1. Trang chủ
  2. » Tài Chính - Ngân Hàng

Quan hệ nhật ấn trong cạnh tranh ảnh hưởng tại khu vực đông nam á hai thập niên đầu thế kỷ 21

30 196 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 30
Dung lượng 2,03 MB

Nội dung

Trang 1

QUAN HỆ NHẬT - ÁN TRONG CẠNH TRANH ANH HUONG TAI KHU VỤC ĐÔNG NAM Á

HAI THẬP NIÊN ĐÀU THÉ KỶ 21

Ths Ngô Phương Anh `

Tóm tắt

Trong những năm đầu thể kỷ 21, với những chuyển biến tích cực

trong đời sống an ninh chính trị cùng sự phát triển kinh tẾ nhảy vọt của

nhiều nước thành viên, Đơng Á nói chung và Đông Nam A (PNA) noi

riêng đã trở thành nơi đan xen lợi ích và quan hệ phức tạp giữa các nước lớn như Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Nga, Liên minh Châu Âu (EU) và quan hệ của các nước này với các nước ASEAN Nhật Bản, mặc di gan đây liên tiếp hứng chịu nhiều rủi ro, như bị Tì rung Quốc chiếm vị trí nên kinh tế lớn thứ hai thế giới, chịu thiệt hại và ảnh hưởng nang né từ thảm họa kép động đất - sóng thân và sự cố hạt nhân, song với những nỗ lực đã đạt được trong chiến lược “Huong vé châu A” thoi gian qua, vai tro cung vi tri nước này van được đánh giá rất cao tại khu vực ĐNA Chính sách “Hướng Đông” đang đẩy nhanh ảnh hưởng của Ấn Độ tại châu Á - Thái Bình Dương (CA-T, BD), trước hết là ĐNA Với sự bứt phá về thực lực kinh tế và quân sự, cùng mạng lưới quan hệ quốc tẾ được mở rộng và di vào chiều sâu, Ấn Độ xứng đáng trở thành một chủ thể có vai trị quan trọng trong khu vực Riêng đối với Việt Nam, chiến lược cạnh tranh ảnh hưởng của hai cường quốc lớn Nhật Bản và Ấn Độ tại khu vực,

Trang 2

r Ẩ a A a

Cac van dé Quoc tế

đù là gia tăng can dự để hợp tác hay là để kìm chế tầm ảnh hưởng lẫn

nhau, cũng đều tạo ra những tác động nhất định đến quá trình phát triển

đất nước

'Bài viết này chủ yếu tập trung phân tích mỗi quan hệ và những

cạnh tranh ảnh hưởng giữa hai nước lớn Nhật Bản và Ấn Độ tại khu vực

ĐNA trong hai thập niên đầu thế kỷ 21 và đề cập đến tác động của nó đối với Việt Nam

Khu vực Đông Nam Á gồm 11 quốc gia độc lập có chủ quyền là Bru-nây, Cam-pu-chia, Đông Timo, In-đô-nê-xi-a, Lào, Ma-lai-xi-a, Mi- an-ma, Phi-lip-pin, Thai Lan, Viét Nam va Xinh-ga-po, trong đó 10 nước

(trừ Đơng Timo) 1a thanh viên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam A -

ASEAN Với hệ thống cảng biển, eo biển và đường hàng hải thuận tiện

nhất từ Thái Bình Dương sang Ấn Độ Dương và Đại Tây Dương, Đông

Nam A (DNA) tré thành cầu nối giữa hai châu lục Âu - Á, giữa Tây Nam Á, Trung Cận Đông, Bắc Phi với Đông Bắc Á và Bắc Mỹ VỊ trí địa - chiến lược quan trọng cùng nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú

khiến ĐNA sớm trở thành địa bàn tranh giành ảnh hưởng của nhiều

cường quốc trên thể giới

Trong thập niên đầu thế kỷ 21, thế giới chứng kiến những sự kiện

Trang 3

và quân sự chiến lược mà trên cả ý nghĩa địa - kinh tế, địa - lịch sử, văn hóa đối với thế giới Đơng Á nói chung và ĐNA nói riêng đã trở thành nơi đan xen lợi ích và quan hệ phức tạp giữa các nước lớn như Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, An D6, Nga, Lién minh chau Au (EU) và quan hệ của các nước này với các nước ASEAN Giữa các chủ thể trên hình

thành các cặp quan hệ song phương, đa phương, vừa có chung lợi ích hợp

tác, vừa mâu thuẫn cạnh tranh, kiềm chế lẫn nhau ở thế không cân bằng

và biến động Chính sách của mỗi quốc gia và mối quan hệ giữa các nước là nhân tố chủ yếu quyết định cơ cầu lực lượng, sự hình thành và diễn biến cục điện hịa bình, én định, hợp tác kinh tế và an ninh trong khu vực, điển hình là mối quan hệ và những cạnh tranh ảnh hưởng giữa hai nước lớn Nhật Bản và Án Độ tại khu vực ĐNA trong hai thập niên đầu

thế kỷ 21

Mục tiêu và lợi ích của Nhật Bản, Ấn Độ tại khu vực Đông Nam Á

Nhật Bản và Ấn Độ ở những mức độ khác nhau đang hướng sự chú

ý vào ĐNA, một phần là để kiềm chế ảnh hưởng của nhau, nhưng chủ

yếu là để củng cố những đòi hỏi của họ về một vai trò to lớn hơn trong tương lai của khu vực Nếu Nhật Bản với nhiều đời thủ tướng đang quyết

tâm xây dựng chiến lược “Hướng về châu Á”, củng cố hợp tác Đơng Á,

trong đó đặc biệt chú trọng thúc đây quan hệ với các nước ASEAN, thì Ấn Độ lại cơng bố một “Chính sách Hướng Đông” nhằm mục tiêu thúc đây vị trí đang lên của nước này ở ĐNA cũng như hạn chế ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc trong khu vực

Mục tiêu và lợi ích đối với Nhật Bản

Trang 4

z A A Az xk

Cac van dé Quoc té môn khá cao trong khi đó giá nhân công rẻ hơn nhiều so với các vùng khác trên thế gidi Đồng thời, cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật đã làm

thay đổi một cách cơ bản các nền kinh tế lạc hậu và phụ thuộc 6 DNA, tir

chỗ lệ thuộc vào phương Tây chuyên sang tự nghiên cứu và phát triển

các kỹ thuật cơng nghệ thích ứng Với đặc trưng là nền kinh tế hướng ngoại, xuất nhập khẩu trở thành hai lá phối quan trọng của nền kinh tế

Nhật Bản Sự mở rộng cơ hội thương mại và đầu tư tại các nền kinh tế

mới chuyển đổi ở ĐNA đã và đang tạo ra nhiều cơ hội cho các doanh

nghiệp Nhật Bản Các nền kinh tế này giúp Nhật Bản đổi mới công nghệ, gia tăng xuất khẩu sản phẩm có hàm lượng chất xám cao bằng cách chuyên một bộ phận nhà máy có cơng nghệ vừa phải ra nước ngồi và đóng vai trị là nhà cung cấp linh kiện, dây chuyền sản xuất hiện đại cho việc lắp ráp, sản xuất hàng xuất khâu tại nước đó Trong bối cảnh gia tăng cạnh tranh kết hợp với xu thế liên kết khu vực, nhất là sự trỗi đậy của Trung Quốc như “một công xưởng thế giới”, thì sự bỗ sung giữa nên kinh tế Nhật Bản với các nền kinh tế còn lại của Đơng Á có ý nghĩa chiến lược với Nhật Bản Hơn nữa, sự khan hiếm về mặt nhiên liệu, năng lượng cũng là một bài tốn khó cho Nhật Bản, buộc nước này phải tăng cường hợp tác năng lượng với các quốc gia có tiềm năng về nguồn dự trữ tài

nguyên trong khu vực Chính vì vậy, chính sách “ngoại giao kinh 16”,

trong đó có “ngoại giao ODA” kết hợp với “ngoại giao văn hóa” là

hướng đi đang được người Nhật chú trọng, nhằm không chỉ duy trì, mà cịn gia tăng lợi ích chiến lược kinh tế, chính trị của Nhật Bản trên trường

quốc tế

Trang 5

Nhật Bản Hàng năm, nhiều hoạt động vận tải, buôn bán lớn trên thế giới

đã diễn ra trên tuyến đường biến này Ví dụ như eo biển Ma-lắc-ca mỗi

năm chứng kiến 1/3 các hoạt động thương mại và 1⁄4 nguồn cung cấp dầu lửa cho thế giới, trung bình mỗi năm có khoảng 500.000 các loại tàu

bè qua lại con đường biển này, khoảng 10 triệu thùng dầu được vận

chuyển từ vịnh Péc-xích qua vùng biển này để tới lãnh thổ của Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc v.v |

Với vị trí quan trọng như vậy nên Nhật Bản coi ĐNA là bàn đạp cho mục tiêu trở thành cường quốc khu vực, đồng thời nước này coi quan hệ với ASEAN là khâu đột phá nhằm mở rộng ảnh hưởng của Nhật tại

CA-TBD cũng như trên toàn thế giới ” Riêng đối với an ninh quốc gia của Nhật Bản phụ thuộc rất lớn vào sự an toàn trên các tuyến đường biển quốc tế đi qua lãnh hải của các nước ĐNA Không chỉ đảm nhận vai trò

vận chuyển, xuất nhập khâu hàng hóa, nhu yếu phẩm cần thiết cho đời

sống và sản xuất của người dân Nhật (hơn 80% hàng hóa nhập khẩu của

Nhật đi qua khu vực Biển Đông), các tuyến đường biển ở ĐNA còn là cầu nối căn cứ quân sự của Mỹ ở Okinawa với các tuyến phòng thủ do

Mỹ lập ra để đảm bảo an ninh quân sự cho Nhật Bản ở Đông Á Hơn thế,

với khoảng gần 600 triệu dân và sản lượng kinh tế chung đạt 1,3 nghìn tỷ USD, Nhật hồn tồn có thể tranh thủ sự ủng hộ của các quốc gia ĐNA đối với hoạt động tranh cử vào vị trí ủy viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc (LHQ) ĐNA thực sự là nơi Nhật Bản có thể tìm

kiếm vai trị chính trị tương xứng với sức mạnh kinh tế sau Chiến tranh

lạnh, trở thành một “cường quốc đây đủ” trên thế giới Trong bối cảnh

' PGS TSKH Tran Khanh (2009), “Déng Nam Á trong cạnh tranh chiến lược Trung - Nhật (Thập niên đầu thế kỷ XXU”, Tạp chí Nghiên cứu Đơng Nam Á, số 1

? Cũng bởi vậy, trong chiến lược hướng tới CA-TBD, Mỹ và Trung Quốc đều chon ĐNAIàm mục tiêu trọng điểm Nga và Án Độ cũng ngày càng quan tâm hơn tới việc

Trang 6

s 4 a Ẩ a

Cac van đê Quốc tê

đó, chính phủ Nhật Bản xem việc phát triển quan hệ với các nước trong khu vực ĐNA là ưu tiên hàng đầu trong chiến lược ngoại giao “Hướng về châu Á” của mình

Mục tiêu và lợi ích dối với Ấn Độ

Sau khi trật tự hai cực Xô - Mỹ sụp đỗ, nắm lấy những thời cơ thuận lợi, Ấn Độ thực hiện thành cơng chính sách “Hướng Đông” - một trong những cơ sở quan trọng nhất tạo nên vị thế và vai trò của Án Độ ở khu vực CA-TBD Ấn Độ đã tạo dựng được mỗi quan hệ gần gũi với Mỹ, nỗ lực tiến tới bình thường hóa quan hệ với Pa-ki-xtan, quan hệ thân thiện với Trung Quốc, đối thoại quan hệ với Nga, mở rộng ảnh hưởng tại Án Độ Dương và đạt được những vai trò nhất định đối với khu vực ĐNA Về phương diện kinh tế: Vị trí địa lý và sự phát triển kinh tế năng dong & DNA hiện nay là yếu tố quan trọng giải thích cho sự quan tâm đặc biệt của Án Độ đối với khu vực này Năm 1935, nhà tư tưởng vĩ đại

và cũng là người sáng lập nước Cộng hòa Ấn Độ G Ne-ru đã nhận xét

“Thái Bình Dương có khả năng thay thế Đại Tây Dương với tư cách là một trung tâm đầu não của thế giới trong tương lai”, đồng thời khẳng định “7y không năm trong Thái Bình Dương nhưng Ấn Độ phải có được

những ảnh hưởng quan trọng đó”.` Xét về địa lý, tiễn vào Thái Bình

Dương qua eo biển Ma-lắc-ca là con đường đi sang phía Đông thuận lợi nhất của Án Độ ĐNA cũng giàu có về ngun liệu thơ và năng lượng, những tài nguyên mà Ấn Độ rất “khát” cho sự phát triển đất nước trong tương lai Yếu tố gần gũi về văn hóa cũng là tiền đề thuận lợi cho sự phát

triển quan hệ hợp tác mọi mặt giữa Án Độ và ĐNA Ấn Độ tiến hành cải

Trang 7

cách kinh tế (đầu thập niên 90 của thế kỷ 20) trong bối cảnh Mỹ và Tây Âu vẫn duy trì chính sách bảo hộ thương mại mạnh, do đó, tốc độ tăng

trưởng kinh tế nhanh và quá trình hội nhập kinh tế sâu rộng tại ĐNA đã trở thành lực hút quan trọng đối với Án Độ Bước sang thế kỷ 21, các nước ĐNA đang có bước phát triển vượt bậc về kinh tế, chủ yếu là những nước đang phát triển, với thị trường đầu tư không lồ, sức lao động rẻ lại đang có chính sách kích thích đầu tư nước ngoài, nhất là vào các ngành

công nghệ cao, viễn thông, công nghệ thông tin, công nghiệp phần

mềm vốn là lĩnh vực thuộc ưu thế của Ấn Độ Các nhà hoạch định kinh

tế của Án Độ cho răng, thông qua các cơ chế hợp tác với ASEAN, Ấn Độ có thể đảm bảo không bị cô lập khi mà các thỏa thuận mậu dịch mang tính khu vực đang trở thành xu thế chung Xu thế này bao gồm việc liên kết với các nền kinh tế năng động tại Đơng Á, trong đó có ĐNA Trên thực tế, Án Độ hy vọng mối quan hệ kinh tế chặt chẽ với ASEAN sẽ làm cầu nối giúp nước này hòa nhập vào một cộng đồng kinh tế lớn hơn bao gồm cả Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc

Trang 8

Cac van dé Quoc tế

lại những lợi ích trực tiếp về kinh tế và an ninh mà còn giúp Ấn Độ tranh

thủ sự ủng hộ của các quốc gia ĐNA cho vị trí Ủy viên thường trực Hội đồng Bảo an LHQ mà nước này đang tích cực theo đuổi, kiềm chế ảnh hưởng ngày càng mạnh mẽ của Trung Quốc trong khu vực, phát huy vai

trò to lớn hơn nữa của mình tại CA-TBD và trên toàn thế giới Với những

lý do thuyết phục như trên, sẽ không ngạc nhiên khi ĐNA là khu vực được Ấn Độ lựa chọn nhằm thực hiện bước đột phá tiến vào khu vực CA-

TBD thông qua chính sách “Hướng Đơng” của nước này

Tóm lại, có thể thấy, DNA là điểm xoay chiến lược, là trọng tâm đan xen, giao thoa quyền lợi cả trước mắt cũng như lâu dài không chỉ của các nước trong khu vực CA-TBD mà còn của nhiều cường quốc lớn trên thế giới Nhật Bản và Án Độ, mỗi quốc gia lại có những mục tiêu và lợi ích riêng đối với ĐNA Tuy nhiên, cả hai nước đều đang trong quá trình cạnh tranh, gia tăng ảnh hưởng và củng cố mối quan hệ với các quốc gia

DNA để từ đó phát triển và mở rộng tầm ảnh hưởng ra toàn khu vực CA-

TBD

Hợp tác và gia tăng ảnh hưởng giữa Nhật Bản và Ấn Độ tại ĐNA trên một số lĩnh vực chủ yếu

Mặc dù quan hệ song phương đã được thiết lập từ rất lâu nhưng tình “bằng hữu” giữa Nhật Bán và Án Độ đã bị xói mòn đáng kể trong thời kỳ Chiến tranh lạnh Lúc đó Nhật ngả theo phương Tây, trong khi

Ấn Độ lại là quốc gia đấu tranh cho phong trào không liên kết và thiên về

Trang 9

Can dự để hợp tác

Thực chất Nhật Bản và Ấn Độ đã là “đồng minh tự nhiên của nhau”, không chỉ chia sẻ các mục tiêu chung nhằm xây dựng cơ chế hợp tác và ôn định tại châu Á, mà cả hai nước hầu như đều khơng có bất cứ xung đột lợi ích nào Hơn nữa, giữa Nhật Bản và An Độ không ton tai các “di sản xấu” của lịch sử hay những van đề chính trị chưa được giải quyết, hình ảnh hai nước đều được đánh giá rất cao trong lòng nhân dân mỗi bên Quan hệ Nhật Bản và Ấn Độ phát triển là xu thế tự nhiên, nhất là khi hai quốc gia có những mục đích chung như cùng nỗ lực cải cách LHQ, cùng nhắm vào chiếc ghế thường trực Hội đồng Bảo An, đặc biệt, cả hai đều nhận ra quan hệ kinh tế song phương vẫn còn hạn chế và cần củng cô hơn nữa vì lợi ích chung

Bởi vậy, sau những căng thẳng từ việc Án Độ thử vũ khí hạt nhân năm 1998, quan hệ Nhật - Ấn trở nên sáng sủa hơn sau chuyến thăm chính thức của Thủ tướng Nhật Bản Yoshiro Mori tới Án Độ năm 2000 và trong chuyến thăm này hai nước đã nhất trí xây dựng quan hệ “Đối tác toàn cầu trong thế kỷ 21” Tháng 4/2005, chuyến thăm của Thủ tướng Nhật Bản Jurichiro Koizumi đến Án Độ tạo cơ hội tốt đẹp cho việc phát triển quan hệ giữa hai nước với việc ký kết “Tuyên bố chung đối tác Ấn Độ - Nhật Bản trong kỷ nguyên châu Á mới: định hướng chiến lược của

doi tác toàn cầu An Độ - Nhật Bản” Tháng 12/2006, hai nước ký kết

“Tuyên bố chung hướng tới đối tác chiến lược và toàn cầu An Độ - Nhật

Bản” Tháng 8/2007, hai bên tiếp tục ký “Tuyên bố chung về lộ trình cho

những định hướng mới cho đối tác chiến lược và toàn câu Ấn Độ và Nhật

Trang 10

, A A 4 x

Cac van dé Quoc té Đặc biệt, bắt đầu từ nửa cuối năm 2010, quan hệ hợp tác chiến lược Ấn - Nhật được cải thiện mạnh mẽ với một loạt sự kiện như: (¡) tháng

7/2010, hai nước đã tô chức đối thoại cấp Thứ trưởng Ngoại giao và Quốc phòng (2+2) lần đầu tiên; (ii) Tháng 10/2010, Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh thăm Nhật Bản, hai nước đã ký Hiệp định Hợp tác

Kinh tế và đã triển khai thảo luận sâu sắc về hợp tác trong lĩnh vực năng

lượng như đất hiếm, năng lượng hạt nhân; (ii) cuối tháng 10/2011, tại Tokyo, Bộ trưởng Ngoại giao hai nước đã tơ chức vịng đối thoại chiến lược mới, ngoài tăng cường quan hệ kinh tế, còn muốn tăng cường hợp tác bảo đảm an ninh song phương trong các vẫn đẻ về biển; (iv) ngày 2/11/2011, Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Yasuo Ichikawa và Bộ trưởng Quốc phòng Án Độ Antony đã tiễn hành hội đàm, đạt được thỏa thuận về tiễn hành cuộc diễn tập quân sự liên hợp lần đầu tiên tổ chức vào năm 2012; (v) từ ngày 27 đến 29/12/1011, Thủ tướng Nhật Bản Yoshihiko Noda đã có chuyến thăm chính thức Án Độ nhăm củng cố quan hệ giữa hai nước Chuyến thăm diễn ra trong bối cảnh hai nước

đang tích cực chuẩn bị cho các hoạt động kỷ niệm 60 năm ngày thiết lập

quan hệ ngoại giao (28/4/1952 - 28/4/2012)

Trang 11

ở Đông Á, Nhật Bản càng muốn tăng cường quan hệ với Án Độ nhằm thúc đây ôn định, cũng như bảo vệ các tuyến đường biển quan trọng, đảm

bảo an ninh vận chuyển hàng hải từ châu Phi tới Trung Đông và Đông Á

Trên lĩnh vực kinh tế, sự nỗi lên của Ấn Độ trong nền kinh tế thé giới là nam châm thu hút các doanh nghiệp Nhật Bản Đầu tư của Nhật Bản vào Án Độ trong những năm qua đã tăng lên nhanh chóng Nhật Bản

hiện là đối tác thương mại lớn thứ bảy của Án Độ, chiếm 3,2% tổng giá

trị xuất nhập khẩu của nước này năm 2003 Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện (CEPA) Nhật Bản - Án Độ được ký ngày 25/10/2010 phản ánh quan hệ chiến lược sâu sắc giữa hai nước và có ảnh hưởng vượt ra ngoài khuôn khổ của một Hiệp định tự do thương mại song phương Thủ tướng Ấn Độ

Manmohan Singh đánh giá việc ký kết CEPA sau gần bốn năm đàm phán

là một “thành tựu lịch sử” và mở ra những cơ hội kinh doanh mới trong quan hệ thương mại song phương giữa hai nước Theo hiệp định, Nhật Bản sẽ dỡ bỏ thuế quan đánh vào 97% tổng lượng hàng hóa nhập khẩu từ An Độ, trong khi Án Độ cũng miễn thuế đôi với 90% tổng lượng hàng hóa của Nhật Bán xuất sang Án Độ Bên cạnh đó, Nhật Bản cũng sẽ mở rộng thị trường cho hàng hóa cơng nghiệp và nhiều mặt hàng nông sản của Án Độ như sẳu riêng, bột cari, trà xanh, gỗ xẻ, tôm và các sản phẩm tôm Đổi lại, Ân Độ sẽ mở rộng thị trường cho các mặt hàng Nhật Bản như lính kiện ô tô, thép tắm, đầu dia DVD, camera, cây cảnh bonsai, khoai lang, anh đào và dâu tây Mục tiêu trong tương lai gần của hai nước là nhăm đây mạnh kim ngạch thương mại song phương từ 10,3 ty USD trong năm 2010 lên 25 tỷ USD vào năm 2014."

Trên thực tế, với việc dân số đang già hóa nhanh chóng và tỷ lệ sinh giảm, Nhật Bản đang tìm cách khai thác thị trường đầy tiềm năng

Trang 12

x A x a

Cac van dé Quoc té 1,2 ty dan cua An Độ trong hàng loạt lĩnh vực như các dịch vụ chăm sóc sức khỏe, lao động giá rẻ và thị trường tiêu dùng khống lồ Sách Trang năm 2010 của Nhật Bản trong lĩnh vực thương mai ước tính các hộ gia

đình có thu nhập trung bình tại An Độ dự kiến sẽ tăng lên 620 triệu người

năm 2020, so với mức 190 triệu người năm 2010.” Mặt khác, CEPA ký với Ấn Độ có vai trị rất quan trọng đối với Nhật Bản nhằm giảm sự phụ

thuộc của nước này vào thị trường Trung Quốc, sau những căng thẳng

trong quan hệ chính trị song phương và vấn đề đất hiếm Nhật Bản cũng

coi việc ký kết những hiệp định như CEPA là ưu tiên hàng đầu, trong bối

cảnh nước này đang bị tụt hậu so với Hàn Quốc trong việc ký kết các hiệp định thương mại tự do

Về phía Ấn Độ, từ đầu những năm 90 của thế kỷ 20, những thay đổi của bối cảnh quốc tế và khu vực sau Chiến tranh lạnh cùng với nhu cầu phát triển trong nước đã buộc nước này phải có những đột phá mới trong chính sách đối ngoại Trước một thực tế răng hầu hết các cường

quốc thương mại đều là thành viên của các khối khu vực mậu dịch có tằm cỡ như EU, NAFTA và ASEAN, Ấn Độ rất mong muốn phát triển khối mậu dịch khu vực song tiến trình dién ra rat chậm ở Nam A Sy bat luc

của SAARCỔ trong việc thúc đẩy quan hệ kinh tế nội khu vực đã khiến

Ấn Độ phải hướng về phía Đơng để đi tìm các cơ hội bạn hàng mới Chính sách Hướng Đông là một nội dung cơ bản trong chiến lược ngoại giao mới của Án Độ đối với khu vực CA-TBD Đứng đầu trong chính sách Hướng Đông của Ấn Độ là Nhật Bản và các nước ASEAN

Mặc dù khơng có sự tương đồng về mặt kinh tế, Án Độ và Nhật Bản lại có rât nhiêu điêm chung về mặt chính trị Ưu tiên hợp tác an ninh

Trang 13

quân sự với Ấn Độ là quan điểm xuyên suốt qua các đời thủ tướng của cả hai dang chinh tai Nhat Ban, tir Junichiro Koizumi, Shinzo Abe, Yasuo Fukuda, Taro Aso (dang Dân chủ Tự do) đến các ông Yukio Hatoyama, Naoto Kan và tân Thủ tướng Yoshihiko Noda của đảng Dân chủ Tính tương đồng ngày càng tăng trong quan hệ giữa hai nước về các lợi ích chiến lược đã dẫn tới Hiệp ước an ninh Ấn Độ - Nhật Bản 2008 (tháng 10/2008), một dẫu mốc đầy ý nghĩa trong việc xây dựng sự cân bằng quyền lực tại châu Á Các chuyến thăm song phương của giới chức quân sự hai nước cũng góp phần củng có nội dung chiến lược trong “mối quan

hệ đối tác chiến lược toàn cầu” được đưa ra hồi năm 2006 Tờ Japan

Times dẫn đánh giá của Brahma Chellaney, Chuyên gia thuộc Trung tâm Nghiên cứu chính sách tại New Delhi, cho rằng một trong những lĩnh vực tiềm năng làm sâu sắc hơn quan hệ quốc phòng hai nước chính là khả

năng phát triển hệ thống phòng thủ chung Trong khi Án Độ có mối quan

hệ hợp tác vẻ tên lửa phịng thủ với I-xra-en thì Nhật Bản cũng nắm giữ một mối quan hệ tương tự với Mỹ Ấn Độ hiện đang sở hữu hệ thống lá chăn tên lửa hai tang, trở thành quốc gia thứ tư sau Mỹ, Nga và I-xra-en phát triển thành công lá chăn tên lửa Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản cũng đã bắt tay với hải quân Mỹ để hoàn thành chương trình nâng cấp và thử nghiệm hệ thống đánh chặn tên lửa đạn đạo BMD với hệ thống chiến đầu trên các tàu khu trục có radar Aegis Theo đánh giá của chuyên gia Chellaney,

Án Độ có lực lượng hải quân lớn nhất trong khu vực Nam Á trong khi Lực

lượng Phòng vệ biển Nhật Bản đang dẫn đầu ở Đông Bắc Á về sự hiện đại và

thiện chiến Với những điều kiện như vậy, cả hai bên đều có thực lực về cơng nghệ lẫn sức mạnh kinh tế để đạt được mục tiêu xây dựng lá chắn tên lửa

chung, nếu muốn Không chỉ có vậy, hai nước còn đang hợp tác trong các

sáng kiến chung về an ninh hàng hải, chỗng chủ nghĩa khủng bố, chống phổ

Trang 14

z 4 a A 4

Các vận đề Quốc tê Án Độ và Nhật Bản cịn có chung một mục tiêu chiến lược quan trọng khi cả hai nước đều đang rất muốn giành được ghế Ủy viên thường trực Hội đồng Bảo an LHQ Việc hợp tác để thuyết phục những cường quốc đang năm giữ quyền phủ quyết cho phép tiễn hành cải té lai cơ chế an ninh quan trọng nhất thế giới này là vô cùng cần thiết Không những thế, cả hai nước còn phải thuyết phục Trung Quốc rằng hịa bình và ôn định tại châu Á sẽ được đảm bảo tốt hơn nếu cả ba Cường quốc châu Á đều là thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an LHQ Theo Thủ tướng Manmohan Singh, Án Độ và Nhật Bản có thể xây dựng một vành đai tiến bộ và thịnh vượng ở châu Á, tạo cơ sở cho việc phát triển một cộng đồng kinh tế châu Á Quan hệ vững chắc giữa hai nước sẽ là một nhân tô quan trọng trong việc xây dựng một châu Á mở cửa, góp phần tăng cường hịa bình và ôn định khu vực

Tại Đông Á, cụ thể là ĐNA, quan hệ hợp tác Nhật - Ấn được thê

hiện rõ nét, nhất là trên lĩnh vực quốc phòng - an ninh Cùng là thành viên của nhiều thể chế an ninh trong khu vực như Diễn đàn khu vực

ASEAN (ARF), Hội nghị cấp cao Đông A (EAS), dién dan ASEAN+1 v.v Nhật Bản và Án Độ đã có nhiều hợp tác rất hiệu quả Hai nước đã thực hiện tốt mối quan hệ đối tác chiến lược toàn cầu, bảo vệ hịa bình, ồn định tại ĐNA, cùng mục tiêu chung “trở thành một cực đối trọng với Trung Quốc” nhằm hạn chế ảnh hưởng ngày càng lớn của nước này trong khu vực Cơn dia chan va sóng thần hủy diệt xảy ra ở Nhật Bản tháng 3/2011 đã làm trì hỗn một cuộc tập trận hải quân đã đề xuất giữa Ấn Độ,

Mỹ và Nhật Bản dự kiến vào đầu tháng 4/201 1

Trang 15

khu trục INS Rana được trang bị tên lửa dẫn đường lớp Kashin, tàu tiếp

tế và tàu hộ tống cỡ nhỏ Còn Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản có 2

tàu hộ tống (Kanji, Hatakaze-2), 1 máy bay tuần tra trên biển và 1 máy bay trực thăng tham diễn.” Trong cuộc họp báo ngày 5/6/1012, người phát ngôn phía Nhật Bản đã nhận định: “Thông qua diễn tập liên hợp có

thể tăng cường sự ôn định cho khu vực châu Á-Thái Bình Dương” Cuộc diễn tập lần này là nhằm thực hiện thỏa thuận đạt được giữa Bộ trưởng

Quốc phòng hai nước Nhật - Ấn vào tháng 11/2011, trên nền tảng “Tuyên bố chung hợp tác bảo đảm an ninh” Diễn tập quân sự liên hợp Án Độ - Nhật Bản là một nội dung quan trọng trong hợp tác quốc phòng song phương Ngồi ra, hai nước cịn tô chức Hội nghị cấp Bộ trưởng Quốc phòng thường niên, Đối thoại chính sách quốc phòng và Đối thoại quan chức cấp cao quân đội Hai nước cũng đang khởi thảo Kế hoạch hành động liên hợp quốc phòng, đồng thời cũng đang tìm kiêm khả năng thiết lập Đối thoại chiến lược đa phương, trong đó có Mỹ

Như vậy, trong bối cảnh căng thắng gần đây ở khu vực CA-TBD, cũng như những tuyên bố cứng rắn của Trung Quốc về lợi ích ở Biển Đơng, có thể thấy cuộc diễn tập năm nay mang ý nghĩa lớn hơn Nhìn từ quan điểm của Trung Quốc, cuộc tập trận này đánh dấu cho xu thế chống lại rào cản hải quân Trung Quốc tại khu vực Ấn Độ Dương

Can dự để cạnh tranh và kiểm chế lẫn nhau

Từ lâu Án Độ đã nôi tiếng với sức mạnh hải quân to lớn Lợi ích quan trọng trong môi quan hệ với Đông Á của An Độ không năm ngồi mong mn mở rộng khả năng hoạt động của hải quân nước này Các hoạt động cứu hộ của An Độ sau đợt động đât và sóng thần tại châu Á

Trang 16

z 4 a a Aa

Cac van dé Quoc té năm 2004 đã đem lại sự ngưỡng mộ của các nước ĐNA đối với lực lượng hải quân Ấn Độ Hải quân Ấn Độ cũng đã đóng một vai trò quan trọng trong việc chống buôn lậu và cướp biển ở eo biển Ma-lắc-ca Các cuộc tập trận chung với các nước ĐNA là một biểu hiện quan trọng đối với sự hợp tác giữa Ấn Độ và ASEAN Kẻ từ năm 1993, Án Độ và Xinh-ga-po đã tập trận hải quân chung thường niên Án Độ còn tăng cường hơn nữa ngoại giao hải quân với các nước như Nhật Bản, Hàn Quốc khi các tàu của hải quân Ấn Độ đi thăm các nước này và thực hiện các cuộc tập trận chung Năm 2003, Ấn Độ thực hiện tập trận chung với Trung Quốc Năm

2007, Ấn Độ tập trận chung với Nhật Bản và Mỹ Từ năm 2007, Án Độ và Hàn Quốc tổ chức tập trận chung hàng năm Án Độ cũng thực hiện các chuyến thăm hữu nghị của các tàu hải quân nước này tới một số quốc gia trong khu vực ĐNA như Phi-líp-pin (năm 1995, 1998, 2001, 2004), Việt Nam (năm 1998, 2004, 2005, 2006, 2007, 2008), Ma-lai-xi-a (năm 1999, 2000, 2005, 2008), Xinh-ga-po (2005), In-d6-né-xi-a (2004, 2008), Cam-pu-chia (2008).* Bén canh đó, Án Độ cũng tổ chức giúp đỡ huấn luyện các nhân viên quân sự sử dụng máy bay chiến đấu, giúp đảo tạo phi

công cho nhiều nước trong khu vực Năm 2000, Ấn Độ đã gửi nhiều tàu chiến, tàu chở dầu và tàu ngầm đến Nhật Bản, Hàn Quốc, In-đô-nê-xi-a

và Việt Nam, đồng thời coi việc thực hiện các cuộc tập trận song phương đó như một cử chỉ thiện chí trong mơi quan hệ ngoại giao với các nước

Có thể thấy, các chiến lược hợp tác giữa Án Độ và ĐNA phát sinh

từ sự không chắc chắn của môi trường an ninh trong khu vực Nguy cơ khủng bố cả bên trong và bên ngoài biên giới kêu gọi các nước ASEAN và An Độ phải hợp tác chặt chẽ hơn nữa về các vẫn đề chống buôn lậu,

Trang 17

buôn ma túy, vi phạm nhân quyền, ô nhiễm môi trường, di cư bất hợp

pháp, tìm kiếm cứu hộ trên biển, các hoạt động gìn giữ hịa bình, khơng phơ biến vũ khí giết người hàng loạt, quản lý tài nguyên, phòng ngừa thiên tai v.v Án Độ đã lần lượt ký hiệp định hợp tác an ninh song

phương với các nước Việt Nam, Xinh-ga-po, In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a,

Cam-pu-chia, Nhật Bản và Mông Cổ, mà trọng tâm hợp tác bao gồm hợp tác đào tạo nhân viên, tập trận chung, an ninh trên biển v.v ĐNA nhận thức rằng Án Độ là một quốc gia hịa bình, muốn đóng góp tích cực trong các chiến lược của ĐNA và ngày càng đảm nhiệm một vai trò lớn hơn trong khu vực Hợp tác giữa Án Độ và ASEAN đã phát triển với tốc độ

nhanh kê từ khi Án Độ bắt đầu công cuộc cải cách kinh tế và thực hiện

chính sách hướng Đông vào những năm 1990 Năm 1995, Án Độ là nước

đối thoại đầy đủ tại Hội nghị thượng đỉnh ASEAN-5 tại Bangkok (Thái Lan), năm 1996 trở thành thành viên của ARF Nam 2001, An Độ và ASEAN đã thiết lập cơ chế “ASEAN+1”, sau đó, năm 2005, An Độ lại trở thành nước thành viên sáng lập của EAS; Thủ tướng Án Độ

Manmohan Singh còn đề xuất ý tưởng “Khối cộng đồng kinh tế châu Á”, kêu gọi ASEAN thiết lập thị trường chung với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và Ấn Độ

Song song với việc thúc đây hợp tác an ninh, kinh tế cũng là lĩnh vực được Án Độ rất quan tâm trong quan hệ với các nước ASEAN Mắt

sáu năm đàm phán, cuối cùng Ấn Độ và ASEAN đã chính thức ký kết

Hiệp định thương mại tự do (FTA) vào ngày 13/8/2009 tại Bangkok

Theo đó, các loại thuế đánh vào khoảng 4.000 mặt hàng điện tử, hóa chất,

Trang 18

, Ä A Ẩ Ẩ

Cac van dé Quoc tế lên thêm 10 tỉ USD ngay trong năm đầu tiên Lộ trình giảm thuế bao gồm

cả việc bãi bỏ hoàn toàn các loại thuế đối với 3.200 loại sản phẩm vào

năm 2013 Thuế đánh vào 800 loại sản phẩm còn lại sẽ giảm xuống mức bằng không hoặc gần bằng không vào tháng 12/2016 Hiệp định FTA được ký kết nhân cuộc gặp lần thứ 41 của Bộ trưởng kinh tế các nước ASEAN (AEM) Hién nay, ASEAN la ban hang lớn thứ tư cua Án Độ với kim ngạch thương mại hai chiều tăng từ 39,08 tỷ USD vào năm 2007-2008 lên 47 tỷ USD vào năm 2008-2009 Riêng năm 2010, thương mại hai chiều đã tăng 25% lên tới 50 tỷ USD nhờ sự tăng trưởng xuất khẩu của cả hai bên.” Ông Anand Shaman - Bộ trưởng Thương mại Ấn Độ cho biết, hai bên đã cam kết đạt được mục tiêu 70 tỷ USD vào năm

2012 Động thái này diễn ra giữa lúc Ấn Độ đang tìm kiếm khả năng

nâng cao hoạt động thương mại trong khu vực sau khi vai trò của Mỹ và châu Âu đang giảm ASEAN đã trở thành một nhân tố đóng góp đáng kê vào việc duy trì mức tăng trưởng ồn định của nền kinh tế Án Độ Ngược lại, ASEAN cũng sẽ thu được nguồn lợi nhuận không nhỏ từ thị trường

tiêu thụ rộng lớn với dân số 1,2 tỷ người của An Độ

Không chỉ Án Độ nhận ra tầm quan trọng của ĐNA cho mục tiêu gia tăng phạm vi ảnh hưởng quốc gia mà trong khuôn khổ hợp tác khu vực, Nhật Bản cũng đặc biệt coi trọng cơ chế ASEAN+1 Không chỉ bởi hiệu quả thực chất của diễn đàn này mà đối với Nhật Bản, quan hệ với

ASEAN còn được coi như “hạt nhân của Hợp tác khu vực Đông A”

Trong nhimg nam đầu thế kỷ 21, vai trò của Nhật Bản đối với sự ôn định, hợp tác và phát triển của ĐNA càng trở nên quan trọng Về phương diện an ninh, sự duy trì liên minh Nhật - Mỹ là một trong những nhân tố cân bằng chiến lược tại khu vực trước sức mạnh quân sự ngày càng tăng của

Trang 19

Trung Quốc Về kinh tế, Nhật Bản tiếp tục là nguồn vốn đầu tư công nghệ và thị trường lớn cho hàng hóa xuất khẩu của ASEAN Trong bối cảnh các nước ĐNA đang triển khai xây dựng cộng đồng ASEAN, Nhật Bản là một trong những đối tác hàng đầu có đủ nhiệt tình và năng lực trợ giúp thu hẹp khoảng cách phát triển trong nội bộ các nước ASEAN Do

vậy, đối với cả hai phía, phát triển mối quan hệ Nhật Bản - ASEAN tốt

đẹp cũng chính là thúc đây quan hệ hợp tác ở Đông Á thành công

Ngay sau cuộc khủng hoảng tài chính xảy ra tại Thái Lan, tháng

8/1997, Nhật Bản đã đứng ra chủ trì hội nghị quốc tế giúp Thái Lan giải

quyết tình trạng thiểu ngoại tệ, trong khi phản ứng của chính quyền Mỹ tỏ ra khá chậm chạp Tiếp đến, vào tháng 10/1997, Nhật Bản đưa ra sáng kiến mới cam kết xuất ra 30 tỷ USD giúp sáu nước châu Á chịu ảnh hưởng nặng nè trong cuộc khủng hoảng nhanh chóng phục hồi kinh tế Ngoài ra, Nhật cũng cam kết thiết lập chương trình cho vay đặc biệt bằng đồng Yên (Special Yen Loan) gồm 650 tỷ Yên thực hiện trong vòng 3 năm, giúp các nước châu Á cải thiện và xây dựng thêm cơ sở hạ tầng

kinh té.'° Thêm vào đó, Nhật Bản đề xuất dự án thành lập Quỹ tiền tệ chau A (AMF) voi sé vén 1a 100 ty USD nhằm đối phó với những cuộc

khủng hoảng tài chính tương tự trong tương lai và hứa đóng góp phần lớn

số tiền này Tuy nhiên, đề xuất trên của Nhật đã không thực hiện được do vấp phải sự phản đối của Mỹ và Trung Quốc Mỹ lo sợ sẽ mất đi vai trò nỗi trội trong khu vực còn Trung Quốc sợ ảnh hưởng của Nhật sẽ ngày càng mạnh hơn

Để góp phần thốt khỏi trì trệ kinh tế kéo dài trong thập niên 90, Nhật Bản một mặt tăng cường tìm kiếm các cơ hội đầu tư tại Trung

Trang 20

z £ A A a

Cac van dé Quoc té Quốc, mặt khác mở rộng quan hệ kinh tế với các nước ASEAN Ý tưởng về một Khu vực mậu dịch Tự do Đông Á (EAFTA) đã được Nhật Bản theo đuôi trong nỗ lực thúc đây tiến trình liên kết khu vực Đông Á EAFTA là phương án về mơ hình hội nhập thương mại “ASEAN+”, nó bao gồm một loạt các FTA đã được thông qua hay đang lên kế hoạch,

liên kết ASEAN với một hay nhiều nước như Trung Quốc, Nhật Bản và

Hàn Quốc EAFTA sẽ tạo nên một khuôn khổ hợp tác “ASEAN+6” hiệu quả Theo Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản, một thị trường chung như vậy sẽ bao gồm một nửa dân số thể giới và sẽ đưa Nhật Bản hội nhập vào các mối quan hệ ngoại giao mạnh mẽ hơn, làm giảm khả năng xảy ra tranh chấp chính trị giữa Nhật với các nước trong khu vực Nhật Bản coi việc xây dựng khu vực mậu dịch tự do là hạt nhân

quan trọng của hợp tác phát triển kinh tế Đông Á hướng đến khả năng

thiết lập EAFTA trong tương lai.'' Tính nhạy cảm của lĩnh vực nông nghiệp trong chính trị và kinh tế Nhật Bản, cùng việc một số nước ASEAN là quốc gia xuất khẩu nông sản lớn và có sức cạnh tranh cao về

sản phẩm nông nghiệp là lý do chính khiến Nhật Bản quyết định ủng hộ

các hiệp định thương mại song phương với từng nước ASEAN riêng lẻ trong khuôn khổ mở rộng đối tác kinh tế toàn điện Mục tiêu của Nhật

Bản là ký kết hiệp định tự do với từng nước trong ASEAN sau đó mới đi

đến ký kết hiệp định với toàn khối Ngày 21/6/2008, Quốc hội Nhật Bản chính thức phê chuẩn Hiệp định thương mại tự do ASEAN - Nhật Bản

(AJFTA)

Thang 12/2003, Nhat Ban da dimg ra tổ chức Hội nghị thượng đỉnh

đặc biệt Nhật Bản - ASEAN tại Tokyo Đây là lần đầu tiên Hội nghị của

Diễn đàn ASEAN+1 diễn ra tại một nước không phải nằm trong khối

Trang 21

ASEAN Hội nghị đã đưa ra Tuyên bố Tokyo về quan hệ đối tác năng động và bền vững ASEAN - Nhật Bản trong thế kỷ 21 và KẾ hoạch hành động Nhật Bản - ASEAN, trong đó xác định kế hoạch xây dựng quan hệ

đối tác chiến lược giữa hai bên Nhật Bản cam kết dành nỗ lực cao nhất

giúp các nước ASEAN phát triển và hội nhập, trong đó đặc biệt ưu tiên cấp tiền viện trợ và vốn vay ưu đãi (ODA) cho phát triển hạ tầng cơ sở kỹ thuật và xã hội của các nước ở lưu vực sông Mê kông Cũng trong Hội

nghị, hai bên ký kết Hiệp định khung về “Đối tác kinh tế toàn diện Nhật

Ban - ASEAN” (Japan - ASEAN Comprehensive Economic Partnership, AJCEP) mà Thủ tướng Kolzumi đã khởi xướng tại Xinh-ga-po từ tháng

11/2002, đặt nền móng cho quan hệ kinh tế hai bên trong thế kỷ 21 Hiệp định bao hàm các nội dung về thương mại - đầu tư trong các lĩnh vực như khoa học - công nghệ, thông tin liên lạc, năng lượng và an ninh lương

thực Về thực chất AJCEP cũng là một thỏa thuận mậu dịch và đầu tư tự

do nhưng có phạm vi hợp tác rộng lớn hơn Dé xây dung AJCEP, Nhat Bản áp dụng cách tiếp cận trên cả hai cấp độ song phương và đa phương: Xây dựng FTA song phương với các nước thành viên ASEAN trước,

đồng thời xúc tiễn đàm phán đề tiến tới AJCEP với tư cách như một tông

thể Cho tới nay, Nhật Bản đã thiết lập FTA song phương với các nước thành viên ASEAN Từ tháng 11/1999, Nhật Bản và Xinh-ga-po đã bắt đầu đàm phán Hiệp định hợp tác kinh tế với Xinh-ga-po (Japan - Singapore Economic Partnership Agreement, JSEPA) và đến tháng 1/2002, Hiệp định chính thức được ký kết Cùng thời điểm đó, các cuộc thương thảo với In-đơ-nê-xi-a, Phi-líp-pin, Thái Lan cũng được xúc tiễn

Năm 2007, Nhật đã ký kết “Kế hoạch hành động đầu tư chiến lược” (SIAP) và “Hiệp định đối tác kinh tế” (EPA) với In-đô-nê-xi-a Nhật Bản

và Việt Nam cũng đã thông qua Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam -

Trang 22

Cac van dé Quoc tê khu vực chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của cuộc khủng hoảng tài chính thế giới, chính phủ Nhật Bản đã thỏa thuận cung cấp khoản đóng góp lớn nhất trong tổng số 120 tỷ USD cho Quỹ dự phịng Đơng Á nhằm giúp các quốc gia trong khu vực phục hồi nền kinh tế trong nước '

Bên cạnh ASEAN+1, Nhật Bản cũng tham gia rất tích cực các cơ

chế hợp tác đa phương trong khu vực, đặc biệt là những cơ chế hợp tác

với các quốc gia ĐNA như ASEAN+3, Hợp tác tiểu vùng sông Mê Kông, Thượng đỉnh Đông Á (EAS) v.v Nhật Bản luôn là nước đi đầu trong việc đưa ra các sáng kiến cũng như có phần đóng góp tài chính đáng kể giúp các cơ chế này ngày càng phát triển và trở thành những khuôn khô hợp tác quan trọng của khu vực Có thé thay, do song trùng lợi ích trước

mắt cũng như lâu dài, ASEAN đã hưởng ứng tích cực hầu như toàn bộ

các sáng kiến, nỗ lực mới của Nhật Bản trong việc thúc đây hợp tác song

phương cũng như đa phương trong khu vực Trong những năm tới, quan

hệ Nhật Bản - ASEAN được dự báo ngày càng đóng vai trị quan trọng

và ASEAN+Nhật Ban van được đánh giá là một trong những kênh hợp

tác song phương có hiệu quả nhất trong tiến trình liên kết ở khu vực Đông Á

Như vậy, về cơ bản, cả Án Độ và Nhật Bản đều hiểu rằng ASEAN là trung tâm của cấu trúc an ninh đang nỗi lên tại Đông Á, là cơ sở tốt nhất cho sự dung hịa các lợi ích khác nhau của những nước có vai trò chủ chốt trong khu vực Các diễn đàn kinh tế và an ninh ở khu vực như ASEAN+1, ASEAN+3, EAS, ARF 1a cac qua trinh song song, bổ sung, hỗ trợ lẫn nhau Việc các cường quốc khu vực liên kết với nhau qua các mối quan hệ hợp tác chiến lược và chia sẻ lợi ích chung đang làm gia tăng những thách thức an ninh châu Á Khi châu Á đang trong quá trình

2 Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam, “Hợp (ác kinh tế của Nhật Bản”, xem:

Trang 23

chuyển giao, với nguy cơ tiềm ấn về mất cân bằng quyền lực đang ngày càng lan rộng, Nhật Bản hơn lúc nào hết muốn liên kết chặt chẽ với Ấn Độ, đặc biệt trên lĩnh vực an ninh và kinh tế, một mặt nhằm củng cơ hơn vai trị và vị trí của nước này tại Đông Á và ĐNA, mặt khác giúp Nhật Bản có thêm đồng minh trong chiến lược kiềm chế ảnh hưởng đang lớn mạnh của Trung Quốc tại khu vực Về phía Án Độ, một chính sách

AOD

hướng Đông hiệu quả sẽ trở thành “xa lộ” trực tiếp đưa nước này hội nhập với CA-TBD và tham gia chương trình “thế kỷ châu Á” Các mục

tiêu chính sách đối ngoại của Ấn Độ đòi hỏi những quan hệ lâu dài và

tỉnh tế với Mỹ, duy trì mỗi quan hệ kinh tế tốt với ĐNA và hợp tác chặt chẽ cùng có lợi với Nhật Bản Mỗi quan hệ hợp tác với Nhật Bản giúp gia tăng lợi ích tương hỗ nhằm thúc đây hơn nữa vai trò địa - chính trị

của An Độ tại ĐNA Có thể nói, quan hệ hợp tác cùng phát triển giữa

Nhật Bản và Ấn Độ không chỉ mang lại lợi ích cụ thể đối với mỗi quốc gia mà còn là chìa khóa mở ra cơ hội cho sự én định và phát triển của châu Á Mối quan hệ này được dự đoán là sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ hơn trong thập niên tới của thế kỷ 21, góp phần vào mục tiêu đảm bảo vững chắc hịa bình và an ninh trong toàn khu vực

Tác động của cạnh tranh ảnh hưởng Nhật Bản - Án Độ tại DNA đến Việt Nam

Khi Chiến tranh lạnh kết thúc năm 1991, thế giới bước vào một giai đoạn lịch sử mới, một giai doan ma (i) Hệ thống thể giới chuyển từ trật tự

hai cực của sự đối lập ý thức hệ Đông - Tây sang sự đa dạng hóa và phức tạp của các trục quan hệ; (1) Nhóm các nước phát triển G7 đã được thay

thế bằng G8 với sự có mặt của nước Nga; (iii) Diễn đàn đối thoại cấp cao

giữa các quốc gia ngoại vi như châu Phi và một số nước khác đã hình thành Đồng thời, thời gian gần đây đã xuất hiện nhóm các quốc gia mới

Trang 24

Các vẫn đề Quốc tế Phi) có nền kinh tế phát triển nhanh chóng, làm cho tỷ trọng tăng trưởng

của nền kinh tế thế giới thay đổi một cách đáng kể Cùng thời gian này,

các quốc gia châu Á đã trở thành những nước đầu tiên thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng tài chính thế giới 2007-2008, phục hồi một cách nhanh chóng và đang dần trở thành trung tâm tăng trưởng cao Như vậy, có thể

thấy, hợp tác khu vực là xu thế nổi trội của thế kỷ 21 Sự mở rộng hợp

tác ngày càng sâu sắc của Liên minh châu Âu (EU), sự hình thành và

phát triển nhanh chóng của ASEAN và sự sáng lập Liên minh châu Phi

(AU) đang tiềm an xu hướng tái cơ cấu hệ thống bàn thảo và giải quyết các vấn để quốc tế Do năm trong khu vực ĐNA, là thành viên tích cực của ASEAN, chiến lược cạnh tranh ảnh hưởng của các cường quốc trên thé gidi tai DNA, trong dé có Nhật Bản va Ấn Độ đã và đang gây ra

những tác động không nhỏ tới sự phát triển và tiến trình hội nhập quốc tế

của Việt Nam

Những biến động về ảnh hưởng và trật tự quyền lực giữa các nước

lớn, với sự suy giảm tương đối của Mỹ và Nhật Bản, sự nỗi lên của An Độ, Nga và đặc biệt là Trung Quốc trong thập niên đầu thế kỷ 21 đã tạo

điều kiện cho Việt Nam tiếp tục theo đuổi chiến lược đa phương hóa, đa

dạng hóa trong quan hệ quốc tế, trên cơ sở đó củng cơ nền độc lập, tự chủ và mở rộng hội nhập quốc tế

Trang 25

vị trí chiến lược trong phòng thủ quốc tế cũng như trữ lượng tài nguyên thiên nhiên giàu có, Nhật Bản và Ấn Độ đều muốn cải thiện và tăng cường quan hệ với Việt Nam, nhằm can dự vào các vấn để của ĐNA và kiểm chế ảnh hưởng mạnh mẽ của Trung Quốc tại khu vực này Như vậy, cạnh tranh ảnh hưởng giữa các nước lớn, trong đó có Nhật Bản và Án Độ ở ĐNA càng gia tăng, thì vai trị và vị trí địa - chính trị của Việt Nam càng được nâng cao hơn trước

Tuy nhiên, xu hướng đa cực hóa và gia tăng cạnh tranh chiến lược giữa các cường quốc cũng tạo ra nhiều thách thức đối với an ninh và phát triển của Việt Nam Tham vọng bá quyền, kiểm sốt khơng gian địa - chính trị của các nước lớn gây ra nhiều khó xử cho chúng ta trong việc lựa chọn đối tác, phân biệt, đề phòng và hạn chế các đối tượng trong quan hệ quốc tế Nếu khơng có một đường lối ngoại giao khéo léo, xử lý hài hòa các mối quan hệ trong tương quan quyền lực ảnh hưởng tới khu vực, rất dễ dẫn đến những mâu thuẫn và hiểu lầm không đáng có giữa các bến

Ngồi ra, “mưu đồ” cùng những “tính toán chiến lược” của các quốc gia này, trong đó có Nhật Bản và Án Độ trong tranh chấp ảnh

hưởng tại ĐNA cũng gián tiếp tạo ra trở ngại đối với những nước đang

phát triển như Việt Nam Thông qua các hình thức hợp tác, viện trợ phát triển, mối quan hệ gan két vé ý thức hệ chính trị, tư tưởng về bạn, thù từng ton tại trong lịch sử cùng nhiều khác biệt về hệ thơng chính trị, văn hóa, tơn giáo v.v , các thế lực thù địch vẫn ngày đêm lợi dụng sơ hở để thực hiện chiến lược “Diễn biến hịa bình”, lơi kéo phân hóa nội bộ trong nước ta Với những hạn chế trong quá trình hội nhập cùng tiềm lực kinh tế thấp, Việt Nam có nguy cơ trở thành “thuộc địa” cung cấp nguồn nguyên liệu thô cho các nước phát triển và trở thành “bãi rác” cơng

©° x

ae Ae

Trang 26

Cac van dé Quoc tế mặt với hiểm họa khi môi trường trở nên ô nhiễm trầm trọng Ngoài ra, ảnh hưởng của văn hóa và mặt trái của kinh tế thị trường cũng có thể làm xói mòn và biến đạng bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc Việt Nam v.v

Như vậy, đối với ĐNA nói chung và Việt Nam nói riêng, tác động từ cuộc cạnh tranh chiến lược giữa các cường quốc mang đến cả những thuận lợi cùng nhiều khó khăn Trong thời kỳ tồn cầu hóa hiện nay, nền kinh tế thế giới đang tái cấu trúc, toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta

đang quyết tâm phấn đấu, chủ động tạo bước chuyên biến mới về phát

triển kinh tế, phát huy cao độ nội lực, khai thác tối đa các nguồn lực bên

ngoài để tạo thế lực mới cho công cuộc phát triển kinh tế - xã hội Biết

năm bắt thời cơ, vượt qua những thách thức tiềm ẩn trong quá trình hội nhập quốc tế sẽ sớm hiện thực hóa mục tiêu đưa nước ta trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020

Lời kết

Tương quan cầu trúc trật tự ĐNA vào thời điểm bước sang thập niên thứ hai của thế kỷ 21 đang hiện hữu, hình thái đa tầng bậc, vừa cạnh tranh vừa hợp tác đan xen nhau, thẩm thấu lẫn nhau rất phức tạp Mỹ, với

ưu thế nỗi trội về kinh tế, quân sự vẫn đang duy trì tương đối vững chắc

ngoi vi số một tại Đông A noi chung va DNA noi riêng Nhật Bản, mặc dù gần đây liên tiếp hứng chịu nhiều rủi ro, bị Trung Quốc chiếm vị trí nên kinh tế lớn thứ hai thế giới, chịu thiệt hại và ảnh hưởng nặng nẻ từ thảm họa kép động đất - sóng thần và sự cô hạt nhân, song với những nỗ lực đã đạt được trong chiến lược “Hướng về châu Á” thời gian qua, vai trò cùng vị trí nước này vẫn được đánh giá rất cao tại khu vực ĐNA Chính sách “Hướng Đông” đang đây nhanh ảnh hưởng của Án Độ tại

Trang 27

sự, cùng mạng lưới quan hệ quốc tế được mở rộng và đi vào chiều sâu, Ấn Độ xứng đáng trở thành một chủ thể có vai trò quan trọng trong khu

vực Riêng đối với Việt Nam, chiến lược cạnh tranh ảnh hưởng của hai

cường quốc lớn Nhật Bản và Ấn Độ tại khu vực, dù là gia tăng can dự để

hợp tác hay là để kìm chế tầm ảnh hưởng lẫn nhau, cũng đều tạo ra

những tác động nhất định đến quá trình phát triển đất nước Hiện nay, vị thế cha DNA noi chung và Việt Nam nói riêng đang và sẽ tiếp tục được nâng lên Những thành tựu từ sự nghiệp đổi mới đất nước cùng chính sách đối ngoại hịa bình, độc lập, tự chủ, hữu nghị đã tạo nên thế và lực mới cho Việt Nam Tăng cường thúc đây quan hệ với Án Độ và Nhật Bản, kế cả trên những lĩnh vực nhạy cảm như hợp tác đảm bảo an ninh - quốc phòng, đồng thời khai thác một cách có hiệu quả vị thế “cửa ngõ”, “đầu cầu”, “hạt nhân đoàn kết” trong khu vực là những việc làm hết sức cần thiết, là yếu tổ quan trọng đảm bảo thực hiện chiến lược “đa dạng hóa, đa phương hóa” của Việt Nam trong thời kỳ mới

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1 “An Độ, ASEAN ký hiệp định tự do mậu dịch”, http://atpvietnam com, cập nhật ngày 15/8/2009

2 Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (2004), Đồng Á - Đông

Nam Á: Những vấn đề lịch sử và hiện tại, Nxb Thể giới, Hà Nội

3 Đinh Kim Thuý, “Án Độ với chính sách hướng Đơng”, Tạp chí Thương mại, sơ 20 (2005)

4 Đỗ Ngọc Quang (2007), “Chính sách đối ngoại của Nhật Bản tại châu Á”, Tạp chí Nghiên cứu Đơng Bac A, sé 8 (78)

5 Ebata K (2005) “Dự báo các cuộc xung đột có thể xảy ra trên thé giới đên năm 2015”, Thông tin tư liệu, Viện Thông tin khoa học, Học

Trang 28

Cac van dé Quoc tế 6 Kỷ yếu hội thảo quốc tế (2003), “Đối thoại châu Á: Vai trò của

Nhật Bản tại châu Á - Thể chế kinh tế ở châu Á”, The Nippon Foundation

7 Luận Thùy Dương, Ấn Độ trong những thập niên đâu thế kỷ 21, Báo cáo tham luận tại Hội thảo khoa học “Sự nỗi lên của Án Độ và triển vọng quan hệ Việt Nam - Ấn Độ”, Hà Nội, ngày 19/6/2007

8 Hà Mỹ Hương (2003), “Cục điện quan hệ quốc tế giữa các nước

lớn những năm đầu thé ky 21”, Tap chi Cộng sản, (14)

9 Phạm Bình Minh (chủ biên) (2010), Cục điện thế giới đến 2020, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội

10 Phương Loan, Phan 2: Anh hưởng địa chính trị của Ấn Độ “trỗi đậy”, “Sự trỗi dậy của một Cường quốc lớn”, http://vietbao.vn, cập

nhật ngày 3/7/2007

11 Thông tấn xã Việt Nam (2007), “Chính sách ngoại giao của Nhật Bản đối với ASEAN trong thế kỷ mới”, Tài liệu tham khảo, sé 4,

(IV)

12 Thông tấn xã Việt Nam, 14/11/2009, “Khu vực châu Á - Thái Bình Dương đang có nhiều cơ hội hợp tác”, 7ài liệu tham khảo đặc biệt

13 Trần Thị Lý (chủ biên), Sự điễu chỉnh chính sách của Cộng hịa Ấn Độ từ 1991 đến 2000, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội, 2002

14 TTXVN, “Ân Độ những xu hướng mới trong chính sách đối

ngoại”, Tài liệu tham khảo đặc biệt số 5/2007

15 Võ Xuân Vinh, “ASEAN trong chính sách hướng Đông của An Do”, http://www.tapchicongsan.org.vn, cập nhật 23/3/2007

Trang 29

17 “Speeches of Prime Minister Koizumi”, The Nation, 2001 18 ASEAN Secretariat (2006), °cclaration of ASEAN Concord II (Bali Concord 2), Jakarta

19 C.S Kuppuswamy, /ndia’s Look East Policy - A Review, South

Asia Analysis Group, http://www.southasiaanalysis.org

20 Edward Lincoln (2005), Japan’s Foreign policy After the Cold

War: ( oping with changes, East Gate Book, M.E.Shape, Armonk, New York

21 India - ASEAN partnership in an era of globalization: Reflections by Eminent persons, Nxb New Delhi: Research and information system for the non - aligned and other developing countries, 2002

22 PM (Manmohan Singh)'s keynote addres at special leaders dialogue of ASEAN Business Advisory Council, Kuala Lumpur, December 12, 2005, http://www.pmindia.nic.in/speeches.htm

23 Pradeep Kumar Kapur, India’s Engagement with East Asia, Paper for Commemorative Seminar to mark the 35th Anniversary of the Establishment of Full Diplomatic Relations between India and Vietnam, Hanoi, 18-20 June, 2007

24 Zhao Gancheng, “India: Look East Policy and Role in Asian

Security Architecture”, Indian Ocean Digest, Issue: 42, Vol: 21, No 2 Jul-Dec, 2006

Trang WEB

1 http://www.asean.org (website cua ASEAN)

Trang 30

Ä a a a

Cac van dé Quoc té 3 http://www.mofa.go.jp (website cua BO ngoai giao Nhat ‘Ban) 4 Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam, “Hợp tác kinh tế của Nhật Bản”, http://www.vn.emb-Japan.go.jp/html/voda_jp.html

5 Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam, “Hợp tác chính trị, http://www.vn.emb-japan.go.jp/vn/policy.html

6 http://www.asean.or.jp/general/statistics/statistics06/index.html (Website cua Trung tam nghién ctru ASEAN - Nhat Ban, ASEAN - Japan Center)

Ngày đăng: 30/12/2015, 00:23

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w