Sự khác biệt về giới tính giữa nam và nữ về mặt sinh học là mang tính đặc trưng và không thể thay đổi được.. Khi được sinh ra, vì chưa tham gia sinh hoạt xã hội nên mỗi người chúng ta kh
Trang 2* HOẠT ĐỘNG 1:
GIỚI THIỆU MỤC TIÊU VÀ NỘI DUNG BÀI HỌC.
- Hãy đối lại bằng những câu ca dao, bài thơ, bài hát có ý nghĩa ngược với những câu trên?
- Bạn hãy đọc một số câu ca dao, tục ngữ hoặc hát về nghề nghiệp có yêu cầu nghề dành cho phái nam hoặc phái nữ?
- Trong chọn nghề có chú ý tới vấn đề nam, nữ hay không? Chủ đề này chúng ta sẽ tìm hiểu về vai trò, ảnh hưởng của giới –giới tính khi chọn nghề.
Trang 3* HOẠT ĐỘNG 2:
TÌM HIỂU VỀ“GIỚI TÍNH”,“GIỚI”VÀ VAI TRÒ GIỚI
1 Khái niệm “giới tính” và “giới”:
-Bạn hiểu thế nào về giới và giới
tính?
a Khái niệm giới tính:
Giới tính chỉ sự khác nhau giữa nam và nữ về mặt sinh học Mỗi giới có một chức năng sinh học đặc thù và giống nhau không phân biệt màu da, dân tộc Sự khác biệt về giới tính giữa nam và nữ về mặt sinh học là mang tính đặc trưng và không thể thay đổi được
Giới tính thể hiện tính ổn định, bất biến về mối tương quan giữa hai giới về chức năng sinh sản, cụ thể là phụ nữ có thể mang thai, sinh con, còn nam giới thì không có khả năng đó Chức năng riêng biệt cho mỗi giới tính ở mọi nơi trên Trái Đất đều giống nhau
Trang 4b Khái niệm giới:
Giới là mối quan hệ và tương quan giữa nữ giới và nam giới trong một bối cảnh cụ thể Giới nói lên vai trò, trách nhiệm và quyền lợi mà xã hội quy định cho nam và nữ, bao gồm việc phân công lao động, phân chia các nguồn lợi ích cá nhân
Do được quy định bởi các yếu tố xã hội nên giới và các quan hệ của giới không giống nhau và mang tính bất biến Ơû các hoàn cảnh xã hội khác nhau quan hệ giới cũng khác nhau Vai trò giới có thể thay đổi theo thời gian và các nhân tố kinh tế xã hội khác
Khi được sinh ra, vì chưa tham gia sinh hoạt xã hội nên mỗi người chúng ta không có sẵn những đặc tính về giới, mà chúng được hình thành trong mối quan hệ gia đình, xã hội và nền văn hoá chung của mỗi nước
Trang 52 Vai trò của giới trong xã hội:
* Vì sao có phong trào đòi bình đẳng giới?
Nam giới và nữ giới đều thực hiện vai trò và trách nhiệm của mình trong cuộc
sống Đó là:
- Tham gia công việc gia đình
- Tham gia công việc sản xuất
- Tham gia công việc cộng đồng
Tuy nhiên, có nhiều điểm khác nhau giữa nữ giới và nam giới trong việc thực hiện
ba vai trò trên, đó là:
- Nữ giới bị chi phối bởi gánh nặng công việc gia đình, ít được nghỉ ngơi, hưởng
thụ những lợi ích về vât chất và tinh thần, ít có cơ hội học tập, tiếp cận thông
tin mới Do vậy, trình độ hạn chế, vị trí xã hội thấp
- Một số nơi, công việc của phụ nữ thường là lao động giản đơn, nặng nhọc, đòi
hỏi kĩ thuật thấp nên thu nhập thấp Vì vậy, địa vị kinh tế thấp
- Trong công việc cộng đồng, phụ nữ ít được tham gia quản lí lãnh đạo Vì vậy vị trí quyền lực thấp
Em hãy liệt kê hết mọi khả năng theo mẫu sau:
Vì tôi là con gái, tôi có thể:………
Vì tôi là con trai, tôi có thể: ………
=>Vai trò giới trong gia đình và xã hội được thể hiện rất rõ ràng.Vậy trong hoạt
động nghề nghiệp vai trò giới ảnh hưởng như thế nào?
Trang 6* HOẠT ĐỘNG 3:
TÌM HIỂU ẢNH HƯỞNG CỦA GIỚI TRONG VIỆC CHỌN NGHỀ.
-Trong thực tế việc chọn nghề giữa nam giới và nữ giới có giống nhau không? Tại sao nam giới lại có phạm vi chọn nghề rộng hơn nữ giới?
1 Aûnh hưởng của giới trong chọn nghề.
Qua nghiên cứu người ta thấy rằng, các học sinh nữ tìm hiểu nghề trong phạm vi hẹp hơn các học sinh nam Điều này xảy ra chủ yếu do ảnh hưởng vai trò xã hội của giới trong khi tìm hiểu nghề Do vậy, cần có sự phối hợp của giáo dục, tư vấn và y học để làm giảm đi ấn tượng về vai trò giới trong chọn nghề Các em thường có một ấn tượng rất sớm về những ngành truyền thống cho giới nam và nữ Các em gái thường chọn những ngành truyền thống cho phái mình như: Dạy học, bác sĩ, thợ may… và không chọn những nghề đòi hỏi có trình độ quản lí cao Học sinh nữ thường không chọn những chuyên ngành như bác sĩ phẫu thuật, những ngành thuộc lĩnh vực khoa học tự nhiên tự nhiên, kĩ thuật…
-Nếu nghề dạy học như THCS,THPT mà chỉ có nữ giới thì có ưu nhược điểm gì?
Cũng sẽ không hay khi phần lớn giáo viên phổ thông là nữ, điều này sẽ ảnh hưởng không tốt tới việc hình thành và phát triển tính cách của học sinh
==>Giúp học sinh thấy được những môi trường làm việc đa dạng của các nghề, tránh việc hiểu thiên lệch về nghề lao động nặng và nghề lao động nhẹ Nhất là trong điều kiên khoa học phát triển, điều kiện làm việc đã được cải tiến làm giảm sức lao động của con người
Trang 72 Sự khác nhau của giới trong chọn nghề:
Do đặc điểm tâm – sinh lí của nam và nữ có sự
khác nhau nên việc chọn nghề cũng khác nhau.
Nữ giới:
* Điểm mạnh:
Một số phẩm chất tâm lí của nữ giới ưu việt hơn nam giới đó là trí nhớ, khả năng ngôn ngữ, sự nhảy cảm và tinh tế trong ứng xử, giao tiếp… Do những đặc điểm tâm – sinh lí này mà phong cách làm việc của giới nữ mang tính mềm dẻo, ôn hoà, dịu dàng, ân cần… biểu thị sự quan tâm chăm sóc đến người, là phong cách làm việc “cộng tác” và “ hợp tác” Những đặc điểm này giúp cho giới nữ có ưu thế phát triển kĩ năng thương thuyết,
tư vấn, khuyến khích động viên người khác làm việc vì mục đích của cộng đồng… là những kĩ năng của nhóm nghề có đối tượng là con người.
Trang 8Nam giới:
Do hệ cơ xương lớn hơn phụ nữ, không bị ảnh hưởng của việc sinh con nên phù hợp với hầu hết các công việc nặng nhọc hay di chuyển.
-Hạn chế:
Khả năng ngôn ngữ, sự nhạy cảm …
Bên cạnh những ưu điểm đó, còn có những yếu tố gây cản trở đến hoạt động lãnh đạo, quản lí của nữ giới như:
- Sức khoẻ và đặc điểm tâm – sinh lí: Do cấu tạo của cơ thể nữ như hệ cơ xương nhỏ và yếu hơn nam giới; các chu kì kinh nguyệt; thời kì mang thai, sinh đẻ và nuôi con nhỏ kéo dài…
- Nhận thức của bản thân người phụ nữ còn nặng đối với thiên chức “làm mẹ”, “làm vợ”, do đó đã hạn chế khả năng của chính mình.
- Nhận thức của nhiều em học sinh nữ còn mặc cảm, tự ti, thiếu tự tin vào chính bản thân mình trong quá trình chọn nghề.
Do vậy, trong quá trình chọn nghề, HS cần phải chú ý tới vấn đề giới Đối với các em nữ có khả năng về sức khoẻ, có năng lực, mạnh dạn đi vào những nghề được coi là truyền thống của nam giới nếu các em yêu thích nghề đó.
* Một số hạn chế:
Trang 93 Mối quan hệ của giới với đặc điểm, yêu cầu nghề nghiệp:
Trong quá trình tìm hiểu đặc điểm, yêu cầu của nghề em
cần phải biết các mức độ phù hợp nghề (Đã học ở chủ đề
1),cần phải chú ý những yếu tố thể hiện giới: :
Hs nêu 1 số ví dụ?
- Em rất phù hợp với nghề này Tại sao? Những điểm gì là khó khăn đối với em?
- Em phù hợp với nghề này Tại sao? Những điểm gì là khó khăn đối với em?
- Em tương đối phù hợp với nghề này Tại sao? Những điểm gì là khó khăn đối với em?
- Em không phù hợp với nghề này Tại sao? Những điểm gì là khó khăn đối với em?
Ví dụ: Nghề lái xe ở nước ta vẫn được coi là nghề của nam giới
=> Hs thảo luận , tìm ra những nghề mà tỉ lực lượng lao động nữ cao, những nghề mang tính trung lập về giới và những yêu cầu về giới rõ
ràng.
Trang 104 Một số nghề phụ nữ nên và không nên làm:
-Theo bạn những nghề nào phù hợp với nữ giới, nghề nào nữ
giới không nên làm?Tại Sao?
a Một số nghề phụ nữ không nên làm:
- Những nghề có môi trường độc hại.
- Những nghề hay phải di chuyển địa điểm làm
việc.
- Một số nghề lao động nặng nhọc.
Dưới đây là một số nghề hạn chế tuyển dụng phụ nữ do
nội dung, hình thức lao động không phù hợp với đặc điểm tâm – sinh lí nữ giới.
Trang 11TT Tên nghề
Trắc địa
Khoan thăm dò
Khoan dầu khí
Địa vật lí
Khảo sát công trình
Thợ lặn
Khai thác dầu khí
Vận hành máy khai thác hầm lò
Khai thac mỏ hầm lò
Vận hành máy khoan
Cơ giới sản xuất đá
Trang 122 Luyện kim, cán, chế biến than
Luyện gang
Luyện thép
Luyện chì và kẽm
Luyện sắt xốp, sắt hạt
Luyện thiếc và ăng ti mon
Cán thép
Cán thép kim loại màu
3 Điện
Vận hành thiết bị tua bin hơi
Vận hành thiết bị tua bin khí
Vân hành thiết bị tua bin nước
Vận hành tổ máy phát điện điêzen
Vận hành sữa chữa đường dây và trạm
Trang 134 Xây dựng
Xậy dựng kết cấu chịu lửa
Xây dựng đường dây cao áp
Xây lắp trạm biến áp
Lắp ráp cầu
Lắp đặt dàn khoan
Vận hành máy thi công nền
Vận hành máy thi công mặt
Vận hành tàu cuốc, tàu hút bùn
Trang 146 Giao thông vận tải
Lái tàu hoả đầu máy hơi nước Lái tàu hoả đầu may điêzen Lái tàu sông
Vận hành máy tàu sông
Vận hành máy tàu biển
Thuỷ thủ tàu biển
Vận hành cân trục nổi
Vận hành cần trục tháp
Kĩ thuật dây máy
Kĩ thuật cáp thông tin
Quản lí lắp đặt ăng ten
Cơ cấu báo vụ hàng hải
Trang 15b Một số nghề phù hợp với sức khoẻ và điều kiện của phụ nữ:
Những nghề thuộc ngành Thương nghiệp, Giáo dục và Đào tạo, Công nghiệp nhẹ, Du lịch, Ngân hàng, Tài chính tín dụng, Bưu điện, Dịch vụ công cộng, Y tế, Nông nghiệp, Công nghiệp chế biến…
Tổng kết:
Trên thực tế, đa số các nghề cả nam giới và nữ giới đều làm được
Ví dụ:Những việc nội trợ nam giới làm cũng rất tốt
Hiện nay xã hội đang có nhiều thay đổi, có nhiều việc mà trước đây tưởng chừng phụ nữ không thể làm được thì ngày nay nhờ vào tiến bộ khoa học- kĩ thuật họ cũng đã làm được
Ví du: Nghề lái xe ô tô, bác sĩ ngoại khoa, các công việc áp dụng công nghệ cao…
Tuy vậy, có một số công việc phụ nữ không nên làm vì thường xuyên phải đi xa, quá nặng nhọc hoặc nguy hại đến sức khoẻ và ảnh hưởng đến việc nuôi dạy con cái
Ví dụ: Khảo sát công trình, một số nghề trong ngành luyện kim…
Có thể tổ chức một số trò chơi theo chủ đề này./