1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

thiết kế sổ tay đánh giá nhanh chất lượng môi trường phục vụ cho công tác thanh tra môi trường

60 900 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 60
Dung lượng 520,16 KB

Nội dung

2 Nh ận định các nguồn thải trong ngành dệt nhuộm Từ sơ đồ tổng quan ngành dệt, có thể thấy được nguồn thải phát sinh ra từ các công đoạn sau: • Chất thải sinh ra chủ yếu trong bước đầu

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ TP HCM

LƯỢNG MÔI TRƯỜNG PHỤC VỤ CHO CÔNG TÁC THANH TRA MÔI

TRƯỜNG

TP H ồ Chí Minh, 2013

Trang 2

Lời đầu tiên em xin chân thành cảm ơn quý thầy cô của trường Đại học Kỹ Thuật Công Nghệ TP Hồ Chí Minh, cũng như quý thầy cô trong khoa Môi Trường và Công Nghệ Sinh Học đã giảng dạy, truyền đạt những kiến thức hữu ích cũng như những kinh nghiệm quý báu cho em trong suốt 4 năm qua

Em xin chân thành gửi lời cảm ơn sâu sắc tới cô Vũ Hải Yến, người đã tận tình hướng dẫn em hoàn thành tốt bài đồ án tốt nghiệp này

Cảm ơn tất cả các bạn đã động viên, giúp đỡ em trong suốt quá trình học tập và hoàn thành bài đồ án

Lời cuối cùng con xin gửi lời cảm ơn sâu sắc, chân thành tới Ba Mẹ và những người thân trong gia đình, đã luôn động viên, tạo điều kiện tốt nhất để con học tập và hoàn thành tốt bài đồ án này

Kính chúc quý Thầy Cô và các bạn dồi dào sức khỏe, đạt được nhiều thành công trong công việc và cuộc sống

TP Hồ Chí Minh, tháng 03 năm 2013

Sinh viên

Lê Thị Thanh Bình

Trang 3

Tôi xin cam đoan luận văn: “Thiết kế sổ tay đánh giá nhanh chất lượng môi trường phục vụ cho công tác thanh tra môi trường” là công trình nghiên cứu của riêng tôi

Các số liệu trong luận văn đều được sử dụng trung thực Tất cả các bảng biểu, số liệu, nguồn trích dẫn, biểu đồ là thung thực và đáng tin cậy

Tôi xin cam đoan luận văn tốt nghiệp này là của riêng tôi, không sao chép luận văn tốt nghiệp khác

Tp Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2013 Người thực hiện

Lê Thị Thanh Bình

Trang 5

LỜI NÓI ĐẦU

Việt Nam đang trong thời kỳ phát triển và hội nhập

với nền kinh tế quốc tế Các ngành công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ đều có những bước chuyển mình tích cực

và nhanh chóng Nhất là trong lĩnh vực công nghiệp, chính sách thu hút vốn đầu tư từ nước ngoài vào Việt Nam đã làm cho đất nước phát triển rõ rệt cả về đời sống của con người

và môi trường xung quanh

Trong những năm đầu thực hiện đường lối đổi mới, vì

tập trung ưu tiên phát triển kinh tế và cũng một phần do

nhận thức hạn chế nên việc gắn phát triển kinh tế với bảo vệ môi trường chưa chú trọng đúng mức Tình trạng tách rời công tác bảo vệ môi trường với sự phát triển kinh tế - xã hội

diễn ra phổ biến ở nhiều ngành, nhiều cấp, dẫn đến tình

trạng gây ô nhiễm môi trường diễn ra phổ biến và ngày càng nghiêm trọng Đối tượng gây ô nhiễm môi trường chủ yếu là

hoạt động sản xuất của nhà máy trong các khu công nghiệp,

hoạt động làng nghề và sinh hoạt tại các đô thị lớn

Ngành công nghiệp phát triển đã đóng góp đáng kể vào GDP, trong đó phải kể đến các ngành phát triển mạnh

hiện nay như dệt nhuộm, sản xuất phân bón NPK, sản xuất

Trang 6

xi măng, chế biến thủy sản, hóa chất, … Tuy nhiên, do quy trình sản xuất còn lạc hậu, chưa đồng bộ giữa các khâu trong quy trình sản xuất và chính sách phát triển của doanh nghiệp nên đã gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng Cần có sự

quản lý chặt chẽ và phối hợp thực hiện đồng bộ giữa đơn vị

quản lý Nhà nước và doang nghiệp

Đáp ứng nhu cầu cấp thiết của môi trường, các Bộ, ban ngành đã cho ra đời Luật bảo vệ môi trường nhằm có hướng bảo vệ tích cực trước hiện trạng trên Đồng thời cơ quan công an, cơ quan thanh tra chuyên ngành và các cơ quan khác có nhiệm vụ Thanh tra môi trường trong việc phòng ngừa, phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm pháp

luật về tài nguyên môi trường

Trong điều kiện kinh tế phát triển, các vấn đề môi trường phát sinh liên tục Chính vì vậy mà pháp luật về bảo

vệ môi trường phải tiếp tục cập nhật và chỉnh sửa để có thể

phục vụ tốt nhất cho việc phát triển kinh tế xã hội Bên cạnh

đó, cán bộ môi trường ở địa phương thường biến động do chuyển đổi công tác hoặc tuyển dụng mới nên hiểu biết về pháp luật và kiến thức chuyên môn môi trường chưa cập

Trang 7

nhật kịp thời Điều này làm hạn chế đáng kể năng lực công tác của cán bộ môi trường trong khi công tác nhiệm vụ

Xuất phát từ thực trạng và nhu cầu trên, đề tài “ Thiết

kế sổ tay đánh giá nhanh chất lượng môi trường phục vụ cho công tác thanh tra môi trường” được thực hiện nhằm

mục tiêu cập nhật các quy chuẩn đang áp dụng hiện hành và các tiêu chuẩn đã được thay thế áp dụng cho một số ngành

cụ thể Qua đó đề tài giúp cho các cán bộ thanh tra môi trường thực hiện công tác thanh tra diễn ra được nhanh chóng và thuận lợi hơn

Trang 8

I Ngành công nghi ệp dệt nhuộm

Trang 9

sau:

• Sản xuất sợi: Quy trình sản xuất các loại sợi khác nhau được thực hiện qua các công đoạn tương tự nhau Đầu tiên, xơ được làm sạch nhằm loại bỏ các

tạp chất như cát, bụi và vỏ cây Tùy theo yêu cầu sản

phẩm, xơ được pha trộn theo tỷ lệ và kéo dài dưới

dạng cúi sợi để các xơ gần như là song song mà không xoắn vào nhau Quá trình pha trộn được tiếp

tục bằng cách kết hợp các cuộn cúi và xe mảnh, được

gọi là kéo duỗi Việc loại bỏ các xơ sợi quá ngắn và đảm bảo chắc chắn rằng xơ sợi trong con cúi đều

nằm trong giới hạn chiều dài nhất định được gọi là

chải thô Công đoạn chải kỹ sẽ tiếp tục làm các sợi song song với nhau và lặp lại cho đến khi không có

hoặc còn rất ít sợi bị quấn vào nhau Lúc này, xơ sợi được gọi là sợi thô có đủ độ bền để không bị đứt khi

bị kéo sợi Cuối cùng, xơ sợi đồng nhất ở dạng sợi thô được kéo và xe lại tạo ra sợi thành phẩm

• Sản xuất vải: Xơ và sợi là nguyên liệu sản xuất vải Các loại vải được sản xuất bao gồm: Vải dệt thoi,

Vải dệt kim, Vải không dệt

Trang 10

• Xử lý vải: Vải sau khi dệt thoi hoặc dệt kim đang ở

dạng thô được gọi là vải mộc Vải này khi sờ vào có

cảm giác thô ráp và còn chứa tạp chất từ xơ tự nhiên

hoặc do quá trình sản xuất vải Quá trình xử lý vải được thực hiện để cải thiện hình thức đáp ứng nhu

cầu tiêu dùng

2 Nh ận định các nguồn thải trong ngành dệt nhuộm

Từ sơ đồ tổng quan ngành dệt, có thể thấy được nguồn

thải phát sinh ra từ các công đoạn sau:

• Chất thải sinh ra chủ yếu trong bước đầu tiên khi làm sạch xơ và khi chải khô thường là cành con, lá và đất

Xơ len thô chứa khoảng 50% tạp chất ở dạng dầu mỡ tự nhiên và nước ẩm Được loại bỏ bằng cách nấu trong dung

dịch xà phòng có chứa kiềm

Trong quá trình sản xuất vải, lượng phát thải chủ yếu là khâu hồ sợi Dịch hồ đã sử dụng chứa hóa chất hồ dư

• Chất thải sau khi xử lý vải sơ bộ là các chất hữu cơ

có khả năng phân hủy sinh học cao Trong công đoạn giũ hồ, 90% các chất hồ được thải ra theo nước thải Dòng thải này

có tải lượng BOD và COD cao ở mức 600.000 ppm

• Nước thải sinh ra từ quá trình kiềm bóng, tẩy trắng

Trang 11

có độ kiềm cao, chứa chlorides và chất rắn hòa tan

3 Các quy chu ẩn Việt Nam áp dụng trong quá trình quan

II Ngành công nghi ệp sản xuất phân bón NPK

1 Tóm tắt quy trình sản xuất cơ bản

Các công đoạnchính trong công nghệ sản xuất NPK được chia thành 07 công đoạn chính là nghiền nguyên liệu,

phối trộn nguyên liệu, vê viên tạo hạt, sấy, sàng, làm nguội

và đóng bao sản phẩm

Trang 12

1.1 Nghi ền nhiên liệu

Nguyên liệu ban đầu cho sản xuất NPK hầu hết tồn tại

ở dạng hạt bao gồm các nguyên liệu chính sau:

• Nguyên liệu chứa đạm (N): amôn sunfat, urê, Di Amôn Photphát, Amôn Clorua

• Nguyên liệu chứa lân (P): supe photphat đơn, phân lân nung chảy, DAP, MAP, Phốtphorite

• Nguyên liệu chứa Kali: Kali clorua, Kali Sunphát

Mục đích của quá trình nghiền nguyên liệu nhằm đảm

bảo yêu cầu kỹ thuật về độ mịn (<2mm) tạo điều kiện thuận

lợi cho quá trình vê viên tạo hạt đồng thời sản phẩm sau này

có hình thức đẹp, tăng độ cứng cũng như bảo đảm đồng đều các thành phần trong hạt phân và đảm bảo chất lượng phân Nguyên liệu được nghiền bằng máy nghiền búa, sau

đó được băng tải vận chuyển nạp vào các phễu chứa liệu theo từng loại riêng biệt Trong quá trình này có phát sinh

bụi, bụi từ lúc cấp liệu vào máy nghiền, và phát sinh ở băng

tải sau nghiền

1.2 Ph ối trộn nguyên liệu

Mục đích của quá trình này là trộn đều các nguyên liệu

Trang 13

trước khi đưa sang công đoạn vê viên, tạo hạt nhằm đảm bảo

tỷ lệ giữa các thành phần dinh dưỡng trong hạt phân Các

loại nguyên liệu như Urê, SA (Sunfat Amôn), supephôtphat đơn, DAP (Diamon phosphate), KCl, phụ gia tùy theo yêu

cầu về tỷ lệ thành phầThùng trộn thường ở dạng thùng quay, đặt nghiêng, có mục đích là đảo trộn đều các nguyên liệu, đảm bảo nguyên liệu được trộn đều với nhau trước khi đưa sang công đoạn vê viên, tạo hạt

1.3 Vê viên t ạo hạt

Mục đích của quá trình này là tạo các hạt có kích thước mong muốn (2-5mm), có thành phần dinh dưỡng và kích thước hạt đồng đều, có độ ẩm thích hợp (4,5-6%) để tạo điều kiện thuận lợi cho các quá trình tiếp theo

Hỗn hợp nguyên liệu sau khi đã trộn đều được băng tải đưa xuống máy vêviên dạng đĩa quay hoặc thùng quay Thông thường đĩa vê viên được đặt nghiêng một góc khoảng 40-50o so với phương ngang Nước được đưa vào thiết bị này bằng vòi phun nhằm tạo độ ẩm thích hợp cho nguyên

liệu.Tại đây, nhờ lực ly tâm và trọng lực của các nguyên

liệu, độ ẩm do nước đưa vào, các hạt NPK dần dần được hình thành

Trang 14

1.4 S ấy

Mục đích của công đoạn sấy là tạo độ ẩm của hạt theo yêu cầu (2-4%) để làm tăng độ cứng, tránh hiện tượng kết

khối hạt

Sau quá trình vê viên tạo hạt, NPK bán thành phẩm có

độ ẩm khoảng 4,5 –6%, được băng tải đưa chuyển vào máy

sấy thùng quay Máy sấy thùng quay thường hoạt động theo nguyên lý sấy xuôi chiều: khí nóng và sản phẩm đi cùng chiều với nhau trong thùng sấy Khí nóng được cấp từ hệ

thống lò hơi đốt than hoặc dầu FO thông qua hệ thống quạt hút và quạt đẩy Khí nóng dùng để sấy NPK có nhiệt độ khoảng 250-300oC

(sấy trực tiếp) Nhờ thùng quay được đặt nghiêng và bên trong thùng có lắp các cánh đảo nên các hạt NPK được đảo đều và chuyển dần về cuối thùng sấy Khi ra

khỏi thùng sấy, NPK có nhiệt độ là 80-90oCvà độ ẩm đạt 4% Dòng khí nóng sau khi trao đổi nhiệt với NPK sẽ hạ

2-xuống còn khoảng 110oC

và mang theo nhiều bụi (và khí độc

hại) Sau khi sấy NPK được đưa sang công đoạn sàng

1.5 Sàng

Mục đích của công đoạn này là loại bỏ các hạt phân có kích thước không mong muốn (quá nhỏ hoặc quá to) Sản

Trang 15

phẩm NPK sau khi sấy đến độ ẩm 2-4% được qua băng tải rót lên sàng Sàng được động cơ chuyền chuyển động qua cơ

cấu rung lệch tâm Sàng có cấu tạo gồm 02 lớp, lớp trên có kích thước mắt sàng là 5mm và lớp dưới là 2mm Các hạt NPK có kích thước lớn hơn 5mm được giữ lại trên mặt sàng

và chuyển sang máy nghiền búa (nghiền nhỏ) để đưa quay

lại thùng trộn Các hạt có kích thước nhỏ hơn 2mm thì rơi

xuống dưới mắt sàng và qua hệ thống băng tải quay về công đoạn vê viên tạo hạt lại Còn lại các hạt đạt kích thước đạt yêu cầu từ 2-5mm nằm ở giữa 02 mặt sàng được đưa vào thiết bị làm nguội

1.6 Làm ngu ội

Sản phẩm NPK sau quá trình sàng phân loại có nhiệt

độ khoảng 70-80oCvà kích thước 2-5mm, độ ẩm 2-4% được đưa vào thiết bị làm nguội có dạng thùng quay Thùng quay được thiết kế đặt nghiêng, sản phẩm chuyển dịch từ đầu thùng (cửa vào) đến cuối thùng (cửa ra) Không khí được

quạt hút vào thùng và đi ngược chiều với sản phẩm và làm

hạ nhiệt độ của sản phẩm từ 70-80oC

xuống còn 30oC

Trang 16

phẩm) và khí thải Bụi phát sinh trong sản xuất NPK ở hầu

hết các công đoạn sản xuất và đây là đặc thù của ngành công nghiệp sản xuất NPK Khí thải gồm CO2, SO2, NOx, CO,

bụi lò phát sinh từ quá trình đốt dầu FO cung cấp nhiệt cho công đoạn sấy NPK

2.1 Bụi và khí thải

Bụi phát sinh từ các quá trình sau:

• Chu ẩn bị nguyên liệu (nghiền nguyên liệu và nghi ền tuần hoàn)

• S ấy: Đây là nguồn phát sinh bụi và khí thải có hại

như SOx, CO, trong dây chuyền sản xuất NPK

• Sàng: Là công đoạn phát sinh ra nhiều bụi nhất do các hạt nhỏ và khô bị làm tung lên

• Làm ngu ội: Bụi sản phẩm bị cuốn ra môi trường

Trang 17

theo dòng không khí làm mát sau khi ra khỏi thiết bị làm nguội thùng quay

Đóng bao sản phẩm

• H ệ thống băng tải: Đây là nguồn bề mặt phát sinh

bụi

2.2 Nước thải

Nước thải phát sinh chủ yếu từ quá trình xử lý khí thải

Tại tháp hấp thụ, nước có tác dụng hấp thu bụi Tuy nhiên lượng nước thải này có thể tái sử dụngtriệt để bằng cách cho

tuần hoàn lại ở công đoạn tạo hạt trong dây chuyền vê viên nên không thải ra môi trường

2.3 Chất thải rắn

Ngành sản xuất phân bón NPK làm phát sinh chất thải

rắn bao gồm một số loại đơn giản, chủ yếu là bùn cặn sinh ra

do quá trình xử lý nước thải và khí thải, bụi thu hồi từ hệ

thống khí thải và được tái sử dụng lại, và bán thành phẩm phân NPK rơi vãi xuống nền trong quá trình vận chuyển

bằng băng tải, quá trình vê viên, thành phẩm khi đóng bao

III Các quy chuẩn áp dụng hiện hành cho ngành sản

xu ất phân bón NPK

Cán bộ làm công tác thanh tra môi trường tiến hành công

Trang 18

việc quan trắc, lấy mẫu và đo đạc các thông số cần thiết QCVN áp dụng để đối chiếu so sánh như sau:

Chất thải rắn Nghị định số

59-2007

Chất thải nguy hại QCVN 07:

2009 Nước thải QCVN 40:2011

IV Ngành s ản xuất Xi măng

1 Tóm tắt quy trình sản xuất

Quá trình sản xuất xi măng có thể được chia thành 3 công đoạn chính là:

• Công đoạn chuẩn bị nguyên, nhiên liệu

• Công đoạn nung clinker

• Công đoạn nghiền và đóng bao xi măng

Trang 19

Hình 2: S ơ đồ sản xuất xi măng

2 Nh ận định nguồn thải

Quá trình sản xuất xi măng sinh ra nhiều tác động đến

Trang 20

môi trường.Các chất thải phát thải từ quá trình sản xuất xi măng chủ yếu là khí thải, ngoài ra có lượng nước thải và

chất thải rắn không đáng kể

2.1 Phát thải khí

Phát thải bụi, và khí thải bao gồm khí thải NOx và

SOx, ngoài ra còn phải kể đến các phát thải CO2, CO, amoniac, HCl, hơi kim loại nặng và VOCs (các hợp chất

hữu cơ bay hơi)

2.2 Phát th ải bụi

Các điểm phát thải bụi chính cần kể đến đó là máy nghiền nguyên liệu, hệ thống lò, bộ phận làm mát clinker và nghiền xi măng, hệ thống điểm đổ của các thiết bị vận chuyển

2.3 Phát th ải NO x :

Là hệ quả không tránh được của quá trình cháy nhiệt

độ cao,với một phần nhỏ là do thành phần của nhiên liệu và nguyên liệu

Trang 21

nhiệt độ thấp (ví dụ 400 – 600oC

) và có thế dẫn đến phát thải

SO2đáng kể trong ống khói

2.5 Phát th ải hydro cácbon và CO

Có thể gia tăng do lượng hợp chất hữu cơ trong nguyên liệu tự nhiên Metan là yếu tố chính góp phần gây phát thải hydro cácbon Phát thải của các hydro các bon hoá như đioxin và nhựa furan C4H4O thường tồn tại dưới giá trị

giới hạn hiện tại

2.6 Phát th ải CO 2

Nguồn phát thải CO2 bao gồm các nguồn sau:

- Quá trình chuyển hóa canxi cacbonat của nguyên

liệu thành canxi oxit và quá trình cháy các bon hữu cơ

có trong nguyên liệu thô

- Quá trình đốt nhiên liệu hóa thạch

Như vậy, tổng phát thải CO2 sẽ phụ thuộc vào:

- Quy trình sản xuất (hiệu suất của các quá trình sản

Trang 22

bay hơi và phần còn lại thì tuần hoàn sử dụng lại Đối với nhà máy sử dụng phương pháp ướt hoặc xử lý bụi bằng phương pháp rửa khí (lọc bụi ướt) thì nước thải cần lưu tâm hơn

2.8 Ch ất thải rắn

Chất thải rắn trong nhà máy xi măng bao gồm bụi, cặn thu được từ thiết bị làm sạch khí chứa kiềm cao và có thể

chứa lượng nhỏ các tạp chất như kim loại nằm trong thành

phần của nguyên liệu Ngoài ra còn lượng bụi tách ra từ hệ

thống lò nung có thể chứa kiềm, sunfat và clo cao – như bụi

lọc – trong vài trường hợp không thể tuần hoàn cần có sự xử

lý và thải bỏ đặc biệt để tránh làm ô nhiễm đất và nguồn nước Ngoài ra còn chất thải rắn từ bao bì nguyên liệu, bao

Trang 24

thải Lượng nước không đi vào hệ thống nước thải khoảng 1,5 hl/hl Nghĩa là lượng nước thải trong sản xuất bia bằng

Trang 25

lượng nước sử dụng trừ đi 1,5 hl/hl bia

Nước thải nhà máy bia bao gồm:

- Nước thải vệ sinh các thiết bị

- Nước thải từ công đoạn rửa chai, thanh trùng bia chai

- Nước thải từ phòng thí nghiệm

- Nước thải vệ sinh nhà xưởng

- Nước thải sinh hoạt của công nhân nhà máy

2.2 Khí th ải

Khí thải của nhà máy bia bao gồm khí thải phát sinh

do quá trình đốt nhiên liệu tại nồi hơi, hơi và mùi hoá chất

sử dụng, mùi sinh ra trong quá trình nấu và của các chất thải

hữu cơ như bã hèm, men chưa được xử lý kịp thời

2.3 Ch ất thải rắn

Các chất thải rắn chính của quá trình sản xuất bia bao

gồm bã hèm, bã men, các mảnh thủy tinh chai vỡ, két vỡ, nhãn thải từ khu vực đóng gói, bột trợ lọc từ khu vực lọc,

bột giấy từ quá trình rửa chai, giấy, nhựa, kim loại từ các bộ

phận phụ trợ, xỉ than, dầu thải, dầu phanh

3 Các quy chu ẩn áp dụng trong quá trình thanh tra

Trang 26

Đối tượng QCVN áp d ụng TCVN đã thay thế

Nước thải công

thải nguy hại

QCVN 07-2009

Trang 27

VI.Ngành công nghi ệp sản xuất sơn

1 Tóm t ắt quy trình sản xuất Sơn

Hình 4: S ơ đồ sản xuất sơn dung môi

Trang 28

2 Nh ận định thành phần chất thải

Ngành sản xuất sơn sử dụng hóa chất và thải ra môi trường cả chất thải nguy hại Ngành sản xuất sơn tiêu thụ nhiều dung môi hữu cơ nhất trên thị trường dung môi sử

dụng trong công nghiệp (chiếm trên 44% lượng dung môi tiêu thụ trên thị trường, bao gồm cả mực in) và một phần dung môi được thải vào môi trường dưới dạng khí và lỏng Bên cạnh đó, việc sử dụng bột màu chứa các oxit kim loại trong đó có các kim loại năng độc hại cũng sinh ra phát thải

ra môi trường dưới dạng bụi

2.1 Nước thải

Khi chưa xử lý hoặc tuần hoàn dòng thải, nước thải

chứa hàm lượng ô nhiễm cao, chứa dung môi hữu cơ, các

chất tạo màu, phụ gia có đặc tính

Trang 29

nghiền, pha sơn, vệ sinh thiết bị Các dung môi hữu cơ bay hơi thường rất độc hại như toluene,xylen…

Vấn đề môi trường lớn nhất trong quá trình sản xuất sơn và quá trình sử dụng sơn là lượng lớn dung môi phát

thải vào không khí (khi phủ sơn lên các bề mặt vật liệu, lượng dung môi sẽ bay đi, còn lại các thành phần khác nằm

lại trên bề mặt vật liệu tạo thành màng sơn)

2.3 Ch ất thải rắn

Các chất thải rắn phát sinh trong nhà máy sơn bao gồm

chất thải thông thường và chất thải nguy hại Chất thải nguy

hại là bùn cặn sơn chứa hóa chất, kim loại nặng, bao bì dính

bột màu, dung môi, hóa chất, giẻ lau dính sơn và dính hóa

chất dung môi

3 Các QCVN áp d ụng trong quá trình thanh tra môi trường ngành sản xuất sơn

Trang 30

Đối tượng QCVN đang áp

Ngày đăng: 26/04/2014, 11:54

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. B ộ Công thương (2009),“ Tài li ệu hướng dẫn sản xuất s ạch hơn Ngành Sơn”, Chương trình hợp tác phát triển Việt Nam – Đan Mạch về môi trường Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tài liệu hướng dẫn sản xuất sạch hơn Ngành Sơn”
Tác giả: B ộ Công thương
Năm: 2009
2. B ộ Công thương (2009), Bộ Giáo dục và đào tào,“ Tài liệu hướng dẫn sản xuất sạch hơn Ngành Dệt nhuộm”, Chương trình hợp tác phát triển Việt Nam – Đan Mạch về môi trường, Viện khoa học và công nghệ môi trường đại học bách khoa Hà N ội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tài liệu hướng dẫn sản xuất sạch hơn Ngành Dệt nhuộm”
Tác giả: B ộ Công thương
Năm: 2009
3. B ộ Công thương (2009),“ Tài li ệu hướng dẫn sản xuất s ạch hơn Ngành Xi măng”, Chương trình hợp tác phát triển Vi ệt Nam – Đan Mạch về môi trường Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tài liệu hướng dẫn sản xuất sạch hơn Ngành Xi măng”
Tác giả: B ộ Công thương
Năm: 2009
4. B ộ Công thương (2009),“ Tài li ệu hướng dẫn sản xuất s ạch hơn Ngành sản xuất phân bón NPK”, Chương trình h ợp tác phát triển Việt Nam – Đan Mạch về môi trường Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tài liệu hướng dẫn sản xuất sạch hơn Ngành sản xuất phân bón NPK”
Tác giả: B ộ Công thương
Năm: 2009
5. B ộ Công thương (2009),“ Tài li ệu hướng dẫn sản xuất sạch hơn Ngành sản xuất Bia”, Chương trình hợp tác phát tri ển Việt Nam – Đan Mạch về môi trường Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tài liệu hướng dẫn sản xuất sạch hơn Ngành sản xuất Bia”
Tác giả: B ộ Công thương
Năm: 2009
6. S ở tài nguyên và môi trường, Phòng quan trắc môi trường t ỉnh Ninh Thuận, “ Tài li ệu hướng dẫn Quan trắc môi trường” Năm 2010 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “ Tài liệu hướng dẫn Quan trắc môi trường”
8. www.webmoitruong.com, kho tài li ệu quản lý môi trường, www.tailieu.vn Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1: S ơ đồ sản xuất dệt nhuộm - thiết kế sổ tay đánh giá nhanh chất lượng môi trường phục vụ cho công tác thanh tra môi trường
Hình 1 S ơ đồ sản xuất dệt nhuộm (Trang 8)
Hình 2: S ơ đồ sản xuất xi măng - thiết kế sổ tay đánh giá nhanh chất lượng môi trường phục vụ cho công tác thanh tra môi trường
Hình 2 S ơ đồ sản xuất xi măng (Trang 19)
Hình 3: S ơ đồ công nghệ sản xuất Bia - thiết kế sổ tay đánh giá nhanh chất lượng môi trường phục vụ cho công tác thanh tra môi trường
Hình 3 S ơ đồ công nghệ sản xuất Bia (Trang 24)
Hình 4: S ơ đồ sản xuất sơn dung môi - thiết kế sổ tay đánh giá nhanh chất lượng môi trường phục vụ cho công tác thanh tra môi trường
Hình 4 S ơ đồ sản xuất sơn dung môi (Trang 27)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w