1. Trang chủ
  2. » Tài Chính - Ngân Hàng

Ô nhiễm môi trường trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp việt nam

8 339 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 8
Dung lượng 1,09 MB

Nội dung

Trong phạm vi bài viêt này, tác giả đề cập đên vẫn đề ô nhiêm môi trường- trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp Việt Nam, trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp nhằm giúp doanh nghiệp Vi

Trang 1

QUAN TRI NGAN HANG & DOANH NGHIEP

Ô nhiễm môi trường -

trách nhiệm xõ hội của

doanh nghiep Viet Nam

TS PHAM THI TUYET

Học viện Ngân hàng

Toàn câu hóa kinh tế khiến các doanh nghiệp, người tiêu dùng, nhà

hoạch định chính sách, các tổ chức phi chính phú trên toàn thế giới ngày

càng quan tâm hơn tới ảnh hưởng của nó đến quyên và lợi ích hợp pháp

của người lao động, môi trường xã hội và phúc lợi cộng động Vì lẽ đó, nêu

doanh nghiệp không thực hiện trách nhiệm xã hội sẽ không có cơ hội tiếp

cận thị trường thể giới Trước xu hướng này, doanh nghiệp Việt Nam muốn

phái triên bên vững luôn phải tuân theo những chuân mực vé bao vệ môi

trường, bình đẳng giới, an toàn lao động, đảm bảo quyên lợi lao động, trả

lương công bằng, có kế hoạch, chiến lược trong đào tạo, bôi dưỡng nhân

viên và phát triên cộng đồng Trong phạm vi bài viêt này, tác giả đề cập

đên vẫn đề ô nhiêm môi trường- trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp Việt

Nam, trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp nhằm giúp doanh nghiệp Việt

Nam thực hiện tốt trách nhiệm xã hội trong nên kinh tế hội nhập

1 Khái niệm trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp

uật ngữ “Trách nhiệm xã hội

của doanh nghiệp” (TNXH) được xuất hiện cách đây khoảng gần

50 năm khi H.R.Bowen, một chuyên gia nghiên cứu tổ chức, đề cập đến trong cuén sach “Social responsibilities of the Businessmen” vào năm 1953 Trong cuốn

sách này, trách nhiệm xã hội của doanh

nghiệp được Bowen xác định là trách nhiệm của chủ các doanh nghiệp không

làm tốn hại đến các quyền và lợi ích của

người khác; chủ doanh nghiệp phải có

lòng từ thiện vả bù đắp những thiệt hai do

doanh nghiệp mình gây ra khi làm tôn hại cho xã hội Tuy nhiên, thuật ngữ này

cho đến nay được hiểu đưới nhiều giác

độ khác nhau:

Quan điểm thứ nhất, đại diện là Prakash,

Sethi cho rằng: *“[rách nhiệm xã hội của doanh nghiệp là nâng hành vi của doanh nghiệp lên một mức phù hợp với các quy phạm, giá trị và kỳ vọng xã hội đang phổ biến” Những người theo quan điểm này lập luận rằng doanh nghiệp

Trang 2

không có trách nhiệm với xã hội

bởi doanh nghiệp khi thực hiện

hoạt động kinh doanh đã phải

đóng thuế cho nhà nước và vì

vậy, doanh nghiệp chỉ có trách

nhiệm với cô đông và người lao

động của doanh nghiệp mà thôi

Nếu trường phái trên cho

rằng trách nhiệm duy nhất của

các doanh nhân là tạo ra lợi

nhuận tối đa cho các cô đông,

thì càng ngày càng nhiều người

đồng thuận với Liên minh Châu

Au khi cho răng doanh nghiệp

phải quan tâm đến các cá nhân

và các nhóm có thể bị tác động

bởi hoạt động của doanh nghiệp

hay có thể ảnh hưởng đối với

các hoạt động đó Trong trường

hợp này, doanh nghiệp được

gán cho vai trò làm thỏa mãn

mọi thành phần có liên quan

và trở thành nơi phân định các

lợi ích khác nhau cho các thành

phân có liên quan đó Yêu cầu

này có thê lớn hoặc nhỏ tùy theo

các thành phần được xem xét:

có những thành phần mà doanh

nghiệp có các mối quan hệ khế

ước (những người lao động,

những nhà cung ứng, các khách

hàng ), và những thành phan

ma doanh nghiệp không có bat

cứ mối quan hệ khế ước nào

(các nhóm lợi ích khác nhau,

chăng hạn những người sống

gân nơi hoạt động của doanh

nghiệp hoặc những người bảo

vệ thiên nhiên)”

Một số nhà nghiên cứu khác

đại điện là Archie, B.Carroll,

Bowen cũng khăng định

trách nhiệm xã hội của doanh

' Michel Capron & Fr Quairel-

Lanoizelée, Trách nhiệm xã hội của

doanh nghiệp, NXB Tri Thức, 2009;

H.R Bowen, Social Responsability of

the Businessman, New York, 1953

$0 120 - THANG 5.2012

QUAN TRỊ NGÂN HÀNG & DOANH NGHIỆP | =~

nghiệp là sự mong đợi của xã

hội về kinh tế, luật pháp, đạo

đức và lòng từ thiện của doanh

nghiệp tại một thời điểm nhất

định Những người theo quan điểm này nghiêng về quan điểm cho răng các doanh nghiệp với

tư cách là chủ thê kinh doanh tại

thị trường nào đó, họ đã sử dụng

nguồn lực của xã hội, khai thác

nguồn lực tự nhiên và trong quá

trình thực hiện hoạt động kinh

doanh, họ gây ra không Ít ton

hại đối với môi trường tự nhiên

và xã hội Vì lẽ đó, ngoải việc

đóng thuế, doanh nghiệp còn

phải có trách nhiệm xã hội với

môi trường, cộng đồng và người lao động

Ở Việt Nam, đây là một khái

niệm khá mới mẻ và trên thực tế

có không ít doanh nghiệp hiểu chưa đúng về khái niệm này,

họ thường hiểu trách nhiệm xã hội theo nghĩa “truyền thống”

Tức là doanh nghiệp thực hiện TNXH " là một hoạt động

tham gia “giải quyết các vân

đề xã hội” mang tính nhân đạo,

từ thiện Với cách hiểu này,

trách nhiệm xã hội của doanh

nghiệp không mang tính bắt

buộc mà là doanh nghiệp “tự

nguyện” thực hiện Trong quy

chế và tiêu chí xét thưởng của Giải thưởng trách nhiệm xã hội

doanh nghiệp năm 2009, Phong Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCT) giới hạn trách

nhiệm xã hội doanh nghiệp ở hai lĩnh vực lao động và môi

trường, nhưng cũng đặt thêm

tiêu chí “hoạt động kinh doanh

có hiệu quả kinh tế” Nói cách khác, VCCI dùng khái niệm 3P như đa số các tô chức và doanh

nghiệp khác trên thế giới

Có nhiều định nghĩa khác

TẠP CHÍ KHOA HỌC & ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG

nhau về trách nhiệm xã hội

Responsibility) cua doanh

nghiệp Một trong các định nghĩa được sử dụng nhiều nhất

đó là theo chuyên gia của Ngân

hàng Thế giới (WB): “Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp là

sự cam kết của doanh nghiệp đóng góp vào sự phát triển kinh

tế bền vững, hợp tác cùng người

lao động, gia đình họ, cộng

đồng và xã hội nói chung để cải

thiện chất lượng cuộc song cho

họ, sao cho vừa tốt cho doanh

nghiệp vừa ích lợi cho phát triển” Từ những phân tích ở trên có thể khăng định TNXH của doanh nghiệp thê hiện trên các phương diện sau:

- Đóng thuế đầy đủ

- Dam bao quyên và lợi ích hợp pháp cho người lao động

- Binh dang trong đối xử với người lao động

- Thực hiện tốt van dé vệ sinh,

an toàn thực phẩm

- Bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng

- Thực hiện nghiêm túc vẫn

đề bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên

- Tham gia vào các hoạt động

từ thiện và trợ giúp xã hội

2 Lợi ích khi doanh nghiệp thực hiện trách nhiệm xã hội Khang định của ông Martin Neureiter- chuyên gia cao cấp, Trưởng ban phụ trách triển khai ISO 26000: “Chung ta đừng nên coi trách nhiệm xã hội (CSR) của doanh nghiệp là một gánh nặng mà nên coi đó là cơ hội,

là mục đích tự thân, là một kinh

2 Mr NiGel Twose- WB tai Washington

DC USA - Hội thảo quốc gia về Trách

nhiệm xã hội của DN và khả năng cạnh

tranh quốc gia, Hà Nội,12/2002

49

Trang 3

= Ụ QUAN TRI NGAN HANG & DOANH NGHIEP

nghiệm để doanh nghiệp hoạt

động tốt hơn chứ không phải là

mot ganh nang cua chi phi, ap

lực từ phía Nhà nước Do đó,

hãy tìm các giải pháp để phát

triển tốt hơn cho nơi mình đang

sống”

Về cơ bản, doanh nghiệp

thực hiện TNXH mang lại lợi

ich sau:

Một là, giảm chỉ phí và tăng

hiệu quả trong sản xuất: Nhiều

chuyên gia kinh tế trên thế

giới nhận định rằng các doanh

nghiệp có thê tiết kiệm đáng kể

chi phi nếu thực hiện TNXH tốt

Công ty sản xuất gốm sứ Giang

Tây- Trung Quốc, khi lắp đặt

công nghệ mới thân thiện với

môi trường đã tiết kiệm gần 10

triệu USD mỗi năm, với kết quả

giảm 6% lượng nước sử dụng,

65% lượng chất thải nước và

74% chat thải khí Một hệ thông

quản ly nhân sự hiệu quả cũng

giúp doanh nghiệp cắt giảm chỉ

phí và tăng năng suất lao động

đáng kể Chế độ lương thưởng

hợp lý, môi trường lao động

an toàn, đặc biệt là các cơ hội

đào tạo, thăng tiến được doanh

nghiệp chú trọng, luôn thực

hiện và bảo vệ quyền, lợi ích

hợp pháp cho người lao động

sẽ tạo động lực giúp người lao

động gắn bó lâu đài với doanh

nghiệp, giảm số lượng lao động

bỏ việc ; điều này góp phần

tăng lợi nhuận cho công ty

Hai là, thực hiện trách nhiệm

xã hội giúp doanh nghiệp có khả

nang tang doanh thu: Hindustan

Lever là một chi nhánh của tập

đoàn Dnilever hoạt động kinh

doanh tại Ấn Độ Thời gian

đầu khi mới vào thị trường Án

Độ, các nhà máy chế biến sữa

Hindutan không thể hoạt động

hết công suất do cung không

đủ cầu, chất lượng bò sữa ở địa

phương rất kém Hãng quyết định xây dựng chương trình giúp người dân chăn nuôi bò

sữa theo nhiều giai đoạn khác

nhau, từ việc đào tạo nông dân

cách chăn nuôi, cải thiện cơ

sở hạ tầng cơ bản đề thành lập

một Hiệp hội những nhà cung cấp sữa bò Kết quá thật đáng

mừng, chưa day hai nam sau,

nguồn cung bò sữa đã tăng lên trên 40 lần và nhà máy đã hoạt động hết công suất Doanh thu

và lợi nhuận của Hindustan nhờ

đó cũng tăng cao đáng kể

Ba là, thực hiện tốt trách

nhiệm xã hội giúp doanh nghiệp nâng cao giả trị thương hiệu và

wy tín: Khi doanh nghiệp được cấp chứng chỉ CSR sẽ nâng cao đáng kể uy tín và giá trị thương hiệu của doanh nghiệp đối với các nước trong khu vực và trên

thế giới Đặc biệt, chứng chỉ CSR như “giấy thông hành”

để sản phẩm của doanh nghiệp

được thứ sức cạnh tranh ở môi

trường quốc tế Một doanh nghiệp sản xuất bàn ghế tại

Bulsan- Han Quốc, sau khi

có được Chứng chỉ thân thiện

với tài nguyên rừng, đã nhanh

chóng đây mạnh doanh số bán hàng, các đối tác lớn ở trong và ngoài nước ồ ạt tìm đến Bàn ghế của doanh nghiệp này thâm nhập thị trường Mỹ và châu Âu

một cách dễ dàng Giá bán các

sản phẩm cao hơn trước đến

20% mà số lượng đơn đặt hàng

vẫn tăng đều đặn

Bốn là doanh nghiệp có nhiều cơ hội thụ hút nhân tài

khi thực hiện CSR: Việc thu hút nhân tài luôn được các doanh

nghiệp quan tâm bởi nhân lực

giỏi là một trong những yếu tố quan trọng quyết định sự tồn tại và phát triển của mỗi doanh nghiệp Có được những nhân

viên tốt đã khó nhưng việc giữ

chân họ là thách thức lớn đối

với mỗi doanh nghiệp, nhất là

trong nền kinh tế cạnh tranh Những doanh nghiệp trả lương thỏa đáng và công bằng, tạo cho

nhân viên cơ hội đào tạo, thăng tiễn, biết ghi nhận sự sáng tạo

của nhân viên, đóng bảo hiểm

y tế đầy đủ và môi trường làm việc thân thiện sẽ có khả năng thu hút và giữ được nhân viên tốt

Người lao động cũng thê hiện

ý kiến và quan điểm của mình về CSR theo cách riêng của họ, cứ

ba trong số bốn nhân viên được hỏi cho biết, họ sẽ “trung thành” hơn với ông chủ nào luôn giúp

đỡ và có trách nhiệm với cộng đồng địa phương Kết quả của

nhiều nghiên cứu thực tế tại Bắc

Mỹ đã chứng minh sự liên hệ mật thiết giữa việc thuc thi CSR

và khả năng thu giữ người tài của doanh nghiệp Lý do được nêu ra là những người giỏi, có

uy tín thường muốn làm việc ở nơi mà họ nghĩ là tốt trong xã hội và thấy tự hào

Năm là, thực hiện tốt CSR

giúp doanh nghiệp tăng khả

năng cạnh tranh và thực hiện

tot hon pháp luật lao động Ông Patrick Gilaber- Trưởng đại

diện Unido tại Việt Nam đánh

giá: “Chúng ta đang chứng kiến

sự thay đổi của người tiêu dùng

trên thể giới, CSR của doanh

nghiệp ngày càng quan trọng

va no khang dinh nang luc

hoạt động của chính các doanh nghiệp trong nước và trên thị

trưởng quốc tế Phát triển cong

Trang 4

đồng là một mối quan hệ không

thể tách rời trong sự phát triển

của doanh nghiệp, nhưng hau

hết các doanh nghiệp Việt Nam

lại chưa đu khả năng, đặc biệt

là các doanh nghiệp vừa và

nhỏ, nên họ chưa tận dụng được

dòng vốn đầu tư trực tiếp nước

ngoài ”° Điều này phản ánh rõ

nhất lợi ích mang lại nếu doanh

nghiệp biết phát triển cộng

đồng

3 Thực trạng ô nhiễm môi

trường tại Việt Nam trong

thời gian qua

Trong bối cảnh Việt Nam hội

nhập ngày càng sâu với kinh tế

khu vực và thế giới, các doanh

nghiệp Việt Nam buộc phải có

quan hệ với các đối tác nước

ngoài, phải thực hiện những quy

định về môi trường, về TNXH

theo quy chuẩn quốc tế như

Tiêu chuẩn trách nhiệm xã hội

SA 8000 và WRAP; Hệ thống

quản trị môi trường ISO 14000;

Hệ thống quản lý an toàn và

sức khoẻ OHSAS 18001

Thời gian qua, cùng với sự phát

triển kinh tế, Việt Nam đang

chịu nhiều hậu quả của biến đối

khí hậu và vấn đề ô nhiễm môi

trường tại các khu đô thị, khu

công nghiệp, làng nghề, các lưu

vực sông trên cả nước Van đề

ô nhiễm đã trở thành các chủ đề

nóng và luôn là mối quan tâm

của toàn xã hội bởi tính chất

vi phạm rất “tỉnh vi” của các

doanh nghiệp và những tổn that

mà nó gây ra cho con người

Năm 2010, Bộ Tài Nguyên

và Môi trường công bố Báo cáo

môi trường quốc gia, cho thấy:

3 hfttp:/www.vietchamexpo.com/

new/index.php?option=com_

content&view=article&id=37 7 %3Ac-hi-

dn-phat-trin-bn-vng&catid=44%3Atin-

vietcham-expo&ltemid=126&lang=vi

$0 120 - THANG 5.2012

QUẦN TRỊ NGÂN HÀNG & DOANH NGHIỆP § =

Trong 5 nam qua, môi trường nước mặt ở hầu hết các đô thị

và một số lưu vực sông của Việt Nam đều bị ô nhiễm các chất

hữu cơ và tình trạng này không ngừng gia tăng Tại hầu hết các

sông, hồ, kênh, rạch trong nội thành cúa các thành phó, thị trấn lớn, hàm lượng các chất ô nhiễm

hữu cơ đều vượt giới hạn tối đa cho phép từ 2 đến 6 lần Điển

hình là ô nhiễm tại lưu vực các

sông gồm sông Câu, sông Nhuệ, sông Đáy, sông Đồng Nai đã tới mức báo động Nghiêm trọng nhất là lưu vực sông Đồng Nai,

nguồn nước thuộc đoạn sông Sài Gòn- Đồng Nai hiện đang

bị ô nhiễm nặng, chất lượng nước mặt dùng cho sinh hoạt

không đảm bảo, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe cộng đồng Nguyên nhân chủ yếu gây

ra tình trạng ô nhiễm này là do

ó “trên 9.000 cơ sở sản xuất công nghiệp nằm phân tán, xen

kẽ trong khu dân cư trên lưu vực sông Đồng Nai Bình quân mỗi ngày, lưu vực sông phải tiếp nhận khoảng 48.000m3 nước thải từ các cơ sở sản xuất nay”

nguồn từ các sản phẩm thải của các doanh nghiệp, các hộ kinh doanh trong các khu công nghiệp

và các làng nghề Theo thống kê của Tổng cục Môi trường, trong năm 2010 có khoảng 40.000 tấn

ắc quy chì được thải bỏ trong

nước và dự báo đến năm 2015,

con số này sẽ là gần 70.000 tấn Ông Lê Văn Kiều, nguyên Chánh Thanh tra Bộ Khoa học

và Công nghệ cho răng: “Các nước trong khu vực đều đã triển

khai quy định về trách nhiệm

doanh nghiệp trong thu hồi sản

phẩm thải bỏ Việt Nam cũng

cần bắt kịp với xu hướng này,

nhất là trong bối cảnh hội nhập

kinh tế quốc tế mạnh mẽ như hiện nay ”5 Trong cầu thành

giá sản phẩm, đặc biệt là các sản

phẩm của các tập đoàn lớn đã có tính đến 10% chi phí cho thực

hiện trách nhiệm môi trường

Vì vậy, triển khai quy định về

sản phẩm thải bỏ là rất cần thiết,

Việt Nam cần nhanh chóng áp dụng và sửa đổi dần căn cứ theo

nhu cầu thực tiễn

Ô nhiễm nước ở nông thôn và khu vực sản xuất nông nghiệp

I" dến hết năm 2009, toàn quốc dã có lới 249 khu công nghiệp dược †hành lập †heo Quyết dịnh của Thủ tướng (hính phủ, nhưng chỉ có khoảng 50% cóc khu công

nghiệp dang hoạt động là có hệ thống xử lý nước thải Tập

trung Hiện nay, có khoảng 70% trong s6 hon 1 lriệu mì nước thải /ngày †ừ các khu công nghiệp xẻ thẳng ra cóc nguôn tiếp nhận không qua xử lý

Một thực trạng khác dẫn đến

ô nhiễm nguôn nước được bắt

4 http://baotintuc.vn/O - nhiem - moi

- truong - Moi - nguy - hiem - khon -l uong/6763300.epi

TẠP CHÍ KHOA HỌC & ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG

cũng rất nghiêm trọng, gần 75%

sô dân Việt Nam sinh sông ở

5 http:/Awww.baotintuc.vn/O-nhiem-

moi-truong-Moi-nguy-hiem-khon-

luong/6763300.epi

51

Trang 5

= I QUAN TRI NGAN HANG & DOANH NGHIEP

nông thôn, với cơ sở hạ tầng

phần lớn lạc hậu, các chất thải

của con người và gia súc không

được xử lý, thấm xuốn g đất hoặc

bị rửa trôi, làm cho tình trạng ô

nhiễm nguồn nước về hữu cơ

và sinh vật không ngừng tăng

cao Nhiều nơi do các hộ dân

nuôi trồng thuỷ sản ồ ạt, thiếu

quy hoạch, các khu chế biến

thuỷ hải sản đông lạnh không

tuân theo quy trình kỹ thuật đã

gây ra nhiều tác động tiêu cực

tới môi trường nước Một phần

khiến môi trường nước ở nông

thôn bị ô nhiễm do người nông

dân dùng không đúng cách và

không hợp lý các hoá chất nông

nghiệp (thuốc trừ sâu, thuốc diệt

có, ) thiếu các phương tiện vệ

sinh cơ sở hạ tầng phục vụ sinh

hoạt nên số hộ gia đình dùng

nước đảm bảo tiêu chuẩn vệ

sinh chỉ đạt khoảng 30%- 40%,

và chỉ có khoảng 20%- 30% số

hộ sử dụng công trình vệ sinh

đạt tiêu chuẩn

Cùng với sự phát triển của

các làng nghề, hậu quả về môi

trường do các hoạt động sản

xuất làng nghề đưa lại cũng

ngày càng nghiêm trọng Tình

trạng ô nhiễm không khí, chủ

yếu là đo nhiên liệu sử dụng

trong các làng nghề là than,

lượng bụi và khí CO, CO,, SO,

và Nox thải ra trong quá trình

sản xuất khá cao Theo thống

kê của Hiệp hội Làng nghề Việt

Nam, hiện nay cả nước có 2.790

làng nghề, trong đó có 240

làng nghề truyền thống, đang

giải quyết việc làm cho khoảng

11 triệu lao động, bao gồm cả

lao động thường xuyên và lao

động không thường xuyên Tuy

nhiên, do sản xuất mang tính

tự phát, hộ sản xuất sử dụng

phương tiện thủ công lạc hậu, chắp va, mat bang san xuat chat chội, việc đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải ít được

họ quan tâm, ý thức bảo vệ môi

trường sinh thái của người dân làng nghề còn kém Bên cạnh

đó chúng ta đang thiếu cơ chế quản lý, giám sát của các cơ quan chức năng của Nhà nước,

chưa có những chế tài đủ mạnh đối với những hộ làm nghề thủ

công gây ô nhiễm môi trường,

nên tình trạng ô nhiễm môi

trường tại các làng nghề ngày càng trầm trọng vả hiện nay đã ở mức “báo động đỏ” Hoạt động

gây ô nhiễm môi trường sinh thái tại các làng nghề không chỉ

ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc

sống, sinh hoạt và sức khoẻ của

những người dân làng nghề mà còn ảnh hưởng đến cả những người dân sống ở vùng lân cận

về bảo vệ môi trường cũng như

việc tô chức, thực hiện các văn

bản, quy định pháp luật của các cơ quan chức năng tại Việt Nam Nhằm nâng cao tính pháp

lý trong bảo vệ môi trường, Thủ

tướng Chính phủ đã ban hành Nghị định 117/2009 về xử lý

vi phạm trong lĩnh vực bảo vệ môi trường (có hiệu lực từ tháng 3-2010) quy định 33 hành vi vị

phạm, theo đó mức phạt tiền

tăng cao gấp 7,5 lần so với mức phạt trong Nghị định 81/2006

và khoáng 300 văn bản pháp

luật (Theo thống kê của Bộ Tư

pháp) về bảo vệ môi trường để

điều chỉnh hành vi của các cá

nhân, tổ chức, các hoạt động

kinh tế, các quy trình kỹ thuật, quy trình sử dụng nguyên liệu trong sản xuất Tuy nhiên, hệ thống các văn bản này vẫn còn

chưa hoản thiện, thiếu đồng

heo búo cáo của (hương trình môi †rường của Liên hợp

quéc, Ha Noi va thanh pho Hé Chi Minh ding dau chau A

ve mức độ ô nhiễm bụi Ñới dây, kết quả công bố tại Diễn

dàn Kinh tế Thế giới Davos cho thấy, Viẹt Nam nam trong

lŨ quốc gia có môi trường không khí "†ậ” nhất thế giới, dứng thứ 123 trong tổng số ]32 nước

4 Một số nguyên nhân cơ bản dẫn đến thực trạng trên Các chuyên gia về môi trường trong nước và trên thế giới tìm hiểu về vấn dé ô nhiễm môi trường ở Việt Nam đã đưa ra rất nhiều nguyên nhân đẫn đến thực trạng ô nhiễm môi trường

trên các bình diện khác nhau

Về cơ bản, chúng tôi xin đề cập

đến một số nguyên nhân sau:

Một là, hạn chế, bất cập của

cơ chế, chính sách, pháp luật

bộ, thiếu chi tiết, tính ổn định

không cao, tình trạng văn bản mới được ban hành chưa lâu

đã phải sửa đổi, bổ sung là khá phổ biến, từ đó làm hạn chế hiệu quả điều chỉnh hành vi của các

cá nhân, tổ chức, các hoạt động

kinh tế Đó là chưa kế đến văn bản quá nhiều, rất đễ dàng gây

sự hiểu lầm trong tô chức, thực hiện ở cấp dưới

Hai là, quyền hạn pháp lý của

các tổ chức bảo vệ môi trường,

Trang 6

nhất là của lực lượng cảnh sát

môi trường chưa thực sự đủ

mạnh, nên đã hạn chế hiệu quả

hoạt động năm tình hình, phát

hiện, đấu tranh, ngăn chặn các

hành vi vi phạm pháp luật về

bảo vệ môi trường Các cơ sở

pháp lý chế tài xử phạt đối với

các loại hành vi gây ô nhiễm

môi trường và các loại tội phạm

về môi trường vừa thiếu, vừa

chưa đủ mạnh, dẫn đến hạn chế

tác dụng giáo dục, phòng ngừa,

răn đe đối với những hành vi

xâm hại môi trường Điền hình

như vụ vi phạm pháp luật về

moi trường của Công ty Vedan

(Đông Nai) làm ảnh hưởng đến

đời sống lâu dài của người dân,

nhưng Công ty cũng chỉ phải

nộp hành chính 267,5 tý đồng

và nộp truy thu tiền phí bảo vệ

môi trường là hơn 127,2 tỷ đồng

mà không hề bị xử lý hình sự

Hay vụ Công ty cổ phần Men

thực phẩm Mauri La Ngà (Đồng

Nai), nước thái công ty gây chết

cá bè, hàng trăm người dân kéo

đến công ty yêu cầu ngừng xả

thải Cảnh sát môi trường, Công

an Đồng Nai phối hợp với Sở Tài

nguyên và Môi trường, UBND

huyện Định Quán kiểm tra, xử

phạt 32 triệu đồng và tạm đình

chỉ hoạt động của công ty đề xử

lý môi trường Tại Hải Phòng,

nhà máy chế biến khoáng sản

(thuộc Công ty cổ phần Kinh

doanh chế biến hàng xuất khâu

Đà Năng) xả chất thải gây ô

nhiễm môi trường, ảnh hưởng

cuộc sống người dân nhưng

chưa bị xứ lý

Ba là các cấp chính quyền

chưa nhận thức đầy đủ và quan

tâm đúng mức đối với công tác

bao vệ môi trường, dẫn đến

buông lỏng quản lý, thiểu trách

50 120 - THANG 5.2012

QUAN TRI NGAN HANG & DOANH NGHIEP i ~

nhiệm trong việc kiểm tra, giám

sát về môi trường Điền hình là

sự kiện Công ty Vedan bị bắt quả tang xá thắng nước thải chưa xử

lý vào sông Thị Vải liên tục 14 năm, chỉ thực sự bị xử lý khi

đã ã “giết chết” dòng sông Công tác kiêm tra về môi trường của các cơ quan chức năng đối với các cơ sở sản xuất dường như

vẫn mang tính hình thức, hiện

tượng “phạt đề tồn tại” còn phô biến Từ năm 2007 đến nay, chỉ

có một vụ vi phạm môi trường nhập phê liệu nguy hại được

đưa ra khởi tố về hành vi buôn

lậu và phải nhờ cơ quan cảnh sát

điều tra kinh tế khởi tố

Bồn là, chỉ phí xây dựng hệ

thống xử lý nước, rác thải đạt chuân là rất lớn, khiến nhiều doanh nghiệp không đủ sức đầu

tư Một số nhà máy ứng dụng thành công dây chuyền xử lý

rác thái hiện đại, chi phi ré hon

như Công ty TNHH Thủy lực-

Máy ứng dụng (Hà Nội) đã thiết

kế thành công dây chuyền xử

lý rác sinh hoạt CDW Mặc dù

được cho đã tiết kiệm nhiều thì chỉ phí cho hệ thống xử lý rác CDW cũng tiêu tốn khoảng 5

tỷ đồng cho trạm công suất 20 tắn một ngày, còn ở quy mô cao cũng vài chục tý Vì lẽ đó, đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến doanh nghiệp “chùn

bước” thực hiện trách nhiệm xã hội khi nguồn vốn cua ho eo

hẹp

Năm là, do nhận thức chưa

thực sự day du cua cac doanh nghiép về trách nhiệm xã hội

nên đối với các doanh nghiệp

có thị trường xuất khẩu, theo yêu cầu của đối tác nước ngoải

họ “buộc” phải thực hiện tránh nhiệm xã hội Một số doanh

TẠP CHi KHOA HOC & DAO TAO NGAN HAN

nghiệp vừa và nhỏ, ho chỉ hiểu

trách nhiệm xã hội là “làm từ thiện” Một số khác cho rằng việc thực hiện trách nhiệm xã

hội sẽ làm tăng chi phí cho doanh nghiệp, làm giảm khả năng cạnh tranh ban đầu mà chưa thấy ngay được lợi ích nên

không muốn thực hiện

5 Một số giải pháp nâng cao trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp Việt Nam về ô nhiễm môi trường

Thứ nhất, nhóm giải pháp

nâng cao nhận thức của doanh nghiệp về TINXH nói chung và

ô nhiễm môi trường nói riêng

Để thực hiện tốt nhóm giải

pháp này, chúng tôi đề xuất một

số cách làm sau:

- Giao cho VCCI phối hợp với

các viện, các trường đại học tổ chức tập huấn cho lãnh đạo các doanh nghiệp về văn hóa doanh

nghiệp, đạo đức kinh doanh và trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp Đặc biệt nhắn mạnh lợi ích đạt được nếu doanh nghiệp thực hiện tốt trách nhiệm xã

hội khi tham gia vào nền kinh

tế toàn cầu, đây chính là nền

tảng để giúp doanh nghiệp phát triển bền vững Chính phủ cân xây dựng các chương trình trọng điểm, đề án quốc gia như

thúc day chương trình vệ sinh,

an toàn thực phẩm, bảo vệ môi

trường để thông qua đó, các doanh nghiệp phải nỗ lực tham

gia Có chế độ khen thưởng, ưu đãi đối với các doanh nghiệp

thực hiện tốt TNXH cũng như

lên án, xử phạt và có biện pháp

mạnh khi các doanh nghiệp trốn

tránh nghĩa vụ, trách nhiệm với

cộng đồng

- Chính phủ cần giao cho các

Bộ, Ban, Ngành có kế hoạch

53

Trang 7

= fi QUAN TRI NGAN HANG & DOANH NGHIEP

truyền thông, tuyên truyền, phổ

biến rộng rãi, làm cho tất cả

các doanh nghiệp, trước hết là

các chủ doanh nghiệp hiểu về

TNXH của doanh nghiệp Điều

quan trọng là, làm sao để việc

thực hiện TNXH của doanh

nghiệp trở thành động cơ bên

trong của các doanh nghiệp,

được xem là hành vi đạo đức và

được điều khiển bằng động cơ

đạo đức từ những người đứng

đầu doanh nghiệp Tổ chức các

cuộc thi tìm hiểu về TNXH,

đặc biệt là vấn đề ô nhiễm môi

trường, biện pháp khắc phục,

bài học kinh nghiệm từ các quốc

gia khác trên thế giới

- Cuộc bình chọn và trao giải

“Doanh nghiệp thực hiện tốt

trách nhiệm xã hội” do VCCI

chịu trách nhiệm cần được phổ

biến rộng rãi, quy định cụ thể

các tiêu chí xét thưởng để các

doanh nghiệp phấn đấu Doanh

nghiệp được nhận thưởng sẽ

được cấp chứng nhận về thực

hiện tốt TNXH trên các sản

phẩm, dịch vụ của mình

- Nâng cao nhận thức cho

khách hàng, khuyến khích người

tiêu dùng chỉ sử dụng những sản

phẩm, dịch vụ rõ ràng về nguồn

gôc, được kiêm định và các sản

phẩm có chứng nhận doanh

nghiệp thực hiện tốt TNXH

Xúc tiến thành lập Hiệp hội

người tiêu dùng Việt Nam với

tôn chỉ là bảo vệ quyền lợi của

người tiêu dùng: thúc đây doanh

nghiệp sản xuất, kinh doanh sản

phẩm sạch, chất lượng cao và an

toàn, không gây ô nhiễm; không

mua hàng hoá của những doanh

nghiệp không thực hiện tốt các

noi dung co ban cua TNXH,

trong đó có nội dung liên quan

đến an toàn vệ sinh thực phẩm

và ô nhiễm môi trường

Thứ hai, nhóm giải pháp về

pháp lý

- Chính phủ cần xây dựng một hành lang pháp lý bắt buộc các doanh nghiệp phải thực

thi TNXH một cách đầy đủ

và nghiêm túc Khung pháp lý chính là biện pháp có hiệu lực

nhất đối với việc thực hiện trách

nhiệm xã hội của doanh nghiệp;

đồng thời, là giải pháp hỗ trợ đặc lực cho giải pháp về đạo

đức, làm cho các động cơ đạo

đức thường xuyên được cúng

cô và ngày càng có hiệu lực trên thực tế Chính phủ cần phải

hoàn thiện hệ thông văn bản

pháp luật về môi trường, khắc phục nhanh chóng sự chồng

chéo, thiếu đồng bộ như hiện

nay Bên cạnh đó có những biện

pháp mạnh tay như thiết lập chế tải và quy định trách nhiệm hình

sự của pháp nhân trong Bộ luật Hình sự, đối với những trường hợp vi phạm sẽ bị truy cứu trách

nhiệm hình sự Thực hiện việc

trao quyền rõ ràng, phân định

rõ chức năng, nhiệm vụ cụ thể

cho từng cấp để thực hiện việc

kiểm soát vẫn đề ô nhiễm môi

trường từ các khu công nghiệp, các làng nghề gây ra

- Chính phủ cũng nên ban

hành một Nghị định hướng dẫn

thi hành các quy định về quản

lý môi trường đối với doanh nghiệp dựa trên các tiêu chuẩn quản lý môi trường của các bộ CoC quốc tế và phù hợp với

điều kiện cụ thê của Việt Nam

- Nhà nước cần giao thêm

quyền cho các Sở kế hoạch đầu

tư các Tỉnh, Thành phố trong

cả nước xây dựng các điều kiện

cần và đủ phù hợp với từng lĩnh

vực, ngành nghề kinh doanh

Kiểm tra, kiểm soát các doanh

nghiệp khi đăng kí xin Giấy phép kinh doanh nếu ở ngành nghề kinh doanh chính của họ

có các hoạt động sản xuất, kinh

doanh liên quan đến việc xử

lý các chất thải, nước thải, độ bụi Sở Kế hoạch và Đầu tư sẽ không cấp đăng kí kinh doanh cho doanh nghiệp đó nếu doanh

nghiệp không có dự án về xử

lý các chất thải, nước thải, độ bụi Như vậy, doanh nghiệp

buộc phải có kế hoạch và lộ trình thực hiện nghiêm túc vấn

đề chống ô nhiễm môi trường mới được cấp Giấy phép kinh doanh

Thứ ba, nhóm giải pháp về

dau tw co sé ha tang chong 6 nhiễm môi trường

- Nhà nước cần có lộ trình cụ thê quy hoạch các làng nghề, cần huy động sức mạnh trí tuệ của các chuyên gia trong

và ngoài nước chuyên nghiên

cứu về ô nhiễm môi trường dé

có giải pháp xử lý tình trạng ô nhiễm môi trường một cách hợp

lý Trong trường hợp hoạt động sản xuất ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe cộng đồng, Chính phủ cần làm công tác

tư tưởng, vận động người dân

nhận thức rõ mức độ nguy hại

của nó đến an toan tinh mang

con người và có chiến lược hỗ

trợ họ chuyển đổi ngành nghề

kinh doanh khác để đảm bảo

cuộc sống, tỉnh thần, tư tưởng cho người lao động

- Mỗi khu công nghiệp Chính phủ cần ưu tiên đầu tư xây dựng hệ thống các công trình

xử lý chất thải, nước thải như

đưa vào vận hành nhà máy xử

lý chất thải nguy hại với công

suất lớn, đảm bảo cho các khu

Trang 8

chế xuất, khu công nghiệp và

khu công nghệ cao vận hành và

xử lý 100% nước thái đạt tiêu

chuân môi trường trước khi thai

ra ngoài; đặc biệt là đảm bảo

100% chat thai rắn đô thị được

thu gom và xử lý hợp vệ sinh

Tại hệ thống xử lý nước thải

tập trung của khu công nghiệp

phải được lắp đặt trạm quan

trắc chất lượng nước tự động

đề việc kiểm soát thực sự hiệu

quả và chặt chẽ Thay mới hoặc

tu sửa mạng lưới quan trắc chất

lượng không khí và nước mặt

của khu công nghiệp, các thành

phó lớn Mỗi thành phó lớn, khu

công nghiệp cân xây dựng trung

tâm quan trắc và phân tích môi

trường có quy mô hiện đại để

thuận lợi cho việc lay mau, phan

tích kiểm tra xác định hành vi vi

phạm gây ô nhiễm môi trường

của các doanh nghiệp một cách

chính xác, khách quan đề có cơ

sở khoa học làm căn cứ pháp ly

khi xử lý các doanh nghiệp này

- Chính phủ nên giao cho Bộ

Tài nguyên và Môi trường cùng

Bộ Lao động- Thương bình và

Xã hội, Ngân hàng Nhà nước

cùng xây dựng cơ chế, chính

sách ưu tiên cho các doanh

nghiệp vay vốn với lãi suất ưu

đãi để đầu tư công nghệ thân

thiện với môi trường, đầu tư

mua sắm phương tiện xử lý rác

thải, nước thải và khí thải, đầu

tư thực hiện các tiêu chuân môi

trường quốc tế và các bộ CoC

quốc tế về quản lý môi trường

(ISO 14000, .) dưới sự giám

sát chặt chẽ của Chính phủ

Trong thời đại toàn cầu hóa,

uy tín doanh nghiệp không phải

chí tác động đến bản thân doanh

nghiệp mà nó còn là đại diện

bộ mặt của quốc gia trong mat

$0 120 - THANG 5.2012

QUAN TRI NGAN HANG & DOANH NGHIEP i —

bạn bè trên toàn thế giới Chính

vì vậy, trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp không phải là bề

nối, không chí đơn giản là một

khía cạnh “cộng thêm” mà là

bán chất của doanh nghiệp

Nói cách khác, doanh nghiệp

càng có trách nhiệm xã hội bao

nhiêu, càng có khả năng sinh lợi nhiều bấy nhiêu và ngược

lại Và vì trách nhiệm xã hội là

bản chất của doanh nghiệp nên doanh nghiệp phải thẻ hiện trách

nhiệm xã hội của mình một cách

toàn điện nhằm chung sức xây dựng cộng đồng trong thời đại

mới

Tài liệu tham khảo

l.Bộ Luật lao động của nước CHXHCN Việt Nam (Bộ luật lao động

số 35-L/CTN ban hành ngày 5/7/1994;

Luật sửa đổi bồ sung mot số Điều của

Bộ luật lao động só 35/2002/QH10

ngày 19/4/2002 và số 74/2006/QH11

ngày 12/12/2006)

2 Luật Báo vệ Môi trường cúa nước

CHXHCN Việt Nam (Luật số 29-L/

CTN ngày 10/1/1994 và số 52/2005/

QHI1 ngày 12/12/2003)

3 TS Lé Thanh Ha, Trach nhiệm

Oui cười

xã hội của doanh nghiệp trong lĩnh

vực lao động- Một số vấn đề lý luận

và thực tiễn, Tạp chí Kinh té va Phat

triển số 09/2006

4, TS Lé Thanh Hà (Chủ nhiệm), Các giải pháp thúc đây việc thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong

bói cảnh Việt Nam gia nhập WTO và hội nhập kinh tế quốc tế, Đẻ tài cắp Bộ

mã số CB 2007-01-04 của Bộ LĐ-TB-

XH, Ha Noi, 2008

J Nguyễn Mạnh Quán (2007), “Đạo đức kinh doanh và văn hóa doanh

nghiệp”, NXB ĐHKT Quốc dân

6 Tran Phuong Minh, tong hop va dich tir PRO.com, IAES.org va CNN/ Money.com

7 Jia, cundou, Zhang, wenkui

(2006), Nhìn vẻ trách nhiệm xã hội

của Trung Quốc

8 Joseph W McGuire, Business and

Social, New York: MGraw-Hill, 1963,

144

9 Michel Capron & Fr Quairel-

Lanoizelée, Trach nhiệm xã hội của

doanh nghiệp, NXB Trì Thức, 2009

10 H.R Bowen, Social Respon- sability of the Businessman, New York,

1953

11 Một số báo điện tử .-

—— a

Lads

~ Ae fA ` ~ +: tA x

1.đầão nổi lên theo mùa ~ Phụ nữ nổi điên quarft năm

M

Bao tan pha tung tung - {Phụ nữ nhiều lúc chi tan pha mot chỗ

Bao càng ngày càng yếu ấi ~ đụ nữ càng ngày càng manh (én Bao ðn ào mới đáng sợ ~ (PRụ nữ im lặng còn đáng sợ hơn

Grời nổi bão kRi khí (ạn ve ~ (Phụ nữ nổi bão khi quý ông không

i Bao manh khi nd to - Phu nit manh khi họ nhỏ

a QMuốn an toàn, fa phải chạy xa bão ~ Muon an toàn, 1a phải lai

gần phụ nữ

8 Bao lam dam thuyén - Phy ni (am dam minh

9 đão cần mây tan ~ Phụ nữ chẳng cần mây gì Hết

Sau khi kết (luận này ấưa ra, chị em phẩn đối kịch liệt, đến mức các

nha Khoa hoc phat hoảng, phải triệu tập khẩn cấp một cuộc họp so sánh bão với đàn ông và đưa ra bản tổng kết là:

A - Gự khác nfau giữa bão và đàn ông

TẠP CHÍ KHOA HỌC & ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG 55

Ngày đăng: 29/12/2015, 23:57

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w