Kinh nghiệm về xây dựng và thực thi luật pháp luật cạnh tranh

Một phần của tài liệu Những giải pháp nhằm tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh trong kinh doanh ở Việt Nam hiện nay (Trang 84 - 86)

I. VI TNAM HI N HP KIN HT QU CT VÀ NH NG VN ỮẤ ĐỀ ĐẶT

2.5.1 Kinh nghiệm về xây dựng và thực thi luật pháp luật cạnh tranh

Cộng hoà Pháp đã ban hành nhiều văn bản có những qui định về cạnh tranh. Trong đó những văn bản chính là: Luật thương mại 1973, Bộ luật Dân sự 1804, Bộ luật Hình sự 1992 (thay thế Bộ luật Hình sự 1810), Luật chống kinh doanh lừa dối 1905, Luật thông tin đối với người tiêu dùng và cấm quảng cáo man trá 1978 1.

Bộ luật hình sự 1810 của Pháp qui định hai tội danh: tội cạnh tranh bất hợp pháp, và tội lạm dụng thế mạnh để cạnh tranh. Để khẳng định một doanh nghiệp đã vi phạm, các cơ quan hữu trách phải chứng minh được doanh nghiệp đó đang có thế mạnh và đang sử dụng những thủ pháp không lành mạnh, hoặc lợi dụng thế mạnh một cách bất hợp pháp loại bỏ đối thủ.

Đối với các tội danh cạnh tranh bất hợp pháp và lạm dụng thế mạnh để cạnh tranh, hình phạt tù là hãn hữu và thời gian cũng rất ngắn. Hình phạt chủ

yếu là phạt tiền ở mức rất nặng nhằm vào hai đối tượng: doanh nghiệp và người lãnh đạo doanh nghiệp.

Theo các qui định của pháp luật về cạnh tranh thì không những người lãnh đạo công ty bị phạt, mà công ty với tư cách là một pháp nhân (bị xử lý là đồng phạm) cũng phải chịu những hình phạt như phạt tiền... Đây là một ngoại lệ vì pháp luật hình sự của Pháp có nguyên tắc bao giờ cũng phải cá thể hóa trách nhiệm hình sự.

Ở Pháp, việc vi phạm các quy định của pháp luật về cạnh tranh và lạm dụng thế mạnh trong cạnh tranh để loại trừ đối thủ là các hành vi bị xếp trong nhóm tội phạm về kinh tế. Việc đấu tranh chống tội phạm trong lĩnh vực cạnh tranh bao giờ cũng qua hai giai đoạn:

Giai đoạn 1: là giai đoạn các cơ quan chuyên môn tư vấn, giúp việc cho tòa án để nghiên cứu, thẩm định các hành vi có dấu hiệu vi phạm.

Giai đoạn 2: là giai đoạn tài phán.

Các nhà lập pháp cho rằng việc thành lập ngay một uỷ ban kỹ thuật nhằm điều tra, nghiên cứu về những thỏa thuận ngầm nhằm cạnh tranh không lành mạnh giữa các công ty là cần thiết. Năm 1979 uỷ ban này được thay thế bằng Uỷ ban cạnh tranh (nay là Hội đồng cạnh tranh).

Thành phần Hội đồng cạnh tranh gồm đại diện Tham chính viện, đại diện Bộ Tài chính-kinh tế, các tổ chức ngân hàng hoặc các tổ chức tài chính khác. Hội đồng cạnh tranh được một cơ quan tư pháp trợ giúp. Cơ quan tư pháp này được thành lập từ năm 1979, gồm 5 thẩm phán thuộc tòa án tư pháp và một số điều tra viên là những người thuộc Bộ Tài chính-kinh tế hoặc tổng cục Thuế. Những điều tra viên, sau khi nghe tường trình và tiến hành điều tra xem xét về kinh tế, sẽ báo cáo lên Uỷ ban tư pháp và sau đó báo cáo được chuyển đến Hội đồng cạnh tranh để xem xét cho ý kiến xử lý vi phạm.

Hội đồng cạnh tranh có nhiệm vụ tiếp nhận đơn kiện của các doanh nghiệp, của thương gia và của cơ quan có trách nhiệm, và phân tích khía cạnh kinh tế của các đơn kiện đó. Nếu chưa đến mức xử lý hình sự thì Hội đồng cạnh

tranh xử phạt một khoản tiền (thường là rất lớn) và thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng. Nếu là vi phạm nghiêm trọng Hội đồng sẽ chuyển hồ sơ cho Viện công tố để tiến hành điều tra. Bước tiếp theo là thẩm phán điều tra hoặc công tố viên xem xét rồi quyết định không vi phạm hay đủ điều kiện truy tố thì chuyển hồ sơ cho tòa án giải quyết.

Một phần của tài liệu Những giải pháp nhằm tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh trong kinh doanh ở Việt Nam hiện nay (Trang 84 - 86)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(102 trang)
w