Về cơ bản, phân tích kỹ thuật là phương pháp phân tích dựa vào các mẫu hình đồ thị và các chỉ số kỹ thuật để xác định xu hướng giá, những điểm giá đảo chiều, và những “mức giá tâm lý”
Trang 1VIỆT NAM
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
NGÀNH: KINH TẾ
Thành phố Hồ Chí Minh- Năm 2010
Trang 3Lời cảm ơn
Em xin chân thành cảm ơn quý thấy cô khoa kinh tế trường Đại học Mở Tp Hồ
Chí Minh đã tận tâm chỉ dạy em trong suốt thời gian học tập tại trường, đặc biệt
xin chân thành cảm ơn cô Huỳnh Đặng Bích Vy đã trực tiếp hướng dẫn và chỉ
dạy cho em trong suốt qúa trình thực hiện báo cáo thực tập và khóa luận tốt
nghiệp Những góp ý thiết thực cũng như sự hướng dẫn nhiệt tình của cô đã giúp
em hoàn thành tốt đề tài nghiên cứu này
Qua 3 tháng Thực tập tại công ty cổ phần chứng khoán Rồng Việt, quý công ty
đã cho em có cơ hội học tập và tiếp xúc với những hoạt động thực tiễn của công
ty Xin chân thành cảm ơn đến ban lãnh đạo, ban giám đốc và toàn thể anh chị
cán bộ tại công ty Đặc biệt là các anh chị trong phòng phân tích đã tận tình giúp
đỡ, nhiệt tình chỉ dẫn, giúp em hoàn thành tốt đề tài nghiên cứu
Một lần nữa xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên
Huỳnh Hữu Phước
Trang 4Nhận xét của giáo viên hướng dẫn
Trang 5
Mục lục
Mở đầu 1
•
Lý do chọn đề tài 1
•
Mục tiêu và các câu hỏi nghiên cứu 2
•
Phương pháp nghiên cứu 2
•
Phạm vi nghiên cứu 3
•
Nguồn số liệu, dữ liệu 3
•
Kết cấu dự kiến của khóa luận 4
Chương 1: Cơ sở khoa học của đề tài 5
1.1
Cơ sở lý luận về phân tích kỹ thuật 5
1.1.1
Tổng quan về lý thuyết phân tích chứng khoán 5
a
Phân tích cơ bản 5
b
Phân tích kỹ thuật 5
1.1.2
Lịch sử hình thành phân tích kỹ thuật 6
1.1.3
Những giả định cơ sở của phân tích kỹ thuật trên thị trường chứng khoán 7
Trang 61.1.4
Lý thuyết Dow 8
1.1.5
Các công cụ dùng trong quá trình phân tích kỹ thuật 10
a Các loại đồ thị 10
Đồ thị dạng đường (line chart) 10
Đồ thị hình thanh 10
Đồ thị hình nến 10
b
Xu hướng, đường xu hướng và kênh xu hướng 10
Xu hướng 11
Đường xu hướng 11
Kênh xu hướng 11
c
Mức hỗ trợ và kháng cự 11
d
Các hình mẫu kỹ thuật 12
Mẫu hình đảo chiều chính 12
¾
Mẫu hình đầu và vai thuận 12
¾
Mẫu hình đầu vai ngược 12
Trang 7¾
Mẫu hình hai đỉnh, hai đáy 13
Mẫu hình cũng cố xu hướng 13
¾
Tam giác hướng lên 13
¾
Tam giác hướng xuống 14
¾
Mẫu hình cờ chữ nhật và cờ đuôi nheo 14
e Các chỉ báo kỹ thuật 14
Trung bình di động (Moving average – MA) 14
Dải băng Bollinger 16
Chỉ báo MACD 16
Chỉ báo lưu lượng tiền (MFI) 17
Cường độ tương đối RSI 17
Chỉ báo Aroon 18
Dao động ngẫu nhiên (%K,%D) 19
f
g
Trang 81.2
Cơ sở thực tiễn 22
1.2.1
Bài nghiên cứu 1 22
1.2.2
Bài nghiên cứu 2 24
Chương 2: Ứng dụng phân tích kỹ thuật trong đầu tư trên thị trường chứng khoán Việt Nam giai đoạn 2007-2009 26
2.1
Tổng quan về thị trường chứng khoán Việt Nam 26
2.2
Thực trạng sử dụng phân tích kỹ thuật trên thị trường chứng khoán Việt Nam 30
2.3
Ứng dụng phân tích kỹ thuật trong đầu tư trên thị trường chứng khoán Việt Nam giai đoạn 2007-2009 30
2.3.1
Các hình mẫu kỹ thuật 30
a
Mẫu hình đảo chiều chính 30
Mẫu hình đầu và vai thuận 30
Mẫu hình đầu vai ngược 31
Mẫu hình hai đỉnh, hai đáy 32
b
Mẫu hình cũng cố xu hướng 34
Tam giác hướng lên 34
Trang 9
Tam giác hướng xuống 35
Mẫu hình cờ chữ nhật và cờ đuôi nheo 36
2.3.2
Các chỉ báo kỹ thuật 37
a
Trung bình di động 37
b
Dãi băng Bollinger 38
c
Chỉ báo MACD 39
d
Chỉ báo lưu lượng tiền (MFI) 40
e
Cường độ tương đối RSI 41
f
Chỉ báo Aroon 42
g
Dao động ngẫu nhiên (%K,%D) 44
h
Sóng Elliott 45
i
Chỉ số Fibonacci 47
2.3.3
Kết hợp các chỉ báo ảnh hưởng đến quyết định đầu tư 48
Chương 3: Giải pháp cải thiện những hạn chế của phân tích kỹ thuật và nâng cao hiệu quả đầu tư trên thị trường chứng khoán Việt Nam 51
3.1
Hạn chế của phương pháp phân tích kỹ thuật 51
Trang 103.2
Kết hợp các mẫu hình đồ thị và chỉ báo kỹ thuật trong quyết định đầu tư52 3.3
Kết hợp phân tích kỹ thuật và phân tích cơ bản trong đầu tư 52
Kết luận và kiến nghị 53
Tài liệu tham khảo 54
Danh mục hình 1
Hình 1.1: Mẫu hình vai thuận 12
2
Hình 1.2: Mẫu hình đầu vai ngược 12
3
Hình 1.3: Mẫu hình hai đỉnh 13
4
Hình 1.4: Mẫu hình hai đáy 13
5
Hình 1.5: Mẫu hình tam giác hướng lên 13
6
Hình 1.6: Mẫu hình tam giác hướng xuống 14
7
Hình 1.7: Mẫu hình cờ chữ nhật và đuôi nheo 14
8
Hình 1.8: Mô hình sóng Elliot 20
9
Hình 2.1 Diễn biến VN-Index giai đoạn 2000-2009 27
Trang 11Hình 2.4: Mẫu hình đầu vai ngược của công ty cổ phần bao bì thực
vật(VPK) giai đoạn cuối 2008 và đầu 2009 32
13
Hình 2.5: Biến động giá cổ phiếu KDC (Công ty Cổ phần Kinh Đô) ở giai
đoạn 2009 theo mẫu hình hai đỉnh và hai đáy 33
14
Hình 2.6: Mẫu hình tam giác hướng lên của cổ phiếu KHA vào giữa năm
2009 34
15
Hình 2.7: Diễn biến giá cổ phiếu PVT hình thành nên tam giác hướng
xuống ở gần cuối năm 2008 35
16
Hình 2.8: Mẫu hình cờ chữ nhật, cờ đuôi nheo đang bay trên đồ thị giá
KLS ở giai đoạn 2009 36
17
Hình 2.9: Phân tích đường trung bình di động của công ty cổ phần điện
lạnh REE trong năm 2009 37
18
Hình 2.10: Dãi băng Bollinger được vẽ xung quanh đường MA-20 ngày
của cổ phiếu SAV 39
19
Hình 2.11: Tín hiêu mua bán cổ phiếu SSI từ chỉ báo MACD trong giai
đoạn 2009 40
Trang 1220
Hình 2.12; Tín hiệu mua bán cổ phiếu ITA từ chỉ báo MFI trong năm2009
40
21
Hình 2.13: Phân tích RSI đối với cổ phiếu công ty cổ phần giấy Hải Phòng
(HAP) trong năm 2009 41
Trang 13MỞ ĐẦU
• Lý do chọn đề tài
Thị trường chứng khoán Việt Nam đang là tâm điểm nóng gây nhiều sự chú ý
cho các tầng lớp trong xã hội Nó là một kênh đầu tư rất hấp dẫn bên cạnh các
kênh đầu tư khác như bất động sản, vàng và ngoại tệ Theo sở giao dịch chứng
khoán Tp Hồ Chí Minh, khả năng sinh lời của thị trường chứng khoán Việt Nam
là 146,25% khi VNindex tăng từ 305,3 điểm lên 751,88 điểm trong năm 2006
Tuy nhiên, với mức thu lợi nhuận cao, kênh đầu tư này cũng hàm chứa nhiều rủi
ro Đó là sự suy giảm 191,86% của VNindex khi đánh mất mức 921,1 điểm
xuống còn 315,6 điểm trong giai đoạn năm 2008 Vì vậy để tham gia thị trường,
nhà đầu tư phải có lượng kiến thức đầu tư nhất định để phân tích, đánh giá đưa ra
những quyết định hợp lý nhằm tối đa hóa lợi nhuận, tối thiểu hóa rủi ro trong quá
trình đầu tư
Một phương pháp phân tích được dùng rất phổ biến trên thị trường chứng
khoán thế giới là “phân tích kỹ thuật” Trong vài năm trở lại đây phương pháp
này cũng đã trở thành mối quan tâm của giới đầu tư trên thị trường chứng khoán
Việt Nam Về cơ bản, phân tích kỹ thuật là phương pháp phân tích dựa vào
các mẫu hình đồ thị và các chỉ số kỹ thuật để xác định xu hướng giá, những
điểm giá đảo chiều, và những “mức giá tâm lý” quan trọng của thị trường,
từ đó đưa ra những chiến lược giao dịch phù hợp
Khi đầu tư vào một cổ phiếu, nhà đầu phải xác định xu hướng giá cổ phiếu như
thế nào Nếu xu hướng giá tăng, nhà đầu tư nên mua vào và sau đó bán ra với
mức giá cao hơn để thu lợi nhuận, ngược lại không nên mua khi xu hướng giá
giảm Bên cạnh đó, nhà đầu tư cũng phải xác định được thời điểm mua, bán cổ
phiếu để thu được lợi nhuận cao nhất có thể và hạn chế mức lỗ Với mong muốn
biết được cách xác định xu hướng giá, thời điểm mua bán hợp lý nhằm nâng cao
hiệu quả trong quá trình đầu tư, do đó tác giả chọn nghiên cứu đề tài đề tài “Ứng
dụng phân tích kỹ thuật trong đầu tư chứng khoán ở Việt Nam”
• Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu
Trang 14Mục tiêu
- Tìm hiểu về lý thuyết phân tích kỹ thuật
- Ứng dụng phân tích kỹ thuật trong việc xác định xu hướng giá của đa số
cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Việt Nam
- Xây dựng một nhóm chỉ báo kỹ thuật ảnh hưởng đến quyết định đầu tư
dựa trên những lý thuyết phân tích kỹ thuật
- Tìm hiểu ưu điểm, nhược điểm của phân tích kỹ thuật
- Kiến nghị một số giải pháp cải thiện những hạn chế của phương pháp
phân tích kỹ thuật và nâng cao hiệu quả trong đầu tư chứng khoán
Câu hỏi nghiên cứu
- Phân tích kỹ thuật là gì? Các mẫu hình đồ thị, chỉ báo kỹ thuật ?
- Cách dùng các mẫu hình đồ thị và chỉ báo kỹ thuật như thế nào?
- Làm sao để xác định được xu hướng giá, thời điểm mua và bán cổ phiếu
hợp lý trên thị trường chứng khoán Việt Nam dựa vào phương pháp
phân tích kỹ thuật?
- Ưu, nhược điểm của phân tích kỹ thuật là gì?
- Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng phương pháp phân tích kỹ thuật
trong đầu tư trên thị trường chứng khoán Việt Nam là gì?
• Phương pháp nghiên cứu
Bài nghiên cứu sử dụng phương pháp thống kê mô tả Dùng phần mềm
Metastock vẽ đồ thị giá và các chỉ báo kỹ thuật của VN-Index, HNX-Index và cổ
phiếu DPM, VPK, KDC, KHA, PVT, KLS, REE, SAV, SSI, ITA, HAP, GMD
được niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán Tp Hồ Chí Minh và Hà Nội để
chứng minh cho các lý thuyết đã nêu và trả lời các câu hỏi nghiên cứu
• Phạm vi nghiên cứu
Trang 15- Các lý thuyết phân tích kỹ thuật
- Các mẫu hình đồ thị và chỉ báo kỹ thuật bao gồm: Các mẫu hình đảo
chiều chính, mẫu hình cũng cố xu hướng, mức hỗ trợ và kháng cự, chỉ
báo trung bình di động, MACD, MFI, RSI, Aroon, Stochastic, dãi băng
Bollinger, sóng Elliot, lý thuyết Fibonacci
- Giá và khối lượng giao dịch hằng ngày trong giai đoạn 2007-2009 của
VN-Index, HNX-Index và các cổ phiếu DPM, VPK, KDC, KHA, PVT,
KLS, REE, SAV, SSI, ITA, HAP, GMD được niêm yết trên sở giao dịch
chứng khoán Tp Hồ Chí Minh và Hà Nội
• Nguồn số liệu, dữ liệu
Dự liệu thứ cấp
- Lịch sử giá, khối lượng cổ phiếu giao dịch hằng ngày được thu thập thông
qua sở giao dịch
- Những bài phân tích kỹ thuật của các công ty chứng khoán
- Những bài phân tích, nhận định của các chuyên gia về phân tích kỹ thuật
- Các lý thuyết về phân tích kỹ thuật từ webside công ty chứng khoán và
sách báo
Xử lý dữ liệu
- Dùng phần mềm Metastock để vẽ các biểu đồ giá, các chỉ báo kỹ thuật
trong quá trình nghiên cứu
• Kết cấu của khóa luận
Mở đầu
Trang 16 Chương 1: Cơ sở khoa học của đề tài
Trong phần này tác giả trình bày tổng quan lý thuyết về phân tích kỹ thuật: các
loại biểu đồ, các mẫu hình đồ thị và các chỉ báo được dùng trong phân tích kỹ
thuật Các nghiên cứu trước đây có liên quan đến việc ứng dụng phân tích kỹ
thuật
Chương 2: Ứng dụng phân tích kỹ thuật trên thị trường chứng khoán
Việt Nam giai đoạn 2007-2009
Tác giả nêu tổng quan về thị trường chứng khoán Việt Nam Thực trạng ứng
dụng phân tích kỹ thuật tại Việt Nam Dùng phần mềm Metastock vẽ các mẫu
hình, các chỉ báo kỹ thuật của các cổ phiếu để chứng minh cho phần lý thuyết đã
nêu ở chương 1 Chỉ ra ưu nhược điểm của phân tích kỹ thuật Xây dựng nhóm
chỉ báo kỹ thuật bổ trợ lẫn nhau nhằm nâng cao tính chính xác trong việc xác
định thời điểm mua, bán, dự báo xu hướng giá
Chương 3: Giải pháp cải thiện những hạn chế của phân tích kỹ thuật
và nâng cao hiệu quả đầu tư trên thị trường chứng khoán Việt Nam
Tác giả trình bày các giải pháp cải thiện những hạn chế của phân tích kỹ thuật
và kiến nghị thêm phương pháp phân tích để nâng cao hiệu quả đầu tư
Kết luận
Trang 17CHƯƠNG 1: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI
Trong chương này tác giả trình bày một cách tổng quan về các lý thuyết phân
tích được sử dụng chủ yếu trong phân tích đầu tư chứng khoán Đi vào tìm hiểu
khái niệm, lịch sử hình thành, những giả định trong phương pháp phân tích kỹ
thuật cũng như các công cụ được sử dụng trong phương pháp này Nêu và nhận
xét về các nghiên cứu trước đây có liên quan đến ứng dụng phân tích kỹ thuật
1.1 Cơ sở lý luận về phân tích kỹ thuật
1.1.1 Tổng quan về lý thuyết phân tích chứng khoán
Phân tích chứng khoán là một bước rất quan trọng không thể thiếu trong đầu tư
chứng khoán Tùy theo khả năng trình độ, thời gian cũng như nhu cầu sử dụng,
nhà đầu tư có thể có nhiều cách tiếp cận nghiên cứu, phân tích ra quyết định đầu
tư khác nhau Tuy nhiên cho đến nay, giới đầu tư đã tổng kết lại hai phương pháp
phân tích chủ yếu được sử dụng phổ biến trên thị trường chứng khoán là phân
tích cơ bản và phân tích kỹ thuật (Phạm Nguyễn Hoàng, 2008)
a Phân tích cơ bản
Cũng theo Phạm Nguyễn Hoàng (2008), “phân tích cơ bản” là phương pháp
phân tích cổ phiếu dựa vào các yếu tố mang tính chất nền tảng có tác động hoặc
dẫn tới sự thay đổi giá của cổ phiếu, nhằm chỉ ra giá trị nội tại của cổ phiếu trên
thị trường
Các nhân tố cơ bản cần nghiên cứu bao gồm: Phân tích thông tin cơ bản về
công ty; phân tích báo cáo tài chính của công ty; phân tích ngành mà công ty
đang hoạt động; và phân tích các điều kiện kinh tế vĩ mô ảnh hưởng chung đến
giá cổ phiếu Sau khi nghiên cứu, nhà phân tích biết được những chỉ tiêu quan
trọng như thu nhập kỳ vọng, giá trị sổ sách trên mỗi cổ phiếu, giá trị hợp lý của
cổ phiếu, các đánh giá quan trọng cũng như khuyến nghị mua, bán cổ phiếu
trên thị trường
b Phân tích kỹ thuật
Theo R W Schabacker(2005), “Phân tích kỹ thuật” đơn giản chỉ là phát biểu
một cách đối lập lại với việc xem xét theo trường phái phân tích cơ bản Các
yếu tố kĩ thuật là những gì có thể được coi là tổng thể các yếu tố ảnh hưởng đến
Trang 18khả năng biến động về giá cổ phiếu sau khi đã bỏ qua các yếu tố thuộc phân
tích cơ bản, và những yếu tố không thực sự có ảnh hưởng
Ngoài ra, theo Clifford Pistolese (2006), “phân tích kỹ thuật” là việc sử dụng
biểu đồ, giá và khối lượng giao dịch làm cơ sở cho các quyết định đầu tư Ông
cho rằng các thông tin về giá và khối lượng trên biểu đồ đều phản ánh tất cả
những gì diễn ra về việc mua hay bán của nhà đầu tư về một loại cổ phiếu Vì
vậy phân tích kỹ thuật là cơ sở duy nhất cho việc ra quyết định đầu tư Bên
cạnh đó, Edward và Magee (2007) còn định nghĩa “phân tích kỹ thuật là môn
khoa học của sự ghi nhận lại, thường là dưới dạng đồ thị, những hoạt động giao
dịch diễn ra trong quá khứ gây lên những thay đổi về giá, khối lượng giao dịch
của một chứng khoán bất kỳ hay với chung toàn bộ thị trường Và sau đó dựa
trên bức tranh về quá khứ đó để suy luận ra xu thế có thể xảy ra trong tương
lai”
Tóm lại, “phân tích kỹ thuật” là phương pháp dựa vào biểu đồ, đồ thị diễn
biến giá và khối lượng giao dịch của cổ phiếu trong quá khứ để phân tích biến
động cung cầu đối với cổ phiếu, xác định xu hướng về cổ phiếu trong tương lai
Từ đó chỉ ra cách ứng xử trước mắt đối với giá cả, tức là chỉ cho nhà phân tích
thời điểm nên mua vào, bán ra hay giữ nguyên cổ phiếu trên thị trường
Như đã trình bày trong phần trên, hai phương pháp được sử dụng chủ yếu
trong phần tích chứng khoán là phân tích cơ bản và phân tích kỹ thuật Tuy
nhiên trong bài nghiên cứu này tác giả chỉ chú trọng đến phương pháp phân
tích kỹ thuật Phân tích kỹ thuật trong đầu tư chứng khoán là một đề tài rộng
nhưng bài nghiên cứu chỉ hướng đến phân tích lý thuyết Dow – đây là lý thuyết
nền tảng của phân tích kỹ thuật (Lê Đạt Chí, 2007), lý thuyết sóng Elliot, một
số các mẫu hình đồ thị và các chỉ báo kỹ thuật được sử dụng phổ biến
1.1.2 Lịch sử hình thành phân tích kỹ thuật
Lịch sử của phân tích kỹ thuật bắt nguồn cách đây rất lâu, từ một người có tên
là Charles H Dow (Bùi Kim Yến, 2007) Ông là người sáng lập nên tạp chí phố
Wall Sau nhiều năm nghiên cứu, năm 1884 ông đưa ra chỉ số bình quân giá đóng
cửa của 1 cổ phiếu quan trọng nhất của thị trường Mỹ thời gian đó William Peter
Hamilton và sau nữa là Richard W Schabacker đã đi sâu vào những nghiên cứu
Trang 19của Dow Schabacker là người đã đưa ra khái niệm đầu tiên về “phân tích kỹ
thuật” Ông chỉ ra rằng những dấu hiệu mà lý thuyết Dow đưa ra được với chỉ số
bình quân thị trường vẫn giữ nguyên giá trị và tầm quan trọng khi áp dụng vào đồ
thị của từng cổ phiếu riêng lẻ
Như vậy những cơ sở đầu tiên của phân tích kỹ thuật đã xuất hiện từ trong lý
thuyết Dow, nhưng phải đến Schabacker người cha của phân tích kỹ thuật hiện
đại tiếp đó là Edward và Magee với cuốn sách “Technical Analysis of Stock
Trend” và ngày nay là John Murphy, Jack Schwager, Martin pring…thì mới thực
sự ra đời cái tên “Phân tích kỹ thuật” và được nâng cao, tổng kết thành một hệ
thống lý luận quan trọng trong phân tích đầu tư trên thị trường chứng khoán nói
riêng và thị trường tài chính nói chung
1.1.3 Những giả định cơ sở của phân tích kỹ thuật trên thị trường
chứng khoán
Theo Lê Đạt Chí (2007), có 3 giả định mà phân tích kỹ thuật lấy làm cơ sở
Thứ nhất là giá phản ánh tất cả hành động của thị trường, thứ hai giá di chuyển
theo xu hướng và cuối cùng là lịch sử sẽ lặp lại
¾ Giá phản ánh tất cả hành động của thị trường
Giá phản ánh tất cả hành động của thị trường được coi là nền tảng của phân tích
kỹ thuật Nếu như ý nghĩa của giả định này không được chấp nhận thì mọi điều
điều kế tiếp trong phân tích kỹ thuật sẽ không còn ý nghĩa Nhà phân tích kỹ
thuật cho rằng bất kỳ các yếu tố có thể ảnh hưởng đến giá như: Các yếu tố cơ bản,
các yếu tố chính trị, yếu tố tâm lý, yếu tố tài chính của doanh nghiệp…đều được
phản ánh rõ trong giá thị trường Do đó việc nghiên cứu về biến động giá là tất cả
những gì nhà phân tích kỹ thuật cần đến
¾ Giá vận động theo xu hướng
Khái niệm về xu hướng là khái niệm vô cùng quan trọng trong phân tích kỹ
thuât Do đó cần hiểu rõ về giả định này trước khi tìm hiểu thêm về phân tích kỹ
thuật Mục đích của việc vẽ đồ thị mô tả hành động giá của cổ phiếu là nhằm xác
định sớm những xu hướng giá, từ đó tạo cơ sở để giao dịch dựa trên những xu
Trang 20hướng này Vì theo phân tích kỹ thuật, sẽ có sự lặp lại những dạng biến động của
giá xuất hiện trong quá khứ Nên một xu hướng giá trong sự dịch chuyển sẽ tiếp
tục vận động theo theo xu hướng của nó cho đến khi có sự đảo ngựợc xu hướng
xảy ra
¾ Lịch sử sẽ tự lặp lại
Phần lớn nội dung cơ bản của phân tích kỹ thuật và việc nghiên cứu biến động
của thị trường là nhằm vào nghiên cứu tâm lý con người Chẳng hạn như những
mô hình giá, những mô hình này đã được xác định và chứng minh hiệu quả trong
nhiều năm, chúng giống như những bức tranh về đồ thị biến động giá Những
bức tranh này chỉ ra tâm lý của thị trường đang lên hay xuống giá Việc áp dụng
những mô hình này đã phát huy hiệu quả trong quá khứ và được giả định sẽ tiếp
tục phát huy hiệu quả trong tương lai Bởi vì chúng dựa trên phân tích nghiên
cứu tâm lý con người, mà tâm lý con người thì thường không thay đổi Cách khác
để nói về giả định cuối cùng này là vấn đề tương lai sẽ được biết bằng việc
nghiên cứu lịch sử hay tương lai chỉ là sự lặp lại của quá khứ
1.1.4 Lý thuyết Dow
Lý thuyết Dow là lý thuyết lâu đời nhất trên thị trường chứng khoán Bên cạnh
đó, nó còn là phương pháp được biết đến nhiều nhất trong việc xác định các xu
hướng chính trên thị trường Cơ sở để xây dựng cũng như đối tượng nghiên cứu
của lý thuyết là những biến động của bản thân thị trường và không hề dựa trên
cùng cơ sở của phân tích cơ bản (Bùi Kim Yến, 2007)
Những nguyên lý cơ bản của lý thuyết Dow
¾ Chỉ số bình quân thị trường phản ánh tất cả
Chỉ số bình quân thị trường phản ánh toàn bộ hoạt động gộp lại của tất cả các
nhà đầu tư, thông tin tốt nhất về xu hướng và các sự kiện… Nó trung bình hóa lại
tất cả các biến động từng ngày, và các tác động lên cung-cầu cổ phiếu
¾ 3 xu thế (hướng) của thị trường
+ Xu thế cấp 1:
Trang 21Xu thế cấp 1 là xu thế chung về sự đi lên hoặc đi xuống của thị trường Xu thế
này thường kéo dài một hoặc thậm chí vài năm
Nếu như mỗi đợt tăng giá mới lại đạt mức điểm cao hơn đợt tăng giá lần trước,
và cứ mỗi đợt điều chỉnh giá vẫn dừng lại ở mức đáy cao hơn đợt điều chỉnh lần
trước thì xu thế cấp 1 là xu thế tăng giá Xu thế cấp 1 này được gọi là “thị trường
con bò tốt” (Bull market)
Ngược lại, mỗi đợt giá giảm mới lại đạt mức điểm thấp hơn đợt giá giảm lần
trước, và mỗi đợt phản ứng không làm cho giá tăng lên mức đỉnh của đợt tăng giá
trước đó thì xu thế cấp 1 của thị trường lúc này là giảm giá Xu thế cấp 1 này
được gọi là “thị trường con gấu” (Bear market)
+ Xu thế cấp 2:
Xu thế cấp 2 là những điều chỉnh có tác động làm gián đoạn sự tăng giá của xu
thế cấp 1 Chúng là những đợt suy giảm tạm thời hay là những điều chỉnh xuất
hiện ở các Bull market, hoặc những đợt tăng giá hay còn gọi là sự hồi phục xuất
hiện ở các Bear market Thường thì những biến động trung gian này thường kéo
dài từ vài tuần đến vài tháng Chúng sẽ kéo ngược lại khoảng 1/3 đến 2/3 mức
tăng hay giảm của giá theo xu thế cấp 1
+ Xu thế cấp 3 (nhỏ)
Đây là những giao động trong thời gian ngắn, dài tối đa là 3 tuần và thường chỉ
dưới 6 ngày Đối với các nhà phân tích theo lý thuyết Dow thì chúng không có
tầm quan trọng Thông thường một biến động trung gian, trong xu thế cấp 2 hoặc
giẫu hai xu thế cấp 2 có khoảng 3 đợt “sóng nhỏ” có thể phân biệt được Xu thế
cấp 3 là dạng duy nhất trong 3 loại xu thế dễ bị thao túng
Kết luận của lý thuyết Dow đưa ra lời khuyên cho các nhà đầu tư chứng khoán
Trang 22− Dựa vào xu hướng tăng hay giảm giá mà có thể dự đoán những thăng trầm
của nền kinh tế có thể xảy ra
1.1.5 Các công cụ dùng trong quá trình phân tích kỹ thuật
a Các loại đồ thị
Đồ thị dạng đường (line chart)
Đây là loại biểu đồ không chỉ được dùng trên thị trường chứng khoán mà còn
rất phổ biến trong các ngành khoa học khác Trên thị trường chứng khoán, loại
đồ thị này được tạo nên từ việc kết nối các mức giá đóng cửa của cổ phiếu
Ưu điểm của loại đồ thị này là dễ sử dụng Tuy nhiên đồ thị dạng đường không
phản ánh đầy đủ các mức giá trong giao dịch Chẳng hạn như mức giá mở cửa,
giá cao nhất, giá thấp nhất được giao dịch
Đồ thị hình thanh
Do những hạn chế của đồ thị dạng đường
nên các chuyên viên phân tích thường chuyển
sang dùng loại biêu đồ dạng thanh để có hiệu
quả cao hơn trong quá trình phân tích Lọai
biểu đồ này phản ánh rõ nét sự biến động của
giá chứng khoán Hai ký tự sử dụng trong
biểu đồ là:
Đồ thị hình nến
Đây là dạng biểu đồ cải tiến của biểu đồ
dạng thanh Biểu đố hình nến được người
Nhật khám phá và áp dụng trên thị trường
chứng khoán của họ đầu tiên Giờ đây nó
đang dần được phổ biến trên hầu hết trên các
thị trường chứng khoán hiện đại
b Xu hướng, đường xu hướng và kênh xu hướng
Trang 23Xu hướng
Một cách hiểu đơn giản, xu hướng là chiều hướng của chứng khoán, con đường
mà chứng khoán đó di chuyển Xu hướng được xác định bởi chiểu hướng của
đỉnh và đáy chứng khoán Những đỉnh và đáy này dịch chuyển lên, xuống hoặc
dịch chuyển ngang cho ta các xu hướng tăng, giảm hay xu hướng đi ngang của
chứng khoán
Đường xu hướng
Từ khái niệm về xu hướng ta đi đến tiếp cận một khía cạnh tiếp theo là đường
xu hướng Đường xu hướng là đường nối các mức giá đỉnh và đáy của chứng
khoán trong một khoảng thời gian nhất định Góc nghiêng của đường nối này sẽ
phản ánh xu hướng giá lên hoặc giá xuống của chứng khoán Khi giá chứng
khoán vượt ra ngoài đường xu hướng, các nhà phân tích kỹ thuật cho rằng một xu
hướng mới có thể sẽ xuất hiện
Kênh xu hướng
Kênh là khoảng giao động của giá, nếu giá giao động trong một dải thì dải đó
gọi là kênh Dải giao động này đựợc xác định bởi hai đường biên là đường xu
hướng, hai đường này song song với nhau Nếu chuyển động của giá vượt ra khỏi
kênh thì đây là dấu hiệu cho sự gia tăng sức mạnh của xu hướng hiện tại (Robert
D Edwards, John Magee, 2007)
c Mức hỗ trợ và kháng cự
Mức hỗ trợ là mức giá tại đó xu hướng giảm giá của chứng khoán dừng lại vì
cầu lớn hơn cung Các nhà phân tích kỹ thuật xác định mức hỗ trợ là mức thấp
nhất mà giá chứng khoán đã đạt tới tại một thời điểm nào đó trong quá khứ Nếu
giá chứng khoán tiếp tục vượt qua cận dưới sẽ được coi là rất tiêu cực, và ngược
lại mức hỗ trợ được giữ vững không thể chọc thủng thì khả năng giá tăng lên là
có thể
Ngược lại với mức hỗ trợ, mức kháng cự là mức giá mà tại đó nhà đầu tư sẽ
liên tục bán ra hay là một ngưỡng ngăn cản sự gia tăng của giá chứng khoán Nếu
giá chứng khoán vượt lên trên mức này cho thấy một tín hiệu tích cực, vì nó cho
Trang 24thấy giá sẽ tiếp tục đạt đến một đỉnh cao mới (Robert D Edwards, John Magee,
2007)
d Các hình mẫu kỹ thuật
Mẫu hình đảo chiều chính
¾ Mẫu hình đầu và vai thuận
Mẫu hình đầu vai hay còn gọi là mẫu
hình đảo ngược các đỉnh Mẫu hình này
xuất hiện khi thị trường tạo ra một đỉnh cao
mới (vai trái), sau đó giảm xuống rồi tăng
lên với đỉnh cao mới cao hơn (đầu) và giảm
trở lại Tiếp sau đó tăng tới 1 đỉnh cao mới
(vai phải) sau một thời gian, có thể là bằng
với đỉnh bên trái rồi giảm trở lại Điểm mấu
chốt ở đây là 1 đường tiệm cận hay còn gọi là đường viền cổ nối hai điểm thấp
trên đồ thị Khi giá rớt xuống thấp hơn đường viền cổ đó là dấu hiệu kết thúc sự
tăng giá và có khả năng bắt đầu một dợt giảm giá của chứng khoán (Robert D
Edwards, John Magee, 2007)
¾ Mẫu hình đầu vai ngược
Mẫu hình này chỉ là hình thức đảo ngược
của mẫu hình đầu vai thuận đã trình bày
trong phần trên Mẫu hình này báo hiệu giá
chứng khoán sẽ tiếp tục tăng khi giá vượt qua
đường viển cổ
¾ Mẫu hình hai đỉnh, hai đáy
Hình 1.1: Mẫu hình đầu vai thuận
Hình 1 2: Mẫu hình đầu vai ngược
Trang 25Hiện tượng này xuất hiện khi giá đạt đến một
đỉnh cao rõ rệt, vượt hẳn đỉnh trước đây Sau
đó giảm điểm và quay trở lại tăng điểm, tạo
một đỉnh mới Nhưng mức đỉnh mới này
không vượt qua đỉnh cũ Khi mẫu hình này
hình thành thì giá sẽ không tiếp tục tăng, mà
báo hiệu cho một đợt giảm điểm sau đó Tuy
nhiên, nếu giá tiếp tục tăng và vượt qua đỉnh
cũ thì giá sẽ tiếp tục đạt đến một đỉnh mới cao
hơn
Ngược lại với mẫu hình hai đỉnh, mẫu hình
hai đáy hình thành cho biết giá chứng khoán sẽ
không xuống thấp hơn và có khả năng quay
đầu tăng điểm khi mức đáy thứ hai không
xuông thấp hơn mức đáy đã xác lập trước đó
Mẫu hình cũng cố xu hướng
¾ Tam giác hướng lên
Dấu hiệu để nhận biết mẫu hình tam giác
hướng lên là khoảng cách giữa đáy và đỉnh
của giá chứng khoán giảm dần và theo chiều
hướng đi lên Mẫu hình này cho thấy người
mua lớn hơn người bán, và được xem là mẫu
hình đầu cơ giá lên Nó được hoàn thành khi
đường phía trên bị phá vỡ Thường thì mô
hình này cần ít hơn 3 tháng để hoàn thiện và
khi xuất hiện thường kèm theo sự gia tăng của khối lượng giao dịch (Robert D
Edwards, John Magee, 2007)
¾ Tam giác hướng xuống
Hình 1 3 Mẫu hình hai đỉnh
Hình 1 4 Mẫu hình hai đáy
Hình 1 5 Mẫu hình tam giác hướng lên
Trang 26Mô hình này phản ánh tâm lý người mua cho rằng cổ phiếu đã vượt quá giá trị
của nó và mức giá hợp lý phải thấp hơn, do
đó đường kháng cự đi xuống và đường hỗ trợ
nằm ngang Nếu xuất hiện đường giá vượt qua
đường kháng cự thì giá tiếp tục giảm Thời
gian tồn tại mô hình này từ 1 đến 3 tháng,
kèm với khối lượng giao dịch sẽ ít dần
¾ Mẫu hình vờ chữ nhật và cờ
đuôi nheo
Cờ đuôi nheo là dạng đồ thị thể hiện giai
đoạn củng cố của một xu hướng Hình mẫu
này hình thành từ những giao động giá trong
một khoảng hẹp, diễn ra sau hoặc trước đợt
tăng giá hoặc giảm giá mạnh, kết hợp với khối
lượng giao dịch lớn Nếu là cờ hình thành sau
đợt tăng giá, tiếp theo giai đoạn sau là đợt tăng
giá nữa Nếu sau đợt giảm giá, một đợt giảm
giá nữa sẽ diễn ra tiếp theo
e Các chỉ báo kỹ thuật
Trung bình di động (Moving Average – MA)
Theo Lê Đạt Chí (2007), chỉ số trung bình động (MA) là giá trung bình của một
chứng khoán tại một thời điểm nhất định Có hai phương pháp trung bình động:
trung bình động giản đơn (SMA) và trung bình động san bằng hàm mũ (EMA)
Điểm khác biệt giữa EMA và SMA là yếu tố gia quyền Mức giá trung bình của
SMA được xác định bằng cách tình trung bình của các mức giá đóng cửa mỗi
phiên trong một khoảng thời gian nhất định ví dụ 5 ngày, 10 ngày hoặc 20
ngày…tùy theo mục tiêu, chiến lược của nhà đầu tư Mục tiêu rất ngắn hạn (5-13
ngày), ngắn hạn (14-25 ngày), trung hạn nhỏ (26-49 ngày), trung hạn (50-100
ngày) và dài han (100-200 ngày)
Hình 1 6 Mẫu hình tam giác hướng xuống
Hình 1 7 Mẫu hình cờ chữ nhật và đuôi nheo
Trang 27Phương pháp trung bình di động làm san bằng sự biến động bằng việc làm
chậm lại thời gian Mục đích là để xác định hoặc chỉ ra tín hiệu xu hướng cũ đã
kết thúc hay xu hướng mới bắt đầu, và theo dõi sự biến động của xu hướng
Thông thường nhà đầu tư nên sử dụng cùng lúc 2 trung bình dộng trong phân tích,
một trung bình động với số phiên tính toán ngắn hạn và một trung bình động có
số phiên tích toán trung hoặc dài hạn Chẳng hạn như trung bình động 5 và trung
bình động 50
Cách sử dụng chỉ số trung bình động MA:
¾ Nếu đường trung bình động đi lên, xu hướng hiện tại của chứng khoán
là đi lên, và ngược lại là đi xuống Cần chú ý đến tính ngắn hạn và dài
hạn của trung bình động
¾ Nếu giá ở trên đường trung bình động, xu hướng hiện tại là đi lên, và
ngược lại Cần cảnh giác khi chứng khoán đang ở trạng thái dập dềnh
Khoảng cách giữa giá và trung bình động càng lớn thể hiện xu hướng
càng mạnh
¾ Nếu trung bình động ngắn hạn vượt lên trên trung bình động dài hạn,
xu hướng thị trường là đi lên, và ngược lại Khoảng cách này càng lớn
biểu hiện cu thế càng mạnh
¾ Nếu giá vượt qua mức kháng cự trước báo hiệu xu hướng tăng giá,
việc đường trung bình động xuyên phá ngưỡng này khẳng định chắc
chắn xu hướng tăng Ngược lại đối với ngưỡng hỗ trợ thì khẳng định
chắc chắn xu hướng giảm
Do việc tính toán trung bình di động dựa vào thông tin trong quá khứ mà không
tính toán đến các giá trị tương lai Vì vậy trung bình di động chỉ thị xu hướng
tăng hoặc giảm trễ hơn so với sự kiện xảy ra trên thị trường Như vậy trung bình
di động không dự đoán trước tương lai mà chỉ là công cụ xác đinh xu hướng hiện
thời của thị trường
Để điều chỉnh độ trễ của trung bình động, cần điều chỉnh số phiên tính trung
bình Tuy nhiên, việc điều chỉnh độ trễ ảnh hưởng đến tính chính xác và tính
nhạy đối với các biến động của chứng khoán
Trang 28Dải băng Bollinger
Kỹ thuật này do John Bollinger phát triển Hai dải băng được hình thành bao
quanh đường trung bình di động (MA), một đường gọi là băng trên và một đường
gọi là dải băng dưới Chúng được đặt trên hai độ lệch chuẩn phía trên và phía
dưới đường MA, đường MA thường là 20 ngày Dải băng Bollinger cho thấy
mức giá phân tán xung quanh giá trị trung bình như thế nào Sử dụng hai độ lệch
chuẩn này giúp đảm bảo chắc chắn rằng 95% giá sẽ giao động trong dãi băng (Lê
Đạt Chí, 2007)
Như là một quy tắc, các mức giá được xem là mua quá mức khi chúng đụng
đến dải băng trên Ngược lại chúng được xem là bán quá mức khi chúng đụng dải
băng dưới Dấu hiệu này như là một sự cảnh báo đảo chiều hoặc chuyển sang xu
hướng đi ngang Tuy nhiên nếu giá nằm quá dải trên và kéo dài liên tục thì tín
hiệu này khẳng định xu hướng tăng sẽ tiếp tục, ngược lại giá nằm dưới dải dưới
và kéo dài liên tục thì tín hiệu này khẳng định xu hướng giảm sẽ tiếp tục giảm
mạnh
Dải băng Bollinger có thể mở rộng hoặc thu hẹp tùy thuộc vào sự biến động
của đường MA Thời kỳ biến động giá tăng thì dải băng mở rộng ra, thời kỳ giá
giảm dải băng thu hẹp lại khi hai dải băng mở rộng ra hoặc thu hẹp lại một cách
bất thường cho thấy tín hiệu xu hướng hiện tại sắp kết thúc và hình thành một xu
hướng mới
Chỉ báo MACD
Công cụ chỉ báo MACD do Gerald Appel phát triển Nếu nhìn vào chỉ báo này
ta sẽ thấy có 2 đường, bao gồm đường MACD và đường tín hiệu Đường MACD
là sự chênh lệch giữa hai đường trung bình động san bằng hàm mũ 12 và 26 ngày
Đường tín hiệu thường sử dụng trung bình di động san bằng hàm mũ 9 kỳ của
đường MACD
Các tín hiệu mua bán thực chất được đưa ra khi hai đường này cắt nhau Cụ thể,
khi đường MACD cắt hướng lên trên đường tín hiệu thí đó là tín hiệu mua Khi
đường MACD cắt băng xuống dưới đường tín hiệu thì đó là tín hiệu bán Giá trị
Trang 29của đường MACD dao động lên trên và xuống dưới đường zero, đó là nơi bắt đầu
tương đồng với một dao động giá Tình trạng mua, bán quá mức khi hai đường
MACD và tín hiệu nằm quá cao hay quá thấp so với đương zero Tín hiệu mua
tốt nhất được đưa ra khi hai đường này nằm nhiều dưới đường zero Những điểm
băng lên trên hay xuống dưới đường zero cũng là một cách thức để tạo ra tín hiệu
mua bán
Chỉ báo lưu lượng tiền (MFI)
Chỉ số Lưu lượng Tiền: Money Flow Index (MFI) là một chỉ số biến động giá
thể hiện bằng một đường dịch chuyển lên xuống trong biên độ từ 0 đến 100
Càng gần 100 thì chỉ số càng mạnh và càng gần về 0 thì chỉ số càng yếu Thông
thường MFI dịch chuyển trong khoảng 20-80 được cho là ổn định Nếu MFI vượt
trên ngưỡng 80, đây là tín hiệu cho thấy hành động mua quá mức và vượt dưới
ngưỡng 20 là bán quá mức Sự dịch chuyển của MFI từ dưới lên cho thấy dòng
tiền đang đổ nhiều vào chứng khoán, ngược lại thì ít dần Chỉ số Lưu lượng Tiền
MFI giúp nhà đầu tư xác định sức mạnh của biến động giá cổ phiếu và do đó nhà
đầu tư có thể phán đoán khi nào thì xu hướng tăng hay giảm kết thúc
Những chuyển dịch ngược chiều nhau của MFI và đường giá thể hiện những tín
hiệu quan trong trong giao dịch Nếu như giá trên biểu đồ cho thấy giá có xu
hướng tăng trong khi MFI có xu hướng ngược lại thì điều này chỉ ra một sự
giảm dần trong giá và chỉ báo một tín hiệu đảo ngược xu hướng
Cường độ tương đối RSI
Chỉ số cường độ tương đối do J.Welles Wilder khởi xướng ra vào 1978 và được
sử dụng khá phổ biến trên thị trường chứng khoán Chỉ số này cho biết xu hướng
biến động của một loại cổ phiếu hay chỉ số thị trường Nó được xác định theo
công thức sau
RSI = 100 – 100/(1 + RS) Với RS = Trung bình giá đóng cửa tăng của x ngày/ Trung bình giá đóng cửa
giảm của x ngày
Trang 30Khoảng thời gian được dùng để tính toán là 14 ngày đối với đồ thị ngày Đây là
khoảng thời gian mà người khai sinh ra chỉ số sử dụng Tuy nhiên, tùy vào mục
đích sử dụng mà các con số thời gian khác có thể mang lại kết quả tốt hơn
Khoảng thời gian càng dài thì các dấu hiệu có độ sai lệch càng thấp và dĩ nhiên
là có thể dẫn đến một độ trễ nhất định so với mức đỉnh điểm hay mức đáy của
chứng khoán
RSI được biểu diễn trên mặt chia đứng từ 0 tới 100 Các nhà giao dịch thường
dùng 2 đường 70 và 30 để ra tín hiệu mua và bán Những dịch chuyển trên mức
70 được xem là mua quá mức trong khi tình trạng bán quá mức là những dịch
chuyển dưới mức 30 Ở thị trường bán quá mức, một sự cắt trở lại trên đường 30
là một sự xác nhận xu hướng trong giao động đang kéo lên Tương ứng, trong
một thị trường mua quá mức sự dịch chuyển xuống dưới đường 70 có thể được
sử dụng như là một tín hiệu bán
Chỉ báo Aroon
Chỉ báo Aroon là phương pháp phân tích kỹ thuật xác định xu hướng của chứng
khoán và cho biết xu hướng đó mạnh đến đâu Chỉ số này bao gồm hai đường là
Aroon up và Aroon down Hai đường này dao động trong khoảng từ 0 đến 100,
và hai mốc 30-70 được sử dụng tương tự như chỉ số RSI
Khi đường Aroon Up nằm dưới mốc 30 và Aroon Down nằm trên mốc 70
nghĩa là phiên có giá cao nhất nằm cách xa phiên hiện tại, xu hướng tăng giá đã
mất và thay vào đó là giảm Một xu hướng giảm giá mạnh nếu Aroon Up liên tục
nằm trong vùng 0-30 và Aroon Down liên tục nằm trong vùng 70-100
Ngược lại khi đường Aroon Up ở trên mốc 70 và Aroon Down dưới mốc 30
được hiểu là phiên có giá thấp nhất nằm cách xa phiên hiện tại, xu hướng giảm
giá chấm hết thay vào đó là xu hướng tăng Một xu hướng tăng giá mạnh khi
đường Aroon Up liên tục nằm trong vùng 70-100 và Aroon Dow liên tục nằm
trong vùng 0-30 Mỗi khi đường Aroon Up đạt 100, thị trường sẽ thiết lập một
đỉnh mới cho khoảng thời gian tính Aroon, thị trường sẽ tạo đáy mới khi Aroon
Down đạt giá trị 100
Trang 31Việc tính toán các chỉ số Aroon khá đơn giản Biến số duy nhất trong công thức
tính của công cụ này là số ngày giao dịch Cụ thể, Aroon (N ngày) có công thức
tính như sau:
Aroon Up = (N – N1)/N x 100
Aroon Down = (N – N2)/N x 100
Trong đó: N1, N2 lần lượt là số ngày giao dịch tính từ ngày giá đạt mức cao nhất
và thấp nhất trong khoảng thời gian N ngày
Dao động ngẫu nhiên (stochastic) (%K,%D)
Chỉ số Stochactis là chỉ số biến động giá bao gồm hai đường (đường %K và
đường %D) dịch chuyển lên xuống trong biên độ từ 0 đến 100 (phần lớn nằm
trong mức 20-80) Đường %K dịch chuyển nhanh hơn và đường %D dịch chuyển
chậm hơn Đường %K và %D được tính toán như sau:
%K = (giá hiện hành – giá thấp n) / (giá cao n – giá thấp n)
Với n là số phiên giao dịch trong giai đoạn đang xét (mặc dịnh thường dùng là
14)
%D = (%Kx + %Kx-1 + %Kx-2)/ 3 Trong đó x là số phiên hiện hành
Có hai dạng stochactis là stochactis nhanh và chậm Đường Stochactis nhanh
dịch chuyển lên xuống nhanh hơn stochactis chậm và tạo ra nhiều tín hiệu mua
bán hơn do có sự biến động lớn
Khi chỉ số này lên trên mức 80, hay xuống dưới mức 20 báo hiệu giá chứng
khoán đã bị biến động quá mức và có khả năng cao là giá chứng khóan sẽ sớm
đảo chiều Nhà đầu tư có thể xác định tín hiệu mua, bán khi hai đường %K
và %D giao cắt nhau Cụ thể là khi đường %K cắt lên phía trên %D, chỉ số này
thể hiện tín hiệu mua Ngược lại khi %K cắt xuống dưới %D cho biết tín hiệu
bán Các tín hiệu mua bán này sẽ mạnh hơn khi các giao cắt trong vùng trên mức
80 hoặc dưới mức 20
Trang 32f Sóng Elliott
Đối với những ai yêu thích phân tích kỹ thuật đều không lạ gì với cái tên sóng
Elliot Lý thuyết này do Charles J.Collins
công bố trong công trình nghiên cứu “nguyên
tắc sóng” của ông, dựa trên tác phẩm ban đầu
được thể hiện bởi người tìm ra nguyên tắc sóng
là Ralph Nelson Elliot Lý thuyết sóng Elliot
khẳng định rằng một chu kỳ tăng giá tuân theo
5 sóng chủ và 3 sóng điều chỉnh
• Sóng chủ 1: Đây là lúc chứng khoán
tăng lần đầu tiên và còn yếu Điều này thường là do một lượng nhỏ nhà
đầu tư nghĩ rằng giá trước đó của chứng khoán là mức giá đáng để mua
vào, và khi họ thực hiện mua vào thì tạo nên giá tăng
• Sóng chủ 2: Phân phối điều chỉnh lại sóng 1, nhiều nhà đầu tư bán ra để
hiện thực hóa lợi nhuận Tuy nhiên sóng 2 này thực sự là cuộc kiểm tra về
sức khỏe của sóng 1 Nếu điểm thấp nhất của sóng 2 cao hơn điểm xuất
phát của sóng 1, điều này khẳng định tính chắc chắn của sự tăng giá chứng
khoán, các nhà đầu tư đã hưng phấn hơn và các quỹ đầu tư đang thực sự
mua vào
• Sóng chủ 3: Vượt qua đợt điều chỉnh của sóng 2, tâm lý nhà đầu tư phấn
khích hơn Họ tiếp tục mua vào, tạo lực cầu mạnh đẩy giá cao lên Điểm
cao nhất của sóng 3 luôn cao hơn đỉnh của sóng 1
• Sóng chủ 4: Một lần nữa sự điều chỉnh giá chứng khoán lại xảy ra trước
khi chúng tiếp tục xác lập một đỉnh mới Sóng hiệu chỉnh 4 thường có
mức đáy cao hơn sóng 2 và cùng với mức đáy sóng 2 tạo một xu hướng
thị trường đi lên
• Sóng chủ 5: Ở giai đoạn này các nhà đầu tư thực sự rất phân khích, họ đẩy
mạnh mua vào và giá chứng khoán tăng lên tạo một đỉnh mới cao hơn
đỉnh của sóng 3 Tuy nhiên đợt sóng đang đến lúc cao trào, việc tham gia
vào thị trường lúc này thực sự nguy hiểm
Hình 1.8: Mô hình sóng Elliot
Trang 33• Sóng hiệu chỉnh A: Giá chứng khoán đã thực sự bắt đầu điều chỉnh khi đã
lên đến mức đỉnh điểm trong sóng 5 Ở giai đoạn này tâm lý nhà đầu tư
vẫn còn kỳ vọng thị trường sẽ tiếp tục đi lên, nên mức điều chỉnh này có
thể là nhỏ Mức đáy của sóng hiệu chỉnh A cao hơn đáy của sóng 4
• Sóng hiệu chỉnh B: Vì nhà đầu tư vẫn còn kỳ vọng thị trường sẽ đi lên
Nhưng thực sự đây chỉ là tín hiệu kiểm tra lại về sự sụt giảm của giá
chứng khoán Giá tăng trở lại trong sóng hiệu chỉnh 3 không thể vượt qua
đỉnh của sóng 5 Khối lượng giao dịch thấp cho thấy các nhà đầu tư lớn
cũng như các quỹ đã bắt đầu ngừng thu gom cổ phiếu Những tín hiệu này
cho thấy thị trường đã không đủ sức để tiếp tục quá trình tăng giá và có
thể đi vào giảm điểm sau đó
• Sóng hiệu chỉnh C: Giá chứng khoán bắt đầu đi vào thời kỳ suy giảm do
sức mạnh của sóng hiệu chỉnh B không đủ để kéo giá lên Điểm thấp của
sóng C thấp hơn điểm thấp nhất của sóng A, những điểm thấp này tạo ra
một xu hướng giảm giá
g Chỉ số Fibonacci
Sau khi giá cổ phiếu duy trì chuyển động bền vững theo một hướng nhất định
(tăng hoặc giảm), giá cổ phiếu có thể truy hồi một khoảng trước khi bắt đầu dịch
chuyển tiếp Chỉ số Fibonacci được dùng để dự đoán các mức giá hỗ trợ và và
kháng cự dựa trên khoảng cách mà giá đã di chuyển và các bước sóng của giá
Fibonacci là một dãy toán học do Leonardo Pisano phát minh từ thế kỷ 12 Các
phép tổng hợp Fibonacci này có số series là 1, 1, 2, 3, 5, 8, 13, 21, 34, 55, 89,
144…và đến vô tận Thông thường trong phân tích kỹ thuật chứng khoán giá cổ
phiếu lên hoặc xuống sẽ dừng lại ở các mức hỗ trợ và kháng cự 0%; 38,2%;