiều 6 đến Ðiều 19) Các điều khoản chế tài cụ thể cũng đã được đề cập tại các điều, khoản của Luật Bảo vệ môi trường nêu ở phần trên Tuy nhiên, trong phần này vẫn hệ thống lại theo trình tự các điều để Thanh tra viên dễ tìm khi cần áp dụng Cụ thể:

+ Ðiều 6 đã quy định xử phạt hành vi vi phạm về phòng ngừa ô nhiễm và suy thoái môi trường Nội dung của điều này tập trung vào việc xử phạt khi cơ sở không tuân thủ việc lập báo cáo đánh giá tác động môi trường (ÐTM), không tuân thủ các yêu cầu trong Quyết định phê duyệt báo cáo ÐTM, giấy phép môi trường (chế tài cho quy định tại Ðiều 17, 18 Luật Bảo vệ môi trường).

+ Ðiều 7 đã quy định xử phạt hành vi vi phạm về bảo vệ đa dạng sinh học và bảo tồn thiên nhiên (chế tài cho quy định tại Ðiều 12, 13 và khoản 7, Ðiều 29 Luật Bảo vệ môi trường và Ðiều 21, Nghị định 175/CP).

+ Ðiều 8 đã quy định xử phạt hành vi vi phạm về khai thác, kinh doanh động, thực vật quý, hiếm thuộc danh mục do Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Bộ thuỷ sản công bố (Chế tài cho quy định tại khoản 5, Ðiều 29 Luật Bảo vệ môi trường).

+ Ðiều 9 đã quy định xử phạt hành vi vi phạm về bảo vệ môi trường trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, bệnh viện, khách sạn , nhà hàng (chế tài cho quy định tại Ðiều 16, khoản 2,3, Ðiều 29 Luật Bảo vệ môi trường).

+ Ðiều 10 đã quy định xử phạt hành vi vi phạm về giấy phép xuất khẩu nhập khẩu công nghệ, thiết bị toàn bộ, thiết bị lẻ quan trọng, hoá chất độc hại, chế phẩm vi sinh vật có liên quan tới

Trang 25

bảo vệ môi trường (chế tài cho quy định tại Ðiều 19, khoản 6, Ðiều 29 Luật Bảo vệ môi trường

+ Ðiều 13 đã quy định xử phạt hành vi vi phạm quy định của cơ quan quản lý nhà nước về bảo

vệ môi trường đối với chất phóng xạ (chế tài cho quy định tại Ðiều 19, 24 Luật Bảo vệ môi trường).

+ Ðiều 14 đã quy định xử phạt hành vi vi phạm quy định của cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường khi sử dụng nguồn phát bức xạ (chế tài cho quy định tại Ðiều 25 Luật Bảo

+ Ðiều 18 đã quy định xử phạt hành vi vi phạm trong việc sản xuất, vận chuyển, buôn bán, nhập khẩu, tàng trữ pháo, thuốc pháo và đốt pháo hoa (chế tài cho quy định tại Ðiều 28, Luật Bảo vệ môi trường và Ðiều 29 Nghị định 175/CP).

+ Ðiều 19 đã quy định xử phạt hành vi vi phạm trong việc khắc phục sự cố môi trường (chế tài cho quy định từ Ðiều 30 đến Ðiều 36 Luật Bảo vệ môi trường).��

- Quyết định số 2920-QÐ/MTg ngày 21/12/1996 của Bộ trưởng Bộ KH,CN&MT công bố 97 TCVN về môi trường đã được Bộ trưởng Bộ KH,CN&MT ban hành là tiêu chuẩn về môi trường bắt buộc áp dụng Hiện nay, các tiêu chuẩn này là cơ sở để thanh tra và giải quyết khiếu nại về môi trường Tổ chức, cá nhân người Việt nam; tổ chức, cá nhân người nước ngoài

có trách nhiệm thực hiện các tiêu chuẩn có liên quan nêu tại Quyết định số 2920-QÐ/MTg trong việc xây dựng dự án và triển khai hoạt động sản xuất, kinh doanh trên lãnh thổ Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam Riêng một số tiêu chuẩn về nồng độ bụi và nồng độ hơi khí độc trong khu vực sản xuất, áp dụng theo tiêu chuẩn quy định tại Quyết định số 505 BYT/QÐ ngày 13/4/1992 của Bộ Y tế (xem mục II.3).

- Thông tư số 2781-TT/KCM ngày 03/12/1996 của Bộ KH,CN&MT Hướng dẫn về thủ tục cấp, gia hạn, thu hồi Giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn môi trường (Giấy phép về môi trường) cho các cơ sở công nghiệp Trong quá trình thanh tra chú ý về việc thực hiện các quy định về điều kiện và nội dung của Giấy phép về môi trường, thời hạn của Giấy phép

- Ngoài ra, Tại một số tỉnh/thành phố đã ban hành Quy chế về bảo vệ môi trường tại địa phương mình, nhằm hướng dẫn và cụ thể hoá các quy định của Luật Bảo vệ môi trường tại địa phương và đây cũng sẽ là cơ sở tốt cho hoạt động thanh tra về bảo vệ môi trường trên địa bàn của tỉnh Thanh tra viên cần lưu ý khi tiến hành hoạt động thanh tra của mình.

II.4.2- Các văn bản quy phạm pháp luật khác:

Mục này chủ yếu giới thiệu để các Thanh tra viên biết, ngoài quy định của Luật� Bảo vệ môi trường, còn có các văn bản pháp luật khác điều chỉnh cụ thể một số lĩnh vực liên quan đến việc sử dụng một số thanh phần môi trường và liên quan đến chức năng quản lý Nhà nước của ngành khác Tuy nhiên tại phần này, ta quan tâm đến việc có những thông tin mang nội dung

có tính chất là yêu cầu để làm cơ sở cho hoạt động thanh tra Khi tiến hành hoạt động thanh

Trang 26

tra gặp nội dung liên quan đến những lĩnh vực này, thì biết có văn bản điều chỉnh cụ thể hơn

và có định hướng trong việc tìm cơ sở pháp lý cụ thể để áp dụng hoặc chủ động trong việc phối hợp với cơ quan có chức năng quản lý Nhà nước về lĩnh vực cụ thể liên quan Làm như vậy sẽ đảm bảo tuân thủ đúng pháp luật và thực hiện tốt vai trò hỗ trợ cho cơ quan quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường tăng cường hiệu lực của pháp luật Do đó, mục này sẽ không

đi vào giới thiệu cụ thể các điều khoản, mà chỉ tóm lại nội dung điều chỉnh chính của mỗi văn bản Tại Luật Khoáng sản sẽ ví dụ cụ thể một điều liên quan đến bảo vệ môi trường Cụ thể:

- Luật Khoáng sản ngày 20/3/1996 � Quy định trách nhiệm trong việc bảo vệ, sử dụng có hiệu quả mọi tài nguyên khoán sản của đất nước; khuyến khích phát triển công nghiệp khai thác

và chế biến khoáng sản; bảo vệ môi trường, môi sinh và an toàn lao động trong hoạt động khoáng sản.

Về bảo vệ môi trường đã được quy định cụ thể tại Ðiều 16:

"Bảo vệ môi trường trong hoạt động khoáng sản:

1 Tổ chức, cá nhân được phép hoạt động khoáng sản phải sử dụng công nghệ, thiết bị, vật liệu và thực hiện các quy định khác của Luật Bảo vệ môi trường để hạn chế tối đa tác động xâú đến các thành phần môi trường, thực hiện việc phục hồi môi trường, môi sinh và đất đai sau khi kết thúc từng giai đoạn hoặc toàn bộ hoạt động khai thác khoáng sản.

2 Tổ chức, cá nhân được phép hoạt động khoáng sản phải chịu mọi chi phí bảo vệ phục hồi môi trường, môi sinhvà đất đai Chi phí bảo vệ, phục hồi môi trường, môi sinh và đất đai phải được xác định trong báo cáo ÐTM báo cáo nghiên cứu khả thi về khai thác, chế biến khoáng sản hoặc đề án thăm dò khoáng sản Tổ chức, cá nhân được phép khai thác khoáng sản phải

ký quỹ tại một ngân hàng Việt Nam hoặc Ngân hàng nước ngoài được phép hoạt động tại Việt Nam để đảm bảo cho việc phục hồi môi trường, môi sinh � và đất đai.�

- Luật Ðất đai (ngày 14/7/1993 và được sửa đổi, bổ sung ngày 11/12/1998): Ðề cập đến việc quản lý và sử dụng đất đai, một thành phần quan trọng của môi trường Liên quan đến bảo vệ môi trường có các Ðiều: 4, 5, 66, 79.

- Luật Tài nguyên nước (ngày 20/5/1998): Có nội dung đề cập đến việc bảo vệ, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, thành phần thiết yếu của môi trường và sự sống; phòng, chống và khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra Liên quan đến bảo vệ môi trường tập trung vào các chương: II (Bảo vệ tài nguên nước), III (Khai thác, sử dụng tài nguyên nước) và chương IV (Phòng, chống, khắc phục hậu quả lũ, � lụt và tác hại khác do nước gây ra).

- Luật Bảo vệ và phát triển rừng (ngày 19/8/1991): Quy định đến việc quản lý, khai thác, phát triển và bảo vệ môi trường sinh thái rừng Liên quan về bảo vệ môi trường tại các chương: III (Bảo vệ rừng, từ Ðiều 18 đến Ðiều 25) và IV (Phát triển rừng, sử dụng rừng và đất trồng rừng).

- Luật bảo vệ sức khoẻ nhân dân (11/7/1989): Có nội dung liên quan đến quản lý hoá chất, quản lý chất thải công nghiệp, sinh hoạt, vệ sinh công cộng vệ sinhtrong quàn, ướp, chôn, hoả táng, di chuyển thi hài, hài cốt Liên quan đến bảo vệ môi trường tại chương II (Vệ sinh trong sinh hoạt và lao động; vệ sinh công cộng và chống dịch bệnh, từ Ðiều 6 đến Ðiều 18).

- Pháp lệnh Bảo vệ và phát triển nguồn lợi thuỷ sản (ngày 5/5/1989): đề cập đến việc bảo vệ sinh vật, quần thể, quần xã và môi trường vùng nước nơi sinh vật sống Liên quan đến bảo vệ môi trường chủ yếu tại Ðiều 5 và từ Ðiều 8 đến Ðiều 12 (Chương II - Bảo vệ và phát triển nguồn lợi thuỷ sản)

- Pháp lệnh Bảo vệ và kiểm dịch thực vật: Ðề cập đến việc quản lý, bảo vệ môi trường sinh thái của tài nguyên thực vật.

- Pháp lệnh an toàn và kiểm soát bức xạ (ngày 25/6/1996): Quy định về an toàn và kiểm soát bức xạ Liên quan về bảo vệ môi trường chủ yếu tại chương II (Bảm bảo an toàn bức xạ,� từ Ðiều 10 đến Ðiều 14).

Trang 27

- Bộ luật Lao động (ngày 5/7/1994): Có nội dung đề cập đến bảo vệ môi trường lao động (Chương IX: An toàn lao động, vệ sinh lao động Ðặc biệt tại Ðiều 97).

II.5- Quyết định Thanh tra:

Quyết định thanh tra là cơ sở pháp lý để cho Ðoàn thanh tra hoặc Thanh tra viên thực hiện hoạt động thanh tra tại cơ sở là đối tượng thanh tra Mục này chủ yếu giới thiệu những căn cứ chủ yếu để làm cơ sở ra quyết định thanh tra và thẩm quyền ra quyết định thanh tra Hình thức

và yêu cầu những nội dung cơ bản của Quyết định thanh tra đã được quy định trong mẫu văn bản ban hành theo Quyết định số 1118/QÐ ngày 28/5/1996 của Bộ trưởng Bộ KH,CN&MT (mẫu số 1 - có phụ lục kèm sau).

-� Nhìn chung, những căn cứ cơ bản để làm cơ sở cho cấp có thẩm quyền ra quyết định thanh tra đã được quy định tại Ðiều 29, Pháp lệnh Thanh tra Nội dung của Ðiều này như sau:

� 1 Quyết định thanh tra dựa vào những căn cứ sau đây:

Chương trình, kế hoạch thanh tra được lập ra theo yêu cầu của công tác quản lý của cơ quan Nhà nước;

Yêu cầu của việc giải quyết khiếu nại, tố cáo theo thẩm quyền của cơ quan Nhà nước, tổ chức thanh tra;

�Những vụ, việc� được thủ trưởng cơ quan quản lý Nhà nước, thủ trưởng tổ chức thanh tra cấp trên giao;

Do tổ chức thanh tra tự � phát hiện có vi phạm pháp luật trong phạm vi trách nhiệm của mình.

2 Thủ trưởng cơ quan Nhà nước, thủ trưởng các tổ chức thanh tra có quyền ra quyết định thanh tra đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân theo thẩm quyền được pháp luật quy định (thẩm quyền ra quyết định thanh tra về bảo vệ môi trường sẽ được cụ thể phần dưới).

Quyết định thanh tra phải ghi rõ nội dung, thời hạn thanh tra; đối với vụ việc có tình tiết phức tạp thì kiến ngị cấp có thẩm quyền gia hạn Thời hạn thanh tra và thẩm quyền gia hạn của từng cấp do Hội đồng Bộ trưởng quy định (nay là Chính phủ).

3 Quyết định thanh tra do Ðoàn thanh tra hoặc Thanh tra viên thực hiện.�

- Theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường, tại Ðiều 38 - Quy định về cơ quan quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường, Ðiều 40 - Quy định về cơ quan có chức năng thanh tra chuyên ngành về bảo vệ môi trường và đã cụ thể tại điểm 3.3, Thông tư 1485/MTg ngày 12/12/1994 của Bộ KH,CN&MT, quy định thẩm quyền ra quyết định thanh tra về bảo vệ môi trường như sau:

�3.3.1 Cục trưởng, Chánh Thanh tra Cục Môi trường, Giám đốc, Chánh Thanh tra Sở KH,CN&MT có quyền ra quyết định thanh tra về bảo vệ môi trường theo sự phân cấp của Bộ trưởng Bộ KH,CN&MT.

3.3.2 Quyết định thanh tra về bảo vệ môi trường phải ghi rõ nội dung, thời hạn, phương thức thanh tra và do đoàn thanh tra hoặc Thanh tra viên thực hiện.

3.3.3 Bộ trưởng Bộ KH,CN&MT quy định thời hạn và nội dung thanh tra định kỳ đối với từng loại cơ sở sản xuất, kinh doanh khoa học, kỹ thuật, y tế, văn hoá, xã hội, an ninh, quốc phòng.� (Hiện nay chưa ban hành quy định này).

Những căn cứ để các cấp có thẩm quyền nêu trên ra quyết định thanh tra trong lĩnh vực bảo

vệ môi trường, chủ yếu vẫn dựa trên các căn cứ quy định tại Ðiều 29, Pháp lệnh Thanh tra đã được đề cập ở trên.

- Thẩm quyền ra quyết định thanh tra tại các Sở KH,CN&MT được cụ thể trong các trường hợp sau:

+ Trên cơ sở kế hoạch đã được Giám độc Sở phê duyệt sau khi có ý kiến thống nhất với Chánh Thanh tra Bộ KH,CN&MT, Giám đốc Sở hoặc Chánh Thanh tra Sở KH,CN&MT ra quyết định thanh tra định kỳ (Việc thanh tra định kỳ đối với các doanh nghiệp phải tuân theo quy định của Nghị định 61/NÐ-CP, tức là không tiến hành thanh tra đối với một cơ sở quá 01 lần/năm

Ngày đăng: 03/01/2016, 20:27

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w