1. Trang chủ
  2. » Kỹ Thuật - Công Nghệ

Quy trình vận hành Rơle bảo vệ 7SJ62

131 513 7

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 131
Dung lượng 678 KB

Nội dung

Đầu vào thứ 4 có thể dùng riêng biệt để đo dòng không cân bằng của các biến dòng pha hoặc đo dòng điện chạm đất từ một biến dòng riêng được sử dụng trong phương thức bảo vệ chạm đất có đ

Trang 1

6.1.2 Các đầu vào tương tự

Các đầu vào đo lường là các máy biến dòng điện nằm trong khối MI Chúng biến đổi tín hiệu đầu vào xuống mức tín hiệu phù hợp cho bộ vi xử lý của Rơle 7SJ62

Có 4 đầu vào trong khối MI, ba đầu vào sử dụng để đo dòng điện pha Việc

sử dụng đầu vào thứ 4 phụ thuộc vào đơn đặt hàng Đầu vào thứ 4 có thể dùng riêng biệt để đo dòng không cân bằng của các biến dòng pha hoặc đo dòng điện chạm đất từ một biến dòng riêng (được sử dụng trong phương thức bảo vệ chạm đất có độ nhạy cao hoặc trong sơ đồ để xác định hướng của dòng chạm đất)

7SJ62 có 3 đầu vào điện áp, có thể dùng để đo 3 điện áp pha - đất, đo 2 điện

áp pha – pha và điện áp 3Vo lấy từ cuộn tam giác hở

a) Các đầu vào tương tự

Các đại lượng tương tự đầu vào sẽ được chuyển đến bộ khuếch đại đầu vào

IA Bộ khuếch đại IA có các bộ lọc để xử lý các tín hiệu đo được, bộ lọc này có tốc độ và dải khuếch đại phù hợp

Quá trình biến đổi tín hiệu tương tự → số (AD) có các thành phần bộ nhớ,

bộ trộn và bộ chuyển đổi AD Bộ chuyển đổi AD xử lý các tín hiệu tương tự lấy

từ bộ khuếch đại IA Các tín hiệu số được chuyển đến hệ thống vi xử lý và ở đây chúng được xử lý như một đại lượng số trong các thuật toán

b) Hệ thống xử lý

Các chức năng điều khiển và bảo vệ của 7SJ62 thực chất được xử lý trong

hệ thống vi xử lý (µC) Thêm vào đó µC còn kiểm soát điều khiển các giá trị đo được µC thực hiện các nhiệm vụ như sau:

Trang 2

- Lọc và xử lý thô các đại lượng đo được.

- Liên tục giám sát các đại lượng đo

- Giám sát các giá trị tác động riêng biệt cho từng phần tử và từng chức năng

- Đánh giá các giá trị tới hạn và trình tự thời gian

- Điều khiển các tín hiệu cho các chức năng logic

- Quyết định đưa ra các lệnh đóng, cắt và các lệnh khác

- Đưa ra các lệnh thao tác, điều khiển các thiết bị bằng các tiếp điểm đầu ra

- Quản lý hệ thống điều hành và các chức năng kết hợp khác như là ghi các

dự liệu, đồng hồ thời gian thực, thông tin, giao diện…

c) Các đầu vào và đầu ra

Bộ xử lý µC sẽ thu nhận các tín hiệu qua các đầu vào nhị phân như các lệnh khoá các chức năng bảo vệ hoặc chỉ thị vị trí đóng mở của máy cắt Bộ xử

lý µC đưa các lệnh ra ngoài đến các thiết bị khác thông qua các Rơle đầu ra Các đầu ra này thực thi các nhiệm vụ như thao tác đóng cắt máy cắt hoặc các thiết bị đóng ngắt khác, chúng cũng được dùng để đưa tín hiệu đến các thiết bị bảo vệ khác, các đèn báo tín hiệu hoặc là truyền các tín hiệu cho các Rơle trung gian.d) Các bộ phận ở mặt trước

Mặt trước của Rơle bao gồm các Điốt quang (LED) màn hình tinh thể lọc LCD Chúng thông báo cho người vận hành biết các thông tin như là các đại lượng đo lường, các sự cố xảy ra, các trạng thái của 7SJ62

Các phím thực hiện chức năng điều khiển phối hợp với màn hình LCD để thực hiện các nhiệm vụ Tất cả các thông tin trong 7SJ62 đều có thể truy cập được thông qua các phím bấm của Rơle Các thông tin bao gồm: các giá trị đặt cho bảo vệ và điều khiển, thông báo sự cố, thông số vận hành, giá trị đo lường Các giá trị đặt có thể thay đổi được, ta cũng có thể điều khiển được máy cắt hay các thiết bị khác qua các phím của Rơle

e) Các giao diện nối tiếp

Trang 3

Yêu cầu trên máy tính phải được cài đặt phần mềm DIGSI ver4.x.

Một cổng giao diện nối tiếp riêng biệt cũng có thể được cung cấp để có thể truy cập vào Rơle thông qua Modem hoặc máy tính tại trạm Yêu cầu trên máy tính phải được cài đặt phần mềm DIGSI ver4.x

Tất cả các dữ liệu trong 7SJ62 có thể chuyển đến trung tâm điều khiển và

hệ thống giám sát (RTU/SCADA) qua cổng Scada Các thủ tục truyền tin cũng như giao diện có thể đáp ứng các yêu cầu riêng biệt

6.2 Ứng dụng

Rơle bảo vệ đa chức năng 7SJ62 là một thiết bị linh hoạt, nó có thể dùng

để bảo vệ, điều khiển, giám sát cho các đường dây phân phối, truyền tải với bất

kỳ cấp điện áp nào, phù hợp với các hệ thống được nối đất trực tiếp, nối đất qua điện trở nhỏ, nối đất hoặc nối qua cuộn kháng Rơle bảo vệ thích hợp với các dạng lưới hình tia, mạch vòng Rơle cũng được trang bị các chức năng bảo vệ cho máy điện không đồng bộ cho mọi công suất

Rơle bảo vệ đa chức năng 7SJ62 cũng đầy đủ cá chức năng cần thiết cho bảo vệ, giám sát vị trí máy cắt và điều khiển máy cắt xuất tuyến 1, 2 thanh cái hoặc trong sơ đồ một rưỡi bởi vậy Rơle có phạm vi ứng dụng rộng rãi 7SJ62 là một bảo vệ dự phòng hoàn hảo cho các sơ đồ bảo vệ so lệch của đường dây, máy biến áp, máy phát, động cơ và thanh cái ở mọi cấp điện áp

a) Các chức năng bảo vệ

Các bảo vệ quá dòng không hướng (50, 50N, 51, 51N) là chức năng cơ bản của 7SJ62 Có 4 phần tử bảo vệ quá dòng thời gian độc lập: 2 phần tử cho bảo vệ pha – pha và 2 phần tử bảo vệ chạm đất (50, 50N) Các phần tử có thể đặt cắt không thời gian nếu yêu cầu cắt nhanh Đặc tính quá dòng thời gian phụ thuộc cũng có thể đặt cho cả quá dòng pha – pha và quá dòng chạm đất Các đặc tính

Trang 4

phụ thuộc có thể lựa chọn là đặc tính U.S ANSI, IEC hoặc người sử dụng có thể xác định đặc tính theo yêu cầu.

Phụ thuộc vào Version của thiết bị đặt hàng, 7SJ62 có thể thêm chức năng bảo vệ quá dòng có hướng (67, 67N), bảo vệ chống hư hỏng máy cắt (50BF) và bảo vệ chạm đất có độ nhạy cao cho các sự cố chạm đất có điện trở cao hoặc các

hệ thống nối đất qua điện trở lớn (50Ns, 67Ns)

Một số chức năng khác của bảo vệ cũng có thể lựa chọn như các tuỳ chọn của khách hàng Các chức năng này bao gồm: bảo vệ thứ tự nghịch (46), tự động đóng lặp lại (79), bảo vệ quá tải (49), bảo vệ kém áp (27), bảo vệ quá hoặc kém tần số (81O/U) Để bảo vệ cho động cơ, 7SJ62 có các chức năng sau: giám sát thời gian khởi động động cơ (48), cấm khởi động (66/68), bảo vệ kém dòng (37) tất cả các chức năng là các tuỳ chọn

7SJ62 cũng có bộ ghi chụp sự cố

Các chức năng điều khiển 7SJ62 hỗ trợ tất cả các chức năng giám sát và điều khiển cần thiết cho các trạm trung áp và cao áp Một ứng dụng cơ bản là điều khiển máy cắt và các thiết bị một cách tin cậy Các thao tác điều khiển có thể thực hiện qua phím điều khiển, giao diện của hệ thống, các đầu vào nhị phân

và cổng nối tiếp sử dụng chương trình DIGSI.4

Trạng thái của các thiết bị nhất thứ hoặc các thiết bị trung gian được truyền đến 7SJ62 qua các đầu vào nhị phân Các trạng thái nhất thời của các thiết

bị nhất thứ có thể được thể hiện trên màn hình của 7SJ62 Số lượng các thiết bị nhất thứ có thể điều khiển bằng 7SJ62 chỉ bị hạn chế do số lượng các đầu vào và đầu ra của bản thân Rơle

Phụ thuộc vào đối tượng được điều khiển một hoặc hai đầu vào nhị phân được sử dụng để giám sát trạng thái

Khả năng để điều khiển thiết bị được quản lý bằng các giá trị đặt trạng thái tương ứng để giới hạn quyền điều khiển thiết bị hoặc bởi các chế độ liên động, yêu cầu phải đưa vào mật khẩu Việc xử lý các điều kiện liên động cho các thiết

bị thông qua các logic mà người sử dụng có thể cài đặt

b) Thông báo các giá trị đo lường, ghi các thông số sự cố, sự kiện

Một loạt các thông tin cung cấp các điều kiện trong hệ thống cũng như của Rơle 7SJ62 Các đại lượng và các giá trị đo lường được hiển thị tại chỗ và có thể đọc ra được thông qua các giao diện nối tiếp

Trang 5

đầu ra, và có thể truy cập đến thông qua các giao diện nối tiếp

Các sự kiện hoặc các thay đổi có tính quan trọng được lưu giữ trong Annunciation trong các nhật ký sự kiện hoặc nhật ký lệnh cắt (cũng được sử dụng cho các sự cố) Sự cố dạng sóng cũng được lưu lại (đây là tuỳ chọn)

Một cổng giao diện cho phần mềm DIGSI 4, cho hệ thống SCADA, một cổng cho đồng bộ thời gian (IRIG B hoặc DCF77) là các tuỳ chọn có thể được lắp đặt ở mặt sau của Rơle

Các giao diện ở mặt sau của Rơle có thể sử dụng theo chuẩn 232,

RS-485 hoặc bằng cáp quang, phải sử dụng phần mềm DIGSI để kết nối thông qua các cổng này Để giao diện theo các thủ tục của hệ thống RTU, SCADA, IEC60870-5-103 Rơle có các cổng ở phía sau RS232, RS485 hoặc bằng cáp quang loại ST

Như một tuỳ chọn 7SJ62 còn hỗ trợ chuẩn PROFIBUS phù hợp IEC61850, đây là một tiêu chuẩn thông tin mở được chấp nhận rộng rãi trong lĩnh vực xử lý điều khiển tự động với hiệu quả cao

6.3 Các đặc tính cơ bản

- Hệ thống vi xử lý mạnh 32 bít

- Hoàn toàn xử lý số các đại lượng đo được, từ việc lấy mẫu các giá trị tương tự đầu vào đến việc đưa ra tín hiệu tới các đầu ra như đóng cắt máy cắt hoặc điều khiển các thiết bị nhất thứ

- Đảm bảo hoàn toàn cách ly về điện giữa các quá trình xử lý của Rơle và các mạch bên ngoài

Trang 6

- Đầy đủ các chức năng bảo vệ thích hợp cho đường dây, động cơ và thanh cái.

- Có thể thêm một số chức năng bảo vệ và điều khiển như là tuỳ chọn

- Liên tục tính toán và hiển thị các đại lượng trên màn hình mặt trước của Rơle

- Dễ dàng thao tác thông qua các phím bấm mặt trước Rơle hoặc thông qua máy tính cá nhân kết nối với Rơle

- Ghi lại các thông số sự kiện, sự cố và dạng đồ thị được dùng để phân tích các vấn đề xảy ra

- Thông tin với hệ thống SCADA hoặc các thiết bị điều khiển trạm thông qua các giao diện nối tiếp qua các cáp dữ liệu, Modem hoặc cáp quang

- Liên tục giám sát các đại lượng đo lường cũng như liên tục kiểm tra các phần cứng và phần mềm thông qua các chương trình tự kiểm tra

6.4 Các chức năng cơ bản

Rơle bảo vệ quá dòng 7SJ62 có tất cả các chức năng (bao gồm cả chức năng tuỳ chọn) được liệt kê sau đây Các chức năng thực tế sẽ phụ thuộc vào đơn đặt hàng

a) Bảo vệ quá dòng có thời gian

- 2 phần tử bảo vệ quá dòng cắt nhanh (hoặc thời gian độc lập) và một phần

tử quá dòng thời gian phụ thuộc cho cả bảo vệ ngắn mạch pha-pha và pha-đất (50-1, 50-2, 51, 50N-1, 50N-2 và 51N)

- Các phần tử 50 và 50N có thể đặt được thời gian độc lập

- Các phần tử 51 và 51N có thể dùng các đặc tuyến ANSI, IEC hoặc người dùng có thể tự xác định

- Có thể sử dụng tính năng khoá trong bảo vệ thanh cái hoặc đường dây song song

- Hãm sóng hài bậc 2 cho các phần tử 50, 50N và 51N khi đóng xung kích máy biến áp

- Cắt nhanh bởi bất kỳ một phần tử quá dòng nào trong trường hợp phát hiện sự cố khi đóng máy cắt bằng tay (bảo vệ chống đóng vào điểm sự cố)

Trang 7

- 3 phần tử bảo vệ quá dòng có hướng có thời gian cho cả bảo vệ pha và bảo vệ chạm đất (67-1, 67-2, 67-TOC, 67N-1, 67N-2 và 67N-TOC) phần tử 67

và 67N có thời gian cắt nhanh hoặc thời gian cắt độc lập Các phần tử 67-TOC

và 67N-TOC có đặc tính cắt phụ thuộc Các phần tử bảo vệ có hướng và không hướng là độc lập với nhau

- Hướng sự cố sẽ được tính toán cho từng pha một

c) Điều chỉnh giá trị đặt theo điều kiện tải

- Điều chỉnh các giá trị tác động và thời gian tác động khi nhận biết được các điều kiện dòng tải

- Các điều kiện tải được dự đoán khi máy cắt ở trạng thái mở trong một khoảng thời gian xác định, vị trí của máy cắt được xác định bằng tiếp điểm phụ của máy cắt hoặc bằng trạng thái của một phần tử phát hiện dòng

- Có thể chọn phần tử quá dòng 51Ns thay cho phần tử 50Ns-1

- Đặc tuyến thời gian của 51Ns được xác định bởi người sử dụng

- Hai phần tử chạm đất 67Ns-1và 67Ns-2 có thể đặt không hướng, hướng về phía trước hoặc hướng ngược lại

- Chiều sự cố được xác định bằng việc tính toán thành phần thứ tự không của công suất tác dụng và công suất phản kháng thông qua các giá trị đặt

- Đặc tính hướng của các phần tử 67Ns-1 và 67Ns-2 có thể điều chỉnh được

- Có thành phần dòng hãm để loại bỏ ảnh hưởng của hiện tượng bão hoà của các máy biến dòng

Trang 8

f) Giám sát thời gian khởi động cho các động cơ

- Đưa ra dòng cắt dựa trên việc đánh giá dòng khởi động của các động cơ

- Khoá bảo vệ Rôto

g) Bảo vệ điện áp

- Hai phần tử kém áp 27-1 và 27-2 giám sát điện áp thứ tự thuận

- Có thể lựa chọn giám sát dòng điện cho các phần tử 27-1 và 27-2

- Điện áp trở về của 27-1 có thể điều chỉnh được

- Có bảo vệ quá áp riêng biệt 59-1

h) Bảo vệ tần số

- Bốn phần tử bảo vệ tần số có thể thay đổi một cách độc lập các chức năng: kém tần, quá tần, thời gian trễ, giá trị tác động

- Hãm khi có sóng hài hoặc khi có thay đổi đột ngột góc pha

- Khóa kém áp có thể điều chỉnh được

i) Bảo vệ quá tải

- Độ tăng nhiệt độ của đối tượng bảo vệ được tính toán dựa trên cơ sở tính toán tổng năng lượng đi vào đối tượng và tổng năng lượng hao hụt

- Có thể điều chỉnh mức độ cảnh báo dựa trên độ tăng nhiệt và độ lớn của dòng

- Có thêm giá trị đặt hằng số thời gian cho các động cơ để phù hợp cho cả hai trường hợp động cơ ở trạng thái đang quay và động cơ đứng yên

k) Cấm khởi động động cơ

Trang 9

- Chỉ cho phép khởi động nếu nhiệt độ của Roto nằm trong giới hạn cho phép.

- Có thể bỏ qua chế độ cấm khởi động nếu có yêu cầu khởi động khẩn cấp.l) Bảo vệ chống hư hỏng máy cắt

- Điều kiện máy cắt hư hỏng có thể được xác định bằng dòng điện qua máy cắt khi mà lệnh cắt đã được đưa ra Như một tuỳ chọn, ta có thể đánh giá vị trí của máy cắt

- Bảo vệ chống hư hỏng máy cắt có thể kích hoạt khi bất cứ phần tử bảo vệ nào bên trong đưa ra lệnh cắt (khởi động bên trog)

- Việc kích hoạt bảo vệ chống hư hỏng máy cắt cũng có thể thực hiện thông qua các đầu vào nhị phân từ các bảo vệ khác

- Cũng có thể kích hoạt thông qua một chức năng điều khiển

m) Tự động đóng lặp lại

- Có thể đóng lặp lại 1 lần hoặc nhiều lần

- Thời gian trễ cho các lần đóng lặp lại là có thể cài đặt được

- Có thể lựa chọn được các phần tử để kích hoạt được chế độ đóng lặp lại

Có thể chọn các sự cố pha- pha và pha-đất khác nhau

- Việc giám sát sự phản ứng của máy cắt trog quá trình đóng lặp lại là có thể thực hiện được

Trang 10

- Có thể sử dụng các thời gian trễ, các mức ngưỡng.

- Xử lý các giá trị đo được

q) Điều khiển máy cắt

- Các máy cắt có thể được đóng mở thông qua các khoá điều khiển hoặc các phím chức năng trên mặt trước của Rơle, qua hệ thống SCADA hoặc qua giao diện với PC sử dụng DIGSI4.x

- Máy cắt được giám sát thông qua các tiếp điểm trung gian

- Giám sát vị trí máy cắt một cách tin cậy và kiểm tra các điều kiện liên động

r) Các chức năng khác

- Đồng hồ thời gian có dùng pin có thể đồng bộ với tín hiệu IRIC-B, qua các đầu vào hoặc qua lệnh trên giao diện hệ thống

- Ghi và lưu giữ các thông số sự cố cho 8 sự cố sau cùng

- Ghi, lưu giữ và chuyển các dạng sóng sự cố

- Ghi lại các trạng thái hoạt động của máy cắt bao gồm: số lệnh cắt được gửi đến, tổng dòng cắt trên từng pha của máy cắt

- Ghi lại giờ vận hành của thiết bị

- Trợ giúp quá trình làm thí nghiệm như kiểm tra các liên kết, hiển thị các bản ghi

6.4 Các chức năng của 7SJ62

Trang 11

Một vài giây sau khi được cấp nguồn, màn hình ngầm định trên Rơle 7SJ62

sẽ xuất hiện hiển thị các giá trị đo lường của Rơle bảo vệ

Các giá trị chỉnh định có liên quan đến nhiều chức năng khác nhau của bảo

vệ có thể thay đổi thông qua bàn phím ở mặt trước của Rơle hoặc qua máy tính dùng chương trình DIGSI Mật khẩu số 5 là được yêu cầu để thay đổi các giá trị chỉnh định độc lập

6.4.2 Sử dụng phím bấm mặt trước của Rơle

Chọn MAIN MENU bằng cách bấm vào phím Menu Dùng phím lựa chọn Setting, sau đó ấn phím  để vào màn hình SETTINGS xem hình vẽ

  Trong màn hình SETTINGS sử dụng phím  để lựa chọn chức năng cần thiết sau đó dùng phím  để truy cập vào chức năng đó (Ví dụ sử dụng phím  để lựa chọn P System Data rồi sau đó sử dụng phím để truy cập vào màn hình) M A I N ME N U 0 4 / 0 5 A n n u n c i a t i o n → 1

M e as u r e m e n t → 2

C o n t r o l → 3

S et t i n g s → 4

T e s t / D i ag n o t e → 5 S E T T I N G S 0 3 / 1 1

D e v i c e C o n f i g → 0 1

M a sk i n g ( I / 0 ) → 0 2

P S y s t em D a t a1 → 0 3

G r o u p A → 0 4

Trang 12

Thông thường có số thứ tự xuất hiện phía bên phải cho từng lựa chọn trên màn hình, do đó người sử dụng có thể dùng các phím bấm số tương ứng với Menu mình cần lựa chọn thay cho việc sử dụng các phím  hoặc  Điều này đặc biệt thuận lợi khi vào một Menu lớn.

Dựa trên cách trên thì từ MAIN MENU, màn hình SETTING có thể truy cập vào bằng cách ấn phím 4, sau đó ấn phím 0 B thì màn hình P.SYSTEM DATA1 xuất hiện

Mỗi thông số đặt có 4 số địa chỉ ở đằng trước, sau đó là tên giá trị đặt như trên hình … Giá trị của thông số hiện tại được thể hiện ở dòng dưới dòng tên và địa chỉ của thông số Các giá trị này có thể là dòng văn bản hoặc là một giá trị số nào đó

Các thông số đặt được lựa chọn bằng các phím  hoặc  Khi phím ENTER được bấm, Rơle sẽ nhắc để đưa vào mật khẩu Người sử dụng phải đưa vào mật khẩu số 5 và sau đó bấm phím ENTER Giá trị đặt hiện tại sẽ xuất hiện trong hộp thoại với con trỏ nhấp nháy

Nếu giá trị số đưa vào không nằm trong giới hạn cho phép, giá trị lớn nhất hoặc nhỏ nhất sẽ xuất hiện ở phía dưới màn hình, để đưa vào một giá trị mới phải ấn lại phím ENTER một lần nữa

Trang 13

Bất kỳ một sự thay đổi nào của giá trị chỉnh định cũng yêu cầu phải xác nhận bằng phím ENTER Một dấu hoa thị nhấp nháy chỉ thị rằng giá trị sửa đổi

đó vẫn còn mở Lúc đó có thể thực hiện các thay đổi trên các giá trị đặt kể cả ở trong Menu con của nó Giá trị thực tế của một thông số đặt sẽ lấy vào lúc chế độ sửa đổi đóng lại

Nếu một sửa đổi mà không được xác nhận với phím ENTER, giá trị ban đầu

sẽ xuất hiện trở lại khi hết 1 phút và 3 phút sau trên màn hình sẽ xuất hiện một cửa sổ thông báo với người sử dụng rằng thời gian để cho việc sửa đổi đã hết Khi bấm phím ENTER một thông báo nữa sẽ xuất hiện báo cho người sử dụng rằng việc sửa đổi các giá trị đã bị bỏ qua Có thể tiếp tục tiến hành việc sửa đổi bằng cách bấm phím ENTER và nhập lại mật khẩu

6.4.7 Thoát khỏi chế độ thay đổi giá trị đặt

Để thoát khỏi chế độ sửa đổi sử dụng phím  hoặc phím Menu, thông báo

“Are you sure”? Sẽ xuất hiện cùng với các lựa chọn Yes, No và Escape Nếu

Trang 14

chọn Yes, việc xác nhận các thông số thay đổi được thực hiện bằng cách bấm phím ENTER Để xoá bỏ các thay đổi và thoát ra khỏi chế độ thay đổi các thông

số ta phải chọn No, ấn phím  cho đến khi dòng No sáng lên, bấm ENTER để xác nhận và thoát ra Để quay trở lại chế độ sử đổi ấn  cho đến khi lựa chọn Escape sáng lên, ấn ENTER để xác nhận, người sử dụng quay lại chế độ sử đổi, các thông số sử đổi vẫn chưa được đưa vào trong Rơle

6.5 Sử dụng chương trình DIGSI 4 để thay đổi các thông số

Để lựa chọn một chức năng người sử dụng phải nháy đúp vào Settings, sau

đó nháy đúp vào chức năng cần sử đổi (Ví dụ Power System Data1 được lựa chọn bằng cách nháy đúp vào Settings và sau đó nháy đúp vào Power System Data1

Một hộp thoại liên kết với chức năng đã được lựa chọn sẽ hiện ra (ví dụ nếu chức năng Power System Data1 được lựa chọn thì hộp thoại trên hình sẽ xuất hiện) Nếu một chức năng có rất nhiều giá trị đặt thì hộp thoại có thể bao gồm nhiều cửa sổ, khi đó người sử dụng có thể lựa chọn các cửa sổ nằm phía trên của hộp thoại (ví dụ trên hình vẽ … có các cửa sổ Power System, CT’s, VT’s và breaker)

Phía cột bên trái có ký hiệu là No chứa 4 số địa chỉ của giá trị đặt Cột giữa Settings chứa tên của giá trị đặt, và cột bên phải, cột Value, chứa giá trị đặt hiện tại dưới dạng văn bản (text) hoặc dạng số Khi con trỏ chỉ vào trường số trong cột Value, dải giá trị đặt cho phép sẽ hiện ra

Để sửa một giá trị đặt, người sử dụng cần phải bấm chuột vào giá trị đặt hiện ra trong cột Value

A r e y o u s ur e?

> Y es N o E s ca p e ENTER

S et t i ng a r e o k ?

Trang 15

Khi một giá trị bằng văn bản được lựa chọn, một Menu trải xuống sẽ cho ta các lựa chọn có thể, để thay đổi giá trị ta chỉ cần đơn giản là nhắp chuột vào giá trị cần thay đổi, Menu trải xuống sẽ đóng lại và giá trị đặt mới sẽ xuất hiện trong cột Value.

6.5.2 Các giá trị bằng số

Khi một giá trị đặt bằng số được lựa chọn, thì việc thay đổi được thực hiện qua các phím số trên bàn phím kể cả dấu thập phân Giá trị vô cùng được xác định bằng cách bấm 0 hai lần (00) Các giá trị đặt thay đổi được xác nhận bằng cách nhắp Apply hoặc có thể lựa chọn giá trị khác để thay đổi

Nếu giá trị đưa vào mà nằm ngoài giới hạn cho phép, một thông báo sẽ xuất hiện trên màn hình mô tả lỗi và hiện ra dải giá trị cho phép Để xác nhận thông báo người sử dụng bấm vào OK, giá trị cũ lại hiện ra Một giá trị mới có thể đưa vào hoặc có thể sửa đổi giá trị khác

6.5.3 Các giá trị nhất thứ hoặc nhị thứ

Các giá trị đặt có thể đưa vào và hiện lên dưới dnạg nhất thứ hoặc nhị thứ DIGSI sẽ tự động chuyển đổi dựa trên các giá trị đưa vào

Để chuyển đổi giữa giá trị nhất thứ và giá trị nhị thứ ta tiến hành như sau:

- Nhắp chuột vào Option trên thanh Menu

- Nhắp chuột vào giá trị mong muốn

6.5.4 Các giá trị đặt thêm

Các giá trị đặt này chỉ được sửa đổi trong các trường hợp đặc biệt và chúng thường được đặt ẩn Có thể xem các giá trị đặt thêm bằng cách đánh dấu vào ô Display Additional Settings

6.5.5 Xác nhận

Mỗi giá trị đặt đưa vào có thể xác nhận bằng cách nhắp chuột vào Apply, giá trị đặt phù hợp sẽ tự động được chấp nhận khi lựa chọn các giá trị đặt khác.Hộp thoại được đóng lại bằng cách nhắp chuột vào OK Khi dó người dùng

có thể lựa chọn các chức năng khác để tiến hành sửa đổi hoặc thoát khỏi chế độ sửa đổi

Trang 16

6.5.6 Thoát khỏi chế độ sửa đổi

Để chuyển các giá trị đã thay đổi vào trong Rơle, ta phải nhắp vào DIGSI

→Device Lúc này phải đưa vào mật khẩu No 5 Sau khi xác nhận mật khẩu với

OK, số liệu sẽ được truyền vào Rơle và các thay đổi sẽ có hiệu lực

6.6 Thông số hệ thống 1 (POWER SYSTEM DATA1)

Rơle yêu cầu phải có các số liệu cơ bản liên quan đến thiết bị được bảo vệ,

do vậy Rơle sẽ đưa ra được các ứng dụng tương ứng Thứ tự pha, tần số bình thường của hệ thống, tỉ số biến của TU và TI, sơ đồ nối của chúng, thời gian tác động của máy cắt, ngưỡng dòng nhỏ nhất, cac thông số đó được đặt trong Menu Power System Data1

Để sử đổi các thông số này dùng phím bấm ta chọn MAIN MENU bằng cách bấm vào pím Menu Dùng  lựa chọn Settings, sau đó ấn phím  để vào màn hình SETTINGS

Sau đó trong màn hình SETTINGS sử dụng phím  để lựa chọn chức năng cần thiết sau đó dùng phím  để truy cập vào chức năng đó (Ví dụ sử dụng phím

 để lựa chọn P System Data1 rồi sau đó sử dụng phím  để truy cập vào màn hình P) System Data1

6.6.1 Cực tính của máy biến dòng

Ở địa chỉ 0201 CT Starpoin, cực tính của biến dòng đấu chụm sao được xác định (xem hình 6-8 cho các lựa chọn) Khi thay đổi giá trị này nó cũng đồng thời thay đổi cực tính của các đầu vào dòng chạm đất IN hoặc INS

6.6.2 Giá trị bình thường của VT và CT

Ở địa chỉ 0202 Vnom PRIMARY và 0203 Vnon SECONDARY, các số liệu được đưa vào liên quan đến dòng điện định mức nhất thứ và nhị thứ của TU

Ở địa chỉ 0204 CT PRIMARY và 0205 CT SECONDARY, các số liệu được đưa vào liên quan đến dòng điện định mức nhất thứ và nhị thứ của TI Ta phải lưu ý rằng dòng định mức nhất thứ của TI phải tuỳ theo mạch nhị thứ được đấu nối vào tỷ số nào của TI (ví dụ với một máy biến dòng nhiều tỷ số 1200/5A; nhưng mạch nhị thứ được nối vào tỷ số 600/5A, khi đó ta phải đưa vào 600 cho

CT PRIMARY và 5 cho CT SECONDARY

Trang 18

6.6.4 Thời gian lệnh đóng và lệnh cắt

Địa chỉ 0210 Tmin CMD được dùng để đặt thời gian tối thiểu mà các tiếp điểm đầu ra duy trì lệnh cắt Giá trị đặt này áp dụng cho tất cả các chức năng bảo

vệ kích hoạt lệnh cắt

Địa chỉ 0211 Tmax CLOSE CMD được sử dụng để đặt thời gian tối thiểu

mà các tiếp điểm đầu ra duy trì lệnh đóng Giá trị đặt này áp dụng cho chức năng đóng lặp lại và nó cần phải đủ dài để cho phép máy cắt hoàn thành thao tác đóng Lệnh đóng này sẽ mất hiệu lực ngay lập tức khi có bất kỳ tín hiệu cắt nào từ các bảo vệ

Ở các CT sau khi ngắt dòng ngắn mạch lớn Khuyến nghị nên đặt ở dưới 10% so với ngưỡng dòng đặt cho bảo vệ chống hư hỏng máy cắt

Khi sử dụng Rơle để bảo vệ cho động cơ, bảo vệ quá tải và khoá khởi động; Rơle cần phái phân biệt rõ ràng giứa 2 tường hợp: Động cơ đang cạy và động cơ

đã dừng lại

6.6.6 Đấu nối mạch điện áp

Địa chỉ 0213 VT Connection xác định chế độ đấu nối của TU Khi TU nối sao thì địa chỉ này phải đặt là Van, Vbn, Vcn Khi TU được nối như trong hình A-12 trong phụ lục A.3 thì phải đặt là Vab, Vbc, VGnd Trường hợp sau chỉ dùng khi TU được nối pha-pha hoặc khi có điện áp thứ tự không được đưa vào.6.6.7 Tần số định mức

Địa chỉ 0214 Rated Frequency dùng để đặt tần số định mức của đối tượng cần bảo vệ Giá trị này cần phải phù hợp với tần số định mức của hệ thống

Trang 19

Địa chỉ 0215 Distance Unit dùng để đặt đơn vị của chiều dài đường dây để dùng trong định vị sự cố.

6.6.9 Các giá trị đặt

Trong bảng danh mục phía dưới dải giá trị đặt và các giá trị đặt ngầm định đối với dòng định mức của Rơle là 5A Đối với Rơle có dòng định mức là 1A chia các giá trị nói trên cho 5

201 CT Starpoint Towards Line

delta Voltage conver-sion factor

phase CT sion factor

conver-208 CTNs/CTPh 0.001 ÷ 1.000 1.000 Neutral I NS CT to

phase CT sion factor

Trang 20

Command Duration

211 TmaxCLOSE CMD 0.01÷ 32.00s 1.00s Maximum Close

Command Duration

212 Bkr Closed 1 MIN 0.20 ÷ 500A 0.20A 1 ) Closed Breaker

Min Current Threshold

Một nhóm chỉnh định bao gồm các giá trị đặt cho tất cả các chức năng được lựa chọn (Enabled) Trong khi các giá trị đặt là khác nhau trong 4 nhóm chỉnh định, thì chức năng đã được lựa chọn cho các nhóm là như nhau

Việc sử dụng nhiều nhóm chỉnh định cho phép Rơle được dùng cho nhiều ứng dụng Tất cả các nhóm chỉnh định đều được lưu lại trong Rơle nhưng tại một thời điểm chỉ một nhóm là có hiệu lực

Trang 21

Copy các nhóm chỉnh định.

Trong đa số các trường hợp, chỉ có một số ít giá trị chỉnh định là khác nhau giữa nhóm này và nhóm kia, do đó trong Rơle có chức năng Copy các giá trị đặt từ nhóm này sang nhóm kia sử dụng DIGSI 4

Để Copy người dùng phải lựa chọn nhóm chỉnh định cần phải Copy sau đó nhắp chuột lên Edit và chọn Copy

Bước tiếp theo là chọn tên của nhóm chỉnh định cần Copy tới Ta nhắp vào Edit và chọn Paste Sau đó xuất hiện hộp thoại Chọn yes

Các nhóm chỉnh định có thể dễ dàng Copy hơn khi sử dụng tính năng “kéo

và thả” Để sử dụng tính năng “kéo và thả” dùng chuột chọn nhóm chỉnh định cần Copy Bấm và giữ nút trái của chuột, kéo nhóm này tới nhóm cần được Copy

Sau khi đã Copy xong chỉ cần sửa lại một số các giá trị đặt khác biệt

Phục hồi lại các giá trị đặt ngầm định

Các giá trị đặt ngầm định khi xuất xưởng có thể phục hồi lại được đối với một nhóm chỉnh định đã được thay đổi Để phục hồi lại một nhóm giá trị đặt, chọn tên của nhóm cần phục hồi, sau đó chọn Edit và chọn Reset Sau đó xuất hiện một hộp thoại để xác nhân, ta phải chọn yes để phục hồi lại nhóm chỉnh định

Chuyển đổi giữa các nhóm chỉnh định

Trang 22

Thủ tục để chuyển đổi từ một nhóm chỉnh định này sang nhóm chỉnh định khác được trình bày trong chương 7.2.2 Việc lựa chọn giữa các nhóm chỉnh định thông qua các đầu vào nhị phân được mô tả trong chương 8.1.2.

3

01

ACTIVE GROUP

Group AGroup AGroup BGroup CGroup D

Parameter Group A

Active is

3

02

Group BGroup CGroup DBinary input

Via protocol

Parameter Group A

Activation

Trang 23

IV Thông số hệ thống 2 (POWER SYSTEM DATA2).

Các số liệu bảo vệ chung (P SYSTEM DATA 2) bao gồm các giá trị đặt liên quan đến các chức năng bảo vệ hoặc giám sát Ngược với P SYSTEM DATA 1 đã nói ở trên, các giá trị này có thể thay đổi trong các nhóm chỉnh định

Để sửa đổi các giá trị này, ta phải chọn Menu SETTING trong Group A sau đó chọn P SYSTEM DATA 2

Các nhóm chỉnh định khác là Group B, Group C, Group D được mô tả trong chương 6.1.2

1 Xác định các giá trị định mức

Điện áp định mức và dòng định mức của đối tượng được bảo vệ được đưa vào trong địa chỉ 1101 V PRIMARY OP và địa chỉ 1102 I PRIMARY OP Giá trị này không ảnh hưởng đến giá trị tác động, chúng chỉ được sử dụng như một giá trị tham khảo ở trạng thái hết thang đo Để ví dụ, nếu CT có tỷ số 600/5 được lựa chọn và dòng đầy tải của động cơ là 550A, một giá trị 550A phải được đưa vào địa chỉ 1102 nếu ta cần giám sát dòng đầy tải Bây giờ 550A được xem là 100% trên màn hình đo lường

2 Các giá trị đặt

Trong bảng dưới đây thể hiện các dải giá trị đặt và giá trị đặt ngầm định đối với Rơle có dòng định mức IN = 5A Chú ý đến tỷ số biến TI khi đặt Rơle bảo vệ với các giá trị nhất thứ

Cho Rơle có dòng định mức IN = 1A:

Trang 24

- Cho dòng tác động (I MOTOR START) chia các giá trị trong Setting Options và các giá trị đặt ngầm định cho 5.

- Đối với các tỷ số điện kháng và điện trở đất nhân 5 với các giá trị trong Setting Range và Setting increments

A

Setting Options

Defa ult Setting

Comment

1

102

I PRIMARY OP

10÷50.0

Nominal operating current of primary equipment

1

107

I MOTOR START

300 – 50.00A

IB = Primary interrupted current Phase B

Trang 26

phần tử cho sự cố pha-đất Phần tử quá dòng pha-pha thời gian độc lập hoặc cắt nhanh là 50-2 và 50-1, phần tử quá dòng pha-đất

thời gian độc lập hoặc cắt nhanh là 50N-2 và 50N-1 Phần tử thời gian phụ thuộc cho quá dòng pha-pha là 51, phần tử thời gian phụ thuộc cho quá dòng pha-đất là 51N

Tất cả các phần tử quá dòng thời gian độc lập hay phụ thuộc, có thể có trong Rơle bảo vệ đều có thể bị khoá bằng tín hiệu bên ngoài thông qua các đầu vào nhị phân của Rơle Khi các phần tử khoá bị loại bỏ thì các phần tử bảo vệ lại phục hồi lại chức năng Các đặc điểm trong chế độ đóng bằng tay Manual Close Mode có thể được cài đặt để gia tốc thời gian loại trừ sự cố, liên quan đến các điều kiện đóng và điểm sự cố Switch-on-Fault Conditions Trong trạng thái này thời gian trễ có thể bỏ qua cho 1 trong 3 phần tử quá dòng pha-pha và cho 1 trong 3 phần tử quá dòng pha-đất thông qua một tín hiệu xung từ khoá điều khiển bên ngoài, sẽ dẫn đến kết quả là bảo vệ cắt nhanh Xung này sẽ được duy trì trong khoảng thời gian 300ms Các phần tử quá dòng sử dụng cho bảo vệ cắt nhanh này được lựa chọn trong địa chỉ 1213 và 1313

Các giá trị tác động và thời gian trễ có thể điều chỉnh một cách nhanh chóng theo yêu cầu của hệ thống qua chức năng Cold Loat Pickup

Lệnh cắt bởi các phần tử 50-1, 51, 50N-1 và 51N có thể bị khoá lại trong các điều kiện đóng xung kích

2 Mô tả bảo vệ quá dòng cắt nhanh

2.1 Bảo vệ quá dòng cắt nhanh, thời gian độc lập (50, 50N)

Các phần tử quá dòng 50-2 và 50N-2 là được so sánh một cách độc lập với các giá trị tác động của nó Các dòng điện và các giá trị tác động của nó được phát hiện và ghi lại trong Rơle bảo vệ, sau một thời gian đã định nó sẽ đưa ra lệnh cắt

Hình vẽ 7 cho ta sơ đồ logic của các bảo vệ 50-2 và 50N-2

Các phần tử quá dòng 50-1 và 50N-1 là được so sánh một cách độc lập với các giá trị tác động của nó Các dòng điện và các giá trị tác động của nó được phát hiện và ghi lại trong Rơle bảo vệ, sau một thời gian đã định nó sẽ đưa ra lệnh cắt

Trang 27

được ghi lại và hiển thị khi thời gian đặt cho bảo vệ ffff

quá dòng đã vượt qua

Các thông báo được ghi lại và hiển thị phụ thuộc vào việc đưa ra lệnh cắt hoặc thời gian đã vượt qua mà không có lệnh cắt

Giá trị trở về của các phần tử quá dòng thời gian độc lập thông thường là bằng khoảng 95% giá trị tác động đối với các dòng đặt lớn hơn hoặc bằng 30% dòng định mức của Rơle

Hình 8 cho ta sơ đồ logic của các bảo vệ 50-1 và 50N-1

Các giá trị đặt tác động và thời gian trễ cho các phần tử 50-1, 50-2, 50N-1, 50N-2 có thể được đặt độc lập

Trang 31

2.2 Bảo vệ quá dòng thời gian phụ thuộc (51, 51N)

Các phần tử bảo vệ quá dòng thời gian phụ thuộc 51 và 51N có thể sử dụng đặc tuyến IEC hoặc đặc tuyến ANSI phụ thuộc vào tuỳ chọn Ta cũng có thể xác định được đặc tuyến riêng của người dùng cho các phần tử quá dòng đặc tuyến độc lập

Các đặc tuyến và công thức liên quan được đưa ra trong các hình vẽ dưới đây

Trip Time Charac- as per IEC 60255.3 Selection 35.2 or BS 142 (See also Figure 10-1)

Teristics as Per IEC

Trang 32

NORMAL INVERSE (Type A)

For All Characteristics

t trip time in seconds

Tp setting value of the time multiplier

I fault current

Ip setting value of the pickup currentThe trip times for I/Ip ≥ are identical to those for I/Ip = 20

Pickup threshold approx 1.10 Ip

Dropout threshold approx 1.05 Ip for I/Ip ≥0.3

Trang 34

Trip time As Per ANSI/IEEE (see also Figures

9341 8 0938

Trang 35

6143 5

0103 0 02

922 3

64 5

64 5

For All Characteristics

t trip time in seconds

D setting value of the time multiplier

Trang 39

Từng dòng điện pha và đất được so sánh một cách riêng rẽ với các giá trị đặt tương ứng 51 và 51N Khi dòng điện trong các phần tử 51 và 51N bị vượt quá khoảng 1,1 lần giá trị đặt của nó, phần tử quá dòng đó sẽ tác động, và có một thông báo được ghi lại và hiển thị Giá trị tác động của các phần tử 51 và 51N là dựa trên giá trị hiệu dụng của của thành phần dòng điện cơ bản Khi các phần tử

51 và 51N tác động, thời gian trễ cho lệnh cắt là được tính toán Việc tính toán thời gian đó phụ thuộc vào giá trị dòng sự cố thực tế và đặc tính thời gian được lựa chọn Khi thời gian trễ đã hết, một lệnh cắt sẽ được đưa ra

Nếu đưa vào chế độ hãm khi đóng xung kích và điều kiện đóng xung kích được xác nhận, sẽ không có lệnh cắt nào được đưa ra, nhưng vẫn có thông báo được ghi lại và hiển thị khi thời gian đặt cho bảo vệ quá dòng đã vượt qua

Đặc tính thời gian của các phần tử 51 và 51N có thể lựa chọn riêng rẽ, ngoài ra các thông số như giá trị khởi động, hệ số nhân thời gian … cũng có thể đặt độc lập

Hình 12 cho ta sơ đồ logic của các bảo vệ 51 và 51N

Giá trị trở về cho đặc tuyến IEC

Các phần tử quá dòng sử dụng đặc tuyến IEC sẽ trở về khi dòng điện giảm còn 95% giá trị tác động, khi đó Rơle cũng được giải trừ ngay lập tức

Giá trị trở về cho đặc tuyến ANSI

Các phần tử quá dòng sử dụng đặc tuyến ANSI sẽ trở về khi dòng điện giảm còn 95% giá trị tác động, nếu lựa chọn chế độ giải trừ tức thời hoặc 90% giá trị tác động nếu chọn chế độ disk emulation

Đặc tuyến xác định bởi người dùng

Trang 40

Khi xác định đặc tuyến này, người dùng có thể xác định từng điểm 1, lên đến 20 cặp giá trị dòng điện, thời gian có thể được nhập vào Người dùng cũng

có thể xác định được đặc tuyến trở về Đây là một tính năng nâng cao được sử dụng khi bảo vệ được kết hợp với các Rơle bảo vệ quá dòng loại điện từ đặt ở phía trước Nếu người dùng không quy định đặc tuyến trở về Rơle sẽ trở về khi dòng điện giảm xuống còn khoảng 95% giá trị đặt tác động

Ngày đăng: 30/12/2015, 18:15

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w