Phân tích hệ thống về thông tin
Trang 1LỜI NÓI ĐẦU
Để quán triệt nguyên tắc “ Học đi đôi với hành” và tạo điều kiện cho sinh viên làmquen với thực tế, có được cái nhìn tổng hợp, giúp cho sinh viên được cọ xát với thực tế vàhạn chế được sự bỡ ngỡ khi ra trường, hàng năm nhà trường tổ chức cho sinh viên đi thựctập tại các cơ sở theo nội dung ngành nghề đào tạo và theo thế mạnh của từng nhóm sinhviên Đây là điều kiện thuận lợi để chúng em phát huy được năng lực của bản thân cũngnhư khả năng áp dụng lý thuyết được trang bị ở trường học vào thực tế
Như các bạn đã biết, Trong những năm gần đây, Công nghệ thông tin đã có nhữngbước phát triển mạnh mẽ, Máy tính điện tử không còn là phương tiện quý hiếm,xa xỉ nhưtrước đây nữa mà ngày càng thật sự cần thiết và gần gũi hơn với con người Trước đây,chúng ta phải tốn nhiều thời gian và chi phí để tìm và mua một món hàng mà mình cầnthì bây giờ với sự hổ trợ của máy tính điện tử, chúng ta không mất nhiều thời gian và chiphí đi lại mà chúng ta vẫn có thể tìm mua được những thứ mà chúng ta muốn Tương tựnhư việc mà chúng ta mua một món hàng, việc bán hàng giờ đây không nhất thiết phải cótrụ sở cố định như trước đây mà nó cũng có thể được bán hàng thông qua nhiều hình thứckhác nhau Công nghệ thông tin giờ đã trở thành một trong những động lực quan trọngcủa sự phát triển và có những tác động mạnh mẽ đến mọi mặt của đời sống kinh tế xãhội Chính vì vậy Việc áp dụng công nghệ thông tin vào kinh doanh đã không còn xa lạ
và đã hình thành nên thương mại điện tử Sự ra đời của thương mại điện tử đánh dấu sựbắt đầu của một hệ thống tạo ra của cải vật chất mới, là cơ hội thương mại tuyệt vời đểphát triển kinh tế Đi đôi với sự phát triển của Công nghệ thông tin là là sự phát triển củathương mại điện tử, nó đã góp phần thay đổi những hình thức kinh doanh củ kỉ, giao dịchtruyền thống mất nhiều thời gian mà thay vào đó là những hình thức kinh doanh mới,giao dịch diễn ra nhanh chóng, thuận tiện, không mất nhiều thời gian và đem lại nhiều lợiích lớn cho xã hội
Những lý do trên cho thấy tận dụng được lợi điểm do thương mại điện tử đem lại làmột thế mạnh để phát triển nền kinh tế đất nước và cải thiện đời sống người dân Trongkhi thương mại điện tử đang phát triển rất mạnh trong khu vực cũng như trên thế giới thì
ở Việt Nam, hầu hết các doanh nghiệp vẫn quen với nếp kinh doanh cũ bề bộn công việcbàn giấy cũng như hàng loạt các ràng buộc về thủ tục hành chính Người tiêu dùng ViệtNam vẫn quen tập quán sinh hoạt ra chợ hay đến cửa hàng chọn hàng, mua hàng, trả tiềnmặt và mang hàng về Hơn nữa, các hành động về phát triển thương mại điện tử của ViệtNam còn quá chậm
Quan phân tích trên chúng ta thấy được sự hạn chế trong thương mại điện tử là mộttrong những lý do khiến nền kinh tế Việt Nam không thực sự phát triển mạnh như một sốnước khác Chúng em xây dựng dịch vụ thương mại điện tử này nhằm đáp ứng tình hìnhthương mại điện tử ở Việt Nam Có thể đây chưa là một dịch vụ hoàn chỉnh nhưng với
Trang 2những ý tưởng ban đầu này hy vọng chúng em có thể phát triển và hoàn thiện hơn trongtương lai để có thể áp dụng và đem lại những ý nghĩa thiết thực Rất mong sự đóng góp ýkiến của các thầy cô để chúng em có thêm kinh nghiệm cũng như có những ý tưởng haytrong dịch vụ của mình.
Nội dung đề tài được chia làm 3 phần:
Phần I: TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI VÀ TÌM HIỂU VỀ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ
Phần này sẽ giới thiệu về lý do chọn đề tài, mục đích, đối tượng, phạm vi nghiêncứu và tìm hiểu về thương mại điện tử
Phần II: XÂY DỰNG WEBSITE THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ CÔNG TY NHẬTTHANH
Phần này được chia thành 4 chương như sau:
Chương 1: Khảo sát hệ thống, xác lập dự án
Chương này sẽ trình bày về những yêu cầu từ phía công ty, nhận xét của nhóm vàkhả năng thực hiện đề tài
Chương 2 : Phân tích hệ thống về thông tin
Phân tích các yêu cầu về chức năng, tiến hành xây dựng các biểu đồ phân rã chứcnăng, biểu đồ luồng dữ liệu các mức
Chương 3: Phân tích hệ thống về dữ liệu
Tiến hành xác định các thực thể, những thuộc tính của các thực thể đó rồi tiến hànhtạo cơ sở dữ liệu và xây dựng được quan hệ cơ sở dữ liệu
Chương 4: Tiến hành cài đặt chương trình
Chương này sẽ giới thiệu về những công cụ lập trình dùng để cài đặt chương trình
và tiến hành cài đặt chương trình trên công cụ đó
PHẦN 3: KẾT LUẬN
Phần này sẽ đưa ra một số kết luận về mặt ưu nhược điểm của đề tài, những vấn đề
đã làm được và những vấn đề chưa làm được và từ đó đưa ra hướng phát triển của đề tàitrong tương lai
Trang 3PHẦN I: TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI VÀ TÌM HIỂU VỀ THƯƠNG
MẠI ĐIỆN TỬ
CHƯƠNG I :TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI.
1.1 Lý do chọn đề tài.
Ngày nay,Thương mại điện tử(TMĐT) đã trở thành một công cụ phổ biến không
những ở trên thế giới mà còn cả ở Việt Nam Ở Việt Nam điển hình có một số trang như :http://chodientu.vn, http://vatgia.com , http://timnhanh.com,http://vietnamwork.com.vn ,http://travel.com đang có tình hình phát triển rất tốt, Tuynhiên, để hình thành nên những trang TMĐT khá nỗi tiếng đó là cả một quá trình và mấtrất nhiều thời gian, tiền bạc, công sức
Trong thời đại thông tin bùng nỗ, các doanh nghiệp đã dần ý thức được tác dụngcủa kênh thông tin internet, các cơ hội kinh doanh và hợp tác làm ăn có thể nãy sinh từinternet, Vì thế hình thành nên những trang TMĐT ngày một nhiều hơn và tích hợp nhiềuyếu tố, chức năng khác không còn là điều xa lạ với mỗi một chúng ta nữa
Tuy nhiên, không đơn giản nói dựng lên là dựng lên được mà đó là cả một quá trìnhphân tích rất kỉ lưởng nhiều mặt của một vấn đề, về cách thức tổ chức, xác định yêu cầu
hệ thống cần triển khai, ai là người có thể tư vấn cho chúng ta về vấn đề kỉ thuật, ai làngười triển khai, phát triển hệ thống cho chúng ta, hệ thống chúng ta hoạt động như thếnào, vấn đề về tuổi thọ của hệ thống và bảo trì hệ thống ra sao Chính vì có qua nhiềugiao đoạn và nhiều vấn đề cần giãi quyết như vậy nên thường là chi phí cho một hệ thống
là rất cao
Không dừng lại ở đó, hiện nay một số công ty có xu hướng tiếp cận TMĐT theomột hướng khác, đó là họ sẽ tạo ra những dịch vụ khác ngay trên dịch vụ của chính mình,Tức là một trang TMĐT bây giờ không chỉ dừng lại ở một công ty, một doanh nghiệp,một tổ chức hay là một cá nhân nữa mà nó tiến hành liên kết tất cả các công ty, các doanhnghiệp, các cá nhân lại với nhau hoặc là từ một doanh nghiệp ta có thể tổ chức thànhnhiều doanh nghiệp nhỏ hơn cùng chung một lịch vực hoạt động tạo thành một hệ thốngTMĐT linh động hơn, chuyên nghiệp hơn
Vậy, làm thế nào để thực hiện được những vấn đề trên, đi tìm câu trả lời cho nhữngvấn đề đó chính là Lý do mà nhóm TNT-Group chúng em quyết định chọn đề tài : “TÌMHIỂU VỀ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ VÀ XÂY DỰNG WEBSITE THƯƠNG MẠIĐIỆN TỬ CONG TY NHẬT THANH” Nhằm hiểu biết về tính hình phát triển thương
Trang 4mại điện tử trên thế giới cũng như trong nước, để từ đó có thể áp dụng phù hợp vớithương mại điện tử nước nhà hiện nay.
1.2 Mục đích
Nhằm tổng hợp những cái kiến thức đã học được trong suốt quá trình học tập tạitrường cũng như những kiến thức chúng em thu thập được trong suốt quá trình thực tập
để :
- Tìm hiểu rõ hơn, sâu hơn và làm rõ các khái niệm về TMĐT
- Khả năng phân tích cho một hệ thống
- Tiếp cận công cụ lập trình
- Kỉ thuật lập trình trên môi trường internet
Trên cơ sở đó ta tiến hành xây dựng hệ thống TMĐT đa lĩnh vực với các mục đíchsau:
- Xây dựng một hệ thống TMĐT toàn diện cho người dùng là doanh nghiệp, tổchức, cá nhân và cũng có thể là người tiêu dùng.Việc xây dựng hệ thống TMĐT này phảithỏa mản những tiêu chí sau:
o Có đầy đủ những chức năng của một website TMĐT bình thường
o Tích hợp những tính năng mới nhất hiện nay vào công việc thanh toán(Sửdung ngân lượng)
o Chi phí triển khai thấp
o Thời gian triển khai nhanh
o Chi phí duy trì, bảo trì hệ thống thấp
o An toàn, ổn định và bảo mật dử liệu
1.3 Đối tượng
Đối tượng mà đề tài phục vụ đó chính là các doanh nghiệp( Có thể là doanh nghiệplớn hoặc vừa và nhỏ), các tổ chức, cá nhân và người sử dụng interet, người tiêu dùng.Với đối tượng người dùng là doanh nghiệp, đề tài sẽ nghiên cứu và xây dựng hệthống TMĐT toàn diện theo những yêu cầu mà doanh nghiệp cần đáp ứng với chi phíthấp nhất, thời gian triển khai nhanh nhất và bảo trì hệ thống dể dàng nhất có thể
Với đối tượng là cá nhân muốn kinh doanh qua mạng internet, họ có thể sử dụng kếtquả của đề tài với tư cách là một doanh nghiệp hoặc với tư cách là một người dùng mạng.Với đối tượng là người sử dụng mạng internet, họ có thể là người dùng đầu cuối của
hệ thống TMĐT của những doanh nghiệp trên hoặc có thể họ cũng đóng vai trò như mộtdoanh nghiệp nhỏ trên môi trường internet hoặc cũng có thể đơn thuần chỉ là tìm kiếmthông tin, tham khảo giá cả để phục vụ cho nhu cầu của mình, kết quả của đề tài cũng
Trang 5cung cấp cho họ một nơi tập trung những thông tin của một lĩnh vực nào đó – Như ta vẫnthường gọi bằng từ “Cộng đồng” để họ có thể dễ dàng hơn trong việc tìm kiếm thông tin,tham khảo giá cả, chất lượng
1.4 Phạm vi nghiên cứu.
TMĐT đa lĩnh vực là cả một lịch vực rất rộng cả về nghiệp vụ lẫn lý thuyết ứngdụng Doanh nghiệp, tổ chức hay cá nhân muốn hoạt động trong lĩnh vực này cần đòi hỏiphải có thời gian tìm hiểu để tiếp cận và hiểu nó hơn Với một khoảng thời gian rất cóhạn, đề tài chỉ giới hạn nghiên cứu trong một phạm vi có thể :
- Tìm hiểu lý thuyết về TMĐT
- Phân tích thiết kế hệ thống thông tin cho hệ thống TMĐT đa lĩnh vực
- Tiến hành xây dựng một hệ thống TMĐT đa lĩnh vực hoàn thiện cho một doanhnghiệp
Bên cạnh đó, tùy theo thời gian cho phép mà nhóm TNT có thể thêm một số chứcnăng khác hoặc cũng có thể cắt giảm bớt một số chức năng
Trang 6CHƯƠNG II : TÌM HIỂU VỀ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ
2 1 Khái niệm thương mại điện tử.
Có nhiều khái niệm về TMĐT, nhưng hiểu một cách tổng quát, TMĐT là việc tiếnhành một phần hay toàn bộ hoạt động thương mại bằng những phương tiện điện tử.TMĐT vẫn amng bản chất như các hoạt động thương mại truyền thống Tuy nhiên, thôngqua các phương tiện điện tử, các hoạt động thương mại được thực hiện nhanh hơn, hiệuquả hơn, giúp tiết kiệm chi phí và mở rộng không gian kinh doanh
* Một cách hiểu khác về Thương mại điên tử.
TMĐT là hình thức quan trọng của các hoạt động thương mại trong xã hội thông tinhóa ở thế kỉ XXI, bao gồm một loạt các hoạt động thương mại được thực hiện qua mạng,
từ tìm nguồn nguyên liệu, thu mua, trưng bày sản phẩm, đặt hàng đến việc giao hàng, vậnchuyển và thanh toán điện tử Ngoài các giao dịch điện tử đối với mua bán hàng hóa,TMĐT sẽ bao gồm cả những hoạt động thương mại dịch vụ như việc truyền tin trựctuyến, chuyển tiền điện tử, giao dịch cổ phiếu điện tử, vận đơn điện tử, tiến hành đấu giátrên mạng TMĐT vừa đề cập việc mua bán hàng hóa và cung cấp các dịch vụ, vừa cónhững nội dung hoạt động xã hội mới (Như cửa hàng ảo, kinh doanh qua mạng )
Tuy nhiên, TMĐT càng được biết tới như một phương thức kinh doanh hiệu quả từkhi internet hình thành và phát triển Chính vì vậy, nhiều người hiểu TMĐT theo nghĩa
cụ thể hơn là giao dịch thương mại, mua sắm qua internet và mạng
Căn cứ vào đối tượng giao dịch, người ta chia các giao dịch TMĐT thành 2 nhóm:
- Giao dịch buôn bán hàng hóa vật chất và dịch vụ thông thường
- Giao dịch trao đổi trực tuyến thông tin, hàng hóa, dịch vụ số hóa như phần mềm,
âm nhạc, chương trình video theo yêu cầu
Trong nhóm đầu, các phương tiện điện tử được sử dụng như một công cụ cho cácgiao dịch chào hàng, chấp nhận chào hàng, thậm chí là cả thanh toán, nhưng việc giaohàng hóa và dịch vụ tới khách hàng vẫn phải thông qua những phương thức truyền thống
Trong nhóm thứ hai, bất kỳ công đoạn nào của hoạt động động TMĐT đều có thểthực hiện qua các phương tiện điện tử
2.1.1 Lợi ích của thương mại điện tử.
Trang 7- Đối với doanh nghiệp, lợi ích lớn nhất mà TMĐT mang lại chính là sự kết hợp chiphí và tạo lợi nhuận cho các bên giao dịch Giao dịch bằng phương tiện điện tử nhanhhơn so với giao dịch truyền thống Ví dụ gữi fax hay thư điện tử thì nội dung thông tinđến tay người nhận sẽ nhanh hơn là gữi thư Các giao dịch qua internet có chi phí rất rẽ,một doanh nghiệp có thể gữi thư tiếp thị, chào hàng đến hàng loạt khách hàng chỉ với chiphí giống như gữi cho một khách hàng, với TMĐT các bên có thể tiến hành giao dịch khi
ở cách xa nhau, giữa thành phố với nông thôn, từ nước này sang nước khác hay nói cáchkhác là không bị giới hạn không gian địa lý điều này cho phép các doanh nghiệp tiếtkiệm chi phí sản xuất, giao dịch Bên cạnh đó, doanh nghiệp có thể mở rộng thị trường,tìm kiếm, liên lạc với đối tác và khách hàng ở bất kì nơi đâu với chi phí phí thấp hơnphương thức tiếp cận thị trường truyền thống
Những lợi ích như trên chỉ có với những doanh nghiệp thực sự nhận thức được giátrị của thương mại điện tử Vì vậy, TMĐT góp phần thúc đẩy sự cạnh tranh giữa cácdoanh nghiệp để thu được nhiều lợi ích nhất Điều này đặc biệt quan trọng trong bối cảnhhội nhập kinh tế quốc tế
Đối với người tiêu dùng, TMĐT mở rộng khả năng lựa chọn hàng hóa, dịch vụ vànhà cung cấp Do có nhiều lựa chọn nên khách hàng dể tìm được sản phẩm có chất lượngcao hoặc giá thấp Hàng hóa như phần mềm, phim, nhạc có thể được giao ngay đến kháchhàng qua internet
Đối với xã hội, TMĐT tạo ra một phong cách kinh doanh, làm việc mới phù hợpvới cuộc sống công nghiệp, giúp các khu vực kém phát triển nhanh chóng mở rộng traođổi TMĐT là một công cụ giúp doanh nghiệp vừa và nhỏ khắc phục những điểm kém lợithế để cạnh tranh ngang bằng với doanh nghiệp lớn TMĐT cũng tạo ra động lực cỉa cáchmạnh mẽ cho các cơ quan quản lý nhà nước nhằm theo kịp nhu cầu của doanh nghiệp và
xã hội
2.1.2 Thách thức trong ứng dụng thương mại điện tử.
TMĐT là một loại hình hoạt động xã hội mới, gắn liền với hạ tầng công nghệ, dovậy cần có khung pháp lý điều chỉnh thích hợp Tuy nhiên, việc ban hành đầy đủ các vănbản pháp lý trong lĩnh vực này là công việc không dể, đòi hỏi sự nghiên cứu và quan sát
từ chính quá trình tham gia TMĐT
Đối với nhiều người, nhiều doanh nghiệp, phương thức giao dịch và kinh doanhbằng các phương tiện điện tử còn chưa quen thuộc.người ta vẫn nghi ngờ độ tin cậy củacác phương tiện điện tử cũng như tính pháp lý của các giao dịch thực hiện thông qua các
Trang 8phương tiện đó Do vậy, mặc dù đã biết đến lợi ích của TMDT, nhưng những người tiêudùng này vẫn chưa tham gia TMĐT.
Hạ tầng kỷ thuật cũng là một trở ngại cho các giao dịch điện tử Điều kiện nối mạngtại các địa phương trên cả nước còn khó khăn, không phải hộ gia đình nào cũng có khảnăng kinh tế để tham gia mua sắm trực tuyến Việc thanh toán qua mạng chưa phải dểdàng, thuận tiện
Tham gia sâu vào TMDDT đòi hỏi doanh nghiệp phải thay đổi cơ cấu, nhân sự, quytrình làm việc vì thế nên các doanh nghiệp cũng cần xữ lý nhanh nhạy các biến cố rũi
ro có thể xãy ra
Để tham gia TMĐT, người tiêu dùng phải có trình độ tối thiểu về sử dụng cácphương tiện điện tử và máy tính Bên cạnh đó, có những người sử dụng được máy tínhnhưng vẫn duy trì thói quen mua sắm trực tiếp tại cửa hàng
2.1.3 Các loại hình ứng dụng thương mại điện tử.
Dựa vào các chủ thể tham gia giao dịch TMĐT, người ta phân thành các loại hìnhứng dụng TMĐT gồm :
o Giao dịch giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp – B2B
o Giao dịch giữa doanh nghiệp với khách hàng – B2C
o Giao dịch giữa doanh nghiệp với cơ quan nhà nước – B2G
o Giao dịch trực tiếp giữa các cá nhân với nhau – C2C
o Giao dịch giữa cơ quan nhà nước với cá nhân – G2C
Trong đó:
B2B là loại hình giao dịch qua các phương tiện điện tử giữa doanh nghiệp vớidoanh nghiệp Theo Hội nghị liên hợp quốc về TMĐT và phát triển (UNCTAD), TMĐTB2B chiếm tỉ trọng lớn trong thương mại điện tử(Khoảng 90%) Các giao dịch B2B chủyếu được thực hiện trên các hệ thống ứng dụng TMĐT như mạng giá trị gia tăng (VAN),dây chuyền cung ứng hàng hóa, dịch vụ(SCM), các sàn giao dịch TMĐT Các doanhnghiệp có thể chào hàng, tìm kiếm bạn hàng, đặt hàng, kí kết hợp đồng, thanh toán quacác hệ thống này Ở một mức độ cao, các giao dịch này có thể diễn ra một cách tự động.TMĐT B2B đem lại nhiều lợi ích thực tế cho doanh nghiệp, đặc biệt giúp giảm các chiphí về thu thập thông tin tìm hiểu thị trường, quảng cáo, tiếp thị, đàm phán, tăng cơ hộikinh doanh
Trang 9B2C là loại hình giao dịch giữa doanh nghiệp và người tiêu dùng qua các phươngtiện điện tử Doanh nghiệp sử dụng các phương tiện điện tử để bán hàng hóa, dịch vụ tớingười tiêu dùng Người tiêu dùng thông qua các phương tiện điện tử(PTĐT) để lựa chọn,mặc cả, đặt hàng, thanh toán, nhận hàng Giao dịch B2B tuy chiếm tỉ trọng ít(khoảng10%) trong TMĐT, nhưng có phạm vi ảnh hưởng rộng Để tham gia hình thức hình thứckinh doanh này, thông thường các doanh nghiệp sẽ phải thiết lập website, hình thành cơ
sở dữ liệu (CSDL) về hàng hóa, dịch vụ, tiến hành các quy trình tiếp thị, quảng cáo, phânphối trực tiếp tới người tiêu dùng TMĐT B2C đem lại lợi ích trực tiếp cho cả doanhnghiệp lẫn người tiêu dùng Doanh nghiệp tiết kiệm chi phí do không cần địa điểm thuậnlợi cố định, phòng trưng bày hay thuê người giới thiệu bán hàng, chi phí quản lý cũnggiảm hơn Người tiêu dùng sẽ cảm thấy thuận tiện vì không phải tới tận cửa hàng, có khảnăng lựa chọn và so sánh nhiều mặt hàng cùng một lúc
B2G là loại hình giao dịch giữa doanh nghiệp với cơ quan nhà nước, trong đó cơquan nhà nước đóng vai trò khách hàng Quá trình trao đổi thông tin giữa doanh nghiệpvới cơ quan nhà nước được tiến hành qua các phương tiện điện tử Cơ quan nhà nướccũng có thể lập những website, tại đó đăng tải thông tin về nhu cầu mua hàng của các cơquan nhà nước, tiến hành việc đấu thầu hàng hóa, dịch vụ và lựa chọn nhà cung cấp, mặtkhác giúp tăng cường tính minh bạch trong hoạt động mua sắm công
C2C là loại hình giữa các câ nhân với nhau Sự phát triển của các phương tiện điện
tử làm cho nhiều cá nhân có thể tham gia hoạt động TMĐT với tư cách là người bán,người cung cấp dịch vụ Một cá nhân có thể tự lập website để kinh doanh những mặ hàng
do mình làm ra hoặc sử dụng một website có sẵn để đấu giá một số món hàng mình có.C2C góp phần tạo nên sự đa dạng của thị trường
G2C là loại hình giao dịch giữa cơ quan nhà nước với cá nhân Đây chủ yếu là cácgiao dịch mang tính hình chính, nhưng có thể mang những yếu tố của TMĐT Ví dụ: Khingười dân đóng tiền thuế qua mạng, trả phí khi đăng kí hồ sơ trực tuyến
2.2 Phương tiện điện tử.
Thương mại điện tử được thực hiện thông qua các phương tiện điện tử như: điệnthoại, máy fax, truyền hình, các hệ thống ứng dụng TMĐT kỷ thuật cao và các mạng kếtnối máy tính với nhau TMĐT phát triển chủ yếu qua internet và trên các hệ thống cungứng dịch vụ hổ trợ giao dịch TMĐT(như mạng giá trị gia tăng, hệ thống quản lý dâychuyền cung ứng hàng hóa, dịch vụ) Ngày nay, với sự phát triển nhanh chóng của côngnghệ không dây được tích hợp đa chức năng đang dần trở thành một phương tiện điện tử
Trang 10quan trọng, có khả năng kết nối với Internet và rất thuận tiện cho việc tiến hành các giaodịch TMĐT Các hoạt động thương mại được tiến hành trên những phương tiện di độngđược gọi là thương mại di động (M-Commerce).
Điện thoại là một phương tiện phổ thông, dể sử dụng và thường mở đầu cho cácgiao dịch thương mại Một số loại dịch vụ có thể cung cấp trực tiếp qua điện thoại nhưdịch vụ bưu điện, ngân hàng, hỏi đáp, tư vấn, giãi trí Với sự phát triển của điện thoại diđộng, liên lạc qua vệ tinh, ứng dụng của điện thoại đang và sẽ trở nên rộng rãi hơn Tuynhiên công cụ điện thoại có mặt hạn chế là chỉ truyền tải được âm thanh, mọi cuộc giaodịch cuối cùng vẫn phải kết thúc bằng giấy tờ, ngoài ta chi phí giao dịch điện thoại, nhất
là điện thoại đường dài và điện thoại ra nước ngoài vẫn còn cao
Bên cạnh điện thoại, máy fax có thể thay thế dịch vụ đưa thư và gữi công văntruyền thống và nay gân như đã thay thế hẵn máy telex chỉ truyền được lời văn Nhưngmáy fax lại có một số hạn chế như: không thể truyền tải được âm thanh, hình ảnh động,hình ảnh ba chiều
Để thay thế cho sự bất cập của điện thoại cũng như máy fax Ngày nay, truyền hìnhtrở thành một trong những công cụ điện tử phổ thông nhất Truyền hình đóng vai trò quantrọng trong thương mại, nhất là trong quảng cáo hàng hóa Song truyền hình mới chỉ làmột công cụ truyền thông một chiều, qua truyền hình, khách hàng không thể tìm kiếmđược các chào hàng, không thể đàm phán với người bán về các điều khoản mua bán cụthể Gần đây, máy thu hình được kết nối với máy tính thì công dụng của nó được mở rộnghơn
Sự bùng nỗ của máy tính và Internet vào những năm 90 của thế kỉ trước là tiền đề
và đã tạo ra bước phát triển nhãy vọt cho TMĐT Máy tính trở thành phương tiện chủ yếucủa TMĐT vì những ưu thế nỗi bật: xữ lý được nhiều loại thông tin, có thể tự động hóacác quy trình, nối mạng và tương tác hai chiều qua mạng
Internet là mạng toàn cầu hình thành từ những mạng nhỏ hơn, kết nối hàng triệumáy tính trên toàn thế giới thông qua hệ thống viễn thông Tiến bộ kỷ thuật của thập niên
90 của thế kỷ XX như máy tính cá nhân, modem, phần mềm trình duyệt, tên miền dễ nhớcủa website làm cho Internet có thể đến với tất cả mọi người Internet mang lại cơ sở
hạ tầng kỉ thuật giúp các công ty phổ biến các địa chỉ trên mạng của mình, hiển thị nộidung thông tin để mọi người có thể truy cập Internet bao gồm các thông tin đa phươngtiện như số liệu văn bản, đồ họa, phim ảnh là một hình thức mạng với những chứcnăng phong phú để kết nối thông tin trên toàn thế giới
Trang 112.3 Pháp luật về Thương mại điện tử.
Trong bối cảnh công nghệ phát triển với một tốc độ nhanh chóng, pháp luật cầnphải được xây dựng để kịp thời điều chỉnh những hiện tượng xã hội mới phát sinh Việcthiếu khung pháp lý trong những hệ thống xét xử để điều chỉnh những vấn đề liên quantới hiệu lực pháp lý của các giao dịch điện tử là rào cản rất lớn đối với sự phát triển củathương mại điện tử Thực tế, trong những giao dịch thương mại điện tử, chào hàng, đặthàng hoặc hợp đồng được giao kết bằng phương tiện điện tử đã tạo nên một giao dịchđiện tử hoàn chỉnh Tuy nhiên, rất nhiều quy định pháp lý, liên quan tới hợp đồng vànhững giao dịch thương mại khác đưa ra đòi hỏi tài liệu phải ở dạng văn bản, được ký,lưu trử hoặc dưới hình thức văn bản gốc
2.3.1 Luật mẫu về thương mại điện tử của UNCITRAL.
Nhằm tạo khung pháp lý cho phát triển TMĐT, năm 1996 ủy ban Luật Thương mạiQuốc tế của liên hợp quốc(UNCITRAL) đã soạn thảo một luật mẫu về thừa nhận giá trịpháp lý của các thông điệp dữ liệu nhằm bảo vệ về mặt pháp lý cho những tổ chức, cánhân mong muốn tham gia TMĐT Luật mẫu có thể được sử dụng như một tài liệu thamkhảo cho các nước trong quá trình xây dựng pháp luật về TMĐT của mình Tinh thần củaluật mẫu là bảo đảm những giao dịch TMĐT được thừa nhận giá trị pháp lý và nếu cầnthiết thì sẽ có những hành động thích hợp để tăng cường khả năng thi hành cho nhữnggiao dịch bằng phương tiện điện tử
Luật mẫu được soạn thảo dựa trên 6 nguyên tắc cơ bản, gồm :
Tương đương thuộc tính: tài liệu điện tử có thể được coi có giá trị pháp lýnhư tài liệu ở dạng văn bản nếu thỏa mãn các yêu cầu kỷ thuật nhất định
Tự do thỏa thuận hợp đồng
Tôn trọng việc sử dụng tự nguyện phương thức truyền thông tin điện tử
Giá trị pháp lý của hợp đồng và tính ưu việt của những quy định pháp lý vềhình thức hợp đồng: Những đòi hỏi đối với hợp đồng để có giá trị pháp lý và khả năngđược thi hành phải được tôn trọng
Áp dụng về mặt hình thức hơn là quan tâm tới nội dung: luật chỉ áp dụngđối với hình thức hợp đồng, mà không đề cập nội dung, trên cơ sở phải thỏa mản nhữngpháp lý nhất định
Pháp luật về bảo vệ người tiêu dùng phải đi trước Nhiều quốc gia đã thểhiện các
Trang 12Bên cạnh đó, các nghiên cứu trên thế giới đã khái quát 5 vấn đề pháp lý về TMĐTcần được quy định trong pháp luật quốc gia, bao gồm:
Thừa nhận các thông điệp dữ liệu: đưa ra các quy định pháp lý đối với cácnội dung giao dịch thương mại qua các phương tiện điện tử
Quy định kỹ thuật về chữ kí điện tử nhằm bảo đảm tính xác thực, toàn vẹn,bảo mật của thông tin được trao đổi trong TMĐT
Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ trong TMĐT
Bảo vệ người tiêu dùng trong TMĐT
Tội phạm và vi phạm trong TMĐT
Cụ thể về 5 vấn đề pháp lý đó như sau :
2.3.1.1 Thừa nhận pháp lý đối với thông điệp dữ liệu.
Thông điệp dữ liệu là hình thức thông tin được trao đổi qua PTĐT trong các giaodịch TMĐT Thừa nhận giá trị pháp lý của các thông điệp dữ liệu là cơ sở cho việc thừanhận các giao dịch TMĐT, thể hiện dưới các khía cạnh; có thể thay thế văn bảngiấy(Hoặc văn bản kèm chử kí), có giá trị lưu trử và chứng cứ xác định trách nhiệm cácbên và thời gian, địa điểm, nhận thông điệp dữ liệu
Tài liệu giấy tờ thông thường luôn được coi là cơ sở pháp lý đáng tin cậy, sao chụpđược và không thể biến đổi trong các giao dịch sử dụng nó Nhưng trên cơ sở nêu trêncũng được thừa nhận đối với một tài liệu điện tử khi thỏa mản những quy định pháp luậtyêu cầu thông tin phải dưới dạng chử viết và có thể truy cập được Để đảm bảo khả năngtruy cập được, phần mềm sử dụng cho việc tru cập phải có khả năng đảm bảo việc lưugiữ tài liệu đó
Trong điều kiện kỹ thuật hiện nay, chào hàng và chấp nhận chào hàng có thể đượcthực hiện bằng phương pháp điện tử(PPĐT) Do vậy, các bên giao dịch không thể từ chốinghĩa vụ của mình với lập luận rằng giao dịch là vô hiệu hoặc không dự đoán được chỉ vè
nó được thực hiện bằng PTĐT Tuy nhiên, cần phảo có các quy định liên quan tới hợpđồng giao kết bằng một PTĐT và nó thể hiện ở 2 khía cạnh:
1- Hợp đồng điện tử được thực hiện một cách ngầm định, chẳng hạn như nókhông thể thay thế những cam kết có sẵn giữa các bên liên quan tới cách thức hợ đồngđược hình thành
Trang 132- Hợp đồng điện tử (HĐĐT) không mặc nhiên giá trị pháp lý trong giao dịchđiện tử, nó chỉ có ý nghĩa rằng giao dịch được thực hiện dưới dạng điện tử, không bị mất
đi hiệu lực pháp lý(trong bối cảnh này, hiệu lực pháp lý hàm ý cả giá trị pháp lý và hiệulực thi hành hợp đồng)
Nhằm chứng minh ý định giao kết hợp hợp đồng dưới dạng văn bản thông thường,tòa án có thể căn cứ vào các bằng chứng ngoài hợp đồng như biên bản ghi những cuộcđàm phán giữa các bên Theo cách này, Pháp luật cần thừa nhận giá trị bằng chứng củathư điện tử hoặc bản ghi được lưu trữ trên PTĐT thể hiện ý định giao kết hợp đồng giữacác bên
Để xác định được thời điểm và địa điểm gữi và nhận thông tin bằng PTĐT, phápluật đưa ra phương pháp giả định Theo đó, thời gian gữi tài liệu điện tử phù thuộc vàoviệc người nhận có thông báo với người gữi bề hệ thống tin được chỉ định trước haykhông Nếu có chỉ địnhm trước, tài liệu điện tử sẽ được truyền theo thỏa thuận đó, tài liệucoi là được nhận khi nó vào hệ thống thông tin được chỉ định Trong các trường hợpkhác, tài liệu sẽ được nhận khi nó lọt vào phạm vi kiểm soát của người nhận Vị trí gữi,nhận được xác định là trụ sở kinh doanh Việc gữi tài liệu điện tử sẽ được coi là diễn ratại trụ sở kinh doanh của người gữi(Hoặc nơi cư trú nếu trường hợp không có trụ sở kinhdoanh) Tương tự, việc nhận tài liệu được coi là diễn ra tại trụ sở kinh doanh của ngườinhận Nếu một bên có nhiều trụ sở kinh doanh, vị trí gữi hoặc nhận sẽ là trụ sở kinhdoanh có quan hệ gần gũi nhất với giao dịch được thực hiện
2.3.1.2 Quy định về chử kí điện tử.
Chử kí điện tử (CKĐT) là một công nghệ cho phép xác nhận người gữi và bảo đảmtính toàn vẹn của thông điệp dữ liệu Về bản chất, CKĐT tương đương chữ kí tay, có cácthuộc tính như: khả năng nhận dạng một người, tạo tính chắc chắn về mối quan hệ củangười đó với hành vi ký và cho thấy việc người đó chấp nhận nội dung tài liệu ký Cónhiều loại CKĐT khác nhau như chữ số, chữ ký sinh trắc học, chữ kí dựa trên số nhậndạng cá nhân(Số pin), chữ ký tạo bằng thẻ thông minh Hiện nay, chữ số là loại CKĐTđược sữ dụng phổ biến nhất
Trang 142.3.1.3 Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ trong thương mại điện tử.
Với sự xuất hiện của nhiều công nghệ mới, đặc biệt là các ứng dụng Công nghệthông tin(CNTT), việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ có ý nghĩa đặc biệt quan trọng Phầnlớn các đối tượng thuộc quyền sở hữu trí tuệ như tác phẩm văn học – nghệ thuật, tài liệukhoa học – kỹ thuật, chương trình máy tính, cơ sở dữ liệu có tính sáng tạo, nhãn hiệuthương mại, bí mật thương mại, chỉ dẫn địa lý, thiết kế kiểu dáng công nghiệp đều cóthể xuất hiện dưới hình thức cho phép truyên tải dễ dàng qua Internet và các dạng mởkhác Nhiều vấn đề mới liên quan tới tên miền, tính năng liên kết, dẫn chiếu giữa các tàiliệu trên môi trường nối mạng, trách nhiệm của các nhà cung cấp dịch vụ mạng khiếncác quy định về vi phạm bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ trước đây không còn phù hợp
Để có thể bảo hộ tốt trong TMĐT, pháp luật về sở hữu trí tuệ cần được điều chỉnh
Thứ nhất, việc hình thành những đối tượng quyền sơ hữu trí tuệ mới như phần mềmmáy tính và cơ sở dữ liệu nguồn đòi hỏi phải có những quy định mới thừa nhận và bảo hộchúng, cách thức bảo hộ có thể như với đối tượng của quyền tác giả hay quyền sở hữucông nghiệp Pháp luật cần chỉ rõ các thuộc tính cơ bản phân biệt với các đối tượngquyền sở hữu trí tuệ khác, xác lập quyền nhân thân, quyền sở hữu và các nghĩa vụ liênquan, đưa ra các giới hạn, ngoại lệ đối với các quyền và nghĩa vụ, hình thành cơ chế xữ lý
vi phạm
Thứ hai, nhiều đối tượng quyền sở hữu trí tuệ có thể được biểu hiện dưới dạng cácứng dụng công nghệ thông tin như tên miền, giao diện website, từ khóa sử dụng để tìmkiếm thông tin và các ứng dụng công nghệ khác Do pháp luật chưa quy định cụ thể(chưaxác định chúng thuộc đối tượng quyền sở hữu nào) nên không biết cơ chế bảo hộ
Ngoài ra, Internet và các mạng mở khác nhau là môi trường lý tưởng cho việc traođổi, chia sẽ các đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ Một tác phẩm văn học có thể nhanhchóng bị phát tán trên internet, các bí mật kinh doanh được lưu trữ trên máy tính của mộtcông ty cũng có thể bị tiết lộ ra ngoài qua kết nối internet, một bản nhạc mới phát hành,nếu đưa lên mạng thì ai cũng có thể tải về sử dụng Môi trường tác động đến các quyền
và nghĩa vụ liên quan tới sở hữu trí tuệ phải hình thành các quy định thêm về giới hạn,ngoại lệ thực hiện các quyền và nghĩa vụ cho phù hợp
Trang 15 Một vụ kiện xâm phạm bí mật thương mại.
Tháng11-1998, Wal-Mart đã khởi kiện tại Arkansas chống lại Amazon.com
“Nhằm dừng ngay lập tức việc Amazon.com bán hệ thống thông tin tuyệt mật liên quan tới Wal-Mart” Tòa thụ lý vụ án ban đầu đã quyết định rằng vụ kiện cần được đưa ra tòa
tại Washington, trụ sở của Amaxon.com
Tháng 1-1999, Wal-Mart một lần nữa đã kiện Amazon.com và người bảo trợ choAmazon.com là Drugstore.com theo cáo buộc, Amazon đã thuê 15 cán bộ kỹ thuật quantrọng của Wal-Mart vì họ có kiến thức về hệ thống bán lẻ trên mạng và do vậy có nguy
cơ làm tiết lộ bí mật thương mại của Wal-Mart Trưởng phòng thông tin của Amazon đãđóng vai trò như một phó giám đốc của hệ thống thông tin tại Wal-Mart trước khi đượcAmazon thuê vào năm 1997 Vào tháng 3-1999, Amazone đã kiện lại Wal-Mart dựa trêncáo buộc rằng Wal-Mart đã thực hiện hành vi cạnh tranh không lành mạnh và can thiệpmột cách có ý thức vào hoạt động của Amazon.com Đây là một trong những vụ án phứctạp nhất trong lĩnh vực này Vụ kiện chấm dứt bằng việc tiến hành các cuộc hòa giãi vàotháng 4-1999
Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) đã có những nghiên cứu sâu về tác độngcủa môi trường số hóa đối với các đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ Năm 1996, WIPO
đã thông qua hai hiệp định là hiệp định về quyền tác giả và hiệp định về tín hiệu ghi âm
và biểu diễn, cùng có đủ thành viên tham gia và bắt đầu có hiệu lực trong năm 2002 Cáchiệp định này có điều chỉnh những vấn đề mới nãy sinh trong môi trường Internet Nhiềuquốc gia đã chuyển tải các quy định của WIPO vào pháp luật quốc gia như Mỹ, Châu Âu,Canada
2.3.1.4 Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong thương mại điện tử.
Các đối tác tham gia vào một giao dịch TMĐT trên Internet hoặc các mạng mởkhác không nhất thiết hoặc không thể gặp nhau, họ tiến hành các giao dịch chủ yếu thôngqua những công nghệ mới và trong một môi trường khác biệt so với truyền thống Thôngthường, người tiêu dùng không biết rõ các thông tin về hàng hóa, dịch vụ được cung cấpnhư người bán, khả năng bị thiệt hại cao hơn, vì vậy cần có những quy định pháp luật bảo
vệ họ
Trang 16Năm 2000, tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế(OECD) đã ban hành hướng dẫn vềbảo vệ người tiêu dùng trong bối cảnh TMĐT với những nguyên tắc cơ bản sau:
Bảo vệ minh bạch và hiệu quả
Phù hợp với thông lệ thị trường, quảng cáo và kinh doanh trung trực
Cung cấp các thông tin rõ ràng về doanh nghiệp, hàng hóa, dịch vụ, chi tiếtgiao dịch, quy trình xác nhận
Cơ chế thanh toán phải an toàn, dễ sử dụng và phải thông tin cho kháchhàng về mức độ an toàn của cơ chế đó
Có các quy định về giãi quyết tranh chấp, bội thường và được bảo vệ bí mật
cá nhân
Tại Viêt Nam, Xuất phát từ những thực tiễn diễn ra trong quá trình phát triểnTMĐT và có một số điều luật được điều chỉnh để phù hợp hơn, năm 1999, Ủy banthường vụ Quốc hội đã thông qua Pháp lệnh Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (Pháp lệnh
số 13/1999/PL-UBTVQH10 ngày 27/04/1999), có giá trị hiệu lực kể từ ngày 01/10/1999)nhằm xây dựng các quy phạm bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng của người tiêudùng bị xâm hại trong quá trình tham gia các giao dịch thương mại Pháp lệnh ra đời đánhdấu bước phát triển mới trong việc thiết lập và hoàn thiện cơ chế, chính sách, tạo hànhlang pháp lý quan trọng đối với hoạt động quản lý Nhà nước trong lĩnh vực bảo vệ ngườitiêu dùng
Ngày 02/10/2001, Chính phủ ban hành Nghị định số 69/2001/NĐ-CP quy định chitiết thi hành Pháp lệnh Bảo vệ quyền lợi NTD, theo đó, Bộ Khoa học, Công nghệ và Môitrường (nay là Bộ Khoa học và Công nghệ) chịu trách nhiệm trước Chính phủ thống nhấtquản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi NTD
Từ năm 2004, tại Nghị định số 29/2004/NĐ-CP, Chính phủ đã giao cho Bộ Thươngmại thực hiện nhiệm vụ này Trong đó, Cục Quản lý cạnh tranh có trách nhiệm giúp Bộtrưởng Bộ Thương mại thực hiện chức năng thống nhất quản lý nhà nước về bảo vệquyền lợi NTD trong phạm vi cả nước
Đến năm 2008, Thủ tướng Chính phủ ký quyết định ban hành Nghị định55/2008/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng,thay thế nghị định 69/2001/NĐ–CP trong đó quy định Bộ Công Thương chịu trách nhiệmtrước Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
Trang 17(BVQLNTD) trong phạm vi cả nước và Cục Quản lý Cạnh tranh là cơ quan giúp Bộtrưởng Bộ Công Thương thực hiện nhiệm vụ quản lý Nhà nước trên lĩnh vực này Nghịđịnh cũng quy định chi tiết trách nhiệm và nghĩa vụ của các cơ quan, tổ chức khác trongcông tác phối hợp BVQLNTD, trách nhiệm của doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân kinhdoanh hàng hóa.
Bên cạnh đó, vấn đề bảo vệ quyền lợi NTD còn được đề cập ở các mức độ khácnhau tại các văn bản quy phạm pháp luật như: Bộ luật Dân sự (2005), Bộ luật Hình sự(2000), Luật Thương mại (2005), Luật Cạnh tranh (2004), Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn
kỹ thuật (2006), Luật Bảo vệ môi trường sửa đổi (2005), Pháp lệnh Chất lượng sản phẩm(1999), Pháp lệnh Vệ sinh an toàn thực phẩm (2003), Pháp lệnh Quảng cáo (2001), v.v…
Tuy nhiên trước sự phát triển ngày càng nhanh chóng và đa dạng của nền kinh tế thịtrường, đặc biệt là sau khi Việt Nam trở thành thành viên chính thức của Tổ chức Thươngmại Thế giới (WTO) đòi hỏi chúng ta phải có những điều chỉnh về mọi lĩnh vực để có thểthích ứng với môi trường kinh tế mở và hội nhập quốc tế, trong đó điều chỉnh và hoànthiện hệ thống quy phạm pháp luật là một yêu cầu quan trọng hàng đầu, Các quy phạm vềBVQLNTD cũng cần phải có sự điều chỉnh bổ sung, do đó hiện nay Bộ Công Thươngđang chủ trì soạn thảo Luật Bảo vệ Quyền lợi người tiêu dùng, là văn bản sẽ thay thế choPháp lệnh BVQLNTD năm 1999, đây là hoạt động đánh dấu bước ngoặt quan trọng trongcông tác xây dựng hệ thống văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực BVQLNTD, đápứng kịp thời yêu cầu BVQLNTD trong nền kinh tế thị trường Dự kiến Luật BVQLNTD
sẽ trình Quốc Hội khóa XII thông qua trong năm 2010
Nhằm mục đích đảm bảo giá trị hiệu lực tối đa, xây dựng các quy phạm điều chỉnh
có tính thực tiễn cao, ổn đinh… dự thảo Luật BVQLNTD hiện đang được tổ chức lấy ýkiến đóng góp tại trang web của Bộ Công Thương và Cục Quản lý cạnh tranh
2.3.1.5 Tội phạm và những vi phạm trong thương mại điện tử.
Mạng Internet là một trong những thành tựu lớn nhất của loài người, Viễn thông, hệthống ngân hàng, tiện ích công cộng và hệ thống xữ lý khẩn cấp đều hoạt động trênmạng Nhưng có những người sử dụng Internet vào mục đích xấu Lịch sữ đã tồn tại chưalâu Internet đã chứng kiến nhiều hành vi vi phạm Mặc dù thường rất khó để xác địnhnhững động cơ của những hành vi vi phạm này, những hậu quả của chúng làm giảm niềmtin vào hệ thống Internet
Trang 18Tội phạm trên mạng là những hành vi xâm phạm tới quyền và lợi ích hợp pháp củangười khác thông qua việc sử dụng máy tính Tội phạm trên mạng có thể được phânthành: tội phạm trên mạng chống lại con người, tài sản và chính phủ.
Tội phạm trên mạng chống lại con người bao gồm việc truyền gữi những văn hóaphẩm đồi trụy hoặc quấy rối tình dục có sử dụng một máy tính Tội phạm trên mạngchống lại tài sản bao gồm việc xâm phạm máy tính bất hợp pháp qua không gian trênmạng, phá hoại hệ thống máy tính truyền gữi những chương trình gây hại, sở hữu nhữngthông tinh trên máy tính bất hợp pháp
Ngoài ra, Hiện nay đang nỗi lên những loại hình tội phạm chống lại chính phủ nhưnạn khủng bố trên mạng, những tổ chức cá nhân xâm phạm vào website của cơ quan côngquyền để đe dọa chính phủ và khủng bố người dân của một nước Hành vi xâm phạm cómức độ nhẹ hơn gọi là các vi phạm trên mạng và bị xử lý hành chính
2.3.2 Pháp luật Việt Nam về Thương mại điện tử.
Ngày 15-9-2005 Quyết định của thủ tướng chính phủ số 222/2005/QĐ-TTG phêduyệt kế hoạc tổng thể về phát triển thương mại điện tử giai đoạn 2006 – 2010 là văn bảnquy phạm pháp luật đầu tiên của nhà nước ta về chính sách vĩ mô với những định hướng,giãi pháp toàn diện và chương trình hình động cụ thể nhằm thúc đẩy sự phát triển củaTMĐT trên phạm vi toàn quốc Đây là nền tảng cho việc triển khai rất nhiều hoạt độngliên quan tới TMĐT trong giai đoạn 5 năm, đồng thời góp phần đưa TMĐT vào cuộcsống thông qua những chính sách cụ thể trong các lĩnh vực kinh tế và thương mại
Ngày 19/11/2005 Nhà nước ban hành luật Giao dịch điện tử
Ngày 29/6/2006 Nhà nước ban hành Luật Công nghệ thông tin
Ngày 1/3/2006, Luật Giao dịch điện tử Việt Nam chính thức có hiệu lực Đến cuốinăm 2007, bốn trong số năm nghị định hướng dẫn Luật Giao dịch điện tử đã được banhành, về cơ bản hoàn thành khung pháp lý cho việc triển khai ứng dụng giao dịch điện tửtrong các lĩnh vực lớn của đời sống xã hội
Ngày 9/6/2006, Chính phủ ban hành Nghị định số 57/2006/NĐ-CP về Thương mạiđiện tử với việc thừa nhận chứng từ điện tử có giá trị pháp lý tương đương chứng từ
Trang 19truyền thống trong mọi hoạt động thương mại từ chào hàng, chấp nhận chào hàng, giaokết hợp đồng cho đến thực hiện hợp đồng.
Ngày 15/2/2007, Nghị định số 26/2007/NĐ-CP quy định chi tiết về Chữ ký số vàDịch vụ chứng thực chữ ký số được ban hành Nghị định này quy định về chữ ký số vàcác nội dung cần thiết liên quan đến sử dụng chữ ký số, bao gồm chứng thư số và việcquản lý, cung cấp và sử dụng dịch vụ chứng thực chữ ký số Đây là những quy định nềntảng để thiết lập một cơ chế đảm bảo an ninh an toàn cũng như độ tin cậy của các giaodịch điện tử, là điều kiện tiên quyết về mặt kỹ thuật để thúc đẩy ứng dụng thương mạiđiện tử rộng rãi trong xã hội
Ngày 23/2/2007,Chính phủ ban hành Nghị định số 27/2007/NĐ-CP quy định chitiết thi hành Luật Giao dịch điện tử trong hoạt động tài chính Nghị định này ra đời nhằmđảm bảo các điều kiện cần thiết để hình thành và phát triển một môi trường giao dịch điện
tử an toàn, hiệu quả; giúp Chính phủ quản lý được giao dịch điện tử trong hoạt độngnghiệp vụ tài chính, giảm thiểu hậu quả xấu phát sinh trong giao dịch điện tử như trốnthuế, gian lận khi lập hóa đơn chứng từ
Ngày 8/3/2007, Nghị định số 35/2007/NĐ-CP về Giao dịch điện tử trong hoạt độngngân hàng được ban hành tập trung hướng dẫn việc áp dụng Luật Giao dịch điện tử chocác hoạt động ngân hàng cụ thể, bảo đảm những điều kiện cần thiết về môi trường pháp
lý để củng cố, phát triển các giao dịch điện tử an toàn và hiệu quả đối với hệ thống ngânhàng
Ngày 10/4/2007 Nghị định số 64/2007/NĐ-CP về ứng dụng CNTT trong hoạt độngcủa cơ quan nhà nước
Ngày 16/1/2008 Nghị định số 06/2008/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hànhchính trong hoạt động thương mại
Ngày 21/7/2008 Thông tư số 09/2008/TT-BCT hướng dẫn nghị định thương mạiđiện tử về cung cấp thông tin và giao kết hợp đồng trên website TMĐT
Ngày 13/8/2008 Nghị định số 90/2008/NĐ-CP về chóng thư rác
Trang 20Ngày 28/8/2008 Nghị định số 97/2008/NĐ-CP của chính phủ về cung cấp sử dụngdịch vụ internet và thông tin điện tử trên internet.
Ngoài những nghị định, thông tư trên chính phủ còn ban hành một số nghị địnhmới, thông tư hướng dẫn mới cũng như một số luật mới nhằm điều chỉnh những vẫn đềnãy sinh trong quá trình thực hiện để phù hợp với tình hình phát triển của CNTT vàTMĐT ở nước ta
2.4 Thanh toán điện tử.
Thanh toán điện tử (TTĐT) có thể hiểu là việc bên có nghĩa vụ thanh toán chuyểngiá trị thanh toán cho bên nhận thông qua một quy trình trao đổi thông điệp điện tử - thay
vì trao tiền trực tiếp Thanh toán điện tử là một trong những điều kiện cốt lõi để phát triểnTMĐT vì nó cho phép hoàn thành khâu cuối của một quy trình giao dịch thương mại, vàtrong nhiều trường hợp, còn là biện pháp xác thực việc kí kết hợp đồng giữa người bán vàngười mua trong môi trường Internet
Mục tiêu cuối cùng của một cuộc mua bán là người mua nhận được hàng và ngườibán nhận được tiền trả cho số hàng đó Vì thế, thanh toán là một trong những khâu quantrọng nhất của TMĐT và TMĐT không thể thiếu được thanh toán thông qua các hệ thốngđiện tử mà bản chất là các phương tiện tự động chuyển tiền từ tài khoản này sang tàikhoản khác TTĐT sử dụng rộng rãi các máy rút tiền tự động(ATM), thẻ tín dụng cácloại, thẻ mua hàng, thẻ thông minh Với sự phát triển mạnh mẽ của các công nghệ thanhtoán điện tử, nhiều phương tiện thanh toán mới cũng đang hình thành như thanh toán vôtuyến qua mạng, thanh toán giữa các thiết bị điện tử không tiếp xúc
Thực tế cho thấy những nước có nên TMĐT phát triển là những nước đã xây dựngđược một hạ tầng thanh toán điện tử khá toàn diện Để phát triển hệ thống thanh toán điện
tử, cần thiết phải có các điều kiện cơ bản sau:
Hệ thống thanh toán ngân hàng
Hạ tầng kỹ thuật của xã hội
Cơ sở pháp lý
Hạ tầng an toàn bảo mật
Các bên tham gia vào giao dịch thanh toán điện tử gồm: bên nhận thanhtoán(thường là bên cung cấp hàng hóa/dịch vụ - tổ chức hoặc cá nhân), bên có nghĩa vụthanh toán(thường là bên mua hàng hóa/dịch vụ), tổ chức tài chính (ngân hàng) và tổ
Trang 21chức cung cấp phương tiện dịch vụ thanh toán TTĐT được thực hiện dưới các hình thứcgồm: trao đổi dữ liệu tài chính điện tử, thanh toán tại các điểm cung ứng dịch vụ và mớinhất hiện nay là thanh toán qua Internet.
2.4.1 Trao đổi dữ liệu tài chính điện tử.
Đây là phương thức thanh toán(PTTT) giữa các doanh nghiệp có quan hệ đối tácthường xuyên, kết nối hệ thống với nhau trên cơ sở chuẩn trao đổi dữ liệu(EDI) cho phéphai bên theo dõi giá trị các giao dịch được thực hiện và tiến hành quyết toán định kì theohình thức bù trừ tài khoản đối ứng.PTTT này đòi hỏi doang nghiệp phải có một trình độứng dụng CNTT ở mức cao và một mô hình tổ chức kinh doanh tương đối hoàn thiện
2.4.2 Thanh toán tại các điểm cung ứng dịch vụ.
PTTT này thường được thực hiện qua việc sử dụng các phương tiện thanh toán nhưthẻ tín dụng(Credit card), thẻ ghi nợ(debit card), thẻ nạp tiền trước(prepaid card), thẻ giữtiền(store value card), ví tiền điện tử(electronic purse) Khách hàng sử dụng các công
cụ trên thanh toán ngay tại điểm cung ứng dịch vụ thanh toán như nhà hàng, siêu thị,trung tâm thương mại hoặc các nơi công cộng khác có đặt thiết bị hổ trợ thanh toán trựctuyến(Máy đọc thẻ, máy ATM)
Thẻ tín dụng(Credit card) là một trong những phương tiện TTĐT xuất hiện sớmnhất(từ năm 1951) và được dùng phổ biến trong giao dịch TMĐT giữa doanh nghiệp vàngười tiêu dùng(B2C) Thẻ do ngân hàng phát hành và phản ánh một tài khoản tín dụngvới giới hạn cho vay nhất định, chủ sở hữu thẻ được phép dùng thẻ để thanh toán với tổngtrị giá thanh toán cộng dồn tại mỗi thời điểm(Tương đương giá trị nợ ngân hàng) khôngvượt quá mức giới hạn này Để được chấp nhận rộng rãi và có giá trị thanh toán quốc tế,thẻ tín dụng cần mang nhãn hiệu của một tổ chức thẻ được công nhận trên phạm vi toàncầu như Visa, MasterCard, American Express
Hình 1: Sơ đồ thanh toán bằng thẻ tín dụng
Khác với thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ(debit card) phản ánh số tiền mà chủ sở hữu có
trong tài khoản cá nhân của mình Khi dùng thẻ ghi nợ để thanh toán, số tiền sẽ được trừtrực tiếp vào tài khoản, thông qua hệ thống kết nối giữa ngân hàng chủ sở hữu thẻ vàngân hàng người nhận thanh toán
Trang 22Thẻ nạp tiền trước(Prepaid card) là những thẻ mà chức năng thanh toán chỉ được
giới hạn cho một mục đích nhất định, và phạm vi sử dụng khá hạn chế Ví dụ: thẻ gọiđiện thoại, thẻ dùng trong hệ thống vận chuyển công cộng (Xe buýt, tàu điện ngầm ) thẻsinh viên mua hàng ở căng tin, cửa hàng sách Những thẻ này thường do các nhà cungcấp hàng hóa/dịch vụ phát hành, có gí trị nhỏ và yêu cầu xử liệu khá đơn giản Hiện tại,mốt số công ty có sử dụng hình thức này như Viettravel, Citimart, SaiGon Co-op Mart,SaiGontourist, Mai linh taxi, Vera
Nhằm khắc phục những hạn chế của thẻ nạp tiền trước về phạm vi sử dụng, Mộtphương tiện thanh toán với khả năng thanh khoản cao hơn đã được nghiên cứu triển khai,
đó là thẻ giữ tiền (Stored value card) Thẻ này thường do các ngân hàng phát hành, có thể
được sử dụng để mua nhiều loại hàng hóa, dịch vụ khác nhau, với điều kiện những điểmbán hàng của hệ thống được trang bị máy đọc thẻ Nhằm đảm bảo khả năng thanh toánlinh hoạt và chống nguy cơ lừa đảo, thẻ giữ tiền thường áp dụng công nghệ thẻ thôngminh(smart card) Khách hàng nạp tiền vào thẻ từ tài khoản cá nhân thông qua máy rúttiền, điện thoại hoặc máy tính có kết nối Internet Khi thanh toán, khách hàng đưa thẻ quathiết bị kiểm soát tại điểm bán hàng Số tiền được khấu trừ trực tiếp từ giá trị trực tiếp củathẻ và chuyển sang thiết bị của người bán
Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của Internet và mức độ phổ cập CNTT trong đờisống xã hội, Inetrnet đang ngày càng trở thành kênh giao tiếp quan trọng giữa doanhnghiệp và người tiêu dùng Ngoài thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ là những hình thức thanhtoán được áp dụng phổ biến trong các giao dịch mua bán trực tuyến hiện nay, một sốcông nghệ mới đã ra đời và đã đáp ứng tối đa thuận lợi cho cả người mua và người bántrong mọi loại hình TMĐT của tương lai đó chính là phương thức thanh toán quaInternet
2.4.3 Thanh toán qua internet.
Đây là hình thức thanh toán linh hoạt, và phù hợp với mọ đối tượng khách hàng.Sau khi đăng kí sử dụng dịch vụ trên website cung ứng dịch vụ thanh toán trực tuyến củangân hang, khách hang sẽ được cấp mật khẩu truy cập vào tài khoản trực tuyến của mình(đối với paypal.com) Khách hàng sẽ dử dụng các dịch vụ thanh toán qua tài khoản này.Hình thức này có thể sử dụng để thanh toán cho các dịch vụ như trả tiền điện, nước, điệnthoại, dịch vụ Internet, hoặc thanh toán tiền hàng qua việc kết nối với hệ thống ngân hàng
Trang 23trực tuyến của đối tác cung cấp sản phẩm, dịch vụ thường xuyên Để triển khai tốt hệthống thanh toán này, cần phải thiết lập cơ chế bảo mật và an toàn hệ thống tốt.
Nhà cung cấp dịch vụ thanh toán giữa cá nhân với cá nhân với quy mô quốc tế vàđược nhiều người biết đến nhất hiện nay là www.paypal.com, mới được sang lập thànhcông trong tập đoàn ebay của mỹ vào năm 2003 Paypal đã phát triển được một hệ thốngthanh toán rất đa năng, cho phép khách hàng trả tiền từ các tài khoản séc cá nhân, tàikhoản thẻ tín dụng, hoặc số dư tài khoản trên paypal Mỗi thành viên sử dụng dịch vụPaypal đều có một tài khoản ảo trên hệ thống, khi thành viên đó nhận tiền do người kháctrả cũng qua hệ thống này, Paypal sẽ tự động nhập số tiền vào tài khoản và chủ tài khoản
có thể dung số dư để thực hiện các việc thanh toán phát sinh về sau Mặc dù vẫn còn một
số vấn đề về kiểm soát độ tin cậy của thẻ tín dụng, Paypal hiện là hệ thống thanh toán cónhiều thành viên nhất thế giới và đã góp phần đáng kể vào sự phát triển của loại hìnhthương mại điện tử C2C trên các website như eBay, Yahoo và những website đấu giákhác
Ở nhiều nước phát triển các nhà cung cấp dịch vụ cơ bản(điện, nước, điện thoại,Internet) thường tích hợp CSDL khách hàng với hệ thống lập hóa đơn trong nội bộ công
ty và kết nối lên mạng internet Do đó, khách hàng có thể đăng kí một tài khoản cá nhântại website công ty rồi hàng tháng truy cập vào để xem hóa đơn dịch vụ và tiến hành trảtiền trực tuyến, dùng thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ hoặc tài khoản séc ngân hàng Tiện ích nàyđối với người sử dụng đồng thời còn giúp tiết kiêm chi phí in và gữi hóa đơn, rút ngắnquy trình thanh toán, cũng như tăng hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp Hệ thống lập
và thanh toán hóa đơn điện tử hiện chiếm hơn 70% tổng giá trị thanh toán cho dịch vụđiện thoại tại mỹ, còn 30% còn lại được tiến hành bằng séc và các phương tiện thanh toánkhác
Trang 24Hình 2: Paypal - dịch vụ thanh toán trên internet phổ biến nhất thế giới hiện nay.
Bên cạnh đó, một loại hình thanh toán khác có tiềm năng phát triển lớn trên toàn thếgiới là thanh toán qua các thiết bị di động, hòa nhịp với một trào lưu phát triển mới củathương mại di động những sản phẩm phù hợp với phương thức kinh doanh này là phầnmềm trò chơi, nhạc và các dịch vụ tin nhắn Để có thể thực hiện quy trình thanh toán, nhàcung cấp sản phẩm dịch vụ phải kết nối chặt chẻ với hệ thống dịch vụ viễn thông
Ở Việt Nam, mô hình lập và thanh toán hóa đơn điện tử đầu tiên được triển khainăm 2004 bởi công ty Tin học Bưu điện Thành Phố Hồ Chí Minh(Netsoft) kết hợp vớitrung tâm dịch vụ khách hàng của Bưu điện thành phố, tại địa chỉ www.ebill.com.vn , saukhi đăng kí thành công, hàng tháng khách hàng có thể truy cập vào website để xem cácthông tin về hóa đơn điện thoại và dịch vụ internet của riêng mình Tuy nhiên, việc thanhtoán trực tuyến tại website này vẫn chưa thể tiến hành được và website hiện giờ đã khôngcòn hoạt động
Trang 25Một trong những mô hình lập và thanh toán trực tuyến phổ biến và được ưa chuộngnhất hiện nay là khách hàng sử dụng “Ví điện tử” Một sản phẩm đặc biệt của Công ty Cổphần giãi pháp phần mềm Hòa Bình (Peacesoft) vận hành Và được tiến hành thông quawebsite www.nganluong.vn
Một số đặc điểm về website nganluong.vn
NgânLượng.vn là dịch vụ thanh toán trực tuyến (TTTT) cho thương mại điện tửtiên phong và hàng đầu tại Việt Nam cả về thị trường, người dùng và giao dịch Phát huykinh nghiệm về TMĐT từ liên doanh ChợĐiệnTử-eBay, nó cho phép các cá nhân và
doanh nghiệp gửi và nhận tiền thanh toán trên Internet ngay tức thì một cách AN
TOÀN, TIỆN LỢI, PHỔ BIẾN và ĐƯỢC BẢO VỆ!
NgânLượng.vn hoạt động theo mô hình ví điện tử, theo đó người dùng đăng ký tàikhoản loại cá nhân hoặc doanh nghiệp với 3 chức năng chính là: nạp tiền, rút tiền vàthanh toán; tất cả đều hoàn toàn trực tuyến thông qua thẻ nội địa hoặc quốc tế và tàikhoản của các ngân hàng Vốn đầu tư từ các tập đoàn hàng đầu thế giới về tài chính vàcông nghệ bao gồm IDG (Mỹ), SoftBank (Nhật) và liên doanh chiến lược với eBay (Mỹ)cho phép NgânLượng.vn đảm bảo tài chính cho toàn bộ các giao dịch TTTT tại VN
Ví điện tử và cổng thanh toán là dịch vụ nhạy cảm về mặt tài chính, hoạt động nhưmột "ngân hàng điện tử" trên Internet và chịu sự điều chỉnh của "Luật ngân hàng và các
tổ chức tín dụng" để ngăn ngừa các doanh nghiệp huy động vốn thông qua việc giữ hộtiền thanh toán của người mua và người bán rồi mất khả năng thanh khoản gây thiệt hại
cho xã hội Giấy phép ví điện tử số 2608/QĐ-NHNN do Ngân hàng Nhà nước cấp giúp
đảm bảo uy tín về mặt pháp lý và an toàn cho khách hàng của NgânLượng.vn!
Trang 26Mô hình hoạt động thanh toán trực tuyến
Tôn chỉ mục đích hàng đầu của NgânLượng.vn là BẢO VỆ AN TOÀN cho khách
hàng khỏi các rủi ro và nguy cơ lừa đảo trên Internet Vì vậy "thanh toán tạm giữ" làphương thức giao dịch chủ đạo, theo đó các khoản thanh toán sẽ bị treo khỏi tài khoảnngười mua, người bán nhận tiền sau khi khách đã nhận hàng và phê chuẩn giao dịch(hoặc sau tối đa 7 ngày) Tuy nhiên người mua cũng có thể tự nguyện sử dụng phươngthức "thanh toán ngay" để chuyển tiền ngay cho người thân hoặc những người bán được
NgânLượng.vn cấp chứng chỉ NGƯỜI BÁN ĐẢM BẢO Bên cạnh đó, các quy định về
khiếu nại và bảo hiểm giao dịch được xây dựng một cách chặt chẽ cùng với những côngnghệ giám sát giao dịch tự động giúp đảm bảo công bằng cho cả người mua và người bántrong trường hợp phát sinh tranh chấp
Trang 27Quy trình giao dịch “thanh toán tạm giữ”
Tôn chỉ hoạt động tiếp theo của NgânLượng.vn là thuận lợi hóa việc nhận tiềnthanh toán và quay vòng vốn cho cộng đồng thương nhân bán hàng trực tuyến tại VN.Khác với trước đây khi TTTT sử dụng thẻ hoặc tài khoản ngân hàng là cụm từ “xa xỉ” chỉkhả thi với các doanh nghiệp lớn như Vietnam Airlines, thì nay từ các cá nhân bán hàngnhỏ lẻ cho đến các doanh nghiệp vừa và nhỏ hay các sàn giao dịch đều có thể dễ dàngtích hợp chấp nhận TTTT vào Forum, Blog, Rao vặt hay Website bán hàng chỉ sau 5phút đến 4 giờ làm việc và hoàn toàn miễn phí
Trang 28Mô hình cổng thanh toán trung gian, hỗ trợ người bán TMĐT vừa & nhỏ
Để làm được điều này, NgânLượng.vn đã đầu tư xây dựng hệ thống cổng thanhtoán liên thông rộng khắp với hàng chục ngân hàng và các tổ chức tài chính nhưVietcombank, Đông Á, Vietinbank, Techcombank, Visa/Master giúp đưaNgânLượng.vn nhanh chóng trở thành công cụ TTTT được ưa dùng và chấp nhận rộngrãi nhất trên Internet bởi các thương hiệu hàng đầu như Nguyễn Kim, BKAV, VietTel,FPT Đặc biệt đây còn là công cụ thanh toán duy nhất tại VN khi nhập hàng xuyên biêngiới từ 40 quốc gia thông qua eBay.vn!
Đến nay NgânLượng.vn đã xác lập vị trí dẫn đầu thị trường TTTT cho TMĐT tại
VN với nhiều trăm nghìn tài khoản ví, trên 2.000 website chấp nhận thanh toán và ướctính chiếm đến 50% lưu lượng thanh toán Với thành tích đó, chỉ sau 8 tháng thử nghiệmNgânLượng.vn đã vinh dự được bình chọn là ví điện tử ưa thích nhất do Hiệp hộithương mại điện tử VN (VECOM) và Sở công thương TP.HCM tổ chức đầu năm 2010
Hiện nay, một số ngân hàng ở nước ta đã triển khai dịch vụ trực tuyến, cho phépkhách hàng tiến hành những giao dịch mang tính định kì qua mạng Internet Điển hìnhnhư các dịch vụ internet banking, home banking, mobile banking của ngân hàng ngoạithương Việt Nam, Ngân hàng công thương Việt Nam, Ngân hàng á châu (ACB), ANZ,ABN-AMRO , Ngân hàng Đông Á, Viettink Bank Teckcombank, visa, Master card …
Trang 292.5 Vấn đề đánh thuế trong thương mại điện tử.
Thu thuế là một vấn đề mà bất kì quốc gia nào cũng quan tâm, tuy nhiên cơ chếđánh thuế trong TMĐT đang được xây dựng trên thế giới còn có qua nhiều quan điểmkhác nhau
TMĐT nếu không tạo ra các giao dịch vật chất thì liệu có cần thiếp lập thêm mộtloại thuế mới hay không? Với đặc điểm là không có điểm giao dịch, đặc biệt là các giaodịch xuyên quốc gia, thì chính phủ có thu thuế hay không và thu như thế nào, làm thế nào
để tránh hình thành những khu “trốn thuế” trên mạng, đó là những vấn đề mà các cơ
quan thuế của các nước đang hết sức quan tâm
Trên nguyên tắc, cơ chế thuế đối với TMĐT hay thương mại phi điện tử đều phải dểquản lý, không nên chứa đựng những điều khoản dễ bị hiểu sai và dẫn đến phân biệt đối
xử, Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế(OECD) đã đưa ra 8 quy định cơ bản đối vớithuế TMĐT như sau:
1- Cơ chế thuế phải công bằng: trong các trường giao dịch như sau phải ápdụng các cách thu thuế như nhau đối với những người nộp thuế
2- Cơ chế thuế phải đơn giản: chi phí hành chính cho cơ quan thu thuế và thủtục phí đối với người nộp thuế phải ở mức thấp nhất
3- Những quy định đối với người nộp thuế phải rõ rang, để có thể dễ dàng tínhtrước số thuế phải nộp khi giao dịch, người nộp thuế cần biết rõ nộp thuế cho cái gì, ởđâu và vào lúc nào
4- Bảo đảm tính hưu hiệu: cơ chế thuế phải đảm bảo tính đúng số thuế vàođúng thời điểm phát sinh và hạn chế đến mức thấp nhất mọi khả năng trốn thuế, lậu thuế.5- Không làm biến dạng nền kinh tế: những người quyết định chính sách chodoanh nghiệp phải chịu tác động chủ yếu của cơ hội kinh doanh chứ không phải là cácđiều khoản về thuế
6- Cơ chế thuế phải linh hoạt, cơ động, làm cho các quy định về thuế cùng với
kỉ thuật và TMĐT phát triển
7- Cần kết hợp giữa các quy định về thu thuế trong nước với các biến động về
cơ chế thuế hiện hành trên thế giới, bảo đảm cho việc thu thuế Internet giữa các nước làbình đẳng và cùng có lợi
Trang 308- Xác định cơ sở thu thuế giữa các nước phát triển và các nước đang pháttriển là vô cùng quan trọng.
Những ý kiến trên đây được coi là những ý kiến chỉ đạo cho việc thu thuế Internetcông bằng và hiệu quả, mà không phải là một chính sách cụ thể về thuế Làm thế nào để
có thể sử dụng Internet làm cơ sở cho việc thu thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập cũng
sẽ là một thách thức lớn đối với việc quản lý thuế
Hiện nay, ở Việt Nam chưa có bộ luật nào quy định về vấn đề đánh thuế trongTMĐT
2.6 Tình hình phát triển thương mại điện tử.
2.6.1 Trên thế giới.
Tuy mới phát triển mạnh mẽ trong những năm gần đây, nhưng Thương mại điện tử
đã khẳng định được vị thế và xu hướng tất yếu của nền kinh tế hiện đại Trước sức cạnhtranh mạnh mẽ trên phạm vi toàn cầu, Internet và Thương mại điện tử đã mở ra một thịtrường không biên giới trên khắp toàn cầu, tạo cho các doanh nghiệp nhiều cơ hội mới đểtiếp cận với bạn hàng không những trong phạm vi quốc gia mà còn mở rộng trên phạm vitoàn thế giới
Thực sự, thị trường kinh doanh điện tử đã tạo ra một sân chơi rất thú vị, nơi mà cácnhà cung cấp nhỏ có thể cạnh tranh tốt với những công ty lớn Tuy nhiên, không phải mọingười bán đều muốn sự bình đẳng của sân chơi Tham gia vào sân chơi này, Các nhàcung cấp nhỏ có thể tăng được số lượng mặt hàng nhưng điều đó cũng có nghĩa là họ phảicạnh tranh khóc liệt về mặt giá cả
Theo báo cáo thương mại điện tử 2005 của UNCTAD, tốc độ tăng trưởng về sốlượng người sử dụng Internet toàn cầu là 15,1%, thấp hơn so với 2 năm trước đó (26%).Tuy số người sử dụng Internet ngày càng tăng nhanh ở Châu Phi (56%), Đông Nam á vàSNG (74%) nhưng nhìn chung khoảng cách giữa các nước phát triển và đang phát triểnvẫn rất lớn (chỉ 1,1% người dân Châu Phi truy cập được Internet năm 2003 so với 55,7%của dân cư Bắc Mỹ) Nhằm tận dụng triệt để tính năng của Internet, người sử dụng khôngchỉ cần có kết nối mà họ còn cần kết nối nhanh với chất lượng tốt Trong một số ứngdụng kinh doanh điện tử, băng thông rộng đã trở thành một điều kiện không thể thiếu.Nếu các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở các nước đang phát triển không thể truy cập Internet
Trang 31băng rộng, họ khó có thể triển khai các chiến lược ICT nhằm cải thiện năng suất lao độngtrong những mảng tìm kiếm và duy trì khách hàng, kho vận và quản lý hàng tồn Hi?nnay, Mỹ chiếm hơn 80% tỷ lệ TMĐT toàn cầu, và tuy dung lượng này sẽ giảm dần, song
Mỹ vẫn có khả năng lớn cho việc chiếm tới trên 70% tỷ lệ TMĐT toàn cầu trong 10-15năm tới Mặc dù một số nước châu Á như Singapore và Hong Kong (Trung Quốc) đãphát triển rất nhanh và rất hiệu quả, thương mại điện tử tử các nước khác ở châu lục nàyđều còn phát triển chậm
Thương mại điện tử không chỉ giải quyết những yêu cầu thiết yếu, cấp bách trên cáclĩnh vực như hệ thống giao dịch hàng hoá, điện tử hoá tiền tệ và phương án an toàn thôngtin , mà hoạt động thực tế của nó còn tạo ra những hiệu quả và lợi ích mà mô hình pháttriển của thương mại truyền thống không thể sánh kịp (ví dụ, trường hợp hiệu sáchAmazon, trang web đấu giá eBay) Chính vì tiềm lực hết sức to lớn của thương mại điện
tử nên chính phủ các nước đều hết sức chú trọng vấn đề này Nhiều nước đang có chínhsách và kế hoạch hành động để đẩy mạnh sự phát triển của thương mại điện tử ở nướcmình, nhằm nắm bắt cơ hội của tiến bộ công nghệ thông tin nâng cao năng lực cạnh tranhquốc tế, thúc đẩy sự phát triển kinh tế của đất nước, giành lấy vị trí thuận lợi trong xã hộithông tin tương lai
Khoảng cách ứng dụng thương mại điện tử giữa các nước phát triển và đang pháttriển vẫn còn rất lớn Các nước phát triển chiếm hơn 90% tổng giá trị giao dịch thươngmại điện tử toàn cầu, trong đó riêng phần của Bắc Mỹ và châu âu đã lên tới trên 80%.Phương thức kinh doanh B2B đang và sẽ chiếm ưu thế nổi trội so với B2C trong các giaodịch thương mại điện tử toàn cầu Trong phương thức B2C, loại hình bán lẻ tổng hợp(siêu thị thương mại điện tử) dù chiếm tỷ lệ không cao trong tổng số cửa hàng bán lẻ trựctuyến nhưng lại nắm giữ phần lớn giá trị giao dịch B2C trên thị trường ảo Việc kết hợpcửa hàng bán lẻ trực tuyến với các kênh phân phối truyền thống hiện vẫn là phương thứcđược nhiều nhà kinh doanh lựa chọn
2.6.2 Tại Việt Nam.
Hiện nay, tình hình phát triển thương mại điện tử ở Việt Nam đã có những biếnchuyển tích cực, đặc biệt là từ khi Hiệp hội TMĐT Việt nam (VECOM) chính thức đi vàohoạt động (24/7/2007) và mới đây nhất là eBay – Mạng mua bán đấu giá trực tuyến hàngđầu thế giới đã chính thức ra mắt giao diện tiếng việt www.eBay.vn, Nhằm kết nối người
Trang 32dùng Việt Nam với thị trường toàn cầu của Ebay, Bên cạnh đó là sự tích hợp của ngânlượng đã đẩy mạnh tốc độ phát triển của TMĐT lên một tầm cao mới Tuy nhiên ViệtNam vẫn được xem là nước chậm phát triển về Thương mại điện tử.
Mặc dù chưa phải là thước đo trình độ triển khai ứng dụng thương mại điện tử củadoanh nghiệp, nhưng số lượng và chất lượng các website kinh doanh cũng là một tiêu chíquan trọng để đánh giá mức độ phát triển thương mại điện tử, đặc biệt trong bối cảnhdoanh nghiệp Việt Nam còn tương đối bỡ ngỡ với các phương thức tiến hành thương mạiđiện tử của thế giới Khi việc kết nối hệ thống giữa các đối tác chiến lược để tiến hànhtrao đổi dữ liệu điện tử trực tiếp ở Việt Nam hiện còn chưa phát triển, thì các website làkênh phổ biến nhất để doanh nghiệp quảng bá sản phẩm, xúc tiến dịch vụ và tiến hànhgiao dịch thương mại điện tử cả theo hình thức B2B lẫn B2C Do vậy, nếu một doanhnghiệp xây dựng và duy trì được một website hiệu quả để phục vụ hoạt động sản xuấtkinh doanh của đơn vị mình, điều này đã nói lên một trình độ nhất định về triển khai ứngdụng thương mại điện tử trong doanh nghiệp đó
Hàng năm, Vụ Thương mại điện tử – Bộ Thương mại đều tiến hành các hoạt độngđiều tra, đánh giá hiện trạng hoạt động thương mại điện tử ở Việt Nam, đặc biệt là tìnhhình ứng dụng thương mại điện tử ở của các doanh nghiệp Theo Báo cáo thương mạiđiện tử năm 2005, trong tổng số 504 doanh nghiệp được khảo sát thì có 46,2% doanhnghiệp đã thiết lập website Tuy nhiên hầu hết các doanh nghiệp được khảo sát đều tậptrung ở những thành phố hoặc khu công nghiệp trọng điểm của các tỉnh, nơi hạ tầng côngnghệ thông tin và truyền thông tương đối tốt Chiếm phần lớn (68,7%) trong những doanhnghiệp đã thiết lập website là các doanh nghiệp kinh doanh thương mại - dịch vụ Sốwebsite của doanh nghiệp sản xuất mặc dù còn chiếm một tỷ lệ khiêm tốn nhưng cũng đãnói lên sự quan tâm nhất định của những doanh nghiệp này đối với việc ứng dụng thươngmại điện tử để tiếp thị cho sản phẩm của mình Tính gộp cả khối doanh nghiệp sản xuất
và doanh nghiệp thương mại - dịch vụ, số lượng sản phẩm được giới thiệu trên cácwebsite cũng rất đa dạng
Nhìn vào cơ cấu hàng hóa, dịch vụ được giới thiệu trên các website doanh nghiệp,
có thể thấy nhóm hàng hóa phổ biến nhất hiện nay vẫn là thiết bị điện tử - viễn thông vàhàng tiêu dùng Do đặc thù của mặt hàng điện tử - viễn thông và đồ điện gia dụng là mức
độ tiêu chuẩn hóa cao, với những thông số kỹ thuật cho phép người mua đánh giá và sosánh các sản phẩm mà không cần phải giám định trực quan, nhóm hàng này sẽ tiếp tục
Trang 33chiếm ưu thế khi thâm nhập các kênh tiếp thị trực tuyến trong vòng vài năm tới Về lĩnhvực dịch vụ, dẫn đầu về mức độ ứng dụng thương mại điện tử hiện nay là các công ty dulịch, điều này cũng phù hợp với tính chất hội nhập cao và phạm vi thị trường mang tínhquốc tế của dịch vụ này So với năm 2004, năm 2005 có một loại hình dịch vụ mới nổilên như lĩnh vực ứng dụng mạnh thương mại điện tử là dịch vụ vận tải giao nhận, với rấtnhiều website công phu và có nhiều tính năng tương tác với khách hàng.
Có tới 87,6% số doanh nghiệp có website cho biết đối tượng họ hướng tới khi thiếtlập website là các tổ chức và doanh nghiệp khác, trong khi 65,7% doanh nghiệp chú trọngtới đối tượng người tiêu dùng Như vậy, phương thức giao dịch B2B sẽ là lựa chọn chiếm
ưu thế đối với doanh nghiệp khi triển khai ứng dụng thương mại điện tử một cáchchuyên nghiệp hơn trong tương lai
Một trong những tiêu chí giúp đánh giá chất lượng và tính chuyên nghiệp của mộtwebsite là tần suất cập nhật thông tin trên đó, nói cách khác là sự đầu tư công sức và thờigian của doanh nghiệp để nuôi sống website Hơn một nửa số doanh nghiệp được khảosát cho biết họ chỉ cập nhật thông tin trên website một tháng một lần hoặc ít hơn Chưađến 30% doanh nghiệp coi việc rà soát website là công việc hàng ngày Sự bê trễ nàycũng là điều dễ hiểu khi nhìn vào thực trạng chỉ khoảng 30% số website có tính năng hỗtrợ giao dịch thương mại điện tử Kết hợp lại, các thống kê trên cho thấy doanh nghiệpViệt Nam vẫn chưa nhìn nhận đúng mức về vai trò của trang web như một kênh giao tiếp
và tương tác thường xuyên với khách hàng, do đó chưa có sự đầu tư đúng mức về nguồnlực cũng như thời gian để xây dựng, duy trì và khai thác website một cách thật hiệu quả.Phân tích sâu hơn mô hình quản lý website của các doanh nghiệp còn cho thấy56,2% số doanh nghiệp tự quản trị website của mình và 43,8% ký hợp đồng với một nhàcung cấp dịch vụ web để làm việc này Đây cũng là một trong những lý do giải thích choviệc thông tin và tính năng giao tiếp của các trang web còn nghèo nàn Bởi lẽ, để có thểcập nhật thông tin và duy trì quan hệ giao tiếp với khách hàng một cách thường xuyên,doanh nghiệp cần phải là người chủ động nắm quyền quản trị website Khi giao phần việcnày vào tay một công ty dịch vụ bên ngoài, doanh nghiệp đã vô hình chung bỏ đi chứcnăng tương tác với khách hàng của website và biến nó thành một công cụ quảng cáothuần túy Với những doanh nghiệp tự đảm nhận công tác quản trị website thì để làm việcnày một cách thật sự chuyên nghiệp cũng là thách thức lớn trong bối cảnh hiện vẫn chưa
có nhiều doanh nghiệp bố trí được cán bộ chuyên trách về công nghệ thông tin