Bài viết này tập trung vào ba đặc điểm sau: Khủng hoảng an nình toàn cầu và sự bất cập của mô hình phát triển Ngay sau lễ mừng năm mới 2010, ngày 3/1, Mỹ và Anh đã phải ra quyết định đó
Trang 1Nghiên cứu Quốc tế số 2(81), 6/2010: 149-168
VE BA DAC DIEM CUA HE THONG QUOC TE TRONG HAI THAP NIEN DAU THE KY 21
Nguyễn Đình Luân"
Hệ thống quốc tế là tập hợp xác định các chủ thể quốc tế và quan
hệ giữa họ với nhau trong một môi trường chiến lược xác định bao hàm những xu thế chung đang chỉ phối hành vi và quan hệ của các chủ thể Hệ thống quốc tế trong hai thập niên đầu thế kỷ 21 có những đặc điểm riêng
mà chúng có tiền đề hình thành từ trước đó và có thể thay đổi cùng thời gian Bài viết này tập trung vào ba đặc điểm sau:
Khủng hoảng an nình toàn cầu và sự bất cập của mô hình phát triển
Ngay sau lễ mừng năm mới 2010, ngày 3/1, Mỹ và Anh đã phải ra quyết định đóng cửa sứ quán của họ ở Y-ê-men vì lo ngại khủng bố tấn công, một hành động thể hiện sự bất lực về bảo vệ an ninh trong thực tế Như vậy, không chỉ nước yếu mới bất lực, mà nước mạnh cũng có thể bất
lực và luận điểm kinh điển của chủ nghĩa hiện thực “k¿ mạnh làm những
gì mà họ có quyên lực để làm, và kẻ yếu chấp thuận những gì họ phải chấp thuận”! 5 đang khiến cho người ta nghi ngờ về tính chính xác của
nó Nỗi ám ảnh bị tấn công khủng bố vẫn đeo đuổi nước Mỹ suốt gần
mười năm qua kể từ sau vụ tấn công vào tòa tháp đôi ở New York ngày
*TS., Học viện Ngoại giao
né Paul R Viotti-Mark V.Kauppi, “Thucydides: Đối thoại Melos”, 1ý luận Quan hệ
Quốc rế, Học viện Quan hệ Quốc tế, Hà Nội 2001, tr.132
Trang 211/09/2001 Hai vụ khủng bố liên tiếp trên tàu điện ngầm ở thủ đô Mát-
xco-va vao cuéi tháng 3/2010 thêm một lần nữa chứng tỏ thách thức an ninh “phi truyền thống” đối với các cường quốc quân sự là vấn đề nan giải trong tương lai
Khủng bố đã có từ thời xa xưa, nhưng chỉ trở thành đại họa trên toàn thế giới từ đầu thế kỷ 21 Nó có nguyên nhân sâu xa từ những mâu
thuẫn chính trị - xã hội - tôn giáo được tích tụ qua nhiều thế kỷ và bùng phát rộng rãi trong không giản liên kết mạng toàn cầu được tạo dựng nhờ những thành tựu mới nhất của cuộc cách mạng tin học và truyền thông Khủng bố và chống khủng bố đã trở thành một vấn đề toàn cầu và đòi hỏi phải có cách tiếp cận mới về an ninh và sức mạnh quốc gia
Cho dù vẫn là siêu cường duy nhất với sức mạnh quân sự và tình
báo hiện đại, một mình Mỹ cũng vẫn không đủ khả năng tự bảo vệ để chống lại các thế lực khủng bố quốc tế vốn là những lực lượng phi nhà
nước, nhưng có thể tuyển mộ và huy động được những chiến binh trung
thành, sẵn sàng “đánh bom liều chết” gây thiệt hại rất lớn cho đối phương “Phi đối xứng” là một đặc trưng khá nỗi bật của quan niệm về
an ninh và sức mạnh quốc gia trong thế kỷ 21 Một lực lượng nhỏ phi nhà nước có thé tấn công khủng bố gây thiệt hại lớn cho cả những quốc gia
được coi là hùng mạnh cả về chính trị, kinh tế, quân sự và văn hóa
Những “lỗ hỗng an ninh” quốc gia có thể xuất hiện bất ngờ ở mọi nơi, mọi lúc, khó đoán định
Với sức mạnh quân sự vượt trội, Mỹ và đồng mình nhanh chóng lật
đồ chế độ Taliban ở Áp-ga-ni-xtan (2001), thay đổi chế độ ở I-rắc (2003),
dù đã tiêu tốn khá nhiều sức người sức của trong những năm qua, hòa bình và ổn định vẫn chưa hiện diện ở hai quốc gia này Ngay sau khi
nhậm chức, chiến lược an ninh đối ngoại đầu tiên được Tổng thống Mỹ
Obama công bố là chiến lược chống khủng bố ở Áp-ga-ni-xtan và Pa-ki-
Trang 3Nghiên cứu Quốc tế số 2(81)
xtan nhằm liên kết không gian, mở rộng dư địa cho cuộc chiến chống khủng bố và tăng thêm 30.000 quân ở Áp-ga-ni-xtan, song kết quả có thé
dự báo trước là không mấy khả quan vì về thực chất Mỹ vẫn sử dụng
“liều thuốc cũ” để giải quyết một vấn đề hoàn toàn mới chưa có tiền lệ trong lịch sử - thách thức “an ninh phi đối xứng, phi truyén thống”
Nội hàm của khái niệm “an ninh phi truyền thống” ngày càng được
mở rộng, bao quát những lĩnh vực then chốt quyết định cuộc sống hàng ngày của con người Đó là vấn đề an toàn bầu không khí để thở, bảo đảm
đồ ăn, nước uống và sức khỏe v.v Để đối phó với khủng hoảng lương thực, nhiều nước giàu đã nhanh chóng đầu tư, thuê và mua đất ở nước ngoài để trồng cây lương thực Trong khi đó thì một số nước đang phát
triển lại công nghiệp hóa “bằng mọi giá”, chỉ thấy cái lợi cục bộ trước
mắt mà không tính tới kế an sinh lâu bền cho dân chúng, giống nòi Thất bại tại Hội nghị Thượng đỉnh về trái đất tại Copenhagen cuối năm ngoái lại thêm một minh chứng nữa cho thấy sự bất lực và đây là hội chứng
“bất lực tập thể”, bất lực của số đông, cho dù hiểm họa do sự thay đôi khí hậu gây ra thì đã nhãn tiền Đã xuất hiện những dịch bệnh khó dự báo
như kiểu cúm A HINI, có nguy cơ lan tràn, đe dọa tính mạng cua hàng
triệu người Thảm họa tự nhiên liên tiếp xây ra ở nhiều nơi, gây nhiều
thiệt hại khủng khiếp như ở Ha-i-ti và Chi-lê Sự tồn vong và phát triển
của các dân tộc cũng như an ninh con người đứng trước những thách thức
lớn trong thập niên đầu thế kỷ 21
Đã mấy năm trôi qua, nhưng vẫn chưa thấy có dấu hiệu khả quan
về giải pháp hòa bình lâu dài cho vấn đề hạt nhân của Triều Tiên và
I-ran Ngày 2 /1 năm nay, Bộ trưởng Ngoại giao I-ran đã ra “tối hậu thư” cho phương Tây trong tháng này nếu không đáp ứng được yêu cầu của
I-ran thì nước này sẽ tự làm giàu nhiên liệu hạt nhân Tiếp theo, ngày 8/2,
Giám đốc Cơ quan năng lượng nguyên tử I-ran Ali Akbar Salehi đã tuyên
Trang 4bố I-ran bắt đầu tiến hành làm giàu Uranium với độ tỉnh khiết 20% từ 9/2
và xây thêm 10 địa điểm làm giàu Uranium mới trong năm 2010 Tuyên
bố này đã đây Mỹ và phương Tây vàq mức “báo động” cao Khẩu chiến giữa I-ran với Mỹ theo kiểu “chuột vờn mèo” đã quá kéo dài và đã có lúc
có nguy cơ bùng phát thành chiến tranh Chính Tổng thống Obama cũng
đã từng bật đèn xanh cho Ix-ra-en tấn công lI-ran I-ran đã tiến hành tập trận lớn để đối phó với khả năng bị tấn công quân sự từ bên ngoài vào tháng 4/2010 Mỹ đang tranh thủ sự hậu thuẫn của Nga và Trung Quốc
để thực hiện sự trừng phạt mạnh hơn đối với I-ran Vấn đề hạt nhân ở bán đảo Triều Tiên vẫn còn bỏ ngỏ Triều Tiên chưa quay trở lại bàn đàm phán và phê phán chính sách mới về hạt nhân của Mỹ được công bố ngày 6/4 là vẫn giữ thái độ “thù địch” với nước này, và vì vậy, Triều Tiên vẫn phải tiếp tục tăng cường và củng cố các loại vũ khí nguyên tử để bảo vệ
đất nước
Từ khi lên nắm quyền, Tổng thống Obama đã có những bước đi cụ thể thể hiện sự điều chỉnh quan trọng trong chiến lược an nỉnh - đối ngoại
của chính quyền Obama, phù hợp với xu thế hòa bình, hợp tác và phát triển Tuy nhiên, “tiêu chuẩn kép” trong, chính sách hạt nhân của Mỹ đã từng được thực hiện dưới thời chính quyền G W Bush trong quan hệ với
Ấn Độ và sự tiếp tục cạnh tranh chiến lược giữa các cường quốc, đặc biệt
là giữa Mỹ, Trung Quốc và Nga với nhau vẫn là cản trở lớn trên con
đường dẫn tới một thế giới an toàn thực sự Hiện nay trên thế giới có 9 nước sở hữu vũ khí hạt nhân, dự báo cho rằng trong thời gian tới con số này sẽ lên đến 25 nước và thế giới sẽ mắt an toan hon.!!” Trong thời kỳ chiến tranh Lạnh, tình thế cạnh tranh hạt nhân giữa Mỹ và Liên Xô tương đối rõ ràng và có thể quản lý được khủng hoảng trong giới hạn trò chơi
"” Xem “A World with 25 Nuclear Powers Would Be Highly Dangerous”, Spiegel- Online, ngay 13/4/2010
Trang 5Nghiên cứu Quốc tế số 2(81)
“tổng số bằng không” (zero sum game) và như vậy, về một phương diện,
thế giới an toàn hơn Sau khi Liên Xô tan rã, nguy cơ phổ biến vũ khí hạt
nhân gia tăng và nếu các thế lực khủng bố quốc tế tiếp cận được với vũ khí hạt nhân thì hiểm họa toàn cầu sẽ khó lường
Trong thập niên qua, nhiều nước trên thế giới, đặc biệt là các nước
lớn tiếp tục tăng cường chạy đua vũ trang khiến cho ngân sách quốc
phòng gia tăng Theo số liệu của Viện Nghiên cứu Hòa bình Stockholm (Thụy Điển) công bố năm 2009, chỉ phí quốc phòng toàn thế giới năm
2008 là khoảng 1.464 tỉ USD, tăng 4% so với năm 2007 va tang 45% so
với 10 năm trước (kể từ 1999), chiếm 2,4 GDP thế giới và tính bình quân đầu người là 217 USD Riêng Mỹ chiếm 41,5%, Trung Quốc đứng thứ
hai với 5,8%, Anh 4,5%, Pháp 4,5%, Nga 4%.!!8 Trong thập niên này,
chiều hướng gia tăng ngân sách quốc phòng và cạnh tranh sức mạnh quân
sự trên thế giới sẽ không thuyên giảm Bối cảnh quốc tế thì mới, nhưng
“trò chơi quyền lực” giữa các cường quốc thì vẫn chẳng khác xưa là may
Tir sau Thé chién thir hai dén nay, các nước lớn tránh đối đầu trực tiếp,
nhưng chiến tranh lại được họ “chuyển vào tay nước nhỏ” Sau khủng hoảng năm 2009 cùng sự chuyên dịch cơ cấu quyền lực do sự nổi lên
mạnh mẽ của Trung Quốc, cả thế giới đang “nín thở” chờ đợi những kịch
bản sẽ xảy ra trong thời gian tới, trong đó không loại trừ nguy cơ chiến tranh
Về vấn đề phát triển, năm 1991, Liên Xô tan rã, Chủ nghĩa xã hội lâm vào khủng hoảng Kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế trở
thành trào lưu phổ quát Năm 1992, F Fukuyama đã trình làng tác phẩm
“Sự kết thúc của lịch sử và người cuối cùng” khăng định sự tan rã của
8 Xem: http://webcache.googleusercontent.com/search?q=cache:hrP8cl3 L348J: www.globalissues.org/article/75/world-military
spending+www.US+defend+spending+2009.com&cd=3 &hl=vi&ct=clnk&gl=vn
Trang 6Liên Xô đã đặt dấu chấm hết cho chủ nghĩa xã hội và nền dân chủ tự do phương Tây, là chân lý cuối cùng của lịch sử, là mô hình phát triển tiên
tiễn và có hiệu quả nhất của nhân loại Thế nhưng thực tế khắc nghiệt của
khủng hoảng tài chính 1997-1998 bắt nguồn từ Thái Lan và khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008-2009 khởi đầu từ Mỹ, lại đã đặt mô hình phát triển kinh tế thị trường tự do thành vấn đề Cả chủ nghĩa tự do cũ và mới đều lâm vào bất cập Các nhà nước đều phải mạnh tay can thiệp vào nền kinh tế Các gói cứu trợ lớn nhỏ được tung ra Tuy vậy, những khó khăn, trở ngại cho phát triển bền vững vẫn còn ở phía trước Theo dự báo của Paul Krugman, nhà kinh tế Mỹ đạt giải Nobel năm 2008, xác suất tái khủng hoảng vào nửa cuối năm 2010 ở Mỹ là khoảng 30 - 40%, một con
số không nhỏ
Trong thời gian khủng hoảng tài chính toàn cầu vừa rồi, bộ “Tư bản” của C Mác lại được nhắc tới và trích dẫn nhiều hơn, đặc biệt là nhận định của ông về động lực lợi nhuận Khi lợi nhuận có thẻ đạt được
300% thì dù có khả năng bị cắt cô, các nhà tư bản vẫn không chùn tay
Cả ngân hàng và nhà đầu tư đều chạy theo lợi nhuận tối đa bằng mọi giá
là nguyên nhân của cuộc khủng hoảng tài chính ở Mỹ Vấn đề đặt ra là tại sao chính phủ Mỹ lại không ra tay sớm hơn để ngăn chặn, phòng ngừa, hay là họ cố ý để xây ra kịch bản như vậy như tác giả của cuốn
“Chiến tranh tiền tệ” đã dự báo? Có học giả Mỹ đã chỉ ra nguyên nhân của khủng hoảng là “văn hóa đồng lõa”, déng loa giữa chính giới với doanh nhân
Về vấn đề đân chủ, vẫn nan Abu Ghraib cùng vấn đề Guantanamo
đã “lật ngược” những nguyên tắc nền tảng của nền dân chủ tự do kiểu
Mỹ Đó là chưa nói tới hàng trăm đại gia tìm cách trốn thuế nhà nước ở
Đức bị tình báo đối ngoại phanh phui năm 2008 Tại “Diễn đàn Kinh tế thế giới” ở Davos (Thụy Sỹ) đầu năm 2010, chủ đề “đạo đức kinh doanh”
Trang 7Nghiên cứu Quốc tế số 2(81)
được đưa ra bàn thảo Như vậy, cả về hai phương diện chính trị và kinh
tế, các nguyên tắc dân chủ tự do vẫn chưa thể bảo đảm được nền đạo đức
xã hội Còn ở các nước đang phát triển đang chuyển đổi kinh tế theo
hướng thị trường và hội nhập quốc tế, đù có đạt được tốc độ tăng trưởng
kinh tế cao, nhưng vấn nạn tham nhũng và sự gia tăng phân hóa giàu
nghèo vẫn tiếp tục là những thách đồ chồng chat
Quá trình chuyển đổi ở các nước Trung - Đông Âu sau chiến tranh Lạnh cũng không mấy suôn sẻ mặc dù họ đã nhanh chóng gia nhập câu lạc bộ tự do phương Tây Hung-ga-ri là một ví dụ Gia nhập NATO năm
1999 và được kết nạp vào EU năm 2004, Hung-ga-ri vốn là nơi khởi phát
của những tư tưởng và phong trào tự do thời kỳ chiến tranh Lạnh, là quê
hương của nhiều đanh nhân được giải thưởng Nobel, về lý thuyết, có nhiều tiềm năng cho phát triển theo mô hình dân chủ phương Tây Thế
nhưng kết quả lại chưa được như nhiều người mong muốn Trong thập niên qua, tình hình chính trị không mấy ôn định do cạnh tranh quyền lực
giữa các đảng phái Chiến thắng của phe bảo thủ và lực lượng cực hữu
trong cuộc bầu cử vừa rồi thể hiện tâm trạng quá chán nản của đại đa số dân chúng đối với 8 năm cầm quyền của phe dân chủ - xã hội vừa qua
Thế mới biết để hình thành được một nền văn hóa chính trị vì phát triển quốc gia không phải dé dàng Mà chính trường đã không thực sự ổn định thì kinh tế - xã hội khó có đà tăng trưởng ôn định Do tác động của khủng
hoảng, năm 2009, GDP bị sụt giảm khoảng 6% Đó là chưa nói tới những vấn đề xã hội nan giải trong đó có vấn đề sức khỏe cộng đồng, cần hai thập niên nữa thì nước này mới rút ngắn được khoảng cách đứng sau các nước OECD
Trong thập niên đầu ở không gian hậu Xô-viết đã diễn ra một số
cuộc “cách mạng màu” như “cách mạng hoa hồng” ở Gru-di-a (năm
2003), “cách mạng da cam” ở U-crai-na (năm 2004), “cách mạng màu
Trang 8hoa Tuy-líp” ở Cư-rơ-gư-xtan (năm 2005) và cuộc “cách mạng màu Jeans” 6 Bé-la-rit (năm 2006) với những kịch bản khá giống nhau theo chiều hướng “thoát Nga, nhập Mỹ”, nhưng kết cục thì không như mong đợi Nền kinh tế ở những nước này vẫn trì trệ, còn xã hội thì mất ổn định, thậm chí còn lâm vào cảnh chiến tranh, chia cắt như trường hợp Gru-di-a
Dân chủ là khát vọng chính đáng của các dân tộc, tuy nhiên để biến mong ước xã hội thành hiện thực thì cần có các điều kiện cần và đủ mà
thiếu chúng thì sẽ rất đễ bị lâm vào “chính trị ảo tưởng” Dân chủ gồm cả
hệ giá trị, thiết chế chính trị và phương pháp lãnh đạo, quản lý xã hội và
một hạ tầng kinh tế tương xứng bảo đảm Không thể “nhập khẩu” và cũng không thê xây dựng dân chủ trong “một đêm” Có những lộ trình tiến hóa xã hội cần phải tuân thủ nghiêm ngặt
Sự phân cực và phân tầng kinh tế toàn cầu
Sự phân cực nền kinh tế thế giới thể hiện trước hết ở sự trỗi dậy của châu Á với hai động lực kinh tế lớn là Trung Quốc và Ấn Độ “Châu
Á trỗi đậy” là câu chuyện thời sự trên nhiều diễn đàn quốc tế và phương tiện truyền thông toàn cầu Trong giai đoạn 2000-2009, Trung Quốc dẫn
đầu thế giới về tốc độ tăng trưởng kinh tế từ 8,3-13%/năm Trung Quốc
là nước đứng vững và hưởng lợi nhiều nhất trong cuộc khủng hoảng lần này Tăng trưởng GDP năm 2009 đạt tới 8,7% và dự trữ ngoại tệ tới hơn 2.300 tỉ USD Trong thời gian khủng hoảng vừa rồi, Trung Quốc đã bỏ ra
khoảng 800 tỉ USD để mua các khoản nợ của Mỹ Về một phương diện,
có thể thấy đó là một biểu hiện sức mạnh kinh tế của Trunờ Quốc, nhưng
ở phương diện khác lại bộc lộ một sự phụ thuộc gây lo lắng bất an khi
đồng USD có thể mắt giá Tuy nhiên, khi Trung Quốc đã hành động như
vậy thì họ có thể đã cân nhắc về bài toán “được - mất” rồi Trong thập
niên tới, khả năng nhiều là đồng USD vẫn ngự trị trên ngai vàng tiền tệ
Trang 9Nghiên cứu Quốc tế số 2(81)
quốc tế Trước đây, mặc dù Anh đã thất thủ, nhưng đồng Bảng Anh vẫn
tiêp tục duy trì vai trò thêm vài chục năm nữa
Thực tiễn phát triển kinh tế mạnh mẽ của Trung Quốc trong hơn ba chục năm qua đã đặt định đề về sự song hành giữa phát triển kinh tế thị
trường với dân chủ tự do trước thách thức lý luận, đặc biệt là trong thập
niên này khi hệ thống kinh tế tư bản chủ nghĩa ngày càng bộc lộ rõ hơn những “lỗ hổng” cơ cấu Liệu mô hình tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc có trở thành hình mẫu cho tương lai? Một câu hỏi lớn cần nhiều thời gian để chuẩn bị Trước hết có thể dễ thấy rằng sự phát triển kinh tế
của Trung Quốc còn thiếu những yếu tố “bền vững”, nhất là trong việc chuyên đổi một cơ cấu xã hội hơn một tỉ người từ một nền kinh tế nông nghiệp sang kinh tế công nghiệp và hậu công nghiệp Đó là chưa nói tới những áp lực chính trị - xã hội cả từ hai phía bên trong và bên ngoài
Trong bối cảnh phát triển kinh tế tri thức và toàn cầu hóa hiện nay, có thê
rut ngắn được thời gian dé đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế cao hơn, nhưng khó có thể rút ngắn được thời gian hiện đại hóa nền văn hóa phổ quát và hiện đại hóa xã hội với tư cách là một hệ thống chỉnh thể Quá trình hiện đại hóa xã hội ở phương Tây kéo dài vài ba trắm năm Công cuộc Minh Trị duy tân ở Nhật Bản bắt đầu từ năm 1868 Vào những năm
80 của thế kỷ trước, dư luận quốc tế đã từng giật mình về câu chuyện
“Nhật Bản mua cả thế giới” Thế rồi chỉ sau đó tình thế đã đổi thay nhanh
chóng Hai thập niên qua, đất nước “Mặt trời mọc” này vẫn đang phải vật
lộn với đình trệ, suy thoái mà vẫn chưa thực sự thoát khỏi bóng “hoàng
hôn” Câu chuyện về sự trỗi dậy của Trung Quốc còn đang được viết tiếp
và vẫn chưa có hồi kết Với kịch bản tốt nhất thì vào năm 2020 Trung
Quốc cũng chưa thê vượt Mỹ được về GDP và càng không thể vượt được
về khoa học - công nghệ và sức nh quân sự
Nền kinh tế của Ấn Độ lớn thứ ba thế giới nếu tính theo sức mua tương đương (PPP) và thứ 10 trên thế” giới nếu tính theo tỷ giá hối đoái
Trang 10với USD Trong thập niên qua, GDP tăng trưởng nhanh, riêng từ 2003-
2007 đạt mức trung bình 9%/năm nhờ thay đổi chính sách kinh tế và quản lý vĩ mô với ưu tiên tư nhân hóa, thu hút đầu tư nước ngoài và áp dụng công nghệ cao Công ty Infosys kinh doanh dịch vụ IT với vốn đầu
tư ban đầu chỉ có 250 USD vào năm 1981 đã đạt được tổng giá trị 4 tỉ
USD năm 2008 Riêng trong lĩnh vực viễn thông, năm 1991 cả nước chỉ
có một công ty này độc quyên, thì hiện nay các công ty tư nhân chiếm tới 80% thị trường viễn thông và bảo đảm các dịch vụ có sức cạnh tranh với hiệu quả cao Hiện nay, Ấn Độ có 500 triệu đường truyền điện thoại và mỗi tháng bổ sung thêm từ 8 đến 10 triệu nữa.''? Sự phát triển mạng điện thoại di động tạo điều kiện thuận lợi về thông tin liên lạc cho các thành phố nhỏ và vùng nông thôn xa xôi Trong suốt thời kỳ khủng hoảng, các giải pháp cứu trợ của chính phủ đã giúp duy trì tăng trưởng kinh tế
Trong quí III năm 2009, Ấn Độ đã đạt mức tăng trưởng 7,9%, cao hơn
mức 6,7% của quí I Theo mang tin Business Line, trong thang 11/2009,
An Độ đã thu hút được 1,74 tỷ USD vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
(FDI), tăng 60% so với mức 1,08 tỷ USD cùng kỳ năm 2008 Trong bối
cảnh suy thoái kinh tế toàn cầu, đây là tháng thứ hai liên tiếp FDI đạt
mức tăng tích cực Tháng 10/2009 chứng kiến mức tăng 56%, đạt 2,33 tỷ USD Báo cáo đầu tư thế giới đã xếp Án Độ cùng Trung Quốc, Mỹ, Bra-
xin và Nga là nhóm 5 nước có triển vọng thu hút FDI mạnh nhất trong giai đoạn năm 2009-201 1.!29
Một sự phân cực kinh tế khác là sự hình thành nhóm BRIC (Bra-
xin, Nga, Ấn Độ và Trung Quốc) - những nên kinh tế đang nổi lên ở châu
Á, châu Âu và châu Mỹ Trong cuộc họp Thượng đỉnh đầu tiên được tổ
!!? Rahul Mukherji “A Tiger Despite the Chains: The State of Reform in India”, Current History, April 2010, pp.144-145
120 http://www.atpvietnam.com/vn/quocte/44877/index.aspx