1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Địa lí học trong mối quan hệ với Triết học

21 898 9

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 21
Dung lượng 130,5 KB

Nội dung

Các nhà khoa học khác...14 CHƯƠNG 4: VẬN DỤNG MỘT SỐ NGUYÊN TẮC PHƯƠNG PHÁP LUẬN CỦA PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT VÀO VIỆC NGHIÊN CỨU CHUYÊN NGÀNH ĐỊA LÍ TRONG NHẬN THỨC VÀ THỰC TIỄN...16 4.1

Trang 1

MỤC LỤC

MỤC LỤC 1

A PHẦN MỞ ĐẦ U 3

1 Lí do chọn đề tài 3

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3

3 Giới hạn nghiên cứu của đề tài 4

4 Phương pháp nghiên cứu 4

B PHẦN NỘI DUNG 5

CHƯƠNG 1: THẾ GIỚI QUAN, PHƯƠNG PHÁP LUẬN CỦA TRIẾT HỌC DUY VẬT BIỆN CHỨNG TRONG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TỰ NHIÊN 5

1.1 Thế giới quan 5

1.1.1 Khái niệm thế giới quan 5

1.1.2 Nguồn gốc thế giới quan 5

1.1.3 Thành phần của Thế giới quan 6

1.1.4 Ý nghĩa Thế giới quan 6

1.1.5 Những hình thức cơ bản của thế giới quan 6

1.2 Phương pháp luận của Triết hoc biện chứng duy vật 7

1.2.1 Hai nguyên lý 7

1.2.2 Sáu cặp phạm trù 7

1.2.3 Ba quy luật 8

CHƯƠNG 2: ĐỊA LÝ HỌC TRONG MỐI QUAN HỆ VỚI TRIẾT HỌC 9

2.1 Điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế xã hội và chính trị 9

2.2 Triết học đóng vai trò là thế giới quan duy vật cho nghiên cứu Địa lí 10

2.3 Triết học đóng vai trò là phương pháp luận nghiên cứu Địa lí 10

2.4 Địa lý học với vai trò là cơ sở, nhân tố để Triết học khái quát lên hệ thống 11

CHƯƠNG 3 MỘT SỐ ĐẠI BIỂU LỚN VỀ SỰ ẢNH HƯỞNG CỦA ĐỊA LÝ HỌC ĐỐI VỚI TRIẾT HỌC 12

3.1 Xenophanes (Xênôphan) (570 – 475 Tr CN) 12

3.2 Aristotle (Arixốt) (384 – 322 Tr CN) 12

3.3 Nicolas Copernic (Nicôlai Côpécníc) (1473 – 1543) 13

Trang 2

3.4 Galileo Galilei (Galilêo Galilê) (1564 – 1642) 14

3.5 Các nhà khoa học khác 14

CHƯƠNG 4: VẬN DỤNG MỘT SỐ NGUYÊN TẮC PHƯƠNG PHÁP LUẬN CỦA PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT VÀO VIỆC NGHIÊN CỨU CHUYÊN NGÀNH ĐỊA LÍ TRONG NHẬN THỨC VÀ THỰC TIỄN 16

4.1 Nguyên tắc toàn diện 16

4.2 Nguyên tắc lịch sử - cụ thể 17

4.3 Nguyên tắc phát triển 18

C PHẦN KỀT LUẬN 20

TÀI LIỆU THAM KHẢO 21

Trang 3

A PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lí do chọn đề tài.

Các nhà Triết học, dù là Triết học cổ điển hay hiện đại, Triết học phương Đông hayphương Tây luôn luôn muốn giải thích các hiện tượng tự nhiên bằng những suy luận củariêng mình, nhưng dù những quan điểm, lí luận có những điểm khác biệt thì mục đíchcuối cùng vẫn là đi đến giải quyết mối quan hệ giữa tự nhiên và thế giới, tự nhiên và conngười, bản thân con người và vị trí của con người trong thế giới đó… và đưa ra hệ thống

lí luận về mối quan hệ lẫn nhau Chính vì vậy các nhà Triết học cổ đại đã có quan niệmrằng Triết học là khoa học của các khoa học cụ thể Địa lí học là một ngành khoa học cụthể đó; có thể nói Địa lý học vừa là khoa học tự nhiên vừa là khoa học xã hội Chính vìvậy Triết học cũng có mối quan hệ mật thiết và không thể tách rời khỏi chuyên ngành Địa

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu.

Nghiên cứu đề tài “Địa lí học trong mối quan hệ với Triết học” nhằm giúp cho bản

thân:

- Mục đích:

+ Hiểu được mối liên hệ giữa chuyên ngành Địa lí học với Triết học

+ Biết được những trường hợp tiêu biểu về sự ảnh hưởng cửa Triết học đối vớinghiên cứu Địa lí

+ Vận dụng những nguyên tắc và phương pháp luận Triết học vào lĩnh vực nghiêncứu, học tập, giảng dạy môn Địa lí trong công tác

- Nhiệm vụ: Làm rõ mối quan hệ giữa Triết học với Địa lý và thế giới quan Triết học

và thế giới quan Địa lý

Trang 4

3 Giới hạn nghiên cứu của đề tài.

Đây là đề tài rất rộng nên đề tài này chỉ dừng lại ở mức độ nêu lên những vấn đề cơbản, phân tích và vận dụng những vấn đề này vào trong thực tiễn học tập nghiên cứu củabản thân Những vấn đề nảy sinh và những vấn đề còn lại sẽ được nghiên cứu tiếp trongtrong quá trình học tập và công tác sau này

4 Phương pháp nghiên cứu.

Do chỉ là một bài tiểu luận nhỏ nên không cho phép tôi viết nhiều do vậy tôi chỉ kếthợp một số phương pháp nghiên cứu thông thường như: thu thập (chủ yếu là từ sách Triếthọc, trang web: triethoc.edu.vn và nhiều tài liệu liên quan khác), xử lí và phân tích tổnghợp các tài liệu

Để được như vậy tôi đã sử dụng các biện pháp sau:

- Dựa trên phương pháp luận của chủ nghĩa Mác – Lênin

Trang 5

1.1.1 Khái niệm thế giới quan.

Thế giới quan là hệ thống những nguyên tắc, quan điểm, niềm tin, khái niệm, biểutượng về toàn bộ thế giới, bao gồm:

- Về những sự vật, hiện tượng

- Về quy luật chung của thế giới

- Về chỉ dẫn phương hướng hoạt động của người, một nhóm người trong xã hội nóichung đối với thực tại (nhằm phát triển sao cho tốt hơn)

Vấn đề cơ bản của thế giới quan là mối liên hệ giữa tư duy và tồn tại Ph.Angghenviết: “Vấn đề cơ bản của toàn bộ Triết học, nhất là Triết học hiện đại là vấn đề quan hệgiữa tư duy và tồn tại” Vấn đề này gồm hai mặt:

Mặt thứ nhất: Là giải quyết mối quan hệ giữa vật chất và ý thức, cái nào có trước,

cái nào quyết định cái nào

Mặt thứ hai: Là xác định ý thức của con người có khả năng phản ánh và phản ánh

đúng đắn thế giới khách quan hay không? Hay con người có thể nhận thức được thế giớikhông?

Thế giới quan chính là biểu hiện của cách nhìn bao quát (bức tranh) đối với thế giớibao gồm cả thế giới bên ngòai, cả con người và cả mối quan hệ của người – thế giới (tức

là mối quan hệ của con người đối với thế giới) Nó quy định thái độ của con người đối vớithế giới và là kim chỉ nan cho hành động của con người

1.1.2 Nguồn gốc thế giới quan.

Thế giới quan của mỗi cá nhân dựa trên cơ sở kiến thức khoa học của nhân loại ở mộtgiai đoạn lịch sử nhất định Kiến thức khoa học đó bao gồm cả các quan điểm Triết học,

xã hội học, chính trị, đạo đức, kinh tế học và khoa học nói chung

Với bất kỳ ai, nó chịu ảnh hưởng bởi: Những kiến thức tiếp nhận được Những kinhnghiệm cuộc sống đã trải nghiệm

Trang 6

1.1.3 Thành phần của Thế giới quan

Thế giới quan hình thành gồm những yếu tố thuộc về tất cả thuộc hình thái ý thức xãhội:

- Quan điểm Triết học

- Quan điểm khoa học, chính trị, đạo đức, thẩm mỹ

- Quan điểm tôn giáo: sản phẩm của tâm thức, mô tả kiến thức qua trực giác cảmnhận

- Kiến thức Khoa học nhằm đến mục tiêu phương hướng thực tiễn trực tiếp cho conngười trong tự nhiên và xã hội dựa theo quan sát và dữ kiện từ thực tiễn, phân tích tổnghợp chặt chẽ và có kiểm nghiệm đối sách khách quan lại với thực tiễn

- Các nguyên tắc và tiêu chuẩn đạo đức đóng vai trò điều chỉnh những quan hệ qua lại

và hành vi của con người

- Những quan điểm thẩm mỹ quy định những quan hệ với môi trường xung quanh, vớinhững hình thức, mục tiêu và kết quả của hoạt động

Quan điểm và niềm tin Triết học tạo nên nền tảng cho thế giới quan đúng đắn bởi:

- Triết học lý giải về lý luận toàn bộ các dữ liệu của khoa học và thực tiễn

- Triết học biểu diễn kết quả và hình thức một bức tranh thực tại khách quan nhất

1.1.4 Ý nghĩa Thế giới quan.

Như vậy từ các hiểu biết về thế giới chúng ta có được bức tranh về thế giới trong ýthức tức Thế giới quan và từ đó nó quyết định lại thái độ và hành vi đối với thế giới

Có một thế giới quan đúng đắn sẽ hướng con người hoạt động theo sự phát triển lôgiccủa xã hội và góp phần vào sự tiến bộ của xã hội.Vì thế, thế giới quan là trụ cột về mặt hệ

tư tưởng của nhân cách, là cơ sở cho đạo đức, chính trị và hành vi

1.1.5 Những hình thức cơ bản của thế giới quan

- Thế giới quan thần thoại

- Thế giới quan tôn giáo là thế giới quan có niềm tin mãnh liệt vào sức mạnh của lựclượng siêu nhiên đối với thế giới, đối với con người, được thể hiện qua các hoạt động cótổ chức để suy tôn, sùng bái lực lượng siêu nhiên ấy

- Thế giới quan Triết học là thế giới quan được thể hiện bằng hệ thống lý luận thôngqua hệ thống các khái niệm, phạm trù, quy luật Nó không chỉ nêu ra các quan điểm, quan

Trang 7

niệm của con người về thế giới và về bản thân con người, mà còn chứng minh các quanđiểm, quan niệm đó bằng lý luận.

1.2 Phương pháp luận của Triết hoc biện chứng duy vật

Về phương pháp luận: ta biết rằng phép biện chứng duy vật trở thành phương phápchung nhất của nhận thức khoa học và thực tiễn cách mạng Nó bao gồm hai nguyên lý vàsáu cặp phạm trù cụ thể hoá cho sáu nguyên lý đó Ngoài ra còn có ba quy luật của phépbiện chứng duy vật Vì vậy, khi ta xem xét phải xét chung các nguyên lý, các cặp phạmtrù và các quy luật

1.2.1 Hai nguyên lý.

1.2.1.1 Nguyên lý về mối quan hệ phổ biến:

Nguyên lý về mối quan hệ phổ biến của phép biện chứng duy vật khái quát bức tranhtoàn cảnh về mối liên hệ chằng chịt của thế giới (tự nhiên, xã hội, tư duy…) Khi xem xétcác môn khoa học tự nhiên cần chú ý:

- Phải xem xét toàn diện các mối liên hệ trong nội tại bộ môn và các môn khoa họckhác

- Trong mối liên hệ phải rút ra được mối liên hệ bản chất để thấu hiểu bản chất của sựvật hiện tượng

- Từ bản chất quay lại hiểu rõ toàn bộ sự vật hiện tượng để đảm bảo tính đồng bộ khigiải quyết các vấn đề khoa học

và hoạt động thực tiễn cải tạo hiện thực, cải tạo chính bản thân chúng ta

Từ nghiên cứu quan điểm duy vật biện chứng về mối liên hệ phổ biến và về sự pháttriển có thể rút ra phương pháp luận khoa học để nhận thức và cải tạo hiện thực

1.2.2 Sáu cặp phạm trù.

- Cái chung - cái riêng; Tất nhiên - ngẫu nhiên; Bản chất - hiện tượng là cơ sở phươngpháp luận trực tiếp cho các phương pháp để chúng ta rút ra được các mối liên hệ bản chất

Trang 8

- Nguyên nhân - kết quả; Khả năng - hiện thực là cơ sở phương pháp luận để chỉ rõtrình tự kế tiếp nhau của các mối liên hệ và sự phát triển là một quá trình tự nhiên.

- Nội dung - hình thức là cơ sở phương pháp luận để xây dựng các hình thức tồn tạitrong sự phụ thuộc vào nội dung phản ánh tính đa dạng của các phương pháp nhận thức

và hoạt động thực tiễn

1.2.3 Ba quy luật.

- Quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập

- Quy luật chuyển hoá từ những biến đổi về lượng dẫn đến những biến đồi về chất vàngược lại

- Quy luật phủ định của phủ định, nó khái quát khuynh hướng phát triển tiến lên theohình thức xoáy ốc

Mỗi nguyên lý, phạm trù, quy luật của phép biện chứng duy vật có ý nghĩa phương pháp luận quan trọng, vì vậy chúng phải cần được vận dụng tổng hợp trong nhận thức khoa học.

Trang 9

CHƯƠNG 2: ĐỊA LÝ HỌC TRONG MỐI QUAN HỆ VỚI TRIẾT HỌC 2.1 Điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế xã hội và chính trị.

Tất cả những điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế xã hội và chính trị đều là bộ phậncủa chuyên ngành Địa lí Là một trong những mối quan hệ mật thiết và không thể tách rờivới sự ra đời và phát triển của Triết học hiện nay Ở từng trường phái, từng giai đoạn pháttriển của Triết học ta thấy có những điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế xã hội và chínhtrị khác nhau

2.1.1 Triết học Ấn Độ cổ trung đại.

Ra đời trong điều kiện tự nhiên rất phức tạp:

Địa hình: có nhiều núi non trùng điệp

Sông ngòi: có nhiều sông ngòi

Đất đai: với những cánh đồng trù phú

Khí hậu: có vùng nóng ẩm, mưa nhiều, có vùng lạnh giá quanh năm tuyết phủ, lại

có những hoang mạc khô khan

Còn về kinh tế - xã hội: sự tồn tại sớm và sự kéo dài kết cấu kinh tế - xã hội theo môhình “công xã nông thôn”

Về nền văn hóa: Người Ấn Độ đã biết quả đất tròn quay xung quanh một trục, đã biếtsáng lập lịch pháp, đã có hệ thống số đếm thập phân, đã biết đến số 0…

=> Những điều kiện này đã tác động mạnh mẽ đến người Ấn Độ, để lại dấu ấn tâmlinh đậm nét, tạo nên cơ sở ra đời và quy định nội dung đặc điểm của nền Triết học cổtrung đại

2.1.2 Triết học Tây Âu thời phục hưng.

Ra đời trong bối cảnh phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa bắt đầu hình thành,nhiều công cụ lao động được cải tiến và hình thành, tạo diều kiện cho sản xuất lớn tư bản,dần dần thay thế nền kinh tế dưa vào điều kiện tự nhiên Mặt khác, những phát kiến Địa lícủa Cristoforo Colombo (Christopher Columbus), Bartholomew Columbus (BartolomeColon) , Magelang … đã tạo điều kiện cho nền kinh tế thương mại phát triển Về xã hội,

sự phân hóa giai cấp ngày càng rõ rệt, xuất hiện với các tầng lớp chủ xưởng, chủ thợ, chủthuyền buôn… đóng vai trò quan trọng trong kinh tế, xã hội của tầng lớp này càng tănglên, làm cho mâu thuẫn giữa giai cấp địa chủ và tầng lớp tư sản ngày càng phát triển Văn

Trang 10

hóa khoa học nghệ thuật phát triển Các thành tựu khoa học tự nhiên do Copernic, Bruno,Galileo Galilei … cũng đã đem lại vị trí mới của con người trong xã hội.

2.2 Triết học đóng vai trò là thế giới quan duy vật cho nghiên cứu Địa lí.

Thế giới quan là toàn bộ những quan điểm, quan niệm của con người về thế giới Thếgiới quan được hình thành và phát triển trong quá trình sinh sống và nhận thức của conngười Khi đó thế giới quan sẽ trở thành nhân tố định hướng cho con người tiếp tục nhậnthức thế giới xung quanh và từ đó giúp con người nhận và các nhà khoa học nghiên cứusâu về Địa lí

Trải qua các giai đoạn phát triển của Triết học, đã có nhiều nhà Triết học, nhiều nhàkhoa học dựa trên những tiền đề nhận thức về thế giới của con người đưa ra nhiều giảthuyết về sự hình thành vũ trụ và Trái đất như: Xenophanes cho rằng đất là cơ sở của thếgiới Nên theo ông “Xưa kia toàn bộ đất đai của chúng ta bị chìm dưới biển, sau đó mộtphần đất nổi lên trở thành lục địa, chỗ cao trở thành núi non” Cùng với nước, đất tạo nên

sự sống của muôn loài sinh vật Bản thân nước cấu thành những đám mây, các đám mây

đó tạo thành các hành tinh, kể cả Mặt trăng và Mặt trời Hay như Aristos dựa vào nhữngquan niệm về Địa lí, ông đã xây dựng Vũ trụ luận của mình Ông là người khởi xướng ra

thuyết Địa Tâm Hệ Coi Trái đất là hình cầu, trung tâm của Vũ trụ Theo Aristos, Vũ trụ

là hữu hạn, khép kín về không gian và vĩnh viễn về thời gian… và còn nhiều nhà Triếthọc nữa

Chính những quan niệm về Vũ trụ của Xenophanes và Aristos …cũng chính là nhữngthế giới quan về Vũ trụ để tạo tiền đề cho việc nghiên cứu về Vũ trụ của các nhà Triếthọc, các nhà khoa học nghiên cứu Địa lí học sau này đi vào nghiên cứu, chứng minh về sự

hình thành Vũ trụ và Trái đất ngày nay như Georg Cantor, Laplaca, Otto Smith,

Buffon… Chẳng những thế mà nó còn là một trong những tiền đề cho những phát kiếnĐịa lí vĩ đại về sau này của Galilei, Colombo, Mangelang, Copernic, Bruno…

2.3 Triết học đóng vai trò là phương pháp luận nghiên cứu Địa lí.

Phương pháp luận Triết học có mối quan hệ mật thiết đối với việc nghiên cứu Địa lí.Phương pháp luận đóng vai trò định hướng cho nghiên cứu Địa lí của con người trongnhận thức thực tiễn, trang bị nguyên lí và những nguyên tắc chuẩn mực với những nguyêntắc Triết học cụ thể, Trang bị những phương pháp luận cần thiết cho nghiên cứu Địa lí

Trang 11

Phương pháp luận là lý luận về phương pháp, là hệ thống các quan điểm, các nguyêntắc chỉ đạo con người tìm tòi xây dựng, lựa chọn và vận dụng các nguyên tắc trong hoạtđộng nhận thức và trong thực tiễn…

Mặt khác, những kết luận của Triết học trở thành thế giới quan khoa học và phươngpháp luận chung nhất cho sự phát triển của các lĩnh vực khoa học trong đó có ngành Địalí

2.4 Địa lý học với vai trò là cơ sở, nhân tố để Triết học khái quát lên hệ thống.

Thực tiễn khoa học đã chứng minh rằng, những thành tựu nghiên cứu khoa học của tựnhiên và xã hội là tiền đề cho hệ thống các phạm trù, quy luật Triết học ngày càng vậnđộng phát triển, đồng thời, ngược lại, hệ thống phạm trù, quy luật Triết học định hướngcho sự phát triển hợp quy luật của các lĩnh vực khoa học khác nhau Không có Triết học,khoa học biện chứng, khoa học hiện đại không thể tiến lên Ví dụ, trong chuyên ngànhĐịa lí với Thuyết Nhật Tâm Hệ, những cuộc phát kiến Địa lí vĩ đại của Mangelang, củaCristoforo Colombo… đã tạo điều kiện cho Triết học hiện đại phát triển như ngày nay Sựphát triển của khoa học hiện đại ngày nay càng chứng minh cho mối quan hệ thống nhấtgiữa khoa học với Triết học trên con đường nhận thức và cải tạo thế giới

Ngày đăng: 31/12/2015, 14:25

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Giáo trình Triết học, NXB Lý luận chính trị, Hà Nội năm 1962 - Bộ Giáo dục và Đào tạo Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Triết học
Nhà XB: NXB Lý luận chính trị
2. Hỏi đáp Triết học Mac – Lê Nin, NXB trẻ, năm 2005. TS. Nguyễn Ngọc Khá, TS.Nguyễn Chương Nhiếp (đồng chủ biên) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hỏi đáp Triết học Mac – Lê Nin
Nhà XB: NXB trẻ
3. Lịch Sử Triết Học, NXB Chính trị quốc gia. GS – TS. Nguyễn Hữu Vui (Chủ biên) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lịch Sử Triết Học
Nhà XB: NXB Chính trị quốc gia. GS – TS. Nguyễn Hữu Vui (Chủ biên)
4. Lý luận dạy học Địa lý đại cương, NXB Đại học quốc gia Hà Nội năm 2001. Nguyễn Dược, Nguyễn Trọng Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lý luận dạy học Địa lý đại cương
Nhà XB: NXB Đại học quốc gia Hà Nội năm 2001. NguyễnDược
5. Cơ sở Địa lý tự nhiên, NXB Giáo dục. Lê Bá Thảo Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cơ sở Địa lý tự nhiên
Nhà XB: NXB Giáo dục. Lê Bá Thảo
6. Địa lý kinh tế xã hội đại cương, NXB Đại học Sư Phạm năm 2004. Nguyễn Minh Tuệ, Nguyễn Viết Thịnh, Lê Thông Sách, tạp chí
Tiêu đề: Địa lý kinh tế xã hội đại cương
Nhà XB: NXB Đại học Sư Phạm năm 2004. Nguyễn MinhTuệ
7. Vũ trụ được hình thành như thế nào, NXB Giáo dục năm 1997. Nguyễn Ngọc Giao (chủ biên) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vũ trụ được hình thành như thế nào
Nhà XB: NXB Giáo dục năm 1997. Nguyễn Ngọc Giao(chủ biên)
8. Sách giáo khoa Địa Lý lớp 12, NXB Giáo dục năm 2008. Lê Thông tổng chủ biên Khác
9. Một số website: triethoc.edu.vn; www.hanhchinh.com.vn; www.chungta.com .v.v Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w