Vì vậy, mỗi doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển tốt hơn trên thị trường trong nước và thị trường quốc tế đòi hỏi mỗi doanh nghiệp mỗi nhà kinh tế phải nắm bắt được, hiểu biêt được bả
Trang 1Những vấn đề lý luận về thị
trường
Bởi:
Đại Học Kinh Tế Quốc Dân
Trong thời kỳ đất nước mở cửa và xu hướng khu vực hóa, toàn cầu hoá đang tạo ra cơ hội cho các doanh nghiệp tự do kinh doanh trên thị trường nội địa và thị trường quốc tế Tuy nhiên để tồn tại và phát triển được là một điều rất khó khăn vì các doanh nghiệp Việt nam còn nhiều bỡ ngỡ trước thềm của xu hướng toàn cầu hoá hoạt động kinh doanh Toàn cầu hoá mở ra nhiều cơ hội và tiềm năng mới song cũng dẫn đến điều kiện kinh doanh với mức độ cạnh tranh ngày càng gay gắt, thị trường thường xuyên biến động Vì vậy, mỗi doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển tốt hơn trên thị trường trong nước và thị trường quốc tế đòi hỏi mỗi doanh nghiệp mỗi nhà kinh tế phải nắm bắt được, hiểu biêt được bản chất của thị trường
Thế nào là thị trường
Thị trường là một phạm trù kinh tế khách quan, gắn bó chặt chẽ với khái niệm phân công lao động xã hội ở đâu có phân công lao động xã hội và sản xuất hàng hoá thì ở
đó có thị trường Cùng với sự phát triển của thị trường đã có rất nhiều quan điểm, cách nhìn nhận, hiểu biết khác nhau về thị trường Với sự phát triển của sản xuất và lưu thông hàng hoá khái niệm thị trường ngày càng được nghiên cứu tìm hiểu sâu và điều đó giúp
nó ngày càng hoàn thiện hơn
Theo cách hiểu cổ điển ‘Thị trường được xem như là nơi diễn ra các quan hệ trao đổi mua bán hàng hoá, nó được gắn với không gian, thời gian địa điểm cụ thể " Như vậy trước đây nói tới thị trường thì người ta thường hình dung ra thị trường như là một cái chợ hay nhỏ hơn là một của hàng hoặc một địa điểm cụ thể để người mua và người bán gặp nhau tiến hành trao đổi mua bán
Ngày nay khi mà phân công lao động xã hội diễn ra mạnh mẽ sản xuất và lưu thông hàng hoá ngày càng phát triển, các quan hệ trao đổi mua bán ngày càng đa dạng và phức tạp thì khái niệm thị trường cũng được các nhà kinh tế học nhìn nhận một cách phát triển hơn " thị trường là một quá trình mà người mua và người bán tác động qua lại lẫn nhau
để xác định giá cả và lượng hàng hoá mua bán" Như vậy ở đây thị trường không còn là
Trang 2một địa điểm hay một nơi cụ thể mà nó là một hoạt động tương tác giữa cung và cầu để tạo nên giá cả
Theo quan điểm của Mác thì : ‘thị trường là tổng thể của nhu cầu hoặc tập hợp nhu cầu
về một hàng hoá nào đó, là nơi diễn ra các hoạt động mua bán hàng hoá bằng tiền tệ ‘
Theo từ điển kinh tế Việt Nam : ‘ Thị trường là nơi lưu thông tiền tệ là toàn bộ các giao dịch mua bán hàng hoá"
Theo định nghĩa của hiệp hội quản trị Hoa Kỳ : ‘Thị trường là tổng hợp các lực lượng và các điều kiện trong đó người mua và người bán thực hiện các quyết định chuyển hàng hoá dịch vụ từ người bán sang người mua’
Những khái niệm trên cùng diễn tả cho thị trường chung, nó được xem xét dưới góc độ của những nhà phân tích kinh tế theo giác độ quan lý vĩ mô nền kinh tế
Theo quan điểm của Marketing, dưới giác độ quản trị doanh nghiệp xuất phát từ yêu cầu xác định thị trường để có những quyết định trong kinh doanh thì khái niệm thị trường được phát biểu như sau :’ thị trường bao gồm tất cả các khách hàng tiềm năng cùng có một nhu cầu hay mong muốn cụ thể, sẵn sàng và có khả năng tham gia trao đổi để thoả mãn nhu cầu và mong muốn đó ‘
Tóm lại dù xét ở nhà hoạch định kinh tế vĩ mô hay nhà quản trị doanh nghiệp thì thị trường phải hội tụ đủ ba yếu tố sau :
- Phải có khách hàng
- khách hàng phải có nhu cầu chưa được thoả mãn
- khách hàng phải có khả năng thanh toán cho việc mua hàng
Phân loại thị trường
Phân loại theo tính chất
Theo tính chất người ta thành thị trường các khu vực I và thị trường các khu vực II Cách phân loại này dựa trên sự tồn tại của hai hệ thống xã hội tồn tại song song trước đây
Thị trường khu vực I là thị trường mà hàng hoá được buôn bán trong phạm vi các nước
xã hội chủ nghĩa
Thị trường khu vực II là thị trường mà hàng hoá được buôn bán ngoài phạm vi các nước
xã hội chủ nghĩa
Trang 3Phân loại thị trường theo đối tượng mua bán
Thị trường hàng hoá : đây là thị trường có quy mô lớn nhất, rất phức tạp và tinh vi Trong thị trường này diễn ra các hoạt động mua bán hàng hoá với mục tiêu thoả mãn nhu cầu về vật chất
Thị trường tiền tệ, tín dụng là nơi diễn ra các loại hoạt động trao đổi tiền tệ trái phiếu Với sự phát triển của nền kinh tế đây là một thị trường quan trọng quyết định sự phát triển của xã hội
Thị trường lao động : ở đây xuất hiện mối quan hệ về mua bán sức lao động Thị trường này gắn với nhân tố con người, nhân cách, tâm lý, thị hiếu Thị trường này chịu ảnh hưởng của một số quy luật đặc thù Thị trường chất sám diễn ra sự trao đổi tri thức, mua bán bản quyền kỹ thuật, bằng phát minh sáng chế Dưới sự phát triển như vũ bão của cách mạng khoa học công nghệ, kinh tế thị trường hiện đại thì thị trường này trở thành trọng điểm, quyết định sự phát triển tri thức của toàn nhân loại
Phân loại theo phạm vi
Thị trường quốc tế : là nơi các công ty đa quốc gia và xuyên quốc gia tham gia kinh doanh, là nơi giao lưu kinh tế quốc tế là nơi xác định giá cả quốc tế của hàng hoá Ngoài những quy luật của thị trường, thị trường quốc tế còn chịu sự tác động của các thông lệ quốc tế và tập quán quốc tế
Thị trường quốc gia là nơi diễn ra các hoạt động mua bán trong phạm vi quốc gia thị trường này là thị phần của thị trường quốc tế chịu sự biến động cũng như chi phối của từng quốc gia Ngày nay hầu như không có thị trường quốc gia tồn tại độc lập, với xu thế toàn cầu hoá nền kinh tế thế giới các quốc gia tất yếu phải hội nhập
Phân loại theo góc độ sử dụng hàng hoá
Thị trường tư liệu tiêu dùng : những mặt hàng phục vụ đời sống tiêu dùng của xã hội đều được mua bán trao đổi qua thị trường này Đây là hoạt động cuối cùng nhằm thoả mãn nhu cầu tiêu dùng, với mức sống ngày càng cao, thị trường ngày càng mở rộng
Thị trường tư liệu sản xuất : Đây là thị trường cung ứng các tư liệu sản xuất làm nền tảng cho cho sự phát triển của xã hội, là tiền đề cho sự phát triển của thị trường tiêu dùng hàng hoá , thị trường này tạo ra lợi nhuận gián tiếp thúc đẩy nền kinh tế đi lên
Vai trò của thị trường đối với doanh nghiệp
Trước đây trong nền kinh tế các doanh nghiệp không cần quan trọng về thị trường vì hàng hoá khi đó khan hiếm, không đủ cung ứng cho nhu cầu tiêu dùng, hơn nữa mọi sản
Trang 4phẩm của doanh nghiệp được sản xuất theo chỉ tiêu pháp lệnh sản phẩm bán được hay không doanh nghiệp không cần quan tâm ngày nay trong quá trình cải tổ nền kinh tế mỗi doanh nghiệp đều phải tự hạch toán lỗ lãi, phân tích nhu cầu của người tiêu dùng
để đáp ứng một cách tốt nhất với lợi nhuận cao nhất Thị trường gắn liền với sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp, hàng hoá sản xuất ra không lưu thông được trên thị trường tức là đồng tiền của doanh nghiệp bỏ ra bị ứ đọng trong giá trị hàng hoá, điều đó
có nghĩa là đồng tiền của doanh nghiệp đã bị chết, không quay vòng được, doanh nghiệp
sẽ bị ngừng hoạt động trong khi vẫn phải trang trải những chi phí về khấu hao, nhân công…Vì vậy thị trường bên cạnh việc giúp cho doanh nghiệp hoạt động một cách nhịp nhàng, nó còn yếu tố mang tính chất quyết định đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp Các doanh nghiệp ngày nay rất đa dạng về quy mô, với từng quy mô khác nhau các doanh nghiệp phải lựa chọn những mảng thị trường riêng cho mình Trong quá trình tồn tại và phát triển các doanh nghiệp phải luôn cạnh tranh nhau để giành giật và giữ lấy một mảng thị trường thích hợp cho mình Để có được một mảng thị trường thích hợp cho doanh nghiệp mình doanh nghiệp có thể sử dụng các cách sau:
- Doanh nghiệp có thể cạnh tranh đánh bật đối thủ để chiếm lấy thị trường Đây thường
là những doanh nghiệp lớn có lợi thế cạnh tranh cao, già giặn kinh nghiệm trong việc cạnh tranh trên thương trường ở nước ta hiện nay đó thường là các doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài hoặc doanh nghiệp liên doanh
- Doanh nghiệp có thể tự tạo ra thị trường cho mình:
+ Doanh nghiệp có thể nghiên cứu tìm ra những đoạn thị trường còn để trống để từ đó
có kế hoạch tập trung sản xuất vào phục vụ cho đoạn thị trường đó
+ Doanh nghiệp có thể tạo ra nhu cầu cho khách hàng về một loại sản phẩm hàng hoá mới từ đó tạo ra mảng thị trường cho mình , doanh nghiệp có thể sản xuất sản phẩm thay thế, hoặc một loại sản phẩm bổ sung để cung cấp cho người tiêu dùng
+ Doanh nghiệp có thể mở rộng thị trường của mình sang các khu vực địa lý khác nhau nhằm khai thác những lợi thế mới và những cơ hội mới từ đó có được mảng thị trường thích hợp cho mình