Nghề thuốc mà các bạn đã chọn là một nghề cao đẹp nhất, vàchính để chứng tỏ điều đó nên mới có buổi nói chuyện hôm nay mộtbuổi nói chuyện thân mật giữa một người thày thuốc-đã hành nghềt
Trang 1VÀI LỜI GIỚI THIỆU VẾ BS NGUYỄN HỮU PHIẾM
Bác sĩ Nguyễn Hữu Phiếm là một Tiến sĩ Y khoa tốt nghiệp tạiPháp, không rõ sinh năm nào, chỉ biết ngày 1-7- 1949 được bổ nhiệmlàm Bộ Trưởng Y Tế thời chính phủ Bảo Đại Ông hoạt động trongnhiều lĩnh vực Giáo dục Chính trị, Văn Học, có nhiều bài viết trên cácbáo thời Pháp thuộc, quen biết với nhiều người trong các giới chínhquyền cũng như các văn nhân, nghệ sĩ Ông có mở phòng mạch ở
Đà Lạt, rất được nhân dân thương mến vì tận tụy với bệnh nhân,nhất là bệnh nhân nghèo Nơi đây ông là bạn chí cốt với nhà vănđứng đầu nhóm Tụ Lực Văn Đoàn là Nhất Linh Nguyễn Tường Tam.Khi Nhất Linh tự vẫn do chống chính quyền Diệm ông tận tình theosát tới khi Nhất Linh mất Vì nổi tiếng liêm khiết và hết lòng với bệnhnhân nên ở Đại Học Y khoa Huế ông được cử làm giáo sư phụ tráchgiảng dạy môn Nghĩa Vụ Luận Năm 1968 trường Đại Học Y KhoaSaigon mời ông diễn thuyết về đạo đức y khoa tại trường này Tàiliệu hôm nay chính là bản văn ông diễn thuyết ngày đó trích trongcuốn Lời khuyên sinh viên Y Khoa do ông chủ biên và do trung tâmhọc liệu bộ Giáo Dục xuất bản năm 1972 Tôi xin chép lại cho cácbạn xem Những ý tưởng trong bài tôi đã đọc trên 30 năm hôm nayxem lại thấy như mới, vô cùng cảm động Các bạn hãy giữ nó làm chỉnam giống như tôi đã giữ nó trên 30 năm nay Đối với những người
đồng cảm thì những lời trong bài “ngân lên vang vọng hòa nhịp với con tim người xem, gây ra một cảm giác không gì sánh được”.
Khác với các bài giáo điều BS Phiếm trình bày bài nói chuyện rấtchân tình, thực tế Tác giả nhấn mạnh đến khía cạnh TRÁCH NHIỆMchính điều này đã làm nghề y khác hẳn những nghề khác, vinh nhụccũng từ đó mà ra Nhiều người từ góc độ của nghề khác phê phán so
bì với ngành y chúng ta, họ quên rằng bản chất của nghề y hoàntoàn khác hẳn các nghề khác Mong rằng các bạn khi đọc xong lời
khuyên này thì hãy còn chút gì đấy đọng lại trong tâm tư, đừng để gió cuốn đi.
Vì bài khá dài nên tôi xin trích đăng làm vài kỳ để các bạn “tiêuhóa” dần dần, nhân tiện chú thích một số danh từ hay ý niệm hơi xưacho rõ nghĩa
Trang 2MẤY LỜI KHUYÊN SINH VIÊN Y KHOA
BS Nguyễn Hữu Phiếm
(Buổi nói chuyện do trường Đại Học Y khoa Huế tổ chức ngày
29-6-1968 Tại Trung Tâm Y Khoa Đại Học SAIGON)
Các bạn sinh viên thân mến
Nghề thuốc mà các bạn đã chọn là một nghề cao đẹp nhất, vàchính để chứng tỏ điều đó nên mới có buổi nói chuyện hôm nay mộtbuổi nói chuyện thân mật giữa một người thày thuốc-đã hành nghềtrên 30 năm-với những người thày thuốc tương lai, giữa một ngườianh cả với các em sắp sửa vào nghề, bởi dù muốn dù không các bạn
và tôi, chúng ta từ bao nhiêu thế hệ nay đã được coi như thuộc vềmột gia đình-đại gia đình y giới- và riêng về điểm đó, ngay từ bâygiờ, các bạn đã thấy nghề thuốc không giống như các nghề tự dokhác
Các bạn thân mến
Các bạn đã chọn nghề thuốc với tất cả một tấm lòng nhiệthứng, hăng say của tuổi thanh xuân, nhưng thử hỏi đã mấy ai chịutìm hiểu những lý do thúc đẩy mình vào con đường ấy?
Có một số bạn trẻ chọn nghề này, coi như một lẽ đương nhiên
để nối nghiệp cha anh đã từng là thầy thuốc
Có một số, vì ham thích và cũng như mọi ham thích, khó lòng
mà giải thích được tại sao có thể vì hồi nhỏ ốm đau, đã được ngườithày thuốc tận tâm săn sóc, hoặc được mục kích những cảnh thập tửnhất sinh mà được bàn tay người bác sĩ cứu sống
Đối với một số nữa-rất hiếm- có lẽ làm nghề thuốc vì đó là
mộtthiên chức (une vocation): ngoài mảnh bằng bác sĩ để hành nghề
ra, còn muốn làm một cái gì khác nữa, như trở thành một nhà khảocứu, một vị bác học hoặc một giáo sư đại học
Thiên chức theo định nghĩa, là một tiếng nói tự đáy lòng phát
ra, nó thúc giục ta làm một việc nào đó, Giáo sư Maranon bảo là:
”một loại đam mê có tính chất của tình thương, kẻ nào có một thiên
Trang 3chức coi vật mình yêu như một mụa đích độc hữu, không thể chia xẻ được Họ phụng sự mối tình yêu đó mà tuyệt đối không vụ lợi” và vẫn theo lời Maranon “sở dĩ nghề thuốc suy đồi vì thanh niên, khi chọn nghề đó không phải vì có thiên chức thật sự, mà chỉ vì hy vọng có một địa vị cao sang”.
Người ta đã điều tra một số sinh viên y khoa để biết tại sao họchọn nghề thuốc: trong số 100 sinh viên có tới 70 người trả lời:
Không biết Còn lại 30 có người bảo: học thuốc để tìm những thỏa mản tri thức, hoặc vì có một niềm tin hoặc vì nghề đó đã danh giá lại kiếm được nhiều tiền
Tôi biết một số thanh niên sau khi đậu xong Tú Tàilưỡng lự
không biết chọn ngành nào ở Đại Học bèn chọn đại Y khoa vì nghe
lời cha mẹ hoặc họ hàng thân thuộc-những người này không phải làthày thuốc, không hiểu nghề thuốc là gì mà chỉ nhìn thấy một khíacạnh sai lầm là: nhà lầuxe hơi tiền bạc… Những người đó xem nghềthuốc như nghề đi buôn và cho rằng học hành vất vả mới giật đượcmảnh bằng bác sĩ thì dĩ nhiên phải được đền bù xứng đáng, phảiđược thụ hưởng Còn bổn phận của mình những gì, trách nhiệm rasao họ đâu có biết hoặc nghĩ tới?Đối với hạng người này tôi xin nhắclại ở đây câu nói của P Le Gendre”
“Kẻ nào chỉ làm nghề thuốc với hi vọng làm giàu, kẻ đó sẽ thất vọng, vì nghề thuốc chỉ được trọng vọng khi nào chúng ta có một tinh thần vị tha, hỉ xả ”
Trang 4Có bạn học thuốc, như trên vừa nói, để thỏa mãn tri thức, thỏa
mãn sự tò mò, những biết những kỳ quan của bộ máy con người ta,muốn tháo nó ra từng mảnh để xem bên trong có những gì, tại sao
nó chạy, hoặc muốn tìm cho ra hạt bụi nào đó đã làm cho bộ máy kiatắc, rồi ngưng chạy…
Đối với sinh viên y khoa, còn gì vui sướng và hồi hộp bằng lầnđầu tiên ở trong bệnh viện, chỉ nhờ có nghe và gõ lên ngực bệnhnhân mà đã đoán được rằng trong màng phổi có nước và khi lấychiếc kim chọc vào phổi thì quả nhiên thấy có nước thật
Không những học để biết mà còn để phụng sự nữa Còn niềm
vui gì bằng sau một thời gian vật lộn với tử thần người thầy thuốc đãđẩy lui được bệnh và trao trả cho bà me đứa con thân yêu của bà
Người ta muốn phê bình sao thì phê bình, một người thày
thuốc sau một ngày làm lụng vất vả, bảo họ “hái ra tiền” chẳng hạn,
nhưng tôi dám chắc ngoài việc chữa bệnh ra, còn phải có nhữngđộng cơ nào khác nó thúc đẩy họ chứ không riêng gì tiền bạc Họkhông thể không băn khăn lo lắng mỗi khi rời một căn nhà, trong đó
có một tính mạng đang bị đe dọa, hoặc đó là tính mạng của mộtngười cha, cột trụ của cả một gia đình, hoặc tính mạng của mộtngười mẹ với đàn con thơ dại đang cần có người săn sócdạy dỗ,hoặc tính mạng của một đứa hài nhi, chỉ có quyền sống chứ khôngđược chết yểu…
Mối băn khăn đó đôi khi còn ám ảnh người thày thuốc trongbửa ăn giấc ngủ của họ
Người thày thuốc không thể không có những suy tư sau khingồi bên giường bệnh kiên nhẫn nghe lời kể lể tâm sự của thân chủmình, rồi cố tìm một lời nói dịu dàng để khuyên nhủ, ngõ hầu xoa dịuđược phần nào những nỗi khổ đau về tinh thần, những khắc khoảihoặc dằn vặt của một lương tâm đang bị cắn rứt…
Người thày thuốc không những chỉ đem lại cho ta sức khỏe, họ
giúp ta sống đã đành nhưng nhiều khi họ giúp ta nhắm mắt cho yên nữa.
Chữa khỏi đã vậy, nhưng còn những khi thất bại ?
Trang 5Đã mấy ai thấu hiểu được nỗi khổ của người thày thuốc, dùham tiền mấy đi nữa, sau khi thâu canh ngồi bên một sản phụ,những mong cứu sống được cả mẹ lẫn con, hoặc ít nữa một tronghai người, nhưng rút cuộc không cứu nỗi ai hết Và trong khi ngườithày thuốc ấy, khác nào một kẻ bại trận, rửa tay-hai bàn tay đẩm máu
và rung lẩy bẩy- thu xếp đồ dùng cho vào cặp rồi lủi thủi ra về, mặtmũi phờ phạ, đầu chóang mắt hoa, có những con mắt ngấn lệ, đầyđau thương, có khi đầy oán hận, nhìn theo và biết đâu không lên án
họ ? Ôi, VINH NHỤC của nghề thuốc!
Người ta muốn phê bình người thày thuốc ra sao tùy ý, nhưngtôi dám chắc, trong khi hành nghề, họ không thể không có một niềmtin, một tia hi vọng, một ngọn lửa thiêng nào đó trong lòng Nói tómlại, thế nào họ cũng phải có một nhiệt hứng khiến họ cảm thấy sungsướng khi tìm ra căn bệnh Một niềm vui khi phụng sự và thành công
Duhamel đã nói”Không có nghề nào cao đẹp và buồn bằng nghề thuốc, một nghề đói hỏi nhiều bổn phận, nhiều trách nhiệm tinh thần, nhưng chính trách nhiệm đó, nhất là trách nhiệm tinh thần, nó làm cho nghề chúng ta cao đẹp ”
Những trách nhiệm của người thày thuốc ở vào thời đại này rấtnặng nề, vì không nói tất các bạn cũng rõ là chúng ta hiện đang sốngtrong một kỷ nguyên thật là huyền ảo, khoa học tiến quá mau, ngoài
sức tưởng tượng của con người, ” đã làm cho chúng ta trở thành những bậc THẦN THÁNH trước khi chúng ta xứng đáng làm người”(Jean Rostand)
Thật thế: chỉ trong vòng ba bốn chục, y học đã tiến triển vàkhác hẳn bốn ngàn năm trước và nếu ngoảnh lại nhìn chặng đường
đã qua, chúng ta không thể không giật mình kinh ngạc
Giáo sư Jean Bernard đã viết không phải là quá đáng:
‘”Một người thày thuốc ở thời tiền chiến, vắng mặt sau một thời gian 30 năm và nay trở vềsẽ bở ngở không khác gì một bạn đồng nghiệp của ông sống dưới thời Hippocrate nay tái sinh trước ngày thế chiến thứ hai”
Tuy nhiên chúng ta những kẻ hậu sinh, không được quên ơncác bậc tiền bối đã có công lớn với y học, hoặc ít ra cũng nhớ đến
Trang 6tên tuổi những vị đó, như Pasteur, Claude Bernard, Lister, Yersin,Fleming …vv.
Nói về ngoại khoacách đây trên 40 năm một danh y về khoagiải phẫu, giáo sư J L Faure trong bài diễn văn khai mạc một cuộchội nghị quốc tế đã nói:
“Ngày nay khoa giải phẫu đã lên tới chỗ tuyệt đỉnh rồi, khó lòng
mà tiến hơn nữa”
Tuy nhiên trên lãnh vực y khoa, ai dám tự hào mình là một nhàtiên tri, và ngày nay -1968- chúng ta có thể lập lại câu nói và biết đâutrong vài ba năm nhận xét của chúng ta lại không đúng nữa
Các bạn tất đã biết nhờ có thuốc mê (tìm ra năm 1816 ở HoaKỳ) mà người ta có thể giải phẫu với những điều kiện mới Nhất làsau cuộc cách mạng do Pasteur khởi xướng, cho biết nguyên nhâncủa phần nhiều bệnh là vi trùng, rồi nhờ có phương pháp sát trùng(antiseptie) của Lister, nhất là phương pháp phòng hủ (asepsie) củaTerrier, số người chết đi vì giải phẫu giảm đi rất nhiều Đồng thời cácnhà giải phẫu táo bạo hơn, dám đi sâu vào trong cơ thể, nào mổ ruột,
mổ dạ con, nào giải phẫu xương, khớp xương, …vvv
Mặc dầu khoa giải phẫu tiến bộ rất mau, mặc dầu kỹ thuật giảiphẫu đã được hoàn bị, vẫn còn có người chết vì giải phẫu do nhữngxáo trộn trong cơ thể Quan trọng hơn hết là xáo trộn sinh lý(desordres biologiques) gây ra một loại bệnh hậu giải phẫu( maladiepost-operatoire) Bệnh này được nghiên cứu kỹ càng để dần dà đưatới phương pháp hồi sinh (reanimation) một phương pháp ngày nayrất thông dụng, không những ở ngoại khoa mà còn ở nội khoa nữa
Một trong những kỹ thuật kỳ lạ nhất của khoa gây mê là đông miên nhân tạo (hibernation artificielle) và nhờ phương pháp này,
người ta có thể giải phẫu tim được
Một đàng, nhờ có phương pháp hồi sinh và thuốc mê, đàngkhác nhờ có thuốc trụ sinh-mỗi ngày một nhiều-nhờ có thuốc ngănđông huyết (anticoagulants) và sau hết nhờ tiếp máu, có khi thay cảmáu nữa, mà khoa giải phẫu đã đi vào những con đường mà từ xưa
Trang 7tới nay không ai dám nghĩ tới như là mổ phổi để rồi cắt đi, mổ óc, tủy,xương sống, giao cảm thần kinh (sympathique) hoặc ghép mạchmáu, ghép xương, ghép mắt, ghép thận …vv Mới đây các bạn cònnghe nói về những vụ thay tim làm chấn động dư luận thế giới vàkhiến mọi người phải kinh ngạc và thán phục vô cùng.
Bên cạnh những thành công rực rở đó nội khoa cũng phát triểnrất nhanh
Nhờ có thuốc trụ sinh, phát minh vào cuối thế chiến thứ hai,nhiều bệnh truyền nhiễm như thương hàn, giang mai… đã bị đẩy lui
Nhờ có Penicilllin-do Fleming tìm ra- nhiều loại vi trùng như:pneumocoque, streptocoque, méningocoque đã bị tiêu diệt và nhiềubệnh phổi, bệnh đau màng óc cấp tính, bệnh lậu, có thể trị được,cũng như bệnh đau tim do vi trùng streptocoque viridans-còn gọi làbệnh Osler- mà xưa kia y học đã phải bó tay
Còn nhiều trụ sinh khác cũng được khám phá và đáng kể nhất
là streptomycine-do Waksman tìm ra năm 1943- rất công hiệu để trị
bệnh lao, một trong tứ chứng nan y của ta Lần đầu tiên bệnh nguy
hiểm này đã bị đánh bại
Ngoài trụ sinh ra, người ta còn tìm ra được nhiều loại thuốc hóahọc nữa, trong đó phải kể Isoniazide rất thông dụng từ năm 1952 đểchữa bệnh lao, song song với streptomycine và nhiều thuốc khácnhư Chlopromazine (largactyl) để trị các bệnh thần kinh Từ ngày cóthuốc này và những thuốc mới như resepine, tại các dưỡng đườngđiều trị người điên, loạn óc, ta không còn chứng kiến những cảnhhuyên náo nữa, và nhất là bệnh nhân không còn bị đối xử nhưnhững con thú vật, mỗi khi lên cơn điên, bị nhốt trong chuồng sắt,chân tay bị trói chặt, như cách đây trên 30 năm, hồi tôi còn là sinhviên
Chúng ta cũng thể quên được những khám phá quan trọngtrong ngành học về những bệnh do siêu vi trùng gây ra, và nên biếtrằng ngày nay, nhờ có thuốc chích hoặc uống thuốc phòng ngừa mànhiều bệnh như bệnh tê liệt (poliomyélite) có thể tránh được, cũngnhư bệnh cúm(grippe) bệnh sởi (rougeole) vv
Trang 8Những bệnh truyền nhiễm ghê gớm như bệnh tả (choléra)bệnh dịch hạch (pest) bệnh cùi (hủi) bệnh hoàng đản (fièvre jaune)không còn là mối lo cho nhân loại như hồi xưa nữa Và những bệnhnhư bệnh ngủ (maladie du sommeil) ở Phi châu, bệnh sốt rét cơn(paludisme) cũng đã bị đẩy lui Nhờ có bột DDT mà hàng chục triệungười đã không mắc bệnh sốt rét cơn.
Đời sống trung bình của con người cách đây hai thế kỷ là 35năm, nay lên tới 70, và có lẽ chỉ trong vài chục năm nữa số người thọ
100 tuổi là thường
Nhưng chúng ta đừng quá lạc quan và yên trí rằng bất cứ bệnhnào cũng có thể trị được dù y học tiến bộ mấy đi nữa, hiện nay vẫncòn có một số bệnh mà người ta vẫn chưa tìm ra được nguyên nhân,như bệnh tê thấp, bệnh chai động mạch(arterio-sclerose), bệnh ungthư máu (leucemie)…Còn đối với những bệnh ở thần kinh hệ do siêu
vi trùng gây ra (virus neurotrope) chúng ta vẫn còn … bất lực
Y học hiện nay vẫn chưa có thuốc để cho ta khỏi già Khôngnhững đừng quá lạc quan mà còn phải biết những nguy hiểm vànhững bệnh do chính thuốc gây ra (maladies thérapeutiques) Giáo
sư Michel Conte đã nói:
Hiện nay chúng ta đang đứng trước một bi kịch mà chúng ta không phải là khán giả Chúng ta bị lôi cuốn vào trong một cơn gió lốc, và chúng ta phải chữa bệnh, tức là phải lực chọn những thứ thuốc mới, và cái đó không phải là chuyện dễ Chưa bao giờ quyền lực của người thày thuốc lại mạnh đến thế, nhưng chưa bao giờ họ lại cảm thấy mình lúng túng đến thế.
Trang 9Trụ sinh khi dùng bừa bãi, có thể tạo ra nhiều bệnh nặng do vitrùng staphylocoque gây ra, hoặc bệnh nấm(mycose) hoặc làm chomáu biến đổi.
Một vài loại sulfamide có thể gây ra bệnh ngoài da chết ngườiđược Aspirine dùng nhiều có thể làm loét bao tử và xuất huyết, dùngcorisone có thể làm thủng bao tử, gây kinh phong, hoặc làm chobệnh lao cũ tái phát Butazolidine có thể làm băng huyết được Nhiềutai nạn lưu thông đã xảy chỉ tại dùng thuốc an thần, những thuốc nàylàm cho phản ứng chậm lại
Người ta cũng nói nhiều về trường hợp các lực sĩ chết vì dùngkích thích tố trong các cuộc thi điền kinh
Vẫn hay rằng những thuốc nói trên, trước khi đem ra dúng đãđược thí nghiệm cho súc vật (Florey và Chain đã chích Penicilllin chochuột và thấy không độc nên mới chích cho người, cũng như các loạithuốc an thần) nhưng làm sao biết chắc được là khi áp dụng chongười sẽ không nguy hiểm sẽ không nguy hiểm?Làm sao có thể tiênliệu được những phản ứng chậm, còn những thứ thuốc, thuộc loạithuốc hóa học, mỗi ngày một nhiều, càng công hiệu lại càng nguyhiểm)
Người ta đã từng thí nghiệm thuốc thalidomide trước khi đưa rathị trường nhưng có ai ngờ đâu rằng dược phẩm đó lại làm cho cácsản phụ sinh ra quái thai ?
Các bạn thân mến
Tôi không có ý nêu ra đây những nguy hiểm của thuốc để cácbạn sợ và đừng dùng, mà chỉ mong sao các bạn thận trọng mỗi khicác bạn cho toa, nhất là lưu ý các bạn đến những phản ứng bất ngờ
có thể xảy ra với bất cứ loại thuốc nào bởi vậy các bạn cần hỏi cặn
kẻ bệnh nhân trước khi biên toa cho họ
Tôi đã nói với các bạn không có nghề nào có nhiều trách nhiệmbằng nghề thuốc, nhưng cũng không có nghề nào cao quý bằng.Cứu sống một người bị thương nặng nhờ giải phẫu kịp thời và đúng
kỹ thuật, làm cho một bệnh nhân đang đau quằn quại chỉ trong phútchốc hết đau ngay, hoặc trả lại cho một bà mẹ đứ con yêu quý mà bà
Trang 10ta yên trí khó lòng qua khỏi, tất cả những cái đó, đối với một ngườikhông ở trong nghề, thật là phi thường và được coi như phép lạ.
Trách nhiệm của người thày thuốc nặng nề ngay từ khi địnhbệnh cho đến lúc kê toa, hoặc giải phẫu, bởi tính mạng của mộtngười nằm trong tay họ
Trách nhiệm đó làm cho người thày thuốc ngày đêm lo lắngđến quên ănmất ngủ Tôi thành thật mong cho các bạn được sốngnhững giờ phút lo âu hồi hộp đó vì chính nhờ thế, rồi qua khỏi mớicảm thấy được tất cả cái cao đẹp của nghề thuốc
Trousseau, một vị danh sư của Pháp, đã từng khuyên các sinhviên y khoa:
‘”Các bạn có bổn phận làm vẻ vang cho nghề của các bạn, cũng như nhờ nghề đó mà các bạn được vẻ vang, một nghề đòi hỏi nhiều hi sinh, một nghề trong đó ngày và đêm của các bạn sẽ là ngày và đêm của người ốm”
Các bạn nên yên trí rằng các bạn gieo tận tâm mà sẽ chỉ gặt bội bạc Các bạn sẽ phải gạt bỏ hết những thú vui đầm ấm của
gia đình và thì giờ nghỉ ngơi sau một thời gian làm lụng vất vả.
Các bạn không được sợ thối tha bẩn thỉu hoặc nguy hiểm, các bạn không được lùi bước trước cái chết khi cái chết đó xảy ra giữa những lúc nguy hiểm của nghề chúng ta, bởi chết như thế sẽ làm cho
ai nấy khi nhắc đến tên bạn, phải tỏ lòng kính mến ”
Như tôi vừa nói, y học ngày nay tiến rất nhanh, và muốn trởthành một bác sĩ lành nghề, các bạn khi còn là sinh viên, phải siêngnăng học tập, từ lý thuyết đến thực hành Định bệnh chậm trễ hoặcsai lầm khi cho thuốc (cho quá hoặc không đủ liều) đều là những lỗikhông thể tha thứ được Bởi vậy thiết tưởng trong LỜI TUYÊN THỆ
của Hippocrate cần ghi thêm câu này: Tôi xin thề suốt đời học hỏi Trong thời buổi này, bổn phận đầu tiên của người thày thuốc là
phải học, phải biết, và phải biết cho đến nơi đến chốn, chứ khôngđược biết lờ mờ
Không nói tất các bạn cũng rõ là những kiến thức của chúng ta
ở trên mọi lãnh vực, chứ không riêng gì ở y khoa, chỉ trong vài ba