Hoàn thiện phương pháp phân tích cơ bản trong đầu tư chứng khoán ở Việt Nam
Trang 1DN: Doanh nghiệp
Trang 2MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
TTCK Việt Nam với lịch sử ra đời và phát triển 8 năm có thể nói là một thịtrường còn khá non trẻ Tuy nhiên, với tuổi đời non trẻ như vậy nhưng TTCK ViệtNam đã có những bước phát triển mạnh mẽ với tốc độ cao (đặc biệt là trong giaiđoạn 2006 – 2007), và ĐTCK đã thực sự trở thành một trong những kênh đầu tưquan trọng và hấp dẫn đối với các nhà đầu tư Ngày nay, thuật ngữ chứng khoánvà TTCK đã trở nên gần gũi đối với nhiều người dân Việt Nam, từ nhân viên vănphòng cho đến những người buôn bán nhỏ Điều này là một thành quả rất đáng tựhào, là một điểm nhấn tốt đẹp đóng góp vào quá trình phát triển kinh tế chung củađất nước.
Tuy nhiên, bên cạnh đó hoạt động ĐTCK ở Việt Nam tồn tại rất nhiều hạnchế cần phải khắc phục, tiềm ẩn nguy cơ rủi ro cao, và bị chi phối bởi yếu tố tâmlý đám đông, hay nói một cách khác việc vận dụng những kết luận từ hoạt độngphân tích chứng khoán nói chung, PTCB nói riêng trong ĐTCK ở Việt Nam chưađược coi trọng, chính vì vậy công tác PTCB chứng khoán ở Việt Nam còn nhiềuhạn chế, và do vậy nó có tác động ngược trở lại làm cho những kết luận mà PTCBđưa ra chưa thực sự khách quan và khoa học, do vậy chưa hỗ trợ cho hoạt độngĐTCK hiệu quả hơn.
Xuất phát từ thực tế đó, tác giả cho rằng việc hoàn thiện phương phápPTCB, làm cho PTCB là một công cụ nhằm giúp cho hoạt động ĐTCK trở nênhiệu quả hơn là việc làm cần thiết, qua đó ĐTCK sẽ ngày càng trở thành một kênh
Trang 3đầu tư hấp dẫn, TTCK Việt Nam sẽ ngày càng phát triển.
Do đó, đề tài: “Hoàn thiện phương pháp PTCB trong ĐTCK ở Việt Nam”
được chọn để nghiên cứu, đánh giá thực trạng và đề ra một số giải pháp nhằm đốivới phương pháp phân tích cơ bản trong ĐTCK ở Việt Nam.
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: hoạt động PTCB trong ĐTCK ở Việt Nam
- Phạm vi nghiên cứu: nghiên cứu hoạt động PTCB trong ĐTCK ở ViệtNam giai đoạn 2000 - 2008
4 Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp duy vật biện chứng kết hợp với tư duy khoa học logic đểnghiên cứu.
- Phương pháp diễn giải, phân tích.
5 Những đóng góp của luận văn
- Về lý thuyết: hệ thống hoá những vấn đề cơ bản về ĐTCK và phươngpháp PTCB trong ĐTCK
- Về thực tiễn: phân tích và đánh giá thực trạng của hoạt động PTCB trongĐTCK ở Việt Nam Trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiệnphương pháp PTCB trong ĐTCK ở Việt Nam.
Trang 46 Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và bảng các chữ viết tắt,luận văn được kết cấu gồm ba chương:
- Ch ươ ng 1: Lý luận chung về PTCB trong ĐTCK
- Ch ươ ng 2: Thực trạng hoạt động PTCB trong ĐTCK ở Việt Nam.- Ch ươ ng 3: Hoàn thiện phương pháp PTCB trong ĐTCK ở Việt Nam
Trang 5CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHÂN TÍCHCƠ BẢN TRONG ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN
1.1 Tổng quan về chứng khoán và TTCK
1.1.1 Chứng khoán
Chứng khoán là hàng hoá của TTCK Đó là những tài sản tài chính vì nómang lại thu nhập và khi cần người sở hữu nó có thể bán nó để thu tiền về Theosự phát triển của thị trường, hàng hoá ngày càng phong phú và đa dạng, nhưng tựuchung lại, người ta thường phân chia chứng khoán thành cổ phiếu, trái phiếu,chứng chỉ quỹ đầu tư, các công cụ chuyển đổi và các công cụ phái sinh.
1.1.1.1 Cổ phiếu
Cổ phiếu là một loại chứng khoán được phát hành dưới dạng chứng chỉhoặc bút toán ghi sổ, xác nhận quyền sở hữu và lợi ích hợp pháp của người sở hữucổ phiếu đối với tài sản hoặc vốn của một công ty cổ phần Cổ phiếu là công cụkhông có thời hạn Theo tính chất của các quyền lợi mà cổ phiếu mang lại cho cổđông, có hai loại cổ phiếu cơ bản là cổ phiếu phổ thông và cổ phiếu ưu đãi.
1.1.1.2 Trái phiếu
Trái phiếu là một loại chứng khoán quy định nghĩa vụ của người phát hành(người vay tiền) phải trả cho người nắm giữ chứng khoán (người cho vay) mộtkhoản tiền xác định, thường là trong những khoảng thời gian cụ thể, và phải hoàntrả khoản cho vay ban đầu khi nó đáo hạn.
1.1.1.3 Chứng chỉ quỹ đầu tư
Quỹ ĐTCK là quỹ hình thành từ vốn góp của người đầu tư để đầu tư vào
Trang 6các chứng khoán Chứng chỉ quỹ đầu tư là loại chứng khoán xác nhận quyền sởhữu của NĐT đối với một phần vốn góp của quỹ đại chúng.
1.1.1.4 Chứng khoán có thể chuyển đồi
Chứng khoán có thể chuyển đổi là những chứng khoán cho phép người nắmgiữ nó, tuỳ theo lựa chọn và trong những điều kiện nhất định, có thể đổi nó lấymột chứng khoán khác
1.1.1.5 Các chứng khoán phái sinh
- Quyền mua cổ phần (hay quyền mua trước) là quyền ưu tiên mua trướcdành cho các cổ đông hiện hữu của một công ty cổ phần được mua một số lượngcổ phần trong một đợt phát hành cổ phiếu phổ thông mới tương ứng với tỷ lệ cổphần hiện có của họ trong công ty, tại một mức giá xác định, thấp hơn mức giáchào mời ra công chúng và trong một thời hạn nhất định, đôi khi chỉ vài tuần.
- Chứng quyền là một loại chứng khoán trao cho người nắm giữ nó quyềnđược mua một số lượng xác định một loại chứng khoán khác, thường là cổ phiếuthường, với một mức giá xác định và trong một thời hạn nhất định Quyền nàyđược phát hành khi tổ chức lại các công ty, hoặc khi công ty nhằm mục tiêukhuyến khích các NĐT tiềm năng mua các trái phiếu hoặc cổ phiếu ưu đãi cónhững điều kiện kém thuận lợi Để chấp nhận những điều kiện đó, NĐT có đượcmột lựa chọn đối với sự lên giá có thể xảy ra của cổ phiếu thường.
- Hợp đồng kỳ hạn là một thoả thuận trong đó một người mua và một ngườibán chấp thuận thực hiện một giao dịch hàng hoá với một khối lượng xác định, tạimột thời điểm xác định trong tương lai với một mức giá được ấn định vào ngàyhôm nay.
- Hợp đồng tương lai là một thoả thuận đòi hỏi một bên của hợp đồng sẽmua hoặc bán một hàng hoá nào đó tại một thời hạn xác định trong tương lai theo
Trang 7một mức giá đã định trước Chức năng kinh tế cơ bản của các thị trường hợp đồngtương lai là cung cấp một cơ hội cho những người tham gia thị trường để phòngngừa rủi ro về những biến động giá bất lợi.
- Quyền lựa chọn là một hợp đồng cho phép người nắm giữ nó được mua(nếu là quyền chọn mua) hoặc được bán (nếu là quyền chọn bán) một khối lượngnhất định hàng hoá tại một mức giá xác định và trong một thời hạn nhất định Cáchàng hoá cơ sở này có thể là cổ phiếu, chỉ số cổ phiếu, trái phiếu, chỉ số trái phiếu,thương phẩm, đồng tiền hay hợp đồng tương lai.
1.1.2 Những vấn đề chung của TTCK
1.1.2.1 Sơ lược về lịch sử hình thành và phát triển TTCK
Hình thức sơ khai của TTCK đã xuất hiện vào khoảng thế kỷ XV, ở cácthành phố trung tâm thương mại của các nước phương Tây, trong các chợ phiênhay hội chợ, các thương gia thường tụ tập tại các quán cà phê để thương lượngmua bán, trao đổi hàng hoá Đặc điểm của hoạt động này là các thương gia chỉtrao đổi bằng lời nói với nhau về các hợp đồng mua bán mà không có sự xuất hiệncủa bất cứ hàng hoá, giấy tờ nào Đến cuối thế kỷ XV, khu chợ riêng đã trở thànhthị trường hoạt động thường xuyên với những quy ước xác định cho các cuộcthương lượng Những quy ước này dần trở thành các quy tắc có tính chất bắt buộcđối với các thành viên tham gia.
Buổi họp đầu tiên diễn ra năm 1453 tại một lữ quán của gia đình Vanber tạithành phố Bruges (Bỉ) Trước lữ quán có một bảng hiệu vẽ hình ba túi da và chữBourse Ba túi da tượng trưng cho ba nội dung của thị trường: Thị trường hànghoá; Thị trường ngoại tệ và TTCK động sản; còn chữ Bourse có nghĩa là “mậudịch thị trường” hay còn gọi là “nơi buôn bán chứng khoán” Đến năm 1547, thịtrường ở thành phố Bruges bị sụp đổ do cửa biển Evin – nơi dẫn các tàu thuyền
Trang 8vào buôn bán tại thành phố, bị cát biển lấp mất
Đến năm 1531, thị trường này đã được dời tới thành phố cảng Anvers (Bỉ),từ đó, thị trường này phát triển nhanh chóng Đến thế kỷ XVIII, một thị trườngnhư vậy cũng được thành lập ở London (Anh) và sau đó là một loạt thị trường tạiPháp, Đức, Ý, một số nước Bắc Âu và Mỹ cũng được thành lập Tuy nhiên, saumột thời gian hoạt động, thị trường đã chứng tỏ khả năng không đáp ứng được yêucầu của cả ba giao dịch khác nhau Vì thế, thị trường hàng hoá được tách ra thànhcác khu thương mại, thị trường ngoại tệ được tách ra và phát triển thành thị trườnghối đoái TTCK động sản trở thành TTCK Như vậy, TTCK được hình thành cùngvới thị trường hàng hoá và thị trường hối đoái.
Quá trình phát triển của TTCK đã trải qua nhiều bước thăng trầm Lịch sửđã ghi nhận hai đợt khủng hoảng lớn, đó là khi các TTCK lớn ở Mỹ, Tây Âu, BắcÂu, Nhật Bản bị sụp đổ trong vài giờ vào ngày 29/10/1929 và ngày 19/10/1987.Nhưng cuối cùng, TTCK lại được phục hồi và tiếp tục phát triển, trở thành một thểchế tài chính không thể thiếu được trong nền kinh tế vận hành theo cơ chế thịtrường.
Hiện nay, do các biến động lớn trong nền kinh tế thế giới, do tác động củatiến bộ khoa học kỹ thuật và với mong muốn của Chính phủ các nước trong việctăng cường vai trò của TTCK đối với đời sống kinh tế, TTCK đã được tạo mọiđiều kiện phát triển Các chính sách của Chính phủ các nước đã góp phần thúc đẩysự hình thành và phát triển của TTCK.
1.1.2.2 Khái niệm và bản chất của TTCK
Theo quan niệm đầy đủ và rõ ràng, phù hợp với sự phát triển chung củaTTCK hiện nay, thì TTCK là nơi diễn ra các giao dịch mua bán, trao đổi các loạichứng khoán Chứng khoán được hiểu là các loại giấy tờ có giá hay bút toán ghi
Trang 9sổ, nó cho phép chủ sở hữu có quyền yêu cầu về thu nhập và tài sản của tổ chứcphát hành hoặc quyền sở hữu Các quyền yêu cầu này có sự khác giữa các loạichứng khoán, tùy theo tính chất sở hữu của chúng Các quan hệ mua bán, trao đổitrên TTCK làm thay đổi chủ sở hữu của chứng khoán, và như vậy, thực chất đâychính là quá trình vận động của tư bản, chuyển từ tư bản sở hữu sang tư bản kinhdoanh.
Hàng hoá trên TTCK là một loại hàng hoá đặc biệt, là quyền sở hữu về tưbản Loại hàng hoá này cũng có giá trị và giá trị sử dụng Như vậy, bản chất củaTTCK là thị trường thể hiện mối quan hệ giữa cung và cầu của vốn đầu tư mà ởđó, giá cả của chứng khoán chứa đựng thông tin về chi phí vốn hay giá cả của vốnđầu tư TTCK là hình thức phát triển bậc cao của nền sản xuất và lưu thông hànghoá.
Qua đó có thể thấy, TTCK đã cung cấp môi trường đầu tư cho công chúng,huy động vốn đầu tư cho nền kinh tế, tạo tính thanh khoản cho chứng khoán, đánhgiá hoạt động của DN, tạo môi trường giúp chính phủ thực hiện các chính sáchkinh tế vĩ mô.
Các chủ thể tham gia trên TTCK gồm có: chủ thể phát hành (bao gồmChính phủ, các DN, và một số tổ chức khác như: các Quỹ đầu tư, tổ chức tài chínhtrung gian…); NĐT (là những người có tiền, thực hiện việc mua và bán chứngkhoán trên TTCK để tìm kiếm lợi nhuận, bao gồm NĐT cá nhân và NĐT có tổchức) các tổ chức có liên quan đến TTCK (như cơ quan quản lý và giám sát hoạtđộng TTCK, SGD chứng khoán, hiệp hội các nhà kinh doanh chứng khoán, tổchức lưu ký và thanh toán bù trừ chứng khoán, các tổ chức hỗ trợ, các công tyđánh giá hệ số tín nhiệm)
TTCK hoạt động dựa trên một số các nguyên tắc cơ bản đó là nguyên tắc
Trang 10công khai (nguyên tắc này phải thoả mãn yêu cầu về thông tin chính xác, kịp thời,dễ tiếp cận), nguyên tắc trung gian (trên TTCK các giao dịch được thực hiện thôngqua các tổ chức trung gian là các CTCK), nguyên tắc đấu giá (mọi việc mua bánchứng khoán trên TTCK đều hoạt động trên nguyên tắc đấu giá, và do mối cungcầu trên thị trường quyết định).
1.1.2.3 Vị trí của TTCK trong thị trường tài chính
TTCK là một bộ phận của thị trường tài chính Vị trí của TTCK trong tổngthể thị trường tài chính thể hiện:
Một là: TTCK là hình ảnh đặc trưng của thị trường vốn
Thời gian đáo hạn 1 năm t
Như vậy, trên TTCK giao dịch 2 loại công cụ tài chính: công cụ tài chínhtrên thị trường vốn và công cụ tài chính trên thị trường tiền tệ.
Hai là, TTCK là hạt nhân trung tâm của thị trường tài chính, nơi diễn ra quá
trình phát hành, mua bán các công cụ Nợ và công cụ Vốn (các công cụ sở hữu)
Thị trường tiền tệ …Thị trường vốn……
Trang 111.1.2.4 Cấu trúc của TTCK
Tuỳ vào mục đích nghiên cứu, cấu trúc của TTCK có thể được phân loạitheo nhiều tiêu thức khác nhau Tuy nhiên, thông thường, ba cách thức cơ bản đểphân loại TTCK đó là: phân loại theo hàng hoá, phân loại theo hình thức tổ chứccủa thị trường và phân loại theo quá trình luân chuyển vốn.
- Phân loại theo hàng hoá: theo các loại hàng hoá được mua bán trên thị
trường, người ta có thể phân TTCK thành thị trường trái phiếu, thị trường cổ phiếuvà thị trường các công cụ chứng khoán phái sinh.
Thị trường cổ phiếu: là thị trường giao dịch và mua bán các loại cổ phiếu,
bao gồm cổ phiếu thường và cổ phiếu ưu đãi.
Thị trường trái phiếu: là thị trường giao dịch và mua bán các trái phiếu đã
được phát hành, bao gồm trái phiếu Chính phủ, trái phiếu đô thị và trái phiếu côngty.
Thị trường các công cụ chứng khoán phái sinh: là thị trường phát hành và
mua đi bán lại các chứng khoán phái sinh đã phát hành như: quyền mua cổ phiếu,chứng quyền, hợp đồng quyền chọn…
- Theo quá trình luân chuyển vốn: TTCK được phân thành thị trường sơ cấp
Trang 12Thị trường sơ cấp: là thị trường mua bán các chứng khoán mới phát hành.
Trên thị trường này, vốn từ NĐT sẽ được chuyển sang nhà phát hành thông quaviệc NĐT mua các chứng khoán mới phát hành.
Thị trường thứ cấp: là nơi giao dịch các chứng khoán đã phát hành trên thị
trường sơ cấp Thị trường thứ cấp đảm bảo tính thanh khoản cho các chứng khoánđã phát hành.
- Theo hình thức tổ chức của thị trường, TTCK được phân thành: thị trường
tập trung (SGD chứng khoán) và thị trường phi tập trung (thị trường OTC).
Tại SGD chứng khoán, người mua và người bán (hoặc đại lý, môi giới của
họ) gặp nhau tại một địa điểm nhất định để tiến hành giao dịch mua bán, trao đổichứng khoán SGD chứng khoán được quản lý chặt chẽ bởi Uỷ ban chứng khoánquốc gia, các giao dịch chịu sự điều chỉnh của Luật chứng khoán và TTCK
Thị trường giao dịch qua quầy hay thị trường giao dịch phi tập trung(OTC) là thị trường của các nhà buôn, những người tạo thị trường Các nhà buôn
có một danh mục chứng khoán và họ sẵn sàng mua và bán với các nhà buôn kháccũng như các NĐT khi những người này chấp nhận giá cả của họ Ở thị trườngnày không có địa điểm giao dịch chính thức mà có thể diễn ra ở tất cả các quầy,sàn giao dịch của các thành viên thông qua điện thoại hay mạng máy tính diệnrộng
Ngoài hai loại thị trường nêu trên, người ta còn nói đến thị trường thứ ba,thị trường tự do dành cho các chứng khoán không đủ tiêu chuẩn để giao dịch trênthị trường tập trung và thị trường OTC Ngoải ra, người ta còn phân loại TTCKthành thị trường đàm phán và thị trường mở, thị trường giao ngay và thị trường kỳhạn.
Trang 131.2 Đầu tư chứng khoán
1.2.1 Khái quát chung về đầu tư
Đầu tư nói chung là sự hy sinh các nguồn lực ở hiện tại để tiến hành cáchoạt động nào đó nhằm thu về các kết quả nhất định trong tương lai lớn hơn cácnguồn lực đã bỏ ra để đạt được các kết quả đó Như vậy, mục tiêu của mọi côngcuộc đầu tư là đạt được các kết quả lớn hơn so với những hy sinh về nguồn lực màngười đầu tư phải gánh chịu khi tiến hành đầu tư Nguồn lực phải hy sinh có thể làtiền, là tài nguyên thiên nhiên, là sức lao động và trí tuệ Những kết quả sẽ đạtđược có thể là sự tăng thêm các tài sản tài chính (tiền vốn), tài sản vật chất (nhàmáy, đường sá, bệnh viện, trường học…), tài sản trí tuệ (trình độ văn hoá, chuyênmôn, quản lý, khoa học kỹ thuật…) và nguồn nhân lực có đủ điều kiện làm việcvới năng suất lao động cao hơn trong nền sản xuất xã hội Căn cứ vào bản chất vàphạm vi lợi ích do đầu tư đem lại chúng ta có thể chia đầu tư thành đầu tư thươngmại, đầu tư tài sản vật chất và sức lao động, và đầu tư tài chính.
Đầu tư thương mại là loại đầu tư trong đó người có tiền bỏ tiền ra để muahàng hoá và sau đó bán với giá cao hơn nhằm thu lợi nhuận do chênh lệch giá khimua và khi bán.
Đầu tư tài sản vật chất và sức lao động trong đó người có tiền bỏ tiền ra đểtiến hành các hoạt động nhằm tạo ra tài sản mới cho nền kinh tế, làm tăng tiềm lựcsản xuất kinh doanh và mọi hoạt động xã hội khác, là điều kiện chủ yếu để tạoviệc làm, nâng cao đời sống của mọi người dân trong xã hội, đó chính là việc xâ;ydựng, sửa chữa nhà cửa và các kết cấu hạ tầng, mua sắm trang thiết bị, lắp đặtchúng trên nền bệ và bồi dưỡng đào tạo nguồn nhân lực, thực hiện các chi phíthường xuyên, gắn liền với sự hoạt động của các tài sản này nhằm duy trì tiềm lựchoạt động của các cơ sở đang tồn tại và tạo tiềm lực mới cho nền kinh tế xã hội.
Trang 14Loại đầu tư này gọi chung là đầu tư phát triển.
Đầu tư tài chính (Đầu tư tài sản tài chính) là loại đầu tư trong đó người cótiền bỏ tiền ra cho vay hoặc mua các chứng chỉ có giá để hưởng lãi suất định trước(gửi tiết kiệm, mua trái phiếu) hoặc lãi suất tuỳ thuộc vào kết quả hoạt động sảnxuất kinh doanh của công ty phát hành (mua cổ phiếu) Đầu tư tài sản tài chínhkhông tạo ra tài sản mới cho nền kinh tế (nếu không xét đến quan hệ quốc tế tronglĩnh vực này) mà chỉ làm tăng giá trị tài sản tài chính của tổ chức, cá nhân đầu tư(trong khuôn khổ quy định của pháp luật) Với sự hoạt động của hình thức đầu tưtài chính, vốn bỏ ra đầu tư được lưu chuyển dễ dàng, khi cần có thể rút ra mộtcách nhanh chóng (rút tiết kiệm, chuyển nhượng cố phiếu, trái phiếu cho ngườikhác), điều đó khuyến khích người có tiền bỏ tiền ra để đầu tư.
1.2.2 Khái niệm và mục đích của ĐTCK
Chứng khoán là các tài sản tài chính, vì vậy ĐTCK là một loại hình đầu tưtài chính Trong hoạt động này, các NĐT mua các chứng khoán theo một danhmục đầu tư rất đa dạng, bao gồm cả các công cụ trên thị trường tiền tệ và các côngcụ trên thị trường vốn.
Mục đích của ĐTCK trước hết là nhằm thu được lợi nhuận từ số tiền đầu tưđã bỏ ra Tiếp đến mục đích của ĐTCK là để phân tán rủi ro có thể gặp trongtương lai nhờ đa dạng hoá các hình thức đầu tư, và để thực hiện quyền kiểm soáthoặc tham gia quản trị DN với tư cách người nắm cổ phần, vốn góp chi phối Cácmục đích có thể khác nhau tuỳ theo ý định của từng NĐT, song cũng có thể làtổng hợp các mục tiêu trên trong những tình huống cụ thể.
1.2.3 Phân loại ĐTCK
Tuỳ theo mục đích quản lý, hoạt động ĐTCK có thể được phân loại theonhiều cách khác nhau
Trang 15Căn cứ vào loại công cụ đầu tư, có thể phân loại ĐTCK thành đầu tư tráiphiếu Chính phủ, đầu tư trái phiếu DN và đầu tư cổ phiếu Việc phân loại này cóthể giúp các nhà quản lý xây dựng danh mục đầu tư với mức độ rủi ro phù hợp,trên cơ sở đó, dễ dàng thay đổi kết cấu danh mục đầu tư.
Nếu phân loại theo mục đích đầu tư, có thể phân loại ĐTCK thành đầu tưnhằm hưởng lợi tức và đầu tư nhằm nắm quyền quản lý, kiểm soát tổ chức pháthành Trong hoạt động đầu tư nhằm hưởng lợi tức, NĐT có thể mua trái phiếuChính phủ, trái phiếu và cổ phiếu do DN phát hành Khi ĐTCK với mục đích nắmquyền sở hữu, NĐT có thể vừa đa dạng hoá tài sản, vừa phát triển lĩnh vực kinhdoanh mới thông qua thâu tóm và sáp nhập Việc phân loại này giúp nhà quản lýcó thể kiểm soát được hoạt động đầu tư theo các mục đích đã được xác định.
Căn cứ theo phương thức đầu tư, ĐTCK được phân thành đầu tư trực tiếpvà đầu tư gián tiếp Đầu tư trực tiếp là hình thức NĐT trực tiếp mua chứng khoáncho mình thông qua các nhà môi giới chứng khoán trên thị trường Đầu tư giántiếp là hình thức các NĐT chứng khoán thông qua các định chế, tổ chức đầu tưchuyên nghiệp như Quỹ ĐTCK, Quỹ tín thác đầu tư…để thực hiện hoạt động đầutư cho mình.
1.2.4 Mức sinh lời và rủi ro trong ĐTCK
Giống như các hình thức đầu tư khác, ĐTCK cũng gắn liền với rủi ro Lýluận và thực tiễn ĐTCK cũng chỉ ra rằng khả năng sinh lời trong ĐTCK luôn gắnliền với những rủi ro mà NĐT chứng khoán có thể gặp phải, thông thường kỳvọng lợi nhuận càng cao thì khả năng gặp phải rủi ro càng lớn, và ngược lại.
1.2.4.1 Mức sinh lời trong ĐTCK
Mức sinh lời trong ĐTCK phản ánh khả năng đem lại lợi nhuận cho NĐTchứng khoán trong một khoảng thời gian nhất định từ số vốn gốc đã bỏ ra ban đầu.
Trang 16Mức sinh lời trong ĐTCK có thể đo bằng số tuyệt đối hoặc tương đối
Mức sinh lời tuyệt đối là phần chênh lệch giữa tổng thu nhập từ ĐTCK (baogồm số lợi tức chứng khoán cộng mức lãi hoặc lỗ về vốn) với số tiền đầu tư banđầu (vốn gốc) Theo số tương đối, mức sinh lời chứng khoán là tỷ lệ phần trămgiữa tổng số lợi nhuận thu được từ ĐTCK so với vốn gốc.
1.2.4.2 Rủi ro trong ĐTCK
Rủi ro trong ĐTCK được hiểu là khả năng xảy ra những kết quả khôngmong đợi trong tương lai Điều đó có thể là sự sụt giảm, thua lỗ hoặc những biếnđộng thất thường về mức sinh lợi trong hoạt động ĐTCK Rủi ro trong ĐTCK cónhiều loại, có thể phân thành hai loại chủ yếu là rủi ro hệ thống và rủi ro không hệthống.
- Rủi ro hệ thống: là những rủi ro có ảnh hưởng đồng thời đến hầu hết các
loại chứng khoán đang được lưu hành trên thị trường Nguyên nhân của rủi ro hệthống thường là các tác nhân kinh tế nằm ngoài sự kiểm soát của các công ty pháthành như: tình trạng lạm phát hoặc thiểu phát của nền kinh tế, những biến độngbất lợi của tỷ giá hối đoái hoặc lãi suất thị trường, sự suy thoái hay khủng hoảngcủa nền kinh tế…Các loại rủi ro hệ thống tiêu biểu bao gồm: rủi ro lãi suất, rủi rothị trường, rủi ro sức mua, rủi ro tỷ giá.
Rủi ro lãi suất: là loại rủi ro do sự biến động lãi suất trên thị trường Trong
thực tế, giá cả của chứng khoán luôn biến động tỷ lệ nghịch với lãi suất thị trường,lãi suất thị trường tăng sẽ làm cho giá thị trường của chứng khoán sụt giảm vàngược lại Vì thế sự biến động lãi suất sẽ làm cho giá trị hiện tại của các khoản thunhập nhận được từ ĐTCK ở các thời điểm khác nhau có giá trị khác nhau, do đóảnh hưởng đến mức doanh lợi thu được của ĐTCK.
Rủi ro thị trường: là rủi ro do sự biến động của giá cả chứng khoán trên thị
Trang 17trường Đó là kết quả của những hiệu ứng về tương quan giữa cung và cầu của cácloại chứng khoán trên thị trường Nguyên nhân của những biến động giá cả chứngkhoán thường rất phức tạp, có thể cả những sự kiện hữu hình hoặc vô hình, cảnhững yếu tố bên trong hoặc ngoài DN Sự đánh giá khác nhau của các NĐT vềmức sinh lời của một loại chứng khoán nào đó được giao dịch trên thị trường cũngcó thể gây nên hiệu ứng dây chuyền (hiệu ứng Đôminô) đối với giá cả của các loạichứng khoán khác, làm cho giá chứng khoán trên thị trường nói chung bị sụt giảm.
Rủi ro sức mua (rủi ro lạm phát): là loại rủi ro do giảm sút sức mua của
đồng tiền NĐT nắm giữ chứng khoán mặc dù có khả năng thu được lợi nhuậntrong tương lai nhưng họ lại mất đi cơ hội mua sắm các loại hàng hoá, dịch vụtrong thời hạn nắm giữ chứng khoán Nếu trong khoảng thời gian đó giá cả hànghoá dịch vụ tăng lên do yếu tố lạm phát, họ sẽ mất đi một phần sức mua từ số thunhập có được trong tương lai Giá trị phần sức mua bị giảm sút do lạm phát phảnánh mức rủi ro sức mua của NĐT chứng khoán.
Rủi ro tỷ giá: là rủi ro do tác động của tỷ giá đối với khoản đầu tư Khi
NĐT cho rằng đồng nội tệ có thể bị giảm giá trong tương lai thì NĐT đó sẽ quyếtđịnh không đầu tư vào chứng khoán hoặc sẽ tìm cách thay thế chứng khoán bằngtài sản ngoại tệ vì khi đó giá trị chứng khoán sẽ bị sụt giảm.
- Rủi ro không hệ thống: là những rủi ro có nguyên nhân từ nội tại của một
công ty hoặc một ngành kinh doanh cụ thể mà không gắn liền với toàn bộ thịtrường Ảnh hưởng của các rủi ro không hệ thống vì thế chỉ tác động trong phạmvi một công ty, một ngành hay một số loại chứng khoán nhất định Rủi ro khônghệ thống thường bao gồm các loại như: rủi ro kinh doanh, rủi ro tài chính, rủi roquản lý…trong hoạt động của một công ty hoặc một ngành kinh doanh nhất định
Rủi ro kinh doanh: là rủi ro do sự thay đổi bất lợi về tình hình cung cầu
Trang 18hàng hoá hay dịch vụ của DN hay là sự thay đổi bất lợi môi trường kinh doanh củaDN
Rủi ro tài chính: là rủi ro về khả năng thanh toán trái tức, cổ tức và hoàn
vốn cho người sở hữu chứng khoán Rủi ro tài chính liên quan đến sự mất cân đốigiữa doanh thu, chi phí và các khoản nợ của DN.
Rủi ro quản lý: là rủi ro do tác động của các quyết định quản lý không hợp
lý từ các nhà quản trị DN.
1.2.5 Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định ĐTCK
Để đi đến quyết định ĐTCK NĐT thường phải xem xét, cân nhắc nhiềunhân tố Các nhân tố cơ bản thường bao gồm:
- Khả năng sinh lời từ khoản ĐTCK trong tương lai Mục đích trước hết của
ĐTCK là nhằm thu được lợi nhuận trong tương lai, vì vậy khả năng sinh lợi củakhoản ĐTCK là nhân tố cần được xem xét hàng đầu Tuy nhiên khả năng sinh lợicủa chứng khoán lại chịu ảnh hưởng bởi nhiều nhân tố khác như: lĩnh vực, ngànhnghề kinh doanh, chính sách kinh tế của nhà nước, khả năng cạnh tranh của DNtrên thị trường…Vì thế để tối đa hoá lợi nhuận, NĐT cần phải phân tích, đánh giákỹ các nhân tố có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh lời nêu trên để lựa chọn quyếtđịnh đầu tư cho phù hợp.
- Mức độ rủi ro có thể gặp phải của loại chứng khoán đầu tư Để có thể thu
được lợi nhuận tối đa trong ĐTCK NĐT phải biết cách tối thiểu hoá các rủi ro cóthế gặp phải Việc đánh giá mức độ rủi ro trong ĐTCK không chỉ đối với từng loạichứng khoán riêng rẽ mà còn đối với toàn bộ danh mục ĐTCK nhằm hạn chế vàphân tán rủi ro.
- Khả năng thanh khoản của chứng khoán đầu tư: Tính thanh khoản (hay
tính lỏng) của chứng khoán là khả năng dễ dàng chuyển đổi chứng khoán thành
Trang 19tiền mặt Thông thường, khi có số tiền mặt nhàn rỗi NĐT thường ĐTCK để thu lợinhuận, song khi cần tiền mặt để đáp ứng các nhu cầu cá nhân hoặc chuyển hướngđầu tư họ lại muốn chuyển nhượng chứng khoán đang sở hữu để thu tiền về Nếucác chứng khoán mà họ đang sở hữu có khả năng thanh khoản cao, việc sở hữuchứng khoán cũng tiện ích không khác gì việc giữ tiền mặt thì sẽ khuyến khích họĐTCK và ngược lại Do đó tính thanh khoản của chứng khoán cũng là một yếu tốquan trọng để các NĐT xem xét, lựa chọn.
- Mức độ và khả năng kiểm soát, chi phối hoạt động của DN Đôi khi mức
độ và khả năng kiểm soát, chi phối hoạt động của DN cũng là một nhân tố đượcxét đến khi lựa chọn quyết định ĐTCK Quyền hạn và lợi ích của NĐT chứngkhoán thường được tăng thêm theo mức độ nắm giữ cổ phần của DN Vì vậy, khiĐTCK họ cũng cần cân nhắc quy mô đầu tư sao cho có thể đạt được mục đíchkiểm soát, chi phối hoạt động của DN, hỗ trợ cho việc thực hiện mục tiêu tối đa
hoá lợi nhuận
1.2.6 Quy trình ĐTCK
Quy trình ĐTCK sẽ có những sự khác biệt nhất định nếu NĐT chứng khoánlựa chọn các phương thức ĐTCK khác nhau, về cơ bản bao gồm các bước sau:
- Phân tích và lựa chọn danh mục ĐTCK: Việc ĐTCK thường bắt đầu bằng
việc phân tích và lựa chọn danh mục ĐTCK tối ưu sao cho vừa có thể đem lại tỷsuất sinh lời cao, đồng thời hạn chế tối đa các rủi ro đầu tư có thể gặp phải Nộidung phân tích sẽ xem xét, đánh giá mức độ sinh lời và khả năng rủi ro có thể gặpphải trong ĐTCK sẽ lựa chọn Do các chứng khoán có mức sinh lời cao thườnggắn với độ rủi ro cao, vì thế đa dạng hoá danh mục ĐTCK là cách mà các NĐThay lựa chọn để phân tán rủi ro và tối đa hoá thu nhập ĐTCK Hình thức đa dạnghoá ĐTCK có thể là đầu tư vào chứng khoán của nhiều DN trong các ngành nghề,
Trang 20lĩnh vực kinh doanh khác nhau, kết hợp giữa đầu tư cổ phiếu và đầu tư trái phiếuvới những kỳ hạn thanh toán đa dạng để tăng khả năng thanh khoản của chứngkhoán Việc lựa chọn một danh mục ĐTCK cụ thể sẽ tuỳ thuộc vào chiến lượcĐTCK của từng NĐT riêng biệt.
- Quản lý danh mục ĐTCK: Hoạt động ĐTCK không chỉ dừng lại ở chỗ lựa
chọn được danh mục ĐTCK mà còn ở chỗ quản lý, điều chỉnh danh mục đầu tưtrong suốt thời gian nắm giữ chứng khoán phù hợp với những diễn biến cụ thể củathị trường Người ta thường phân biệt thành hai phương pháp quản lý chủ yếu làquản lý thu động và quản lý chủ động.
Đặc trưng cơ bản của phương pháp quản lý thụ động là việc NĐT chọn muavà nắm giữ các chứng khoán cho đến khi đáo hạn mà không quá chú trọng đếnviệc phân tích, dự báo những ảnh hưởng của sự biến động của lãi suất thị trường.Theo đó, danh mục ĐTCK tốt nhất sẽ là danh mục đầu tư có thể đem lại mức thunhập ngang bằng với mức doanh lợi đầu tư trung bình trên thị trường Phươngpháp quản lý thụ động vì vậy chỉ có tác dụng phòng tránh các rủi ro không hệthống mà không có khả năng phòng tránh những rủi ro hệ thống trên thị trường.
Phương pháp quản lý danh mục đầu tư chủ động đòi hỏi việc mua và nắmgiữ các chứng khoán phải trên cơ sở phân tích, dự báo các ảnh hưởng của sự biếnđộng thị trường để đạt mức sinh lợi cao hơn mức doanh lợi trung bình của thịtrường với một mức độ rủi ro có thể chấp nhận được Các yếu tố có thể gây nênnhững biến động thị trường cần được phân tích và dự báo trong quản lý danh mụcđầu tư chủ động là sự biến động của lãi suất thị trường, sự thay đổi của cơ cấu kỳhạn lãi suất hoặc sự thay đổi mức chênh lệch lãi suất giữa các loại chứng khoánkhác nhau…Dựa trên kết quả phân tích dự báo đó, các NĐT sẽ hướng vào việc lựachọn danh mục ĐTCK có thể đem lại mức thu nhập cao hơn mức doanh lợi trung
Trang 21bình trên thị trường.
1.3 PTCB trong ĐTCK
Phân tích chứng khoán là hoạt động quan trọng nhằm hỗ trợ cho việc raquyết định đầu tư Phân tích chứng khoán là bước khởi đầu cho hoạt động ĐTCK.Mục tiêu của phân tích chứng khoán là giúp cho NĐT chứng khoán lựa chọn đượccác quyết định ĐTCK có hiệu quả nhất, mang lại lợi nhuận tối đa với rủi ro tốithiểu Kết quả phân tích chứng khoán phải làm rõ được các căn cứ cho sự lựa chọnquyết định đầu tư Nó phải trả lời được các câu hỏi cơ bản: khi nào thì nên đầu tư,nên đầu tư vào loại chứng khoán nào và với giá cả ra sao, khi nào thì nên rút khỏithị trường…Để đạt được kết quả đó, việc phân tích chứng khoán cần được tiếnhành theo một quy trình cụ thể và khoa học.
Phân tích chứng khoán có thể tiến hành theo quy trình từ trên xuống hoặc từdưới lên Theo phương pháp phân tích từ trên xuống, người ta thường bắt đầu từnhững phân tích khái quát về tình hình kinh tế vĩ mô cả trong nước và quốc tế,xem xét những ảnh hưởng, tác động của nó đến hoạt động của các DN và TTCK,sau đó mới đi đến phân tích tình hình của ngành kinh doanh và cuối cùng là hoạtđộng của từng DN, công ty riêng biệt Phương pháp phân tích chứng khoán từdưới lên bắt đầu từ phân tích, đánh giá hoạt động kinh doanh của một công ty cụthể và đặt nó trong mối liên hệ tương quan giữa hoạt động của công ty với môitrường kinh doanh bên ngoài là tình hình hoạt động của ngành hoặc nền kinh tế
Trong hoạt động ĐTCK có hai phương pháp phân tích chủ yếu được sửdụng là phương pháp PTCB (phân tích tài chính) và phân tích kỹ thuật PTCBgiúp cho NĐT có thể lựa chọn kết cấu danh mục đầu tư phù hợp Phân tích kỹthuật giúp cho các nhà quản lý có thể lựa chọn được thời điểm và chiến lược muabán chứng khoán tuỳ theo diễn biến của thị trường.
Trang 221.3.1.Khái niệm và mục tiêu của PTCB
PTCB là phương pháp nghiên cứu các thông tin về tình hình kinh tế xã hội,tình hình kinh doanh của ngành, các thông tin tài chính công ty như cổ tức, lợinhuận, báo cáo thu nhập, bảng cân đối kế toán nhằm xác định một giá trị hợp lýcủa một loại chứng khoán hoặc các chứng khoán trên thị trường.
Khi người đầu tư mua một loại chứng khoán trên thị trường sơ cấp hay thịtrường thứ cấp với ý định nắm giữ lâu dài đều muốn biết rằng giá chứng khoán màngười ta chào bán cho mình có hợp lý hay không, tức là có phù hợp với giá trị củacông ty phát hành ra chứng khoán đó hay không Muốn vậy, phải tiến hành PTCBđể tìm ra giá trị nội tại của chứng khoán.
1.3.2 Nội dung phương pháp PTCB
1.3.2.1 Phân tích kinh tế vĩ mô
Môi trường kinh tế vĩ mô có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của TTCKvà hiệu quả hoạt động của DN, vì thế trước phân tích các yếu tố thuộc bản thânDN, cần đánh giá đúng các ảnh hưởng của các nhân tố bên ngoài đến hiệu quảhoạt động của TTCK và giá cả chứng khoán của DN như thế nào Việc phân tíchkinh tế vĩ mô nhằm mục đích đánh giá đúng thực trạng phát triển kinh tế - xã hộicủa đất nước và tác động của nó đến sự phát triển của TTCK, từ đó có các giảipháp phù hợp thúc đẩy sự phát triển của thị trường.
- Phân tích tình hình kinh tế - chính trị - xã hội quốc tế:
Ngày nay hợp tác, mở cửa, và hội nhập kinh tế đã trở thành một xu thế tấtyếu trong phát triển kinh tế của mỗi nước, do đó nền kinh tế quốc tế có ảnh hưởngmạnh mẽ đến tình hình sản xuất kinh doanh của DN và của quốc gia, có những tácđộng trực tiếp đến hoạt động của TTCK, vì vậy yếu tố quốc tế cần được xem xéttrong quá trình phân tích ĐTCK.
Trang 23Các vấn đế có tính quốc tế cần lưu ý trong quá trình phân tích chứng khoánlà mức tăng trưởng kinh tế, các vấn đề chính trị nhạy cảm, chính sách bảo hộ,chính sách tự do hoá tài chính, chính sách tiền tệ
- Phân tích môi trường chính trị - xã hội của đất nước:
Môi trường chính trị, xã hội của mỗi quốc gia thể hiện ở hệ thống các yếu tốvề thể chế quản lý xã hội (như hiến pháp, luật pháp, các văn bản pháp quy của cơquan hành chính), cơ cấu tổ chức và cơ chế vận hành bộ máy quản lý hành chínhnhà nước các cấp, các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội, tôn giáo, sắc tộc, đội ngũcán bộ công chức trong bộ máy hành chính nhà nước.
Thực tế đã chứng minh sự ổn định của môi trường chính trị - xã hội của đấtnước là yếu tố quan trọng hàng đầu đảm bảo cho sự phát triển của nền kinh tế, DNvà TTCK Sự mất ổn định chính trị - xã hội của đất nước, bất kể vì lý do gì cũnggây tổn hại, thậm chí làm gián đoạn hoạt động của TTCK và hiệu quả của các DN.Bởi lẽ, sự thay đổi về thể chế chính trị thường kéo theo những thay đổi về chínhsách kinh tế - xã hội, chính sách chi tiêu ngân sách, chính sách ngoại giao và anninh quốc phòng của Chính phủ Thực tế cho thấy yếu tố chính trị ngày càng cómối liên hệ và ảnh hưởng to lớn đến đời sống kinh tế của đất nước.
- Phân tích ảnh hưởng của môi trường pháp luật:
Ngày nay hầu hết các nước đều quản lý đất nước theo chế độ pháp quyền, vìthế môi trường pháp luật cũng có tác động quan trọng đến hoạt động của DN vàTTCK Các cơ quan của Chính phủ tác động đền TTCK bằng Luật và các văn bảndưới Luật Chẳng hạn Luật DN thống nhất, Luật chống độc quyền sẽ tạo môitrường kinh doanh bình đẳng cho các DN thuộc mọi thành phần kinh tế, và làmgiảm giá chứng khoán của các DN thuộc đối tượng điều chỉnh của Luật chống độcquyền Luật thâu tóm, sáp nhập công ty có thể tác động tiêu cực hay tích cực đến
Trang 24một nhóm các công ty Các chính sách tài chính - tiền tệ trực tiếp gây tác động lớntới thị trường
Tóm lại môi trường pháp lý có tác động mạnh mẽ, là điều kiện để nâng caohiệu quả hoạt động của DN và sự phát triển của TTCK Việc phân tích môi trườngpháp lý cần được xem xét trên các mặt như: tính hệ thống, đồng bộ, ổn định, minhbạch, khả thi và hiệu quả của hệ thống pháp luật cũng như tính quốc tế của hệthống pháp luật.
- Phân tích và dự đoán về xu hướng thị trường:
Môi trường kinh tế vĩ mô có vai trò quan trọng, quyết định xu thế chung củaTTCK Thông thường, khi nền kinh tế đang ở giai đoạn tăng trưởng và thịnhvượng thì TTCK phát triển và ngược lại khi nền kinh tế ở giai đoạn suy giảm, suythoái và khủng hoảng thì thị trường sẽ đi xuống Như vậy, nếu dự đoán được xuhướng phát triển của nền kinh tế thì ta có thể dự báo được xu thế phát triển chungcủa TTCK Tuy nhiên, trong một số hoàn cảnh đặc biệt, diễn biến chung củaTTCK với tình hình kinh tế không phải lúc nào cũng diễn ra cùng chiều
Biến động giá cổ phiếu đôi khi xảy ra trước biến động của nền kinh tế Vìvậy, các NĐT luôn cố gắng dự đoán tình hình kinh tế để tìm ra những đỉnh điểmcủa chu kỳ kinh tế và chọn thời cơ tham gia hoặc rút lui khỏi TTCK.
- Phân tích ảnh hưởng của các yếu tố kinh tế vĩ mô:
Các điều kiện kinh tế vĩ mô của nền kinh tế có ảnh hưởng rất lớn đến hoạtđộng của DN và TTCK do có liên quan trực tiếp đến mức rủi ro hệ thống trên thịtrường Các yếu tố vĩ mô cần quan tâm trong phân tích chứng khoán là: tổng sảnphẩm quốc nội; tỷ lệ thất nghiệp; tỷ lệ lạm phát; lãi suất; cân đối thu chi ngân sáchNhà nước Tuy nhiên, ba nhân tố vĩ mô cơ bản tác động trực tiếp đến hoạt độngđầu tư trên thị trường chứng khoàn đó là: tỷ giá hối đoái, lãi suất và tỷ lệ lạm phát.
Trang 251.3.2.2 Phân tích ngành
Mục đích của phân tích ngành là nhằm giúp cho NĐT thấy rõ những lợi íchhoặc rủi ro có thể gặp khi quyết định đầu tư vào chứng khoán của một DN hoạtđộng trong một ngành kinh doanh cụ thể Những nội dung cần thực hiện trongphân tích ngành bao gồm: phân tích chu kỳ kinh doanh của ngành, đánh giá mứcđộ rủi ro của ngành.
- Phân tích chu kỳ kinh doanh của ngành:
Mỗi ngành kinh doanh cũng có những chu kỳ phát triển nhất định Giữa chukỳ phát triển của nền kinh tế và của ngành có mối quan hệ mật thiết, tác động qualại lẫn nhau nhưng không phải bao giờ cũng có sự biến động cùng chiều, đồngđiệu với nhau Mỗi ngành có khả năng phản ứng khác nhau với những thay đổitrong chu kỳ phát triển của nền kinh tế Có thể trong khi nền kinh tế đang tronggiai đoạn phát triển song có ngành phát đạt có ngành lại gặp nhiều khó khăn Cácngành kinh doanh các sản phẩm không phải là sản phẩm thiết yếu (ô tô, đồ xaxỉ ), sẽ có lợi hơn trong giai đoạn nền kinh tế có sự tăng trưởng, nhưng cũng gặpkhó khăn trong giai đoạn nền kinh tế suy thoái Ngược lại, các ngành kinh doanhcác sản phẩm thuộc hàng tiêu dùng thiết yếu (lương thực, thực phẩm ) sẽ khôngbị ảnh hưởng nhiều ngay cả khi nền kinh tế suy thoái.
Nhìn chung, triển vọng và chu kỳ kinh doanh của ngành có ảnh hưởng rấtlớn đến hiệu quả kinh doanh của các DN trong ngành Nếu một công ty hoạt độngkinh doanh trong một ngành còn kém phát triển thì cũng khó có triển vọng đầu tưđem lại hiệu quả cao Vào cùng một thời điểm nhất định, các DN kinh doanh trongcác ngành khác nhau sẽ có mức doanh lợi thu được khác nhau, mức rủi ro khácnhau Do đó, cần có sự phân tích đánh giá ngành kinh doanh để chọn ngành cómức doanh lợi cao, mức độ rủi ro thấp để đầu tư Mặc khác, cũng cần có sự theo
Trang 26dõi, phân tích ngành để lựa chọn thời điểm quyết định đầu tư hay rút khỏi đầu tưcho phù hợp.
- Đánh giá mức độ rủi ro của ngành kinh doanh:
Mỗi ngành kinh doanh khác nhau cũng có mức độ rủi ro khác nhau Việcxác định mức độ rủi ro của ngành giúp cho NĐT lựa chọn được ngành đầu tư cóhiệu quả với độ rủi ro tối thiểu hoặc có thể chấp nhận được Qui trình phân tích,đánh giá rủi ro của ngành được tiến hành theo trình tự sau:
+ Phân tích hệ số P/E của ngành: xem xét mối quan hệ của P/E ngành với
P/E tổng thể của thị trường; xem xét các nhân tố cơ bản của ngành gây tác độngtrực tiếp tới P/E ngành như hệ số trả cổ tức, mức sinh lợi (lợi suất) yêu cầu và tỷ lệtăng trưởng cổ tức.
+ Ước tính thu nhập trên một cổ phiếu (EPS): được xác định theo một số
phương pháp chủ yếu như phân tích chu kỳ kinh doanh, phân tích đầu vào - đầura, phân tích mối quan hệ giữa ngành và nền kinh tế.
+ Ước tính mức lợi suất đạt được (r): Giá trị cuối kỳ của chỉ số ngành bằng
hệ số P/E cuối kỳ tính toán được với ước tính thu nhập trên một cổ phiếu Sau đósó sánh giá trị cuối kỳ với giá trị đầu kỳ để ước tính lợi suất đạt được (r) theo côngthức:
Trang 27r = (Giá trị chỉ số cuối kỳ - Giá trị đầu kỳ + Cổ tức nhận trong kỳ)Giá trị đầu kỳ
+ Lựa chọn quyết định đầu tư hay không: So sánh mức lợi suất đạt được r
với mức doanh lợi đòi hỏi E(R), nếu r > E(R) thì nên đầu tư vào ngành này, ngượclại thì nên rút khỏi đầu tư vào ngành này.
1.3.2.3 Phân tích công ty
- Phân tích báo cáo tài chính công ty: Hệ thống báo cáo tài chính của công
ty là những thông tin cực kỳ quan trọng, phản ánh tổng hợp về tình hình tài chínhcủa công ty trong một thời gian cụ thể Những thông tin được trình bày trong báocáo tài chính trước hết phục vụ cho những người có quyền lợi trực tiếp (cổ đông,đối tác đầu tư, khách hàng, người cho vay ), sau nữa là những người lãnh đạođiều hành DN (Hội đồng quản trị, ban giám đốc ) và cuối cùng là những người cóquyền lợi gián tiếp (thuế vụ, tài chính, thống kê ) Phân tích báo cáo tài chínhnhằm đạt được các mục tiêu đó là: đánh giá khả năng sinh lợi của tổ chức pháthành; khả năng thanh khoản, tức là khả năng chi trả các khoản nợ, đặc biệt là nợngắn hạn; tiềm năng phát triển trong tương lai
Việc phân tích báo cáo tài chính cần tiến hành đồng bộ theo cả chiều dọc vàchiều ngang Phân tích báo cáo tài chính theo chiều dọc nghĩa là tính toán các tỷ lệcủa DN và so sánh trong từng thời kỳ để thấy được thực chất của việc tăng, giảm.Phân tích theo chiều ngang là phân tích cần có sự so sánh giữa DN phân tích vớicác DN ngang hàng nhau trong cùng một ngành Phương tiện cơ bản của các báocáo tài chính công ty là báo cáo thường niên bao gồm ba loại báo cáo chính đó là:bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và báo cáo lưuchuyển tiền tệ Các hệ số tài chính được sử dụng khi phân tích, đánh giá tình hìnhtài chính của công ty bao gồm: Nhóm chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán,nhóm chỉ tiêu phản ánh cơ cấu tài chính và cơ cấu tài sản, nhóm chỉ tiêu phản ánh
Trang 28khả năng hoạt động, và nhóm chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lợi và phân phối lợinhuận.
+ Nhóm chỉ tiêu phản ánh khả n ă ng thanh toán : xét về mặt thời gian thì DN
có các khoản nợ ngắn hạn, nợ trung và dài hạn Vấn đề quan tâm hàng đầu của cácNĐT, các chủ nợ là liệu số vốn họ bỏ ra đầu tư có thu hồi lại được không, mức độrủi ro là bao nhiêu Các chỉ tiêu thường được dùng gồm các chỉ tiêu sau:
Hệ số thanh toán tổng quát = Nợ ngắn hạn và nợ dài hạnTổng tài sảnHệ số thanh toán hiện hành = Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạnTổng nợ ngắn hạnHệ số thanh toán nhanh = TSLĐ & đầu tư ngắn hạn - Vật tư hàng hoá tồn khoTổng nợ ngắn hạn
+ Nhóm chỉ tiêu phản ánh cơ cấu tài chính và cơ cấu tài sản:
Hệ số nợ = Tổng số nợTổng tài sản
Hệ số tự tài trợ = Nguồn vốn chủ sở hữuTổng nguồn vốnHệ số tự tài trợ = 1 - Hệ số nợ
Cơ cấu tài sản = Tổng tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạnTổng tài sản cố định và đầu tư dài hạn
+ Nhóm chỉ tiêu phản ánh khả n ă ng hoạt đ ộng: hiệu quả sử dụng vốn luôn
gắn liền với sự tồn tại và phát triển của DN Do đó, thông qua phân tích các chỉtiêu phản ánh khả năng hoạt động cho biết trình độ sử dụng các nguồn lực đạt kếtquả cao nhất với chi phí bỏ ra thấp nhất.
Vòng quay hàng tồn kho = Hàng tồn kho bình quân trong kỳGiá vốn hàng bánVòng quay các khoản phải thu = Số dư bình quân các khoản phải thuDoanh thu thuần
Vòng quay vốn lưu động = Doanh thu thuần
Trang 29Vốn lưu động bình quânHiệu suất sử dụng vốn cố định = Doanh thu thuần
Vốn cố định bình quân Vòng quay toàn bộ vốn = Doanh thu thuần
Tổng vốn bình quân
+ Nhóm chỉ tiêu phản ánh khả n ă ng sinh lợi và phân phối lợi nhuận: với
các NĐT thì đây là một nhóm chỉ tiêu có ý nghĩa rất quan trọng vì nó gắn liền vớilợi ích kinh tế của họ, nó là cơ sở để đánh giá kết quả kinh doanh của DN trongmột thời kỳ nhất định và là căn cứ để các nhà quản lý đưa ra các quyết định tàichính trong tương lai.
Hệ số sinh lợi doanh thu = Lợi nhuận sau thuếDoanh thu thuần
Hệ số sinh lợi tổng tài sản = Lợi nhuận sau thuếTổng giá trị tài sản Hệ số sinh lợi vốn chủ sở hữu = Lợi nhuận sau thuế
Vốn chủ sở hữu
Thu nhập trên mỗi cổ phiếu = Lợi nhuận sau thuế - Cổ tức cổ phiếu ưu đãiSố lượng cổ phiếu thường đang lưu hànhTỷ lệ giá thị trường trên thu nhập = Thị giá một cổ phiếu
Thu nhập một cổ phiếu
- Phân tích rủi ro của công ty: Khi tiến hành phân tích rủi ro tức là chúng ta
tiến hành xem xét sự bất ổn của tổng thể các dòng thu nhập của công ty Mức độbiến động của các dòng thu nhập càng cao có nghĩa rủi ro phải đối diện càng lớn.Rủi ro công ty thường bao gồm hai loại là: rủi ro kinh doanh và rủi ro tài chính.
+ Rủi ro kinh doanh: là sự bất ổn về thu nhập mà nguyên nhân cơ bản của
nó lại xuất phát từ lĩnh vực ngành mà công ty đó trực thuộc Sự bất ổn này là kếtquả của sự thay đổi doanh số bán hàng của công ty, mà doanh số bán hàng lại phụthuộc vào nhiều yếu tố như: các khách hàng, loại hàng hoá, chất lượng hay cáchthức sản xuất hàng hoá…Rủi ro kinh doanh thường được tính bằng mức độ biến
Trang 30động của thu nhập phát sinh từ hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Rủi ro kinh doanh = Độ lệch chuẩn của thu nhập hoạt độngThu nhập hoạt động bình quân
Bên cạnh việc tính mức độ rủi ro kinh doanh chung, chúng ta cũng cần xemxét hai yếu tố có ảnh hưởng đặc biệt quan trọng tới sự biến động thu nhập hoạtđộng của công ty, đó là sự biến động doanh số bán hàng và đòn bẩy hoạt động.
+ Rủi ro tài chính: là sự biến động về lợi nhuận của các cổ đông khi DN
vay nợ Để xác định rủi ro tài chính, các nhà phân tích thường sử dụng hai loại hệsố Loại thứ nhất là các hệ số trên bảng cân đối kế toán, những hệ số này cho biếttỷ lệ vốn nợ so với vốn cổ phần, nợ dài hạn so với tổng vốn, và loại thứ hai lànhóm các hệ số về các dòng thu nhập hoặc dòng tiền sẵn có để thanh toán các chiphí tài chính cố định Việc tính toán và phân tích các hệ số này sẽ đem lại mộtđánh giá khái quát về hai vấn đề cơ bản: khả năng thanh toán nợ ngắn hạn, cơ cấuvốn và khả năng thanh toán nợ dài hạn.
- Phân tích hoạt động và khả năng tăng trưởng của công ty: Việc phân tích
tiềm năng tăng trưởng của một DN có ý nghĩa quan trọng đối với cả người chovay lẫn chủ sở hữu của DN đó Đối tượng của việc phân tích khả năng tăng trưởnglâu dài là các hệ số, các hệ số này sẽ cho chúng ta biết một DN sẽ tăng tr ưởng vớitốc độ nhanh như thế nào Giống như bất kỳ một chủ thể kinh tế nào trong nềnkinh tế nói chung, sự tăng trưởng của một DN phụ thuộc vào: giá trị những nguồnlực được giữ lại và tái đầu tư vào DN, và tỷ lệ lợi nhuận thu được từ các nguồn lựcđược giữ lại DN tái đầu tư càng nhiều thì tiềm năng tăng trưởng càng lớn, mặtkhác, với một mức tái đầu tư nhất định, DN sẽ tăng trưởng nhanh hơn nếu mứcsinh lời từ tái đầu tư cao hơn Căn cứ vào những cơ hội đầu tư mà DN có được,hội đồng quản trị sẽ quyết định tỷ lệ thu nhập giữ lại là bao nhiêu Về mặt lýthuyết, chứng nào mà mức sinh lời ước tính đạt được còn vượt quá chi phí vốn của
Trang 31DN thì DN vẫn nên giữ lại và tái đầu tư một phần thu nhập.
1.3.3 Một số phương pháp ĐTCK thông dụng theo PTCB
1.3.3.1 Phương pháp đầu tư theo Warren Buffett
Warren Buffett - Người được coi là NĐT tài chính thành công nhất thế giớitừ trước cho tới nay Ông nổi tiếng bởi sự thành công dựa trên thuyết “đầu tư giátrị” Ông đã đặt ra các nguyên tắc và nghiêm chỉnh thực hiện theo các nguyên tắc,đó là: đầu tư vào công ty chứ không đầu tư vào cổ phiếu (tờ giấy); đầu tư theo giá
trị thực; và chọn thời điểm mua và bán
- Đầu tư vào công ty chứ không đầu tư vào cổ phiếu: Warren Buffett quan
niệm rằng cổ phiếu chỉ là tờ giấy chứng nhận quyền sở hữu của cổ đông đối vớicông ty đó Ông không đầu tư vào cổ phiếu, mà đầu tư vào công ty, thực chất đâylà quan điểm phản ánh ông hoàn toàn không quan tâm đến việc mua đi bán lại cổphiếu trong thời gian ngắn (thực hiện chiến lược đầu tư dài hạn), thay vào đó, ôngáp dụng chiến lược “buy and hold” - mua và giữ - nghĩa là ông sẽ giữ cổ phiếutrong thời gian dài, rất dài và đôi khi giữ luôn nếu đó là những công ty ông xácđịnh vẫn còn ưu thế để tăng trưởng hoặc độc quyền
- Đầu tư theo giá trị đích thực: Những câu hỏi Warren Buffett đặt ra trước
khi quyết định chọn công ty để đầu tư: Công ty có phát triển tốt không, có lợi thếcạnh tranh không? (Warren Buffett chỉ muốn mua cổ phiếu của công ty có lợi thếcạnh tranh cao; hoặc là công ty dẫn đầu thị trường của ngành kinh doanh chínhcủa nó; hoặc là có thương hiệu được khách hàng đánh giá cao Ông không muốnđầu tư vào những công ty không có lợi thế cạnh tranh và chỉ có thể cạnh tranhbằng cách giảm giá bán Ông còn xét xem công ty mà ông sắp đầu tư có nguy cơbị công ty lớn mạnh khác nhảy vào cạnh tranh hay không Ông là người sáng chếra từ “economic moat” ngụ ý công ty đó có lợi thế cạnh tranh và tạo ra “hàng rào”
Trang 32ngăn cản sự cạnh tranh của các công ty khác); Công ty đó có mô hình kinh doanhđơn giản không? (Warren Buffett chỉ đầu tư vào các công ty có mô hình đơn giản,dễ hiểu, không quá phức tạp Ông chỉ đầu tư vào những ngành mà ông biết rất rõ.Thậm chí ông còn có ý tưởng : “Hàng ngày ông hay dùng đồ dùng (vật phẩm) gì,
thì ông sẽ mua cổ phiếu của công ty sản xuất ra đồ dùng (vật phẩm) đó); Lợi
nhuận công ty tốt, tăng trưởng ổn định không? (Tốc độ tăng trưởng hàng năm củacông ty); Tỷ số nợ trên vốn có thấp không? Tỷ số lợi nhuận trên nợ có cao không?Giả sử lợi nhuận không đạt được mức kỳ vọng, công ty có khả năng trả đượcnhững món nợ đến hạn không? Tỷ lệ hàng tồn kho có cao không? (Warren Buffettthường rất “dị ứng” với các công ty có hệ số hàng tồn kho cao Ông luôn sợ cácrủi ro mang lại từ hàng tồn kho); Tỷ lệ lợi nhuận trên vốn đầu tư có tốt không?(Đây là một trong những chỉ số mà Buffett đặc biệt quan tâm Ông chỉ đầu tư vàonhững công ty tạo ra mức lợi nhuận tốt ); Chi phí vận hành của công ty có ở mứcchấp nhận được hay không? Dòng tiền mặt để đầu tư có đủ lớn để tạo ra lợi nhuậnvà sự tăng trưởng? Công ty có giữ lại lợi nhuận để tái đầu tư hay không? WarrenBuffett rất muốn công ty giữ lại phần lớn lợi nhuận và không chia cổ tức để táiđầu tư phát triển kinh doanh – Quy luật lãi mẹ đẻ lãi con ); Ban lãnh đạo có giỏi,có tầm nhìn, có bề dày thành tích về quản lý kinh doanh, có đạo đức không?(Buffett chỉ đầu tư vào những công ty mà ông tin rằng ban lãnh đạo có năng lực).
- Thời điểm mua của Warren Buffett: Ông không bao giờ vội vã mua những
cổ phiếu có biên độ an toàn không rõ ràng Thường thì ông sẽ đợi khi thị trườngvào giai đoạn điều chỉnh hoặc khi thị trường đang thời kỳ giảm giá mạnh Khi đóông sẽ mua được cổ phiếu của công ty với giá thấp hơn giá trị nội tại của nó.Phương pháp đầu tư đơn giản này đã giúp ông thành công lớn và trở thành mộttrong những người có tài sản lớn nhất thế giới Nó cũng giúp ông thoát được tổn
Trang 33thất trong những giai đoạn mà hầu hết mọi người đều bị thiệt hại, ví dụ như giaiđoạn cổ phiếu các công ty Internet bùng nổ và sụp đổ Tuy vậy, ông bị một sốngười phê bình là quá thận trọng và vì thế đã bỏ qua những cơ hội lớn.
- Thời điểm bán của Warren Buffett: Ông thường có câu “ Bán khi cảm
nhận thấy chẳng có gì đáng để mua” Thực ra bản chất câu này phản ánh WarrenBuffett sẽ bán các cổ phiếu của mình khi nó bị định giá quá cao so với “giá trị đíchthực” mà ông đã tính
1.3.3.2 Phương pháp đầu tư theo Benjamin Graham
Benjamin Graham là một NĐT thành công, được xem như “ông thầy củaWall Street” và cũng là người đi đầu trong chiến lược đầu tư theo giá trị WarrenBuffett coi Benjamin Graham là người thầy vĩ đại Ba chỉ tiêu chính của BenjaminGraham: Chỉ tiêu lợi nhuận; Doanh thu; Chỉ tiêu lợi nhuận/Doanh thu.
- Chỉ tiêu lợi nhuận: Thu nhập ròng hay lợi nhuận sau thuế có thể được xem
xét bằng tổng lợi nhuận hoặc lợi nhuận tính trên một cổ phiếu (EPS) Một công tycó sự gia tăng về tốc độ tăng trưởng thu nhập khi tốc độ tăng trưởng thu nhập củaquý sau cao hơn quý trước Một công ty tốt có tốc độ gia tăng về tăng trưởng thunhập cao hơn so với 3 hay 4 quý trước liền kề Tăng trưởng của chỉ số thu nhập ítnhất là 25% so với cùng quý của năm trước EPS hàng năm của cổ phiếu tốt ítnhất phải tăng trưởng 25% so với 3 năm trước đó Theo cách nghĩ thông thườngthì nên chọn mua những cổ phiếu có chỉ số P/E thấp và ông cho rằng những cổphiếu có chỉ số P/E cao là đắt và không nên mua.
Tổng hợp một số tiêu chí chọn lựa CP căn cứ vào chỉ tiêu lợi nhuân baogồm : Dựa vào thực hiện thu nhập quan trọng hơn thu nhập dự kiến; Lựa chọn
những công ty có tốc độ tăng trưởng thu nhập ít nhất 25% ở quý gần nhất; Lựachọn công ty có sự gia tăng về tốc độ tăng trưởng thu nhập ở 3 hay 4 quý gần
Trang 34nhất; Lựa chọn công ty có thu nhập hàng năm tăng trưởng ít nhất 25% so với mỗinăm của 3 năm trước
- Chỉ tiêu doanh thu: Lượng hàng bán là chỉ tiêu quan trọng nhất để đo
lường một công ty có sức mạnh hay không và là nhân tố chính của tăng trưởng.Khi chọn lựa cổ phiếu tốt hãy tìm công ty có tốc độ bán hàng mạnh để làm tiền đềcho tăng trưởng thu nhập Một số biểu hiện có thể xem xét khi một công ty giatăng lượng hàng bán như nhiều khách hàng hơn, khách hàng tăng lượng mua, côngty giới thiệu sản phẩm mới hoặc thâm nhập vào thị trường mới, công ty cải thiệnsản phẩm cũ Tiêu chí để xác định công ty có tăng trưởng bán hàng tốt nếu 3 quýgần nhất có sự tăng lượng hàng bán lớn hơn hoặc bằng 25% so với quý gần nhấttrước đó Cần xem xét kỹ chỉ tiêu doanh thu vì đôi khi lượng hàng bán vẫn ẩnchứa những vấn đề như công ty có thể quá phụ thuộc vào một số khách hàng, phụthuộc quá nhiều vào một số mặt hàng hay quá phụ thuộc vào thị trường xuất khẩu.Cũng cần lưu ý đến việc công ty thêm vào lượng hàng bán được mà thực tế nóchưa xảy ra, hay các đơn đặt hàng mà không được chuyển đi hay chưa thu đượctiền bán đã được hạch toán làm gia tăng lượng hàng bán.
- Chỉ tiêu Lợi nhuận/Doanh thu: Lợi nhuận đánh giá tỷ lệ chuyển doanh thu
thành thu nhập Trên quan điểm của NĐT, nên tìm những công ty có sự tăng về tỷlệ lợi nhuận/doanh thu Con số này càng lớn thì công ty có sự tốt lên về quản lý vàcó sự tốt lên trong các hoạt động Lợi nhuận có thể là đầu mối chủ yếu tìm cổphiếu để mua và nên so sánh chỉ số này giữa các công ty có ngành nghề tươngđồng Tiêu chí để xác định cho chỉ tiêu này là lợi nhuận trước thuế ít nhất đạt 18%doanh thu Yêu cầu lợi nhuận sau thuế luôn đạt 10% trở lên Tuy nhiên, cũng cầnphải xét cả những chỉ tiêu cơ bản khác như tăng truởng thu nhập Mức tăng về lợinhuận sẽ ít đi nếu doanh thu giảm, ngoại trừ có sự thay đổi về chiến lược của công
Trang 35ty (giả sử như khi cắt giảm những dây chuyền sản xuất không hiệu quả).
1.3.3.3 Phương pháp đầu tư theo William J.O’Neil (CANSLIM)
William J.O’Neil là một hình mẫu NĐT chứng khoán thành công tại Mỹ.Trước đó, ông làm nghề kế toán và rồi với những công thức đầu tư của riêngmình, ông đã trở thành một nhà “phù thuỷ chân chính” tại Wall Street khi thu vềhàng triệu USD lợi nhuận mỗi năm từ TTCK.
Bảy tiêu chuẩn ( CANSLIM ):
- C: Current Quaterly Earnings Per Share (lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu củaquý gần nhất) William nhận định rằng, hầu hết các cổ phiếu tốt đều có sự gia tăng
lợi nhuận so với cùng quý năm trước đó và tỷ lệ tăng càng cao thì chứng tỏ cổphiếu càng có nhiều triển vọng Theo ông, các NĐT trước khi bỏ tiền ra mua cổphiếu cần xem xét tới sự gia tăng mạnh mẽ lợi nhuận của cổ phiếu đó, cụ thể làmức tăng trưởng của lãi ròng trên mỗi cổ phiếu trong 3 tháng gần nhất Nhưngphải tìm hiểu sự gia tăng lợi nhuận này ở đâu và như thế nào? William cho rằngNĐT có thể nghiên cứu các báo cáo tài chính có kiểm toán của công ty niêm yết,cùng với việc thăm dò các các kênh thông tin khác như báo chí, người quen Điều quan trọng là các NĐT cần coi trọng độ tin cậy và tính đồng nhất của thôngtin, chẳng hạn có thể có điều gì đó không đúng, nếu doanh thu của công ty tăng
20%, trong khi lãi ròng chỉ tăng 5%.
- A: Annual Earnings Increases (sự gia tăng lợi nhuận hàng năm) Theo
ONeil, cổ phiếu tốt là cổ phiếu có mức gia tăng lợi nhuận đều đặn trong vòng 5năm trước đó Các NĐT cần đặc biệt lưu ý tới các cổ phiếu có mức gia tăng lợinhuận hàng năm ổn định và đạt trên 25%, tuy nhiên nên chú ý tới chu kỳ kinhdoanh của từng ngành, từng công ty Theo ONeil, tiêu chí này có thể giúp bạn loại
bỏ khoảng 80% các cổ phiếu tồi Để có được sự chính xác về mức gia tăng lợi
Trang 36nhuận, NĐT cần nghiên cứu tất cả các thông tin liên quan đến công ty mà họmuốn đầu tư Các thông tin này bao gồm lịch sử và đặc điểm của công ty, tìnhhình tài chính, các chi tiết của đợt phát hành cổ phiếu và tổ chức bảo lãnh pháthành cổ phiếu NĐT có thể tìm các thông tin này trong Bản thông cáo phát hành,trong Báo cáo tài chính của công ty hoặc từ các công ty dịch vụ tư vấn đầu tư Cácquyết định đầu tư chỉ nên đưa ra khi bạn đã có đủ cơ sở thông tin về cổ phiếu cũngnhư về mức tăng trưởng lãi ròng hàng năm.
- N: New Products, New Management, New Highs (sản phẩm mới, sự quảnlý mới, giá cổ phiếu đạt mức giá cao mới) Những nghiên cứu của William chỉ ra
rằng giá cổ phiếu tăng sẽ bắt nguồn từ một số nhân tố nội tại nào đó Những nhântố này thường là sản phẩm mới của công ty, ban giám đốc mới, phương thức quảnlý mới hay mức giá trần mới của cổ phiếu trên TTCK Do vậy, sẽ không bao giờthừa nếu các NĐT quan tâm đến những nhân tố nội tại này Nếu xét thấy nhữngnhân tố này có sự ổn định, không có biểu hiện đột biến theo chiều hướng xấu, thìđó sẽ là một cổ phiếu có nhiều triển vọng tăng trưởng trên TTCK
- S: Supply and Demand (tình hình cung và cầu) Trong kinh doanh, quy
luật cung cầu luôn có ảnh hưởng rất lớn đến giá thành sản phẩm, và ĐTCK cũngkhông phải là một ngoại lệ Giá cổ phiếu cũng chịu tác động từ quy luật cung cầu.William cho rằng cổ phiếu của các công ty đại chúng, có quy mô lớn, sản phẩmchất lượng không phải lúc nào cũng đáng để mua, bởi lượng cầu của những cổphiếu này khá lớn, trong khi nguồn cung lại ít nên giá thường bị đẩy lên cao giảtạo, không phản ánh đúng giá trị thực tế của cổ phiếu cũng như rất khó sinh lợinhuận lớn Chính những cổ phiếu có số lượng lưu hành thấp trên thị trường mới cónhiều triển vọng và có khả năng tăng giá hơn so với các cổ phiếu có số lượng lưuhành lớn Từ đó suy ra, cổ phiếu được các nhà quản trị hàng đầu nắm giữ với tỷ lệ
Trang 37lớn thường là những cổ phiếu có độ an toàn cao William đặc biệt lưu ý tới các cổphiếu được công ty mua lại và cổ phiếu của các công ty có tỷ lệ nợ dài hạn trênvốn tự có vừa phải, bởi theo ông thì tỷ lệ này càng cao bao nhiêu công ty sẽ càngphải đương đầu với áp lực trả lãi trong tương lai nhiều bấy nhiêu Các NĐT nên sosánh tỷ số này ở công ty mình dự định đầu tư với tỷ số nợ bình quân ở các công tytrong cùng ngành, đồng thời phân tích thêm khả năng thanh toán để có đánh giáxác thực hơn về mức độ nợ của công ty.
- L: Leader and Laggard (cổ phiếu dẫn đầu và cổ phiếu tụt hậu) Theo
O’Neil, NĐT trên thị trường chỉ nên mua 2 hay 3 cổ phiếu tốt nhất trong nhómnhững cổ phiếu đầu bảng hiện tại, còn lại nên dành tiền cho những cổ phiếu cókhả năng sinh lời trong tương lai Ðặc biệt, các NĐT cần tránh mua những cổphiếu có mức tăng trưởng cao nhưng không bền vững, chẳng hạn như cổ phiếulên giá theo trào lưu, theo sự kiện nổi bật… bởi vì các cổ phiếu này được đánh giálà những cổ phiếu tụt hậu, không sớm thì muộn cũng mất giá.
- I: Institutional Sponsorship (sự ủng hộ của các định chế tài chính và đầutư) Định chế tài chính đầu tư ở đây thường là các cơ quan chức năng, các cơ quan
chính phủ chuyên về tài chính đầu tư Các cơ quan này có thể nắm giữ một sốlượng cổ phiếu nhất định của các công ty nào đó, nhờ vậy mà công ty sẽ có sự ủnghộ và trợ giúp mạnh mẽ từ những cơ quan này, một điều kiện vô cùng thuận lợicho hoạt động kinh doanh, khiến giá cổ phiếu tăng mạnh Tuy nhiên, một số lượngquá lớn các định chế tài chính đầu tư nắm giữ cổ phiếu lại trở thành yếu tố bất lợi,vì điều đó đồng nghĩa với việc nguồn cung sẽ hạn chế bởi các cơ quan ít khi muốnbán từng phần cổ phiếu của mình, đẩy tính thanh khoản của cổ phiếu xuống thấp.
- M: Market Direction (định hướng thị trường) Cho dù bạn có hoàn toàn
chính xác khi nhận định về cả 6 tiêu chí kể trên, nhưng đến tiêu chí định hướng thị
Trang 38trường mà bạn mắc phải sai lầm thì sẽ có đến 5 trong số 7 cổ phiếu bạn mua sẽmất giá và khiến bạn thua lỗ Yếu tố thị trường là rất quan trọng bởi nó ảnh hưởngmạnh mẽ đến giá cổ phiếu Khi hàng loạt các cổ phiếu cùng ngành trên thị trườngbị mất giá, thì giá cổ phiếu của công ty mà bạn lựa chọn chắc chắn cũng sẽ sụtgiảm theo Ngược lại, nếu giá cổ phiếu của các công ty này tăng theo sự phát triểncủa thị trường thì cổ phiếu bạn mua vào cũng được “ăn theo” những chỉ số tíchcực đó Do đó, William nhấn mạnh đến tầm quan trọng của việc nghiên cứu cácđồ thị biến động giá chứng khoán theo ngày, theo tuần và theo tháng trước mỗiquyết định đầu tư cổ phiếu (Sự cần thiết phải dùng phân tích kỹ thuật)
1.3.3.4 Một số phương pháp đầu tư khác
- Phương pháp 1: Chỉ số P/E < Hệ số tăng thu nhập bình quân 3 năm Ba
năm liền có lãi liên tục Giá giao dịch hiện tại < Giá cao nhất 52 tuần.
- Phương pháp 2: Chỉ số P/E < ½ Tỷ lệ tăng trưởng lợi nhuận năm hiện tại,
Doanh thu, Thu nhập tăng dần đều.
- Phương pháp 3: Hệ số tăng trưởng doanh thu, lợi nhuận tăng gấp đôi hệ số
tăng giá chỉ số bình quân thị trường (VN Index, HASTC Index ) Hệ số nợ thấphơn so với hệ số nợ bình quân ngành Giá bắt đầu vào kỳ bullish.
- Phương pháp 4: Chỉ số P/E < Tỷ lệ tăng trưởng EPS (ước tính) Lợi nhuận
các quý tăng dần Doanh thu tăng dần.
- Phương pháp 5: Chỉ số P/E < Tỷ lệ tăng trưởng lợi nhuận năm hiện tại.
Chỉ số sức mạnh tương đối giá (RS) ở mức < 20 Tỷ lệ nợ/Tài sản < 50%.
- Phương pháp 6: Ba năm liền có lãi, Tăng trưởng lợi nhuận bình quân năm
>10% Ban lãnh đạo công ty chiếm giữ > 15% số cổ phiếu phát hành.
1.3.4 Mối quan hệ giữa PTCB và phân tích kỹ thuật trong ĐTCK
Nếu như PTCB tập trung vào xu hướng kinh tế nói chung, tình hình kinh
Trang 39doanh hiện tại của một ngành kinh doanh hoặc chất lượng cổ phiếu của một côngty cụ thể Ngược lại, phân tích kỹ thuật lại quan tâm đến việc dự báo ngắn hạn vềxu hướng thị trường và giá cả chứng khoán hơn là tập trung nghiên cứu một côngty nào đó Đối với một nhà phân tích kỹ thuật, quyết định mua hoặc bán chứngkhoán dựa trên hoạt động của thị trường và sự thay đổi xu hướng thị trường
Một số học giả cho rằng, PTCB nghiên cứu các nguyên nhân dẫn tới biếnđộng giá cổ phiếu trên thị trường để trả lời câu hỏi “tại sao xảy ra và xảy ra điều gìtrong giá cổ phiếu”, còn phân tích kỹ thuật nghiên cứu các hiệu ứng của nó để trảlời câu hỏi “khi nào thay đổi giá cổ phiếu sẽ bắt đầu và khi nào kết thúc” Nóicách khác, nhà phân tích kỹ thuật chỉ cần biết hiệu ứng là gì mà không cần quantâm tới nguyên nhân tại sao lại dẫn tới tình hình đó; còn nhà PTCB phải luôn cầnphải biết nguyên nhân tại sao Các nhà phân tích TTCK sử dụng đồng thời cả haiphương pháp PTCB và kỹ thuật để đưa ra quyết định đầu tư Họ dùng phươngpháp PTCB để xác định loại giao dịch nào nên thực hiện và dùng phương pháp kỹthuật để chọn thời điểm mua bán thích hợp nhất Đôi khi người ta nói rằng PTCBđược dùng để trả lời câu hỏi “Mua, bán cái gì”, và phân tích kỹ thuật được dùngđể trả lời câu hỏi “Khi nào nên mua, bán”.
Dưới góc độ đầu tư, việc kết hợp cả hai phương pháp PTCB và phân tích kỹthuật dường như có thể đem lại những kết quả phối hợp tốt nhất Điều đó đòi hỏithời gian, sự am hiểu và trình độ phân tích đáng kể của NĐT và đó là một côngviệc không thực sự dễ dàng.
Cả hai phương pháp phân tích này đều đóng vai trò thiết yếu trong ĐTCK,bởi vì nếu NĐT có khả năng xác định được các loại chứng khoán đang giao dịchkhông đúng với giá trị thực thông qua PTCB, đồng thời cũng có thể xác định đượcthời điểm thích hợp để mua hoặc bán thông qua phân tích kỹ thuật Có nghĩa rằng
Trang 40NĐT đã có trong tay công cụ phân tích kết hợp rất hiệu quả.
Với sự phổ biến của máy tính cá nhân và các phần mềm phân tích kỹ thuậtcũng như khả năng truy cập dữ liệu từ xa hiện nay, NĐT cá nhân có thể dễ dàngcó được các thông tin cần thiết về giá và khối lượng giao dịch để phục vụ mụcđích phân tích kỹ thuật cho riêng mình Tuy nhiên, số lượng NĐT sử dụng PTCBvẫn lớn hơn nhiều so với những người sử dụng phân tích kỹ thuật.
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNGPHÂN TÍCH CƠ BẢN TRONG ĐẦU TƯ CHỨNG
KHOÁN TẠI VIỆT NAM
2.1 Khái quát về TTCK Việt Nam
2.1.1 TTCK một số n ư ớc trên thế giới
2.1.1.1 TTCK Mỹ
TTCK Mỹ có lịch sử phát triển lâu dài và đã đạt đến trình độ cao về mọimặt, từ hệ thống luật chứng khoán đến hệ thống giao dịch chứng khoán và đặc biệtđã xây dựng được cơ quan quản lý nhà nước mạnh Chính vì vậy, mô hình TTCK