1. Trang chủ
  2. » Kỹ Thuật - Công Nghệ

Giám sát thi công và nghiệm thu các công trình hạ tầng kỹ thuật trong đô thị

22 2,1K 7

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 22
Dung lượng 1,84 MB

Nội dung

GIỚI THIỆU CÁC CÔNG TRÌNH HẠ TẦNG ƒ Công trình thương mại ƒ Công trình dịch vụ công cộng công viên, cây xanh, mặt nước,… ƒ V.v…  Công trình hạ tầng kỹ thuật: ƒ Công trình giao thông ƒ

Trang 1

Chuyên đề:

GIÁM SÁT THI CÔNG VÀ NGHIỆM THU

CÁC CÔNG TRÌNH HẠ TẦNG KỸ THUẬT

TRONG ĐÔ THỊ

Biên soạn: Ths Lâm Văn Phong

Khoa Kỹ thuật xây dựng, Trường Đại học Bách Khoa Tp.HCM

ĐT: (08) 2934591 (NR) - 090.3734.332

Mail: lamvanphong@hcmut.edu.vn; lamvanphong@yahoo.com

I GIỚI THIỆU CÁC CÔNG TRÌNH HẠ TẦNG

ƒ Công trình thương mại

ƒ Công trình dịch vụ công cộng (công viên, cây xanh, mặt nước,…)

ƒ V.v…

 Công trình hạ tầng kỹ thuật:

ƒ Công trình giao thông

ƒ Công trình cấp nước

ƒ Công trình thoát nước

ƒ Công trình cung cấp năng lượng

ƒ Công trình thu gom và xử lý chất thải

ƒ Công trình chiếu sáng

ƒ Công trình thông tin liên lạc

ƒ Hệ thống tuy nen kỹ thuật

I.1 Công trình giao thông:

1 Giao thông đường bộ: bến xe, đường ô tô, báo hiệu đường bộ; các công trình phục vụ: trạm kiểm soát, trạm thu phí, trạm dừng chân, nhà chờ,…; các công trình đặc biệt: bãi đỗ

xe, cầu giao thông, hầm giao thông,…

Trang 2

2 Giao thông đường thủy: bến cảng, luồng lạch chạy tàu, báo hiệu đường thủy; các công trình đặc biệt: âu tàu, thiết bị nâng tàu,…

Trang 3

3 Giao thông đường hàng không: sân bay, không lưu, báo hiệu đường hàng không,…

4 Giao thông đường sắt: nhà ga, đường sắt, báo hiệu đường sắt; các công trình đặc biệt: cầu đường sắt, hầm đường sắt,…

Trang 4

5 Giao thông đường cáp treo: nhà ga, đường cáp

Các phương tiện phục vụ giao thông cũng rất đa dạng: máy bay, tàu thuyền, xe lửa, xe đò,

xe buýt, xe điện, xe ô tô,…

I.2 Công trình cấp nước (ngoài nhà):

Trang 5

1 Công trình thu nước: lấy nước trực tiếp từ nguồn nước mặt (hồ, sông, suối,…) hoặc từ nguồn nước ngầm dưới đất

2 Công trình xử lý nguồn nước thu: bể lắng (xử lý thô), bể lọc (xử lý tinh), bể chứa: trữ nguồn nước đã qua xử lý đạt tiêu chuẩn sử dụng

3 Trạm bơm:

ƒ Trạm bơm cấp 1: được bố trí trong công trình thu nước, để lấy nước từ nguồn nước

tự nhiên

ƒ Trạm bơm cấp 2: dùng đưa nước từ bể chứa dưới đất lên các tháp nước

4 Tháp nước: thông dụng bằng vật liệu BTCT, đôi khi có thể gặp loại bằng thép, composite hoặc hỗn hợp các loại vật liệu với nhau

5 Mạng lưới đường ống phân phối: gồm các loại đường ống và các thiết bị quản lý- điều hành: đồng hồ nước, van khóa, van giảm áp, van xả khí, tháp điều áp,… Các đường ống có tiết diện phổ biến là tròn, đường kính biến thiên khá lớn (từ vài centimét đến vài mét), vật liệu chế tạo các đường ống cũng khá đa dạng: thép, gang, BTCT, chất dẻo, fibrô xi măng,… hoặc hỗn hợp các loại vật liệu với nhau

I.3 Công trình cung cấp năng lượng:

1 Công trình cung cấp điện năng: nhà máy phát điện, trạm biến áp, mạng lưới đường dây tải điện

Trang 6

ƒ Nhà máy phát điện có loại sử dụng năng lượng từ than đá, dầu mỏ, khí đốt, từ sức nước, từ ánh sáng, từ gió,… Hiện nay nước ta sắp khởi công xây dựng nhà máy điện hạt nhân công suất 2.000MW, dự kiến đặt tại tỉnh Ninh Thuận

ƒ Trạm biến áp: nâng cao điện áp để giảm tổn hao khi vận chuyển và hạ thấp điện áp

để đảm bảo an toàn khi đến nơi tiêu thụ

ƒ Mạng lưới đường dây tải điện: gồm hệ thống dây dẫn điện và các công trình bảo vệ dây dẫn, các thiết bị điều hành - quản lý hệ thống điện (đồng hồ điện, cầu dao,…);

có thể đi ngầm hoặc đi nổi

Khi đi ngầm, đường dây điện được đặt trong các hào, cống chuyên dụng hoặc trong một bộ phận của tuy nen kỹ thuật

Khi đi nổi, đường dây điện được đặt trên các trụ đỡ; trụ đỡ có thể bằng gỗ, bằng BTCT, bằng thép; khi cần thiết, trụ đỡ được chống đỡ hoặc neo giằng xuống đất để đảm bảo đủ an toàn; ngoài ra trụ đỡ còn được thiết kế hệ thống chống sét đánh thẳng

2 Công trình cung cấp khí đốt, nhiên liệu lỏng: nhà máy lọc dầu, nhà máy khí hóa lỏng, mạng lưới đường ống dẫn khí đốt, dẫn dầu, các trạm cung cấp các sản phẩm của dầu (nhớt, điêzen, dầu hỏa, xăng, …)

Ở nước ta, hiện nay mạng lưới cung cấp khí đốt, nhiên liệu lỏng bằng đường ống chỉ

đi từ các nhà máy lọc dầu đến các nơi tiêu thụ lớn như nhà máy nhiệt điện,… còn lại hầu hết ở hình thức phân phối lẻ thông qua các xe bồn, trạm xăng, cơ sở nạp - chiết ga,… Gần đây, một số chung cư cao cấp, trung tâm thương mại đã được thiết kế hệ thống cấp ga trung tâm

I.4 Công trình thu gom và xử lý chất thải:

1 Công trình thu gom và xử lý chất thải rắn: công trình thu rác, bãi chôn lấp rác, công trình tiêu hủy rác, công trình biến rác thành nguồn lợi khác (phân bón, khí đốt, điện năng, sản phẩm dầu mỏ, …)

Trang 7

2 Công trình thu gom và xử lý chất thải lỏng: trạm bơm, mạng lưới đường ống / mương rãnh, công trình xử lý chất thải lỏng (bể tự hoại, bể trung hòa,…)

3 Công trình thu gom và xử lý chất thải khí: trạm hút, mạng lưới đường ống, công trình xử

lý khí thải (thu bụi, trung hòa khí độc,…)

Trong đô thị, chất thải rắn thải ra từ sinh hoạt hàng ngày hiện là một vấn đề nóng hổi không chỉ ở phạm vi nước ta mà là của toàn thế giới Rác thải ngày càng đa dạng, khối lượng ngày càng nhiều, nếu không có biện pháp phân loại và xử lý thích hợp sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển bền vững của đô thị

Các chất thải lỏng và khí đa phần do quá trình sản xuất sinh ra, thường gặp ở các khu công nghiệp Ở các khu này đều có xây dựng các công trình để thu gom và xử lý chung, ngoài ra còn có các hệ thống xử lý cục bộ của từng đơn vị sản xuất trước khi chuyển đến khu vực xử lý chung Một phần chất thải lỏng do sinh hoạt hàng ngày và dịch

vụ (tắm, giặt, rửa, vệ sinh cá nhân,…) sinh ra cần được xử lý (thông qua hình thức bể tự hoại, bể thu dầu mỡ,…) trước khi thải ra hệ thống cống chung

I.5 Công trình thoát nước mưa và nước thải đã xử lý:

Công trình thoát nước mưa và nước thải đã xử lý gồm các bộ phận: miệng thu nước, miệng

xả nước, bể trữ tạm thời nước mưa, hố ga, mạng lưới đường cống hoặc mương rãnh Nếu việc thoát nước không dùng hình thức tự chảy thì có thêm trạm bơm cưỡng bức để chuyển nước thải từ nơi thấp đến nơi cao hơn

Trang 8

Ở nước ta, trong các khu đô thị, hiện nay tinh thần tự giác của người dân chưa cao, đôi khi đưa chất thải lỏng trực tiếp vào đường thoát chung mà không qua xử lý hoặc xử lý

Trang 9

không triệt để, thậm chí đưa cả các chất thải rắn vào (trực tiếp hoặc gián tiếp), làm hệ thống thoát nước chung bị ô nhiễm trầm trọng và dễ bị tắc nghẽn, không đảm bảo vệ sinh, ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe người dân và cả cộng đồng Một số đô thị hiện đã áp dụng biện pháp làm lưới chặn rác và lưỡi gà chặn mùi cho các hố ga Tuy nhiên đây chỉ là cách giải quyết phần ngọn, không triệt để

Mương thoát nước thường có tiết diện chữ nhật, có thể bằng gạch xây, BT (có hoặc không cốt thép), chất dẻo; nắp mương bằng thép (dạng tấm đục lỗ hoặc ghi thép), đa phần bằng BTCT; tuy nhiên nắp mương bằng BTCT dễbị nứt, vỡ do tiếp xúc không đều với miệng mương

Cống thoát nước có tiết diện khá đa dạng, loại nhỏ phổ biến là tròn (đường kính từ vài decimet đến cả mét), loại lớn có thể gặp dạng chữ nhật (đơn và đôi), dạng vòm (kích thước có thể lên đến vài mét) Vật liệu chế tạo cống phần lớn là BTCT, ngày nay loại bằng chất dẻo tiết diện tròn đường kính lớn (đến cả mét) cũng bắt đầu được sử dụng nhiều vì dễ thi công, tuổi thọ cao

Trang 10

I.6 Công trình chiếu sáng công cộng:

Hệ thống chiếu sáng công cộng tùy theo mục đích, có thể phân thành 3 nhóm:

1 Hệ thống chiếu sáng dùng cho mục đích thắp sáng: cung cấp ánh sáng đảm bảo cho các hoạt động của đô thị vào ban đêm Thường gồm trụ đèn, cần đèn, chóa đèn, bóng đèn, mạng lưới dây dẫn và các bộ phận điều khiển việc tắt - mở cho đèn Hiện nay hệ thống này thường kết hợp thêm mục đích trang trí cho đô thị vào ban ngày Trụ đèn, cần đèn, chóa đèn được thiết kế mang tính thẩm mỹ cao hơn Phần dây điện được đi ngầm dưới nền và trong lòng trụ cũng góp phần tăng tính mỹ thuật của công trình

Trang 11

2 Hệ thống chiếu sáng dùng cho mục đích trang trí: tăng cường tính thẩm mỹ cho đô thị và các công trình kiến trúc vào ban đêm Loại này có thể gặp dưới dạng trụ độc lập mang nhiều bóng đèn công suất nhỏ, thân trụ có nhiều hoa văn, chóa đèn có hình dạng và màu sắc mang tính thẩm mỹ cao Cũng có loại dùng các đèn pha công suất lớn để chiếu sáng cho các công trình kiến trúc như mặt tiền nhà hát, bưu điện, viện bảo tàng, tháp phát sóng,…

Trang 12

3 Hệ thống chiếu sáng dùng cho mục đích quảng cáo: có thể nói hoạt động quảng cáo về đêm không thể thiếu vai trò của ánh sáng, góp phần tạo bộ mặt thứ hai cho đô thị Loại này hầu hết sử dụng các loại đèn néon nhiều màu sắc kết hợp với hệ thống điều khiển tắt mở theo chương trình hết sức phong phú

I.7 Công trình thông tin liên lạc:

Hệ thống thông tin liên lạc hiện nay đang phát triển rất nhanh và rất mạnh, xét về dạng thức truyền có thể phân thành 2 nhóm:

1 Hệ thống thông tin liên lạc hữu tuyến (mạng điện thoại cố định, mạng truyền dữ liệu qua cáp, ) Các công trình thuộc nhóm này thường gồm bưu cục, mạng lưới dây dẫn tín hiệu (cáp điện thoại, cáp quang, cáp đồng trục,…), các trạm phân nhánh,…

2 Hệ thống thông tin liên lạc vô tuyến (mạng điện thoại di động, mạng truyền dữ liệu qua các đài thu phát sóng, qua vệ tinh, ) Các công trình thuộc nhóm này thường gồm trạm phát sóng, trạm thu sóng, trạm tiếp sóng,…

Mặc dù được phân thành hai nhóm riêng nhưng thực tế chúng kết hợp với nhau chặt chẽ, đảm bảo việc thông tin liên lạc được thông suốt và liên tục

I.8 Công trình tuy nen kỹ thuật:

Ở những đô thị cổ, do không lường trước được tốc độ phát triển của khoa học kỹ thuật nên

hệ thống hạ tầng kỹ thuật trước đây thường manh mún, không tập trung, đôi khi còn chồng chéo lên nhau, vừa gây khó khăn cho công tác quản lý, điều hành, vừa gây khó khăn cho việc giao thông trong đô thị khi phải tiến hành công tác sửa chữa hoặc lắp đặt mới một thành phần trong hệ thống hạ tầng kỹ thuật

Ngày nay, ở những đô thị mới, phần lớn mạng lưới của hệ thống hạ tầng kỹ thuật (đường ống cấp nước, đường cống thoát nước, đường ống cấp ga, đường cáp điện lực, đường cáp thông tin liên lạc, đường cáp chiếu sáng,…) được đặt trong cùng một công trình gọi là hệ thống tuy nen kỹ thuật Hệ thống này vừa đảm bảo tính mỹ quan cho đô thị, vừa tiện cho công tác điều hành, quản lý, vừa không ảnh hưởng đến giao thông khi cần sửa chữa, lắp đặt các thành phần trong hệ thống hạ tầng kỹ thuật

II NHIỆM VỤ GIÁM SÁT THI CÔNG CÁC CÔNG TRÌNH HẠ TẦNG KỸ THUẬT ĐÔ THỊ

II.1 Giám sát về chất lượng công trình xây dựng:

Công trình xây dựng chỉ đảm bảo chất lượng khi các yếu tố cấu thành nên nó có chất lượng Một trong các yếu tố đó là vật tư sử dụng cho công trình Vật tư ở đây được hiểu theo nghĩa rộng, bao gồm các nguyên vật liệu, các bán thành phẩm và thành phẩm, các thiết bị, máy móc,… Sự đa dạng của vật tư đòi hỏi người kỹ sư giám sát phải có chuyên môn tương ứng, đồng thời cần có thêm kinh nghiệm mới có thể giám sát tốt các vật tư sử dụng cho công trình Các vật tư này được "nối kết" lại với nhau tạo thành công trình hoàn chỉnh nhờ vào kỹ thuật thi công của từng công việc Kỹ thuật thi công đúng qui định sẽ tạo nên một công trình đảm bảo chất lượng Tuy nhiên nếu quá trình thi công không có biện pháp hợp lý cũng sẽ ảnh hưởng một phần đến chất lượng công trình Như vậy, việc giám sát chất lượng công trình xây dựng đòi hỏi phải:

Trang 13

ƒ Giám sát về vật tư

ƒ Giám sát về kỹ thuật thi công

ƒ Giám sát về biện pháp thi công

II.2 Giám sát về khối lượng:

Xác nhận khối lượng công việc mà đơn vị thi công đã thực hiện được; nắm rõ khối lượng nào thay đổi (tăng thêm hoặc giảm đi) so với hồ sơ thiết kế, trên cơ sở đó để nghiệm thu khối lượng (theo hợp đồng và phát sinh)

II.3 Giám sát về tiến độ thi công:

1 Giám sát tiến độ của từng công tác, đối chiếu với tiến độ mà đơn vị thi công đã dự trù trong bảng tổng tiến độ, để từ đó đề nghị hoặc yêu cầu đơn vị thi công có các biện pháp điều chỉnh thích hợp nếu tiến độ thực tế khác nhiều với dự kiến

2 Giám sát việc phối hợp tiến độ giữa các công tác để đảm bảo tiến độ chung thi công công trình càng ngắn càng tốt (trên cơ sở vẫn đảm bảo chất lượng công trình)

II.4 Giám sát về an toàn lao động:

Đảm bảo cho người lao động cũng như công trình được an toàn, không để xảy ra các sự cố đáng tiếc

Nhiệm vụ này đòi hỏi tư vấn giám sát phải nắm rõ các qui định về bảo hộ lao động,

kỹ thuật an toàn trong thi công và có kinh nghiệm thực tế trong việc phòng ngừa không để xảy ra sự cố cho người cũng như công trình, nhất là trong thi công phần ngầm và phần trên cao

II.5 Giám sát về vệ sinh - môi trường:

Đảm bảo trong quá trình thi công, thậm chí đến lúc thi công xong, không được để việc mất

vệ sinh, ô nhiễm môi trường vượt quá giới hạn cho phép, cả trong phạm vi công trường cũng như khu vực xung quanh công trường Nói chung trước khi bàn giao công trình phải giám sát đơn vị thi công thực hiện công tác khôi phục lại hiện trạng ban đầu ở những khu vực bị ảnh hưởng do thi công công trình

III NỘI DUNG GIÁM SÁT THI CÔNG CÔNG TRÌNH

HẠ TẦNG KỸ THUẬT TRONG ĐÔ THỊ

Nội dung chung:

 Kiểm tra năng lực đơn vị thi công: kiểm tra danh sách ban chỉ huy công trình, cán bộ

kỹ thuật, đội ngũ công nhân (cả số lượng và trình độ chuyên môn), thiết bị thi công và thiết bị thí nghiệm, đối chiếu với hồ sơ dự thầu; nếu có sai khác phải đề nghị đơn vị thi công giải trình Chỉ khi có sự phê chuẩn của chủ đầu tư thì mới được chấp nhận Trước khi khởi công ĐVTC phải hoàn tất bảng thông báo về công trình theo đúng qui định và các công trình phụ, tạm phục vụ thi công

 Kiểm tra vật tư xây dựng ở tất cả các dạng (nguyên liệu, bán thành phẩm và thành phẩm) khi nhập về công trường và cả trong quá trình thi công (bảo quản, sử dụng) Các vật tư dùng trong các công trình xây dựng nói chung, trong các công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị nói riêng, rất đa dạng về chủng loại, qui cách và thuộc nhiều chuyên ngành khác nhau Có loại vật tư ở dạng nguyên liệu thô (xi măng, cát, đá, cốt

Trang 14

chế tạo sẵn,…), có loại ở dạng thành phẩm (động cơ, các cấu kiện BTCT hoàn chỉnh đúc sẵn,…) Có những loại vật tư chỉ cần quan tâm đến các thông số kỹ thuật mà thiết

kế qui định (thông qua các chứng chỉ chất lượng của nhà sản xuất hoặc thí nghiệm kiểm tra), có những loại phải xem xét đến cả mã hiệu, xuất xứ (nhà sản xuất, nơi lắp ráp, đơn vị cung cấp,…) Cần đặc biệt lưu ý những vật tư có nhiều loại (loại 1, loại 2, loại 3,…) và những thiết bị, máy móc dễ tân trang vì rất dễ bị qua mặt nếu không kiểm tra kỹ cũng như ít kinh nghiệm thực tế Nếu cảm thấy có dấu hiệu nghi ngờ cần

đề nghị ĐVTC làm thí nghiệm để kiểm tra

Kiểm tra kỹ thuật thi công và biện pháp thi công của từng công tác Tư vấn giám sát cần thường xuyên theo dõi việc thực thi các công tác của đơn vị thi công Khi phát hiện đơn vị thi công thực hiện không đúng qui trình và kỹ thuật thì phải yêu cầu đơn vị thi công chấn chỉnh lại ngay mới cho làm tiếp, thậm chí phải tháo dỡ ra làm lại Về biện pháp thi công, như đã biết, có thể có nhiều cách để thực hiện công việc theo các yêu cầu cho trước Tùy thuộc vào trình độ và năng lực của mình mà đơn

vị thi công chủ động đề xuất biện pháp thi công và đệ trình cho kỹ sư tư vấn giám sát xem xét, phê duyệt Nếu cảm thấy có khả năng không đảm bảo về kỹ thuật, về an toàn hoặc về tiến độ thì kỹ sư tư vấn giám sát cần đề nghị đơn vị thi công giải trình (thông qua tính toán hoặc lý luận) đến khi nào chấp nhận được thì mới cho phép bắt đầu công việc

 Kiểm tra, thử nghiệm, vận hành các hệ thống đã lắp đặt đối với các công tác có yêu cầu

 Kiểm tra công tác đảm bảo an toàn lao động tại công trường:

• Kiểm tra việc tổ chức học tập, phổ biến về nội qui, an toàn lao động của đơn vị thi công TVGS cần yêu cầu ĐVTC lập một đội chuyên trách về an toàn lao động trên công trường, cung cấp danh sách các cán bộ, công nhân đã được học tập về an toàn lao động

• Kiểm tra việc trang bị các thiết bị bảo hộ lao động cho từng cá nhân (mũ, giày, găng, quần áo, dây đeo khi làm việc trên cao,…)

• Kiểm tra biện pháp đảm bảo an toàn cho cả công trình: phòng chống cháy, nổ (nhất là ở những kho chứa chất dễ cháy, nổ), rò điện trong môi trường ẩm ướt, trong khu vực nhiều chất dẫn điện; trượt lở mái đào; ngã đổ các dàn bao che, sàn thao tác, ngã đổ các cấu kiện đang cố định tạm thời,…

• Kiểm tra việc điều tra mạng lưới hạ tầng kỹ thuật nằm ngầm trong phạm vi thi công của đơn vị thi công trước khi khởi công để hạn chế tối đa các sự cố và tai nạn có thể xảy ra

• Kiểm tra việc lắp đặt hàng rào che chắn, các biển báo hiệu nguy hiểm để cảnh báo người đi bộ và các phương tiện giao thông

 Kiểm tra công tác vệ sinh - môi trường:

• Kiểm tra việc thu dọn rác sinh hoạt trong công trường

• Kiểm tra việc thu dọn, để tạm đất đào, đất đắp, xà bần,… xem có hợp lý chưa

• Kiểm tra các biện pháp khi tháo nước trong cống, nạo vét bùn cặn,… có gây ngập đường hoặc bốc mùi hôi thối quá mức hay không

Dưới đây là một số nội dung cần lưu ý khi giám sát đối với các hạng mục hạ tầng kỹ thuật:

Ngày đăng: 03/01/2016, 19:19

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Giáo trình B ồi d ưỡng kỹ s ư tư vấ n giám sát chấ t lượng công trình xây dựng - ĐH Bách Khoa TPHCM - 2005 - Bộ XD Khác
2. Tài li ệu Bồ i dưỡng nghi ệp v ụ Giám sát thi công xây d ựng công trình - Đ H Mở Bán công TPHCM - 2005 - Bộ XD Khác
3. Điều kiệ n h ợp đồng FIDIC (I & II) - NXBXD - 2001 - Hiệp h ội Qu ố c t ế các Kỹ sư Tư vấ n - Hiệp h ộ i TVXD VN biên dị ch Khác
4. Sổ tay giám sát thi công công trình xây dựng - NXBXD - 1999 - Âu Ch ấn Tu,… Khác
6. Sổ tay công trình s ư thi công- NXBXD - 2004 - Giang Chính Vinh 7. Cẩm nang xây d ựng - NXBGTVT - 1998 - Nguy ễn Vi ết Trung Khác
10. Hướng d ẫn an toàn lao động cho công nhân xây d ựng - NXBKHKT - 1999 - Nguy ễn Bá Dũ ng Khác
11. Kỹ thuậ t an toàn và môi trường - NXBKH&KT - 2005 - Đinh Đắc Hi ến,… Khác
12. Sổ tay tư v ấ n giám sát chất l ượng xây dự ng công trình giao thông - Viện Khoa h ọc - Công nghệ GTVT - 2000 - Bộ GTVT Khác
13. File Bài giả ng Giám sát thi công các công trình hạ tầ ng kỹ thu ật trong đ ô thị - ĐHBK - tháng 9/2005 - ThS. Ph ạm Sanh Khác
18. Thi công móng trụ, m ố cầ u - NXBXD - 2005 - Nguyễ n Trâm,… Khác
19. Kỹ thuậ t thi công công trình cả ng - đường th ủ y - NXBXD - 2003 - Hồ Ngọc Luy ện,… Khác
20. Sổ tay h ướng d ẫn bảo vệ môi trườ ng trong xây dựng công trình giao thông đường bộ - NXBGTVT - 2000 - Bộ GTVT Khác
21. Sách tra cứu Xây d ự ng và khai thác đường ô tô (t ập I) - NXBKH&KT - 1983 - Trầ n Đình B ửu,… Khác
22. Sổ tay xây dựng c ầu và c ống - NXBGTVT - 1987 - Nguy ễn Vi ết Trung,… Khác
23. Kỹ thuậ t khai thác nước ngầ m - NXBXD - 2005 - Phạm Ng ọc Hải, Ph ạm Việ t Hà Khác
24. Công trình cấ p thoát nước -NXB ĐHQGTPHCM - 2005 - Tr ương Chí Hiề n, Lê Đình H ồng 25. Cấ p thoát nước - NXBKH&KT - 2004 - Trần Hi ếu Nhu ệ, Trầ n Đức Hạ ,… Khác
26. Thoát n ước đô th ị - một s ố vấn đề về lý thuyế t và thực ti ễn ở Việt Nam - NXBXD - 2002 - Trần V ăn Mô Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w