1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Dạy học hợp tác theo nhóm

9 271 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 9
Dung lượng 74,5 KB

Nội dung

Lớp học là môi trường giao tiếp Thầy –Trò ;Trò -Trò, do đó cần phát huy tác dụng tích cực của các mối quan hệ này bằng các hoạt động hợp tác theo nhóm tạo điều kiện cho mỗi HS nâng cao t

Trang 1

DẠY HỌC HỢP TÁC

THEO NHÓM TRONG MÔN TOÁN

Trang 2

- PPDH đổi mới yêu cầu HS phải “Suy nghĩ nhiều hơn, làm việc nhiều hơn, thảo luận nhiều hơn” Điều đó có nghĩa là HS phải có sự cố giắng trí tuệ và nghị lực cao trong quá trình tự học tiếp cận kiến thức mới, phải thực

sự suy nghĩ và làm việc một cách tích cực, độc lập, đồng thời phải có mối quan hệ hợp tác giữa các cá nhân trên con đường tìm tòi và phát hiện kiến thức mới Lớp học là môi trường giao tiếp Thầy –Trò ;Trò -Trò, do đó cần phát huy tác dụng tích cực của các mối quan hệ này bằng các hoạt động hợp tác theo nhóm tạo điều kiện cho mỗi HS nâng cao trình độ qua việc vận dụng vốn hiểu biết và kinh nghiệm của từng cá nhân và của tập thể.

- Dạy học hợp tác theo nhóm ( DHHTTN) là một PPDH cụ thể trong nhóm các PPDH tích cực, thể hiện định hướng tăng cường sự tương tác trong học tập của học sinh.

- DHHTTN dang trở thành một PPDH hiệu quả được sử dụng ngày càng rộng rãi.

Trang 3

1 Thế nào là phương pháp DHHTTN?

“Dạy học hợp tác theo nhóm là một thuật ngữ để chỉ cách dạy trong đó

HS trong lớp được tổ chức thành các nhóm một cách thích hợp,được giao nhiệm vụ và được khuyến khích thảo luận, hướng dẫn hợp tác làm việc với nhau để cùng đạt được kết quả chung

là hoàn thành nhiệm vụ cá nhân”

Trang 4

2 Các bước của quá trình DHHTTN ?

Bước 1: Làm việc chung cả lớp:

a) Nêu vấn đề, xác định nhiệm vụ nhận thức.

b) Tổ chức các nhóm, giao nhiệm vụ.

c) Hướng dẫn cách làm việc theo nhóm

Bước 2: Làm việc theo nhóm:

a) Trao đổi ý kiến thảo luận trong nhóm hoặc

b) Phân công trong nhóm từng cá nhân làm việc độc lập rồi trao đổi;

c) Cử đại diện trình bày kết quả làm việc của nhóm.

Bước 3: Thảo luận, tổng kết trước toàn lớp

a) Các nhóm lần lượt báo cáo kết quả

b) Thảo luận chung

c) GV tổng kết đặt vấn đề cho bài tiếp theo hoặc vấn

đề tiếp theo.

Trang 5

3.Cách thực hiện chia nhóm

Chia nhóm theo qui mô Chia nhóm theo đặc điểm HS Chia nhóm theo nội dung học tập Chia nhóm theo điều kiện phương tiện học tập

Thông thường

- Lớp học được chia thành các nhóm nhỏ từ 4 đến 8 HS ( 2 bàn) , tùy mục đích yêu cầu của tiết học các nhóm được phân chia ngẫu nhiên hoặc có chỉ định.Các nhóm được chia ổn định trong cả tiết học hoặc thay đổi trong từng phần học của tiết học, các nhóm được giao cùng một nhiệm vụ hoặc những nhiệm vụ khác nhau Trong nhóm có thể phân công mỗi nhóm viên hoàn thành một phần việc

- Trong nhóm nhỏ mỗi thành viên đều phải làm việc tích cực, không ỷ lại vào một vài người có hiểu biết và năng động hơn Các thành viên trong nhóm giúp đỡ nhau tìm hiểu vấn đề trong không khí thi đua với các nhóm khác kết quả làm việc của mỗi nhóm sẽ dóng góp vào kết quả học tập chung của lớp Đến khâu trình bày kết quả làm việc của nhóm trước toàn lớp nhóm có thể cử một vài đại diện hoặc phân công một nhóm

Trang 6

4 Triển khai DHHTTN

Ưu điểm của DHHTTN

- Mọi HS điều được làm việc, không khí học tập thân thiện trong lớp

- Hiệu quả làm việc của HS cao, nhiều HS được dịp thể hiện khả năng

cá nhân và tinh thần giúp đỡ nhau

- HS không chỉ học tập kĩ năng mà còn thu nhận được kết quả về cách làm việc hợp tác cùng nhau Điều này góp phần thực hiện một trong 4 mục tiêu học tập của thế kĩ XXI là học cách làm việc cùng nhau

Hạn chế của DHHTTN

- Hiệu quả học tập phụ thuộc hoạt động của các thành viên, nếu có HS trong nhóm bất hợp tác thì hiệu quả thấp

- Khả năng bao quát lớp của GV là khó khăn (sĩ số HS trong lớp cao)

- Chất lượng HS không đồng đều, yêu cầu chung của chương trình do

đó việc xác định nhiệm vụ cho mỗi nhóm là khó khăn

Lưu ý:

- Không nên lạm dụng DHHTTN một cách hình thức, nên vận dụng linh hoạt theo mục tiêu nội dung bài học

- Việc giao bài tập về nhà như là một khâu của DHHTTN

Trang 7

5 Ví dụ :

Tiết 16: Ôn tập chương I ( Đại số 9 )

Bước 1: Làm việc chung cả lớp:

a) Nêu vấn đề, xác định nhiệm vụ nhận thức.

Nội dung ôn tập chương I được chia làm 4 chủ đề

Chủ đề 1 : Căn bậc hai – Hằng đẳng thức

Chủ đề 2 : Liên hệ giữa phép nhân phép chia và phép khai

phương Chủ đề 3 : Biến đổi đơn giản và rút gọn các biểu thức chứa

căn bậc hai Chủ đề 4: Căn bậc ba

b) Tổ chức các nhóm, giao nhiệm vụ.

Chia lớp thành 4 nhóm ( 4 tổ ) Mỗi nhóm thực hiện một chủ đề, c) Hướng dẫn cách làm việc theo nhóm

Hệ thống hóa kiến thức trong mội chủ đề vào bảng phụ ( nếu thực hiện được trên PowerPoint thì quá tốt ), đồng thời chuẩn bị ví

dụ cho tường phần kiến thức trong chủ đề

Trang 8

Bước 2: Làm việc theo nhóm:

a) Trao đổi ý kiến thảo luận trong nhóm

Thực hiện ở nhà một HS nào đó

b) Cử đại diện trình bày kết quả làm việc của nhóm ( thống nhất cử đại diện trình bày trước lớp )

Trang 9

Bước 3: Thảo luận, tổng kết trước toàn lớp

a) Các nhóm lần lượt báo cáo kết quả

Chủ đề của nhóm là gì? bao gồm những kiến thức nào? ( Trình bày sẵn ở bảng phụ ) mỗi kiến thức trong chủ đề cho một ví dụ gọi một thành viên trong nhóm cho ví dụ ( ví dụ đã được thảo luận trước )

b)Thảo luận chung

Các nhóm nhận xét

c) GV tổng kết nhận xét bổ sung nếu cần sau đó chiếu nội dung chương I

Một số dạng bài tập trắc nghiệm:

Mỗi chủ đề GV cho 5 câu trắc nghiệm cả nhóm thảo luận và trả lời (tạo không khí thi đua giữa các nhóm)

Ngày đăng: 29/12/2015, 22:03

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w