1. Trang chủ
  2. » Kỹ Thuật - Công Nghệ

QUY TRÌNH VẬN HÀNH HỆ THỐNG RƠLE TỰ ĐỘNG ĐƯỜNG DÂY MÃ SỐ QT 10 04

16 453 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 16
Dung lượng 172,5 KB

Nội dung

Những đặc điểm của bảo vệ loại 1 nhóm I.Trên bảng bảo vệ loại 1 có lắp khối Rơle DZ, thiết bị liên động khi dao động kiểu KPБ - 126 Rơle công suất KБM - 177, Rơle dòng điện kiểu PT40 và

Trang 1

QUY TRÌNH VẬN HÀNH HỆ THỐNG RƠLE TỰ ĐỘNG ĐƯỜNG DÂY

MÃ SỐ QT - 10 - 04

(Sửa đổi lần thứ III)

(Ban hành kèm theo Quyết định số 4553/QĐ-PPC-KT

ngày 22 tháng 12 năm 2009

Hải Dương, tháng 12 năm 2009

Trang 2

NGƯỜI ĐƯỢC PHÂN PHỐI

CHỦ TRÌ SOẠN THẢO: PHÂN XƯỞNG VH ĐIỆN - KIỂM NHIỆT

Chữ ký:

Họ và tên: Lê Thanh Bình

Chức vụ: KTV.PX VH Điện -KN

Chữ ký:

Họ và tên: Nguyễn Văn Nhất Chức vụ: Quản đốc VH Điện-KN

Chữ ký:

Họ và tên: Nguyễn Văn Thuỷ Chức vụ: Trưởng phòng kỹ thuật

Họ và tên: Vũ Xuân Cường Chức vụ: P Tổng Giám đốc

Trang 3

MỤC LỤC

Trang 4

1 MỤC ĐÍCH

1.1 Để phù hợp đáp ứng được những tiến bộ kỹ thuật và thiết bị mới, công nghệ mới đưa vào sản xuất, thay thế thiết bị cũ nên phải soạn thảo bổ sung quy trình cho phù hợp công nghệ mới, thiết bị mới

1.2 Cắt bớt, loại bỏ những phần quy trình mà công nghệ đã bỏ không

sử dụng tới, hoặc đã được thay thế thiết bị công nghệ mới

1.3 Chuyển đổi các cụm từ, câu chữ, niên hiệu cho phù hợp với mô hình quản lý kinh tế mới của Phân xưởng Vận hành Điện - Kiểm nhiệt và Công ty cổ phần nhiệt điện Phả Lại

1.4 Chỉnh sửa một số câu chữ, nội dung để tăng thêm tính chặt chẽ, dễ hiểu trong quy trình

2 PHẠM VI ÁP DỤNG

2.1 Quy trình này áp dụng bắt buộc đối với các phân xưởng, phòng ban, các cá nhân trong Công ty cổ phần nhiệt điện Phả Lại khi tiến hành các công việc tại khu vực Rơle tự động đường dây 110kV do phân xưởng vận hành Điện - Kiểm nhiệt quản lý

2.2 Quy trình này cũng áp dụng bắt buộc đối với các đơn vị bên ngoài Công ty cổ phần nhiệt điện Phả Lại đến thực hiện các công việc tại khu vực Rơle tự động đường dây 110kV do phân xưởng vận hành Điện - Kiểm nhiệt quản lý

3 CÁC TÀI LIỆU LIÊN QUAN

- Quy trình vận hành hệ thống Rơle tự động đường dây

- Quy định thể thức trình bày văn bản trong Công ty cổ phần nhiệt điện Phả Lại mã số QĐ-01-01 ban hành ngày 30 tháng 11 năm 2007 của Công ty

cổ phần nhiệt điện Phả Lại

4 ĐỊNH NGHĨA (Không áp dụng)

5 TRÁCH NHIỆM

Phó tổng Giám đốc kỹ thuật, Quản đốc, phó Quản đốc, Kỹ thuật viên phân xưởng vận hành Điện - Kiểm nhiệt phải nắm vững, đôn đốc công nhân trong đơn vị phải thực hiện nghiêm chỉnh quy trình này

Trang 5

Trưởng, Phó phòng Kỹ thuật sản xuất, kỹ thuật an toàn của Công ty cùng cán bộ kỹ thuật phòng kỹ thuật phụ trách khối thiết bị điện, phải nắm vững, đôn đốc, chỉ đạo công nhân kiểm tra thực hiện

Trưởng ca dây chuyền 1, Trưởng kíp phân xưởng Vận hành Điện - Kiểm nhiệt phải nắm vững, chỉ đạo, đôn đốc và bắt buộc các chức danh dưới quyền quản lý của mình phải thực hiện nghiêm chỉnh quy trình này

6 NỘI DUNG QUY TRÌNH

6.1 Công dụng

6.1.1 Nhiệm vụ chính của Rơle bảo vệ tự động đường dây là:

- Bảo vệ các loại ngắn mạch của đường dây

- Dự phòng cho các bảo vệ của bộ phận liên quan đến lưới điện

- Điều kiển từ xa máy ngắt 110kV và đường dây

- Tự động đóng lại lần thứ hai sau khi đường dây nhảy hư hỏng

- Phát tín hiệu về chế độ làm việc của đường dây

6.2 Nguyên lý làm việc

6.2.1 Bảo vệ đường dây: Dùng bảo vệ ЭЗ – 1636 làm bảo vệ cho đường dây Bảng này gồm có

Bảo vệ ngắn mạch pha từ xa, có hướng 3 cấp kiểu DZ - 2

- Cắt nhanh dòng điện do hư hỏng giữa các pha kiểu K3 - 9

- Bảo vệ dòng điện ngắn mạch 1 pha có hướng, 4 cấp kiểu K3 - 10 Các bảo vệ lắp trên bảng được chia thành 2 loại độc lập với nhau:

+ Loại 1: Gồm các bảo vệ 2 cấp từ xa (cấp 1 và cấp 2) và bảo vệ dòng điện có hướng thứ tự không cấp 4

+ Loại 2: Gồm các bảo vệ 1 cấp từ xa (cấp 3) và bảo vệ cắt nhanh dòng điện và bảo vệ dòng điện thứ tự không có hướng 3 cấp (cấp 1, 2, 3)

Sơ đồ bảng bảo vệ cũng lường trước khả năng kiểm tra riêng biệt từng loại bảo vệ

Trang 6

6.2.1.1 Những đặc điểm của bảo vệ loại 1 (nhóm I).

Trên bảng bảo vệ loại 1 có lắp khối Rơle DZ, thiết bị liên động khi dao động kiểu KPБ - 126 Rơle công suất KБM - 177, Rơle dòng điện kiểu PT40

và các thiết bị khác cho phép tác động bảo vệ từ xa 2 cấp khi ngắn mạch nhiều pha và dòng điện thứ tự không có hướng 1 cấp (cấp 4) khi chạm đất Cấp 1 và cấp 2 của bảo vệ từ xa là bộ phận điều khiển từ xa chung (Rơle điện trở IPC - 3PC khối Rơle DZ) có thể chuyển đổi ở các mạch điện thế để chuyển trị số chỉnh định từ cấp 1 sang hệ số chỉnh định cấp 2

Bảo vệ từ xa được khởi động nhờ Rơle điện trở cấp 3 khi nhóm bảo vệ 2 không làm việc thì bảo vệ được khởi động nhờ thiết bị liên động khi dao động Trong sơ đồ cũng lường trứơc khả năng gia tăng tác động của bảo vệ từ

xa cấp 2 khi đóng máy ngắt

Bảo vệ dòng điện thứ tự không cấp 4 là loại không có hướng hoặc có hướng, dùng Rơle hướng công suất để liên động hoặc cho phép Rơle trung gian đầu ra của loại 1 là Rơle P 1 khối Rơle DZ và Rơle P 1 lắp trên bảng

có tác động làm chậm khi tác động Đầu ra tác động của bảo vệ từ xa và bảo

vệ dòng điện thứ tự không loại 1 có thể là các con nối H4và H3 tương ứng 6.2.1.2 Những đặc điểm của bảo vệ loại 2 (nhóm 2)

Trên bảng bảo vệ loại 2 có lắp các bộ bảo vệ KZ1 (kiểu KZ9), bộ bảo vệ KZ2 (KZ10) khối Rơle KPC (kiểu KPC - 1) và các thiết bị khác cho phép cắt nhanh dòng điện và bảo vệ dòng điện thứ tự không có hướng 3 cấp và bảo vệ

từ xa 1 cấp Bảo vệ từ xa cấp 3 được cấu thành nhờ thiết bị KPC (kiểu KPC -1) có được đặc tính trong mặt phẳng phức điện trở dạng hình tròn đi qua góc toạ độ và bị dịch chuyển về góc mặt phẳng thứ 3 để đảm bảo Rơle tác động chắc chắn khi có ngắn mạch ở gần vị trí lắp bảo vệ điều chỉnh chế độ phụ tải người ta đã tính đến khả năng làm đặc tính của thiết bị KPC theo hình e líp khi hỏng mạch điện thế hoặc khi dao động, bảo vệ từ xa cấp 3 được kiểm tra nhờ thiết bị liên động Người ta cũng dự kiến khả năng tăng nhanh tác động của cấp này khi tách các bảo vệ nhóm 1 ra kiểm tra

Sơ đồ cũng tính đến khả năng các bảo vệ dòng điện thứ tự không cấp 1,

2, 3 không có hướng hoặc có hướng nhờ bố trí Rơle hướng công suất PM nhóm KZ - 2, các cấp 2, 3 có thể là có hướng nhờ Rơle hướng công suất liên động lắp ở bảng bảo vệ

Trang 7

Trong sơ đồ cũng dự kiến khả năng tăng nhanh tác động của bảo vệ cấp

3 khi có chạm đất nhờ con nối H5 Các mạch tăng cường tự động khi đóng máy ngắt của bảo vệ từ xa cấp 3 và bảo vệ dòng điện thứ tự không có hướng cấp 2 cùng làm với Rơle chỉ thị chung PY6 Người ta dùng các Rơle P 3 và P 4 làm Rơle trung gian đầu ra của các bảo vệ thuộc loại 2 để tách các mạch bảo vệ từ xa cắt nhanh dòng điện và bao gồm dòng điện bảo vệ dòng điện thứ

tự không có hướng người ta lần lượt dùng các con nối tương ứng H8, H9, H10

Khoá chuyển đổi  lắp trên bảng dùng để liên lạc giữa các nhóm khi tách một trong các nhóm đó ra kiểm tra thì mối liên hệ nêu trên bị gián đoạn 6.2.1.3 Các Rơle tín hiệu trên bảng Rơle bảo vệ

Bộ DZ:

1PY: DZ cấp 1

2PY: DZ cấp 2 “Có thời gian nhỏ”

3PY: DZ cấp 2 “Có thời gian lớn”

4PY: “Bảo vệ chạm đất cấp 4”

5PY: Tăng tốc khi đóng máy ngắt “Dz cấp 2”

6PY: Cắt máy cắt bằng bảo vệ nhóm 1 (1B)

7PY: Cắt máy cắt bằng bảo vệ nhóm 1 (2B)

Bộ KZ - 2:

PY1: “Bảo vệ chạm đất cấp 1”

PY2: “Bảo vệ chạm đất cấp 2”

PY3: “Bảo vệ chạm đất cấp 3”

PY4: “Bảo vệ từ xa cấp 3”

PY5: Gia tốc bảo vệ khi đường dây làm việc song song

PY6: Gia tốc bảo vệ chạm đất cấp 3 và DZ cấp 3 khi đóng máy ngắt

- Trên bảng:

Trang 8

PY1: Hư hỏng mạch xoay chiều (Hư hỏng mạch điện áp xoay chiều) PY2: Hư hỏng nguồn nhóm 1

PY3: Hỏng khối nguồn nhóm 2

PY4: Cắt máy cắt bảng bảo vệ nhóm 2

PY5: Dừng máy phát cao tần từ bảo vệ nhóm 2

6.2.2 Bảng Rơle tự động

Bảng tự động điều khiển các máy ngắt đường dây được làm theo sơ đồ mẫu thiết bị, AB có vài chế độ làm việc Các con nối điều khiển thiết bị AB

- XB: Đầu vào AB

- XB1: Cấm AB do SLTC và YPOB

- XB2: A B có kiểm tra không có điện trên các thanh cái

- XB3: AB có kiểm tra không có điện trên đường dây

6.2.3 Tín hiệu và đo lường

Tại phòng điều khiển trung tâm trên bảng điều khiển có lắp các táp lô HLA tín hiệu báo hư hỏng ở bảng đó Các táp lô này phát sáng khi bảo vệ và

tự động đường dây làm việc Khi táp lô sáng thì trực ban phải ấn nút SB trên bảng đó tương ứng với lộ đường dây ấy Khi đó trên bảng điều khiển chỉ còn sáng các táp lô tín hiệu bảo vệ làm việc hoặc hư hỏng đối với lộ đường dây đó

Trên bảng điều khiển có lắp táp lô tín hiệu sau đây:

- Đứt mạch điều khiển

- Hỏng cầu chì bảo vệ

- Hỏng mạch điện áp đường dây

- Không chuyển pha hoặc phải cắt do đóng không đóng pha

- AB làm việc

Trang 9

- Áp lực khí tụt.

- Hư hỏng bảo vệ

- Các bảo vệ bảng Э Z - 1636 làm việc

- AAX làm việc

Các đồng hồ để đo dòng điện các pha, công suất hữu công và công suất

vô công được lắp trên bảng điều khiển trung tâm và là các đồng hồ chung cho tất cả các lộ của đường dây 110kV

6.3 Cách bố trí.

Tất cả các bảng bảo vệ của các đường dây được bố trí trên bảng Rơle phòng điều khiển trung tâm

Đường dây Bảng Bảng bảo vệ tần số cao Bảng bảo vệ dự phòng

Nguồn dòng điện thao tác:

Trên bảng Rơle tự động của các đường dây có lắp các áp tô mát nguồn dòng điện thao tác trên đây:

- SF: Dòng điện thao tác của đường dây (ШY)

Trang 10

- SF1: Dòng điện thao tác của bảo vệ tần số cao.

- SF2: Dòng điện thao tác của bảo vệ dự phòng (ЭZ - 1636)

6.4 Hướng dẫn thao tác.

6.4.1 Hướng dẫn chung:

6.4.1.1 Bảo vệ đường dây bình thường cần phải được đưa vào làm việc

để tác động cắt máy ngắt

6.4.1.2 Các thao tác nhằm chuyển mạch các máy biến dòng do nhân viên vận hành tiến hành

6.4.1.3 Nếu máy ngắt đường dây cắt do bảo vệ tác động thì nhân viên vận hành phải đánh dấu và ghi vào sổ vận hành, xem Rơle chỉ thị nào tác động

6.4.1.4 Gia tốc các bảo vệ sau khi đóng máy ngắt đường dây bằng khoá điều khiển hoặc các thiết bị AB thì phải được đưa vào làm việc bình thường nhờ các con nối H2 và H11 ở bảng bảo vệ dự phòng

6.4.1.5 Khi các bảo vệ dự phòng của nhóm 1 và nhóm 2 cùng làm việc thì khoá chuyển đổi  trên bảng Э Z - 1636 phải ở vị trí “”

6.4.1.6 Khi tách một trong các nhóm bảo vệ ra kiểm tra thì khoá chuyển đổi  phải để ở vị trí “”

6.4.1.7 Khi tách bảo vệ nhóm 1 để kiểm tra thì phải lắp đoạn đấu tắt 166

- 167 trên hàng đầu kẹp của bảng bảo vệ gia tốc bảo vệ từ xa cấp 3

6.4.1.8 Khi tách bảo vệ nhóm 2 để kiểm tra thì trên hàng đầu kẹp của bảng bảo vệ thì phải lắp đoạn đấu tắt 47 - 48 để gia tốc bảo vệ dòng điện thứ

tự không có hướng

6.4.1.9 Thiết bị AB của đường dây phải làm việc bình thường

6.4.1.10 Thiết bị AB của đường dây với thời gian tác động ngắn nhất

và làm việc ở chế độ tự động

6.4.2 Cho các bảo vệ dự phòng của đường dây vào làm việc

6.4.2.1 Trên bảng bảo vệ dự phòng của đường dây các con nối phải ở vị trí “Đưa ra”

Trang 11

- H6: Gia tốc bảo vệ 3I0 cấp 3.

- H7: Gia tốc bảo vệ đường dây song song

- H3: Bảo vệ chạm đất cấp 4

- H4: Rơle đầu ra bộ 1

- H10: Rơle đầu ra bộ 2

- H1: Bảo vệ từ xa cấp 2 có thời gian

- H2: Gia tốc bảo vệ từ xa cấp 2

- H5: bảo vệ 3 I0 cấp 3

- H8: Bảo vệ từ xa cấp 3

- H9: Cắt nhanh giữa các pha

- H12: Khởi động YPOY -110kV do các bảo vệ nhóm 1

- H13: Khởi động YPOY -110kV do các bảo vệ nhóm 2

- H11: Tăng tốc bảo vệ khi đóng máy cắt

6.4.2.2 Trên bảng bảo vệ dự phòng của đường dây ЭZ - 1636 khoá chuyển đổi chế độ làm việc “” phải để ở vị trí “” khi các bảo vệ nhóm 1

và 2 cùng làm việc

6.4.2.3 Trên bảng bảo vệ dự phòng phải lắp các nắp “Công tác làm việc” cho các khối thí nghiệm

БИ3: Các mạch dòng của bảo vệ nhóm 2

БИ1: Các mạch dòng độ của bảo vệ nhóm 1

БИ2, БИ5: Các mạch điện áp và dòng thao tác của bảo vệ nhóm 1

БИ6, БИ4: Các mạch điện áp và dòng thao tác của bảo vệ nhóm 2

6.4.2.4 Trên bảng Rơle tự động đường dây phải đóng áp tô mát SF2 các mạch thao tác ЭZ - 1636

6.4.2.5 Phải kiểm tra Rơle chỉ thị không tác động

Trang 12

6.4.2.6 Trên bảng bảo vệ dự phòng (ЭZ -1636) phải để các con nối ở

vị trí “Đưa vào làm việc”

- H3: Bảo vệ chạm đất cấp 4

- H4: Rơle đầu ra bộ 2

- H10: Rơle đàu ra bộ 2

- H8: Bảo vệ từ xa cấp 3

- H9: Cắt nhanh giữa các pha

- H11: Gia tốc khi đóng máy ngắt

- H2: Gia tốc bảo vệ từ xa cấp 2 khi đóng máy ngắt

- H5: Bảo vệ 3I0 cấp 3

Nhóm 1:

- H12: khởi động YPOB - 110kV do các bảo vệ bộ I

Nhóm 2:

- H13: Khởi động YPOB - 110kV do các bảo vệ bộ II

Các con nối đầu vào gia tốc thao tác H1, H5 phải được để ở vị trí “Đưa vào làm việc” theo yêu cầu của điều độ lưới điện

6.4.3 Tách bảo vệ dự phòng (Không cho làm việc)

6.4.3.1 Trên bảng bảo vệ dự phòng phải để các con nối ở vị trí “Tách ra”

Nhóm 1

- H6: Gia tốc bảo vệ 3I0 cấp 3

- H3: Bảo vệ chạm đất cấp 4

- H4: Rơle đầu ra bộ 1

- H10: Rơle đầu ra bộ 2

Trang 13

- H8: Bảo vệ từ xa cấp 3.

- H9: Bảo vệ cắt nhanh

- H11: Tăng tốc bảo vệ khi đóng máy cắt

- H2: Gia tốc bảo vệ từ xa cấp 2 khi đóng máy ngắt

- H1: Bảo vệ từ xa cấp 2 có thời gian

- H5: Bảo vệ 3I0 cấp 3

- H12: Khởi động YPOY - 110kV do các bảo vệ nhóm 1

- H13: Khởi động YPOY - 110kV do các bảo vệ nhóm 2

- H7: Gia tốc bảo vệ đường dây song song

6.4.3.2 Trên bảng Rơle tự động đường dây phải cắt áp tô mát SF2, các mạch thao tác ЭZ - 1636

6.4.3.3 Trên bảng bảo vệ dự phòng phải tháo các nắp “Làm việc” ở các khối thí nghiệm:

- БИ1: Mạch cường độ của bảo vệ nhóm 1

- БИ3: Mạch cường độ của bảo vệ nhóm 2

- БИ2, БИ5: Mạch điện áp và thao tác của bảo vệ nhóm 1

- БИ4, БИ6: Mạch điện áp và thao tác của bảo vệ nhóm 2

6.4.4 Tách các bảo vệ dự phòng nhóm 1

6.4.4.1 Trên bảng bảo vệ dự phòng phải để khoá chuyển đổi P ở vị trí

“”

6.4.4.2 Kiểm tra trên các Rơle chỉ thị không tác động

6.4.4.3 Để các con nối ở vị trí “Đã tách ra”

H4: Đầu ra bảo vệ bộ I

H3: Bảo vệ chạm đất cấp 4

Trang 14

H12: Khởi động YPOB - 110kV do các bảo vệ nhóm 1.

6.4.4.4 Tháo nắp “Làm việc” ở các khối thí nghiệm:

- БИ1: Mạch dòng của bảo vệ nhóm 2

- БИ2, БИ5: Mạch điện áp và thao tác của các bảo vệ nhóm 1

6.4.4.5 Thực hiện gia tốc bảo vệ từ xa cấp 3

Trên hàng đầu kẹp của bảng bảo vệ dự phòng lắp đoạn nối tắt 166 - 167 6.4.5 Tách các bảo vệ dự phòng nhóm 2

6.4.5.1 Tên bảng bảo vệ dự phòng phải để khoá chuyển đổi ở chế độ làm việc  ở vị trí “”

6.4.5.2 Kiểm tra không có Rơle chỉ thị tác động

6.4.5.3 Để các con nối ở vị trí “Tách ra”

H10: Đầu ra bảo vệ bộ 2

H8: Bảo vệ từ xa cấp 3

H9: Cắt nhanh giữa các pha

H13: Khởi động YPOB -110kV do các bảo vệ nhóm 2

6.4.5.4 Tháo các nắp “Làm việc” của khối thí nghiệm:

- БИ3: Mạch cường độ của bảo vệ nhóm 2

- БИ4, БИ6: Mạch điện áp và dòng thao tác của bảo vệ nhóm 2

6.4.5.5 Thực hiện gia tốc bảo vệ dòng điện thứ tự “Không” chạm đất có hướng cấp 4

Trên bảng đầu kẹp của bảng bảo vệ dự phòng phải lắp đoạn đấu tắt 47 -48

6.5 Các biện pháp an toàn

Trang 15

Khi trông coi vận hành các thiết bị Rơle bảo vệ của đường dây cần phải tuân theo các quy định kỹ thuật an toàn khi làm việc với thiết bị điện hiện hành ở nhà máy điện Phả lại

Chú ý:

6.5.1 Đối với bảo vệ cao tần đường dây 110kV

Nguồn cấp bảo vệ:

- SF1: Nguồn bảo vệ cao tần

- SF2: Nguồn bảo vệ dự phòng chỉ sử dụng đối với các máy cắt 173, 174,

177, 178, 100

Còn các bộ: 171, 172, 180, 181, 273 thì:

- SF1: Nguồn cấp cho bảo vệ bộ I

- SF2: Nguồn cấp cho bảo vệ bộ II

6.6 Thiết bị tín hiệu bảo vệ

Trong sơ đồ đặt các Rơle chỉ thị sau:

KH - 1: Bảo vệ tác động cắt máy cắt

KH - 4: Kiểm tra mạch thao tác và mạch điện áp

Trong sơ đồ có các đèn tín hiệu sau:

HLW - 2: Con bài chưa nâng

Tín hiệu “Hư hỏng trong mạch điện áp” chung cho mạch của bảng bảo

vệ ЭПЗ - 1636

7 HỒ SƠ LƯU

(Không áp dụng)

Ngày đăng: 30/12/2015, 18:19

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w