1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thực trạng và giải pháp cung cấp nước sạch đối với các điểm dân cư nông thôn trên địa bàn huyện tứ kỳ tỉnh hải dương

71 676 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 71
Dung lượng 507,5 KB

Nội dung

Tuy nhiên, trên thực tế kết quả đạt được của Ngành cấp nước sạch nôngthôn còn rất khiêm tốn, theo ông Nguyễn Tôn – Chủ tịch Hội cấp thoát nước ViệtNam cho biết: ở khu vực nông thôn có 11

Trang 1

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Sự cần thiết nghiên cứu đề tài

Trong một báo cáo mang tên “Đánh giá tình hình thực hiện chỉ tiêu nướcuống và vệ sinh” do Quỹ nhi đồng thế giới (Unicef) và Tổ chức Y tế thế giới(WHO) thực hiện đã lên tiếng cảnh báo rằng thế giới đang phải đối mặt với tìnhtrạng thiếu nước sạch và điều kiện vệ sinh kém Hiện nay, có đến 2,6 tỷ người trêntrái đất (tức 40% dân số thế giới) thiếu những điều kiện vệ sinh cơ bản, và hơn 1 tỷngười đang sử dụng nguồn nước không an toàn cho sức khỏe Ông David Agnew,Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Unicef Canada phát biểu: “Báo cáo này đã gióng lênhồi chuông cảnh tỉnh đối với cộng đồng thế giới Chúng ta mất đi 4.000 trẻ em mỗingày – đó là một thực trạng đau lòng và bức xúc hiện nay” Mặc dù, tỷ lệ dân sốthế giới có nguồn nước an toàn hơn để sử dụng đã tăng lên 83 % so với 77 % vàonăm 1990, nhưng do tốc độ gia tăng dân số lại cao hơn tốc độ phát triển nguồnnước sạch, nên tình trạng khan hiếm nước sạch sẽ trở nên căng thẳng và phổ biến ởnhiều vùng, quốc gia trên thế giới, nhất là với người dân đang sinh sống tại cácnước đang và kém phát triển

Một nghiên cứu khác của Liên Hợp Quốc trong năm 2002 nói rằng đến năm

2025, trên toàn thế giới cứ 3 người thì có một người bị đe dọa vì thiếu nước ngọt.Diễn đàn Thế giới lần thứ 5 của Liên Hợp Quốc (17/3/2009) tại Thổ Nhĩ Kỳ mộtlần nữa nhấn mạnh tính cấp thiết cần phải bảo vệ nguồn tài nguyên nước quý giánày Theo đó nước sẽ trở thành tài nguyên quan trọng như dầu mỏ để làm đầu mốicho các cuộc tranh chấp quan trọng trên thế giới, sự khan hiếm, sự cạnh tranh ngàycàng tăng và những tranh luận về nước trong thế kỷ 21 có thể thay đổi rất nhiềucách chúng ta đánh giá và sử dụng nguồn nước

Theo Đánh giá Tổng quan về Ngành nước do Chính phủ và các nhà tài trợphối hợp thực hiện gần đây cho thấy, nước có thể là yếu tố chính cản trở sự pháttriển kinh tế - xã hội của Việt Nam Nhu cầu sử dụng nước của Việt Nam tăngmạnh từ 79,61 tỷ m3/năm vào năm 2000 có thể lên đến vài trăm tỷ m3/năm vàonhững thập niên đầu thế kỷ 21 Theo ý kiến của các chuyên gia ngành nước, ởnước ta sự thiếu hụt nguồn nước mặt sẽ trầm trọng vào năm 2010, nhiều tỉnh ở venbiển Trung Bộ và Tây Nguyên, tổng lượng nước cần dùng sẽ vượt tổng nguồnnước từ 1,3-3,6 lần Trong suốt mùa khô cạn, nhiều con sông lớn đang phải đối mặtvới nguy cơ cao về thiếu nước bất thường hoặc cục bộ và chắc chắn nguy cơ thiếunước này sẽ tiếp tục tăng lên trong tương lai

Trang 2

Hiện nay, dân số của Việt Nam sống ở khu vực nông thôn có 60.415.311triệu người, chiếm 70,4% dân số cả nước [6] Vấn đề nông nghiệp – nông thônkhông chỉ là vấn đề kinh tế mag còn là vấn đề chính trị trong mối quan hệ nôngnghiệp – công nghiệp, giữa nông dân với công nhân và tầng lớp trí thức; giữa nôngthôn và thành thị Nó đòi hỏi Nhà nước phải quan tâm đúng mức đến phát triểnnông nghiệp – nông thôn Trong đó nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn có

ý nghĩa hết sức quan trọng đối với sức khỏe và sự phát triển bền vững của nôngnghiệp – nông thôn – nông dân

Nhận thức được tầm quan trọng của nước sạch đối với đời sống nhân dân vàphát triển kinh tế nông thôn, Chính phủ đã ban hành Chiến lược Quốc gia về Nướcsạch và vệ sinh nông thôn từ năm 2000-2010 được phê duyệt tại Quyết định số104/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ Với mục tiêu cụ thể là đến năm 2010 có85% dân cư nông thôn dụng nước hợp vệ sinh với số lượng 60 lít/người/ngày vàđến năm 2020 hầu hết cư dân nông thôn sử dụng nước sạch đạt tiêu chuẩn chấtlượng quốc gia với số lượng 60 lít/người/ngày Chiến lược là một định hướng quantrọng cho công tác quản lý nhà nước đối với cấp nước sạch nông thôn, góp phầnđáng kể vào cải thiện đời sống người dân

Tuy nhiên, trên thực tế kết quả đạt được của Ngành cấp nước sạch nôngthôn còn rất khiêm tốn, theo ông Nguyễn Tôn – Chủ tịch Hội cấp thoát nước ViệtNam cho biết: ở khu vực nông thôn có 11,7% người dân sử dụng nước máy, 31%

hộ gia đình sử dụng giếng khoan, 31,2% số hộ gia đình sử dụng giếng khơi, số cònlại chủ yếu sử dụng nước ao, hồ (11%), nước mưa và nước đầu nguồn sông suối.Như vậy, để đảm bảo cho người dân được tiếp cận nguồn nước hợp vệ sinh với giáthành hợp lý và chất lượng nước đạt tiêu chuẩn thì trách nhiệm từ phía các cơ quannhà nước là rất lớn Việc đáp ứng nhu cầu nước sạch của người dân nông thôn cầnnhằm vào các mục tiêu như: đảm bảo sức khỏe cho nhân dân; nâng cao, cải thiện

cơ sở hạ tầng và điều kiện sống ở các vùng nông thôn; đảm bảo sử dụng tài nguyênnước tiết kiệm và hiệu quả; nâng cao ý thức trách nhiệm của cộng đồng dân cưnông thôn trong sử dụng nước sạch và bảo vệ môi trường

Huyện Tứ Kỳ là một trong 12 huyện, thành phố của tỉnh Hải Dương cónhiều tiềm năng thuận lợi cho việc đầu tư, xây dựng các mô hình cấp nước sạchphục vụ cho nhu cầu sử dụng nước sạch của người dân trên địa bàn huyện Để có

sự đánh giá đầy đủ về tình hình cung cấp và sử dụng nước sạch và hiệu lực, hiệuquả của công tác quản lý nhà nước đối với cấp nước sạch của huyện Tứ Kỳ, qua

thực tế tìm hiểu em đã lựa chọn đề tài: “Thực trạng và giải pháp cung cấp nước

Trang 3

sạch đối với các điểm dân cư nông thôn trên địa bàn huyện Tứ Kỳ tỉnh Hải Dương” Đề tài sẽ tập trung vào nghiên cứu những nội dung cơ bản về nước sạch,

cung cấp nước sạch và quản lý nhà nước về cấp nước sạch của huyện Tứ Kỳ

2 Mục đích, nhiệm vụ của đề tài

2.1 Mục đích

- Nghiên cứu những lý luận chung về nước sạch

- Tìm hiểu tình hình sử dụng, cung cấp nước sạch cho các điểm dân cư nôngthôn trên địa bàn huyện Tứ Kỳ

- Đánh giá được hiệu quả quản lý nhà nước đối với cấp nước sạch của huyện Tứ Kỳ

- Tìm kiếm mô hình cấp nước hoạt động hiệu quả để thí điểm cho nhữngvùng có điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội tương tự

- Đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhànước về cung cấp nước sạch của huyện Tứ Kỳ

- Đề tài sẽ tập trung vào 2 hoạt động chủ yếu đó là:

+ Cung cấp và sử dụng nước sạch của các điểm dân cư nông thôn

+ Quản lý nhà nước về cấp nước sạch nông thôn

Trang 4

Luận văn chủ yếu sử dụng phương pháp nghiên cứu: thu thập số liệu, phântích, tổng hợp, thống kê và phỏng vấn trực tiếp.

5 Bố cục của Khóa luận

Ngoài lời mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo vào phụ lục, khóaluận được bố cục thành 3 chương:

Chương I Lý luận chung về nước sạch và quản lý nhà nước đối với cấpnước sạch nông thôn

Chương II Thực trạng sử dụng và cung cấp nước sạch cho các điểm dân cưnông thôn trên địa bàn huyện Tứ Kỳ

Chương III Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng và cung cấpnước sạch nông thôn huyện Tứ Kỳ

Trang 5

CHƯƠNG I

LÝ LUẬN CHUNG VỀ NƯỚC SẠCH VÀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI CẤP NƯỚC SẠCH NÔNG THÔN 1.1 Một số khái niệm liên quan

1.1.1 Sự phân phối nước trong tự nhiên

Thủy quyển là lớp vỏ lỏng không liên tục bao quanh trái đất gồm nước ngọt,nước mặn ở cả trạng thái cứng, lỏng, hơi Nước ở trạng thái lỏng là một dạng chấtliệu giúp cho mọi sự sống trên địa cầu Tất cả các sinh vật đều được cấu tạo bởinhững tế bào chứa ít nhất 60% nước Đối với hầu hết việc sử dụng nước của conngười cũng như sử dụng trong nông nghiệp và công nghiệp chất lượng nước cũngquan trọng không kém gì số lượng nước

Sự phân phối nước trong thiên nhiên được khái quát như sau: [2;3]

- Lượng nước trên trái đất tập trung chủ yếu ở đại dương, bao phủ khoảng70% diện tích bề mặt của trái đất, gồm có Thái Bình Dương, Đại Tây Dương, Ấn

Độ Dương và Bắc Băng Dương Trong các đại dương, người ta lại chia ra các vùngbiển có diện tích nhỏ hơn như biển Ban Tích, biển Bắc, biển Nam Trung Hoa Tuynhiên một số biển không có liên hệ với đại dương như biển Caxpi, biển Aran…được gọi là biển hồ Một phần đại dương hoặc biển ăn sâu vào đất liền được gọi làvịnh Thái Lan và vịnh Bắc Bộ Các đại dương và biển cả chiếm trên 97% tổnglượng nước trên trái đất Tuy nhiên, con người không thể sử dụng nước mặn cho sinh hoạt

và trong các quy trình sản xuất nông nghiệp, công nghiệp được Nước mặn có thể gâyngộ độc muối cho cơ thể sinh vật và gây ăn mòn các thiết bị kim loại trong công nghiệp

- Lượng nước ngọt ở trong lòng đất và băng hà ở 2 cực là nước không chứathứ muối có trong nước biển, khá tinh khiết chiếm trên 2% tổng lượng nước trên tráiđất, tuy nhiên do ở xa nơi sinh sống của loài người, vị trí thiên nhiên khắc nghiệt nênchi phí khai thác rất lớn Nước ngọt không ô nhiễm thích hợp để con người dùng chosinh hoạt, ăn uống, những lộ trình di cư cùng các địa điểm lập nghiệp ngày xưa củacon người đều chịu ảnh hưởng bởi khả năng tìm được nguồn nước uống Có mộtthời các nguồn nước ngọt sạch đã được xem là không bao giờ cạn

- Con người và các loài thực vật, động vật khác tập trung chủ yếu ở khu vực sôngngòi nhưng lượng nước sông chỉ chiếm 0,02% tổng lượng nước, không đủ cho cả nhânloại sử dụng trong sinh hoạt và sản xuất công – nông nghiệp Ô nhiễm nguồn nướcthường là ô nhiễm nước sông

Trang 6

- Lượng nước mưa phân phối trên trái đất không đồng đều, tùy theo vị tríđịa lý, biến động thời tiết có nơi mưa quá nhiều gây lũ lụt, có nơi thiếu nước, hạnhán kéo dài Chẳng hạn lượng mưa ở sa mạc dưới 100 mm/năm, trong khi nhiềuvùng nhiệt đới lượng mưa có thể đạt 5000 mm/năm.

Hiện nay, con người mới chỉ khai thác được 0,017% lượng nước có trên địacầu Lịch sử thế giới cũng đã ghi nhận các cuộc xung đột giữa một số nước cũngnhư vùng lãnh thổ vì muốn tranh giành nguồn nước Chẳng hạn như: tranh chấpnguồn nước sông Mê Kông giữa các quốc gia Lào, Việt Nam, Campuchia, TháiLan về lũ lụt và phân bổ quốc tế; tranh chấp nguồn nước sông Nile chủ yếu giữacác quốc gia là Ai Cập, Ethiopia, Sudan về đất phù sa, đổi hướng dòng sông, lũ lụt,nước tưới và phân bổ quốc tế…Mỗi ngày trên thế giới có hàng ngàn người chết vìnhững nguyên nhân liên quan tới nước như đói, khát, dịch bệnh… Vì vậy, nước làyếu tố thiết yếu đối với phát triển và xóa đói giảm nghèo Khả năng tiếp cận vớinước sinh hoạt là nhu cầu căn bản của con người và là trọng tâm của các mục tiêuphát triển thiên niên kỷ

1.1.2 Khái niệm nước sạch

Trong tổng lượng nước ngọt có một phần nhỏ được dành cho mục đích sinhhoạt và ăn uống của con người, và chúng ta vẫn gọi đó là nước sạch Và ngày naytrước nguy cơ ô nhiễm, cạn kiệt nguồn nước thì vấn đề nước sạch đã trở thành mốibận tâm lớn của nhiều quốc gia trong đó có Việt Nam

Các công trình nghiên cứu của các nhà khoa học khi tìm hiểu về nước sạch dùngcho sinh hoạt của con người đều thống nhất với cách hiểu đó là: “Nước sạch là nước phảitrong, không có màu, không có mùi vị, không chứa các mầm bệnh và các chất độc hại” [2]

Đối với Việt Nam tại Quyết định số 09/2005/QĐ-BYT ngày 11/3/2005 của

Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Tiêu chuẩn vệ sinh nước sạch, hiện nay được thay thếbằng Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước tại Thông tư số05/2009/BYT, thì nước sạch là nước dùng cho các mục đích sinh hoạt cá nhân vàgia đình, không sử dụng làm nước ăn uống trực tiếp Nếu dùng trực tiếp cho ănuống thì phải xử lý để đạt Tiêu chuẩn vệ sinh nước ăn uống ban hành kèm theo Quyếtđịnh số 1329/2002/QĐ –BYT ngày 18 tháng 4 năm 2002 của Bộ trưởng Bộ Y tế

1.1.3 Các khái niệm liên quan [3;5]

Trang 7

- Nguồn nước: chỉ các dạng tích tụ nước tự nhiên hoặc nhân tạo có thể khaithác, sử dụng được bao gồm sông, suối, kênh rạch, biển, hồ, đầm, ao, các tầng chứanước dưới lòng đất; mưa, băng, tuyết và các dạng tích tụ khác.

- Tài nguyên nước: được quy định trong luật Tài nguyên nước năm 1998 baogồm các nguồn nước mặt, nước mưa, nước dưới đất, nước biển trong lãnh thổ nướcCộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Nước biển, nước dưới đất thuộc vùng đặc quyềnkinh tế, thềm lục địa Nước khoáng nóng thiên nhiên do Luật khoáng sản quy định

- Bảo vệ tài nguyên nước: là các biện pháp phòng, chống suy thoái, cận kiệtnguồn nước, đảm bảo an toàn nguồn nước, bảo vệ khả năng phát triển tài nguyên nước

- Vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước: là vùng phụ cận khu vực lấy nước từnguồn nước được quy định phải bảo vệ để phòng, chống ô nhiễm nguồn nước sinh hoạt

- Ô nhiễm nguồn nước: là sự thay đổi tính chất lý hóa, thành phần sinh họccủa nước vi phạm tiêu chuẩn cho phép

- Hoạt động cấp nước: là các hoạt động có liên quan trong lĩnh vực sản xuất,cung cấp, tiêu thụ nước sạch,bao gồm: quy hoạch, tư vấn thiết kế, đầu tư xây dựng,quản lý vận hành, bán buôn, bán lẻ nước sạch và sử dụng nước sạch

- Kỹ thuật cấp nước: là giải pháp đem nước sạch đến từng hộ gia đình, nhóm dân

cư và các cụm chuyên dùng đảm bảo các yêu cầu về kinh tế kỹ thuật và vệ sinh môi trường

- Người sử dụng nước: là một hay một nhóm người sử dụng nước từ côngtrình cấp nước cho mục tiêu sinh hoạt hoặc sản xuất

- Đơn vị cấp nước: là tổ chức, cá nhân thực hiện một phần hoặc tất cả cáchoạt động khai thác, sản xuất, truyền dân, bán buôn, bán lẻ nước sạch

1.1.4 Điểm dân cư nông thôn và nhu cầu về cấp nước sạch nông thôn

Điểm dân cư nông thôn là một địa bàn sinh sống của dân cư, trong đó ngườidân có mối quan hệ gắn bó mật thiết với nhau (làng, xóm, thôn, bản, ấp…)

Hiện nay, do thực hiện các chính sách phát triển kinh tế nông thôn của nhànước (sự phát triển của kinh tế hộ, kinh tế tư nhân, kinh tế hợp tác xã ) nên cácđiểm dân cư nông thôn của nước ta đã có sự thay đổi đáng kể cả về quy mô và chấtlượng cuộc sống Thực tế đã diễn ra những mâu thuẫn giữa sự phát triển các điểm dân cưvới sự đáp ứng của các cơ sở hạ tầng của các địa phương, nhất là các nội dung liên quanthiết thực đối với đời sống người dân như cấp nước sạch và vệ sinh nông thôn

Trang 8

Nguồn nước được sử dụng cung cấp cho mục đích sinh hoạt của người dânnông thôn bao gồm các loại:

- Nước mặt: là nước tồn tại trên mặt đất liền hoặc hải đảo (sông, suối, ao, hồ )

- Nước ngầm: là nước tồn tại trong các tầng chứa nước dưới mặt đất

Hiện nay ở nhiều tỉnh, thành trong cả nước đã xây dựng và vận hành hệthống cấp nước tập trung nhằm phục vụ nhu cầu nước sạch cho một hoặc nhiềuđiểm dân cư lân cận Đây là hướng đi được nhà nước khuyến khích vì nó huy độngđược sự tham gia của cộng đồng dân cư nông thôn và chất lượng nước cung cấpđược đảm bảo hơn

Hệ thống cấp nước tập trung hoàn chỉnh: là một hệ thống bao gồm các côngtrình khai thác, xử lý nước, mạng lưới đường ống cung cấp nước sạch đến kháchhàng sử dụng nước và các công trình phụ trợ có liên quan

Mạng lưới cấp nước: là hệ thống đường ống truyền dẫn nước sạch từ nơisản xuất đến nơi tiêu thụ, bao gồm mạng cấp I, mạng cấp II, mạng cấp III và cáccông trình phụ trợ có liên quan

+ Mạng cấp I: là hệ thống đường ống chính có chức năng vận chuyển nước tớicác khu vực của vùng phục vụ cấp nước và tới các khách hàng sử dụng nước lớn

+ Mạng cấp II: là hệ thống đường ống nối có chức năng điều hòa lưu lượngcho các tuyến ống chính và bảo đảm sự làm việc an toàn của hệ thống cấp nước

+ Mạng cấp III: là hệ thống các đường phân phối lấy nước từ các đường ốngchính và ống nối dẫn nước tới người sử dụng nước

Công trình phụ trợ là: các công trình hỗ trợ cho việc quản lý, vận hành, bảodưỡng, sửa chữa đối với hệ thống cấp nước như sân, đường, nhà xưởng, tường rào,trạm biến áp, các loại hố van, hộp đồng hồ

Bất kỳ khu vực dân cư và sản xuất nào cũng cần hệ thống cấp nước sạch.Cấp nước sạch trở thành một trong nhiều tiêu chí quan trọng để đánh giá sự pháttriển của xã hội, đánh giá sự tin tưởng, hài lòng của nhân dân vào các đường lối,chính sách của Đảng và Nhà nước

1.2 Vai trò của nước sạch đối với đời sống con người

1.2.1 Vai trò của nước sạch đối với đời sống con người

Trang 9

Nước là một vật phẩm quý giá nhất mà tạo hóa đã ban tặng cho hành tinhcủa chúng ta và chính nó là khởi nguồn của sự sống: vạn vật không có nước khôngthể tồn tại, con người cũng không là ngoại lệ

Ngoài chức năng tham gia vào chu trình sống, nước còn là chất mang nănglượng (hải triều, thủy năng), chất mang vật liệu và tác nhân điều hòa khí hậu, thựchiện các chu trình tuần hoàn vật chất trong tự nhiên

Theo các nghiên cứu khoa học, con người có thể nhịn ăn được khoảng 3tuần nhưng họ sẽ chết khát nếu 3 ngày không có nước uống Trong cơ thể conngười nước chiếm tới 75% trọng lượng, hàng ngày mỗi người cần tối thiểu 60 – 80lít nước, tối đa tới 150 – 200 lít nước hoặc nhiều hơn cho sinh hoạt, riêng lượngnước ăn uống vào cơ thể ít nhất cũng tới 1,5 – 2 lít mỗi ngày Nước nuôi dưỡng,làm sạch cơ thể, đối với tư duy của con người cũng phụ thuộc vào nước, không cónước thì không có năng lượng tạo ra hoạt động của hệ thần kinh.[8]

Điều này cho thấy tầm quan trọng của nước sạch đối với sự sống và sứckhỏe con người Đặc biệt là theo nghiên cứu, khảo sát thực tế của các cơ quan chứcnăng, nước sinh hoạt của người dân tại nhiều khu vực của nước ta đã bị ô nhiễmtrong nguồn nước thô (chưa qua xử lý)

Dưới đây là hình minh họa mức sử dụng nước trung bình của một gia đìnhtrung lưu vùng Đông Nam Á: [3]

Mức sử dụng nước cho 1 gia đình

vệ sinh

ăn uống khác

Tiêu chuẩn dùng nước cho từng đầu người thường tùy thuộc vào mức độphát triển kinh tế của từng vùng và điều kiện cấp nước Mức sử dụng nước trong

Trang 10

gia đình cho các yêu cầu trên thường biến động khá lớn do mức sống, điều kiện khíhậu, lãnh thổ, tập quán… khác nhau.

1.2.2 Vai trò của nước sạch đối với đời sống dân cư nông thôn

Ngoài những phân tích về vai trò của nước sạch đối với đời sống con ngườinói chung, thì với các điểm dân cư nông thôn hoạt động cung cấp nước sạch cũnggiữ vị trí rất quan trọng, nó ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình CNH – HĐH nôngnghiệp - nông thôn và giải quyết các vấn đề giữa nông thôn và thành thị

Trước hết có thể thấy cấp nước sạch và vệ sinh nông thôn có mối quan hệchặt chẽ với Chiến lược xóa đói giảm nghèo Vì vậy, nếu người dân nông thônkhông được tiếp cận và sử dụng nguồn nước đảm bảo về chất lượng thì hầu nhưmọi nỗ lực của chúng ta cho công tác xóa đói giảm nghèo là không có ý nghĩa

Khu vực nông thôn là nơi tỷ lệ nhiễm các dịch bệnh liên quan tới việc sửdụng nguồn nước không đảm bảo còn lớn Do người dân nông thôn vẫn giữ nhữngthói quen sử dụng nước truyền thống không đảm bảo vệ sinh Đối với nước ta, theobác sĩ Nguyễn Huy Nga (Vụ Y tế dự phòng – BYT): ở Việt Nam, chúng ta có gần80% loại bệnh tật có liên quan đến nguồn nước và vệ sinh môi trường mà chủ yếu

là do chất lượng nước, nhất là các bệnh về đường ruột, bệnh tả, thương hàn

Trong số các đối tượng chịu ảnh hưởng do sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm,thì trẻ em và phụ nữ là nhóm đối tượng dễ bị tổn thương nhất Hiện có tới 90% phụ

nữ ở nông thôn mắc các bệnh phụ khoa; tỷ lệ người nhiễm giun sán, giun đũa, giunmóc của nước ta được xếp vào loại cao nhất thế giới Những khảo sát gần đây của

Bộ Y tế cũng cho thấy 100 % trẻ em từ khoảng 4-14 tuổi ở nông thôn miền Bắcnhiễm giun đũa, từ 50-80 % nhiễm giun móc Gần đây nhất điển hình là dịch bệnhtiêu chảy cấp nguy hiểm xảy ra vào cuối năm 2007, với gần 2.000 người mắc,trong đó có 295 trường hợp dương tính với phẩy khuẩn tả tại 13 tỉnh, thành phố

Bên cạnh đó, tính chất và mức độ ô nhiễm môi trường nước ngày một giatăng ở nông thôn Đây được xem là dạng ô nhiễm gây nguy hiểm trực tiếp, hàngngày và khó khắc phục đối với đời sống người dân cũng như sự phát triển bềnvững của đất nước Khu vực nông thôn của Việt Nam do hoạt động lao động sảnxuất của con người mà môi trường ở đây cũng đã có những điểm ô nhiễm nặng nề

Đó là nguồn ô nhiễm gây tác động rất lớn đến lượng nước mặt của các con sông,nơi là điểm lấy nước cho nhiều nhà máy cấp nước sạch Trước tình hình đó mọingười dân vừa phải biết lựa chọn các nguồn nước phù hợp với mục đích sử dụng

Trang 11

nhất là phục vụ cho ăn uống và sinh hoạt, đồng thời cần phải tích cực tham gia vào các hoạtđộng bảo vệ môi trường và nguồn nước, tham gia xây dựng và bảo vệ các công trình cấp nước.

Từ những phân tích trên cho chúng ta có cơ sở khẳng định vai trò đặc biệtquan trọng của nước sạch đối với sức khỏe trước mắt và lâu dài của cư dân nôngthôn Việc đảm bảo các mục tiêu về nước sạch không chỉ có tác động tích cực đốivới khu vực nông thôn mà xét trong mối tương quan với thành thị, trong giải quyếtcác vấn đề kinh tế - chính trị - xã hội của đất nước

1.3 Quản lý nhà nước đối với cấp nước sạch nông thôn

Nông nghiệp – nông thôn là một bộ phận quan trọng trong sự nghiệp pháttriển kinh tế - xã hội của nước ta Quản lý nhà nước về nông thôn chính vì vậy luôngiữ một vị trí đặc biệt, nó thể hiện sự định hướng phát triển nông nghiệp – nông thôntrong từng thời kỳ nhất định phù hợp với đường lối, mục tiêu chung của cả nước

Quản lý nhà nước về cấp nước sạch nông thôn là hoạt động chấp hành –điều hành của cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiến hành hoạt động quản lý về cấpnước sạch nhằm đạt được các mục tiêu của Chiến lược Quốc gia về cấp nước và vệ sinhnông thôn giai đoạn 2001-2020

1.3.1 Sự cần thiết khách quan của quản lý nhà nước (QLNN) đối với cấp nước sạch nông thôn

1.3.1.1 Vai trò của QLNN đối với vấn đề nước sạch nông thôn

Nhà nước là chủ thể quản lý mọi mặt đời sống kinh tế – xã hội trong đó cóvấn đề cấp nước sạch và vệ sinh nông thôn Để đảm bảo các chủ trương, chínhsách, pháp luật của nhà nước trong lĩnh vực nước sạch được triển khai vào trongthực tế, không lực lượng nào ngoài nhà nước có đủ các điều kiện về tổ chức bộmáy điều hành, nguồn nhân lực, vật lực và cả một hành lang pháp lý đủ mạnh đểthực hiện chức năng quản lý đó

Vai trò của quản lý nhà nước trong cung cấp nước sạch nông thôn còn nhằmbảo vệ lợi ích của các bên trong cấp nước sạch nông thôn như: bên cung cấp dịch

vụ được nhà nước ưu đãi về tiền thuê đất, tiền điện vận hành…; bên thụ hưởng làngười dân, tổ chức với chất lượng nước đảm bảo và giá thành hợp lý Nhiệm vụcủa ngành cấp nước sạch nông thôn được thể hiện qua các mặt sau: [3]

- Khảo sát tất cả các nguồn nước có thể khai thác và sử dụng được

- Đánh giá chất lượng nguồn nước

Trang 12

- Xác định phương thức khai thác nguồn nước

- Các biện pháp xử lý nước cấp, nước xả

- Xây dựng các sơ đồ vận hành các hệ thống cấp nước

- Xác định được nhu cầu sử dụng nước và chỉ tiêu cấp nước

- Vận hành và bảo dưỡng hệ thống

- Thu phí cấp nước để tái sản xuất

1.3.1.2 Vai trò của nước sạch đối với đời sống người dân nông thôn

Như đã trình bày trong phần nội dung trên, vai trò của nước sạch đối với đờisống con người là vô cùng quan trọng, là nhân tố cơ bản quyết định đến chất lượngcuộc sống và sức khỏe của bản thân mỗi người Nước sạch đồng thời cũng là tiêuchí đánh giá sự phát triển của một quốc gia thông qua việc đảm bảo nhu cầu vềnước sạch cho công dân của mình

Hiện nay, không chỉ đối với đô thị mà ngay cả nông thôn nhu cầu được sửdụng nước hợp vệ sinh ngày một gia tăng, nước sạch ngoài dùng cho sinh hoạt tạicác hộ gia đình còn được sử dụng cho các hoạt động công cộng

Chính vì vậy để lĩnh vực này hoạt động có hiệu quả đòi hỏi cần có sự canthiệp, quản lý của nhà nước với vai trò là người định hướng, tạo môi trường

1.3.1.3 Tình trạng ô nhiễm nguồn nước nông thôn

Ngày nay mặc dù đã có những tiến bộ trong việc khoan dò, dẫn thủy vàthanh lọc nhưng các vấn đề về chất lượng, số lượng nguồn nước uống vẫn luôn làmối quan tâm hàng đầu của rất nhiều quốc gia Và ngày nay khi chúng ta đã dành

ưu tiên quá mức cho phát triển kinh tế, khi con người phải sống chung với nhữngnguồn nước “chết” thì chúng ta mới hiểu rằng chúng ta có lẽ sẽ bị cạn kiệt nguồnnước ngọt quý hiếm này

Không phải ngẫu nhiên Liên Hợp Quốc phát động thập kỷ quốc tế hànhđộng “Nước sạch vì sự sống” bắt đầu từ năm 2005 Cũng không phải ngẫu nhiêncác nhà hoạt động xã hội kêu gọi đánh thuế nước toàn cầu và thành lập “Nghị việnnước thế giới” Bởi nguyên nhân căn bản là nguồn nước ngọt dùng được cho nhucầu sinh hoạt của con người đang bị thu hẹp về diện tích và tình trạng ô nhiễmđang hết sức căng thẳng Bên cạnh đó các quốc gia đặc biệt là các nước đang vàkém phát triển chưa thực sự dành những ưu tiên cũng như chưa có hành độngquyết liệt để đảm bảo nước sạch cho người dân

Trang 13

Đối với nông thôn nước ta các nguồn ô nhiễm nước chủ yếu từ các lĩnh vực:

- Ô nhiễm nước do sản xuất nông nghiệp: do hiện nay Việt Nam có 70%[1]dân số đang sinh sống ở nông thôn, phần lớn các chất thải của con người và giasúc không được xử lý nên thấm xuống đất hoặc bị rửa trôi, làm cho tình trạng ônhiễm nguồn nước về mặt hữu cơ và vi sinh vật ngày càng cao Theo báo cáo của

Bộ nông nghiệp & Phát triển nông thôn, số vi khuẩn Feca coliform trung bình biếnđổi từ 1.500 – 3.500 MNP/100ml ở các vùng ven sông Tiền và sông Hậu, tăng lêntới 3.800 – 12.500 MNP/100ml ở các kênh tưới tiêu.[9]

Trong sản xuất nông nghiệp do tập quán canh tác còn lạc hậu, tình trạng lạm dụngcác thuốc bảo vệ thực vật và phân bón hóa học dẫn đến các nguồn nước ở sông, hồ, kênhmương bị ô nhiễm ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường nước và sức khỏe của người

- Ô nhiễm nước do sản xuất công nghiệp tại các khu vực nông thôn: mặc dùtình trạng ô nhiễm môi trường nước do công nghiệp ở các vùng nông thôn chưagay gắt, bức xúc như tại các đô thị, thành phố lớn như Hà Nội, Tp Hồ Chí Minh,Hải Phòng…Tuy nhiên cùng với quá trình đô thị hóa nông thôn thì mức độ ônhiễm cũng đang gia tăng

Các xí nghiệp hoặc cụm công nghiệp thường xuyên vứt bỏ một phần hoặctất cả các chất thải của mình vào trong hệ thống cống rãnh của cộng đồng Chẳnghạn quan khảo sát một số làng nghề sản xuất sắt thép, đúc đồng, nhôm, chì, giấy,dệt nhuộm ở Bắc Ninh cho thấy có lượng nước thải hàng ngàn m3/ ngày không qua

xử lý gây ô nhiễm và suy thoái môi trường xung quanh một cách nghiêm trọng

Tác động từ thực trạng ô nhiễm môi trường nước lên hoạt động cấp và sửdụng nước sạch nông thôn là rất lớn Bởi trên thực tế đa số người dân nông thônvẫn sử dụng nguồn nước tự nhiên từ sông, hồ; hay từ nước giếng khoan, giếng khơivới những biện pháp xử lý đơn giản; kể cả đối với các nhà máy cấp nước sạchcũng lấy nguồn nước mặt từ các con sông Như vậy, nếu các nguồn nước đó chứacác mầm bệnh thì vô hình dung chúng ta lại tái sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm chomục đích sinh hoạt của mình Đây là một thực tế rất đáng lo ngại và để ngăn chặn, phòng ngừatình trạng này trách nhiệm thuộc về toàn xã hội mà trước hết là từ phía cơ quan nhà nước

1.3.2 Nội dung quản lý nhà nước về cấp nước sạch nông thôn

1.3.2.1 Tổ chức bộ máy quản lý

Trang 14

Nhiệm vụ cần làm và trước tiên đối với lĩnh vực cấp nước và vệ sinh nông thôn là phải tổ chức một hệ thống cơ quan quản lý từ TW đến địa phương nhằm đảm nhiệm tốt các chức năng, nhiệm vụ quản lý về cấp nước sạch nông thôn

Theo Luật Tài nguyên nước có hiệu lực từ tháng 1 năm 2000, Nhà nước thống nhất quản lý tài nguyên nước và tất cả những người sử dụng và các cơ quan (trừ các hộ gia đình) phải xin phép của Bộ NN & PTNN hoặc UBND tỉnh sở tại nếu muốn sử dụng tài nguyên nước.Thẩm quyền và trách nhiệm đối với ngành nước được quy định tại Điều 58 của Luật Tài nguyên nước

Đối với nước ta trách nhiệm đối với ngành cấp nước sạch nói chung được phân chia cụ thể tại Chiến lược Quốc gia về cấp nước và vệ sinh nông thôn giai đoạn 2001 – 2020 Trong đó Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là cơ quan quản

lý chính đối với cấp nước sạch nông thôn

Sự phân cấp quản lý và giám sát các công trình cấp nước của một quốc gia được minh họa bằng sơ đồ sau: [3]

Để đảm bảo cho các dự án cấp nước sạch được thực hiện hiệu quả và thống nhất trong phạm vi cả nước, Chính phủ đã thành lập Trung tâm quốc gia nước sạch

và vệ sinh môi trường nông thôn thuộc Bộ NN & PTNT với chức năng, nhiệm vụ

CẤP TỈNH

CẤP HUYỆN

CẤP QUỐC

GIA

- Lập kế hoạch chiến lược

- Hoạch định chính sách

- Định mức, tiêu chuẩn

- Quản lý CTQG

- Giám sát các dự án cấp nước

- Cung cấp kỹ thuật, đào tạo -…

- Thực hiện dự án cấp nước

- Khảo sát thiết kế công trình

- Thi công và quản lý dự án

- Huấn luyện cấp cơ sở

- …

- Quản lý hệ thống ở cộng đồng

- Khai thác, bảo dưỡng công trình

- Thu phí dùng nước -…

Trang 15

được quy định tại Quyết định số 45/2008/QĐ – BNN ngày 11/3/2008 Theo đóTrung tâm quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn là đơn vị sự nghiệptrực thuộc Bộ NN & PTNT, có tư cách pháp nhân, có kinh phí hoạt động từ ngânsách, có con dấu và tài khoản riêng, hoạt động theo cơ chế tự chủ, tự chịu tráchnhiệm, phục vụ quản lý nhà nước của Bộ trong lĩnh vực nước sạch và vệ sinh môitrường nông thôn trên phạm vi cả nước

Cơ cẩu tổ chức của Trung tâm bao gồm các phòng, ban và các đơn vị trực thuộckhác:

- Phòng hành chính, tổng hợp

- Phòng kế hoạch và hợp tác quốc tế

- Phòng huấn luyện, truyền thông

- Phòng khoa học công nghệ

- Phòng kiểm nghiệm chất lượng nước và môi trường

- Bộ phận thường trực miền Trung

- Bộ phận thường trực miền Nam

Tại các tỉnh thành đều thành lập Trung tâm nước sạch và vệ sinh môi trườngnông thôn nhằm triển khai kế hoạch, nhiêm vụ cấp nước sạch trên thực tế Một Ủyban thường trực liên bộ về Chương trình mục tiêu quốc gia về cấp nước và vệ sinhnông thôn được thành lập tháng 7 năm 2002 nhưng mới chỉ họp một lần và địa vịpháp lý chưa được quy định chính thức

Như vậy, để thực hiện mục tiêu của Chiến lược Quốc gia về cấp nước và vệsinh nông thôn chúng ta đã tổ chức một hệ thống cơ quản lý nhà nước điều hànhtrực tiếp lĩnh vực này Đây là một nội dung quan trọng bởi các chiến lược, chươngtrình, chính sách sẽ không thể đi vào thực tế nếu không có bộ máy truyền tải, tổchức thực hiện và một đội ngũ nhân lực đủ năng lực để thực thi nhiệm vụ

1.3.2.2 Xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện chiến lược, chính sách và các văn bản pháp luật về lĩnh vực cấp nước sạch

Đến thời điểm hiện tại, Chính phủ đã ban hành được các chính sách quantrọng liên quan trực tiếp đến cấp nước sạch nông thôn như sau:

- Chiến lược Quốc gia về cấp nước và vệ sinh nông thôn giai đoạn 2000 –

2020 được phê duyệt tại Quyết định số 104/2000/QĐ – TTg ngày 25/8/ 2000 củaThủ tướng Chính Phủ

Trang 16

Đây là chiến lược quan trọng nhất cho lĩnh vực nước sạch và vệ sinh nôngthôn Nguyên tắc thực hiện chiến lược này là sự bền vững chứ không phải tiến độthực hiện Theo chiến lược nước sẽ được xem là một loại hàng hóa kinh tế, việc raquyết định và quản lý được thực hiện ở cấp thấp nhất phù hợp và chú trọng đến sựtham gia của phụ nữ Đề cập đến các nội dung này chiến lược đã dần tạo dựng mộtthị trường nước sạch tại các điểm dân cư nông thôn, qua đó nâng cao ý thức, tráchnhiệm của cộng đồng dân cư bằng việc coi nước sạch là một hàng hóa và khi sửdụng người dân sẽ phải trả phí.

- Chiến lược toàn diện về tăng trưởng và xóa đói giảm nghèo giai đoạn2000-2010 với mục tiêu:

+ Đến năm 2005: 60 % cư dân nông thôn được tiếp cận với nước sạch vớimức trung bình 50 lít/ng/ng

+ Đến năm 2010: 85 % cư dân nông thôn được tiếp cận nguồn nước sạchvới mức 06 lít/ng/ng Trước mắt cần đặc biệt chú ý cấp nước sạch cho các nhà trẻ,trường mẫu giáo, trường học và các bệnh viện ở nông thôn

- Các mục tiêu phát triển của Việt Nam: cũng đưa ra mục tiêu đến năm 2010, 60

% dân cư nông thôn được tiếp cận với nước sạch và an toàn, đến năm 2015 là 85%

- Chiến lược môi trường của Chính phủ Việt Nam 2000-2010: mục tiêu làđến năm 2010, 85% dân cư nông thôn được sử dụng nước ăn uống hợp vệ sinh

Các chiến lược trên là sự định hướng quan trọng cho sự phát triển của ngànhcấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn nước ta Trên cơ sở đó Chính phủcùng các bộ, ngành liên quan đã xây dựng và ban hành hệ thống văn bản quy phạmpháp luật quản lý đối với tài nguyên nước và lĩnh vực cấp nước sạch Tạo môitrường pháp lý cho các chủ thể trong xã hội tham gia lĩnh vực này được đảm bảo

về quyền và nghĩa vụ Đó là:

- Luật Tài nguyên nước năm 1998 có hiệu từ tháng 1 năm 2000 đây là vănbản có giá trị pháp lý cao nhất, quản lý chung đối với tài nguyên nước và khai thác,

sử dụng nguồn nước vào mục đích sinh hoạt

- Nghị định số 179/1999/NĐ – CP ngày 30 tháng 12 năm 1999 của Chínhphủ quy định việc thi hành Luật tài nguyên nước

- Nghị định số 162/2003/ NĐ – CP ngày 19 tháng 12 năm 2003 của Chính phủ banhành Quy chế thu thập, quản lý, khai thác, sử dụng dữ liệu, thông tin về tài nguyên nước

Trang 17

- Nghị định số 34/2005/NĐ – CP ngày 17 tháng 3 năm 2005 của Chính phủquy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước

- Nghị định số 117/NĐ – CP của Chính phủ quy định về sản xuất, cung cấp, tiêuthụ nước sạch đối với hệ thống cấp nước tập trung hoàn chỉnh tại các khu vực đo thị, nôngthôn

- Quyết định số 99/2002/QĐ – TTg ngày 23/7/2002 của Thủ tướng Chínhphủ về thành lập Ủy ban thường trực Quốc gia về cấp nước và vệ sinh nông thôn

- Thông tư liên tịch số 95/2009 giữa Bộ Tài chính – Bộ Xây dựng – Bộ NN

& PTNT về hướng dẫn nguyên tắc, phương pháp xác định và thẩm quyền quyếtđịnh giá tiêu thụ nước sạch tại các đô thị, khu công nghiệp, khu vực nông thôn

- Thông tư số 05/2009/QĐ – BYT ngày 17/6/2009 của Bộ Y tế về ban hành

“Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước”

-…

Do đặc thù của ngành nước nên công tác quản lý đòi hỏi phải có sự phốihợp giữa các bộ, ngành liên quan Hệ thống văn bản quản lý về tài nguyên nước vànước sạch cần thường xuyên được nghiên cứu, bổ sung và hoàn thiện nhằm đảm bảohiệu lực, hiệu quả của nhà nước và đáp ứng nhu cầu giải quyết công việc từ thực tế

1.3.2.3 Đào tạo nguồn nhân lực quản lý, lưu trữ các tài liệu, thông tin về tài nguyên nước và cấp nước sạch nông thôn

Nhằm vận hành bộ máy quản lý nhà nước về tài nguyên nước, đồng thời đểtriển khai các chương trình, kế hoạch về nước sạch và vệ sinh nông thôn thì nhucầu đào tạo một đội ngũ nhân lực cho ngành cấp nước là cần thiết và quan trọng.Trong Chiến lược Quốc gia về cấp nước và vệ sinh nông thôn cũng nêu mục đíchcủa việc phát triển nguồn nhân lực đó là: cung cấp đủ và sắp xếp lại cho hợp lý cán

bộ nhân viên trong lĩnh vực cho phù hợp với nghề nghiệp và yêu cầu nhiệm vụmới; bồi dưỡng cho cán bộ ở trung ương và địa phương về Chiến lược Quốc gia vềcấp nước và vệ sinh nông thôn, các kiến thức và kỹ năng về lập chương trình, kếhoạch, điều phối, quản lý theo cách tiếp cận dựa trên nhu cầu đối với cấp nướcsạch và vệ sinh nông thôn

Hiện nay, tài liệu và thông tin về tình hình cung cấp, sử dung nước sạchnằm ở nhiều cơ quan khác nhau: Bộ NN & PTNT, Bộ Y tế, Bộ Tài nguyên – Môitrường, Ban chỉ đạo quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường và ở TTNSH &VSMTNT tại các tỉnh thành Vì vậy, cần được hệ thống hóa để theo dõi nguồn

Trang 18

nước, sử dụng các số liệu được thu thập từ quá trình thực hiện Chiến lược Quốc gia

về cấp nước và vệ sinh nông thôn

Nhu cầu đào tạo nhân lực về quản lý, lưu trữ thông tin tài liệu về tài nguyênnước còn xuất phát từ vai trò quan hệ hợp tác của nước ta với các nước bạn, các tổchức quốc tế về nước sạch Các hoạt động đó cần những thông tin đầy đủ và yêucầu độ chính xác cao, vì vậy đội ngũ làm công tác quản lý thông tin về tài nguyênnước phải được đào tạo đúng chuyên môn, nghiệp vụ

Trên thực tế, công tác lưu trữ các thông tin tài liệu về tài nguyên nước ở cáccấp nhìn chung còn yếu Việc thiết lập các cơ sở dữ liệu, thống kê về các nguồnnước cần được thực hiện ở cả TW và địa phương Cần nắm chắc các thông số vềtrữ lượng nước ngầm, nước mặt, khả năng có thể khai thác được, số lượng đã khaithác và khả năng phục hồi của nguồn nước

1.3.2.4 Công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm

Bên cạnh, các nội dung về tổ chức bộ máy, tạo dựng môi trường pháp lý,đào tạo đội ngũ nhân lực cho lĩnh vực cấp nước sạch thì nội dung thanh tra, kiểmtra và xử lý vi phạm cũng được xem là một nội dung quan trọng Trên thực tế córất nhiều doanh nghiệp, đơn vị sản xuất, hộ gia đình…có hành vi vi phạm pháp luật

về tài nguyên nước, như xả nước thải chưa qua xử lý vào các con sông gây ra tìnhtrạng ô nhiễm, suy thoái, suy giảm chất lượng nguồn nước, hay sản xuất, kinhdoanh nước sạch không đạt tiêu chuẩn về chất lượng nước… Đó đều là nhữnghành vi cần có sự cưỡng chế và xử lý theo đúng luật định

Mặt khác vai trò của công tác thanh tra, kiểm tra còn nhằm vào việc phòngngừa, ngăn chặn và phát hiện sớm những hành vi vi phạm trước khi để xảy ra hậuquả trên thực tế Luật tài nguyên nước có quy định nhiệm vụ, thẩm quyền củathanh tra chuyên ngành ở trung ương về tài nguyên nước trực thuộc Bộ NN &PTNT, và thanh tra chuyên ngành ở địa phương thuộc Sở NN & PTNT

1.4 Những yếu tố tác động đến quản lý nhà nước về cấp nước sạch nông thôn

1.4.1 Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên

Việt Nam là một quốc gia nằm trong khu vực có nguồn tài nguyên nước khádồi dào với một mặt tiếp giáp với biển Đông và hệ thống sông ngòi dày đặc Lànước có kiểu khí hậu nhiệt đới gió mùa với lượng mưa trung bình hàng năm thuộcloại cao khoảng 2000 mm/năm, gấp 2,6 lần lượng mưa trung bình của vùng lục địatrên thế giới (800 mm) và của Châu Âu (789 mm) [21] nơi gặp gỡ của nhiều nhánh

Trang 19

sông lớn trên thế giới Vì vậy tài nguyên nước của Việt Nam khá phong phú: lượngnước mặt sản sinh nội lãnh thổ là 32,5 tỷ m3/ năm, ngoài dòng chảy phát sinh trongvùng nội địa, hàng năm lãnh thổ Việt Nam nhận thức thêm lưu lượng nước từ NamTrung Quốc và Lào vào khoảng 889 m3/ năm [7]

Tài nguyên nước mặt, nước ngầm có thể khai thác và sử dụng cho các hoạtđộng công nghiệp – nông nghiệp – dịch vụ là rất phong phú, trong đó có hoạt độngcung cấp, sử dụng nước sạch chiếm một phần nhỏ trong tổng trữ lượng nước ngọtcủa cả nước Đây là một thuận lợi rất lớn cho nước ta khi thực hiện các mục tiêukinh tế - xã hội Nhà nước cần có quy hoạch sử dụng nước một cách tiết kiệm vàhiệu quả vì đây là tài nguyên vừa vô hạn vừa hữu hạn, có thể tái sinh, có khả năng tựtái tạo nhưng vẫn có thể bị cạn kiệt hoặc bị ô nhiễm nếu không được quản lý chặt chẽ

Tuy nhiên, tài nguyên nước của nước ta phân bố không đều giữa các mùatrọng năm và giữa các vùng trong cả nước, với địa hình chủ yếu là đối núi, độ dốcmạnh đã ảnh hưởng đến khả năng khai thác nguồn nước cho sinh hoạt của ngườidân Lượng mưa của nước ta phân phối không đều trong năm Có khoảng 65 – 90

% lượng mưa tập trung trong mùa mưa, 10 – 35% lượng mưa rơi vào mùa khô.Mùa mưa thường bắt đầu từ tháng 4, 5 ở Bắc Bộ, phần Bắc phía bắc của Bắc trung

bộ (Thanh Hóa, Nghệ An), Tây Nguyên và Nam bộ cho đến tháng 9, 10, ở Bắc bộ ,Bắc trung bộ, tháng 10, 11 ở Tây Nguyên, Nam bộ; ở ven biển Trung bộ, mùa mưaxuất hiện ngắn, thường là tháng 8, 9,11,12 [9]

Phần lớn tài nguyên nước sông của nước ta (khoảng 60%) được hình thànhtrên phần lưu vực nằm ở nước ngoài, lượng dòng chảy sông ngòi phân bố khôngđều trong lãnh thổ và biến đổi mạnh theo thời gian, nên tình trạng khan hiếmnguồn nước đã và đang xảy ra ở nhiều nơi nhất là trong mùa khô cạn Bên cạnh đó

có tới 60 % số số nguồn nước tập trung ở Đồng bằng sông Cửu Long ( đồng bằngnày chiếm 12% diện tích cả nước – 3,9 triệu ha với dân số khoảng 21% dân số cảnước), trong khi phần lãnh thổ còn lại chỉ có gần 40% số lượng nước nhưng lạichiếm tới gần 80% dân số và 90 % khối lượng hoạt động sản xuất kinh doanh Đặcbiệt ở Đông Nam Bộ và lưu vực sông Đồng Nai – Sài Gòn, lượng nước bình quânđầu người chỉ đạt khoảng 2.900 m3/người/năm bằng 28 % so với trung bình của cả nước.[9]

Ngoài những yếu tố được phân tích trên, ngày nay biến đổi khí hậu đượcnhắc đến như là một trong nhiều nguyên nhân gia tăng khó khăn cho công tác quản

lý nhà nước nói chung và về cấp nước sạch nông thôn nói riêng Việt Nam là mộttrong 5 vùng, lãnh thổ trên thế giới chịu tác động nặng nề từ biến đổi khí hậu,

Trang 20

những thảm họa liên quan tới nước xảy ra ở nước ta như lũ lụt, hạn hán, xói mòn,sạt lở đất là hậu quả của sự tác động qua lại giữa các yếu tố thủy văn – khí tượngkhắc nghiệt và hoạt động kinh tế không bền vững của con người gây ra

Tình trạng lũ lụt xảy ra ở đồng bằng sông Cửu Long, thành phố Hà Nộitrong thời gian qua không những trở ngại cho việc tổ chức sản xuất, ảnh hưởngnghiêm trọng đến sức khỏe người dân, mà còn gây khó khăn cho công tác quản lýđặc biệt là công tác vệ sinh môi trường, thu dọn rác thải, xác gia súc, gia cầm chết,mùi xú uế, rác thải tràn ngập sau những ngày ngập lụt, nguồn nước sinh hoạt của nhândân bị ô nhiễm nặng nề, các loại bệnh phát sinh do nguồn nước bị ô nhiễm bùng phát

Bên cạnh lũ lụt, tình trạng hạn hán kéo dài tại nhiều vùng ở nước ta cũnggây khó khăn cho công tác quản lý nhà nước trong việc đảm bảo nguồn nước chosản xuất và sinh hoạt của nhân dân Do phụ thuộc vào lượng mưa hàng tháng nên

đa phần khu vực miền núi, miền trung thiếu nước đặc biệt là vào mùa khô Ngườidân thuộc các tỉnh vùng núi phía Bắc như Bắc Kạn, Lào Cai, Hà Giang và vùngTây Nguyên, Bình Thuận, Ninh Thuận …số người dân nông thôn được tiếp xúc với nguồnnước sạch chỉ trên 28 % và thường xuyên phải chịu khát ít nhất 1-2 tháng trong mùa khô

Những phân tích về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên và biến đổi khi hậu đãđặt ra cho công tác quản lý nhà nước về vấn đề cấp nước và vệ sinh môi trườngnông thôn nhiều khó khăn, thách thức Các yếu tố này đòi hỏi nhà nước trước khitiến hành một chương trình, dự án về cấp nước cho vùng nông thôn nào cần phải

có sự phân tích kỹ về điều kiện tự nhiên, vị trí và nhu cầu sử dụng nước của ngườidân bản địa Như vậy, mới có được cách thức đầu tư hiệu quả với chi phí thấp màlợi ích mang lại cho người dân là lớn nhất

1.4.2 Sự gia tăng dân số

Việt nam là một quốc gia có quy mô dân số lớn và vẫn tiếp tục tăng về sốlượng tuyệt đối Theo số liệu của cuộc tổng điều tra Dân số và Nhà ở ngày 1 tháng

4 năm 2009 thì dân số nước ta là 85.789.573 triệu người Trong 10 năm (1999 2009) dân số Việt Nam tăng thêm 9,47 triệu người, bình quân mỗi năm tăng 947nghìn người Với dân số hiện nay nước ta đứng thứ 3 ở khu vực Đông Nam Á vàthứ 13 trên thế giới Dân số của khu vực nông thôn hiện đang ở con số 60.415.311người chiếm tới 70,4 % dân số cả nước [6]

-Quy mô dân số lớn đã dẫn tới mật độ dân số/ km2 ở nước ta cũng luôn cao.Theo thống kê năm 2005, Việt Nam có khoảng 83.119 triệu người, mật độ trungbình 252 người/km2, vùng đồng băng Sông Hồng khoảng 1.200 người/km2…Theo

Trang 21

các nhà khoa học của Liên Hợp Quốc tính toán, để có cuộc sống thuận lợi, bìnhquân trên 1 km2 chỉ nên có 35 – 40 người Như vậy ở Việt Nam, mật độ dân số đãgấp khoảng 6-7 lần “mức độ chuấn” Quy mô dân số lớn đang tạo ra nhiều sức ép đối với

sự phát triển kinh tế như giải quyết việc làm, tình trạng thất nghiệp; và đối với hệ thống cơ

sở hạ tầng ở cả thành thị và nông thôn, lượng nước sạch trên đầu người sẽ giảm

Ngoài đặc điểm về quy mô dân số và mật độ dân cư thì nhìn chung dân sốnước ta phân bố không đều giữa các vùng, giữa nông thôn và thành thị; chất lượngdân số chưa cao, tỷ lệ dân thành thi thấp (năm 2004 mới đạt 26,3%),….Và các đặcđiểm này đều có những tác động theo chiều hướng khác nhau đến quản lý nhà nước

về cấp nước nông thôn Nhà nước cần tính toán nhu cầu sử dụng nước đối với từng vùngdân cư, để lựa chọn loại hình và công nghệ cấp nước phù hợp với nhu cầu sử dụng

Đối với nông thôn nơi tập trung trên 70% dân cư sinh sống, thì sự gia tăngdân số cũng sẽ kéo theo sự gia tăng về nhu cầu nước sạch cho sinh hoạt và ăn uốngcủa người dân Đồng thời dân số tăng nhanh cũng gây những tác động tiêu cực đếnmôi trường tự nhiên trong đó có môi trường nước, làm suy thoái, ô nhiễm nguồn nước.Quản lý nhà nước về cấp nước nông thôn phải có sự kết hợp của nhiều bộ, ngành liên quan

để đảm bảo thực hiện mục tiêu của Chiến lược Quốc gia về cấp nước và vệ sinh nông thôn

1.4.3 Quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn

Sự tăng trưởng kinh tế trong những thập niên qua đã tạo ra động lực mạnhđến quá trình xóa đói giàm nghèo, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần chonhân dân Tuy vậy, Việt nam vẫn còn là nước đang phát triển và sức sản xuất cũngnhư mức sống của người dân, nhất là những vùng nông thôn nghèo chưa tươngxứng với tiềm năng

Hiện nay, mức đầu tư của toàn xã hội cho công tác nước sạch và vệ sinhnông thôn còn quá thấp Theo báo cáo của Bộ nông nghiệp & Phát triển nông thônthì thực tế qua những năm thực hiện Chiến lược Quốc gia về cấp nước và vệ sinhnông thôn, mức đầu tư mới đạt trên 60.000 đ/người (trong đó đầu tư từ ngân sáchnhà nước trung bình chỉ đạt 1.000đ) nếu so sánh với chiến lược được Chính phủphê duyệt bình quân 1 triệu đồng/ người vào năm 2010 thì mới chỉ đạt 6% Nhucầu về nguồn vốn đầu tư cho cấp nước nông thôn đang là một thách thức đối vớicác cơ quan quản lý nhà nước

Quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn đang làmchuyển biến mạnh mẽ bộ mặt nông thôn Việt nam Công nghiệp hóa gắn liền với

đô thị hóa đã làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn đồng thời quy tụ và phát

Trang 22

triển các điểm làng, ấp, thôn lớn và xóa bỏ dần các điểm xóm, trại quá nhỏ lẻ Đây

là một thuận lợi cho việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cấp nước sạch nông thôn,tránh được hiện tượng manh mún, phân tán

Tình trạng chênh lệch giàu nghèo giữa thành thị và nông thôn do hệ quả củaquá trình đô thị hóa và đẩy mạnh phát triển kinh tế thành thị cũng tác động đếncông tác quản lý nhà nước về nước sạch nông thôn Sự cách biệt khá xa về thunhập, mức sống, điều kiện học hành, điều kiện thụ hưởng nước sạch, vệ sinh môitrường, khám chữa bênh, đi lại và thụ hưởng văn hóa, nghệ thuật… là một nguyênnhân quan trọng khiến người dân nông thôn đổ xô lên thành thị gây nhiều phức tạptrong quản lý nhà nước ở cả nông thôn và thành thị

Hiện nay cấp nước sạch nông thôn vẫn gặp những khó khăn đó là:

- Hệ thống công trình, hạ tầng và cơ sở phục vụ nông thôn như hệ thốngtưới tiêu, mạng lưới cấp nước đang được xây dựng khá nhiều, tuy nhiên chưa đồng

bộ, có nơi phân tán với quy mô khác nhau chưa hẳn tương ướng với nhu cầu vàhiệu quả sử dụng Chất lượng các công trình thường là trung bình hoặc kém

- Chi phí về điện cho các trạm bơm, trạm cấp nước còn khá cao khiến chogiá thành cung cấp nước trên mỗi đơn vị lớn, đặc biệt là các công trình loại vừa và nhỏ

- Ô nhiễm môi trường nông thôn có nguy cơ gia tăng, người dân vẫn chưa

bỏ thói quen xả rác xuống nguồn nước, chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm trênsông rạch, ao hồ vẫn còn phổ biến, sử dụng quá mức phân bón, thuốc diệt cỏ…làmsụt giảm chất lượng nước, đất và tài nguyên động – thực vật

- Trình độ của người dân nông thôn còn thấp, những hiểu biết về môi trường

và sự cần thiết của nước sạch còn hạn chế Người dân nông thôn chưa có tập quántrả tiền sử dụng nước và đây cũng là khó khăn nhất định cho việc thực hiện các dự

án của nhà nước và tư nhân

Đánh giá được mức độ và chiều hướng tác động tích cực và tiêu cực của quátrình đô thị hóa, sự chênh lệch giàu nghèo giữa thành thị và nông thôn, sẽ giúp cho công tácquản lý nhà nước về cấp nước nông thôn có được những bước đi và cách làm hợp lý, hiệu quả

1.4.4 Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực cấp nước nông thôn

Do tốc độ tăng trưởng kinh tế chưa cao, kém bền vững và ngân sách nhà nướcđầu tư cho lĩnh vực cấp nước sạch nông thôn còn hạn chế Trong khi đó cấp nướcnông thôn là một lĩnh vực cần nguồn đầu tư lớn và phạm vi hoạt động rộng Vì vậyhợp tác quốc tế để tranh thủ các nguồn vốn nước từ nước ngoài là hết sức cần thiết

Trang 23

Ngày 15 tháng 5 năm 2006 tại Hà Nội, Bộ NN & PTNT, các nhà tài trợ vàcác tổ chức phi chính phủ đã cùng ký Bản ghi nhớ thành lập Quan hệ hợp tác Cấpnước sạch và vệ sinh nông thôn, đồng thời thành lập văn phòng điều phối trựcthuộc Bộ NN & PTNT Nhiều nhà tại trợ như Ngân hàng thế giới (WB), Chươngtrình nước sạch và vệ sinh khu vực Đông Nam Á, Unicef Việt Nam, Ngân hàngphát triển Châu Á, Đại sứ quán các nước Australia, Đan Mạch, Thụy Điển, HàLan đã tham gia ký kết bản ghi nhớ này.

Quan hệ đối tác cấp nước và vệ sinh môi trường sẽ đi vào hoạt động từtháng 5 năm 2006, tập trung vào hỗ trợ các hoạt động đối thoại chính sách, chia sẻthông tin, nghiên cứu cấp địa phương, quốc gia và vùng lãnh thổ Quan hệ đối tác

ra đời góp phần tăng cường hiệu quả sử dụng nguồn lực trong ngành cấp nước nông thônthông qua việc xây dựng một cơ chế phối hợp, điều hành và hài hòa hỗ trợ cho các chươngtrình mục tiêu quốc gia về cấp nước và vệ sinh nông thôn và các chương trình khác

Sự tham gia đầu tư của các nhà tài trợ là vô cùng quan trọng để giảm bớtsức ép về nguồn vốn cho Chính phủ Việt Nam Tháng 12 năm 2004 WB đã thôngqua một khoản tín dụng 112 triệu USD cho cấp nước đô thị và tháng 10 năm 2005lại tiếp tục thông qua khoản tín dụng 46 triệu USD cho cấp nước và vệ sinh nôngthôn Như vậy, để đảm bảo nguồn vốn đầu tư từ các đối tác nước ngoài được sửdụng đúng mục đích và theo định hướng ưu tiên của nhà nước, chúng ta cần tậptrung xây dựng các nội dung quản lý nhà nước về cấp nước và vệ sinh nông thôn mộtcách đầy đủ và hoàn thiện, tạo dựng môi trường thuận lợi cho các hoạt động đầu tư

Trang 24

CHƯƠNG II THỰC TRẠNG CUNG CẤP VÀ SỬ DỤNG NƯỚC SẠCH CỦA CÁC ĐIỂM DÂN CƯ NÔNG THÔN TRÊN ĐỊA BÀN

HUYỆN TỨ KỲ - TỈNH HẢI DƯƠNG 2.1 Giới thiệu về huyện Tứ Kỳ tỉnh Hải Dương

2.1.1 Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên

2.1.1.1 Điều kiện tự nhiên

a Vị trí địa lý [10]

Huyện Tứ Kỳ là một trong 12 đơn vị hành chính của tỉnh Hải Dương – mộttỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc gồm: Hà Nội – Hải Phòng – HảiDương – Hưng Yên – Bắc Ninh – Vĩnh Phúc

Tứ Kỳ nằm giữa vùng châu thổ sông Hồng từ 106o15’ đến 106o27’ kinh đông

và 21o48’ đến 21o55’ vĩ độ bắc, tiếp giáp với các huyện, thành phố:

- Phía Bắc giáp thành phố Hải Dương

- Phía Tây giáp huyện Gia Lộc

- Phía Đông và Đông Bắc giáp huyện Thanh Hà

- Phía Tây Nam giáp huyện Ninh Giang

- Phía Nam và Đông Nam giáp Hải Phòng

Tứ Kỳ nằm dọc theo trục tỉnh lộ 191 cũ nay là 391, nối quốc lộ 5 và quốc lộ

10 đi Hải Phòng và Thái Bình, trung tâm huyện cách Hà Nội 60 km về phía ĐôngNam, cách Hải Phòng 40 km, cách trung tâm thành phố Hải Dương 17 km Lãnhthổ của huyện được bao bọc bởi 2 con sông là sông Thái Bình, sông Luộc và hệthống thủy nông Bắc – Hưng – Hải (gồm sông Tứ Kỳ và sông Cầu Xe) Tứ Kỳ có

vị trí thuận lợi trong giao lưu kinh tế với các đô thị lớn như Hà Nội, Hạ Long, HảiDương, Thái Bình và các tỉnh đồng bằng sông Hồng, các tỉnh miền núi phía Bắc

Huyện Tứ Kỳ gồm 1 thị trấn (Tứ Kỳ) và 26 xã (Ngọc Sơn, Kỳ Sơn, Ngọc

Kỳ, Tân Kỳ, Đông Kỳ, Tây Kỳ, Hà Kỳ, Phượng Kỳ, Đại Đồng, Hưng Đạo, TáiSơn, Bình Lãng, Quang Phục, Dân Chủ, Quảng Nghiệp, Đại Hợp, Quang Khải,Minh Đức, Tứ Xuyên, Văn Tố, Cộng Lạc, An Thanh, Tiên Động, Quang Trung,Nguyên Giáp, Hà Thanh)

b Địa hình [10]

Trang 25

Huyện Tứ Kỳ có địa hình nhìn chung là khá bằng phẳng, thấp dần từ phíaTây Bắc sang Đông Nam theo hướng nghiêng của đồng bằng Bắc Bộ Khu vực cóđịa hình cao ở các xã: Ngọc Sơn, Kỳ Sơn, Đại Đồng, Hưng Đạo…các xã có địa hình thấp,trũng hơn là: Tứ Xuyên, Văn Tố, Nguyên Giáp, An Thanh, Cộng Lạc, Tiên Động,…

Diện tích đất có địa hình cao chiếm ưu thế hơn nên thuận lợi cho phát triểnsản xuất nông nghiệp theo hướng đa dạng hóa cây trồng, phát triển cây côngnghiệp ngắn ngày, cây ăn quả, các cây trồng khác Tuy nhiên, do địa hình cao nênnhiều xã gặp khó khăn đối với việc tìm kiếm nguồn nước cho sinh hoạt vì nguồnnước ngầm tầng nông thường có trữ lượng thấp

c Khí hậu

Tứ Kỳ mang đầy đủ tính chất của kiểu khí hậu nhiệt đới gió mùa, có sựphân hóa khí hậu theo 2 mùa chính (mùa hè và mùa đông) và 2 mùa chuyển tiếp.Mùa hè kéo dài từ tháng 5 đến tháng 9, khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều Mùa đôngkéo dài từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới lụcđịa đã biến tính nhiều trong quá trình di chuyển song vẫn con khá lạnh và khô.[11]

Nhiệt độ thay đổi giữa các tháng trong năm khá lớn, nhiệt độ trung bìnhkhoảng 23oC, tháng nóng nhất (tháng 6,7) lên đến 36 – 37oC, và tháng lạnh nhấtxuống tới 6 -7oC (tháng 12,1) Tổng lượng nhiệt cả năm là 8.500oC Độ ẩm trungbình hàng năm là 80 – 85 %, cao nhất là 99% và thấp nhất là 80%.[10]

Lượng mưa trung bình hàng năm khoảng 1.500 – 1650 mm, năm cao nhấtlên tới 2311 mm và năm thấp nhất là 1154 mm và phân bố không đều theo thờigian Lượng mưa tập trung chủ yếu vào các tháng 6,7,8,9 (tháng 8 có lượng mưacao nhất 416 mm) Trong khi đó, tháng 12 lượng mưa thấp nhất, chỉ đạt 11 mm, cábiệt có những năm chỉ đạt 5 mm.[10]

Với đặc điểm khí hậu như vậy huyện Tứ Kỳ rất có nhiều thuận lợi cho phát triểnsản xuất nông nghiệp và lượng nước mưa dùng cho sinh hoạt cũng lớn Tuy nhiên, lượngmua phân bố không đều tạo ra sự mất cân đối nước cục bộ theo thời gian, gây tình trạngthiếu nước và ngập úng lụt ảnh hưởng đến sản xuất và sinh hoạt của người dân

d Thủy văn [12]

Trên địa bàn huyện Tứ Kỳ có 2 sông lớn chảy qua là sông Thái Bình (đoạnqua Tứ Kỳ là 28,5 km), sông Luộc (đoạn qua Tứ Kỳ là 20 km) Nước thủy triềutheo cửa sông Văn Úc và cửa sông Thái Bình ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thốngthủy văn cũng như môi trường thiên nhiên của huyện

Trang 26

Bên cạnh sông lớn, huyện còn có trên 57,5 km sông Bắc – Hưng - Hải, đây

là điểm cuối của hệ thống sông Bắc - Hưng - Hải, nên toàn bộ nước dồn về Tứ Kỳ

để dổ ra sông Thái Bình (qua cống Cầu Xe) và ra sông luộc (qua cống An Thổ) Dohầu hết hệ thống bơm tiêu úng của một phần Bắc Ninh, Hà Nội, Hưng Yên, HảiDương đổ nước ra sông Bắc – Hưng – Hải, nên vào mùa mưa nhiều nước thượngnguồn đổ về kết hợp với triều cường làm cho hệ thống bờ kênh Bắc – Hưng – Hải

và hệ thống đê ở Tứ Kỳ chịu áp lực như đê sông Thái Bình và đê sông Luộc

Với đặc điểm về thủy văn như vậy, một mặt tạo điều kiện thuận lợi cho pháttriển kinh tế - xã hội, tạo nguồn nước mặt dồi dào cho xây dựng các công trình cấpnước tập trung phục vụ nhu cầu sử dụng nước sạch của nhân dân trong huyện Tuynhiên, đặc điểm này cũng đặt ra cho công tác quản lý nhà nước nhà nước về vấn đềthủy lợi, bảo vệ môi trường

2.1.1.2 Các nguồn tài nguyên [10]

a Tài nguyên đất:

Tổng diện tích đất tự nhiên của huyện Tứ Kỳ năm 2005 là 17.066.67 ha, chủyếu là đất đồng bằng xen kẽ là các vùng trũng Đất được hình thành do sự bồi lắngphù sa của sông Thái Bình và sông Hồng, do đó mang đặc tính của đất phù sa, địahình tương đối bằng phẳng màu mỡ phù hợp với trồng cây lương thực, thực phẩm

và cây công nghiệp ngắn ngày Tài nguyên đất của huyện Tứ Kỳ bao gồm các loại:

- Đất phù sa được bồi hàng năm trung tính ít chua: đất có phần cơ giới nhẹ, giàuchất dinh dưỡng, hàm lượng mùn và lân khá lớn Loại đất này thích hợp với trồng raumàu, cây công nghiệp ngắn ngày, tuy nhiên hàng năm thường bị ngập úng vào mùa lũ

- Đất phù sa không được bồi, không gley: đây là loại đất chính trong huyện, phân

bố trên các chân đất cao, đặc điểm của dất là có hàm lượng mùn và lân trung bình, chủyếu là đất thịt, thích hợp cho trồng lúa, rau màu các loại và cây công nghiệp ngắn ngày

- Đất phù sa không được bồi, có gley: được phân bố ở địa hình thấp, trũng,tiêu khó khăn, đây là loại đất chủ yếu canh tác 2 vụ lúa, do điều kiện ngập nướcnhiều nên thiếu oxy, vi sinh vật yếm khí hoạt động mạnh Loại đất này có ưu thếtrồng 2 vụ lúa và cần có biện pháp để giảm quá trình chua hóa

b Tài nguyên nước bao gồm:

- Tài nguyên nước mặt: nguồn nước mặt của huyện chủ yếu do 2 con sôngchính cung cấp, đó là sông Thái Bình và sông Luộc và 1 hệ thống thủy nông Bắc –Hưng – Hải chạy quanh, bao bọc lấy Tứ Kỳ với trên 100 km bờ đê

Trang 27

- Nguồn nước ngầm: theo kết quả khảo sát sơ bộ nước ngầm có trữ lượnglớn, phân bố ở độ sâu 15 -25 m, song chất lượng nước không tốt có nhiều tạp chấtnhất là chất sắt…Nguồn nước ngầm hiện chưa được khai thác nhiều, đây là nguồnnước có thể dành dự trữ cho phát triển trong tương lai.

2.1.2 Đặc điểm dân cư, nguồn nhân lực và các vấn đề xã hội

2.1.2.1 Đặc điểm của các điểm dân cư nông thôn của huyện [10]

Hiện tại huyên Tứ Kỳ có 26 xã và 1 thị trấn với tổng dân số là 169.407người; số dân khu vực thị trấn là 6.402 người ( 4% dân số toàn huyện), mật độdân số bình quân là 997 người/km2 Cùng với quá trình phát triển kinh tế - xã hộicác điểm dân cư nông thôn trên địa bàn các xã đang có sự chuyển biến theo hướngquy tụ và phát triển các thôn, xóm lớn và xóa bỏ dần các điểm xóm, trại quá nhỏ

Đặc điểm này đã tạo những thuận lợi nhất định cho hoạt động đầu tư xâydựng các công trình cấp nước sạch trên địa bàn huyện trong thời gian qua Bởi cáccông trình cấp nước được xây dựng nhằm mục đích phục vụ cho số lượng lớnngười dân ở những điểm dân cư liền kề nhau, nếu dân số đông sẽ giảm bớt nhữngchi phí về đầu tư và tăng hiệu quả hoạt động của các trạm cấp nước

2.1.2.2 Đặc điểm nguồn lao động [10]

Lực lượng lao động của huyện Tứ Kỳ năm 2005 có khoảng 89.365 người,chiếm 52,75% dân số, trong đó lao động nông nghiệp là 70.422 người, chiếm78,80%; dịch vụ thương mại là 8.522 người, chiếm 9,54 %; công nghiệp, tiểu thủcông nghiệp và xây dựng là 10.4221 chiếm 11,66% Nguồn lao động dồi dàonhưng phần lớn là lao động phổ thông, tỷ lệ lao động qua đào tạo thấp, năng suấtlao động chưa cao Đặc điểm này ảnh hưởng trực tiếp đến nhận thức của người dân

về vấn đề nước sạch và vệ sinh cá nhân Vì vậy, cơ quan quản lý nhà nước nhà nước cần

có biện pháp truyền thông thích hợp, kết hợp với nâng cao trình đọ dân trí của người dân

2.1.2.3 Giải quyết việc làm và thu nhập

Trong những năm qua, việc chuyển đổi cơ cấy kinh tế của huyện Tứ Kỳdiễn ra khá mạnh mẽ, kèm theo đó là sự chuyển dịch về cơ cấu lao động và cơ cấuviệc làm Tuy vậy, tốc độ chuyển dịch chậm, lao động chủ yếu vẫn là lao độngnông nghiệp với thu nhập thấp Điều này ảnh hưởng đền việc người dân không sẵnsàng chi trả cho các cho các dịch vụ xã hội trong đó có sử dụng nước sạch cho mụcđích sinh hoạt, ăn uống Bên cạnh đó việc sử dụng diện tích canh tác đất nôngnghiệp cho xây dựng các nhà máy, xí nghiệp, các cụm công nghiệp đã và đang tác

Trang 28

động rất lớn đến vấn đề việc làm và đời sống của cư dân nông thôn Đồng thời đâycũng là nguồn gây ô nhiễm môi trường chủ yếu trên địa bàn huyện.

2.1.3 Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn của huyện Tứ Kỳ

2.1.3.1 Hệ thống cấp – thoát nước [10]

Theo số liệu báo cáo thực hiện kế hoạch năm 2005, hiện nay 80 % dân sốcủa huyện sử dụng nguồn nước hợp vệ sinh (bao gồm giếng khơi, giếng khoan, bểchứa nước mưa, nước máy tập trung) Dân cư khu vực thị trấn, các xã Minh Đức,Cộng Lạc, Kỳ Sơn, Tân Kỳ, Hưng Đạo, Hà Kỳ, sử dụng nguồn nước máy từ cáctrạm cấp nước tập trung, còn dân cư vùng nông thôn của các xã khác sử dụngnguồn nước từ bể chứa nước mưa, giếng khơi, giếng khoan

Hệ thống kênh mương của huyện đảm bảo tưới cho 50 % và tiêu cho 33 % diệntích gieo trồng, trong đó tổng số 285 km kênh tưới, 250 km kênh tiêu Huyện hiện có 96trạm bơm, với tổng suất 386.000km3/h đảm bảo tiêu úng trong mùa mưa bão

Như vậy, cơ sở hạ tầng về nước sạch của huyện Tứ Kỳ đang bước đầu được đầu tư

và mang lại những kết quả khả quan về tình tình sử dụng nước sạch và vệ sinh nông thôn

2.1.3 2 Giao thông vận tải [10]

Do đặc thù về vị trí địa lý, hệ thống giao thông của huyện tương đối phong phúbao gồm: giao thông đường bộ, thủy Tuy nhiên giao thông đường bộ vẫn là chủ yếu:

- Đường tỉnh: huyện Tứ Kỳ có 3 tuyến đường tỉnh đi qua đó là:

+ Đường 191 (nay là đường 391) có chiều dài 24,2 km, từ cống Câu đếnQuý Cao nối với quốc lộ 10 là tuyến đường nhựa đang được nâng cấp cải tạo

+ Đường 17A: có chiều dài 5 km, từ xã Dân Chủ đến cầu Bía, là đường nhựa mặt rộng 5,5m

+ Đường 17D: có chiều dài 11 km,từ Quý Cao đến thị trấn Ninh Giang làđường nhựa đã được nâng cấp, cải tạo mặt đường rộng 5,5 m

- Đường huyện: huyện Tứ Kỳ có 9 tuyến đường với tổng chiều dài là: 31,6

km, có nền đường từ 6 -7 m, mặt đường từ 3,5 – 14 m

Mạng lưới đường sông của huyên Tứ Kỳ có tổng chiều dài 106 km, gồm48,5 km đường sông thuộc sông Luộc, sông Thái Bình và 57,5 km thuộc hệ thốngthủy nông Bắc – Hưng – Hải Đây là mạng lưới đường giao thông không kémphần quan trọng trong phát triển kinh tế của huyện, nhưng trong những năm quacòn ít được quan tâm, đầu tư đúng mức

Trang 29

2.1.3.3 Giáo dục – Đào tạo [10]

Năm học 2004-2005 toàn huyên có 60 trường, (trong đó 4 trường THPT, 27trường THCS, 29 trường TH) với tổng số 858 lớp học (bán công 8 lớp, dân lập 12lớp, còn lại là công lập) Đa số các trường học đều đảm bảo tiêu chuẩn về cơ sởvật chất và đội ngũ giáo viên đứng lớp

Đối với cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn của huyện, giáo dục

và đào tạo còn giữ vị trí quan trọng, làm cầu nối trong việc đưa những kiến thức vềvai trò của nước sạch và vệ sinh cá nhân vào nội dung giảng dạy, các giờ ngoạikhóa Hướng dẫn, tổ chức cho học sinh tham gia các ngày lễ về nước sạch và bảo

vệ môi trường, coi đó là một kênh truyền thông hữu ích để nâng cao hiểu biết củanhân dân về vấn đề nước sạch

2.1.3.4 Y tế [10]

Hiện nay, trên địa bàn huyện có 1 bệnh viện, 27 trạm y tế xã với tổng số cán

bộ y tế lên đến 234 người, trong đó có 40 bác sĩ, 99 y sĩ, trung bình 0,23 bácsĩ/1000 dân; số giường bệnh hiện có là 215 giường, trung bình 1,26 giường/1000dân Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ công tác phòng, khám chữa bệnh tạiTrung tâm y tế huyện và các trạm y tế xã được tăng cường Tuy vậy, ngành y tếcủa huyện cũng đang trong tình trạng quá tải về bệnh nhân nhất là vào mùa hè

Vai trò của ngành y tế ngày càng quan trọng trong việc bảo đảm sức khỏecủa nhân dân Trung tâm y tế dự phòng huyện còn có chức năng phối hợp với các

cơ quan quản lý nhà nước để quản lý về chất lượng nước dùng cho sinh hoạt của nhân dân

2.1.3.5 Văn hóa [10]

Đến năm 2005 có 37.096 hộ đăng ký xây dựng gia đình văn hóa, chiếm 80

% tổng số hộ trong toàn huyện, 34 làng được công nhận là làng văn hóa; 111 thônđược huyện phê duyệt quy ước làng văn hóa Các xã, thị trấn đều xây dựng cácđiểm văn hóa xã và phòng thư viện nhằm cung cấp những kiến thức cơ bản, thiếtthực cho đời sống của nhân dân như: kiến thức về nuôi trồng thủy sản, trồng câylương thực, thực phẩm, về bảo vệ sức khỏe, về sử dụng nước hợp vệ sinh…

2.1.3.6 Điện

Hiện nay huyện Tứ Kỳ chưa có trạm nguồn 110 kv hoặc 35 kv, điện năng đượccung cấp trực tiếp từ trạm 110 kv của tỉnh Hải Dương, qua hai lộ 370 -378 Ngoài ra huyệncòn được cấp bằng lưới điện 10 kv lộ 971 sau trạm 35/10kv Nghĩa An (thuộc huyện Ninh

Trang 30

Giang) Trên địa bàn huyện có 83 km đường dây 35 kv, 18 km đường dây 10 kv, 350 kmđường dây 0,4 kv và 75 trạm biến áp, 83 máy biến áp với dung lượng 21.080 kw.

2.1.4 Môi trường huyện Tứ Kỳ

Tứ Kỳ là một trong 12 huyện, thành phố của tỉnh Hải Dương đang ở giaiđoạn đổi mới trong sự nghiệp CNH – HĐH với các ngành nghề kinh tế, nôngnghiệp phát triển Bên cạnh những kết quả đạt được thì điều kiện tự nhiên, quátrình phát triển kinh tế - xã hội đã tác động đến môi trường của huyện, có thể kểđến các nguyên nhân sau:

- Điều kiện tự nhiên ở nhiều địa phương trong huyện không thuận lợi choviệc khai thác và sử dụng tài nguyên nước ngầm vì một phần bị nhiễm phèn, đọchua cao, quá trình xử lý nước đòi hỏi phải có đầu tư lớn

- Dân số của huyện đang mở rộng, các thị trấn, thị tứ, khu công nghiệpNgọc Sơn – Kỳ Sơn đang phát, các doanh nghiệp đóng trên địa bàn huyện ngàymột nhiều Lượng rác thải sinh hoạt, rác thải công nghiệp không được xử lý đã xảthải trực tiếp ra sông, hồ làm ô nhiễm các thủy vực Hải Dương cho đến năm 2006vẫn chưa có một trạm xử lý nước thải tập trung nào trước khi đổ lượng nước thảisinh hoạt ra môi trường tiếp nhận Ô nhiễm môi trường nước là nguyên nhân gây racác loại bệnh tật và sức khỏe của người dân bị ảnh hưởng

Tình hình sử dụng lượng phân bón trong nông nghiệp, mức độ ô nhiễm docác cơ sở chăn nuôi lợn, các cơ sở y tế được tập hợp trong phụ lục 1

- Lượng xe cơ giới vận chuyển hàng hóa, nguyên vật liệu ngày một nhiềunên chất thải sản sinh ra ngày một tăng cao (bụi bẩn, tiếng ồn ), gây ô nhiễm môitrường không khí, môi trường nước

Trên đây là những phân tích về điều kiện tự nhiên, tình hình kinh tế - xã hội

và điều kiện về cơ sở hạ tầng của huyện Tứ Kỳ Những nhân tố này đang tác độngrất lớn đến công tác quản lý nhà nước của huyện Tứ Kỳ, vừa tạo ra những thuận lợivừa bao hàm cả những khó khăn, thách thức Vì vậy, quản lý nhà nước nói chung

và quản lý nhà nước đối với cấp nước sạch nông thôn nói riêng cần lấy đó làm các

cơ sở khác quan quan trọng để có những biện pháp thích hợp đem lại đời sống ấm

no, hạnh phúc cho nhân dân

2.2 Thực trạng cung cấp và sử dụng nước sạch của các điểm dân cư nông thôn trên địa bàn huyện Tứ Kỳ

Trang 31

2.2.1 Thực trạng cung cấp và sử dụng nước sạch của các điểm dân cư từ các công trình cấp nước sạch tập trung

Như chúng ta đã biết ở những nội dung phân tích trên rằng nguồn nướctrong tự nhiên thường không sạch, đòi hỏi phải có biện pháp xử lý nhằm đạt cácyêu cầu tiêu chuẩn về các chỉ tiêu lý, hóa và sinh học, nhằm đảm bảo sức khỏe củangười dân và cộng đồng các công trình xử lý nước ở nông thôn hiện nay có nhiềukiểu dạng khác nhau Tùy theo yêu cầu dùng nước, nguồn nước đầu vào mà địaphương có thể lựa chọn mô hình cụ thể

Hiện nay các công trình cấp nước ở nông thôn hay đô thị đều có các quátrình xử lý nước tùy theo chất lượng nước như sau:

Quá trình xử lý

Thông số

chất lượng nước

Làm thoáng khí

Đông cứng và kết bông

Lắng

Thấm lọc nhanh

Thấm cát

Dùng chất Clo

Hàm lượng oxy hòa tan

O O + + + + + + +

O O + + + + +

+ + + + + + + + + + + + +

+ + + + + + + + + + + + + + + + + +

-+ + O + + + + + O + + +

Chú thích: + Hiệu quả tích cực

O Không hiệu quả

- Hiệu quả không tốt

( Nguồn: Nguyễn Huy Thiện, Các công trình cấp nước sạch cho thị trấn và cộng đồng dân cư nhỏ, 2000)

Hiện nay, trên địa bàn toàn huyện Tứ Kỳ có 7 công trình cấp nước đóng trêncác xã và thị trấn Tứ Kỳ là: Cộng Lạc, Minh Đức Hà Thanh, Hà Kỳ, Kỳ Sơn,Hưng Đạo, Tân Kỳ Và có 3 xã đang tiến hành xây dựng các công trình cấp nướcsạch phục vụ nhu cầu sử dụng nước sạch của người dân trên địa bàn huyện

2.2.1.1 Mô hình cấp nước tập trung do Hợp tác xã dịch vụ nước sạch quản lý

Trang 32

Đây là mô hình cấp nước khá phổ biến ở nhiều vùng nông thôn trên cảnước Mô hình này là tổ chức hợp tác do những người hưởng lợi cùng tham giaquản lý, vận hành hệ thống cấp nước, hoạt động theo luật Hợp tác xã (2003), nhằmphát huy sức mạnh tập thể của các xã viên tham gia hợp tác xã.

Có thể phân tích một số trạm cấp nước trên địa bàn huyện Tứ Kỳ hiện đanghoạt động theo mô hình này dưới đây:

a Hợp tác xã dịch vụ điện – nước xã Tân Kỳ huyện Tứ Kỳ [13;14]

- Về sự hình thành trạm cấp nước sạch:

Công trình trạm cấp nước sạch nông thôn xã Tân Kỳ được chủ tịch UBNDtỉnh Hải Dương ký quyết định số 3998/QĐ – UBND ngày 25/12/2000 phê duyệtbáo cáo nghiên cứu khả thi; ngày 22/5/2001 chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương kýQuyết định số 1273/QĐ – UBND về phê duyệt thiết kế thi công và dự toán côngtrình nước sạch nông thôn xã Tân Kỳ

Công trình được khởi công xây dựng ngày 30/7/2001 và khánh thành ngày27/4/2003 với tổng số vốn đầu tư xây dựng là: 1.675.329.116 tỷ đồng Trong đó:

+ Công trình đầu mối (khu nhà máy xử lý nước sạch) là 750 triệu đồng doTrung tâm nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn tỉnh Hải Dương làm chủđầu tư vốn nhà nước cấp

+ Công trình sau đầu mối (đường ống dẫn tới các khu dân cư, đồng hồ đonước…) do UBND xã Tân Kỳ làm chủ đầu tư với vốn đối ứng là 925.329.116đồng Trong đó UBND xã đã huy động nhân dân đóng góp 70.500.000 (thu 10.000đ/người) còn lại xã đầu tư

- Về cơ sở vật chất của trạm cấp nước:

Công trình cấp nước xã Tân Kỳ được xây dựng trên bờ sông Đình Đào,công suất thiết kế 600 m3/ngày, với diện tích 1.307 m2, trong đó có diện tích nhàmáy bơm, nhà quản lý, và diện tích khuôn viên trạm

Cơ sở vật chất chính để tạo thành quy trình xử lý nước của trạm cấp nước đó là:+ Nhà máy bơm 1: 2 máy bơm công suất mối máy là 45 m3/1h, với lượngđiện năng tiêu thụ 7500w

+ Nhà máy bơm 2: gồm 3 bơm, trong đó có 2 máy bơm được sử dụng thayđổi, công suất mối máy là 50 m3/ h, điện năng tiêu thụ mỗi máy là 14.000w Một máybơm còn lại công suất 150 m3/h, điện năng tiêu thụ 15.000w dùng để bơm sục rửa bể lọc

Trang 33

+ Bể lọc gồm 6 ngăn: trong đó có 3 ngăn lọc thô bằng lọc xốp, mỗi ngăn 2

m3 hạt lọc, còn 3 ngăn còn lại lọc tinh bằng cát thạch anh

Ngoài ra trạm cấp nước còn quản lý hệ thống đường ống  160 -  50 dài 30.206 m

- Tình hình hoạt động và cung cấp nước sạch cho người dân:

Quy trình xử lý nước trước khi đưa vào đường ống phân phối cho người sửdụng có thể được mô hình hóa như sau:

Phèn Ôxy hóa

Nước từ máy bơm 1 đến

Hóa chất khác

Phân phối cho người dân

Tính đến hết tháng 4 năm 2008 số hộ dùng nước sạch là 1.596 hộ, trông đó

có 80 hộ dân thôn Ngọc Trại xã Ngọc Kỳ được Đảng bộ, HĐND, UBND xã chophép mua nước sạch của trạm cấp nước sạch xã Tân Kỳ Giá bán nước cho ngườidân hiện vào khoảng 2.500 đ – 3000đ/m3 Tuy nhiên trong thời gian gần đây, dotác động của nền kinh tế nên yếu tố giá cả cũng thay đổi UBND tỉnh Hải Dương

đã ban hành Quyết định số 307/QĐ – UBND ngày 29 tháng 1 năm 2010 về giá bánnước của Công ty TNHH kinh doanh nước sạch tỉnh Hải Dương, làm căn cứ tínhgiá cho các trạm Văn bản pháp lý này được đề cập tại phụ lục 2

- Về tổ chức bộ máy quản lý của hợp tác xã dịch vụ điện – nước Tân KỳThời gian đầu trạm cấp nước do UBND xã trực tiếp quản lý Tuy nhiên, nhậnthấy để đảm bảo việc sử dụng nguồn vốn đầu tư của nhà nước một cách hiệu quả,đồng thời nhằm khuyến khích nhân dân mạnh dạn đầu tư mở rộng hoạt động củatrạm sang các vùng lân cận Ngày 15 tháng 11 năm 2004 xã Tân Kỳ ra quyết địnhthành lập hợp tác xã dịch vụ điện – nước Tân Kỳ với nguồn vốn điều lệ là 465 triệu

Hợp tác xã dịch vụ điện nước Tân Kỳ là sự sáp nhập giữa Hợp tác xã dịch

vụ nông nghiệp Ngọc Lâm và đội nước sạch Hợp tác xã sẽ hoạt động theo luậtHợp tác xã Về cơ cấu tổ chức hợp tác xã đã thành lập Ban quản trị, ban kiểm soát

và các xã viên được phân công nhiệm vụ tại quy chế làm việc của hợp tác xã Mỗinăm một lần hợp tác xã tiến hành triệu tập Đại hội xã viên, nhằm tổng kết, đánh giá

thô

Bể lọc tinh

Bể chứa nước xl

Trang 34

tình hình hoạt động của trạm cấp nước, kiểm kê tài sản và phân chia lợi nhuận theođúng quy định của pháp luật và bầu ban quản lý mới.

Hợp tác xã còn rất chú trọng đến công tác bảo hộ lao động như treo nội quy, quychế vận hành tại các nhà máy, mua và sử dụng các dụng cụ bảo hộ như ủng, găng tay cao

su, kính, khẩu trang để đóng cắt điện và pha chế hóa chất đảm bảo an toàn khi vận hành

b Hợp tác xã dịch vụ nước sạch xã Cộng Lạc [15;16]

- Về quá trình hình thành:

Trạm cấp nước xã Cộng Lạc được triển khai xây dựng tháng 4 năm 2004với Quyết định số 3995/QĐ – UBND/ 2000 của UBND tỉnh Hải Dương về phêduyệt báo cáo đầu tư xây dựng công trình nước sạch nông thôn thôn Hàm Hy xãCộng Lạc huyện Tứ Kỳ Công trình được đưa vào khai thác sử dụng tháng 11 năm 2002

Nguồn vốn để đầu tư công trình được thực hiện theo cơ chế nhà nước vànhân dân cùng làm Trung tâm nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn tỉnh HảiDương là chủ đầu tư công trình với tổng giá trị công trình xây dựng là 257.916.000Trong đó ngân sách nhà nước hỗ trợ công trình là 150 triệu và nguồn vốn từ 4 cánhân là các xã viên hợp tác xã là 107.916.000 đồng

- Về cơ sở vật chất chính của trạm cấp nước:

Trạm cấp nước sạch xã Cộng Lạc sử dụng nguồn nước từ sông Cầu Xethuộc hệ thống Bắc – Hưng – Hải và diện tích xây dựng công trình là 160 m2 do xínghiệp Cây ăn quả Cầu Xe cho mượn, được Sở Nông nghiệp và Phát triển nôngthôn tỉnh Hải Dương phê duyệt

+ Công trình đầu mối do Trung tâm nước sạch và vệ sinh môi trường nôngthôn đầu tư: nhà trạm 25 m2, nhà quản lý, máy bơm cấp 1 công suất 12 m3/h, máybơm cấp 2 công suất 120 m3/h, bể lọc dung tích 12 m3, bể chứa nước sạch 45 m3

+ Công trình do hợp tác xã đầu tư: các thiết bị cần thiết đảm bảo cho trạmcấp nước hoạt động tốt như: hệ thống đường ống phân phối nước, các đồng hồ đonước, các van, máy chế biến zaven, máy khuấy phèn, bộ đồ sửa chữa, bàn tủ làm việc…

- Về tình hình hoạt động của nhà máy:

Trang 35

Quy trình xử lý nước sạch của trạm cấp xã được như sau:

Chất keo tụ châm clo khử trùng

Nước bơm

Hóa chất Phân phối cho người dân

Quy trình xử lý nước này nhằm loại bỏ hoàn toàn những yếu tố lý, hóa, visinh độc hại đã được Trung tâm nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn tỉnh ápdụng xây dựng ở nhiều vùng nông thôn khác trong toàn tỉnh

Tính hết thời điểm tháng 4 năm 2008 tổng số hộ sử dụng nước sạch đượccung cấp từ trạm cấp nước là 791 hộ:

+ Thôn Hàm Hy: 396 hộ/408 hộ

+ Thôn Bình Hàn: 110 hộ

+ Thôn Đôn Giáo: 165 hộ

+ Thôn Cầu Xe của xã Quang Trung: 120 hộ

Ngoài ra còn có cơ quan nhà nước, bưu điện, ngân hàng, các trường học,trạm xá xã và các doanh nghiệp đóng trên địa bàn xã

Giá bán nước sạch cho hộ dân của trạm cấp nước xã Cộng Lạc được xâydựng trên các căn cứ:

+ Căn cứ vào giá điện dịch vụ là 1300 đ/kwh

+ Căn cứ vào giá thành hóa chất, vật tư, thiết bị thay thế sửa chữa

+ Căn cứ vào tổn thất và chi phí khác của hợp tác xã

+ Căn cứ vào giá bán nước sạch của Công ty TNHH 1 thành viên kinhdoanh nước sạch tỉnh Hải Dương và giá bán nước sạch ở khu vực huyện Tứ Kỳ

Theo đó hợp tác xã dịch vụ nước sạch xã Cộng Lạc đã tính giá thành chi phícho 1 m3 nước sạch như sau:

+ Tiền điện bơm nước : 950 đ + Tiền mua hóa chất: 250 đ

hạt xốp

Bể lọc cát th.anh

Bể chứa nước xl

Ngày đăng: 30/12/2015, 13:22

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Giáo trình Quản lý nhà nước về nông nghiệp và phát triển nông thôn.Nxb Giáo dục.2007 Khác
2. Tìm hiểu môi trường. Bradley F.Smith và Eldon Đ.Enger. Nxb LĐ – XH.2008 Khác
3. Cẩm nang cấp nước nông thôn.Th.s Lê Anh Tuấn. Khoa Công nghệ - Đại học Cần Thơ Khác
4. Chiến lược Quốc gia về Cấp nước và Vệ sinh nông thôn giai đoạn 2001-2020 Khác
5. Nghị đinh 117/2007/NĐ- CP ngày 11/7/2007 của Chính phủ về sản xuất, cung cấp, tiêu thụ nước sạch Khác
13. Báo cáo số 05/BC-UB ngày 6/5/2008 của UBND xã Tân Kỳ về công tác quản lý chỉ đạo hoạt động cấp nước sạch xã Tân Kỳ Khác
14. Báo cáo công tác điều hành cung cấp nước sinh hoạt của hợp tác xã dịch vụ điện nước Tân Kỳ Khác
15. Báo cáo của hợp tác xã dịch vụ nước sạch xã Cộng lạc năm 2008 về hoạt động cấp nước sạch Khác
16. Báo cáo số 04/2008 của UBND xã Cộng Lạc về công tác quản lý đối với hoạt động cấp nước của hợp tác xã dịch vụ nước sạch Khác
17. Báo cáo của Đoàn giám sát nước sạch của huyện Tứ Kỳ về hoạt độngcủa hợp tác xã dịch vụ nước sạch xã Hưng Đạo Khác
18. Báo cáo số 31/2009 của hợp tác xã dịch vụ nước sạch xã Kỳ Sơn về hoạt động sản xuất kinh doanh Khác
19. Báo cáo số 09/2008 của UBND xã Hà Kỳ về công tác quản lý đối với hoạt động của trạm cấp nước sạch xã Hà Kỳ Khác
20. Nghị quyết của HĐND xã Hà Kỳ khóa 8, kỳ họp thứ 9 ngày 25 tháng 12 năm 2003 21. w.w.w thuvienkhoahoc.com.vn Khác
22. Cơ cấu kinh tế của huyện Tứ Kỳ 3 năm 2007 – 2008 – 2009. Phòng Thống kê huyện Tứ Kỳ Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w