I. VI TNAM HI N HP KIN HT QU CT VÀ NH NG VN ỮẤ ĐỀ ĐẶT
2.4.4 Một số nhận xét rút ra từ nghiên cứu kinh nghiệm của Hoa Kỳ
Phải có đạo luật độc lập điều chỉnh hoạt động cạnh tranh. Qui định trong pháp luật cạnh tranh những chế tài xử lý thật nghiêm minh, thật nặng về mặt kinh tế, có tính răn đe và bồi thường hợp lý cho người bị thiệt hại, đảm bảo khả năng thực thi cao và hiệu quả của luật cạnh tranh.
Hoạt động chống cạnh tranh không lành mạnh, chống độc quyền là những cuộc đấu tranh lâu dài, và rất phức tạp (hai vụ kiện trên đều kéo dài hơn 10 năm từ khi khởi kiện tới khi tòa có quán quyết cuối cùng). Do đó, cần có sự chuẩn bị chu đáo và kỹ lượng cho đội ngũ cán bộ thực thi nhiệm vụ này.
Trong một số trường hợp, việc xác định có hay không hành vi hạn chế cạnh tranh (ví dụ, cartel thỏa thuận miệng, thỏa thuận ngầm) là rất khó khăn. Nên chăng chúng ta áp dụng qui tắc về nguyên nhân (rule of reason), theo đó, đảo ngược nghĩa vụ chứng minh sang cho đối tượng đang bị xem xét trong áp dụng luật pháp về cạnh tranh, như những qui định của Hoa Kỳ.
2.5 Kinh nghiệm của Pháp
2.5.1 Kinh nghiệm về xây dựng và thực thi luật pháp luật cạnh tranh
Cộng hoà Pháp đã ban hành nhiều văn bản có những qui định về cạnh tranh. Trong đó những văn bản chính là: Luật thương mại 1973, Bộ luật Dân sự 1804, Bộ luật Hình sự 1992 (thay thế Bộ luật Hình sự 1810), Luật chống kinh doanh lừa dối 1905, Luật thông tin đối với người tiêu dùng và cấm quảng cáo man trá 1978 1.
Bộ luật hình sự 1810 của Pháp qui định hai tội danh: tội cạnh tranh bất hợp pháp, và tội lạm dụng thế mạnh để cạnh tranh. Để khẳng định một doanh nghiệp đã vi phạm, các cơ quan hữu trách phải chứng minh được doanh nghiệp đó đang có thế mạnh và đang sử dụng những thủ pháp không lành mạnh, hoặc lợi dụng thế mạnh một cách bất hợp pháp loại bỏ đối thủ.
Đối với các tội danh cạnh tranh bất hợp pháp và lạm dụng thế mạnh để cạnh tranh, hình phạt tù là hãn hữu và thời gian cũng rất ngắn. Hình phạt chủ
yếu là phạt tiền ở mức rất nặng nhằm vào hai đối tượng: doanh nghiệp và người lãnh đạo doanh nghiệp.
Theo các qui định của pháp luật về cạnh tranh thì không những người lãnh đạo công ty bị phạt, mà công ty với tư cách là một pháp nhân (bị xử lý là đồng phạm) cũng phải chịu những hình phạt như phạt tiền... Đây là một ngoại lệ vì pháp luật hình sự của Pháp có nguyên tắc bao giờ cũng phải cá thể hóa trách nhiệm hình sự.
Ở Pháp, việc vi phạm các quy định của pháp luật về cạnh tranh và lạm dụng thế mạnh trong cạnh tranh để loại trừ đối thủ là các hành vi bị xếp trong nhóm tội phạm về kinh tế. Việc đấu tranh chống tội phạm trong lĩnh vực cạnh tranh bao giờ cũng qua hai giai đoạn:
Giai đoạn 1: là giai đoạn các cơ quan chuyên môn tư vấn, giúp việc cho tòa án để nghiên cứu, thẩm định các hành vi có dấu hiệu vi phạm.
Giai đoạn 2: là giai đoạn tài phán.
Các nhà lập pháp cho rằng việc thành lập ngay một uỷ ban kỹ thuật nhằm điều tra, nghiên cứu về những thỏa thuận ngầm nhằm cạnh tranh không lành mạnh giữa các công ty là cần thiết. Năm 1979 uỷ ban này được thay thế bằng Uỷ ban cạnh tranh (nay là Hội đồng cạnh tranh).
Thành phần Hội đồng cạnh tranh gồm đại diện Tham chính viện, đại diện Bộ Tài chính-kinh tế, các tổ chức ngân hàng hoặc các tổ chức tài chính khác. Hội đồng cạnh tranh được một cơ quan tư pháp trợ giúp. Cơ quan tư pháp này được thành lập từ năm 1979, gồm 5 thẩm phán thuộc tòa án tư pháp và một số điều tra viên là những người thuộc Bộ Tài chính-kinh tế hoặc tổng cục Thuế. Những điều tra viên, sau khi nghe tường trình và tiến hành điều tra xem xét về kinh tế, sẽ báo cáo lên Uỷ ban tư pháp và sau đó báo cáo được chuyển đến Hội đồng cạnh tranh để xem xét cho ý kiến xử lý vi phạm.
Hội đồng cạnh tranh có nhiệm vụ tiếp nhận đơn kiện của các doanh nghiệp, của thương gia và của cơ quan có trách nhiệm, và phân tích khía cạnh kinh tế của các đơn kiện đó. Nếu chưa đến mức xử lý hình sự thì Hội đồng cạnh
tranh xử phạt một khoản tiền (thường là rất lớn) và thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng. Nếu là vi phạm nghiêm trọng Hội đồng sẽ chuyển hồ sơ cho Viện công tố để tiến hành điều tra. Bước tiếp theo là thẩm phán điều tra hoặc công tố viên xem xét rồi quyết định không vi phạm hay đủ điều kiện truy tố thì chuyển hồ sơ cho tòa án giải quyết.
2.5.2 Một số nhận xét rút ra từ nghiên cứu kinh nghiệm của Pháp
Nhà nước luôn phải đóng vai trò chủ đạo trong đấu tranh chống những hành vi cạnh tranh không lành mạnh, hạn chế cạnh tranh, lạm dụng độc quyền.
Xây dựng tổ chức bộ máy quản lý nhà nước chuyên trách có đủ quyền lực và nhân lực để xử lý quan hệ cạnh tranh và độc quyền với tối thiểu hai cơ quan riêng biệt (một cơ quan chuyên trách xem xét khía cạnh kinh tế, một cơ quan tư pháp).
III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM XÂY DỰNG MÔI TRƯỜNG CẠNH TRANH LÀNH MẠNH TRONG KINH DOANH Ở VIỆT NAM
Trong chiến lược ổn định và phát triển kinh tế xã hội đến năm 2000, Đảng ta đã nêu rõ quan điểm về cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường định hướng Xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam là: “Tạo môi trường và điều kiện cho sự cạnh tranh hợp pháp và sự hợp tác, liên doanh tự nguyện, bình đẳng giữa các đơn vị thuộc mọi thành phần kinh tế ở trong nước và với nước ngoài. Xóa bỏ độc quyền, và đặc quyền ở hầu hết các ngành, các lĩnh vực kinh tế. Đối với những lĩnh vực không thể tránh được độc quyền, Nhà nước có cơ chế kiểm soát để tránh cửa quyền, lũng đoạn. Chấp nhận sự phá sản của những đơn vị làm ăn thua lỗ, ban hành Luật phá sản”1.
Nghị quyết Đại hội VIII của Đảng cũng nêu rõ: “Phải hình thành một môi trường cạnh tranh lành mạnh, hợp pháp, văn minh. Cạnh tranh vì lợi ích phát
1Đảng Cộng Sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu to n quà ốc lần VII, Chiến lược ổn định v phát trià ển kinh tế xã hội đến năm 2000, NXB Sự thật 1992, tr. 24
triển đất nước, chứ không phải làm phá sản hàng loạt, lãng phí các nguồn lực, thôn tính lẫn nhau”2. Theo đó, chính sách cạnh tranh cần đảm bảo các yêu cầu:
Kiên trì đường lối chính trị, kinh tế, xã hội của Đảng Cộng sản Việt Nam; Tăng cường sự quản lý của Nhà nước trên lĩnh vực cạnh tranh, tạo lập môi trường cạnh tranh, duy trì cạnh tranh trong khuôn khổ pháp luật, Nhà nước là trọng tài, định ra luật chơi, và định hướng phát triển;
Có chính sách phát triển kinh tế nhà nước, và doanh nghiệp Nhà nước phù hợp trong kinh tế thị trường.
Trên cơ sở quán triệt tinh thần trên của Đảng, và căn cứ thực trạng môi trường cạnh tranh hiện nay, Khóa luận tốt nghiệp này mạnh dạn đề xuất một số giải pháp nhằm xây dựng môi trường cạnh tranh lành mạnh trong kinh doanh ở Việt Nam trong thời gian tới.
3.1 Nhóm giải pháp vĩ mô
Thứ nhất, cần khẩn trương ban hành Luật cạnh tranh. Sau gần ba năm chuẩn bị, đến nay Ban soạn thảo Luật cạnh tranh đã đưa ra dự thảo lần 9 với nội dung khá hoàn chỉnh. Mục đích của luật này là điều chỉnh mặt trái của cạnh tranh, luật không cấm cạnh tranh mà tạo lập môi trường cạnh tranh bình đẳng và bảo vệ môi trường cạnh tranh đó. Việc soạn thảo Luật cạnh tranh có nhiều nét mới, trong đó có những qui định khá cụ thể các chế tài, biện pháp xử lý. Việc ban hành luật này cần gắn với các văn bản hướng dẫn cụ thể để đảm bảo khả năng thực thi nhanh và hiệu quả. Tuy nhiên, chúng tôi kiến nghị cần giảm bớt các thủ tục, để sao cho Luật cạnh tranh Việt Nam có thể được ban hành trong năm 2004. Điều này sẽ là yếu tố quyết định để tạo nên môi trường cạnh tranh phù hợp và lành mạnh đối với doanh nghiệp Việt Nam hiện nay.
Thứ hai, Nhà nước cần thống nhất quan điểm đánh giá vai trò của cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường, xóa bỏ tư tưởng phân biệt đối xử trong quản lý kinh tế. Thời gian qua, công việc này đã được thực hiện, nhưng chưa đủ sâu,
2Đảng Cộng Sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu to n quà ốc lần VIII, NXB Chính trị Quốc gia1996,tr. 27
đủ rộng và đủ mạnh. Trong xã hội, hiện tượng phân biệt không chỉ tồn tại trong tư tưởng, nhận thức của một số cơ quan công quyền, một số địa phương, và một số công chức, mà nó còn thể hiện qua sự không thống nhất giữa những chính sách của Nhà nước. Giải quyết được vấn đề tư tưởng là chúng ta cơ bản đặt nền tảng cho việc xây dựng và hoàn thiện môi trường cạnh tranh.
Thứ ba, Nhà nước cần rà soát lại và hạn chế bớt số lượng các lĩnh vực doanh nghiệp Nhà nước được độc quyền kinh doanh, kiên quyết tiến hành tự do hóa trong những ngành không thực sự quan trọng với an ninh quốc gia. Đồng thời, cần đẩy mạnh chương trình đổi mới doanh nghiệp Nhà nước, với quan điểm chỉ giữ lại những doanh nghiệp thực sự có hiệu quả, mạnh dạn thực hiện giao bán, khoán, cho thuê, hay cổ phần hóa những doanh nghiệp hoạt động kém hiệu quả, doanh nghiệp trong những ngành Nhà nước không giữ độc quyền kinh doanh. Đây là vấn đề phức tạp ở nước ta, do nó ảnh hưởng không nhỏ tới một số nhóm lợi ích; nhưng xét về lợi ích lâu dài và lợi ích toàn cục thì Nhà nước cần có những quyết sách mạnh mẽ, dũng cảm và kịp thời; trong đó cần hết sức lưu ý những điểm sau:
Một là, cần phân biệt rõ độc quyền Nhà nước với độc quyền doanh nghiệp. Kiên quyết chống việc lợi dụng độc quyền Nhà nước để thực hiện độc quyền doanh nghiệp. Độc quyền Nhà nước tồn tại nhằm thực hiện những nhiệm vụ cụ thể mà việc quản lý điều hành nền kinh tế đòi hỏi, trong khi đó độc quyền doanh nghiệp (dưới danh nghĩa độc quyền Nhà nước) có xu thế lạm dụng vị thế thu lợi nhuận độc quyền cao cho bản thân doanh nghiệp đó, đi ngược lại lợi ích chung của xã hội. Vấn đề này có thể được giải quyết thông qua việc cho phép nhiều doanh nghiệp Nhà nước hoạt động trong những lĩnh vực độc quyền Nhà nước, hoặc chia nhỏ các doanh nghiệp độc quyền Nhà nước hiện nay có qui mô quá lớn bao trùm cả một ngành, một khu vực cụ thể, hạn chế bớt ảnh hưởng của vị thế độc quyền của từng doanh nghiệp. Dưới áp lực của một số nhóm lợi ích, độc quyền vẫn được duy trì với rất nhiều lý do được đưa ra, như đảm bảo việc làm, công bằng xã hội; nhưng đó chỉ là những mục tiêu trước mắt, điều đó làm
tăng sức trì trệ của nền kinh tế, ảnh hưởng nghiêm trọng đến mục tiêu hiệu quả kinh tế dài hạn.
Hai là, xác định rõ khái niệm “vai trò chủ đạo” của doanh nghiệp Nhà nước trong kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Doanh nghiệp Nhà nước chỉ thực sự thực hiện được vai trò chủ đạo (định hướng) trong kinh tế thị trường khi doanh nghiệp Nhà nước là doanh nghiệp mạnh, có năng lực cạnh tranh vượt trội. Doanh nghiệp Nhà nước không thể dựa vào quy định hành chính cho phép duy trì vị trí độc tôn của mình, vì đó sẽ là mảnh đất màu mỡ nuôi dưỡng sự trì trệ, tụt hậu và lãng phí trên qui mô lớn. Vấn đề trở lại là cần có môi trường cạnh tranh lành mạnh để doanh nghiệp Nhà nước phát triển vững mạnh, khi đó những doanh nghiệp này sẽ thực hiện tốt nhất vai trò chủ đạo, đầu tầu kinh tế của mình.
Thứ tư, hoàn thiện các chính sách của Nhà nước theo hướng khuyến khích cạnh tranh lành mạnh, tạo vị thế và điều kiện kinh doanh công bằng cho mọi thành phần kinh tế. Nhà nước cần xây dựng một chiến lược quốc gia về cạnh tranh có tính định hướng và ổn định lâu dài, đồng thời đảm bảo sự phù hợp với các qui định của quốc tế. cụ thể là cần nhanh chóng xóa bỏ những rào cản (có nguồn gốc từ chính sách) trong gia nhập, rút lui khỏi thị trường, cũng như những qui định tạo sự bất bình đẳng trong khả năng tiếp cận các nguồn lực, tiếp cận khách hàng giữa các loại hình doanh nghiệp. Song song với đó là quyết tâm, nỗ lực trong đàm phán gia nhập WTO trong thời gian sớm nhất, cũng như đàm phán các hiệp định kinh tế thương mại song phương.
Thứ năm, tăng cường vai trò và hiệu quả hoạt động quản lý Nhà nước về cạnh tranh, giải pháp này gắn với công cuộc cải cách hành chính ở nước ta; mà cốt lõi vẫn là cải cách đội ngũ công chức, cán bộ công quyền, xác định rõ cơ quan hành chính làm nhiệm vụ quản lý Nhà nước (administration) chứ không phải cai trị (governance).
Thứ sáu, cần sớm xây dựng một cơ quan Nhà nước chuyên trách để thống nhất quản lý các hành vi liên quan đến cạnh tranh. Hiện nay, vẫn còn nhiều tranh
luận xung quanh mô hình của cơ quan này, với hai quan điểm chủ đạo là : thành lập Uỷ ban cạnh tranh quốc gia (ngang cấp bộ) và thành lập Cục quản lý cạnh tranh (thuộc Bộ Thương mại). Chúng tôi ủng hộ quan điểm thứ nhất, vì cạnh tranh và độc quyền là lĩnh vực thực sự mới mẻ và phức tạp, hơn nữa nước ta hiện nay vẫn tồn tại số lượng lớn doanh nghiệp Nhà nước (có qui mô lớn) trực thuộc các Bộ, một cơ quan quản lý cạnh tranh thuộc Bộ Thương mại sẽ không thể điều tiết hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp này. Có ý kiến cho rằng mô hình cơ quan quản lý cạnh tranh trực thuộc Chính phủ đi ngược lại xu thế cải cách hành chính hiện nay, với bộ máy cồng kềnh sẽ khó khăn trong triển khai sớm. Nhưng chúng tôi thấy mục tiêu cải cách hành chính là làm tăng hiệu quả của hoạt động quản lý Nhà nước, chúng ta chỉ cắt giảm bộ phận nào, cơ quan nào cồng kềnh hơn nhu cầu công việc, tăng hiệu suất lao động. Cơ quan nào thực sự cần thiết, thì không thể vì lý do “tiết kiệm” mà không thành lập. Một cơ chế gọn nhẹ nhưng không hiệu quả cũng chính là sự lãng phí lớn.
Thứ bảy, Nhà nước cần khuyến khích hoạt động nghiên cứu, tìm hiểu về vấn đề cạnh tranh, độc quyền trong kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa vốn còn rất mới mẻ tại Việt Nam; đồng thời tranh thủ học hỏi kinh nghiệm quốc tế về xây dựng môi trường cạnh tranh lành mạnh.
3.2 Nhóm giải pháp vi mô
3.2.1 Nhóm giải pháp chung cho các doanh nghiệp
Doanh nghiệp, với tư cách là chủ thể hoạt động trực tiếp trên thị trường, có ảnh hưởng quyết định tới tính lành mạnh của môi trường cạnh tranh. Do đó những giải pháp liên quan tới doanh nghiệp cũng có tính quyết định với vấn đề xây dựng môi trường cạnh tranh lành mạnh.
Thứ nhất, doanh nghiệp cần xây dựng chiến lược cạnh tranh gắn với chiến lược kinh doanh của mình, trong đó xác định rõ những công cụ, và chính sách cạnh tranh cụ thể cho từng thị trường cụ thể. Chiến lược này giúp doanh nghiệp
luôn chủ động trước những thay đổi của cạnh tranh trên thị trường, tránh sử dụng những thủ đoạn cạnh tranh không lành mạnh.
Thứ hai, doanh nghiệp cần nỗ lực xây dựng văn hóa doanh nghiệp, khuyến khích niềm tự hào về uy tín của tổ chức, khuyến khích sự cạnh tranh lành mạnh trong nội bộ doanh nghiệp. Đây là biện pháp duy trì sự phát triển và tính tự đổi mới của doanh nghiệp, từ đó phát hiện lợi thế riêng có trong cạnh