Quy trình này áp dụng bắt buộc đối với các phân xưởng, phòng ban, các cá nhân trong Công ty Cổ phần Nhiệt điện Phả Lại khi tiến hành các công việc tại thiết bị liên quan đến các thiết bị
Trang 1QUY TRÌNH VẬN HÀNH CÁC THIẾT BỊ ĐO
NHIỆT ĐỘ, PHÂN TÍCH ĐẠI LƯỢNG CƠ
MÃ SỐ QT - 10 - 46
(Sửa đổi lần thứ III)
(Ban hành kèm theo Quyết định 3948/QĐ-PPC-KT
ngày 28 tháng 10 năm 2009
Hải Dương, tháng 10 năm 2009
Trang 2NGƯỜI ĐƯỢC PHÂN PHỐI
CHỦ TRÌ SOẠN THẢO: PHÂN XƯỞNG VH ĐIỆN - KIỂM NHIỆT
NGƯỜI LẬP NGƯỜI KIỂM TRA
Trang 36.6 Biện pháp an toàn khi vận hành thiết bị đo nhiệt độ 186.7 Quản lý và theo dõi các thiết bị đo nhiệt độ 20
6.8 Giới thiệu chung về phương pháp đo độ rung gối trục Tuabin máy phát 22
6.11 Hệ thống đo độ rò H2 trong gối trục máy phát số 466.12 Hệ thống đo nồng độ O2 trong H2 trạm điện phân 54
7 Hồ sơ lưu 60
Trang 48.1 Sơ đồ nguyên lý làm việc của cầu đo nhiệt độ kiểu cân bằng 60
8.2 Sơ đồ nguyên lý làm việc của cầu đo nhiệt độ kiểu không cân bằng 61
8.3 Sơ đồ nguyên lý làm việc của cầu đo nhiệt độ kiểu lôgômet 628.4 Sơ đồ nguyên lý làm việc của cầu đo nhiệt độ kiểu milivôn 63
8.5 Sơ đồ nguyên lý làm việc của cầu đo nhiệt độ sử dụng kỹ thuật số 64
8.6 Sơ đồ bố trí thiết bị đo nồng độ O2 trong H2 trạm điện phân 65
Trang 51 MỤC ĐÍCH
1.1 Để phù hợp đáp ứng được những tiến bộ kỹ thuật và thiết bị mới, công nghệ mới đưa vào sản xuất, thay thế thiết bị cũ nên phải soạn thảo bổ sung quy trình cho phù hợp công nghệ mới, thiết bị mới
1.2 Cắt bớt, loại bỏ những phần quy trình mà công nghệ đã bỏ không sử dụng tới, hoặc đã được thay thế thiết bị công nghệ mới
1.3 Chuyển đổi các cụm từ, câu chữ, niên hiệu cho phù hợp với mô hình quản lý kinh tế mới của Phân xưởng Vận hành Điện - Kiểm nhiệt và Công ty
cổ phần nhiệt điện Phả Lại
1.4 Chỉnh sửa một số câu chữ, nội dung để tăng thêm tính chặt chẽ, dễ hiểu; bổ sung thêm một số nội dung cho quy trình
2 PHẠM VI SỬ DỤNG
2.1 Quy trình này áp dụng bắt buộc đối với các phân xưởng, phòng ban, các cá nhân trong Công ty Cổ phần Nhiệt điện Phả Lại khi tiến hành các công việc tại thiết bị liên quan đến các thiết bị đo nhiệt độ, phân tích đại lượng cơ
trong dây chuyền 1 mà Phân xưởng Vận hành Điện - Kiểm nhiệt và Phân
xưởng Vận hành 1 quản lý
2.2 Quy trình này cũng áp dụng bắt buộc đối với các đơn vị bên ngoài Công ty Cổ phần Nhiệt điện Phả Lại đến thực hiện các công việc tại thiết bị liên quan đến các hệ thống đo nhiệt độ , phân tích đại lượng cơ trong dây
chuyền 1 mà Phân xưởng Vận hành Điện - Kiểm nhiệt và Phân xưởng Vận
hành 1 quản lý
3 CÁC TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- TCVN ISO 9001: 2000;
- Sổ tay chất lượng;
- Dựa vào quy trình tái xuất bản tháng 1 năm 2003
- Quy trình vận hành các thiết bị phân tích nồng độ Hyđrô
- Quy định thể thức trình bày văn bản trong Công ty cổ phần nhiệt điện Phả Lại mã số QĐ-01-01 ban hành ngày 30 tháng 11 năm 2007 của Công ty
cổ phần nhiệt điện Phả Lại
Trang 64 ĐỊNH NGHĨA (Không áp dụng)
5 TRÁCH NHIỆM
Phó Tổng Giám đốc kỹ thuật, Quản đốc, Phó Quản đốc, Kỹ thuật viên phân xưởng Vận hành Điện-Kiểm nhiệt và Vận hành 1 phải nắm vững, đôn đốc công nhân trong đơn vị phải thực hiện nghiêm chỉnh quy trình này
Trưởng, Phó phòng kỹ thuật sản xuất, kỹ thuật an toàn của Công ty cùng cán bộ kỹ thuật, phòng kỹ thuật phụ trách khối lò hơi và tua bin phải nắm vững, đôn đốc chỉ đạo công nhân, kiểm tra thực hiện
Trưởng ca thuộc dây chuyền 1, Trưởng kíp Phân xưởng Vận hành Điện -Kiểm nhiệt và Phân xưởng Vận hành 1 phải nắm vững chỉ đạo, đôn đốc và bắt buộc các chức danh dưới quyền mình phải thực hiện nghiêm chỉnh quy trình này
6 NỘI DUNG QUY TRÌNH
6.1 Những quy định chung
Quy trình này dùng cho nhân viên vận hành phân xưởng vận hành Điện – Kiểm nhiệt và nhân viên sửa chữa các thiết bị đo nhiệt độ phân tích, đại lượng cơ và cũng dùng cho nhân viên vận hành phân xưởng vận hành I
Trong quy trình có quy định nhiệm vụ của nhân viên vận hành phân xưởng vận hành Điện - Kiểm nhiệt và nhân viên sửa chữa khi tiến hành vận hành sửa chữa , bảo dưỡng các thiết bị kiểm tra nhiệt độ, giới thiệu đặc tính của thiết bị, thuyết minh sơ đồ của thiết bị và những hư hỏng thường gặp
6.2 Công dụng và khối lượng các thiết bị đo nhiệt độ
6.2.1 Kiểm tra nhiệt độ để đảm bảo cho thiết bị nhiệt lực làm việc tin cậy và an toàn
6.2.2 Ở dây chuyền I Công ty cổ phần nhiệt điện Phả Lại có kiểm tra nhiệt độ các bộ phận sau đây :
Nhiệt độ hơi sau lò, nhiệt độ kim loại thành ống bộ quá nhiệt, nhiệt độ khí thoát, nhiệt độ không khí lạnh và không khí nóng nhiệt độ các gối trục quạt gió, quạt khói, bơm cấp nước, bơm tuần hoàn, nước ngưng, nước cấp nhiệt độ kim loại ống dầu tua bin, nhiệt độ đồng và sắt của máy phát điện…
Trang 76.2.3 Kiểm tra nhiệt độ bằng các đồng hồ chỉ thị tự ghi và tín hiệu cảnh báo bằng đèn và chuông.
6.2.4 Khi thông số vi phạm quá mức cho phép thì thiết bị được cắt ra do bảo vệ công nghệ tác động
6.2.5 Để kiểm tra sự thay đổi của các thiết bị công nghệ có bố trí các đồng hồ sau
- Nhiệt kế thuỷ ngân
a) Nhiệt kế nhiệt điện TXA (K) và TXK(E)
b) Nhiệt kế điện trở kiểu TCM và TCΠ
6.3 Nguyên lý làm việc của các đồng hồ và thiết bị đo
6.3.1 Nhiệt kế thủy ngân
Nhiệt kế thủy ngân được sử dụng rộng rãi ở phòng thí nghiệm cũng như trong công nghiệp vì nó đơn giản độ chính xác đủ cao và giá thành thấp
Nguyên lý làm việc của nhiệt kế chất lỏng dựa vào hiện tượng giãn nở nhiệt của chất lỏng chứa trong nhiệt kế
Nhiệt kế thuỷ ngân kỹ thuật dùng để đo nhiệt độ từ – 300 C đến + 6000C
Về cấu tạo nhiệt kế có thể có hình dạng thẳng hoặc uốn góc chữ L(góc 900) phần dưới có độ dài khác nhau từ 66 mm đến 2000mm
Để bảo vệ khỏi hư hỏng về cơ khí nhiệt kế được lắp trong vỏ bảo vệ
Trang 8Không cho phép vận hành nhiệt kế không có vỏ bảo vệ.
6.3.2 Nhiệt kế áp lực chỉ thị TПГ- CK
Nhiệt kế dùng để đo nhiệt độ chất lỏng và chất khí, thống kê các chỉ số
ở các thiết bị công nghiệp và điều khiển các mạch điện nhờ thiết bị tín hiệu.Nguyên lý làm việc của nhiệt kế dựa vào sự phụ thuộc áp suất chứa bên trong nhiệt kế và nhiệt độ môi trường đó
Khi thay nhiệt kế phải chú ý đến ký hiệu ở đuôi của nó có ghi :
Ống mao đã qua nhiệt kế cần phải chèn vào móc hay cố định bằng vòng
có đường kính uốn cong không nhỏ hơn 50mm Độ dài còn dư thừa của ống mao dẫn phải cuộn thành cuộn dây có đường kính không nhỏ hơn 200mm và buộc 3 điểm trên cuộn
6.3.3 Nhiệt kế nhiệt điện
Phương pháp nhiệt điện đo nhiệt độ dựa vào sự phụ thuộc của sức điện động của nhiệt kế nhiệt điện vào nhiệt độ
Nguyên lý phát sinh sức điện động này dựa trên hiện tượng tồn tại các điện tử tự do trong kim loại Trong các kim loại khác nhau mật độ các điện tử
tự do (số các điện tử trong một đơn vị thể tích) không giống nhau
Bởi vậy ở chỗ tiếp xúc của hai kim loại khác nhau thì các điện tử tự do khuyếch tán từ điện cực này sang điện cực khác Vì mật độ của các điện tử tự
do cũng phụ thuộc vào nhiệt độ của mỗi kim loại, cho nên sức điện động phát
Trang 9sinh ra ở các đầu điện cực tự do càng lớn khi hiệu nhiệt độ của đầu nóng với đầu lạnh càng cao.
Ở công ty cổ phần nhiệt điện Phả Lại dùng điện cực nhiệt điện là loại
XA (crôm - nhôm) và XK (crôm - hợp kim côpen) Trong đó crôm luôn luôn
là cực dương, còn nhôm và côpen là cực âm
Nhiệt ngẫu loại crôm - nhôm (TKA) dùng để đo nhiệt độ trong dải từ –
200 đến +10000C còn nếu đo thời gian ngắn thì có thể đo đến +13000C
Nhiệt ngẫu loại crôm – côpen (TXK) dùng để đo nhiệt độ
Trong dải từ – 2000C đến 6000C
Còn nếu đo trong thời gian ngắn thì có thể đo đến + 8000C
Điện cực của nhiệt kế điện TXA - 0515 và TXK - 0515 chế tạo từ dây có đường kính 1,2mm được bọc cách điện bằng sứ suốt chiều dài của nó
Để đảm bảo bền chắc, giữa điện cực cách điện và thành bên trong của vỏ ống có chèn bằng bột sứ khô và ống vỏ có tráng một lớp êpôcsi Đầu làm việc của nhiệt ngẫu cách ly với vỏ bảo vệ bằng đầu sứ
Ở công ty cổ phần nhiệt điện Phả Lại để kiểm tra chế độ nhiệt các phần của thiết bị (Ví dụ kim loại bao hơi, ống góp hơi quá nhiệt ống bộ quá nhiệt
và các điện cực ống dẫn hơi của lò hơi) người ta dùng nhiệt kế nhiệt điện bề mặt
Khi đo nhiệt độ của bề mặt thì phần tử nhạy cảm thu nhận phải tiếp xúc nhiệt tốt với bề mặt cần đo
Để giảm sai số do tản nhiệt đến mức thấp nhất nhiệt ngẫu lắp trên bề mặt của vật cần đo một độ dài không nhỏ hơn 150 - 200 lần đường kính của nó, còn đầu làm việc của nhiệt ngẫu thì kẹp bằng tấm kim loại làm bằng vật liệu cùng loại với vật cần đo
Nếu ống dẫn được bọc một lớp cách nhiệt thì nhiệt ngẫu phải bọc kín bằng lớp cách nhiệt dễ tháo ra được
6.3.4 Dây dẫn điện cực kéo dài
Khi đo nhiệt độ bằng nhiệt kế nhiệt điện trong điều kiện công nghiệp thì cần phải có số hiệu chỉnh nhiệt độ đầu lạnh
Trang 10Số hiệu chỉnh được tự động đưa vào gồm có:
Đầu lạnh của pin nhiệt cách xa bề mặt nóng của ống dẫn, của lò hơi v.v… và ở đó có thể đặt thiết bị đặc biệt để duy trì nhiệt độ đầu lạnh của nhiệt ngẫu không thay đổi hoặc thiết bị tự động tạo số hiệu chỉnh
Kéo dài điện cực của điện kế bằng dây dẫn điện cực mềm, nó được gọi là điện cực nhiệt điện hay dây bù, những dây dẫn cho XK làm bằng chính điện cực nhiệt điện, còn đối với XA thì sử dụng dây điện cực là đồng và hợp kim contantan Những dây điện cực kể trên trong khoảng nhiệt độ từ 0 ÷ 1000C sẽ tạo ra trong cặp dây này một cực điện dạng như nhiệt ngẫu
6.3.5 Thiết bị hộp bù nhiệt độ đầu lạnh (KT)
Thiết bị KT dùng để tự động bù sự thay đổi sức điện động của nhiệt ngẫu gây ra sai lệch nhiệt độ đầu lạnh nhiệt ngẫu so với khắc độ của nó t = 00C
Sơ đồ nguyên lý của KT đầu vào mạch nhiệt ngẫu milivôn nhiệt kế xem
ở hình 3 Trong sơ đồ này có dùng các ký hiệu sau :
AB - Nhiệt kế A1, B1 dây điện cực
t - Nhiệt độ đầu công tác của nhiệt ngẫu
t - Nhiệt độ chỗ nối điện cực nhiệt ngẫu với dây dẫn điện cực (dây bù)
t0 - Nhiệt độ đầu lạnh của nhiệt ngẫu, tức là chỗ nối dây dẫn điện cực (dây bù) với dây dẫn đồng (Cu)
RД: Điện trở măng gan bổ xung vào đường cấp điện của cầu kiểm tra
RY: Điện trở cân bằng măng gan để cho đủ điện trở ngoài của milivon M đến trị số đã cho là RBH, nó bao gồm tổng trị số điện trở của nhiệt ngẫu KT điện trở dây dẫn điện cực RT, dây dẫn đồng RCu Hộp bù KT là một cầu cân bằng trong đó 3 nhánh R1, R3, R4 làm bằng dây mang gan còn nhánh R1 làm bằng dây đồng
Cầu được cấp điện từ một nguồn ổn áp bên ngoài ở nhiệt độ 00C cầu được cân bằng và điện áp Uab ở các đầu ra ab bằng 0 còn sức điện động của nhiệt ngẫu tương ứng với trị số khắc độ E (t0, t) Khi nhiệt độ không khí xung quanh thay đổi thì nhiệt độ đầu lạnh nhiệt ngẫu cũng thay đổi, ví dụ đến trị số t’0 >t0, thì điện trở đồng R1 cũng tăng đến trị số R’1, do vậy làm mất cân bằng
Trang 11của cầu và ở các đầu dây a và b xuất hiện điện áp Uab, điện áp này bù lại sự thay đổi sức điện động của nhiệt ngẫu đến trị số.
Để kiểm tra hộp bù KT phải cắt điện và theo dõi dao động của kim đồng
hồ Nếu nhiệt độ chỗ lắp đặt hộp KT cao hơn 00C (còn đối với hộp bù KT-54 nếu cao hơn 200C) thì kim của đồng hồ chỉ về phía nhỏ hơn Điều đó chứng tỏ
độ lớn sai lệch phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường xung quanh hộp KT
6.3.6 Nhiệt điện trở
Nhiệt điện trở dùng để đo nhiệt độ trong khoảng từ – 500C ÷ + 7500C Hoạt động của nhiệt điện trở dựa vào tính chất của vật chất thay đổi điện trở theo nhiệt độ
Nhiệt điện trở bạch kim kỹ thuật TCП dùng để đo nhiệt độ từ – 2000C đến 6500C TCП được chế tạo với các chỉ số điện trở định mức ở nhiệt độ 00C (R0) bằng 10, 46 và 100Ω nó có các khắc độ tương ứng là ГP20, ГP21 và ГP22
Nhiệt điện trở đồng loại TCM có thể dùng để đo nhiệt độ từ – 500C đến 1800C Về độ chính xác nó được chia làm hai cấp là 2 và 3
Trị số điện trở định mức ở 00C (R0) của nhiệt kế điện trở loại TCM bằng 53Ω và 100Ω tương ứng các khắc độ ГP-23 và ГP-24
Xác định nhiệt độ theo trị số điện trở cho trong bảng khắc độ, những bảng khắc độ này được lập riêng biệt cho từng loại nhiệt kế điện trở khác nhau (Xem chi tiết ở bảng quan hệ giữa điện trở và nhiệt độ)
6.3.7.Mi li vôn nhiệt kế (hình 3)
Milivôn điện từ được dùng để đo nhiệt độ, nó làm việc hợp bộ với nhiệt ngẫu
Trang 12Nguyên lý làm việc của milivôn dựa vào việc dùng lực tác động tương
hỗ giữa dòng một chiều của cuộn dây của khung đồng và từ trường nam châm vĩnh cửu tĩnh Lực tác động vào dây dẫn luôn luôn có hướng vuông góc với chiều của dòng điện và chiều của từ trường
Để xác định chiều của lực này ta thường sử dụng quy tắc bàn tay trái Hướng đường sức từ của dây dẫn có dòng điện chạy qua được xác định bằng quy tắc Buzan
Kiểm tra đồng hồ bằng điện thế xách tay ПП63
- Loại kích thước trung bình (KCΠ4)
Trong điện thế kế tự động, việc điều chỉnh điện áp bù để cân bằng sức điện động của nhiệt ngẫu không phải dịch chuyển điện trở trượt bằng tay mà
do tác động liên tục của bộ phận tự động
Điện thế kế tự động làm việc
Trên cơ sở phương pháp bù đo nhiệt độ
Điện áp bù sức điện động của nhiệt ngẫu là thế hiệu giữa hai điểm
Điện thế của một trong các điểm được xác định bằng vị trí con trượt của điện trở trượt, còn điện thế của điểm thứ hai phụ thuộc vào nhiệt độ đầu lạnh của nhiệt ngẫu
Trang 13Điều đó cho phép có thế tự động đưa số hiệu chỉnh vào thay đổi sức điện động của pin nhiệt điện gây ra do dao động điện động nhiệt độ đầu lạnh khác không.
Tự động tạo số hiệu chỉnh để bù trừ thay đổi nhiệt độ đầu lạnh của nhiệt ngẫu là do điện trở RM, nó nằm trực tiếp ở gần đầu lạnh của dây dẫn nhiệt điện nối nhiệt ngẫu với đồng hồ
Điện thế kế tự động chỉ thị được sử dụng rộng rãi trong thực tế kiểm tra công nghệ dùng một đồng hồ vận hành Nó được chế tạo thành hai loại là:
- KBП1: Mặt số hình trụ quay có chiều dài thang đo bằng 500mm
- KΠΠ1: Mặt số tĩnh phẳng có chiều dài thang đo bằng 300mm
Về cấu tạo đồng hồ được lắp theo sơ đồ khối Tức là gồm một số khối tiêu chuẩn, các khối này được chỉnh định riêng không phụ thuộc đồng hồ.Cách lắp như thế cho phép sử dụng các khối tiêu chuẩn khác nhau, lắp trên cùng một đế chúng để tạo thành nhiều loại đồng hồ có tính năng khác nhau và làm giảm nhẹ công việc sửa chữa và quản lý vận hành
Các điện thế kế loại KCП1 là loại chỉ thị và tự ghi một điểm cấp chính xác là 1
Độ dài của thang đo và chiều rộng cuả băng giấy là 100mm
Trang 14góc giữa của khung quay bằng 150 đến 200 có thể tạo ra thang đo hầu như tỷ
lệ thuận có góc tâm khoảng 800 đến 900 Khung của Logomet được đấu sao
để cho mômen quay của nó là MP và MP’ hướng ngược nhau Dây dẫn dòng điện đến khung dây là dây không có mô men làm bằng vàng nhỏ hay bằng sợi tóc lò so chế tạo bằng hợp kim đồng thau
Trong sơ đồ của Logomet, điện trở R1 và R6 là điện trở măng gan bổ xung, còn Rt điện trở nhiệt Theo hình vẽ ta thấy dòng từ nguồn cấp ở điểm
“a” phân nhánh và đi theo hai nhánh qua điện trở R1, khung RP và qua điện trở nhiệt Rt, điện trở R6 và khung RP’ ở “b” các nhánh tập trung lại và dòng tiếp tục đi theo một dây dẫn về nguồn cấp Khi có dòng điện II và II’ qua các khung dây RP và Rp’ thì nó tạo ra một từ trường Do tác động tương hỗ của
từ trường đó với từ trường của nam châm vĩnh cửu làm xuất hiện mô men quay tương ứng là MP và MP’ hướng ngược nhau
Nếu R1 + RP = R6 + RP’ + Rt thì II = II’ và bố trí khung RP và RP’ đối xứng so với các đầu cực thì mô men quay MP và MP’ bằng nhau
Nếu điện trở Rt tăng nên do nhiệt độ tăng thì mô men quay của khung
RP sẽ lớn hơn mô men quay của khung RP’ bởi vì II > II’ và phần động bắt đầu quay theo chiều kim đồng hồ, tức là quay theo hướng mômen MP Khi đó khung RP có mô men lớn hơn từ trường yếu hơn và làm momen nó giảm đi Ngược lại mômen khung RP sẽ tăng lên cuối cùng MP = MP’ ở một góc quay xác định Kim gắn trên một trục với RP nó quay lệch đi một góc sẽ chỉ một trị
số nào đó phụ thuộc vào nhiệt độ
Thứ tự làm việc:
Thiết bị thuộc hệ điện từ cấp chính xác 1,5
Sau khi lắp xong cần phải điều chỉnh và kiểm tra việc lắp ráp đúng và thiết bị còn tốt
Để điều chỉnh càcn phải dùng tua vít vặn vít chỉnh ngược chiều kim đồng hồ đặt nó ở vạch “0” của đồng hồ (ở đồng hồ đã chỉnh rãnh then đặt ở vạch “APP”)
Kiểm tra lắp ráp đúng và làm việc tốt của Lôgomét như sau:
Trước khi đóng nguồn cấp điện thì cho nối ngắn mạch đường dây dẫn ở hai đầu của nhiệt điện trở, còn dây đấu vào đầu 3 của Lôgomét đưa sang đầu
Trang 15“I” sau đó đóng điện cho đồng hồ, khi đó kim của Lôgomét cần phải chỉ vào vạch đo kiểm tra với sai số không quá ± 2 mm.
6.3.10.3 Nguyên lý làm việc của đồng hồ như sau:
Mạch đo của đồng hồ là mạch cầu cân bằng Điện trở nhiệt được đấu vào một trong các nhánh cầu, trị số điện trở đó phụ thuộc vào nhiệt độ
- Tự động cân bằng mạch cầu như sau:
Thay đổi nhiệt độ làm thay đổi điện trở và nó làm mất trạng thái cân bằng của mạch cầu Trên đường chéo đo của cầu xuất hiện điện áp mất cân bằng, điện áp này được bộ khuyếch đại làm nhiệm vụ khuyếch đại lên để chỉ báo
Ở đầu ra của bộ khuếch đại có đấu động cơ điện cân bằng, động cơ làm
xê dịch thanh trượt theo điện trở trượt cho đến khi khôi phục lại cân bằng trong mạch cầu đó
Về mỗi vị trí xác định của thanh trượt tương ứng với một trị số nhất định của nhiệt điện trở làm cho mạch cầu cân bằng mà thanh trượt được nối với kim, nên ở mỗi thời điểm cân bằng kim sẽ chỉ trị số đại lượng đo trên thang đo
6.3.10.4 Để kiểm tra chỉ thị của đồng hồ ta dùng hộp điện trở
Hộp điện trở là một bộ các điện trở bằng dây măng gan
Trang 166.3.10.5 Nhiệt điện trở nối đến đầu dây của đồng hồ bằng dây đồng đặt trong ống thép có tiếp đất và cách ly với dây dẫn lực.
Dây dẫn không được cuộn thành vòng và cố gắng tránh đi qúa gần nguồn điện lớn của điện trường xoay chiều
6.3.10.6 Để giảm ảnh hưởng của sự thay đổi điện trở dây dẫn việc nối nhiệt điện trở với đồng hồ nhiệt độ phải thực hiện theo sơ đồ 3 dây
6.3.10.7 Khi khắc độ đồng hồ KПM1 ta lấy điện trở của mỗi dây dẫn đến đầu 2A và 2B phải bằng 2,5Ω
Bởi vậy khi đấu nhiệt điện trở cần phảỉ bổ xung đủ điện trở dây dẫn kế trên bằng cuộn điện trở R1 và R2 được bố trí ở bảng đầu dây đấu đát trích (Điện trở của mỗi cuộn R1 và R2 bằng 2,5Ω )
6.3.11 Các đồng hồ hiện thị số
6.3.11.1 Nguyên lý hoạt động
Hệ thống các đồng hồ đo nhiệt độ hiện thị số bao gồm:
- Các đồng hồ hiện thị số (Honeywell, siemen, ABB) nhận tín hiệu đầu vào là tín hiệu dòng 0-20mA, tín hiệu áp mV, tín hiệu nhiệt điện trở RTD qua các bộ chuyển đổi hiện thị thông số đo nhiệt độ trên bảng hiện thị số
- Các đầu đo nhiệt sử dụng bao gồm loại can nhiệt loại E (theo ký hiệu của Liên Xô cũ là TXK), loại K (theo ký hiệu của Liên Xô cũ là TXA) và các nhiệt điện trở TCΠ-100
- Tại hộp nối của các điểm đo sẽ có các Transmitter làm nhiệm vụ chuyển đổi tín hiệu dạng mV và từ can nhiệt thành tín hiệu dòng điện (4-20mA) dùng để truyền qua hệ thống cáp tín hiệu về đồng hồ nhằm đảm bảo tín hiệu khi truyền không bị ảnh hưởng bởi nhiễu của môi trường
- Tại vị trí lắp đặt đồng hồ có bố trí các bộ chuyển đổi điện áp 220VAC sang điện áp 24VDC cung cấp nguồn cho các Transmitter
6.4 Những hư hỏng thường gặp và cách khắc phục
Trang 17Giảm độ nhạy (dao
động) lớn và giảm
tốc độ chuyển động
của con trượt
- Độ nhảy nhỏ quá
- Ảnh hưởng nhiều đến thiết
bị Không có tiếp đất của dồng hồ
- Tăng độ nhạy bộ khuếch đại
- Kiểm tra lớp màng ngăn nhiễu của dây dẫn từ đát trích và tiếp địa của đồng hồ
Mất độ nhạy an toàn - Cuộn dây đảo chiều của
động cơ bị ngắn mạch với vỏ
- Đứt dây dẫn từ đát trích đến hàng đấu dây ra ngoài
- Đứt cuộn dây đảo chiều của động cơ
- Thay dây kéo
- Thay bộ khuếch đại
- Con trượt (kim)
- Đứt dây dẫn từ đát trích đến đầu hàng kép nối dây ngoài
- Đấu nhầm dây dẫn từ đát trích để hàng đầu kẹp nối dây bên ngoài
- Điều chỉnh cho đồng
hồ ổn định bằng cái điều chỉnh phản hồi
- Tiếp xúc sâu trong mạch đo
- Rửa điện trở trượt và các tiếp điểm bằng xăng sạch
- Làm cho tiếp xúc tốt
Trang 18không êm, bị giật
cục
6.5 Cấp điện cho các đồng hồ đo nhiệt độ
6.5.1 Cấp điện cho đồng hồ điện áp ≈ 220V
6.5.2 Nguồn cấp xoay chiều 220V theo hai đường dây từ PYCH 0,4kV đưa vào ABP cấp cho đồng hồ đưa vào bảng N18 – 0E
6.5.3 Ở bảng 18 – 0E bố trí các áp tô mát :
SF1 - Đường vào cấp điện chung
SF2 - Cấp điện cho biến áp 220/12V
SF3 - Cấp cho bảng phụ (bên trái bàn điều khiển)
SF4 - Cấp cho các bảng mạch thao tác
SF5 ÷ SF9: Cấp cho các bảng không thao tác
6.5.4 Cấp điện cho mỗi bảng từ thanh cái cấp điện qua AП - áp tô mát.6.5.5 Khi mất nguồn xoay chiều 220V vào thiết bị đo lường sẽ có tín hiệu báo
6.5.6 Cắt và đóng điện vào mỗi đồng hồ riêng bằng đầu kẹp ở bảng đồng hồ
6.6 Biện pháp an toàn khi vận hành thiết bị đo nhiệt độ
6.6.1 Nhân viên phân xưởng vận hành Điện - Kiểm nhiệt
Trông nom vận hành thiết bị kiểm nhiệt phải được học biện pháp an toàn làm việc và định kỳ kiểm tra qui phạm an toàn khi vận hành các thiết bị tự động nhiệt đo lường và bảo vệ nhiệt
6.6.2 Sửa chữa các thiết bị nằm trong mạch bảo vệ công nghệ cần phải theo chế độ phiếu công tác
Trang 196.6.3 Chỉ được kiểm tra cách điện của cáp khi đã cắt điện Trước khi dùng mêgôm để đo cách điện phải kiểm tra để tin chắc rằng không còn người làm việc ở phần thiết bị mà mêgôm đấu vào và áp dụng biện pháp cần thiết để phòng người làm việc bên cạnh vô tình va chạm vào phần đang thử như: cho người giám sát, đặt rào chắn.
Kiểm tra cách điện của cáp bằng mêgôm xong cần phải phóng điện trong cáp xuống đất
6.6.4 Khi kiểm tra sửa chữa các điểm kiểm tra nhiệt độ phải thận trọng kiểm tra xem có nhiện liệu cháy dở bị khói mang theo không (đặc biệt là ở chỗ góc chết) nhiên liệu cháy dở có thể gây ra bỏng hoặc ngộ độc do CO2 Nếu
có phải dọn sạch ngay
6.6.5 Khi kiểm tra, hiệu chỉnh, sửa chữa các ô của kiểm tra nhiệt độ ở đường khói phải có 2 người trở lên trong đó một người ở ngoài để liên tục theo dõi người đang làm trong đường khói
6.6.6 Nhiệt kế thủy ngân lắp ở vị trí công tác phải có vỏ kim loại bảo vệ Cấm giữ những nhiệt kế vỡ ở nơi làm việc
Nếu phát hiện thấy có thủy ngân dù là ít rơi ra chỗ làm việc, người thấy thủy ngân rơi ra cần phải báo ngay cho người có trách nhiệm áp dụng biện pháp xử lý kịp thời
6.6.7 Việc khoét các điểm đo ở đường ống dẫn và bình chịu áp lực, việc lắp đặt đế cắm nhiệt ngẫu điện trở nhiệt phải do nhân viên phân xưởng công nghệ thực hiện dưới sự giám sát của đại diện phân xưởng vận hành Điện –Kiểm nhiệt Việc thay thế hiệu chỉnh nhiệt ngẫu bố trí ở chỗ khó làm mà nhiệt
độ từ 50C ÷ 600C phải có hai người trở lên
Cấm làm việc ở những chỗ có nhiệt độ cao hơn 600C
6.6.8 Khi làm việc ở thiết bị của phân xưởng vận hành Điện - Kiểm nhiệt gần với các màng phòng nổ cửa chui cửa kiểm tra của lò và hệ thống nghiền than các mối nối mặt bích và van ống, cần phải đặc biệt cẩn thận cũng như ở gần bích nối, van của đường ống dẫn, van an toàn cửa chui, cửa nhìn của hệ thống chế biến bột than và hướng khói của lò, nếu như công việc vận hành thiết bị không đòi hỏi phải đến gần
6.6.9 Không được mở lắp sau của nhiệt kế áp lực khi chưa cắt điện
Trang 206.7 Quản lý, theo dõi các thiết bị đo nhiệt độ
6.7.1 Những điều qui định chung
6.7.1.1 Các thiết bị đo nhiệt độ phải đảm bảo kiểm tra được trạng thái thiết bị cơ nhiệt, độ tin cậy và tính kinh tế của chúng
6.7.1.2 Tất cả các thiết bị đo nhiệt độ phải duy trì ở trạng thái luôn luôn tốt và vận hành liên tục
6.7.1.3 Thiết bị đo nhiệt độ phải có nguồn điện dự phòng và phải có tín hiệu đến chuông kiểm tra có điện
6.7.1.4 Phải định kỳ kiểm tra sự làm việc của thiết bị tự động đóng nguồn dự phòng (ABP)
6.7.1.5 Việc kiểm tra điện trở cách điện của các đường dây đồng hồ đo nhiệt độ phải được tiến hành theo lịch
6.7.1.6 Cấm dùng chung mạch đo lường nhiệt độ với mạch lực và mạch điều khiển trong một cáp
6.7.1.7 Các chỗ cáp qua tường qua vách ngăn và các đầu vào bảng điều khiển phải được chèn kín
6.7.1.8 Thiết bị lắp ở bảng, ở bàn điều khiển và lắp tại chỗ các bộ biến
đo nhất thứ và các đầu kẹp phải có biển treo ghi rõ tên và công dụng Các bảng hoặc hộp đấu trung gian, từ hộp cáp phải đánh số hiệu
6.7.1.9 Các bộ biến đo nhất thứ và các cơ cấu chấp hành phải được bảo
6.7.1.12 Phân xưởng vận hành Điện – Kiểm nhiệt chịu trách nhiệm quản
lý kỹ thuật và sửa chữa những hư hỏng nhỏ
Trang 216.7.1.13 Thiết bị đo nhiệt độ phải định kỳ kiểm tra theo phương pháp và quy trình hiện hành, theo lịch mà đã được Phó tổng giám đốc vận hành Công
ty phê duyệt
6.7.1.14 Cấm tiến hành sửa chữa hoặc hiệu chỉnh thiết bị đo nhiệt độ đang làm việc trong mạch bảo vệ công nghệ
6.7.1.15 Thiết bị đo nhiệt độ nằm trong mạch bảo vệ công nghệ cần phải
có dấu hiệu bên ngoài khác biệt Trên thang đo của đồng hồ cần phải đánh dấu trị số đặt tác động bảo vệ
6.7.1.16 Thiết bị bảo vệ có bộ phận để thay đổi trị số đặt thì cần phải kẹp chì ( trừ đồng hồ tự ghi ) Chỉ có nhân viên phân xưởng vận hành Điện –Kiểm nhiệt được phép thao tác kẹp chì
6.7.1.17 Chỉ được phép tháo kẹp chì khi đã cắt bảo vệ
6.7.2 Quy định phục vụ thiết bị trong vận hành
6.7.2.1 Quản lý vận hành thiết bị đo nhiệt độ và đát trích thuộc về trách nhiệm của nhân viên phân xưởng vận hành Điện – Kiểm nhiệt
6.7.2.2 Nhân viên trực được phép vận hành thiết bị đo nhiệt độ sau khi
đã qua học chuyên môn và kiểm tra kiến thức trong đó có kiến thức hiểu biết quy trình này
6.7.2.3 Khi thiết bị công nghệ làm việc nhân viên trực phải theo dõi cho thiết bị đo nhiệt độ chỉ thị đúng Trường hợp phát hiện thấy hư hỏng phải xử
lý ngay
6.7.2.4 Cấm nhân viên trực của phân xưởng công nghệ xâm phạm vào
sự làm việc của thiết bị đo nhiệt độ
6.7.2.5 Nhân viên trực của phân xưởng vận hành Điện – Kiểm nhiệt phải duy trì cho thiết bị đo nhiệt độ ở trạng thái làm việc tốt, kiểm tra, đưa ra sửa chữa và đưa nó vào làm việc sau khi sửa chữa
6.7.2.6 Khi kiểm tra và sửa chữa thiết bị đo nhiệt độ ở thiết bị đang vận hành phải được phép của nhân viên vận hành phân xưởng có thiết bị Phải theo đúng quy định cho phép làm việc ở thiết bị đang vận hành
Trang 226.7.2.7 Tuyệt đối cấm nhân viên trực vận hành và sửa chữa thay đổi trị
số đặt của bảo vệ công nghệ, liên động và tín hiệu Cấm can thiệp vào sự làm việc của bảo vệ và liên động
6.7.2.8 Khi xuất hiện tín hiệu “Hư hỏng đồng hồ bảo vệ ” nhân viên trực phân xưởng vận hành I có nhiệm vụ báo ngay cho nhân viên trực của phân xưởng vận hành Điện – Kiểm nhiệt biết
6.7.2.9 Khi đi kiểm tra trạng thái của thiết bị nếu thấy giấy tự ghi hết phải thay ngay, theo dõi chất lượng ghi trên giấy Trường hợp cần thiết phải thay kim ghi hay tra thêm mực ghi
6.8 Giới thiệu chung về phương pháp đo độ rung gối trục tua bin máy phát
6.8.1 Giới thiệu tổng quan hệ thống đo độ rung của tổ hợp tua bin máy phát
Để đảm bảo và giám sát chặt chẽ cho các gối trục tua bin máy phát điện với hiệu quả tối đa tránh các gây sự cố hỏng các gối trục cũng như các thiết bị của tua bin máy phát người ta đã lắp đặt hệ thống đo độ rung gối trục tua bin máy phát Hiện nay ở dây truyền I Công ty cổ phần nhiệt điện Phả Lại sử dụng lắp đặt tổ hợp đo độ rung gối trục tua bin máy phát gồm có các thiết bị chính sau:
Sen sơ cảm biến tín hiệu độ rung các gối trục tua bin máy phát do hãng IMV nhật bản sản xuất với mô đen VP-3354D
Bộ xử lý trung tâm IMV do hãng IMV nhật bản sản xuất với mô đen VM9201/12 với chức năng xử lý các tín hiệu từ sen sơ truyền về và đưa tín hiệu hiển thị và đưa tín hiệu cảnh báo đèn âm thanh khi thông số đo độ rung
vi phạm quá trị số cho phép
Bộ hiển thị ký tự số OMRON – INDKATOR do hãng IMV nhật bản sản xuất với mô đen OMI.12/4 –20
Khối nguồn cung cấp nguồn xoay chiều từ 85 đến 264 tần số 47- 66Hz
Bộ tự ghi do mỹ chế tạo theo mô đen DPR-180
6.8.2 Giới thiệu về lắp dặt các sen sơ của tổ hợp
Trang 23Bộ biến đổi rung được áp dụng phương pháp đo tốc độ rung cơ cấu đo theo kiểu biến đổi Bộ biến đổi áp điện lá rung khống chế và biến đổi rung trong tín hiệu điện Thành phần của bộ biến đổi rung là đát trích rung Đát trích rung là bộ biến đổi rung kép gồm 2 bộ biến đổi rung đơn ghép với nhau Một bộ được bố trí đo phương rung đứng, còn bộ kia dùng để bố trí rung theo phương nằm ngang Hai bộ này được đặt vuông góc với nhau một góc 900 tạo thành một bộ biến đổi rung Bộ này được gắn chặt với gối trục của tổ hợp nhờ
4 bu lông tạo thành một khối Khi tua bin và máy phát làm việc thì có sự rung động của gối trục Tín hiệu rung này ép lên tấm áp điện sinh ra một tín hiệu điện (tín hiệu lúc này là µV ) tín hiêu này tỷ lệ với gia tốc lực quán tính tác dụng vào tấm áp điện Tín hiệu độ rung biến đổi thành tín hiệu điện (tín hiệu này có dạng sóng) tín hiệu này được truyền về khối điều khiển trung tâm Trong hệ thốngđo độ rung ở các gối trục tua bin và máy phát điện được lắp đặt gồm có 6 bộ sen sơ trên các gối trục như hình vẽ
Biểu đồ quan hệ giữa giới hạn đo và tần số như hình vẽ
Hình 6.1 Sơ đồ đấu dây của Sen sơ
6.8.3 Giới thiệu bộ sử lý trung tâm VM-9201/12
Hệ thống điều khiển rung theo mô đun VM9201/12 được thiết kế để đo lường các thông số về độ rung ở gối tuabin và máy phát điện Phát hiện các
Z
Đen
Xanh
Trang 24hiện tượng không bình thường khi độ rung của các gối trục tăng cao quá trị số cho phép bộ điều khiển trung tâm sẽ đưa tín hiệu cảnh báo âm thanh, đèn táp
lô báo sáng trong thời gian nhanh nhất Bao gồm 12 khối để đo thành phần hai phương Y (đứng), Z (ngang) của 6 gối trục tua bin máy phát mỗi khối là một bộ khuếch đại bao gồm:
- CH1 là khối khuếch đại tín hiệu độ rung phương Y (đứng) gối số 1
- CH2 là khối khuếch đại tín hiệu độ rung phương Z (ngang) gối số 1
- CH3 là khối khuếch đại tín hiệu độ rung phương Y (đứng) gối số 2
- CH4 là khối khuếch đại tín hiệu độ rung phương Z (ngang) gối số 2
- CH5 là khối khuếch đại tín hiệu độ rung phương Y (đứng) gối số 3
- CH6 là khối khuếch đại tín hiệu độ rung phương Z (ngang) gối số 3
- CH7 là khối khuếch đại tín hiệu độ rung phương Y (đứng) gối số 4
- CH8 là khối khuếch đại tín hiệu độ rung phương Z (ngang) gối số 4
- CH9 là khối khuếch đại tín hiệu độ rung phương Y (đứng) gối số 5
- CH10 là khối khuếch đại tín hiệu độ rung phương Z (ngang) gối số 5
- CH11 là khối khuếch đại tín hiệu độ rung phương Y (đứng) gối số 6
- CH12 là khối khuếch đại tín hiệu độ rung phương Z (ngang) gối số 6
Vị trí lắp đặt bộ sử lý trung tâm tại phòng điều khiển của các khối Bộ VM9201/12 có nhiệm vụ nhận tín hiệu từ bộ sen sơ đưa về bằng đường cáp
có tiết diện 4x1,5mm, loại cáp này có màng chắn kim loại dùng để chống nhiễu Tín hiệu được đưa về bộ xử lý ở dạng sóng xoay chiều đưa tới bộ nhận tín hiệu rồi đưa qua bộ bù tần số, bộ lọc tần số cao rồi đưa sang bộ lọc tần số thấp đưa qua khối điều chỉnh dải đo qua bộ giá trị tốc độ rung bộ biến đổi một chiều rồi qua bộ điều chỉnh khoảng và điều chỉnh rải đo với tín hiệu ra là dòng quy chuẩn từ 4-20mA (1-5V) sau khi qua các tầng khuyếch đại tín hiệu trên, nó cho ta được kết quả số chỉ độ rung trên bộ xử lý Ngoài ra còn cung cấp tín hiệu chuẩn từ 4-20mA (1÷5V) để đưa tới bộ hiển thị tự số OMRON và cung cấp cho đồng hồ tự ghi Ngoài ra trong bộ điều khiển trung tâm còn có
hệ thống rơ le cảnh báo khi thông số độ rung của các gối trục nào đó vượt quá
Trang 25trị số cho phép mạch rơ le sẽ làm việc cung cấp tín hiệu cho mạch báo động (chuông kêu và đèn báo).
Giá trị rung tăng cao là µm
- Đèn báo lỗi PU hiển thị LED (Xanh)
- Đèn báo lỗi hệ thống FAT đèn LED (Vàng)
Bảng hiển thị số đo (µmPP)
Điều chỉnh đặt chuông
6.8.4 Vị trí lắp dặt bộ tự ghi Honey Well - Recorder
Đồng hồ tự ghi cũng được lắp cùng với bộ lý trung tâm điều khiển với
12 điểm đo cho các phương đứng và phương ngang của 6 gối trục tua bin máy phát Nhiệm vụ của bộ tự ghi là nhận tín hiệu từ bộ điều khiển với 12 điểm đo với điện áp từ 1-5V một chiều và 4-20mA được cung cấp tù cửa ra 2 đưa tới đồng hồ Đồng hồ có nhiệm vụ là ghi lại trị số mà tín hiệu từ bộ trung tâm đưa tới thực hiện bằng chỉ số trên màn hình đồng hồ và ghi lại thông số rung trên
Trang 26giấy cuộn hay giấy gấp Giúp cho vận hành biết được thời gian khi trị số rung thay đổi, khi báo động sự cố
6.8.5 Vị trí lắp đặt bộ hiển thị ký tự số OMRON
Bộ hiển thị ký tự số OMRON được lắp đặt bảng 7aS (bảng quì) Nhiệm
vụ của bộ OMRON là nhận tín hiệu dòng chuẩn từ 4-20mA từ bộ điều khiển trung tâm cấp đến với tín hiệu là 12 kênh từ CH1, CH2, CH3, CH4, CH5, CH6, CH7, CH8, CH9, CH10, CH11, CH12 Trên mặt bộ hiển thị số có màn hình với đèn LED là số, hiển thị số chỉ µm, cho ta biết trị số Đồng hồ có thể làm việc ở hai chế độ chế dộ tự động chuyển điểm khi đó bộ quét báo từng điểm ta đọc trên màn hình thấy được trị số điểm đó với độ rung µm Chế độ bằng tay thực hiện chế độ kiểm tra từng điểm một mà không cần bộ tự động quét Khi đó muốn cần xem điểm đo nào ta chuyển về điểm đó và đèn sáng
ta sẽ đọc được thông số của điểm đó
6.8.6 Vị trí lắp đặt khối nguồn cung cấp
Khối nguồn cung cấp cho các bộ sử lý trung tâm, bộ tự ghi Honey Well
và bộ ký tự số OMRON.Nguồn cấp là nguồn xoay chiều 85-264V với tần số
47 - 66HZ Ngoài ra còn cung cấp nguồn cho hệ thống báo động mạch giúp cho nhân viên vận hành biết khi trị số rung tăng cao, khi đó chuông kêu đền sáng
6.8.7 Hệ thống cảnh báo: Có chức năng cảnh báo cho người công nhân vận hành công nghệ biết khi có sự tăng cao của bất kỳ phương đứng hay ngang của gối nào đó trong các gối trục tua bin máy phát Trong khối xử lý trung tâm
Hình 6.2 Sơ đồ khối của thiết bị đo độ rung
Trang 27Trong đó :
1 Sen sơ đo độ rung gối trục VP-3354D gốm có 6 bộ
2 Bộ xử lý trung tâm đo độ rung VM 9201/12 bao gồm 12 bộ
3 Đồng hồ Honey Well đo độ rung DPR 180 gồm có 1 đồng hồ đo
4 Đồng hồ OMROM đo độ rung OMI-12/4-20 gồm có 1 đồng hồ đo
5 Khối nguồn cung cấp nguồn cho các khối 2,3,4,6 bao gồm 1 khối
6 Hệ thống cảnh báo sự cố
6.8.8 Sơ đồ lắp đặt hệ thống đo độ rung gối trục tua bin máy phát
Thuyết minh gối số 1
Đát trích sen sơ số 1 được lắp đặt tại gối số 1 trước xy lanh cao áp sau tầng điều chỉnh gồm 2 thành phần: Một thành phần đo phương rung đứng Z; một thành phần đo rung hướng nằm ngang là Y Cáp đấu nối từ Sensor Tới hộp CK được sử dụng loại cáp chống nhiễu, cáp mềm nhiều sợi có tiết diện 0.5x4 có chiều dài 5m được lồng vào ống ruột gà để bảo vệ cáp không bị va đập hay bị chạm chập
1
2
3
4
56
Trang 28- Đo phương Y gồm dây màu trắng và dây màu đen.
- Đo phương Z gồm dây màu xanh và dây màu đen (Dây màu đen được làm từ dây chung cho cả hai phương)
Có ký hiệu đầu bót là 1-1; 1-2; 1-3 được đấu nối tới hộp CK1 Từ hộp CK1 được sử dụng loại cáp chống nhiễu 4x1.5mm có chiều dài sợi cáp L=120m; sợi cáp này được bảo vệ bằng ống thép có đường kính phi 25x3 Cáp được sử dụng là loại cáp có màng kim loại để chống nhiễu Màng chắn này được đấu chung với nhau, được đấu với vỏ của thiết bị và được đấu với đất Sợi cáp được bảo vệ trong ống thép từ hộp CK tới máng cáp Sợi cáp này
có 4 ruột trong đó ta sử dụng 3 ruột còn ruột thứ tư dùng để dự phòng Ba sợi được đầu vào hộp CK1 và đầu phái bên kia được đưa về tủ đo độ rung gối trục đều được mang các đầu bót theo quy định 1-1, 1-2, 1-3 Phía bên kia của hàng kẹp tại tủ đo độ rung được đấu vào cáp và đưa và đưa tới bộ khuyếch đại CH1, CH2 bằng giắc cắm kênh 1 và kênh đo độ rung của gối số 1 Tín hiệu đầu vào được đưa tới bộ trong khối khuếch đại Khối khuếch đại có bộ hiển thị bằng đèn LED ba số hiển thị cho ta biết trị số Tín hiệu ra của khối khuếch đại được qui chuẩn thành dòng điện từ 4-20mA (1-5V) Tín hiệu này được đưa ra hai cửa: cửa ra 1 và cửa ra 2 Trên thực tế ta chỉ dùng cửa ra số 2 với dòng qui chuẩn từ 4-20mA (1-5V) được đưa tới đồng hồ tự ghi DPR-180 và đồng hồ hiển thị OMRON để giúp cho nhân viên trực ban biết và ghi lại thông
số mà gối trục tua bin máy phát
Tín hiệu từ CH1, CH2 của bộ xử lý trung tâm được đưa tới đồng hồ OMRON qua các dây:
- Dây màu đỏ ở vị trí số 6 của CH1 được đưa tới kênh 1 của OMRON
- Dây màu đỏ ở vị trí số 6 của CH2 được đưa tới kênh 2 của OMRON
- Dây màu đỏ ở vị trí số 23 của CH1, CH2 được đưa tới vị trí 81 và 82 của OMRON (dây chung)
Tín hiệu từ khối xử lý trung tâm đưa tới đồng hồ tự ghi HoneyWell có hai dây là dây dương và dây âm
- Dây màu đen ở vị trí số 5 của CH1 ở khối xử lý trung tâm được đưa tới
vị trí dương của CH1 ở đồng hồ tự ghi
- Dây màu trắng ở vị trí số 22 của CH1 ở khối xử lý trung tâm được đưa tới vị trí âm của CH1 ở đồng hồ tự ghi
Trang 29- Dây màu đen ở vị trí số 5 của CH2 ở khối xử lý trung tâm được đưa tới
vị trí dương của CH2 ở đồng hồ tự ghi
- Dây màu trắng ở vị trí số 22 của CH2 ở khối xử lý trung tâm được đưa tới vị trí âm của CH2 ở đồng hồ tự ghi
- Dây màu vàng ở vị trí số 7 của CH1 và CH2 của các bộ khuếch đại được đấu chung với nhau và qua nguồn cấp và được đấu nối tiếp với cuộn dây Rơle
- Dây màu nâu ở vị trí số 24 của CH1 và CH2 của các bộ khuếch đại được đấu chung với nhau và được đấu nối tiếp với cuộn dây Rơle được sử dụng làm mạch báo động khi nguồn cấp được nối liền mạch cho cuộn dây Rơle
Cũng tương tự như các sen sơ gối số 2, 3, 4, 5, 6 chúng cũng được ký hiệu các đầu bót là 2-1; 2-2; 2-3 ; 3-1; 3-2; 3-3; 4-1; 4-2; 4-3; 5-1; 5-2; 5-3; 6-1; 6-2; 6-3 lần lượt được đấu vào các hộp CK2, CK3, CK3 và CK4 và được đưa tới các bộ khuếch đại CH3, CH4, CH5, CH6, CH7, CH8, CH8, CH9, CH10, CH11, CH12 tín hiệu ra đều quy chuẩn từ 4-20mA (1-5V) một chiều lần lượt được đưa tới bộ tự ghi HoneyWell và bộ hiển thị số OMRON
6.9 Hệ thống đo độ rò Hyđrô trong gối trục máy phát 3
6.9.1 Bảo quản và vận hành hệ thống khí chuẩn, khí so sánh
Hệ thống khí chuẩn, khí so sánh rất quan trọng đối với hệ thống đo độ sạch Hyđro trong quá trình hiệu chuẩn và vận hành hệ thống Vì vậy việc thực hiện các công tác vệ sinh và giám sát các bình khí chuẩn là rất quan trọng.Trình tự thao tác các van khí chuẩn như sau:
+ Trong quá trình hệ thống chưa vận hành thì các van P1, P2 của bình khí Span (4% H2) phải đóng chặt cũng như các van P3, P4 của bình khí ZEZO (99.99% N2) cũng đóng chặt
+ Trong quá trình vận hành hệ thống phải mở các van P3, P4 và điều chỉnh sao cho áp lực trên đồng hồ sau van P4 chỉ 1 Bar
Yêu cầu:
- Khi hệ thống đang làm việc
Trang 30+ Cấm đúng van trờn bỡnh khớ so sỏnh (Khớ Span).
+ Cấm mở van trờn bỡnh khớ ZEZO
- Khi hệ thống ngừng khụng làm việc
+ Cấm mở cỏc van trờn của cỏc bỡnh khớ SPAN và bỡnh khớ ZEZO
+ Kiểm tra ỏp lực bỡnh khớ nếu ỏp lực nhỏ hơn 1 Bar thỡ phải thay bỡnh mới
6.9.2 Giới thiệu hệ thống
6.9.2.1 Giới thiệu hệ thống
Hệ thống đo độ rũ H2 trong gối trục mỏy 3 cú mục đớch phỏt hiện nồng
độ H2 rũ rỉ từ trong khoang mỏy ra gối trục nếu độ rũ của gối trục lớn hơn giới hạn cho phộp hệ thống sẽ cú cảnh bỏo cho người vận hành biết để kiểm tra sửa chữa thiết bị
Tổng quan toàn bộ hệ thống đo độ sạch H2 trong mỏy phỏt mỏy 3 cú sơ
đồ như hỡnh 1.1
6.9.2.2 Giới thiệu về thiết bị trong hệ thống
+ Gồm 4 van điện từ SV4-NC ữ SV7-NC: Nồng độ cỏc khớ của 4 kờnh phõn tớch được đưa vào hệ thống trờn mỗi đường khớ cú một van điện SV4ữSV7 đõy là loại van thường đúng
Khi van điện nào mở thì khí của kênh đó đợc đa vào hệ thống phân tích
Khi van điện mở thỡ khớ của kờnh phõn tớch được đưa vào hệ thống phõn tớch
+ Bơm khớ đặt tại đường vào cú nhiệm vụ tạo ra ỏp lực khớ tiờu chuẩn cho thiết bị đo
+ Thiết bị tỏch nước PCW cú nhiệm vụ tỏch nước trong khớ mẫu để đảm bảo độ chớnh xỏc cho thiết bị đo
+ Thiết bị lọc ẩm và bỏo ẩm SF: làm nhiệm vụ lọc ẩm trong khớ mẫu để đảm bảo độ chớnh xỏc của phộp đo, trong trường hợp khớ khụng được lọc hết
ẩm thiết bị sẽ cú cảnh bỏo cho người sử dụng biết
Trang 31+ Van điện từ SV2 - NO: Là van điện từ loại thường mở, van này được đóng trong trường hợp khi thực hiện hiệu chỉnh thiết bị phân tích.
+ Van tay MV1: Là van nối tắt ra đường xả khí
+ MV2, MV3: Là van tay đóng mở đường khí chuẩn điểm trên và khí chuẩn điểm 0 dùng khi hiệu chỉnh thiết bị đo
+ SV1 - NC, SV3 - NC: Là van điện từ dùng để đóng mở đường khí chuẩn điểm trên (Span) và khí chuẩn điểm dưới (zero) dùng trong trường hợp hiệu chỉnh thiết bị phân tích
+ Bình khí chuẩn điểm trên (Span) chứa khí dùng để hiệu chỉnh điểm trên của thiết bị phân tích
+ Bình khí chuẩn điểm 0 (zero): chứa khí so sánh trong vận hành và trong hiệu chỉnh
+ Thiết bị phân tích khí H2: phân tích nồng độ khí H2 hiển thị nồng độ khí và cảnh báo nồng độ H2 vượt quá mức cho phép (số 2 hình 2.2)
+ Thiết bị đo lưu lượng F1 và F2: F1 (thiết bị 5 hình 2.2) đo lưu lượng dòng khí lấy mẫu đi qua cho phép chỉnh lưu lượng dòng khí theo yêu cầu của thiết bị phân tích, F2 (thiết bị 4 hình 2.2) đo lưu lượng dòng khí so sánh đi qua cho phép chỉnh lưu lượng dòng khí theo yêu cầu
+ Áp kế P5 (số 6 hình 2.2) và P6 (số 7 hình 2.2): hiển thị áp suất của dòng khí cho phép chỉnh áp suất phù hợp với thiết bị phân tích
6.9.2.3 Nguyên lý hoạt động :
Khí mẫu được đưa đến bơm sao cho bơm khí đạt áp suất yêu cầu của thiết bị phân tích, sau đó được đưa qua thiết bị tách nước Sau khi đã tách nước khí mẫu được đưa qua bộ lọc ẩm và đi vào thiết bị phân tích Khí chuẩn điểm 0 được đưa thẳng vào cổng khác của thiết bị phân tích Thiết bị phân tích làm nhiệm vụ so sánh khí mẫu với khí chuẩn để đưa ra nồng độ của khí mẫu Để đảm bảo bộ phân tích hoạt động chính xác, thiết bị đo phải đảm bảo lưu lượng khí mẫu đi qua thiết bị phân tích ở khoảng 50cc/phút và áp suất ở 0,5 kg/cm2 và phải hiệu chỉnh thiết bị đo định kỳ
6.9.3 Vận hành hệ thống
Trang 326.9.3.1 Các bước kiểm tra trước khi vận hành hệ thống
Kiểm tra nguồn điện cung cấp cho toàn bộ hệ thống: Nếu thiết bị chưa được cấp điện cần kiểm tra xem áptômat đã ở trạng thái đóng chưa
Kiểm tra xem thiết bị phân tích (2 hình 2.2) đã ở trạng thái sẵn sàng chưa, nếu ở trạng thái sẵn sàng bộ phân tích sẽ hiển thị nồng độ khí
Lưu ý:
Khi cắt nguồn cung cấp cho thiết bị phân tích, nếu cần khởi động lại thì phải chờ khoảng 30 phút sau đó mới khởi động thiết bị phân tích
Hình 6.3 Panel vận hành hệ thống
6.9.3.2 Vận hành ở chế độ bằng tay (Thao tác trên panel điều khiển (10 hình 2.2))
Hệ thống đo độ rò H2 trong gối trục máy 3 có 4 kênh khí mẫu đầu vào Trong chế độ vận hành bằng tay người vận hành sẽ chọn mở van kênh lấy mẫu nào để đưa khí mẫu vào bộ phân tích