1. Trang chủ
  2. » Tài Chính - Ngân Hàng

Mục đích sử dụng quỹ bảo hiểm xã hội

6 1,2K 2

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 6
Dung lượng 85,66 KB

Nội dung

Mục đích sử dụng quỹ Bảohiểm xã hội Bởi: Nông Hữu Tùng Mục đích sử dụng quỹ BHXH Quỹ BHXH được sử dụng chủ yếu cho 2 mục đích sau đây: - Chi trả và trợ cấp cho các chế độ BHXH - Chi phí

Trang 1

Mục đích sử dụng quỹ Bảo

hiểm xã hội

Bởi:

Nông Hữu Tùng

Mục đích sử dụng quỹ BHXH

Quỹ BHXH được sử dụng chủ yếu cho 2 mục đích sau đây:

- Chi trả và trợ cấp cho các chế độ BHXH

- Chi phí cho sự nghiệp quản lý BHXH

Các chế độ BHXH được áp dụng phổ biến trên thế giới

Theo khuyến nghị của Tổ chức lao động quốc tế (ILO) quỹ BHXH được sử dụng để trợ cấp cho các đối tượng tham gia BHXH nhằm mục đích ổn định cuộc sống cho bản thân

và gia đình họ, khi đối tượng tham gia bảo hiểm gặp rủi ro Thực chất là trợ cấp cho 9 chế độ mà tổ chức này đã nêu lên trong Công ước 102 tháng 6 năm 1952 tại Giơnevơ:

1 Chăm sóc y tế

2 Trợ cấp ốm đau

3 Trợ cấp thất nghiệp

4 Trợ cấp tuổi già

5 Trợ cấp tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp

6 Trợ cấp gia đình

7 Trợ cấp sinh đẻ

8 Trợ cấp khi tàn phế

9 Trợ cấp cho người còn sống (trợ cấp mất người nuôi dưỡng)

Trang 2

9 chế độ trên hình thành một hệ thống các chế độ BHXH Tuỳ theo điều kiện kinh tế - xã hội mà mỗi nước tham gia công ước Giơnevơ thực hiện khuyến nghị đó ở mức độ khác nhau, nhưng ít nhất phải thực hiện được 3 chế độ Trong đó, ít nhất phải có một trong 5 chế độ: (3); (4); (5); (8); (9) Mỗi chế độ trong hệ thống trên khi xây dựng đều dựa trên những cơ sở kinh tế xã - hội; tài chính; thu nhập; tiền lương v.v Đồng thời, tuỳ từng chế độ khi xây dựng còn phải tính đến yếu tố sinh học; tuổi thọ bình quân của quốc gia; nhu cầu dinh dưỡng; xác xuất tử vong v.v

Hệ thống các chế độ BHXH có những đặc điểm chủ yếu sau đây:

+ Các chế độ được xây dựng theo luật pháp mỗi nước

+ Hệ thống các chế độ mang tính chất chia sẻ rủi ro, chia sẻ tài chính

+ Mỗi chế đọ được chi trả đều căn cứ chủ yếu vào mức đóng góp của các bên tham gia BHXH

+ Phần lớn các chế độ là chi trả định kỳ

+ Đồng tiền được sử dụng làm phương tiện chi trả và thanh quyết toán

+ Chi trả BHXH là quyền lợi của mỗi chế độ BHXH

+ Mức chi trả còn phụ thuộc vào quỹ dự trữ Nếu quỹ dự trữ được đầu tư có hiệu quả và

an toàn thì mức chi trả sẽ cao và ổn định

Tuy nhiên, cơ sở để xác định điều kiện hưởng BHXH phải tính đến một loạt các yếu tố liên quan đến toàn bộ hệ thống các chế độ cũng như tựng chế độ BHXH cụ thể Chẳng hạn, khi xác định điều kiện trợ cấp BHXH tuối già phải dừa vào cơ sớ sinh học là tuổi đời và giới tính của người lao động là chủ yếu Bởi vì tuổi già để hưởng trợ cấp hưu trí của mỗi giới, mỗi vùng, mỗi quốc gia có những khác biệt nhất định Do đó, có những nước quy định: Nam 60 tuổi và nữ 55 tuổi sẽ được nghỉ hưu Nhưng cũng có những nước quy định: Nam 65 tuổi và nữ 60 tuổi v.v Hoặc khi xác định điều kiên hưởng trợ cấp cho chế độ tai nan lao động và bệnh nghề nghiệp phải tính đến các yếu tố như: điều kiên và môi trương lao động; bảo hộ lao động v.v Các yếu tố này thường có quan hệ

và tác động qua lại với nhau ít nhiều ảnh hưởng tới điều kiện BHXH của từng chế độ và toàn bộ hệ thống các chế độ BHXH

Thời gian hưởng trợ cấp và mức hưởng trợ cấp BHXH nói chung phụ thuộc vào từng trường hợp cụ thể và thời gian đóng bảo hiểm của người lao động, trên cơ sở tương ứng giữa đóng và hưởng Đồng thời mức trợ cấp còn phụ thuộc vào khả năng thanh toán chung của từng quỹ tài chính BHXH; mức sống chung của các tầng lớp dân cư và người lao động Nhưng về nguyên tắc, mức trợ cấp này không cao hơn mức tiền lương hoặc mức tiền công khi người lao động đang làm việc và nó chỉ bằng một tỷ lệ phần trăm

Trang 3

nhất định so với tiền lương hay tiền công Ở các nước kinh tế phát triển do mức lương cao, nên tỷ lệ này thường thấp và ngược lại ở những nước đanh phát triển do mức tiền lương còn thấp nên phải áp dụng một tỷ lệ khá cao Ví dụ: ở Pháp, mức trợ cấp hưu trí chỉ bằng 50% của mức lương bình quân 10 năm cao nhất (với điều kiện đóng BHXH đủ 37,5 năm) Ốm đau được trợ cấp bằng 50% tiền lương, thời gian nghỉ ốm được hưởng trợ cấp không quá 12 tháng Sinh con được hưởng trợ cấp bằng 90% tiền lương trong vòng 16 tuần v.v Còn ở Philipin, mức trợ cấp hưu trí từ 42% đến 102%tuỳ thuộc vào nhóm lương khác nhau Ốm đau được hưởng 65%, sinh con được nghỉ 45 ngày và được hưởng bằng 100% tiền lương v.v

Tuy vậy, việc các nước qui định trợ cấp BHXH bằng tỷ lệ phần trăm tiền lương so với tiền lương hay tiền công thường dẫn đến bội chi quỹ BHXH Vì vậy, một số nước đã phải tìm cách khắc phục như: trả ngay một lần khi nghỉ hưu (Nhật bản một lần khi nghỉ hưu là 15 triệu yên; Ấn Độ, Malaixia, Inđônêxia trả một lần bằng tổng số tiền mà chủ và thợ đã đóng góp cộng với lãi) hoặc suốt đời đóng theo tỷ lệ phần trăm của một mức thu nhập quy đinh và hưởng cũng theo tỷ lệ phần trăm của mức quy định

Ngoài việc chi trả trợ cấp theo các chế độ BHXH, quỹ BHXH còn được sử dụng cho chi phí quản lý như: tiền lương chi trả cho ngũng người làm việc trong hệ thống BHXH; khấu hao tài sản cố định, văn phòng phẩm và một số khoản chi khác v.v Phần quỹ nhàn rỗi phải được đem đầu tư sinh lời Mục đích đáu tư quỹ BHXH là nhằm bảo toàn

và tăng trưởng nguồn quỹ

Qúa trình đầu tư quỹ BHXH phải đảm bảo nguyên tắc: an toàn, có lợi nhuận, có khả năng thanh toán và đảm bảo lợi ích kinh tế - xã hội

Các chế độ BHXH đang được thực hiện ở Việt Nam hiện nay

Theo điều 2 của Điều lệ BHXH Việt Nam, BHXH nước ta hiện nay bao gồm 5 chế độ:

1 Chế độ trợ cấp ốm đau

2 Chế độ trợ cấp thai sản

3 Chế độ trợ cấp tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp

4 Chế độ hưu trí

5 Chế độ tử tuất

So với trước đây, chế độ trợ cấp mất sức lao động bị loại bỏ Nội dung của 5 chế đọ nêu trên được quy định thống nhất trong chương II của Điều lệ Mỗi chế độ BHXH khi xây dựng đều căn cứ vào một loạt những cơ sở như: sinh học; kinh tế - xã hội; điều kiện và môi trường lao động v.v

Trang 4

Cơ chế quản lý quỹ BHXH

Một số nguyên tắc cơ bản trong tổ chức và quản lý quỹ BHXH

Để thực hiện tốt mục đích của quỹ BHXH, trong quá trình quản lý điều hành hoạt động quỹ BHXH cần quán triệt những nguyên tắc cơ bản sau đây:

- Tài chính BHXH là một quỹ tồn tại và hoạt động độc lập, cơ chế thu, chi của quỹ phải luôn bảo đảm cân đối, phải bảo toàn và phát triển quỹ để bảo đảm quyền lợi cho người tham gia BHXH Vì thế, tổ chức quản lý điều hành quỹ BHXH phải được tổ chức độc lập thống nhất trong phạm vi cả nước trên cơ sở pháp luật của Nhà nước đã ban hành

và chịu sự kiểm tra, giám sát, quản lý của Nhà nước về chấp hành pháp luật BHXH đối với các bên tham gia BHXH Tổ chức BHXH Việt Nam có hoạt động độc lập thì mới

có điều kiện theo dõi, kiểm tra, giám sát công việc thu, chi của quỹ, tăng cường công tác quản lý quỹ và mới có điều kiện để quản lý, sử dụng vốn nhàn rỗi trong cơ chế thị trường có lợi nhất, không ngừng tinh giảm biên chế gọn nhẹ, giảm chi phí quản lý hành chính, nghiệp vụ hoạt động BHXH Để bảo vệ quyền lợi cho người lao động, Nhà nước cần phải luật pháp hoá việc đầu tư vốn nhàn rỗi của quỹ BHXH, tạo điều kiện tự chủ

và tự chịu trách nhiệm của tổ chức BHXH về kết quả đầu tư bảo toàn và phát triển vốn nhàn rỗi của quỹ BHXH, phù hợp với cơ chế thị trường

Việc quản lý điều hành tăng trưởng quỹ phải đảm bảo nguyên tắc bảo toàn được vốn, không làm vốn bị tổn thất, còn phải làm cho vốn sinh lợi Việc đầu tư vốn nhàn rỗi của quỹ BHXH phải đảm bảo các yêu cầu sau:

+ Bảo đảm chắc chắn, an toàn tuyệt đối, có khả năng thanh khoản cao

+ Phải có lãi

+ Phải đáp ứng nhu cầu thanh toán thường xuyên việc chi trả các chế độ BHXH phát sinh

Vì thế, các hình thức đầu tư phải linh hoạt, đa dạng nhưng phải chặt chẽ theo những nguyên tắc và yêu cầu nêu trên Thực hiện tốt việc đầu tư vốn nhàn rỗi , quỹ BHXH không chỉ có tác dụng bảo toàn và phát triển vốn mà còn bảo đảm quyền lợi cho người lao động trên thực tế Tổ chức quản lý quỹ đầu tư tăng trưởng vốn nhàn rỗi của quỹ BHXH phải tuân theo nguyên tắc hạch toàn kinh doanh

- Phải bảo đảm quyền lợi của người lao động tương ứng với nghĩa vụ đóng góp của họ Trong nền kinh tế thị trường, người lao động thuộc mọi thành phần kinh tế đều bình đẳng hưởng chế độ BHXH Song người lao động muốn được hưởng quyền lợi về BHXH thì họ phải có nghĩa vụ đóng góp BHXH theo các phương thức thích hợp (bắt buộc hay

tự nguyện, ít chế độ hay nhiều chế độ BHXH ) thường xuyên đều đặn trong những

Trang 5

tháng, năm còn tuổi lao động Quyền lợi được hưởng phải phù hợp với mức đóng góp và thời gian đóng góp BHXH của từng người lao động theo quy định của pháp luật Vì thế,

để tạo nguồn tài chính ổn định cho quỹ BHXH, ngoài sự đóng góp của người lao động, người sử dụng lao động Nhà nước cũng phải đóng góp vào quỹ BHXH Trong trường hợp Nhà nước thay đổi chính sách kinh tế - xã hội làm mất cân đối quỹ, hoặc do các rủi

ro bất khả kháng, Nhà nước phải có trách nhiệm trợ giúp quỹ BHXH để đảm bảo chi trả

có các đối tượng hưởng chế độ BHXH Số tiền đóng góp phảo được tính trên cơ sở số tiền lương hoặc thu nhập và được hạch toán vào giá thành sản phẩm Do vậy, những đơn

vị sử dụng lao động trốn tránh nghĩa vụ đóng góp BHXH, phải xử lý thật nghiêm túc Vì

họ trốn tránh nghĩa vụ đóng BHXH không những xâm phạm đến quyền lợi BHXH của người lao động, mà còn gây ra bất bình đẳng với các đơn vị sử dụng lao động thực hiện nghiêm túc đóng BHXH

Thực hiện nguyên tắc này sẽ xoá bỏ được bao cấp trong chế độ BHXH, tạo ra sự bình đẳng giữa người lao động trong các thành phần kinh tế, tạo ra khả năng cân đối thu, chi quỹ BHXH, xoá bỏ được sự thiếu trách nhiệm của các doanh nghiệp nâng lương bừa bãi cho người lao động trước khi về hưu để được hưởng trợ cấp hưu trí cao hơn

- Hoạt động BHXH không mang tính chất kinh doanh mà mang tính chất của quỹ tương

hỗ bảo hiểm Mục đích hoạt động của quỹ BHXH trước hết nhằm bảo vệ quyền lợi cho người lao động khi gặp rủi ro BHXH, sau nữa bảo đảm an toàn cho xã hội và nền kinh

tế Hoạt động BHXH chủ yếu dựa trên nguyên tắc “lấy số đông bù số ít” mang tính chất cộng đồng, tính chất xã hội giữa những người lao động, trừ chế độ bảo hiểm hưu trí và

tử tuất là dựa chủ yếu trên nguyên tắc hoàn trả trực tiếp Các khoản đóng góp vào quỹ BHXH phụ thuộc vào mức độ sử dụng chi trả của các chế độ BHXH, nếu quỹ không đủ

bù đắp thì phải nâng mức đóng góp hoặc hạ thấp mức chi trợ cấp BHXH để bảo đảm quỹ luôn luôn cân đối giữa thu và chi Nguyên tắc cơ bản quản lý quỹ BHXH là phải cân đối thu với chi, chính vì vậy đòi hỏi cơ quan quản lý quỹ BHXH phải tổ chức công tác

kế toán, kiểm tra sử dụng một cách chặt chẽ, đúng pháp luật, sử dụng tiền nhàn rỗi đầu

tư sinh lợi có hiệu quả, quỹ được bảo toàn và phát triển để có điều kiện bảo đảm quyền lợi cho người lao động hoặc giảm được sự tài trợ của Nhà nước

- Việc đổi mới, hoàn thiện cơ chế tạo và sử dụng quỹ BHXH phải trên cơ sở thực trạng phát triển kinh tế - xã hội và cơ chế quản lý kinh tế - xã hội của đất nước Phải tiến hành đồng bộ với việc đổi mới, hoàn thiện cách chính sách, cơ chế quản lý kinh tế - xã hội

có liên quan như chính sách lao động và việc làm, chính sách thu nhập, tiền lương, tiền công, chăm sóc y tế, kế hoạch hoá gia đình và các chính sách kinh tế - xã hội khác Bởi

vì, chính sách cơ chế quản lý kinh tế - xã hội của đất nước, nó phải phù hợp với điều kiện và trình độ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, phù hợp với mức độ phát triển của từng loại lao động (ít hay nhiều chế độ BHXH) Đặc biệt lao động trong lĩnh vực nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, lao động tự do, có như vậy BHXH mới tồn tại và phát triển vững chắc, phù hợp với sự phát triển của các thành phần kinh tế của đất nước Mặt khác, Nhà nước chỉ bảo trợ quỹ BHXH khi Nhà nước có những thay đổi các chính

Trang 6

sách kinh tế xã hội làm mất cân đối thu, chi quỹ BHXH hoặc do các rủi ro bất khả kháng làm mất cân đối thu, chi quỹ BHXH

Trên đây là một số nguyên tắc cơ bản cần phải quán triệt trong tổ chức và quản lý quỹ BHXH làm cơ sở cho việc cải tiến, hoàn thiện các chế độ, chính sách BHXH ở nước ta trong thời gian tới

Ngày đăng: 30/12/2015, 08:38

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w