1. Trang chủ
  2. » Kỹ Thuật - Công Nghệ

QUY TRÌNH VẬN HÀNH TRẠM CẤP ĐIỆN TỰ DÙNG KIỂU KT-CH-0,5

12 430 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 12
Dung lượng 160,5 KB

Nội dung

Quy trình này áp dụng bắt buộc đối với các phân xưởng, phòng ban, các cá nhân trong Công ty cổ phần nhiệt điện Phả Lại khi thực hiện các công việc tại khu vực trạm biến thế cấp điện tự d

Trang 1

QUY TRÌNH

VẬN HÀNH TRẠM CẤP ĐIỆN

TỰ DÙNG KIỂU KT-CH-0,5CH-CH-0,50,5

MÃ SỐ QT-CH-0,5 10 -CH-0,5 28

(Sửa đổi lần thứ III)

(Ban hành kèm theo Quyết định số 4284/QĐ-PPC-KT

ngày 27 tháng 11 năm 2009

Hải Dương, tháng 11 năm 2009

Trang 2

NGƯỜI ĐƯỢC PHÂN PHỐI

3 Trưởng các đơn vị và bộ phận có liên quan 

CHỦ TRÌ SOẠN THẢO: PHÂN XƯỞNG VH ĐIỆN - KIỂM NHIỆT

NGƯỜI LẬP NGƯỜI KIỂM TRA

Chữ ký:

Họ và tên: Lê Thanh Bình

Chức vụ: KTV.PX VH Điện -CH-0,5KN

Chữ ký:

Họ và tên: Nguyễn Văn Nhất Chức vụ: Quản đốc VH Điện-CH-0,5KN

Chữ ký:

Họ và tên: Nguyễn Văn Thuỷ Chức vụ: Trưởng phòng kỹ thuật

THAM GIA XEM XÉT NGƯỜI DUYỆT

Họ và tên: Vũ Xuân Cường Chức vụ: P Tổng Giám đốc

TÓM TẮT SỬA ĐỔI TÓM TẮT NỘI DUNG SỬA ĐỔI LẦN SỬA NGÀY SỬA

Trang 3

MỤC LỤC

6.4 Các chế độ làm việc không bình thường và sự cố của KT-CH-0,5 9

6.5 Kỹ thuật an toàn khi trông coi và sửa chữa KT-CH-0,5 10 6.6 Tính chất lý học và hoá học của Xôptôn-10 11

Trang 4

1 MỤC ĐÍCH

1.1 Để phù hợp đáp ứng được những tiến bộ kỹ thuật và thiết bị mới, công nghệ mới đưa vào sản xuất, thay thế thiết bị cũ nên phải soạn thảo bổ sung quy trình cho phù hợp công nghệ mới, thiết bị mới

1.2 Cắt bớt, loại bỏ những phần quy trình mà công nghệ đã bỏ không

sử dụng tới, hoặc đã được thay thế thiết bị công nghệ mới

1.3 Chuyển đổi các cụm từ, câu chữ, niên hiệu cho phù hợp với mô hình quản lý kinh tế mới của Phân xưởng Vận hành Điện - Kiểm nhiệt và Công ty cổ phần nhiệt điện Phả Lại

1.4 Chỉnh sửa một số câu chữ, nội dung để tăng thêm tính chặt chẽ, dễ hiểu trong quy trình

2 PHẠM VI ÁP DỤNG

2.1 Quy trình này áp dụng bắt buộc đối với các phân xưởng, phòng ban, các cá nhân trong Công ty cổ phần nhiệt điện Phả Lại khi thực hiện các công việc tại khu vực trạm biến thế cấp điện tự dùng KT-CH-0,5 do phân xưởng vận hành Điện - Kiểm nhiệt quản lý

2.2 Quy trình này cũng áp dụng bắt buộc đối với các đơn vị bên ngoài Công ty cổ phần nhiệt điện Phả Lại đến thực hiện các công việc tại khu vực trạm biến thế cấp điện tự dùng KTCH0,5 do phân xưởng vận hành Điện -Kiểm nhiệt quản lý

3 CÁC TÀI LIỆU LIÊN QUAN

- Quy trình vận hành trạm biến thế cấp điện tự dùng KT-CH-0,5

- Quy định thể thức trình bày văn bản trong Công ty cổ phần nhiệt điện Phả Lại mã số QĐ-01-01 ban hành ngày 30 tháng 11 năm 2007 của Công ty

cổ phần nhiệt điện Phả Lại

4 ĐỊNH NGHĨA (Không áp dụng)

5 TRÁCH NHIỆM

Phó tổng Giám đốc kỹ thuật, Quản đốc, phó Quản đốc, Kỹ thuật viên phân xưởng vận hành Điện - Kiểm nhiệt phải nắm vững, đôn đốc công nhân trong đơn vị phải thực hiện nghiêm chỉnh quy trình này

Trang 5

Trưởng, Phó phòng Kỹ thuật sản xuất, kỹ thuật an toàn của Công ty cùng cán bộ kỹ thuật phòng kỹ thuật phụ trách khối thiết bị điện, phải nắm vững, đôn đốc, chỉ đạo công nhân kiểm tra thực hiện

Trưởng ca dây chuyền 1, Trưởng kíp phân xưởng Vận hành Điện - Kiểm nhiệt phải nắm vững, chỉ đạo, đôn đốc và bắt buộc các chức danh dưới quyền quản lý của mình phải thực hiện nghiêm chỉnh quy trình này

6 NỘI DUNG QUY TRÌNH

6.1 Công dụng và các thông số kỹ thuật.

6.1.1 Tổ hợp trạm biến thế trọn bộ (Gồm máy biến áp và các tủ phân phối), máy biến áp trong tổ hợp trọn bộ này kiểu TH3 có điểm trung tính nối đất, tổ hợp trọn bộ kiểu KT - CH - 0,5 dùng để cấp điện tự dùng 0,4kV cho dây chuyền 1 của Công ty cổ phần nhiệt điện Phả Lại

6.1.2 Điện áp định mức là 0,4kV

6.1.3 Tất cả các thiết bị và kết cấu điện của tổ hợp được chế tạo để có thể làm việc ổn định với dòng điện ngắn mạch là 50kA

6.2 Cấu tạo và các chi tiết của tổ hợp

6.2.1 KT - CH - 0,5 được cấu tạo bởi các chi tiết thiết bị sau đây:

- Máy biến áp lực

- Tủ đầu vào

- Các tủ phụ tải

- Tủ nối thanh cái

- Tủ liên lạc

- Tủ điều khiển chung

6.2.2 Cấu tạo của các loại tủ như sau:

- Ở các tủ đầu vào và tủ liên lạc vì chịu dòng lớn (Công suất lớn) nên ở đây lắp đặt các aptômat kiểu “Êlêctron” và mạch Rơle bảo vệ

Trang 6

- Ở các tủ phụ tải dùng aptômat kiểu A3700 cùng mạch Rơle bảo vệ có thể chỉnh định tuỳ theo thực tế sử dụng

- Khi thay thế phải sử dụng các loại thiết bị và vật liệu như đã được lắp ở các tủ này lúc ban đầu

6.2.3 Các tủ được thiết kế và chế tạo để có thể vận hành được cả hai phía (Phía trước và phía sau)

6.2.4 Các áp tô mát đã được định vị trong tủ để có thể thao tác một cách thuận tiện, đồng thời có thể kiểm tra vị trí lắp đặt của áptômát trong tủ

6.2.5 Để phân biệt sự cố xảy ra ở một tủ bất kỳ trong tổ hợp trọn bộ đồng thời để đảm bảo an toàn cho người vận hành, vỏ các tủ điện được ngăn cách nhau bằng các tấm thép

6.2.6 Máy biến áp lực trong tổ hợp trọn bộ KT - CH - 0,5 đã được nhiệt đới hoá, máy biến áp kiểu TH3 - 630/10 Trong máy biến áp không có dầu, giữa cuộn dây và vỏ máy người ta đổ một dung dịch cách điện không cháy và ở trên là một lớp Nitơ

- Công suất định mức của máy biến áp: S = 630kVA

- Điện áp định mức: + Phía cao áp 6000V

+ Phía hạ áp 400V

- Dòng điện định mức: + Idcao= 60,6A

+ Idhạ = 909A

- Điện áp ngắn mạch: UK= 5%

- Tổ đấu dây /Y0 – 11

6.2.7 Dung dịch cách điện không cháy ở trong máy biến áp là hoá chất xôptôn - 10 Để chèn và bảo vệ dung dịch hoá chất này giữa lớp trên của dung dịch và nắp máy biến áp sử dụng một lớp Nitơ Nắp máy biến áp làm bằng tôn

lá và được hàn với vỏ máy Các lỗ có lắp đặt ở phía trên của máy biến áp dùng để kiểm tra, thay đổi áp lực bên trong máy biến áp và nạp Nitơ Ngoài ra

có một van để đổ vào hoặc tháo ra dung dịch xôptôn

6.2.8 Ở trên máy biến áp có các thiết bị bảo vệ và đồng hồ kiểm tra sau đây

Trang 7

- Một van an toàn để bảo vệ vỏ máy khi áp lực ở trong máy tăng cao hơn

áp lực qui định (Trị số là 70Ka hoặc là 0,7kg/cm2)

- Ống chỉ mức dung dịch xôptôn

- Một nhiệt kế báo tín hiệu để đo nhiệt độ của mặt thoáng lớp trên dung dịnh xôptôn và báo tín hiệu khi nhiệt độ trong máy biến áp đạt 950C

- Một áp lực kế chân không có tiếp điểm điện để đo áp lực và báo tín hiệu khi áp lực làm việc lớn hơn 0,5kg/cm2

6.2.9 Máy biến áp được lắp đặt bộ điều chỉnh điện áp bằng tay kiểu ПБB có 5 nấc điều chỉnh

6.2.10 Tổ hợp trọn bộ KT - CH - 0,5 được lắp ráp trong các tủ lộ vào

và tủ liên lạc gồm các áptômát kiểu “Eletron” có bộ truyền động lò xo, điều khiển các áptômát này từ xa, động cơ căng lò xo của bộ truyền động dùng điện một chiều, điện áp 220V và được lắp trong bộ truyền động

- Trong áptômát này có đặt sẵn các biến dòng điện và tổ hợp bảo vệ bằng mạch điện từ

- Ngoài ra áptômát còn được lắp ráp các cơ cấu để có thể thao tác đóng cắt bằng tay nhằm phục vụ cho sửa chữa và hiệu chỉnh trong trường hợp hệ thống điều khiển từ xa xảy ra sự cố

6.2.11 Các tủ phụ tải của tổ hợp trọn bộ được trang bị các áptômát kiểu A3700, có bộ truyền động điện từ xa hoặc bằng tay Tác động của áp tô mát này có hai cấp: Cắt nhanh không chọn lọc và cắt có chọn lọc

- Trong các áp tô mát này còn được lắp ráp bộ liên động cơ khí phục vụ cho việc thao tác của người vận hành, chống thao tác nhầm

6.3 Vận hành tổ hợp trọn bộ KT -CH-0,5 CH -CH-0,5 0,5

6.3.1 Trước lúc đưa KT - CH - 0,5 vào làm việc cần phải kiểm tra các thiết bị và sứ đỡ còn nguyên vẹn và tốt không

- Kiểm tra các ngăn xem có tạp vật không

- Thử các áp tô mát của các đầu vào làm việc và dự phòng các áp tô mát phân đoạn ở vị trí kiểm tra

Trang 8

- Kiểm tra mọi ghi chép về việc kết thúc các công tác lắp ráp, sửa chữa, hiệu chỉnh

- Kiểm tra có đủ biên bản về sửa chữa, thí nghiệm thiết bị

- Các tiếp địa di động đã được tháo bỏ

- Để các xe rùa các tủ vào vị trí kiểm tra

- Kiểm tra điện trở cách điện các phần dẫn điện bằng mê gôm 1000V, điện trở cách điện  0,5M

6.3.2 Trước khi cho máy biến thế vào làm việc ít nhất 2 giờ trước khi đóng điện phải đưa áp lực trong thân biến thế về không Nếu theo áp kế chân không, áp lực trong biến thế âm thì phải nạp thêm Nitơ (N2) Kiểm tra điện trở cách điện các cuộn dây cao, hạ thế

Thử bộ điều chỉnh điện áp bằng tay ПБB ít nhất 10 lần, sau đó để cần bộ

truyền động ở vị trí cần thiết

6.3.3 Đóng điện cho KT - CH - 0,5 bằng cách xung điện áp vào qua nguồn tự dùng làm việc hoặc nguồn dự phòng

6.3.4 Sau khi đóng điện phải kiểm tra KT - CH - 0,5 và máy biến thế 6.3.5 Sau đó trong quá trình vận hành Trưởng kíp Vận hành Điện Kiểm nhiệt và trực điện ít nhất một ca một lần kiểm tra, xem xét KT CH -0,5

6.3.6 Xe rùa aptômat có thể đặt ở 3 vị trí

- Làm việc: Các tiếp điểm của mạch lực và mạch nhị thứ tiếp

- Kiểm tra: Tiếp điểm mạch lực nhả, tiếp điểm mạch nhị thứ tiếp - Vị trí này dùng cho hiệu chỉnh, thử aptômat và khối Rơle

- Sửa chữa: Các tiếp điểm mạch lực, nhị thứ nhả Xe rùa, aptômat kéo ra khỏi tủ Vị trí này có thể sửa chữa aptômat và khối Rơle

6.3.7 Khi vận hành, các cửa tủ phải đóng chặt Bộ truyền động bằng tay của các aptômat A3700 có thể được khoá ở vị trí đóng hoặc vị trí cắt

Trang 9

6.4 Các chế độ làm việc không bình thường và sự cố của KT -CH-0,5 CH -CH-0,5 0,5

6.4.1 Khi KT - CH - 0,5 nhảy do bảo vệ tác động cần phải:

- Kiểm tra các Rơle chỉ thị để xác định bảo vệ nào làm việc

- Giải trừ sơ đồ (Cắt điện) các đầu vào dự phòng và làm việc

- Kiểm tra điện trở cách điện của thanh cái

- Kiểm tra các ngăn xem có bị hư hỏng không Nếu không có thiết bị nào

bị hư hỏng và cách điện bình thường thì phải:

+ Kiểm tra các ngăn lộ phụ tải

+ Cắt aptômát của các lộ và xung điện thanh cái của KT - CH - 0,5 + Kiểm tra cách điện từng lộ rồi lần lượt đóng điện các lộ

+ Nếu thấy lộ nào hỏng thì đưa lộ đó ra sửa chữa

6.4.2 Nếu nhiệt độ của chất xốp tôn cao hơn 950C thì phải kiểm tra phụ tải của máy biến thế, nếu cần thì phải giảm bớt phụ tải bằng cách đóng các thiết bị dự phòng lấy điện từ phân đoạn khác (Máy biến thế khác) và cắt bớt các thiết bị lấy điện từ biến thế quá tải

6.4.3 Áp lực trong máy biến thế tăng, nguyên nhân có thể do bị nóng hoặc hư hỏng bên trong máy biến thế gây ra Phân huỷ chất điện môi tìm nguyên nhân làm tăng áp lực và khắc phục

6.4.4 Nếu sau khi đóng phụ tải cho máy biến thế mà mức điện môi tăng đến mức bịt kín thì phải:

- Chuyển nguồn cung cấp cho thanh cái đang vận hành sang nguồn khác

- Cắt máy biến áp có sự cố

- Giải trừ sơ đồ

- Giảm áp lực trong thân biến thế xuống không

- Chuẩn bị sơ đồ và đóng máy biến thế vào làm việc

Trang 10

6.4.5 Khi van an toàn tác động thì áp lực trong biến thế đột ngột giảm xuống Do đó nếu thấy áp kế chân không chỉ áp lực đột ngột tụt thì phải:

- Cắt máy biến thế

- Xác định nguyên nhân tác động van an toàn và khắc phục nguyên nhân đó

- Nạp thêm Nitơ vào máy biến thế

6.4.6 Khi vận hành bình thường thì một năm một lần phải lấy mẫu và thí nghiệm mẫu chất điện môi không cháy xôptôn - 10

Độ bền điện ở 650C không được thấp hơn 30kV/cm3

6.4.7 Để vệ sinh các tiếp điểm của bộ điều chỉnh điện thế (БB) cho

sạch rỉ và bền thì ít nhất 6 tháng một lần phải quay bộ điều chỉnh điện áp (10

 15) lần về cả hai phía khi máy biến thế ngừng làm việc

6.5 Kỹ thuật an toàn khi trông coi và sửa chữa KT -CH-0,5 CH -CH-0,5 0,5

6.5.1 Việc trông coi KT - CH - 0,5 cần phải theo đúng quy phạm kỹ thuật an toàn hiện hành

6.5.2 Khi sửa chữa phải thực hiện các biện pháp sau:

- Thao tác cắt điện cần thiết và chuẩn bị nơi công tác để tiến hành công việc sửa chữa an toàn theo đúng quy phạm kỹ thuật an toàn hiện hành

- Theo biện pháp “Cấm đóng điện - có người đang làm việc” người cắt điện treo biển báo trên những thiết bị có thể cấp điện

- Nếu cần phải lắp tiếp địa di động

- Tại nơi công tác treo biển “Làm việc ở đây”

6.5.3 Khi đưa aptômat “Êlectron” ra sửa chữa để loại trừ khả năng gây chấn thương cho nhân viên Sau khi giải trừ sơ đồ ở vị trí kiểm tra cần phải thực hiện chu trình B - O (đóng cắt) khi bộ truyền động của máy ngắt đã cắt điện

6.5.4 Cấm đóng máy ngắt ở vị trí làm việc khi cửa tủ (Ngăn) mở

Trang 11

6.6 Tính chất lý học và hoá học của xôptôn -CH-0,5 10

Hình dạng bên ngoài:

- Là chất lỏng, trong suốt không màu hoặc hơi tái Không có nước và tạp chất cơ khí

- Tổng tổn thất cách điện ở 900C không quá 6%

- Độ bền điện ở 650C, trị số hiệu dụng 50kV

- Độ PHKDH/1g xôptôn không lớn hơn 0,02

- Độ nhớt đông, ở 650C không lớn hơn 0dt 14

- Hệ số giãn nở nhiệt 0,0006

- Tỷ trọng 1,56 kg/cm3

6.7 Quy tắc chính khi dùng xôptôn -CH-0,5 10

6.7.1 Xôptôn - 10 là chất điện môi lỏng cách điện không cháy Về thành phần hoá học, chất xôptôn - 10 là hợp chất pôliclorid đi phonyl với trilobenzen (C6H3F3) trộn theo tỷ lệ nhất định Không được trộn xôptôn - 10 với dầu biến thế Ngoài ra trước khi nạp vào biến thế dầu phải kiểm tra độ bền điện của xôptôn Xôptôn -10 có tính độc, nếu hít phải hơi xôptôn - 10 lâu thì

có thể bị ngộ độc thần kinh như trong trường hợp bị ngộ độc các chất clo than khác Do đó phải nghiêm chỉnh tuân theo và chấp hành các biện pháp phòng ngừa Khi làm việc với xôptôn - 10 lần nào cũng phải mặc quần áo bảo hiểm chuyên dùng quần áo này phải để riêng rẽ với quần áo mặc đi làm hoặc ở nhà Nếu mặt thoáng hở của xôptôn lớn thì phải làm dưới nơi che có thông gió hoặc phải đeo mặt nạ bảo hiểm

Những phần da thịt hở mà bị bắn khi làm việc với xôptôn - 10 phải dùng dung dịch axêtôn rửa sạch, sau đó rửa xà phòng nước ấm

Phải bố trí các phòng riêng để làm việc với xôptôn các phòng này phải

có thông gió tốt

Chỉ khi nào tuân theo các biện pháp đề phòng nêu trên thì làm việc với xôptôn mới không gây nguy hiểm cho sức khoẻ con người

Trang 12

6.7.2 Nếu chế độ làm việc của thiết bị bị vi phạm, thiết bị bị hư hỏng hoặc có hoả hoạn thì nhân viên vận hành phải nhanh chóng tìm mọi cách hạn chế sự cố hoặc hoả hoạn phát triển, nếu cần thì phải cắt nguồn làm việc và nguồn dự phòng và báo cáo Trưởng kíp, cấp trên biết

6.7.3 Đóng điện hoặc cắt điện thiết bị chỉ được tiến hành theo lệnh của Trưởng kíp

6.7.4 Trong trường hợp nguy hiểm rõ ràng đe doạ tính mạng con người

và thiết bị thì nhân viên trực nhật có quyền tự mình cắt bất kỳ thiết bị nào Sau đó phải báo cáo cho Trưởng kíp biết

7 HỒ SƠ LƯU

(Không áp dụng)

8 PHỤ LỤC

Ngày đăng: 30/12/2015, 18:17

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w