Thuyết minh kỹ thuật và hướng dẫn vận hành các đát tríchvà các đồng hồ nhị thứ đo mức nước lưu lượng và áp suất sử dụng ở dây chuyền I Công ty cổ phần Nhiệt điện Phả Lại... Quy trình này
Trang 1QUY TRÌNH
VẬN HÀNH CÁC THIẾT BỊ
ĐO LƯU LƯỢNG - MỨC NƯỚC - ÁP SUẤT
MÃ SỐ QT-10-41
(Sửa đổi lần thứ II)
(Ban hành kèm theo Quyết định số 3770 /QĐ-PPC-KT
ngày 14 tháng 10 năm 2009)
Hải Dương, tháng 10 năm 2009
Trang 2NGƯỜI ĐƯỢC PHÂN PHỐI:
CHỦ TRÌ SOẠN THẢO: PHÂN XƯỞNG VẬN HÀNH ĐIỆN -KIỂM NHIỆT
Trang 3Thuyết minh kỹ thuật và hướng dẫn vận hành các đát trích
và các đồng hồ nhị thứ đo mức nước lưu lượng và áp suất sử
dụng ở dây chuyền I Công ty cổ phần Nhiệt điện Phả Lại
8
Trang 41 MỤC ĐÍCH
1.1 Để phù hợp đáp ứng được những tiến bộ kỹ thuật và thiết bị mới,công nghệ mới đưa vào sản xuất, thay thế thiết bị cũ nên phải soạn thảo bổsung quy trình cho phù hợp công nghệ mới, thiết bị mới
1.2 Cắt bớt, loại bỏ những phần quy trình mà công nghệ đã bỏ không sửdụng tới, hoặc đã được thay thế thiết bị công nghệ mới
1.3 Chuyển đổi các cụm từ, câu chữ, niên hiệu cho phù hợp với mô hìnhquản lý kinh tế mới của Phân xưởng Vận hành Điện - Kiểm nhiệt và Công ty
cổ phần nhiệt điện Phả Lại
1.4 Chỉnh sửa một số câu chữ, nội dung để tăng thêm tính chặt chẽ, dễhiểu; bổ sung thêm một số nội dung cho quy trình
2 PHẠM VI SỬ DỤNG
2.1 Quy trình này áp dụng bắt buộc đối với các phân xưởng, phòng ban,các cá nhân trong Công ty Cổ phần Nhiệt điện Phả Lại khi tiến hành các côngviệc tại thiết bị liên quan đến các thiết bị đo lưu lượng, mức chất lỏng, áp suất
trong dây chuyền I mà Phân xưởng Vận hành Điện-Kiểm nhiệt và Phân
xưởng Vận hành 1 quản lý
2.2 Quy trình này cũng áp dụng bắt buộc đối với các đơn vị bên ngoàiCông ty Cổ phần Nhiệt điện Phả Lại đến thực hiện các công việc tại thiết bịliên quan đến các hệ thống đo lưu lượng mức chất lỏng, áp suất thuộc dâychuyền I
3 CÁC TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- TCVN ISO 9001: 2000;
- Sổ tay chất lượng;
- Dựa vào quy trình tái xuất bản tháng 1 năm 2003
Trang 5- Quy định thể thức trình bày văn bản trong Công ty cổ phần nhiệt điệnPhả Lại mã số QĐ-01-01 ban hành ngày 30 tháng 11 năm 2007 của Công ty
cổ phần nhiệt điện Phả Lại
4 ĐỊNH NGHĨA (Không áp dụng)
5 TRÁCH NHIỆM
Phó Tổng Giám đốc kỹ thuật, Quản đốc, Phó Quản đốc, Kỹ thuật viênphân xưởng Vận hành Điện-Kiểm nhiệt và Vận hành 1 phải nắm vững, đônđốc công nhân trong đơn vị phải thực hiện nghiêm chỉnh quy trình này
Trưởng, Phó phòng kỹ thuật sản xuất, kỹ thuật an toàn của Công ty cùngcán bộ kỹ thuật, phòng kỹ thuật phụ trách khối lò hơi và tua bin phải nắmvững, đôn đốc chỉ đạo công nhân, kiểm tra thực hiện
Trưởng ca thuộc dây chuyền 1, Trưởng kíp Phân xưởng Vận hành Điện Kiểm nhiệt và Phân xưởng Vận hành 1 phải nắm vững chỉ đạo, đôn đốc và bắtbuộc các chức danh dưới quyền mình phải thực hiện nghiêm chỉnh quy trìnhnày
-6 NỘI DUNG QUY TRÌNH
6.1 Những quy định chung
Bản quy trình này dùng cho nhân viên vận hành của phân xưởng vậnhành Điện – Kiểm nhiệt và nhân viên sửa chữa đồng hồ đo lường PGH đồngthời cũng dùng cho nhân viên vận hành của phân xưởng vận hành I Trongquy trình này xác định rõ trách nhiệm cho nhân viên vận hành của phânxưởng vận hành Điện –Kiểm nhiệt và nhân viên sửa chữa đồng hồ đo lườngPGH khi vận hành bảo dưỡng kiểm tra các đồng hồ đo lường để đo lưu lượng,mức nước và áp lực Đồng thời cũng nêu các khái niệm chung về đo lưulượng, mức nước và áp lực Liệt kê tất cả các đồng hồ nhị thứ các loại đáttrích áp kế
Thuyết minh các đặc tính của chúng và nguyên lý hoạt động của các loạiđồng hồ này hoặc loại khác, trình tự đóng điện, hiệu chỉnh và kiểm tra.Hướng dẫn phương pháp vận hành các đồng hồ đo lường và các biện pháp antoàn khi vận hành chúng cơ cấu cấp điện cho các tủ bảng phòng điều khiển
Trang 6khối Hợp bộ bản quy trình này còn có các sơ đồ và phụ lục kèm theo nêu rõviệc bố trí các đồng hồ trên các tủ bảng, bố trí các giá đỡ đát trích có liênquan đến sơ đồ thiết bị phân bố các đát trích trên các giá đỡ chỉ rõ số liệu mãhiệu và thông số của môi trường cần đo
6.2 Khái niệm chung về đo áp lực, lưu lượng, mức nước của chất lỏng, hơi, chất khí.
6.2.1 Khái niệm chung và đơn vị đo áp suất
Áp suất được sử dụng rộng rãi nên cần phải sử dụng nhiều phương tiệnkhác nhau về nguyên lý làm việc để đo áp suất và độ chêch áp, áp suất đượcphân chia là áp suất tuyệt đối và chân không Áp suất tuyệt đối cần hiểu trongtrường hợp khi ảnh hưởng của áp suất khí quyển không thể bỏ qua được Khikiểm tra các quá trình công nghệ đại bộ phận các trường hợp ta đo áp suất dư
và chân không, hoặc đo hiệu áp
Về thuật ngữ “Áp suất tuyệt đối” nên hiểu là áp suất toàn phần của chấtlỏng, chất khí hay của hơi nước, áp suất tuyệt đối bằng tổng số của áp suất dư
Pi và áp suất khí quyển Pa
P = Pi + Pa
Từ phương trình đó Pi = Pa - P
Đồng hồ đo áp suất khí quyển gọi là barômét hay phong vũ biểu, đồng
hồ để đo áp suất tuyệt đối gọi là áp kế tuyệt đối
Đồng hồ đo áp suất và chân không tương ứng gọi là áp kế dư và chânkhông kế Đồng hồ đo áp suất dư nhỏ (ví dụ như áp suất không khí đưa vàobuồng đốt) và sức hút của khói (ví dụ trên đường khói của lò) gọi là áp kế vàđồng hồ đo sức hút (trong tiếng Việt vẫn gọi là chân không) Đồng hồ sửdụng để đo cả chân không và áp suất dư gọi là áp kế chân không, còn để đo ápsuất nhỏ và sức hút của khí cũng gọi là áp kế chân không Đồng hồ dùng để
đo hiệu áp gọi là áp kế vi sai (vi áp kế )
Đơn vị áp suất theo đơn vị quốc tế SI là Pa (Pascan) Pa là áp suất củalực 1N (Niu tơn) tác dụng lên diện tích là 1 m2 (N/m2) Người ta cũng sử dụng
Trang 7đơn vị áp lực là Mili mét cột nước (mm H20) hoặc Mili mét thuỷ ngân (mmHg).
Khi đồng hồ dùng chất lỏng có mặt phân cách nhìn thấy được trongnhiều trường hợp đồng hồ dược khắc độ theo đơn vị áp suất là: kilôgam lựctrên mét vuông Kg/m2 (hoặc xăng ti mét vuông Kg/cm2)
6.2.2 Đo lưu lượng và khối lượng chất lỏng, chất khí, hơi nước
Số lượng vật chất thường thể hiện theo đơn vị thể tích và khối lượng.Đơn vị thể tích là mét khối (m3) và lít (l), còn khối lượng là kilôgam (kg) vàtấn (T)
Đồng hồ đo lượng vật chất chảy qua một tiết diện đường ống cho trướctrong khoảng thời gian nào đó gọi là công tơ (hay điếm lưu lượng) Khi đólượng vật chất được xác định là hiệu số của hai chỉ số liên tiếp của công tơ ởđầu và cuối thời gian đó
Đồng hồ đo lưu lượng, tức là lượng vật chất đi qua một tiết diện đườngống cho trước trong một đơn vị thời gian giờ (h) gọi là lưu lượng kế Nếu nhưđồng hồ có lắp thêm thiết bị tích phân cùng với công tơ để cùng một lúc đolưu lượng và lượng vật chất thì được gọi là lưu lượng kế có công tơ (máyđếm) Lưu lượng thể tích ký hiệu là Q0 và lưu lượng khối lượng ký hiệu là
QM và thể hiện theo các đơn vị sau : m3/sec, m3/h, lít/h, kg/h và T/h Chophép sử dụng các đơn vị thể tích hay khối lượng theo phút Một trong cácphương pháp hay dùng nhất để đo lưu lượng chất lỏng, khí, hơi trong đườngống là phương pháp đo chênh áp ở màng tiết lưu (màng đo lưu lượng) Màngtiết lưu thực hiện chức năng là bộ biến đổi sơ cấp Độ chênh áp đo màng tiếtlưu tạo lên là chỉ số đo lưu lượng vật chất Lưu lượng càng lớn thì độ chênh
áp ở màng tiết lưu càng lớn Đo độ chênh áp đó bằng vi áp kế xác định đượctrị số của lưu lượng vật chất Màng tiết lưu sử dụng rộng rãi màng ngăn, vòiphun và ống Ven tu ri
Trang 8giữ chất lỏng ở mức không đổi thì có thang đo cả hai phía Đồng hồ đo mứcchất lỏng ở trong các bình, bể và các thiết bị khác thì có thang đo một phía.Đồng hồ đo mức chất lỏng dùng để giữ chất lỏng ở mức không đổi trong giớihạn nhất định được trang bị thiết bị phát tín hiệu sự dao động mức khỏi giớihạn của đối tượng đó Để đo từ xa mức chất lỏng dưới áp lực khí quyển, chânkhông hay có áp suất dư người ta sử dụng phương pháp đo hiệu áp suất nhỏ vi
áp kế Hiệu áp suất tạo ra nên nhờ các bình cân bằng
Bảng kê các thiết bị đo lường mức lưu lượng và áp suất sử dụng ở dây chuyền 1 Công ty cổ phần nhiệt điện Phả Lại.
19 MЭД–22364
6.3.1 Áp kế vi phân kiểu màng loại ДM lắp lẫn được
Áp kế vi phân kiểu màng loại ДM lắp lẫn được (Tiếp sau chỉ dùng từ “Vi
áp kế”) loại 23573, 23574, 23582 là bộ biến đổi đo lường tĩnh tại đó biến đổi
độ chênh áp của hệ thống đồng hồ và đưa ra tín hiệu quy chuẩn xoay chiều,trên cơ sở sự thay đổi độ cảm ứng Các vi áp kế sử dụng để đo lưu lượng chấtlỏng, chất khí hay hơi theo phương pháp thay đổi độ dãn ở mảng tiết lưu thìgọi là lưu lượng kế Để đo độ chênh lệch áp của áp suất chân không hay áplực dư thì gọi là chênh áp kế Để đo mức chất lỏng dưới áp suất khí quyển, áp
Trang 9suất dư hay chân không thì gọi là đồng hồ đo mức Các vi áp kế sử dụng làmviệc đồng bộ với đồng hồ nhị thứ kiểu biến áp vi sai.
Tính chất thay đổi lẫn nhau của đồng hồ đảm bảo khả năng cho đồng hồnhị thứ cũng làm việc với một số vi áp kế khi định kỳ chuyển đổi các điểm
đo, đồng thời đảm bảo nhanh chóng thay những đồng hồ bị hỏng mà khôngphải chỉnh định lại cho hợp bộ Môi chất đo cần phải không hại đối với cácvật liệu tiếp xúc trực tiếp, vi áp kế chỉ làm việc ở chỗ an toàn về cháy nổ Giớihạn áp suất dư cho phép làm việc đối với vi áp kế mô đen 23573 là 6,3 MPa;
mô đen 23574 là 16 MPa và 25Mpa; mô đen 23582 là 63 Mpa
Nguồn cấp cho cuộn dây nhất thứ của bộ biến đổi biến áp vi sai của vi áp
kế lấy từ thiết bị nhị thứ điện áp xoay chiều U = 24 36 V, dòng I = 125 mA,tần số 50Hz Tín hiệu ra của vi áp kế là độ cảm ứng giữa mạch thứ cấp và sơcấp của bộ biến đổi biến áp vi sai, phụ thuộc vào giá trị chênh áp cần đo Khi
độ chênh áp cần đo thay đổi từ 0 đến giới hạn chênh áp định mức thì độ cảmứng thay đổi từ 0 đến giá trị giới hạn trên là 10 mH
Nguyên lý làm việc của vi áp kế dựa trên cơ sở sử dụng độ biến dạng củaphần tử cảm ứng đàn hồi dưới tác dụng của độ chênh áp cần đo Phần tử cảmứng đàn hồi của vi áp kế là khối màng mỏng bao gồm hai hộp màng được kẹpgiữ ở hai phía phân chia của màng đó và nén chặt giữa hai nắp đậy Lõi sắtcủa biến áp vi sai nối với hộp mạng phía trên bằng thanh nối và đai ốc vàchuyển dịch bên trong ống phân chia Cuộn dây của biến áp vi sai được bọckín Áp lực được dẫn qua đường ống xung có đặt van hãm và van cân bằng.Trên vô lăng ống van có ký hiệu: Ô van dương là “+”, ô van âm là “–”, ở vancân bằng là “0” Mỗi ngăn của vi áp kế có lắp van để thông thổi và làm đầy vi
áp kế Dưới tác động của chênh áp hộp màng phía dưới nén lại và chất lỏngtrong đó chảy lên hộp phía trên làm nó giãn ra, gây lên sự di chuyển các lõisắt bộ biến thế vi phân, sự di chuyển của lõi sắt gây lên sự thay đổi từ cảmgiữa mạch thứ cấp và mạch sơ cấp của biến thế vi phân, sự biến dạng của bộphận cảm ứng xẩy ra cho đến khi lực gây lên do độ giáng áp cân bằng với lựcđàn hồi của hộp màng mỏng Trong trường hợp nếu như độ chênh áp vượt quátính toán hay một trong hai hộp màng mỏng bị tác động quá tải, hộp sẽ không
bị hỏng vì các màng sẽ sếp lại và đưa chất lỏng sang hộp thứ hai, khi đó sựdịch chuyển của màng sẽ ở trong độ đàn hồi cho phép, ở mỗi vi áp kế đều cógắn một biển trên đó có ghi :
Trang 10- Dấu hiệu sản phẩm của nhà chế tạo.
- Thông số nguồn cấp ( tần số, dòng điện )
- Áp suất dư làm việc cho phép Pp
- Cấp chính xác
- Tín hiệu ra 0 - 10mH
- Tiêu chuẩn quốc gia
- Dòng chữ “chế tạo tại Liên Xô”
Sau đó đã lắp vi áp kế, đưa nó vào làm việc bằng cách sau :
Khi đo các thông số của chất khí và chất lỏng không bẩn độc, đầu tiên
mở các van chặn, không đóng van cân bằng, sau đó mới đóng van cân bằng.Khi đo thông số của hơi hay các môi chất độc có sử dụng bình phân cách
và chất lỏng bảo vệ, đầu tiên đóng van cân bằng sau đó mở các van chẵn (đầutiên “+”, sau đó “-”)
Không được phép đưa môi chất có nhiệt độ cao hơn 800 vào vi áp kế vì
có thể làm sôi chất lỏng đổ đầy trong khối màng mỏng và làm hỏng màng,không cho phép đo thông số các chất khí dễ bay hơi mà không sử dụng bìnhphân cách
Bảo dưỡng kỹ thuật vi áp kế bao gồm :
- Kiểm tra và đặt điểm “không”
Trang 11- Kiểm tra các đặc tính đo lường.
Nếu như vi áp kế làm việc trọn bộ trong tổ hợp gồm một vi áp kế và mộtđồng hồ nhị thứ cho phép thực hiện việc kiểm tra điểm không theo thang đocủa đồng hồ nhị thứ Khi không có độ chênh áp ΔP xác P xác định kim chỉ trênthang đo của đồng hồ nhị thứ Nếu như kim lệch khỏi vị trí “không” tiến hànhđặt lại điểm “không” bằng núm chỉnh điểm “không” của đồng hồ nhị thứ.Trong trường hợp này khi cần đặt điểm “không” mà phải sử dụng quá nửakhoảng điều chỉnh của đồng hồ nhị thứ thì nên dịch chuyển cuộn dây, bộ biến
áp vi áp kế của áp kế vi sai Muốn vậy, tháo nắp đậy khối vi áp kế, tháo đai ốccông và quay cụm cuộn dây bộ biến áp vi phân Nếu trong khi dịch chuyểncụm cuộn dây, độ dài dây dẫn không đủ, nên tháo phích cắm Sau khi đặtđược điểm “không” cần xiết chặt lại đai ốc công
Nếu như tổ hợp bao gồm một đồng bộ nhị thứ và một số vi áp kế thì nhấtthiết phải đặt điểm “không” bằng cách dịch chuyển cuộn dây bộ biến áp viphân của vi áp kế kiểm tra các đặc tính đo lường (sai số chính và sự biếnthiên) được tiến hành với các điều kiện sau:
- Các vi áp kế cần phải đóng điện trước ít nhất 45 phút
- Giá trị dòng điện cấp cho mạch sơ cấp các vi áp kế phải bằng: 125+2,5mA
- Tần số nguồn cấp 50 0,5Hz hay 60 0,5Hz
- Độ chênh áp ΔP xác P phải thay đổi đều đặn
Các va đập, rung, lắc ảnh hưởng đến sự làm việc của vi áp kế phải đượcloại trừ
Vi áp kế phải đặt ở vị trí điểm “không”
Trước khi kiểm tra vi áp kế phải đổ chất lỏng ra khỏi vi áp kế và sấy khô
cả hai ngăn bằng cách thổi không khí khô vào Cần loại trừ khả năng quá tảimột phía vi áp kế khi thông thổi Về môi chất làm việc để tạo độ chênh áp ΔP xác P
có thể sử dụng không khí hay một chất khí trung tính Nếu sử dụng bàn áp lựcthì giữa bàn áp lực và vi áp kế cần kiểm tra phải đặt bình phân cách Mức chấtlỏng có trong bình phân cách cần ngang với bề mặt của dầu pittông Sơ đồ
Trang 12đấu nối bàn áp lực và bình phân cách với vi áp kế cần kiểm tra cho ở phụ lục Ihình 4 Để lấy đặc tính đo lường phải lập sơ đồ theo hình 3 phụ lục I.
Khi giá trị chênh áp bằng “0” dùng hộp từ cảm tổ hợp để triệt tiêu độ từcảm dư ở các thao tác tiếp theo, vị trí các núm vặn của hộp từ cảm không thayđổi Đưa vào ngăn dương của vi áp kế một áp suất bằng 0; 25; 50; 75; 100%
độ chênh áp giới hạn Ở mỗi giá trị trên của áp suất đã cho trên hành trìnhthuận và nghịch làm cân bằng lại sơ đồ điện bằng cách xoay núm “M” và “E”của hộp từ cảm và ghi lại giá trị tín hiệu ra Sơ đồ điện được coi là cân bằngkhi kim chỉ thị không nằm ở vị trí giới hạn bên trái Sai số chính ?m xác địnhtheo công thức :
Đối với áp kế : X = PlvMax
P
Đối với chân không kế : X = PckMax
P
6.3.2 Áp kế chân không kiểu chuông ДKO-3702
Vi áp kế làm việc trong tổ hợp cùng với đồng hồ nhị thứ loại KCД,KПД
Giới hạn thay đổi tín hiệu ra của vi áp kế trên cơ sở sự thay đổi từ cảm:-10 0 10 mH
Giới hạn áp suất dư làm việc cho phép là 0,25 MПa (2,5 Kg/cm2).Nguyên lý làm việc của vi áp kế dựa trên cơ sở sự khác nhau của chênh áp tácđộng lên chuông đặt nổi trên chất lỏng phân chia (đầu biến thế) Khi lõi từ ởđiểm giữa tương đối với cuộn dây tức là độ chênh áp bằng một nửa độ chênh
áp cho phép thì từ cảm ở mạch ra sẽ bằng không Khi lõi từ ở vị giới hạn thấpnhất tức là độ chênh áp bằng 0 thì từ cảm ở mạch ra sẽ bằng –10 mH còn khilõi từ ở vị trí giới hạn cao nhất bằng + 10mH
Bảo dưỡng kỹ thuật vi áp kế bao gồm các phần đã mô tả ở mục 6.3.1.6.3.3 Áp kế vi phân kiểu màng ДM–3583M
Trang 13Áp kế vi phân ДM–3583M dùng để biến đổi thông số đo thành tín hiệu
ra tiêu chuẩn Nguyên lý làm việc của áp kế dựa vào sự biến dạng của phần tửnhạy cảm khi có tác động của chênh áp lên nó làm chuyển dịch lõi thép của
bộ biến áp vi sai được nối cứng với phần nhạy cảm
Sự dịch chuyển của lõi thép làm biến đổi tỷ lệ độ cảm ứng tương hỗ giữacuộn kích thích nhất thứ với hai phân đoạn của cuộn nhị thứ mắc ngược nhau
Đổ chất lỏng đo hay chất lỏng bảo vệ vào vi áp kế cần phải tiến hành tạichỗ lắp ráp Đổ qua đường xung dương van cân bằng nằm trong vi áp kế, khi
đổ mở nó ra 2 vòng (đầu có ký hiệu 0) Để xả khí ra khỏi ngăn trên, trên ốngphân ly có bố trí nút đậy để vặn tại chỗ Việc quản lý vận hành ДM–3583Mnhư đã nêu ở mục 6.3.1
6.3.4 Đồng hồ chỉ thị nhị thứ kiểu biến áp vi sai loại KПД1
Đồng hồ KПД1 dùng để đo, báo tín hiệu (điều chỉnh) áp suất, lưu lượng,chênh áp, áp lực, sức hút, mức chất lỏng, chân không và các đại lượng khôngđiện khác đã được đát trích kiểu biến áp vi sai biến đổi thành cảm ứng tương
hỗ 0 10 hay -10 0 10 mH
Các loại đồng hồ KПД1 được kê trong bản phụ lục 2, cấp chính xác 1giới hạn sai số quy dẫn cơ bản cho phép của chỉ thị đồng hồ tính bằng % trị sốtiêu chuẩn của tín hiệu đo vào tất cả các vạch đo của thang đo không vượt qúa