Một số nhận xét rút ra từ nghiên cứu kinh nghiệm của Pháp

Một phần của tài liệu Những giải pháp nhằm tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh trong kinh doanh ở Việt Nam hiện nay (Trang 86 - 104)

I. VI TNAM HI N HP KIN HT QU CT VÀ NH NG VN ỮẤ ĐỀ ĐẶT

2.5.2 Một số nhận xét rút ra từ nghiên cứu kinh nghiệm của Pháp

Nhà nước luôn phải đóng vai trò chủ đạo trong đấu tranh chống những hành vi cạnh tranh không lành mạnh, hạn chế cạnh tranh, lạm dụng độc quyền.

Xây dựng tổ chức bộ máy quản lý nhà nước chuyên trách có đủ quyền lực và nhân lực để xử lý quan hệ cạnh tranh và độc quyền với tối thiểu hai cơ quan riêng biệt (một cơ quan chuyên trách xem xét khía cạnh kinh tế, một cơ quan tư pháp).

III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM XÂY DỰNG MÔI TRƯỜNG CẠNH TRANH LÀNH MẠNH TRONG KINH DOANH Ở VIỆT NAM

Trong chiến lược ổn định và phát triển kinh tế xã hội đến năm 2000, Đảng ta đã nêu rõ quan điểm về cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường định hướng Xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam là: “Tạo môi trường và điều kiện cho sự cạnh tranh hợp pháp và sự hợp tác, liên doanh tự nguyện, bình đẳng giữa các đơn vị thuộc mọi thành phần kinh tế ở trong nước và với nước ngoài. Xóa bỏ độc quyền, và đặc quyền ở hầu hết các ngành, các lĩnh vực kinh tế. Đối với những lĩnh vực không thể tránh được độc quyền, Nhà nước có cơ chế kiểm soát để tránh cửa quyền, lũng đoạn. Chấp nhận sự phá sản của những đơn vị làm ăn thua lỗ, ban hành Luật phá sản”1.

Nghị quyết Đại hội VIII của Đảng cũng nêu rõ: “Phải hình thành một môi trường cạnh tranh lành mạnh, hợp pháp, văn minh. Cạnh tranh vì lợi ích phát

1Đảng Cộng Sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu to n quà ốc lần VII, Chiến lược ổn định v phát trià ển kinh tế xã hội đến năm 2000, NXB Sự thật 1992, tr. 24

triển đất nước, chứ không phải làm phá sản hàng loạt, lãng phí các nguồn lực, thôn tính lẫn nhau”2. Theo đó, chính sách cạnh tranh cần đảm bảo các yêu cầu:

Kiên trì đường lối chính trị, kinh tế, xã hội của Đảng Cộng sản Việt Nam; Tăng cường sự quản lý của Nhà nước trên lĩnh vực cạnh tranh, tạo lập môi trường cạnh tranh, duy trì cạnh tranh trong khuôn khổ pháp luật, Nhà nước là trọng tài, định ra luật chơi, và định hướng phát triển;

Có chính sách phát triển kinh tế nhà nước, và doanh nghiệp Nhà nước phù hợp trong kinh tế thị trường.

Trên cơ sở quán triệt tinh thần trên của Đảng, và căn cứ thực trạng môi trường cạnh tranh hiện nay, Khóa luận tốt nghiệp này mạnh dạn đề xuất một số giải pháp nhằm xây dựng môi trường cạnh tranh lành mạnh trong kinh doanh ở Việt Nam trong thời gian tới.

3.1 Nhóm giải pháp vĩ mô

Thứ nhất, cần khẩn trương ban hành Luật cạnh tranh. Sau gần ba năm chuẩn bị, đến nay Ban soạn thảo Luật cạnh tranh đã đưa ra dự thảo lần 9 với nội dung khá hoàn chỉnh. Mục đích của luật này là điều chỉnh mặt trái của cạnh tranh, luật không cấm cạnh tranh mà tạo lập môi trường cạnh tranh bình đẳng và bảo vệ môi trường cạnh tranh đó. Việc soạn thảo Luật cạnh tranh có nhiều nét mới, trong đó có những qui định khá cụ thể các chế tài, biện pháp xử lý. Việc ban hành luật này cần gắn với các văn bản hướng dẫn cụ thể để đảm bảo khả năng thực thi nhanh và hiệu quả. Tuy nhiên, chúng tôi kiến nghị cần giảm bớt các thủ tục, để sao cho Luật cạnh tranh Việt Nam có thể được ban hành trong năm 2004. Điều này sẽ là yếu tố quyết định để tạo nên môi trường cạnh tranh phù hợp và lành mạnh đối với doanh nghiệp Việt Nam hiện nay.

Thứ hai, Nhà nước cần thống nhất quan điểm đánh giá vai trò của cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường, xóa bỏ tư tưởng phân biệt đối xử trong quản lý kinh tế. Thời gian qua, công việc này đã được thực hiện, nhưng chưa đủ sâu,

2Đảng Cộng Sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu to n quà ốc lần VIII, NXB Chính trị Quốc gia1996,tr. 27

đủ rộng và đủ mạnh. Trong xã hội, hiện tượng phân biệt không chỉ tồn tại trong tư tưởng, nhận thức của một số cơ quan công quyền, một số địa phương, và một số công chức, mà nó còn thể hiện qua sự không thống nhất giữa những chính sách của Nhà nước. Giải quyết được vấn đề tư tưởng là chúng ta cơ bản đặt nền tảng cho việc xây dựng và hoàn thiện môi trường cạnh tranh.

Thứ ba, Nhà nước cần rà soát lại và hạn chế bớt số lượng các lĩnh vực doanh nghiệp Nhà nước được độc quyền kinh doanh, kiên quyết tiến hành tự do hóa trong những ngành không thực sự quan trọng với an ninh quốc gia. Đồng thời, cần đẩy mạnh chương trình đổi mới doanh nghiệp Nhà nước, với quan điểm chỉ giữ lại những doanh nghiệp thực sự có hiệu quả, mạnh dạn thực hiện giao bán, khoán, cho thuê, hay cổ phần hóa những doanh nghiệp hoạt động kém hiệu quả, doanh nghiệp trong những ngành Nhà nước không giữ độc quyền kinh doanh. Đây là vấn đề phức tạp ở nước ta, do nó ảnh hưởng không nhỏ tới một số nhóm lợi ích; nhưng xét về lợi ích lâu dài và lợi ích toàn cục thì Nhà nước cần có những quyết sách mạnh mẽ, dũng cảm và kịp thời; trong đó cần hết sức lưu ý những điểm sau:

Một là, cần phân biệt rõ độc quyền Nhà nước với độc quyền doanh nghiệp. Kiên quyết chống việc lợi dụng độc quyền Nhà nước để thực hiện độc quyền doanh nghiệp. Độc quyền Nhà nước tồn tại nhằm thực hiện những nhiệm vụ cụ thể mà việc quản lý điều hành nền kinh tế đòi hỏi, trong khi đó độc quyền doanh nghiệp (dưới danh nghĩa độc quyền Nhà nước) có xu thế lạm dụng vị thế thu lợi nhuận độc quyền cao cho bản thân doanh nghiệp đó, đi ngược lại lợi ích chung của xã hội. Vấn đề này có thể được giải quyết thông qua việc cho phép nhiều doanh nghiệp Nhà nước hoạt động trong những lĩnh vực độc quyền Nhà nước, hoặc chia nhỏ các doanh nghiệp độc quyền Nhà nước hiện nay có qui mô quá lớn bao trùm cả một ngành, một khu vực cụ thể, hạn chế bớt ảnh hưởng của vị thế độc quyền của từng doanh nghiệp. Dưới áp lực của một số nhóm lợi ích, độc quyền vẫn được duy trì với rất nhiều lý do được đưa ra, như đảm bảo việc làm, công bằng xã hội; nhưng đó chỉ là những mục tiêu trước mắt, điều đó làm

tăng sức trì trệ của nền kinh tế, ảnh hưởng nghiêm trọng đến mục tiêu hiệu quả kinh tế dài hạn.

Hai là, xác định rõ khái niệm “vai trò chủ đạo” của doanh nghiệp Nhà nước trong kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Doanh nghiệp Nhà nước chỉ thực sự thực hiện được vai trò chủ đạo (định hướng) trong kinh tế thị trường khi doanh nghiệp Nhà nước là doanh nghiệp mạnh, có năng lực cạnh tranh vượt trội. Doanh nghiệp Nhà nước không thể dựa vào quy định hành chính cho phép duy trì vị trí độc tôn của mình, vì đó sẽ là mảnh đất màu mỡ nuôi dưỡng sự trì trệ, tụt hậu và lãng phí trên qui mô lớn. Vấn đề trở lại là cần có môi trường cạnh tranh lành mạnh để doanh nghiệp Nhà nước phát triển vững mạnh, khi đó những doanh nghiệp này sẽ thực hiện tốt nhất vai trò chủ đạo, đầu tầu kinh tế của mình.

Thứ tư, hoàn thiện các chính sách của Nhà nước theo hướng khuyến khích cạnh tranh lành mạnh, tạo vị thế và điều kiện kinh doanh công bằng cho mọi thành phần kinh tế. Nhà nước cần xây dựng một chiến lược quốc gia về cạnh tranh có tính định hướng và ổn định lâu dài, đồng thời đảm bảo sự phù hợp với các qui định của quốc tế. cụ thể là cần nhanh chóng xóa bỏ những rào cản (có nguồn gốc từ chính sách) trong gia nhập, rút lui khỏi thị trường, cũng như những qui định tạo sự bất bình đẳng trong khả năng tiếp cận các nguồn lực, tiếp cận khách hàng giữa các loại hình doanh nghiệp. Song song với đó là quyết tâm, nỗ lực trong đàm phán gia nhập WTO trong thời gian sớm nhất, cũng như đàm phán các hiệp định kinh tế thương mại song phương.

Thứ năm, tăng cường vai trò và hiệu quả hoạt động quản lý Nhà nước về cạnh tranh, giải pháp này gắn với công cuộc cải cách hành chính ở nước ta; mà cốt lõi vẫn là cải cách đội ngũ công chức, cán bộ công quyền, xác định rõ cơ quan hành chính làm nhiệm vụ quản lý Nhà nước (administration) chứ không phải cai trị (governance).

Thứ sáu, cần sớm xây dựng một cơ quan Nhà nước chuyên trách để thống nhất quản lý các hành vi liên quan đến cạnh tranh. Hiện nay, vẫn còn nhiều tranh

luận xung quanh mô hình của cơ quan này, với hai quan điểm chủ đạo là : thành lập Uỷ ban cạnh tranh quốc gia (ngang cấp bộ) và thành lập Cục quản lý cạnh tranh (thuộc Bộ Thương mại). Chúng tôi ủng hộ quan điểm thứ nhất, vì cạnh tranh và độc quyền là lĩnh vực thực sự mới mẻ và phức tạp, hơn nữa nước ta hiện nay vẫn tồn tại số lượng lớn doanh nghiệp Nhà nước (có qui mô lớn) trực thuộc các Bộ, một cơ quan quản lý cạnh tranh thuộc Bộ Thương mại sẽ không thể điều tiết hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp này. Có ý kiến cho rằng mô hình cơ quan quản lý cạnh tranh trực thuộc Chính phủ đi ngược lại xu thế cải cách hành chính hiện nay, với bộ máy cồng kềnh sẽ khó khăn trong triển khai sớm. Nhưng chúng tôi thấy mục tiêu cải cách hành chính là làm tăng hiệu quả của hoạt động quản lý Nhà nước, chúng ta chỉ cắt giảm bộ phận nào, cơ quan nào cồng kềnh hơn nhu cầu công việc, tăng hiệu suất lao động. Cơ quan nào thực sự cần thiết, thì không thể vì lý do “tiết kiệm” mà không thành lập. Một cơ chế gọn nhẹ nhưng không hiệu quả cũng chính là sự lãng phí lớn.

Thứ bảy, Nhà nước cần khuyến khích hoạt động nghiên cứu, tìm hiểu về vấn đề cạnh tranh, độc quyền trong kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa vốn còn rất mới mẻ tại Việt Nam; đồng thời tranh thủ học hỏi kinh nghiệm quốc tế về xây dựng môi trường cạnh tranh lành mạnh.

3.2 Nhóm giải pháp vi mô

3.2.1 Nhóm giải pháp chung cho các doanh nghiệp

Doanh nghiệp, với tư cách là chủ thể hoạt động trực tiếp trên thị trường, có ảnh hưởng quyết định tới tính lành mạnh của môi trường cạnh tranh. Do đó những giải pháp liên quan tới doanh nghiệp cũng có tính quyết định với vấn đề xây dựng môi trường cạnh tranh lành mạnh.

Thứ nhất, doanh nghiệp cần xây dựng chiến lược cạnh tranh gắn với chiến lược kinh doanh của mình, trong đó xác định rõ những công cụ, và chính sách cạnh tranh cụ thể cho từng thị trường cụ thể. Chiến lược này giúp doanh nghiệp

luôn chủ động trước những thay đổi của cạnh tranh trên thị trường, tránh sử dụng những thủ đoạn cạnh tranh không lành mạnh.

Thứ hai, doanh nghiệp cần nỗ lực xây dựng văn hóa doanh nghiệp, khuyến khích niềm tự hào về uy tín của tổ chức, khuyến khích sự cạnh tranh lành mạnh trong nội bộ doanh nghiệp. Đây là biện pháp duy trì sự phát triển và tính tự đổi mới của doanh nghiệp, từ đó phát hiện lợi thế riêng có trong cạnh tranh. Doanh nghiệp là tế bào của môi trường cạnh tranh, những tế bào này phát triển lành mạnh thì môi trường cạnh tranh cũng trong sạch. Ngược lại doanh nghiệp cũng chỉ có thể phát triển được trong một môi trường cạnh tranh lành mạnh. Vì vậy, đảm bảo nguyên tắc lành mạnh trong cạnh tranh cũng chính là đảm bảo cho tương lai của doanh nghiệp.

Thứ ba, doanh nghiệp cần tích cực, chủ động tìm hiểu nắm bắt thông tin thị trường, đặc biệt thông tin về tình hình cạnh tranh, từ đó có kế hoạch và hành động cụ thể bảo vệ quyền lợi của mình. Tư tưởng thụ động, ỷ lại, trông chờ vào Nhà nước hiện nay của một số doanh nghiệp Việt Nam cần sớm bị loại bỏ. Doanh nghiệp chính là đối tượng đầu tiên chịu thiệt hại do cạnh tranh không lành mạnh, bản thân cơ quan Nhà nước cũng không thể kiểm soát hết mọi biểu hiện không lành mạnh trong cạnh tranh. Sự chủ động của doanh nghiệp sẽ tạo cơ chế tự giám sát rất hiệu quả để bảo vệ cạnh tranh trên thị trường. Giải pháp này hoàn toàn không mới mẻ, nhưng chưa thực sự được nhìn nhận một cách đúng đắn tại Việt Nam.

3.2.2 Nhóm giải pháp cho doanh nghiệp Nhà nước

Thứ nhất, bản thân các doanh nghiệp Nhà nước cần kiên quyết phá bỏ tư tưởng độc quyền, ỷ lại vào “những ưu đãi” của Nhà nước. Những cán bộ lãnh đạo các doanh nghiệp Nhà nước cần phát huy hơn nữa tính chủ động sáng tạo, mạnh dạn chấp nhận cạnh tranh. Từ đó, doanh nghiệp chủ động phát huy thế mạnh để chiếm lĩnh thị trường trong nước, cũng như hướng ra thị trường quốc tế. Chính các doanh nghiệp Nhà nước, thông qua hoạt động của mình, phải phát

huy vai trò chủ đạo, đầu tầu trong cạnh tranh lành mạnh, và hội nhập kinh tế khu vực và thế giới.

Thứ hai, doanh nghiệp Nhà nước phải tự nỗ lực đổi mới mình, chấp nhận luật chơi công bằng thì mới có thể tồn tại và phát triển. Doanh nghiệp Nhà nước cần có chiến lược phát triển nguồn nhân lực cho mình; chủ động đề bạt những nhà quản trị có thực tài vào vị trí quản lý, và có chế độ đãi ngộ xứng đáng. Tiến hành bổ nhiệm, miễn nhiệm lãnh đạo doanh nghiệp căn cứ vào hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp, và theo từng nhiệm kỳ từ 3 tới 5 năm.

3.2.3 Nhóm giải pháp cho doanh nghiệp ngoài quốc doanh

Thứ nhất, các doanh nghiệp tư nhân cần tăng cường nội lực của mình thông qua việc phát triển đội ngũ nhân viên, trình độ công nghệ…Điều này đặc biệt quan trọng trong hoàn cảnh có sự chênh lệch lớn giữa khối doanh nghiệp dân doanh và khối doanh nghiệp nhà nước hiện nay ở Việt Nam. Sự lớn mạnh của khối doanh nghiệp ngoài quốc doanh sẽ tạo thế cân bằng hơn trong cạnh tranh, hạn chế sự lũng đoạn của các doanh nghiệp nhà nước

Thứ hai, các doanh nghiệp tư nhân cần tăng cường những liên kết lành mạnh thông qua hình thức các hội, hiệp hội doanh nghiệp. Những liên kết này không nhằm hạn chế cạnh tranh, mà ngược lại tạo cơ chế cho các doanh nghiệp hỗ trợ lẫn nhau về thông tin, thị trường; từ đó nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, khuyến khích phát triển cạnh tranh lành mạnh. Đồng thời hoạt động của các hiệp hội sẽ giúp hình thành cơ chế chống cạnh tranh không lành mạnh trong kinh doanh. Những hiệp hội có thể liên kết để kiện các hãng có hành vi vi phạm pháp luật cạnh tranh, hoặc xây dựng cơ chế trừng phạt riêng với những hành vi chưa được quy định trong luật, hoặc có quy định nhưng khó thực hiện. Giải pháp này khắc phục được những hạn chế trong việc thực thi pháp luật về cạnh tranh.

Thứ nhất, sớm thiết lập cơ chế thông tin giữa người tiêu dùng, doanh nghiệp và cơ quan quản lý nhà nước liên quan đến vấn đề thực thi pháp luật cạnh tranh. Cơ chế này giúp phát huy khả năng giám sát hoạt động cạnh tranh của người tiêu dùng và doanh nghiệp. Từ đó cơ quan Nhà nước tiến hành xác minh và xử lý. Đồng thời các doanh nghiệp tận dụng được nguồn thông tin nhanh, phong phú về những vi phạm ảnh hưởng tới lợi ích của mình, nhờ vậy có phản ứng linh hoạt và kịp thời hơn bảo vệ lợi ích của mình.

Thứ hai, các cơ quan thông tin đại chúng cần nghiêm túc, chính xác hơn trong việc đưa các thông tin liên quan đến doanh nghiệp và hoạt động cạnh tranh trên thị trường, hạn chế đưa thông tin chưa được xác minh gây ảnh hưởng tiêu cực đến cạnh tranh. Đồng thời, Nhà nước cần ban hành quy định buộc các cơ quan thông tấn bồi thường thiệt hại khi đưa thông tin sai lệch, gây hậu quả nghiêm trọng tới hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Thứ ba, Nhà nước cũng như doanh nghiệp cần tích cực phát triển khoa

Một phần của tài liệu Những giải pháp nhằm tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh trong kinh doanh ở Việt Nam hiện nay (Trang 86 - 104)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(102 trang)
w