1. Trang chủ
  2. » Kỹ Thuật - Công Nghệ

QUY TRÌNH VẬN HÀNH ĐỘNG CƠ ĐIỆN

30 2,5K 6

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 30
Dung lượng 499 KB

Nội dung

Liên động công nghệ các động cơ của thiết bị CH của khối: Thiết bị tự động nhằm đảm bảo tác động tự động lên các động cơ điện tựdùng Cắt, đóng đáp ứng các yêu cầu quá trình công nghệ của

Trang 1

QUY TRÌNH

VẬN HÀNH ĐỘNG CƠ ĐIỆN

MÃ SỐ QT – 10 - 23

(Sửa đổi lần thứ III)

(Ban hành kèm theo Quyết định số 3845 /QĐ-PPC-KT

ngày 20 tháng 10 năm 2009

Hải Dương, tháng 10 năm 2009

Trang 2

NGƯỜI ĐƯỢC PHÂN PHỐI

3 Trưởng các đơn vị và bộ phận có liên quan 

CHỦ TRÌ SOẠN THẢO: PHÂN XƯỞNG VH ĐIỆN - KIỂM NHIỆT

NGƯỜI LẬP NGƯỜI KIỂM TRA

Trang 4

1 MỤC ĐÍCH

1.1 Để phù hợp đáp ứng được những tiến bộ kỹ thuật và thiết bị mới,công nghệ mới đưa vào sản xuất, thay thế thiết bị cũ nên phải soạn thảo bổsung quy trình cho phù hợp công nghệ mới, thiết bị mới

1.2 Cắt bớt, loại bỏ những phần quy trình mà công nghệ đã bỏ không

sử dụng tới, hoặc đã được thay thế thiết bị công nghệ mới

1.3 Chuyển đổi các cụm từ, câu chữ, niên hiệu cho phù hợp với môhình quản lý kinh tế mới của Phân xưởng Vận hành Điện - Kiểm nhiệt vàCông ty cổ phần nhiệt điện Phả Lại

1.4 Chỉnh sửa một số câu chữ, nội dung để tăng thêm tính chặt chẽ, dễhiểu trong quy trình

2 PHẠM VI ÁP DỤNG

2.1 Quy trình này áp dụng bắt buộc đối với các phân xưởng, phòng ban,các cá nhân trong Công ty cổ phần nhiệt điện Phả Lại khi tiến hành các côngviệc tại các động cơ điện do phân xưởng vận hành Điện - Kiểm nhiệt quản lý.2.2 Quy trình này cũng áp dụng bắt buộc đối với các đơn vị bên ngoàiCông ty cổ phần nhiệt điện Phả Lại đến thực hiện các công việc tại tại cácđộng cơ điện do phân xưởng vận hành Điện - Kiểm nhiệt quản lý

3 CÁC TÀI LIỆU LIÊN QUAN

- Quy trình vận hành động cơ điện

- Quy định thể thức trình bày văn bản trong Công ty cổ phần nhiệt điệnPhả Lại mã số QĐ-01-01 ban hành ngày 30 tháng 11 năm 2007 của Công ty

cổ phần nhiệt điện Phả Lại

4 ĐỊNH NGHĨA

CH: Tự dùng của Công ty

PЗA: Thiết bị bảo vệ Rơle và tự động điện

ABP : Thiết bị tự động đóng dự phòng

БШY: Phòng điều khiển khối

Trang 5

ЦШY: Phòng điều khiển trung tâm.

PYCH: Thiết bị phân phối

PЭH: Bơm cấp nước

Liên động công nghệ các động cơ của thiết bị CH của khối:

Thiết bị tự động nhằm đảm bảo tác động tự động lên các động cơ điện tựdùng (Cắt, đóng) đáp ứng các yêu cầu quá trình công nghệ của thiết bị chính

5 TRÁCH NHIỆM

Phó tổng Giám đốc kỹ thuật, Quản đốc, phó Quản đốc, Kỹ thuật viênphân xưởng vận hành Điện - Kiểm nhiệt phải nắm vững, đôn đốc công nhântrong đơn vị phải thực hiện nghiêm chỉnh quy trình này

Trưởng, Phó phòng Kỹ thuật sản xuất, kỹ thuật an toàn của Công ty cùngcán bộ kỹ thuật phòng kỹ thuật phụ trách khối thiết bị điện, phải nắm vững,đôn đốc, chỉ đạo công nhân kiểm tra thực hiện

Trưởng ca dây chuyền 1, Trưởng kíp phân xưởng Vận hành Điện - Kiểmnhiệt phải nắm vững, chỉ đạo, đôn đốc và bắt buộc các chức danh dưới quyềnquản lý của mình phải thực hiện nghiêm chỉnh quy trình này

6 NỘI DUNG QUY TRÌNH

6.1 Mở đầu

Quy trình này bao gồm những kiến thức cần thiết để vận hành chính xáccác động cơ điện 6kV và 0,4kV

Những hướng dẫn trong quy trình được áp dụng cho tất cả các loại động

cơ điện tự dùng của Công ty

Quy trình dùng cho nhân viên vận hành và sửa chữa các động cơ điện tựdùng của Công ty

Ngoài quy trình này khi vận hành các động cơ điện tự dùng của Công typhải sử dụng thêm các tài liệu sau đây:

+ Tài liệu kỹ thuật của nhà máy chế tạo đối với từng loại động cơ điệnkhác nhau

Trang 6

+ Các sơ đồ nguyên lý, thiết kế và điều khiển, tín hiệu và liên động củacác động cơ.

+ Sổ Rơle bảo vệ và tự động điện

+ Sổ ghi hư hỏng các thiết bị

+ Quy trình vận hành các thiết bị tự dùng của khối và thiết bị Rơle bảo

vệ tự động điện

6.2 Những hướng dẫn chung

6.2.1 Các động cơ điện, các thiết bị khởi động điều chỉnh và bảo vệ củachúng phải được đảm bảo sao cho chúng làm việc chắc chắn khi khởi độnghoặc ở bất kỳ chế độ làm việc nào

6.2.2 Việc trông coi kỹ thuật (Đóng, cắt, thực hiện phương thức) cácđộng cơ điện tự dùng đang làm việc phải có nhân viên vận hành quản lý thiết

bị đó đảm nhận

Việc chuẩn bị sơ đồ điện các mạch nhất thứ (Mạch lực) và nhị thứ củađộng cơ điện, định kỳ kiểm tra các động cơ đang làm việc do nhân viên Phânxưởng Vận hành Điện - Kiểm nhiệt đảm nhận

6.2.3 Ký hiệu vận hành của các động cơ điện và các cơ cấu truyền độngphải đồng nhất và có số thứ tự của khối kèm theo các chữ cái C, B, Nếuthiết bị cùng tên đó có từ hai chữ cái trở lên

6.2.4 Động cơ điện và các bộ phận truyền động phải có mũi tên chỉchiều quay Trên các động cơ và thiết bị khởi động của chúng phải có biển ghi

rõ tên thiết bị liên quan đến động cơ

6.2.5 Ở các nút và khoá điều khiển thiết bị chuyển mạch các động cơphải ghi rõ động cơ liên quan nút nào hoặc vị trí của chìa khoá nào là khởiđộng, vị trí nào là ngừng động cơ

6.2.6 Các nút ngừng sự cố động cơ phải có nắp đậy kín để tránh tình cờhoặc ấn nhầm và phải kẹp chì niêm phong Chỉ được phép dùng nút ngừng sự

cố khi muốn ngừng nhanh động cơ

6.2.7 Hộp đầu ra cáp động cơ và nắp có gối đỡ (Đặc biệt là phòng cónhiều bụi) phải được đậy kín cẩn thận

Trang 7

6.2.8 Các động cơ dự phòng phải được thường xuyên sẵn sàng để có thểkhởi động ngay và định kỳ đưa vào làm việc còn những động cơ làm việcđược chuyển sang dự phòng theo lịch do Công ty duyệt.

6.2.9 Phải kiểm tra các động cơ dự phòng, trong mọi trường hợp đềuphải kiểm tra và xác định động cơ làm việc bình thường

6.2.10 Phải định kỳ thử thiết bị ABP của các động cơ điện theo đúnghướng dẫn của quy trình chung về vận hành thiết bị ABP

6.2.11 Các thiết bị bảo vệ Rơle điều khiển tín hiệu và liên động côngnghệ của động cơ điện phải thường xuyên đưa vào làm việc Vận hành cácthiết bị đó phải theo đúng các hướng dẫn của quy trình chung về vận hànhthiết bị PЗA

6.2.12 Các động cơ tự dùng 6kV của khối có các bảo vệ sau:

- Bảo vệ cắt nhanh tác động khi ngắn mạch giữa các pha cuộn dây động

- Trên các tủ PYCH - 6kV của các máy cắt các động cơ sẽ sáng đèn

“Con bài chưa nâng ”

- Trên các tủ PYCH - 6kV có lắp các Rơle con bài chỉ thị dùng để xácđịnh xem bảo vệ nào tác động

6.3 Biện pháp an toàn khi trông coi động cơ điện

6.3.1 Khi trông coi động cơ điện tự dùng của khối phải tuân theo vàchấp hành đúng pháp quy kỹ thuật an toàn

Trang 8

6.3.2 Các vỏ động cơ và vỏ kim loại của cáp nguồn phải được tiếp địachắc chắn.

6.3.3 Các đầu ra của cuộn dây và các phễu cáp gần động cơ phải có nắpđậy Khi động cơ đang làm việc cấm tháo các nắp đậy đó

6.3.4 Các phần quay của động cơ và các phần nối động cơ với các thiết

bị kèm theo (khớp nối) phải được che chắn (Vỏ bảo hiểm) để tránh tình cờchạm phải

6.3.5 Khi đưa động cơ truyền chuyển động cho bơm hoặc thiết bị thônggió ra sửa chữa thì phải thực hiện các biện pháp để động cơ không bị quay docác cơ cấu kia truyền ngược lại

- Những biện pháp đó là: Đóng các van hoặc lá chắn tương ứng, nêmchặt, phanh hoặc chằng xích và khoá lại (Hoặc tháo tay van) và treo biển cấm

mở chúng

6.3.6 Khi làm việc có liên quan tới phần dẫn điện hoặc phần quay củađộng cơ và của thiết bị kèm theo (Sơn, thổi…) thì phải ngừng động cơ hoặcthiết bị và treo biển báo “Cấm đóng điện có người đang làm việc” trên khoáđiều khiển

- Xe rùa, máy ngắt phải kéo ra vị trí sửa chữa, cáp phải đóng tiếp địahoặc đóng dao tiếp địa ở ngăn PYCH Cửa ngăn phải khoá chặt và treo biểnbáo “Cấm đóng điện có người đang làm việc”, “Đã tiếp địa” Cáp động cơphải được cắt ra và được tiếp địa trong trường hợp cần thiết tuỳ theo điều kiệncông tác (tháo động cơ, căn tâm, thử cao thế…) Người cấp phiếu công táchoặc ra lệnh xác định có cần phải tháo cáp hay không

6.3.7 Nếu cần phải làm việc đồng thời trên động cơ và thiết bị kèm theothì phải tháo khớp nối giữa động cơ và cơ cấu quay

6.3.8 Khi làm việc ở động cơ dưới 1000V hoặc ở cơ cấu quay kèm theo

mà việc đó có liên quan tới phần dẫn điện hoặc phần quay thì phải cắt điệnđộng cơ, bằng cách cắt thiết bị chuyển mạch và áp dụng các biện pháp để đềphòng trường hợp tình cờ đóng lại và nếu có cầu chì thì phải tháo ra Trên lộđường dây đó phải đặt tiếp địa Người cấp phiếu công tác hoặc ra lệnh sẽ xácđịnh mức độ cần thiết khả năng và vị trí đặt tiếp địa Nếu tách cáp khỏi động

cơ thì những đầu cáp cũng phải đặt tiếp địa

Trang 9

- Nếu tiết diện cáp không cho phép đặt tiếp địa thì cho phép tiếp địa cáp(Tách hoặc không tách) bằng dây đồng có tiết diện lớn hơn tiết diện lõi cápkiểu dây xoắn hoặc làm ngắn mạch các đầu cáp và cách điện chúng Tiếp địanhư thế và tiếp địa ngắn mạch cáp cũng ngang như tiếp địa chính.

- Trên khoá điều khiển các thiết bị chuyển mạch phải treo biển báo.6.3.9 Để cứu hoả các động cơ (Sau khi cắt điện) có thể dùng nước bình

CO2 và brômatit Cấm dùng bình bọt hoặc cát để cứu hoả động cơ

6.3.10 Khi chạy và ngừng động cơ điện bằng thiết bị khởi động có bộtruyền động điều khiển bằng tay phải đi găng tay cách điện

6.3.11 Trực chính điện được phép mở kiểm tra bên ngoài các ngăn củathiết bị khởi động các động cơ điện lắp ở phân xưởng khi thiết bị có điện(Dưới 1000V)

6.3.12 Chỉ sau khi người phụ trách sửa chữa ghi vào sổ sách xác nhậncông việc đã làm xong và bàn giao cho nhân viên vận hành thì mới được phéptháo biển báo “Cấm đóng điện có người đang làm việc”, gỡ thiết bị tiếp địa,khôi phục sơ đồ và chạy động cơ

- Người phụ trách công tác phải thông báo cho nhân viên của mình biết

về việc đóng điện

6.3.13 Khi trông coi động cơ phải mặc quần áo bảo hộ, tay áo có khuycài và đội mũ cứng

6.4 Chuẩn bị cho động cơ vào làm việc

6.4.1 Khi đưa vào vận hành lần đầu hoặc sau khi sửa chữa phải dùng khínén khô, sạch để thổi động cơ hoặc dùng máy hút bụi để hút sạch bụi

Nếu dùng khí nén để thổi hoặc dùng máy hút bụi để vệ sinh thì khôngđược dùng các đầu kim loại sắc cạnh

6.4.2 Khối lượng và thứ tự chuẩn bị động cơ sau khi lắp ráp hoặc sửachữa như sau:

6.4.2.1 Dựa vào nội dung ghi chép trong các sổ sách để tìm hiểu khảnăng đưa động cơ vào làm vịêc, sơ đồ điện và thiết bị của nó

Trang 10

6.4.2.2 Kiểm tra động cơ điện, cáp nguồn của động cơ, các thiết bịchuyển mạch (Máy cắt, áp tô mát, cầu dao, bộ khởi động ngăn PYCH - 6kVhoặc 0,4kV, các tủ, bảng điều khiển, bảo vệ, tự động Kiểm tra xem các thiết

bị tịếp địa di động đã gỡ hết chưa

6.4.2.3 Kiểm tra có thiết bị tiếp địa bảo vệ và được bắt giữ chắc chắn,xung quanh động cơ, ngăn làm mát động cơ phải sạch sẽ, không có bụi và tạpvật

6.4.2.4 Kiểm tra xác định: Động cơ không nối với cơ cấu kèm theo.6.4.2.5 Dùng Mê gôm (2500V cho động cơ 6kV và 1000V cho động cơ0,4kV) để kiểm tra cuộn dây động cơ, đo điện trở cách điện các cuộn dây vàcáp nguồn của động cơ với đất

- Trị số điện trở cách điện nhỏ nhất của các cuộn dây động cơ 6kV côngsuất dưới 5000kW như sau :

Rc đ củ a cu ộ n dâ y đ ộ n g c ơ 6 k V

N h iệ t đ ộ cu ộ n dâ y

- Trong thực tế hiện nay:

+ Trị số điện trở cách điện của cuộn dây động cơ 6kV đo ở nhiệt độ(10¸30)0C phải lớn hơn hoặc bằng 6MW

+ Trị số điện trở cách điện của cuộn dây động cơ dưới 1000V đo ở nhiệt

độ (10¸30)0C phải lớn hơn hoặc bằng 0,5MW

6.4.2.6 Đóng áp tô mát dòng điện thao tác của thiết bị P3A của động cơ.6.4.2.7 Kiểm tra sự làm việc của thiết bị chuyển mạch khi giải trừ sơ đồmạch lực (Xe rùa máy ngắt 6kV hoặc áp tô mát 0,4kV phải kéo ra vị trí thínghiệm) bằng khoá điều khiển hoặc nút sự cố

Sau khi làm xong các việc ở mạch thiết bị P3A thì kiểm tra tác động củathiết bị đó lên thiết bị chuyển mạch của động cơ Công tác kiểm tra này phải

có nhân viên tổ P3A tham gia

Trang 11

6.4.2.8 Nhân viên vận hành thiết bị phải kiểm tra:

- Các việc ở thiết bị kèm theo đã làm xong, người đã rút hết, tạp vậtđược dọn sạch

- Động cơ điện có chế độ bôi trơn cưỡng bức phải có dầu chảy (Dựa vàocác kính kiểm tra), lưu lượng dầu phải đủ và phải kiểm tra nhiệt độ dầu

- Động cơ điện làm mát bằng nước thì phải kiểm tra có nước và áp lựcnước qua các bộ làm mát không khí

- Hệ thống kiểm tra nhiệt độ (Nếu có) của các bộ phận động cơ phải tốt.6.4.2.9 Chuẩn bị sơ đồ điện mạch lực của động cơ

6.4.2.10 Kiểm tra lại БЩY không có tín hiệu báo trước (Hoặc ở Bảngđiều khiển tại chỗ) về việc hư hỏng động cơ chuẩn bị đưa vào làm việc

6.4.2.11 Chạy thử động cơ để xác định chiều quay (Chưa nối trục).6.4.2.12 Sau khi chạy thử trong thời gian ngắn và khắc phục các khuyếttật, cho động cơ chạy không tải trong khoảng thời gian cần thiết để các gối đỡđạt nhiệt độ quy định

6.4.2.13 Khi khởi động động cơ cần phải dựa vào ampe kế để giám sátchế độ khởi động

Khi chế độ khởi động kết thúc thì dòng điện không tải của động cơ phải

ở trong khoảng (25 ¸ 30)% dòng điện định mức

6.4.2.14 Kiểm tra động cơ điện đang chạy để xác định nhiệt độ gối đỡ

và độ rung trong giới hạn tiêu chuẩn, không có tiếng kêu, gõ và những dấuhiệu của hiện tượng va chạm, và các hư hỏng khác

Kiểm tra sự làm việc của hệ thống bôi trơn và hệ thống làm mát

6.4.2.15 Ngừng động cơ và cắt điện để nối động cơ với cơ cấu kèmtheo

6.4.3 Thứ tự và khối lượng chuẩn bị chạy động cơ sau khi ngừng sửachữa lâu như sau:

6.4.3.1 Kiểm tra động cơ, cáp nguồn của động cơ, thiết bị chuyển mạch,ngăn KPYCH- 6kV hoặc 0,4kV các tủ bảng điều khiển bảo vệ tự động

Trang 12

6.4.3.2 Đo điện trở cách điện các cuộn dây và cáp nguồn động cơ so vớiđất như chỉ dẫn ở Bảng 4-2.5.

6.4.3.3 Đóng áp tô mát nguồn thao tác P3A của động cơ

6.4.3.4 Kiểm tra tác động của thiết bị chuyển mạch ở vị trí thí nghiệmkhi giải trừ sơ đồ điện của mạch lực bằng khoá điều khiển hoặc nút sự cố.6.4.3.5 Kiểm tra sự làm việc của hệ thống bôi trơn các gối đỡ và hệthống nước làm mát (Đối với các động cơ có loại này)

6.4.3.6 Chuẩn bị sơ đồ điện mạch lực động cơ

6.4.3.7 Kiểm tra không có tín hiệu báo trước ở phòng điều khiển hoặcbảng điều khiển tại chỗ chứng tỏ động cơ chuẩn bị đưa vào làm việc không có

hư hỏng

6.4.3.8 Báo cho nhân viên trực nhật biết là động cơ đã sẵn sàng chạy

6.5 Cho động cơ làm việc, kiểm tra động cơ khi đang làm việc

6.5.1 Nhân viên vận hành thao tác chạy động cơ điện theo thứ tự sau:6.5.1.1 Thông thường khi chạy động cơ thì thiết bị kèm theo khôngđược mang tải (Van bơm phải đóng, cánh hướng thiết bị quạt gió phải đóng)6.5.1.2 Nếu chạy các thiết bị quan trọng thì phải có nhân viên vận hànhgiám sát ở vị trí lắp thiết bị, nhân viên này chịu trách nhiệm cắt động cơ bằngnút sự cố nếu thấy vỏ động cơ, gối đỡ có khói hoặc tia lửa điện, hoặc nếunghe thấy tiếng gõ trong thiết bị

6.5.1.3 Người chạy thiết bị cần phải dựa vào ampe kế (Đồng hồ báo) đểtheo dõi giai đoạn khởi động Còn sau khi động cơ đã quay thì phải kiểm tradòng điện đặt không vượt quá trị số cho phép (Đánh dấu bằng vạch đo ở ampekế)

6.5.1.4 Nếu dòng điện động cơ tiêu thụ lớn hơn trị số cho phép thì phảilàm giảm bớt phụ tải hoặc chuyển thiết bị sang dự phòng

Tìm mọi cách xác định nguyên nhân gây quá tải

6.5.1.5 Nếu khi chạy động cơ nhảy ngay thì người chạy động cơ phảithông báo cho nhân viên trực điện biết

Trang 13

6.5.1.6 Động cơ điện tự dùng có rô to ngắn mạch nếu ở trạng thái lạnhthì không được phép khởi động quá 2 lần, còn ở trạng thái nóng thì khôngđược phép khởi động quá 1 lần, ít nhất 2 giờ sau mới được phép khởi động lạitrừ trường hợp sự cố.

6.5.2 Nhân viên vận hành thiết bị tự dùng chịu trách nhiệm kiểm tra cácđộng cơ đưa vào làm việc

6.5.3 Khi động cơ đang làm việc cần phải:

6.5.3.1 Kiểm tra phụ tải động cơ (Dựa vào ampe kế) và không để dòngđiện vượt quá trị số cho phép bằng cách giảm bớt phụ tải thiết bị hoặc chạythiết bị dự phòng …

6.5.3.2 Định kỳ theo lịch kiểm tra sự làm việc của hệ thống bôi trơn cácgối đỡ, nhiệt độ gối đỡ dựa vào đồng hồ hoặc sờ tay vào vỏ ngoài để kiểm trachế độ nhiệt của động cơ, kiểm tra độ rung các gối đỡ nếu cần thì phải đo.6.5.3.3 Không để hơi nước, dầu rơi vào các đầu ra của động cơ và bắnvào thân động cơ

6.5.3.4 Giữ gìn động cơ sạch sẽ, ít nhất một ca một lần lau chùi vỏ độngcơ

6.5.3.5 Kiểm tra chế độ làm việc của thiết bị làm mát (Quạt gió bộ làmmát không khí)

6.5.3.6 Kiểm tra sự làm việc của chổi than các động cơ 1 chiều, chú ý cổgóp động cơ phải không có tia lửa

6.5.3.7 Thông báo cho nhân viên vận hành chịu trách nhiệm trông coivận hành phần điện của Công ty biết các hư hỏng, các nhận xét khi động cơđang làm việc

6.5.4 Một lần trong ca nhân viên chịu trách nhiệm trông coi phần điệncủa Công ty và nhân viên trực tiếp trông coi thiết bị điện phải kiểm tra cácđộng cơ đang làm việc và dự phòng theo lịch đã được phê duyệt

6.5.5 Động cơ điện cần phải ngừng khẩn cấp (Sự cố) khi :

- Người bị tai nạn

- Động cơ và thiết bị khởi động động cơ có khói hoặc lửa

Trang 14

- Thiết bị kèm theo bị hỏng

- Khi động cơ ngừng sự cố thì phải kiểm tra ngay xem ABP có tự độngchạy thiết bị dự phòng không?

6.5.6 Phải ngừng động cơ điện khi :

- Có tiếng kêu không bình thường trong động cơ

- Có mùi cách điện cháy

- Động cơ hoặc cơ cấu kèm theo đột ngột rung mạnh

- Nhiệt độ gối đỡ tăng quá mức cho phép

- Động cơ bị đe dọa hư hỏng

- Động cơ bị quá tải trên giới hạn cho phép

- Cơ cấu kèm theo thiết bị hỏng

- Nếu có thiết bị dự phòng trước khi ngừng thiết bị đang làm việc phảichạy thiết bị dự phòng

6.5.7 Động cơ có thể ngừng tự động trong các trường hợp sau:

+ Bảo vệ ngắn mạch trong động cơ hoặc cáp nguồn tác động

+ Bảo vệ quá tải dòng điện quá thời gian cho phép tác động

+ Mất điện ở thanh cái thiết bị phân phối

+ Bảo vệ công nghệ của thiết bị tác động

+ Liên động công nghệ tác động

Khi động cơ điện tự động cắt thì phải dựa vào các thiết bị tín hiệu để tìmnguyên nhân Nếu động cơ nhảy do bảo vệ ngắn mạch tác động thì phải kiểmtra động cơ, cáp nguồn, thiết bị chuyển mạch để tìm dấu hiệu hư hỏng

6.5.8 Nếu khi động cơ tự động cắt mà động cơ dự phòng không thể chạyđược ngay và do đó làm giảm phụ tải khối thì cho phép chạy lại một lần động

cơ vừa cắt Sau khi đã kiểm tra bên ngoài thấy không có dấu hiệu hư hỏnghoặc dấu hiệu sự cố ở mục 6.5.5

Trang 15

6.5.9 Động cơ bơm cao áp và các thiết bị thông gió không được tínhtoán để khởi động khi Rôto đang quay ngược lại Do đó nếu chạy lại động cơlần thứ hai khi van một chiều hoặc lá chắn bị hỏng thì có thể làm cho động cơ

bị hỏng

Cấm chạy bơm cao áp khi van một chiều hỏng

Sau khi đóng van đầu đẩy thì nhân viên vận hành mới được ngừng động

cơ bơm cao áp

Khi khởi động động cơ quạt gió (Quạt gió, quạt khói …) thì các lá chắnphải đóng kín

6.6 Đưa động cơ ra sửa chữa

6.6.1 Tuỳ theo phương thức làm việc của khối có thể cắt điện động cơ từБШY hoặc ở bảng điều khiển tại chỗ Lúc đó sơ đồ điện các mạch nhất thứ vànhị thứ không cần phải giải trừ hệ thống bôi trơn và làm mát vẫn sẵn sàng đểkhởi động lại

Nếu các động cơ Д330 ngoài trời ngừng lâu thì phải cho đóng các bộ sấynấc nhiệt độ xung quanh thấp hơn 50C

6.6.2 Nếu muốn chuyển động cơ sang dự phòng thì phải kết hợp thửABP đi cắt động cơ Nếu có nút sự cố thì tốt nhất là ngừng bằng nút đó

Sau khi ngừng động cơ phải:

- Thực hiện các thao tác chuyển đổi cần thiết ở thiết bị ABP

- Kiểm tra động cơ và hệ thống làm mát, bôi trơn các gối đỡ sẵn sàng để

- Ngừng động cơ bằng khoá điều khiển

- Tách hệ thống bôi trơn các gối đỡ và làm mát động cơ đó (Đóng nướclàm mát và đóng dầu bôi trơn)

Ngày đăng: 30/12/2015, 18:16

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w