Kinh nghiệm về xây dựng luật cạnh tranh

Một phần của tài liệu Những giải pháp nhằm tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh trong kinh doanh ở Việt Nam hiện nay (Trang 79 - 81)

I. VI TNAM HI N HP KIN HT QU CT VÀ NH NG VN ỮẤ ĐỀ ĐẶT

2.4.1Kinh nghiệm về xây dựng luật cạnh tranh

Luật của Hoa Kỳ qui định khá cụ thể và chi tiết các vấn đề chống cạnh tranh không lành mạnh, do nền kinh tế thị trường phát triển ở trình độ cao, các nhà làm luật có nhiều kinh nghiệm thường xuyên bổ sung các qui định mới cho phù hợp tình hình thực tế. Các qui định sau không bác bỏ các điều luật trước mà chỉ bổ sung, sửa đổi, và ngày càng theo hướng cụ thể hóa. Ngoài những qui định chung về cạnh tranh trong kinh doanh, còn có những qui định về cạnh tranh trong từng ngành cụ thể (như sở hữu công nghiệp, tài sản trí tuệ, thể thao, y tế: Baseball antitrust legislation, Antitrust Health Care Advance-ment Act of 1997…).

Nhằm ngăn chặn các tổ chức độc quyền tạo nên các rào cản kinh doanh, hạn chế cạnh tranh, đạo luật chống độc quyền đầu tiên của Hoa Kỳ là Luật chống độc quyền Sherman (Sherman Antitrust Act 1890 - theo tên của Thượng Nhị Sỹ John Sherman) được Quốc hội thông qua năm 1890, và là nguồn luật cơ bản của tất cả các bộ luật chống độc quyền của Hoa Kỳ. Luật Sherman ra đời với mục tiêu duy trì tự do kinh doanh, xóa bỏ các rào cản thương mại và cạnh tranh. Trước khi luật Sherman được thông qua, nhiều bang của Hoa Kỳ đã thông qua những luật tương tự ngăn cấm các hoạt động độc quyền, thỏa thuận dàn xếp giá cả hay các hoạt động ngăn cản tự do cạnh tranh, nhưng các đạo luật này chỉ giới hạn điều chỉnh hoạt động kinh doanh trong nội bộ một bang. Sau đó, quan điểm phản đối sự tập trung quyền lực kinh tế trong tay các tập đoàn lớn hay các liên minh kinh tế đã dẫn đến việc Quốc hội thông qua Luật Sherman, dựa trên qui định trong Hiến pháp của Hoa Kỳ cho phép Quốc hội quy định các hoạt động thương mại giữa các bang.

Luật Sherman là những qui định chung nhất và có tính chất nền tảng cho luật chống độc quyền. Các trường hợp cụ thể và cách giải thích luật do Bộ Tư pháp đưa ra căn cứ điều kiện cụ thể của nền kinh tế. Tòa án, thẩm phán, Tổng chưởng lý (Attorney General) có quyền hạn rất lớn trong việc giải thích và áp dụng luật. Cùng với sự phát triển của kinh tế thị trường, những hành vi cạnh tranh không lành mạnh trở nên phức tạp hơn, hoạt động của độc quyền cũng tinh vi hơn, luật pháp về cạnh tranh của Hoa Kỳ lại tiếp tục được bổ sung: luật chống độc quyền Clayton (Clayton Antitrust Act năm 1914), luật Robinson-Patman (1936), luật Coller – Kefaner (1959), luật chống độc quyền sửa đổi Hart-Scoss- Rodino (Hart-Scoss-Rodino Anti-Trust Improvement Act năm1976).

Về phạm vi điều chỉnh, Luật Sherman là bộ luật của Liên bang, do đó nó bị giới hạn về quy mô theo sự hạn chế của Hiến pháp đối với chính quyền Liên bang. Tuy nhiên, phần qui định về thương mại lại cho phép bộ luật được giải thích linh hoạt và áp dụng rộng rãi. Bộ luật điều chỉnh mọi giao dịch và các hoạt động kinh doanh giữa các bang. Nếu các hoạt động diễn ra trong nội bộ một bang, bộ luật sẽ được áp dụng dựa theo qui định điều chỉnh các giao dịch có ảnh hưởng tới thương mại giữa các bang. Việc giải thích khái niệm sau nhằm mở rộng khả năng áp dụng của luật Sherman, hiện nay phạm vi điều chỉnh của Luật pháp cạnh tranh và chống độc quyền của Hoa Kỳ khá rộng, chi phối mọi hoạt động kinh tế thương mại có liên quan tới thị trường Hoa Kỳ.

Về nội dung điều chỉnh, Luật Sherman 1890 qui định mọi hợp đồng, sự liên kết (dưới dạng các Tơ rớt hay khác đi), hoặc các âm mưu hạn chế hoạt động thương mại giữa các bang hay với các nước khác đều là vi phạm pháp luật. Luật Sherman cho phép chính quyền Liên bang tiến hành kiện các tơrớt và xóa bỏ các liên minh này.

Luật Clayton 1914 cụ thể hóa và bổ sung những thiếu sót của Luật Sherman, ngoài ra còn cấm thêm 4 hình thức hạn chế cạnh tranh là: phận biệt đối xử về giá, những hợp đồng độc quyền và ràng buộc (thương mại có điều

kiện), chiếm vốn giữa các công ty, sự phối hợp giữa các ban giám đốc (có người đồng thời là thành viên của 2 ban giám đốc).

Luật Robinson Patman (1936) bổ sung hành vi bán rẻ hơn cho người mua hay thị trường theo những mức giá quá thấp một cách không hợp lý. Năm 1959 luật Coller – Kefaner cấm mọi hình thức hợp nhất theo chiều ngang (hãng sản xuất các sản phẩm khác nhau, nhưng cần thiết để sản xuất ra một sản phẩm cuối cùng), cấm mua cổ phần và tài sản của các hãng đang cạnh tranh nếu việc mua này hạn chế đáng kể cạnh tranh và có xu hướng hình thành một độc quyền.

Luật chống độc quyền sửa đổi Hart-Scoss-Rodino 1976 mở rộng quyền cho các cơ quan hành pháp điều tra các hoạt động sáp nhập vi phạm luật chống độc quyền, tuy nhiên có rất ít các vụ sáp nhập bị ngăn cản trong thời kỳ bùng nổ xu hướng sáp nhập vào thập niên 1980. Kết quả của một vụ kiện theo Luật Sherman bắt đầu năm 1974 đã xóa bỏ vị thế độc quyền của Tập đoàn điện tín và điện thoại đường dài Mỹ (AT&T) vào năm 1982.

Một điểm khác biệt của luật Hoa Kỳ là các chế tài xử lý vi phạm thường được qui định ngay trong luật, chứ không tách biệt vào một văn bản khác như luật Việt Nam, điều này tạo thuận lợi lớn và tăng tính khả thi khi áp dụng luật. Ví dụ, Luật Sherman 1890 qui định: “Mọi cá nhân kinh doanh độc quyền, cố gắng kinh doanh độc quyền hay liên kết với người khác để kinh doanh độc quyền bị coi là vi phạm qui định của luật Sherman, cả hai vi phạm trên đều bị phạt tối đa 10.000.000 USD với công ty và 350.000 USD với cá nhân, và hoặc phạt tù tới 3 năm” 1.

Một phần của tài liệu Những giải pháp nhằm tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh trong kinh doanh ở Việt Nam hiện nay (Trang 79 - 81)