1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

GIẢI PHÁP RÚT RA TỪ BÀI HỌC PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP TRUNG QUỐC

82 663 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 82
Dung lượng 627 KB

Nội dung

Ngày nay cấu trúc của nền kinh tế toàn cầu không ngừng biến chuyển và thay đổi với tốc độ ngày một nhanh hơn. Tự do hóa thương mại đã thực sự tạo ra thị trường toàn cầu cho các sản phẩm.

Trang 1

Môc lôc

L ời nói đầu 3

Chương I VIỆT NAM RA NHẬP WTO VÀ NHỮNG TÁC ĐỘNG CỦA NÓ ĐẾN CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM I TỔNG QUAN VỀ TỔ CHỨC THƯƠNG MẠI THẾ GIỚI WTO 6

1 Yêu cầu của sự ra đời tổ chức thương mại thế giới WTO 6

2 Giới thiệu về WTO 6

3 Lợi ích và khó khăn khi gia nhập WTO 9

II VIỆT NAM RA NHẬP WTO 10

1 Sự cần thiết gia nhập WTO 10

2 Những lợi ích có được khi Việt Nam gia nhập WTO 12

3 Những thách thức phải đối mặt khi Việt Nam gia nhập WTO 12

III TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC GIA NHẬP WTO ĐẾN CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM 14 Chương II THÀNH CÔNG VÀ THẤT BẠI CỦA CÔNG NGHIỆP TRUNG QUỐC TRONG THỜI KÌ HẬU WTO I KHÓ KHĂN, THÁCH THỨC CHUNG CỦA CÔNG NGHIỆP TRUNG QUỐC TRƯỚC KHI GIA NHẬP WTO 17

1 Khủng hoảng thừa 17

2 Mức độ bảo hộ cao 18

3 Vấn đề về khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp 19

4 Tác động đến một số ngành công nghiệp cụ thể 19

II THỰC TRẠNG NGÀNH CÔNG NGHIỆP TRUNG QUỐC TỪ SAU KHI GIA NHẬP WTO 25

1 Nghành công nghiệp ô tô 27

2 Nghành dệt may 28

3 Ngành thông tin điện tử 28

III ĐỐI SÁCH CỦA TRUNG QUỐC TRONG LĨNH VỰC CÔNG NGHIỆP 28

1 Đối sách chung của Trung Quốc 28

2 Những điều chỉnh và biện pháp chính sách ứng phó với việc gia nhập WTO của Trung Quốc 30

IV VẤN ĐỀ CÒN TỒN TẠI 32

1 Phát triển công nghiệp theo chiều rộng 32

2 Nạn thất nghiệp ngày một trầm trọng hơn 35

3 Tính minh bạch và quyền sở hữu trí tuệ là điểm đen bất ổn của kinh tế Trung Quốc 35

Trang 2

4 Trung Quốc chú trọng phát triển công nghiệp nặng và công nghiệp cao

mà bỏ quên những nghành công nghiệp chế biến 36

5 Cơ sở vật chất hạ tầng xã hội và bưu chính viễn thông của Trung

Quốc 36

6 Tranh chấp thương mại gia tăng nhất là từ khi Trung Quốc gia nhập WTO 37

Chương III THỰC TRẠNG CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM VÀ MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN THỜI KỲ HẬU WTO I THỰC TRẠNG CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM TRƯỚC KHI GIA NHẬP TỔ CHỨC WTO 38

1 Mục tiêu phát triển kinh tế xã hội trứơc khi gia nhập WTO đối với ngành công nghiệp 38

2 Thực trạng phát triển ngành công nghiệp Việt Nam trứơc khi gia nhập WTO 39

3 Đánh giá từng phân ngành công nghiệp 47

II.CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM SAU KHI GIA NHẬP WTO 51

1 Mục tiêu phát triển ngành công nghiệp sau khi gia nhập WTO 51

2 Kế hoạch phát triển công nghiệp trong giai đoạn tiếp theo 53

3 Thực trạng công nghiệp Việt Nam sau khi gia nhập WTO 58

III SO SÁNH CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM VỚI CÔNG NGHIỆP TRUNG QUỐC 64

1 Điểm gi ố ng nhau 64

2 Điểm khác nhau 65

Chương IV GIẢI PHÁP CHO CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM I CÁC GIẢI PHÁP RÚT RA TỪ BÀI HỌC PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP TRUNG QUỐC 68

1 Giải pháp 1 68

2 Giải pháp 2 69

3 Giải pháp 3 70

4 Giải pháp 4 70

5 Giải pháp 5 71

6 Giải pháp 6 72

7 Giải pháp 7 74

Phụ lục 76

Tài liệu tham khảo 81

Trang 3

LỜI NÓI ĐẦU

Ngày nay cấu trúc của nền kinh tế toàn cầu không ngừng biến chuyển và thayđổi với tốc độ ngày một nhanh hơn Tự do hóa thương mại đã thực sự tạo ra thịtrường toàn cầu cho các sản phẩm Quá trình toàn cầu hoá hội nhập kinh tế, quốc tếđang diễn ra rộng khắp và toàn diện.Việc này có tác động vô cùng to lớn tới kinh tếcủa các quốc gia trên thế giới Xu thế toàn cầu hoá đang là đặc điểm chi phối thờiđại, như chính nghị quyết Đại Hội Đảng Cộng Sản Việt Nam lần thứ X đã khẳngđịnh

Trung Quốc là quốc gia láng giềng có nhiều nét tương đồng với Việt Nam Rấtmay mắn khi Trung Quốc vừa kết thúc thời kì quá độ sau gia nhập WTO 2001-2006thì Việt Nam bắt đầu bước vào thời kì này của mình (2006-2010).Trung Quốc từng

là tấm gương cho Việt Nam về quá trình mở cửa chuyển từ một nước XHCN vớinền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường XHCN Ngàynay, Trung Quốc vẫn là tấm gương để Việt Nam học tập trong việc giải quyết cácvấn đề kinh tế xã hội khi hội nhập vào nền kinh tế thế giới sau gia nhập WTO

Từ khi gia nhập WTO, Trung Quốc đã đạt những thành công vang dội trongphát triển kinh tế với mức tăng trưởng trung bình đạt 9,5% năm, đưa Trung Quốclên vị trí thứ tư toàn cầu về GDP và thứ 3 toàn cầu về thương mại.Thành công trên

có được là nhờ đóng góp không nhỏ của sự phát triển công nghiệp.Bản thân nghànhcông nghiệp cũng đạt được những thành tựu rực rỡ Tuy nhiên để đạt được thànhcông này Trung Quốc cũng phải trả giá khá đắt

Không nằm ngoài xu thế vận động chung của thế giới Việt Nam cũng đang hộinhập kinh tế quốc tế Đặc biệt là sự kiện Việt Nam gia nhập WTO sau 11 năm đàmphán Với mục tiêu đến năm 2020 Việt Nam sẽ cơ bản trở thành một nước côngnghiệp hoá - hiện đại hoá Làm thế nào để đạt được mục tiêu này trong tương lai

*Việt Nam cần nghiên cứu những bài học kinh nghiệm về những thất bại trongphát triển của Trung Quốc, đúc kết kinh nghiệm về những bài học đi trước củaTrung Quốc để giảm thiểu bất lợi cho phát triển công nghiệp

1 Tính cấp thiết cần nghiên cứu đề tài

Nhận thức được tính cấp thiết và tầm quan trọng của nghành công nghiệptrong bối canh Việt Nam gia nhập WTO :

Trang 4

Công nghiệp là nghành chủ đạo trong cơ cấu các nghành kinh tế Vì vậychiến lược phát triển công nghiệp luôn giữ vai trò chủ đạo trong chiên lược pháttriển kinh tế xã hội, nhằm đạt được những mục tiêu đã đề ra Đặc biệt khi Việt Namgia nhập WTO nền kinh tế có nhiều biến chuyển Công nghiệp phát triển tốt sẽ làđầu tàu hưóng các nghành khác trong nên kinh tế cùng phát triển Tạo đựơc nềnmóng vững chắc cả nền kinh tế tăng trưởng nhanh mạnh và ổn định Thực hiệnđược những mục tiêu quan trọng đã đề ra của Đảng và chính phủ.

Đây là đòi hỏi cấp bách và là mục tiêu nghiên cứu của đề tài vào đúng thờiđiểm Việt Nam mới gia nhập WTO với thời gian ân hạn quá độ được hưởng là 12năm (Trung Quốc là 15 năm)

2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:

- Không nghiên cứu cả nền kinh tế hay các mặt xã hội Đề tài chỉ tập trung đi

vào nghành công nghiệp của Trung Quốc trong thời kì sau gia nhập WTO.Phân tíchnhững mặt thành công và thất bại

3 Phương pháp nghiên cứu :

Trên giác độ lịch sử kinh tế chủ yếu dựa vào các phương pháp sau

 Phương pháp lịch sử

 Phương pháp thống kê

 Phương pháp logic

 Phương pháp phân tích thực chứng, phân tích so sánh…

Mặt hạn chế: việc phân tích thu thập số liệu dụa vào các thông tin phần lớn từ

sách báo và internet nên đề tài chỉ chỉ dừng lại ở mức so sánh và rút ra bài học.Phần lượng hoá thông tin và phân tích sai lầm của Trung Quốc còn hạn chế do tàiliệu về các mặt thất bại của Trung Quốc ít, đa số la về thành công

Đề tài thực tập của em được làm ra bắt nguồn từ hứng thú của bản thân vớ sựkiện Viêt Nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO Là một sinh viên kinh tếphát triển của khoa kế hoạch phát triển việc thực hiện đề tài nghiên cứu thành công

và thất bại từ Trung Quốc sẽ rút ra định hướng cho việc phát triển kinh tế Việt Namnhưng năm tiếp sau (sau khi gia nhập WTO) Hỗ trợ cho việc xây dựng các quyếtsách và chiến lược phát triển cho thời đại hội nhập Tuy nhiên, do hạn chế về trình

độ nên còn mắc nhiều sai sót Trong thời gian thực tập và hoàn thành, đề tài đã nhậnđược sự đóng góp ý kiến, giúp đỡ và hướng dẫn tận tình của giáo viên hướng dẫnthực tập, nghiên cứu viên hướng dẫn cũng như các cán bộ tai ban Dự báo - Việnchiến lược Em xin chân thành cảm ơn

Trang 5

4 Tên và kết cấu đề tài.

Tên đề tài: “Giải pháp phát triển công nghiệp Việt Nam trong thời kì sau gia nhập WTO - Bài học từ Trung Quốc ”.

Kết cấu đề tài gồm 4 chương ngoài phần mở đầu và kết luận

Chương 1: Việt Nam gia nhập WTO và tác độngcủa nó tới nghành công

nghiêp Việt Nam

Chương 2: Thành công và thất bại của công nghiệp Trung Quốc trong thời

Trang 6

CHƯƠNG 1

VIỆT NAM RA NHẬP WTO VÀ NHỮNG TÁC ĐỘNG CỦA NÓ

ĐẾN CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

I TỔNG QUAN VỀ TỔ CHỨC THƯƠNG MẠI THẾ GIỚI WTO.

1 Yêu cầu của sự ra đời tổ chức thương mại thế giới WTO :

Ngày nay, các quốc gia ,các vùng lãnh thổ không còn cô lập mình với thế giớibên ngoài Vì mục tiêu phát triển việc mở cửa thị trường được coi là quan trọng vàcần thiết sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các thị trường trong và ngoài nước đã xóa đikhái niệm về thị trường độc lập

Phát triển kinh tế mậu dịch giữa các quốc gia ngày càng đa dạng và phổ biến

Sự giao thoa ,trao đổi giữa các nền kinh tế không chỉ gói gọn trong hàng hoá nhưtrước và cũng không đơn thuần ở lưu chuyển cơ học thông thường

Có thể nói nền kinh tế của thế giới đã và đang tiến tới một xu hướng chung xuhướng "TOÀN CẦU HÓA"

Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu này, đã cho ra đời các tổ chức mang tính chấtquốc tế để tạo lập một tiếng nói chung cho mọi người khi thực hiện các mối quan hệmua bán - giao thương với nhau

Do vậy WTO được thành lập nhằm tạo nên một diễn đàn thương mại, nơi cácvấn đề liên quan đến thương mại được đưa ra bàn bạc, đàm phán một cách côngkhai

2 Giới thiệu về WTO

WTO – Hiệp hội thương mại thế giới là sân chơi chung cho thị trường toàncầu Là Tổ chức thương mại lớn nhất hành tinh điều chỉnh những hoạt động buônbán đa phương mang tính chất tương đối tự do, công bằng và tuân thủ những luật lệ

rõ ràng

Là Tổ chức Quốc tế duy nhất quản lý luật lệ giữa các quốc gia trong thươngmại quốc tế, đó là những hiệp định đã và đang tiếp tục được đàm phán và ký kếtgiữa các quốc gia hoặc lãnh thổ quan thuế thành viên

WTO hiện chiếm 97% giao dịch thương mại thế giới

Trang 7

2.1 Chức năng cơ bản

Chức năng cơ bản:

- Quản lý, điều hành các hiệp định thương mai WTO

- Diễn đàn cho các cuộc đàm phán thương mại

- Giải quyết các tranh chấp thương mại

- Giám sát các chính sách thương mại của các quốc gia thành viên

- Trợ giúp về mặt kỷ thuật và đào tạo cho các nước đang phát triển

- Hợp tác với các tổ chức quốc tế khác

nguồn trang chủ tổ chức WTO

Trang 8

2.2 Cơ cấu tổ chức

1)

Các cơ quan lãnh đạo chính trị và có quyền ra quyết định bao gồm :

- Hội nghị Bộ trưởng ( Ministerial Conference) là cơ quan quyền lựccao nhất, nhóm họp ít nhất hai năm một lần Là đại diện cấp Bộtrưởng thương mại của các quốc gia thành viên Có thẩm quyền quyếtđịnh mọi vấn đề, mọi quyết định phải thông qua 3/4 số phiếu của cácthành viên

2)

Cơ quan thường trực:

- Đại Hội đồng, có chức năng giải quyết và điều phối mọi hoạt độngcủa WTO Đồng thời đóng vai trò là "Cơ quan giải quyết tranh chấp"(Dispute Settlement Body) và "Cơ quan rà soát chính sách" (TradePolicy Review Body)

- Là các quan chức tương đương cấp thứ trưởng của các quốc giathành viên Nhóm họp khi có yêu cầu (trung bình 9 lần/năm)

- Dưới Đại hội đồng là các Hội đồng trực thuộc và các Ủy ban tươngứng như:

Hội đồng Thương mại hàng hóa ( Council for Trade in Goods )Hội đồng Thương mại dịch vụ ( Trade in Sevices)

Hồi đồng về quyền sở hữu trí tuệ (Council for Trade-Related Aspects

of Intellectual Property Rights) và các Ủy ban trược thuộc tươngứng (hình trên)

Các hội đồng trên chịu trách nhiệm việc thực thi Hiệp định WTO vềtừng lĩnh vực thương mại tương ứng Tham gia các Hội đồng là đạidiện của các thành viên

Các cơ quan thừa hành và giám sát việc thực hiện các hiệp địnhthương mại đa phương, bao gồm Hội đồng GATT, Hội đồng GATS

và Hội đồng TRIPS;

3) Cuối cùng là các cơ quan thực hiện chức năng hành chính:

- Ban Thư ký WTO gồm 1 Tổng giám đốc và 4 phó tổng giám đốc.Được lập bởi Hội nghị bộ trưởng

-Tổng Giám đốc là đại diện hợp pháp của WTO, chức danh và nhiệm

kỳ của TGĐ được quyết định bở Hội nghị Bộ trưởng

Phần lớn các quyết định của WTO đều được thông qua trên cơ sởđồng thuận Trong một số trường hợp, khi không đạt được sự đồng

Trang 9

thuận, các thành viên có thể tiến hành bỏ phiếu Khác với các tổ chứckhác, mỗi thành viên chỉ có quyền bỏ 1 phiếu và các phiếu có giá trịngang nhau.

3 Lợi ích và khó khăn khi gia nhập WTO:

Các nước gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO tức là đã chính thứcchấp nhận bước vào một sân chơi lớn –sân chơi toàn cầu Sân chơi đó không chỉmang lại cho các quốc gia những lợi ích lớn ,các cơ hội phát triển mà nó cũng chứađựng những khó khăn ,thách thức và không ít rủi ro.Sau đây là những ích lợi vànhững rủi ro mà WTO mang lại cho mỗi quốc gia

3.1 Lợi ích của WTO :

1 Hệ thống này giúp thúc đẩy hòa bình

2 Giải quyết các tranh chấp một cách xây dựng

3 Các nguyên tắc làm cho cuộc sống trở nên dễ dàng hơn với tất cả mọingười

4 Chi phí cuộc sống giảm nhờ thương mại tự do

5 Hệ thống này mang đến nhiều lựa chọn hơn về sản phẩm và chất lượng

6 Thương mại làm tăng thu nhập

7 Thương mại kích thích tăng trưởng kinh tế

8 Các nguyên tắc cơ bản làm cho cuộc sống có hiệu quả hơn

9 Các chính phủ không bị ảnh hưởng bởi những vận động ngoài hành lang

10 Hệ thống này khuyến khích chính phủ hoạt động tốt

3.2 Khó khăn khi gia nhập WTO:

Trong kỷ nguyên mà thương mại liên quốc gia ngày càng phát triển to lớn, đểđược đối xử bình đẳng như những quốc gia khác chỉ còn cách duy nhất là gia nhậpvào WTO, nếu không muốn nền ngoại thương của mình bị cô lập Đó là lý do ngàycàng có nhiều quốc gia muốn được gia nhập vào WTO mặc dù biết rằng WTOkhông chỉ gồm những gì tốt đẹp đúng như họ mong đợi

Khi gia nhập WTO các nước và các lãnh thổ thành viên bắt buộc phải thựchiện các cam kết của tổ chức như

- Đối xử bình đẳng với các thành viên ở thị trường nước ngoài (đối xử tối huệquốc hay MFN)

- Đối xử bình đẳng với các thành viên trong thị trường trong nước (đối xửquốc gia NT)

Trang 10

Khi đó, chính phủ các nước này buộc phải dỡ bỏ hoàn toàn các rào cản thuếquan và phi thuế quan đối với các công ty nước ngoài là thành viên cua WTO cảtrong và ngoài nước Theo đó là vốn và hàng hoá nước ngoài sẽ đổ bộ vào thịtrường nội địa để cạnh tranh khốc liệt với các công ty và hàng hoá trong nước gây

ra sự phá sản cho nhiều công ty trong nước còn yếu kém, hàng hoá nội địa mất đi vịtrí độc tôn của mình, người tiêu dùng có nhiều khả năng lựa chọn hàng hoá rẻ hơn,tốt hơn Điều này đồng nghia với viêc kéo theo một loạt nhưng hệ quả : tình trạngthất nghiệp, mất cân bằng trong thu nhập giữa thành thị và nông thôn, giữa các vùng

; giữa lao động phân phối trong các nghành trong nền kinh tế … Nhập khẩu tăng

sẽ dẫn đến phụ thuộc vào bên ngoài ngày càng nhiều Từ đó dẫn đến những bất ổn

mà nghiêm trọng hơn là sụp đổ các nghành hay cả một nền kinh tế

3.3 Quãng thời gian ân hạn cho các nước khi gia nhập WTO:

Chính vì khi gia nhập WTO các nước và các lãnh thổ thành viên không chỉgặp được toàn những thuận lợi mà còn phải đối mặt với không ít khó khăn ( như đãchỉ ra ở trên) Để hạn chế những vấn đề tiêu cực phát sinh sau khi ra nhập, WTOthường dành cho các thành viên mới gia nhập (đặc biệt đối với các nước đang pháttriển còn lạc hậu) một khoảng thời gian nhất định để điều chỉnh dần dần những yếukém của mình cho tương thích với các chuẩn mực và đòi hỏi mới của nền kinh tếthế giới Đối với Việt Nam quãng thời gian này là 12 năm

II VIỆT NAM RA NHẬP WTO

1 Sự cần thiết gia nhập WTO

1.1 Việc gia nhập WTO là xu thế chung của thời đại

Sự ra đời của và phát triển tất yếu của thương mại thế giới thế nói riêng vàquan hệ kinh tế nói chung trên con đường toàn cầu hoá đựoc khẳng định trên conđường toàn cầu hoá được khẳng định bằng thực tiễn sinh động của kinh tế thế giới.Các quốc gia tham gia vào phân công lao động quốc tế đều đem lại đen lại lợi íchcao điển hình như thành công của những con rồng châu Á như Hàn Quốc, ĐàiLoan, Singapo, Hongkong Các nền kinh tế lớn hay nhỏ đang phụ thuộc lẫn nhaungày càng nhiều trong mối quan hệ khăng khhít của nền kinh tế thế giới thốngnhất.Cho đến nay gần như quốc gia nào cũng đang theo đuổi chính sách mở cửa,hướng ngoại, coi đó là then chốt trong chiến lược phát triển kinh tế của mình Toàncầu hoá được coi là sự phát triển tất yếu khách quan của thời đại thì Việt Namkhông thể nằm ngoài xu thế đó Hơn thế nữa Việt Nam còn là một nước nghèo, lạchậu cơ chế quản lý kém hệ quả của chiến tranhđể lại Theo tính toán của Bộ kế

Trang 11

hoạch đầu tư Việt Nam cần 100 -120 ty USD để đạt mục tiêu phát triển kinh tế đếnnăm 2010 Chúng ta không thể chỉ dựa vào nội lực trong nước mà cần một cú híchlớn để phá vỡ vong luẩn quẩn Lựa chọn kinh tế hội nhập mang lại cho chúng tanhiều cơ hội lớn Từ kinh nghiệm thành công của những con rồng châu Á mà cóxuất phát điểm cũng tương tự Việt Nam đó la hướng phát triển cho Việt nam Đadạng hoá đa phương hoá hoạt đông kinh tế đối ngoại khai thác thế mạnh tận dụngvốn, công nghệ từ bên ngoài tham gia sâu hơn vào kinh tế thế giới để hoà nhập vớikinh tế toàn cầu Chính vì vậy gia nhập WTO là phù hợp với xu thế và chính sáchcủa Việt Nam

1.2 Hành trình gia nhập WTO của Việt Nam

Ngày 1-4-1995, đơn xin gia nhập WTO của Việt Nam được đại hội đồng tiếpnhận Và sau 11 năm kiên trì thương thảo, đàm phán, ngày 26/10/2006 Việt Nam

đã chính thức nhận được tấm vé thành viên WTO Sau đây là những mốc sự kiệnchính:

* Nộp đơn xin gia nhập vào cuối tháng 12/ 1994 Đến ngày 4-1-1995: Đơnxin gia nhập WTO của Việt Nam được Đại hội đồng tiếp nhận

* 31-1-1995: Ban xem xét công tác gia nhập (WP) của VN được thành lập vớichủ tịch là ông Eirik Glenne, đại sứ Na Uy tại WTO

* 24-8-1995: VN nộp bị vong lục về chế độ ngoại thương VN và gửi tới Banthư ký WTO để luân chuyển đến các thành viên của ban công tác

* Năm 1998-1999: Các phiên hỏi và trả lời với ban xem xét công tác xét duyệt

* Đầu năm 2002: VN gửi bản chào ban đầu về thuế quan và dịch vụ tới WTO

và bắt đầu tiến hành đàm phán song phương với một số thành viên trên cơ sở bảnchào ban đầu về thuế quan và dịch vụ

* 9-10-2004: VN và EU đạt thỏa thuận về việc VN gia nhập WTO

* 9-6-2005: VN và Nhật Bản đạt được thỏa thuận cơ bản về vấn đề mở đườngcho VN sớm gia nhập WTO

* 12-6-2005: VN cử một phái đoàn đàm phán hùng hậu sang Washingtontrước thềm chuyến thăm Mỹ chính thức của Thủ tướng Phan Văn Khải với quyếttâm đi đến kết thúc đàm phán song phương

*02/3/ 2006, ký hiệp định kết thúc đàm phán với Australia

*03/5/2006, kết thúc đàm phán với Mexico- là đối tác thứ 27/28 đã kết thúcđàm phán song phương, chỉ còn lại Hoa Kỳ

* 18-7-2005: VN và Trung Quốc đạt thỏa thuận về việc mở cửa thị trường để

VN gia nhập WTO

Trang 12

* 31-5-2006: Ký thỏa thuận kết thúc đàm phán song phương với Mỹ - nướccuối cùng trong 28 đối tác có yêu cầu đàm phán song phương.

* 26-10-2006: VN hoàn tất đàm phán đa phương tốt đẹp với các nước Cuộcđàm phán trước đó diễn ra căng thẳng và tưởng chừng không thể kết thúc được chođến phút chót.Việt Nam chinh thức là thành viên thứ 150 của tổ chức thương mạithế giới WTO

Việc chính thức gia nhập WTO sau 11 năm chờ đợi nhưng đó là thành côngxứng đáng cho những nỗ lực của Việt Nam Chúng ta đã vượt qua những tháchthức để có thể bước vào sân chơi thế giới

2 Những lợi ích có được khi Việt Nam gia nhập WTO

- Khi là thành viên của WTO, Việt Nam sẽ được đối xử bình đẳng như nhữngthành viên khác Được hưởng những ưu đãi tối huệ quốc và cac đãi ngộ Điều nay

đã làm mở rộng cơ hội thương mai, nâng cao lợi ích kinh tế Nhất là các lợi ích cholĩnh vực nông nghiệp, lĩnh vực xuất khẩu hàng dệt may.Tiếp cận với các thị trườngtiềm năng

- Gia nhập WTO Việt Nam sẽ có mối quan hệ chặt chẽ hơn, tạo sự ủng hộ củangân hang thế giới WB, tổ chức tiền tệ IMF…

- Khi có tư cách thành viên WTO Việt Nam mới có tư cách tham gia các cuôcthương lượng phân chia quyền lợi và thị trường, có điều kiên đấu tranh tránh lợi ich

bị phương hại

Nâng cao thu hút đầu tư nước ngoài về vốn cũng như công nghệ, nâng uy tín,niềm tin với nhà đầu tư nứoc ngoài khi áp dụng chuẩn mực quốc tế trong quản lýtrong nước

- Nhập khẩu hàng hóa với giá rẻ hơn Cải thiện chất lượng dịch vụ

- Tăng tỷ lệ lao động có việc làm Tăng thu nhập cho người dân Thúc đẩy cảicách kinh tế trong nước, đẩy nhanh tốc độ phát triển

3 Những thách thức phải đối mặt khi Việt Nam gia nhập WTO

- Không có quá trình nào là chỉ được mà không mất Gia nhập WTO, hàng hóaViệt Nam phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt hơn, sự đào thải khắc nghiệt hơn.Không loại trừ khả năng một số ngành kinh tế sẽ bị chết yểu trước sức tấn công củahàng hóa ngoại nhập

- Trong vấn đề luật pháp và hệ thống chính sách của Việt Nam và định chế củaWTO có nhiều điểm khác biệt Vì vậy Việt Nam cần thay đổi bổ sung nhiều điểm

mà trước hết là thuế và cơ chế quản lý thương mại

Trang 13

-Do việc giảm thuế nên những năm đầu ngân sách quốc gia sẽ có ảnh hưởng.

- Mặc dù với tư cách là một nước đang phát triển nghèo, được miễn trừ cắtgiảm trợ giá xuất khẩu nông sản, giảm mức hỗ trợ cho nông dân nhưng đổi lại ViệtNam phải cam kết nhượng bộ các đối tác nước ngoài

- Trong bối cảnh Việt Nam đang còn tới 70% số dân sống dựa vào sản xuấtnông nghiệp, hàng hoá của chúng ta với sức cạnh tranh hiện tại mà bỏ trợ giá - dùdưới hình thức nào - đều có nguy cơ rủi ro rất cao, và những người nông dân nghèo

là đối tượng gánh chịu nặng nề

- Cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài, doanh nghiệp Việt Nam kémhơn về mọi mặt, không đủ sức cạnh tranh dễ dẫn đến bị sáp nhập, phá sản kéo theocác hiệu ứng xã hội

- Cắt giảm và cắt giảm:

Theo cam kết, Việt Nam sẽ cắt giảm 22% thuế nhập khẩu so với mức hiệnhành, thực hiện chủ yếu trong vòng 5 năm kể từ khi gia nhập WTO Trong số10.600 dòng thuế nhập khẩu sẽ có 36% phải cắt giảm; lộ trình cắt giảm kéo dài bìnhquân từ 5 – 7 năm

Mức cắt giảm nói trên tập trung vào thuế đối với ngành công nghiệp (23,9%),nông nghiệp (10,6%) Nếu so với cam kết gia nhập WTO của Trung Quốc, thì mứccắt giảm này ở Việt Nam mạnh hơn ở ngành hàng công nghiệp (Trung Quốc chỉgiảm 9,6%) và nhẹ hơn ở ngành hàng nông nghiệp (Trung Quốc giảm 16,7%).Mức cắt giảm thuế nhập khẩu cụ thể có biên độ khá rộng theo từng ngànhkhác nhau, từ 2% cho đến 63,2% Cao nhất là ngành dệt may (cắt tới 63,2% so vớiMFN); kế đến là cá và các sản phẩm cá (giảm 38,4%); ngành gỗ, giấy (giảm32,8%); máy móc thiết bị điện (giảm 23,6%); da, cao su (giảm 21,5%) rồi đến nôngsản (giảm 10,6%), kim loại, thiết bị vận tải… Thấp nhất là ngành hàng khoáng sản,cắt giảm 2% so với mức thuế hiện hành

Bảng 1 - Mức thuế cam kết bình quân theo nhóm ngành hàng chính

Nhóm mặt hàng Thuế suất cam kết tại thời điểm gia nhập

WTO (%)

Thuế suất cam kết cắt giảm cuối cùng cho WTO (%)

Trang 14

Nhóm mặt hàng Thuế suất cam kết tại thời điểm gia nhập

WTO (%)

Thuế suất cam kết cắt giảm cuối cùng cho WTO (%)

Điều này đặt cho các nhà nghiên cứu, hoạch định chiến lược, quy hoạch pháttriển công nghiệp của Việt Nam nói chung và của Bộ Công thương nói riêng xâydựng những mục tiêu và chiến lược hoạch phát triển các ngành công nghiệp củaViệt Nam trong giai đoạn từ nay tới năm 2020

III TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC GIA NHẬP WTO ĐẾN CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

Công nghiệp giữ vai trò chủ đạo trong cơ cấu kinh tế vì vậy Chiến lược phát

Trang 15

triển công nghiệp luôn giữa vai trò trọng yếu trong chiến lược phát triển kinh tế-xãhội của các quốc gia phát triển Đối với Việt Nam, Đảng ta xác định chiến lược của

10 năm đầu thế kỷ XXI là đẩy mạnh CNH, HĐH, tạo nền tảng hình thành một nướccông nghiệp hiện đại Vì vậy, một hệ thống các chính sách, mục tiêu công nghiệpđúng đắn sẽ là công cụ hữu hiệu để Chính phủ thực hiện mục tiêu phát triển củangành công nghiệp và toàn bộ nền kinh tế

Áp lực toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế dần xóa bỏ những bảo hộ vàcác hàng rào trở ngại về thương mại và đầu tư, buộc các ngành công nghiệp phải lựachọn con đường để tồn tại và phát triển bền vững.Chính vì vậy nghiên cứu kĩnhững tác động của quá trình hội nhập WTO có ý nghĩa vô cùng to lớn

Việt Nam phải cam kết bãi bỏ hoàn toàn trợ cấp xuất khẩu ngay khi ra nhập,trong khi các thành viên khác la năm 2013 mới phải cắt giảm Trong công nghiệp,theo cam kết WTO Việt Nam phải cắt giảm 4900 dòng thuế với mức cắt giảmkhoảng 24 % so với hiện hành Theo đó công nghiệp Việt Nam sẽ gặp rất nhiềukhó khăn đặc biệt là trứơc sức ép của hàng cạnh tranh nhập khẩu Cụ thể nhóm cácsản phẩm điện tử dân dụng hiện đang được bảo hộ ở mức cao với mức thuế suấttrung bình từ 30 – 50% là nhóm các sản phẩm có hàm lượng giá trị gia tăng thấp dochủ yếu là gia công lắp ráp do đó nănng lực cạnh tranh sẽ bị giảm khi thực hiện lộtrình giảm thuế Bên cạnh đó các nghành dệt may, gia dày nông thuỷ sản chế biếncũng sẽ có những khó khăn khi sự cạnh tranh ngày càng mạnh

Bảng 2 -Bảng Cam kết cắt giảm thuế nhập khẩu theo một số nhóm mặt hàng

chính

MFN (%)

Cam kết với WTO

Thuế suất khigia nhập (%)

Thuế suấtcuối cùng(%)

Thời hạnthực hiện

Trang 16

- Sắt thép (t/s bình

Thực hiệnngay khi gia nhập (theo HĐ dệt may

đã có với

EU, US)

Bảng 3 - Các cam kết thực hiện Hiệp định tự do hoá theo ngành

Hiệp định tự do hoá theo ngành Số dòng thuế T/s MFN (%)

T/s cam kết cuối cùng (%)

1 HĐ công nghệ thông tin ITA- tham gia

2 HĐ hài hoà hoá chất CH- tham gia 81% 1.300/1.600 6,8% 4,4%

Trang 17

3 HĐ thiết bị máy bay dân dụng CA- tham

4 HĐ dệt may TXT- tham gia 100% 1.170 37,2% 13,2%

5 HĐ thiết bị y tế ME- tham gia 100% 81 2,6% 0%

Ngoài ra, tham gia không đầy đủ một số HĐ khác như thiết bị khoa học, thiết bị xây dựng…

Dù gặp nhiều khó khăn và thách thức nhưng đó là xu thế của lịch sử, mà đingược lại với xu thế của lịch sử thì hậu quả có thể rất xấu cho sự tồn vong của mộtquốc gia Tóm lại, gia nhập WTO là cơ hội lớn, là sự lựa chọn đúng đắn Gia nhậpWTO giúp cho thương mại phát triển mạnh mẽ, tăng cường thu hút FDI, đẩy nhanhtốc độ tăng trưởng kinh tế, đẩy mạnh cải cách trong nước và xây dựng nhà nướcpháp quyền vững mạnh Công nghiệp là một ngành kinh tế quan trọng, công nghiệpViệt Nam trong thời điển này cang cần thay đổi để hoàn thiện và nâng cao hơnnữa

CHƯƠNG 2

Trang 18

THÀNH CÔNG VÀ THẤT BẠI CỦA CÔNG NGHIỆP

TRUNG QUỐC TRONG THỜI KÌ HẬU WTO

I KHÓ KHĂN, THÁCH THỨC CHUNG CỦA CÔNG NGHIỆP TRUNG QUỐC TRƯỚC KHI GIA NHẬP WTO:

Trung Quốc bắt tay vào cải cách kinh tế và thay đổi trong lĩnh vực côngnghiệp trong cuộc khủng hoảng những năm cuối thập niên 80 Những cải cách này

đã mang lại cho Trung Quốc những thành tựu lớn lao trong phát triển kinh tế Trongngành công nghiệp có thể nói Trung Quốc đã đạt được những thành công rực rỡ

Từ chỗ thiếu hụt, Trung Quốc đã có thể đáp ứng hầu hết nhu cầu nội địa về hàngcông nghiệp Hơn thế nữa, xét về tổng lượng thì Trung Quốc hiện đang dẫn đầu thếgiới trong nhiều lĩnh vực như sản xuất than, dệt may, xi măng, thứ hai thế giới vềsản xuất hàng điện tử., và rất nhiều nghành khác như dệt may, gia dày … Trong 20năm cải cách mở cửa, tỷ trọng của công nghiệp trong nền kinh tế quốc dân luôn có

xu hướng tăng và chiếm tới trên 50% GDP cũng như có tới 23% lao động cả nướctham gia sản xuất công nghiệp Tuy nhiên cho đến trước khi gia nhập WTO ngànhcông nghiệp Trung Quốc cũng còn phải đứng trước nhiều khó khăn và thách thức:

1 Khủng hoảng thừa

Sản xuất hàng công nghiệp của Trung Quốc ở trong giai đoạn khủng hoảngthừa với việc 80% các mặt hàng sản xuất ra cung vượt quá cầu Đặc biệt điều nàylại xảy ra trong bối cảnh : quy mô sản xuất công nghiệp của Trung Quốc còn nhỏ

bé, chất lượng sản xuất không cao (Trung Quốc chỉ có duy nhất 1 công ty nằmtrong danh sách 500 tập đoàn và công ty lớn nhất thế giới theo như đánh giá của tạpchí Fortune); chất lượng lao động thấp ; năng suất lao động thấp (trong ngành luyệnkim ngành mà Trung Quốc đang sản xuất dư thừa, năng suất lao động thua NhậtBản tới 12 lần, trong khi đó sắt thép của ngành luyện kim sản xuất ra không có nơitiêu thụ đó là “phong trào nhà nhà làm thép người làm thép “ xảy ra tại TrungQuốc); lợi nhuận ở hầu hết các ngành đều thấp; sản xuất công nghiệp chủ yếu vẫndựa trên công nghiệp truyền thống chứ chưa phải là công nghiệp mũi nhọn (cácngành công nghệ cao chỉ chiếm 5% GDP Trung Quốc trong khi con số này ở cácnước phát triển khác như Mỹ, Nhật là 25%); nhiều ngành công nghiệp ở TrungQuốc sử dụng quá nhiều năng lượng, đặc biệt là than, do đó gây ô nhiễm môitrường nghiêm trọng Ví dụ Xét riêng trong 7 tháng năm 2005 lượng xe hơi tồn khocủa Trung Quốc lên tới hơn 600 nghìn chiếc, điện thoại di động tồn kho hơn 20

Trang 19

triệu chiếc 900 mặt hàng khác cũng nằm trong danh sách khủng hoảng thừa.80%trong số 84 loại hang hoá may mặc của Trung Quốc ế thừa.

2 Mức độ bảo hộ cao

Dù đã cố gắng thay đổi cho phù hợp với quá trình cải cách mở cửa và chuẩn

bị gia nhập WTO, mức độ bảo hộ của ngành công nghiệp Trung Quốc đã liên tụcgiảm song vẫn được duy trì ở mức cao (tính đến thời điểm gia nhập WTO) Trongthời kỳ 1995-2001 mức độ bảo hộ đối với ngành công nghiệp Trung Quốc đã giảmmạnh từ 25,3% xuống còn 13,5% Trong đó đáng chú ý là một số ngành như đồuống và thuốc lá, may mặc, ôtô… có mức giảm rất lớn Sau khi gia nhập WTO mức

độ bảo hộ với công nghiệp sẽ tiếp tục giảm nhưng mức độ ít hơn, từ 13,5% xuống6%

Bảng 2: Mức độ bảo hộ nhập khẩu của một số mặt hàng công nghiệp Trung Quốc trước và sau khi gia nhập WTO (thuế quan hoặc tương đương, %)

Những khó khăn mà ngành công nghiệp đang phải giải quyết cùng với mức

độ bảo hộ cao và việc Trung Quốc cam kết giảm mạnh bảo hộ sau gia nhập sẽ khiếncho việc gia nhập WTO có tác động mạnh tới ngành công nghiệp nước này (kể cảtích cực và tiêu cực) Nói chung sau khi gia nhập WTO, hàng ngoại nhập khẩu sẽtăng lên do mức thuế nhập khẩu hạ thấp (từ trung bình là 13% năm 2001 xuống còn9,2% năm 2008, và sau khi giảm thì mức thuế cao nhất là 47% đối với phim ảnh, rồi

Trang 20

đến xe hơi 25%, thấp nhất là sản phẩm kỹ thuật thông tin còn 0% vào năm 2005,các sản phẩm khác như dệt may chỉ còn 11,7%; dược phẩm 4,2% ).

3 Vấn đề về khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp

Xét theo tiêu chuẩn quốc tế, có sự khác biệt rất lớn về khả năng cạnh tranhgiữa các doanh nghiệp có quy mô vừa với doanh nghiệp quy mô lớn ở Trung Quốc.Những doanh nghiệp quy mô vừa hoạt động trong thị trường nội địa, có tính cạnhtranh cao, tăng trưởng nhanh và tích cực tiếp cận tới các thị trường nước ngoài.Điều quan trọng nhất là những doanh nghiệp này có cấu trúc chi phí rất linh hoạtnên mềm dẻo trong cạnh tranh Trong khi đó những doanh nghiệp quy mô lớnkhông những thường thua xa các đối thủ cạnh tranh nước ngoài mà khoảng cáchgiữa chúng còn ngày càng rộng ra

Mặc dù đã có nhiều cải cách nhưng khu vực doanh nghiệp nhà nước (chiếm28,3% tổng sản lượng công nghiệp, 53% lực lượng lao động công nghiệp và 2/3 tíndụng ngân hàng) vẫn tiếp tục là khu vực yếu kém của nền kinh tế Tỷ lệ các doanhnghiệp nhà nước làm ăn thua lỗ lên đến 45%

4 Tác động đến một số ngành công nghiệp cụ thể

4.1 Ngành sản xuất ôtô

Trước khi gia nhập WTO, nghành ô tô Trung Quốc vẫn xếp thứ 10 thế giới vớisản lượng xe hàng năm trung bình la 1,6 triệu chiếc/năm.Đến năm 2001 nghành nàyđang đứng thư 8 thế giới về sản lượng

Xét trên khía cạnh quy mô, ngoại thương, kỹ thuật và giá cả thì trước khi gianhập WTO ngành công nghiệp ôtô Trung Quốc có những đặc điểm sau:

+ Thứ nhất, công nghiệp ôtô là một ngành tiêu biểu cho trình độ công nghiệphoá của Trung Quốc Tuy được coi là ngành công nghiệp non trẻ song cũng làngành công nghiệp quan trọng của nước này Qua mấy chục năm phát triển, ngànhnày đã được quy hoạch phát triển trung và dài hạn, các lực lượng trong và ngoàinước được khuyến khích đầu tư vào trong ngành Các tập đoàn ôtô lớn của thế giớiđều đã thăm dò và đầu tư, khiến cho ngành ôtô Trung Quốc tương đối sống động

Sản lượng tăng của ô tô Trung Quốc

509 ng chiếc 1,452 tr chiếc 1,961 tr chiếc 3,251 tr chiếc

Trang 21

Nguồn: Vietnam net

Ngoài ra, ôtô cũng là mặt hàng nhập khẩu quan trọng của Trung Quốc: kimngạch nhập khẩu ôtô đứng vào hàng hai mặt hàng nhập khẩu nhiều nhất trong tổngkim ngạch nhập khẩu hàng hoá đơn chiếc

+ Thứ hai, số lượng nhà máy khá lớn (tới 800 nhà máy chế tạo và lắp ráp)được điều hành bởi 200 công ty sản xuất, nhưng do sản xuất phân tán, số lượng ítnên hiệu quả kinh tế thấp, nhiều công ty thường xuyên thua lỗ 13 công ty lớn nhấtchiếm tới 92% số xe sản xuất hàng năm, bình quân khoảng 113 000chiếc/công ty, trongkhi đó sản lượng bình quân của các công ty còn lại chỉ vào khoảng 1200 chiếc/năm Thêmvào đó, xét theo chuẩn mực thế giới, trong ngành ôtô Trung Quốc, trình độ chuyên mônhoá thấp, phân công lao động lạc hậu, trình độ kỹ thuật thấp, chất lượng sản phẩm thấp,phương thức kinh doanh lạc hậu đặc biệt là trong ngành sản xuất linh kiện Có thể nói, giáthành sản xuất xe ôtô con ở Trung Quốc cao hơn nhiều so với giá của xe cùng loại ở nướcngoài, tuy nhiên giá xe Trung Quốc lại rẻ hơn chủ yếu là do được bảo hộ cao

4.2 Tác động từ việc gia nhập WTO

Những đặc trưng vốn có cùng với việc mất đi lá chắn bảo hộ cao về thuế quan,phi thuế quan và đầu tư sẽ khiến cho việc gia nhập WTO tác động mạnh tới ngànhôtô của Trung Quốc Từ 1/1/2002 Trung quốc cắt giảm 1/3 thuế đối với các loại ô tônhập khẩu Thuế đánh vào các loại ô tô trên 3000 phân khối được giamt từ 80 %xuống 50,7 %, với các loại xe dưới 3000 phân khối giảm từ 70 % xuống còn 43,8%

Từ năm 2002 các công ty liên doanh xe hơi Trung Quốc -nước ngoài được lập riêngcác mạng lưới tiêu thụ(đến trước năm 2005 thuế nhập khẩu ôtô Trung Quốc từ 80%đến 100% giảm còn 25%, thuế nhập khẩu linh kiện rời từ 25% đến 60% giảmxuống còn 10% Hạn ngạch nhập khẩu ôtô nguyên chiếc và linh kiện rời sẽ xoá bỏtừng phần, còn về đầu tư thì sau khi gia nhập WTO, Trung Quốc sẽ phải từng bướcxoá bỏ quy định vốn của các nhà đầu tư nước ngoài không được quá 50%) Tácđộng từ việc xoá bỏ bảo hộ sẽ gây khó khăn lớn cho nghành công nghiệp ô tô TrungQuốc Không ít ý kiến lo ngại cho rằng ngành ô tô Trung Quốc non trẻ sẽ sớm chếtyểu khi gia nhập WTO

+ Việc xoá bỏ các rào cản về thuế quan và phi thuế quan sẽ khiến cho nhậpkhẩu tăng ; áp lực cạnh tranh từ phía hàng nhập khẩu cũng như từ phía các nhà đầu

tư nước ngoài sẽ khiến cho số lượng nhà máy và việc làm trong lĩnh vực này giảmđáng kể Chịu tác động mạnh nhất là các ngành sản xuất linh kiện, các ngành sản

Trang 22

xuất những loại xe thiếu khả năng cạnh tranh (xe du lịch, xe tải trên 8 tấn, xechuyên dụng và xe chở khách )

+ Sức ép cạnh tranh cũng buộc ngành công nghiệp ôtô Trung Quốc phải táicấu trúc lại cả về cơ cấu nhà máy cũng như cơ cấu sản phẩm (giảm số lượng nhàmáy kém chất lượng và tập trung vào những sản phẩm có lợi thế cạnh tranh ) cũngnhư nâng cao kỹ thuật, công nghệ sản xuất và chất lượng sản phẩm theo tiêu chuẩnquốc tế Như vậy có thể thấy tác động lớn nhất đối với ngành ôtô Trung Quốckhông phải giá cả mà là yếu tố kỹ thuật và chất lượng Trong dài hạn sức cạnh tranhcủa ngành này sẽ được nâng cao, chất lượng dịch vụ sẽ tốt hơn đặc biệt là dịch vụhậu mới Các ngành kinh tế bổ trợ cho ngành ôtô cũng sẽ phát triển kéo theo nhữngtác động lan toả tích cực tới toàn bộ nền kinh tế

Sau khi gia nhập WTO, đứng trước sự cạnh tranh gay gắt, ngành công nghiệpnày của Trung Quốc tất yếu sẽ gặp phải không ít thách thức nhưng cũng không phải

là không có lối thoát bởi trong vòng 5 đến 10 năm sau khi gia nhập WTO, ngànhnày của Trung Quốc vẫn nhận được sự bảo trợ dành cho các ngành công nghiệp nontrẻ Hơn nữa việc cắt giảm và xoá bỏ hạn ngạch nhập khẩu linh kiện rời cũng nhưgiảm thuế nhập khẩu mặt hàng này cũng không phải hoàn toàn bất lợi, bởi điều đócũng có thể góp phần làm giảm giá thành sản xuất của các doanh nghiệp sản xuấtôtô, giúp các doanh nghiệp này mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm Những nhàmáy sản xuất ôtô quy mô nhỏ và sản xuất linh kiện lạc hậu sẽ khó có thể đứng vữngtrên thị trường, phải chịu nhiều tác động thậm chí bị đào thải, song nếu xét trên toàncục thì điều này là có lợi cho sự phát triển toàn nền kinh tế

4.3 Ngành dệt may

Dệt may là một trong số những ngành trụ cột của nền kinh tế Trung Quốc dotác dụng quan trọng của nó trong việc thoả mãn nhu cầu tiêu dùng của hơn 1 tỷngười trong nước, xuất khẩu thu ngoại tệ, tích luỹ xây dựng đất nước và là thịtrường to lớn cho rất nhiều ngành nghề khác Trong suốt hơn 20 năm cuối thế kỷ

XX, ngành dệt Trung Quốc phát triển với tốc độ bình quân khoảng 17%/năm, tỷ lệkim ngạch xuất khẩu hàng dệt may Trung Quốc trong tổng kim ngạch ngành nàycủa thế giới cũng tăng lên nhanh chóng: từ 3,5% năm 1978 đã tăng lên 13% năm

1998, trở thành cường quốc hàng đầu về xuất khẩu hàng dệt may, vượt qua cả Italia,Đức, Hồng Kông

Bảng 3 : Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may Trung Quốc thời kỳ 1990-2001

Năm Kim ngạch xuất khẩu hàng Tỷ trọng trong tổng kim ngạch

Trang 23

dệt may (tỷ USD) xuất khẩu (%)

Nguồn: Cục thống kê Hải quan Trung Quốc, 2001

Ngành dệt may Trung Quốc có lợi thế cạnh tranh tương đối lớn, chủ yếu là dogiá thành lao động rẻ Giá cả hàng dệt may Trung Quốc thường rẻ hơn của các nướckhác 10% đến 50%, nếu so với riêng các nước phát triển thì còn rẻ hơn nhiều lần.Nhờ lợi thế đó mà hàng dệt may Trung Quốc có mặt ở rất nhiều thị trường trên thếgiới Trung Quốc là nguồn cung cấp lớn nhất về sản phẩm dệt may tại Mỹ, Nhật,

EU Ngành dệt may không chỉ có đóng góp to lớn về mặt kinh tế mà còn có vai tròquan trọng về mặt xã hội khi góp phần tạo ra rất nhiều việc làm cho người dânTrung Quốc

4.4 Một số đặc điểm cơ bản

Các doanh nghiệp quốc doanh trong ngành dệt may Trung Quốc thua lỗ liênmiên và luôn đứng đầu trong danh sách các doanh nghiệp thua lỗ trong cả nước.Ngoài ra các doanh nghiệp dệt may Trung Quốc chủ yếu sản xuất gia công sảnphẩm nên giá trị gia tăng thấp và nhiều khi không phản ứng lại được một cách linhhoạt trước những thay đổi của nhu cầu trên thị trường quốc tế

Đầu tư đối với ngành dệt còn thấp, đặc biệt là đầu tư tài sản cố định và đầu tưđổi mới trang thiết bị, khiến cho khả năng cạnh tranh của ngành không liên tục đượcnâng cao Ngoài ra lợi thế cạnh tranh của ngành chủ yếu là dựa trên sức lao động rẻhay nói cách khác là lợi thế về giá cả nên khó có thể duy trì được lâu dài (vì giáthành lao động và nguyên liệu theo xu thế chung cũng sẽ tăng lên) trong khi đó khảnăng cung cấp toàn cầu về sản phẩm dệt may lại đang quá dư thừa

Xét trên tổng thể, ngành dệt may Trung Quốc vẫn duy trì được mức độ xuấtsiêu cao nhưng với một số sản phẩm cụ thể (len lông cừu, sợi tổng hợp, sản phẩmdệt chuyên dụng, sản phẩm dệt kim )thì lại nhập siêu nhiều Hơn thế nữa, với việc

mở cửa thị trường, nhập siêu các sản phẩm dệt ngày càng tăng Trước WTO, dệtmay đang là ngành nhận được nhiều sự bảo hộ của chính phủ như trợ cấp tài chính,cho vay với lãi suất thấp, chế độ hoàn thuế xuất khẩu, miễn giảm thuế giá trị giatăng Mức độ bảo hộ dù đã giảm nhưng vẫn ở mức cao, ngành dệt còn 21,6% năm

Trang 24

2001 (giảm từ 56% năm 1995) còn với ngành may mặc là 23,7% (giảm từ mức76,1% năm 1995)

4.5 Tác động khi Trung Quốc gia nhập WTO

Một mặt, việc gia nhập WTO sẽ tạo cho ngành dệt may Trung Quốc có cơ hộiđàm phán mậu dịch đa phương bình đẳng về thương mại hàng dệt may Nhờ sự bảo

hộ của Hiệp định về các sản phẩm dệt may(ATC) với nội dung là trong 10 năm quá

độ 1995 -2005 phải từng bước xoá bỏ hạn chế về số lượng, tiến đến hoàn toàn tự dohoá thương mại hàng dệt may, Trung Quốc đang rút dần khoảng cách về vị trí xuấtkhẩu với các thành viên khác của WTO Hơn nữa khi gia nhập WTO, Trung Quốccòn có cơ hội để khai thác thị trường mới, thay đổi tình hình thị trường xuất khẩuquá tập trung trước đây để tăng mạnh kim ngạch mậu dịch

Mặt khác, mặc dù việc thực hiện các cam kết sẽ khiến cho nhập khẩu gia tăngnhưng chính sức ép cạnh tranh sẽ buộc ngành dệt may phải thay đổi cách quản lí,cải tổ cơ cấu sản xuất cũng như sản phẩm, nâng cao trình độ kỹ thuật và công nghệsản xuất Ngành dệt may Trung Quốc sẽ phát triển theo hướng cao cấp hoá và dựatrên những lợi thế so sánh chủ yếu của mình Sức cạnh tranh được nâng cao cùngvới việc thị trường xuất khẩu được mở rộng sẽ khiến cho kim ngạch xuất khẩu hàngdệt may tăng, thị phần của Trung Quốc trên thị trường dệt may thế giới cũng sẽ tăngmạnh Khi mở cửa ngành dệt may, Trung Quốc có thể nhập được nhiều thiết bị vàcông nghệ tiên tiến thông qua việc tạo lập các xí nghiệp có vốn nước ngoài, thúcđẩy trình độ chung của toàn ngành; đồng thời có thể đầu tư vào ngành dệt may thếgiới, hỗ trợ cho các xí nghiệp trong nước mở rộng thêm kênh tiêu thụ sản phẩm Với quyết tâm khắc phục mọi khó khăn thách thức, phát huy các thế mạnh vàđiều kiện thuận lợi, Trung Quốc đặt ra chỉ tiêu cho ngành dệt may là từ năm 2005đến 2010 từ một nước lớn về dệt may Trung Quốc sẽ vươn lên thành nước mạnh vềdệt may, với mục tiêu sáu nhất : nhất về chất lượng, nhất về số lượng, nhất về xuấtkhẩu, nhất về thiết kế, nhất về hiệu quả, nhất về khả năng cạnh tranh trên thị trườngquốc tế

4.6 Ngành công nghệ thong tin :

Nền tảng ban đầu của Trung Quốc đầu thời kì mở cửa cũng là một ngànhcông nghệ kém phát triển lạc hậu Song Trung Quốc cũng đã có cố găng rất nhiềuđầu tư vào nghành này Sớm nhận ra giá trị của công nghệ thong tin Trung Quốc tậptrung phát triên nguồn nhân lực nâng cao thiết bị khoa học kĩ thuật xây dựng cáctram phát song, mở rộng internet… Nhưng thật sự cho tới năm 2000 thì nghành

Trang 25

bứoc sang một giai đoạn mới đạt được nhiều thành công Mạng lưới thông tin baophủ toàn quốc phát triển đa dạng loại hình dịch vụ kết nối không chỉ trong mà ngoàinước với công nghệ cao Nghành công nghệ thong tin ,nghiên cứu phần mềm cung

có nhưng thành công đáng kể

4.7 Các ngành công nghiệp khác

4.7.1 Ngành dược: Trước khi Trung Quốc gia nhập WTO, ngành dược nước

này đã mở cửa ở mức độ tương đối thông thoáng Đã có ít nhất 25 công ty dượcphẩm xuyên quốc gia lập chi nhánh và hoạt động kinh doanh tại Trung Quốc Saukhi gia nhập WTO, thuế nhập khẩu dược phẩm giảm từ 20% xuống còn 6,5%, cáccông ty nước ngoài sẽ dễ dàng thâm nhập thị trường, tạo một làn sóng tấn côngmạnh vào các xí nghiệp sản xuất thuốc tây ở Trung Quốc Theo ước tính khoảng97% loại thuốc Tây sản xuất tại Trung Quốc hiện là sản xuất theo sản phẩm củanước ngoài hoặc thuốc nhập khẩu, không có quyền sở hữu trí tuệ độc lập, chỉ 3% là

do Trung Quốc tự bào chế Trong bối cảnh này Hiệp định sở hữu trí tuệ sẽ trở thànhmột thách thức với Trung Quốc: nếu tiếp tục mô phỏng sản xuất thì có nguy cơ bịkiện vi phạm quyền sở hữu trí tuệ, nếu mua bản quyền thì giá thành sản xuất sẽ bịđội lên rất cao, mất khả năng cạnh tranh Trong khi đó Trung Quốc có ưu thế vềthuốc đông dược, sản phẩm đặc sắc này ngày càng được hoan nghênh trên thịtrường quốc tế

4.7.2 Ngành than: Trung Quốc là nước sản xuất than đứng đầu thế giới nhưng

xuất khẩu lại không nhiều (1998 Trung Quốc xuất khẩu 32,29 triệu tấn than, chỉbằng 1/5 Australia) Hơn thế nữa hiệu quả kinh doanh ngành than Trung Quốc cònthấp, thua lỗ nhiều, chất lượng than thấp, chi phí vận chuyển cao Mặc dù việc gianhập WTO sẽ làm cho cạnh tranh trong ngành này tăng lên nhưng xuất khẩu thancủa Trung Quốc sẽ tăng do các điều kiện vận tải sẽ được cải thiện và các mỏ than sẽđược cải tổ lại dưới sức ép của cạnh tranh quốc tế

4.7.3 Ngành điện: Với phương châm công nghiệp điện lực đi trước và việc

phát triển ngành năng lượng lấy điện lực làm trung tâm, ngành điện lực Trung Quốc

đã phát triển nhanh chóng, sản xuất điện đã đạt mức thặng dư Tác động lớn nhấtcủa việc Trung Quốc gia nhập WTO đối với ngành điện lực là sự thay đổi mức độđộc quyền của ngành này, làm tăng cạnh tranh trong việc cung cấp năng lượng vớiviệc đa dạng hoá các nhà sản xuất và với nhiều dạng năng lượng khác nhau (thuỷđiện, nhiệt điện, điện hạt nhân )

II THỰC TRẠNG NGÀNH CÔNG NGHIỆP TRUNG QUỐC TỪ SAU KHI

Trang 26

GIA NHẬP WTO

Công nghiệp Trung Quốc phát triển vượt bậc Ngành công nghiệp Trung Quốcsau khi gia nhập WTO có những chuyển biến rất lớn Sản xuất công nghiệp củaTrung Quốc năm 2002 tăng 10,2%; năm 2003 tăng 12,6% và năm 2004 tăng 11,5%.Trong năm 2005 vừa qua, giá trị gia tăng toàn ngành công nghiệp là 7916 tỷ NDT,tăng 11,4% so với năm trước Trung Quốc đã thu hút được một loạt kỹ thuật cao màtiêu biểu là kỹ thuật thông tin chuyển dịch vào với quy mô lớn Vùng đồng bằng sôngChu Giang, Trường Giang, vùng biển Bột Hải bước đầu hình thành các khu chuyêndoanh của ngành thông tin điện tử Năm 2002 quy mô ngành thông tin điện tử TrungQuốc đạt 169,2 tỷ USD, tăng 65,5%, đứng thứ 3 thế giới Đó một phần có được từnhững chính sách phát triển công nghiệp, chuyển đổi sang phát triển theo chiều sâu,

áp dung khoa học công nghệ vào sản xuất trong công nghiệp tăng cường đầu tưnghiên cứu.Đồng thời với đó là đào tạo nguồn nhân lực có chất lưọng cao hơn

Bảng 4 : Sản xuất và tiêu thụ sản phẩm công nghiệp Trung Quốc

Năm Mức tăng giá trị (tỷ NDT) Tăng trưởng(%) Tỷ lệ tiêu thụ sản phẩm (%)

Năm 2003: ngành luyện kim đạt lợi nhuận tăng hơn 2 lần; tăng trưởng lợinhuận của nhiều ngành công nghiệp khác như ngành than, kim loại màu, vật liệuxây dựng đều vượt quá 50%

Năm 2004: Giá trị gia tăng của ngành kỹ thuật cao tăng 23,1%, trong đó sảnlượng các sản phẩm thiết bị thông tin cáp quang, điện thoại di động, máy tính xáchtay lần lượt tăng từ 14,7% đến 40,3% Tin học vươn lên với doanh thu vượt mức

2000 tỷ NDT Năm 2005: sản lượng khai thác than vượt mức 2,19 tỷ tấn, tăng 9,9%(để thúc đẩy ngành công nghiệp than phát triển, Trung Quốc đã xây dựng trọngđiểm 13 khu mỏ lớn); sản lượng thép thô đạt trên 350 triệu tấn tăng 24,6%; xi măng

Trang 27

đạt 1,06 tỷ tấn, tăng 10% Do ngoại thương phát triển nên ngành đóng tàu TrungQuốc có nhiều đơn đặt hàng hơn, Trung Quốc đang trên đường trở thành một trongcác nước đóng tàu lớn nhất trên thế giới Năm 2002, Trung Quốc đã đóng được 69con tàu, có cả tàu chở dầu, chiếm 13% tổng số tàu đóng mới của thế giới Với chiphí lao động rẻ (bằng 20%-30% chi phí cho công nhân ở Nhật Bản) ngành đóng tàuTrung Quốc hiện đang có lợi thế cạnh tranh lớn

Trung quốc xuất khẩu nhiều sản phẩm hóa dầu, động cơ diezel giá rẻ, chủnglọai phong phú và với số lượng lớn Trong 5 năm qua, có tới 500 doanh nghiệp hàngđầu thuộc các công ty đa quốc gia đã xuất hiện ở Trung Quốc để tham gia sản xuấtnhiều chủng lọai sản phẩm công nghiệp Thị trường dành cho các doanh nghiệptrong nước trong lĩnh vực hóa dầu và động cơ diezel đã phải nhường một phần đáng

kể cho các công ty đa quốc gia Các biện pháp chuyển đổi bảo hộ tỏ ra rất hữuhiệu ,Trung Quốc vừa tiếp tục hộ trợ các ngành còn non tre của mình một mặt vẫnthực thi các hiệp đinh của WTO bằng các áp dụng linh hoát các tiêu chuẩn về môitrường ,công nghệ …

Cho tới nay, Trung Quốc vẫn là nước sản xuất lớn nhất một số đồ điện tử giadụng như tivi, tủ lạnh, máy giặt, điều hòa nhiệt độ và xuất khẩu với số lượng lớn vớigiá rẻ ra thị trường thế giới Tác động chủ yếu đối với các sản phẩm điện tử và côngnghệ cao là vấn đề sở hữu bản quyền và công nghệ (quyền sở hữu trí tuệ) Trướcđây, Trung Quốc ít chú ý tới vấn đề quyền sở hữu trí tuệ Trước áp lực thực thi camkết trong WTO, Trung Quốc hiện đã phải quan tâm nhiều hơn tới vấn đề này Tuynhiên, việc thực thi còn gặp nhiều khó khăn, trở ngại.Tình trạng này cũng phần nàođược giảm bớt do những cố gắng của chính phủ Trung Quốc trong quan tâm đếnvấn đề thương hiệu song đó còn là chưa đủ.Trung Quốc mất dần lòng tin nơi cácnhà đầu tư nước ngoài tại điểm đen này.Các nhà đầu tư nứoc ngoài lo ngại về tinhtrạng vi pham bản quyền một các nghiêm trọng của Trung Quốc Sản phẩm bị làmnhái ,làm giả không chỉ các nghành công nghệ thấp mà có cả những nghành côngnghệ cao như máy mó linh kiện điện tử Việc làm này cảu các doanh nghiệp TrungQuốc gây thiệt hại lớn cho các công ty nước ngoài Điều này đang dần hạn chế sựđầu tư vào thị trường Trung Quốc và góp phần làm tăng thêm những tranh chấpthương mại của Trung Quốc trên thị truờng thế giới vốn đã chiếm đa số.Các chínhsách bảo hộ với nghành điện lực, viễn thông ngân hàng được áp dụng một cách đặcbiệt sau 5 năm vẫn chưa cải cách thực sự triệt để do vậy sức cạnh tranh bị ảnhhưởng nghiêm trọng và gặp nhiều khó khăn trong môi trường kinh doanh mới

1 Nghành công nghiệp ô tô:

Trang 28

Trong những năm dài thương lượng để gia nhập WTO, không ít ý kiến chorằng công nghiệp ôtô sẽ là một trong số những nạn nhân của việc hội nhập này.Nhưng chỉ khoảng nửa năm sau khi Trung Quốc gia nhập WTO thì phía bị sốc lại làcác công ty nước ngoài khi bị 2 công ty nội địa nhỏ, ít tên tuổi qua mặt : bán chạynhất trong năm 2002 là 2 loại xe nội địa Chery và Merrie chứ không phải các loại

xe nước ngoài danh tiếng (trong 4 tháng đầu năm, mức tiêu thụ xe Volkswagen tăng16% trong khi xe Chery tăng 305%) Ngành công nghiệp ôtô đã có nhiều tiến bộ kể

từ khi gia nhập WTO: các nhà sản xuất nội địa đã tự xoay sở để bảo đảm an toàncho thị trường của họ Hiệp hội các nhà sản xuất ôtô Trung Quốc cho biết số lượngôtô sản xuất trong nước đã tăng 38,15% trong vòng 11 tháng đầu năm 2002 Tháng11/2002 hãng Shanghai General Motors, một liên doanh Mỹ Trung, tuyên bố lượngôtô mà họ bán được là 102000 chiếc trong 11 tháng, gấp 2 lần so với số lượng của

cả năm 2001 Chỉ riêng tại Bắc Kinh lượng xe bán ra đã tăng 50% trong 10 thángđầu năm 2002

-Sản xuất : con số 3,25 triệu chiếc xe ôtô tăng 38,5 % được sản xuất trongnăm 2002 đã đưa Trung Quốc từ vị trí nước sản xuất ôtô lớn thứ 8 lên thứ 5 thếgiới, sản lượng xe con từ vị trí thứ 14 lên thứ 10 Vị trí này được khẳng định trong 2năm sau với 4,4 triệu chiếc năm 2003 và 5,7 triệu sản xuất ra trong năm 2005, tăng12,1% so với năm 2004 (trong đó xe con là 2,77 triệu chiếc, tăng 19,7%) Đến năm

2005, Trung Quốc tiến thêm một bước để lên vị trí thứ 4 thế giới ( vượt Đức) Chỉmột năm sau, năm 2006 Trung Quốc đã kịp cải thiện thêm một bước nữa để lên vịtrí thứ 3 thế giới với sản lượng 7 triệu chiếc ( chỉ còn đứng sau Nhật và Mỹ ) Trongvòng 5 năm sản lượng xe của Trung Quốc đã tăng gấp 3 lần

- Tiêu thụ :theo ước tính doanh số bán ôtô 3 tháng đầu năm 2006 của TrungQuốc tăng 54% so với cùng kỳ năm trước, nhờ thu nhập gia tăng và giá xe giảm.Hiện Trung Quốc là thị trường ôtô lớn thứ hai thế giới với mật độ 25 ôtô/1000người Dự kiến đến năm 2020 số ôtô lưu hành ở Trung Quốc vào khoảng trên 130triệu chiếc, so với con số 33 triệu chiếc như hiện nay Như vậy là ngành côngnghiệp sản xuất ôtô của Trung Quốc đã không bị tuột dốc như nhiều người tưởngban đầu, ngược lại nhiều nhà quan sát hiện nay còn cho rằng có lẽ không lâu nữaTrung Quốc sẽ vượt qua Nhật Bản và Hàn Quốc, xuất khẩu xe ôtô giá rẻ đi khắpnơi

2 Nghành dệt may:

Dệt may là ngành được dự đoán có lợi ích lớn và phát triển mạnh sau khiTrung Quốc gia nhập WTO nhưng người ta vẫn không khỏi ngạc nhiên trước tốc độ

Trang 29

phát triển của nó Từ năm 2002, ngay sau khi được buông lỏng một số hạn ngạchcủa các nước thành viên WTO, ngành dệt may Trung Quốc đã tiến vào thị trườngthế giới một cách mạnh mẽ dường như không gì cản nổi Theo Ngân hàng thế giới,

từ năm 2001-2004, thị phần dệt may Trung Quốc sao động trong khoảng 20 % thịphần dệt may thế giới, và có thể tăng lên 50% vào năm 2010 Bắt đầu từ 1/1/2005,mọi hạn ngạch hàng dệt may giữa các nước thành viên WTO được xoá bỏ theo Hiệpước về dệt may của WTO Đó là một thời điểm gây kinh hoàng cho nhiều nước trênthế giới bởi viễn cảnh không xa về sự thống trị thị trường dệt may thế giới củaTrung Quốc

Hàng dệt may Mỹ nhập khẩu từ Trung Quốc quy I 2005 tăng 29 % so với quý

I năm 2004 quần tăng 1500 %; hàng tất tăng 183 %,áo sơ mi tăng 186%,quần namtăng 413%,áo sợi đan tăng 534 %

3 Ngành thông tin điện tử :

Vừa gia nhập WTO, năm 2002 quy mô ngành thông tin điện tử Trung Quốc đãđạt 169,2 tỷ USD, tăng 65,5 % so với năm 2001 và đứng thứ 3 thế giới về giá trịsản lượng; 50 % giá trị kim ngạch xuất khẩu tăng thêm trong năm là nhờ là nhờ xuấtkhẩu của ngành này

Có được thành tich trên đó là do những quyết sách sang suốt kịp thời củachính phủ Trung Quốc trong việc chuẩn bị, đối mặt với những thách thức trong quátrình gia nhập WTO và tận dụng những ưu thế sẵn có của quốc gia

III ĐỐI SÁCH CỦA TRUNG QUỐC TRONG LĨNH VỰC CÔNG NGHIỆP

1 Đối sách chung của Trung Quốc

Công nghiệp Trung Quốc tuy là lĩnh vực có lợi thế so sánh tương đối tốt vàtrình độ cạnh tranh quốc tế tương đối cao trong ba khu vực ngành nghề của nướcnày, song nhìn một cách tổng thể thì về mặt thực lực, sáng tạo kỹ thuật, thươnghiệu, kết cấu đều có khoảng cách khá lớn so với trình độ quốc tế Do đó khi gianhập WTO Trung Quốc phải nhìn trước ngó sau, chuẩn bị kỹ càng trên mọi phươngdiện.Lường tới những tác động có thể xảy ra cho nghành công nghiệp Do TrungQuốc có khá nhiều nghành được bảo hộ cao viêc thực thi các hiệp ước và quy địnhcủa tổ chức WTO sẽ dẫn tới những khó khăn lớn Các quyết sách mà chính phủTrung Quốc đưa ra đó là

1.1 Thúc đẩy tiến bộ khoa học công nghệ hiện đại

Nhiều công ty lớn, thành công trên thế giới đều đặt nhân tố quan trọng tronglợi thế cạnh tranh là R&D tại nước mình, còn các khâu sản xuất, lắp ráp cần nhiều

Trang 30

lao động hoặc các trung tâm kỹ thuật thì đặt ở Trung Quốc Như vậy nhiều doanhnghiệp Trung Quốc chỉ có thể làm các công việc sản xuất gia công trong các loạingành nghề có độ tập trung kỹ thuật thấp, lệ thuộc vào nước khác Đó là điều màTrung Quốc và nhiều nước đang phát triển khác đều không muốn Để nâng cao sứccạnh tranh của hàng công nghiệp Trung Quốc trên thị trường quốc tế thì thúc đẩykhoa học công nghệ là một trong những nhân tố then chốt nhất Không thể chỉ dựavào nhập khẩu kỹ thuật để nâng cao số lượng và chất lượng sản phẩm, nâng caonăng suất và thu nhập Do vậy nhà nước và doanh nghiệp cần tăng cường đầu tư chonghiên cứu và ứng dụng hơn nữa.

1.2 Quan tâm hơn đến vấn đề thương hiệu

Thương hiệu là bộ phận hợp thành quan trọng trong tài sản vô hình của doanhnghiệp, là biểu hiện tổng hợp của sức cạnh tranh Các nước phát triển đã đến giaiđoạn chuyển từ xuất khẩu sản phẩm, xuất khẩu tư bản sang xuất khẩu thương hiệu

Về mặt này thì Trung Quốc còn có một khoảng cách lớn Do doanh nghiệp nhìnchung quy mô còn nhỏ, đầu tư cho quảng cáo ít, ý thức về thương hiệu kém, việcbảo vệ thương hiệu dân tộc không cao khiến cho nhiều thương hiệu vốn nổi tiếngtrong nước đã bị giành giật giả mạo Trong điều kiện hội nhập với thế giới TrungQuốc cần quan tâm nhiều hơn đến vấn đề này : (1) Phải coi trọng việc xây dựng ýthức về thương hiệu Vì sau khi Trung Quốc gia nhập WTO, các doanh nghiệp nướcngoài sẽ tràn vào, nếu không có thương hiệu riêng của mình thì các doanh nghiệpTrung Quốc sẽ chỉ là làm công cho các doanh nghiệp khác ngay trên sân nhà màthôi (2) Trong xây dựng thương hiệu Trung Quốc cần kết hợp cả chiến lược nội tại(nâng cao chất lượng sản phẩm, kỹ thuật, nhân tài, quy mô sản phẩm ) và chiến lượcbên ngoài (thiết kế thương hiệu, tuyên truyền quảng cáo, tiếp thị…) để tạo ra thươnghiệu ngày càng mạnh hơn (3) Các doanh nghiệp thành công cần tôn trọng và bảo vệthương hiệu nổi tiếng của mình, đồng thời không ngừng tìm tòi, đổi mới, sáng tạo

kỹ thuật, sáng chế ra sản phẩm mới, tăng sức sống cho thương hiệu

1.3 Chuyển đổi biện pháp bảo hộ công nghiệp

Sau khi gia nhập WTO, thuế quan giảm mạnh, hạn ngạch, giấy phép cũngđược xoá bỏ triệt để, các biện pháp phi thuế quan khác cũng chỉ được sử dụng hạnchế trong phạm vi hẹp Có nghĩa là các biện pháp bảo hộ truyền thống đã trở nên lỗithời hoặc không còn hiệu quả nữa Nhưng nhiệm vụ bảo hộ các ngành công nghiệpnon trẻ trong nước lại hết sức quan trọng và có lẽ còn quan trọng hơn trước Vì thế

Trang 31

hiện nay cần thay đổi cách thức bảo hộ, chủ yếu là áp dụng các tiêu chuẩn côngnghệ và tiêu chuẩn môi trường để tạo ra các hàng rào ngăn chặn những sản phẩmgây ô nhiễm nghiêm trọng, những sản phẩm chất lượng thấp thâm nhập vào thịtrường trong nước, tác động đến những sản phẩm có liên quan của công nghiệp đấtnước.

Những đối sách đó đã nhanh chóng được chính phủ Trung Quốc triển khaibang những chính sách hợp lí

2 Những điều chỉnh và biện pháp chính sách ứng phó với việc gia nhập WTOcủa Trung Quốc

Trên con đường hội nhập và gia nhập WTO, Trung Quốc đã đạt được nhữngthành tựu phát triển to lớn, vượt qua nhiều khó khăn, quản ngại Nguyên nhân cơbản ở đây là do Trung Quốc đã kịp thời điều chỉnh và thực thi nhiều biện phápchính sách; đó là:

1 Thúc đẩy mạnh mẽ nền kinh tế phát triển theo hướng thị trường; xây dựng hệthống quản lý theo các nguyên tắc của WTO;

2 Điều chỉnh quy hoạch ngành, đặc biệt là ngành nông nghiệp, theo hướng ưutiên những ngành có lợi thế và cho xuất khẩu;

3 Thu hút nguồn vốn và công nghệ từ bên ngoài; chú trọng công nghệ cao;chuẩn hóa chỉ tiêu/thông số kỹ thuật;

4 Áp dụng hạn ngạch thuế quan đối với một số ngành dễ bị tổn thương hoặc dễ

có tác động xấu đến đời sống của người nông dân;

5 Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ phát triển thông qua quỹphát triển (khuyến khích các doanh nghiệp lớn đầu tư ra nước ngoài, tạo điềukiện giải quyết vấn đề liên quan tới các vụ kiện chống bán phá giá, khuyếnkhích giao dịch điện tử, hỗ trợ đăng ký thương hiệu, phát triển kết cấu hạtầng…);

6 Hỗ trợ cho các doanh nghiệp đầu tàu (trong mắt xích phát triển), tạo điềukiện thúc đẩy liên kết, hợp tác kinh doanh;

7 Đào tạo nguồn nhân lực thông qua các khóa học bồi dưỡng, công tác truyềnthông; phối hợp đạo tạo giữa viện, trường, trung tâm, và bộ ngành;

8 Bảo vệ môi trường sinh thái thông qua việc xây dựng các khu sinh thái nôngthôn, khu phát triển bền vững nông thôn, khu nông nghiệp sạch, khu nôngsản sạch, khu nông sản hữu cơ

Trang 32

Một số điều chỉnh và biện pháp chính sách cụ thể được sử dụng ở tỉnh Quảng Tây khi Trung Quốc trở thành thành viên của WTO:

- Tổ chức các đoàn đi khảo sát ở nước ngòai nghiên cứu kinh nghiệmcủa các nước khi gia nhập WTO

- Xuất bản sách tuyên truyền kiến thức về các nguyên tắc của WTO, cáchiệp định trong WTO, trong đó có hiệp định về nông nghiệp; tuyêntruyền về cơ hội và thách thức của Quảng Tây khi Trung Quốc là thànhviên của WTO

- Tổ chức lớp học giới thiệu các nguyên tắc của WTO; nội dung cáchiệp định trong WTO; phổ biến những nghiên cứu phân tích thách thức

và cơ hội của việc gia nhập WTO đối với Trung Quốc nói chung cũngnhư đối với riêng tỉnh Quảng Tây Đối với các học viên là cán bộ/nhànghiên cứu về nông nghiệp, họ trực tiếp tham gia phân tích thách thức

và lợi thế cạnh tranh của nông nghiệp Quảng Tây, sau đó thảo luận đưa

ra các kiến ghị cụ thể điều chỉnh quy hoạch và kiến nghị chính sách,biện pháp khả thi phát triển đối với nông nghiệp

- Tỉnh thành lập quỹ phát triển nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệpvừa và nhỏ phát triển Quỹ phát triển này giúp các doanh nghiệp đầu tàu(trong mắt xích phát triển) nhằm lôi kéo các lọai hình hợp tác xã (hợptác xã chuyên ngành, hợp tác xã cung tiêu, hiệp hội chuyên ngành vàngành nghề nông nghiệp) cùng phát triển; giúp các doanh nghiệp trongnước xử lý các vụ kiện về bán phá giá; tạo điều kiện để các doanhnghiệp giao dịch thông qua thương mại điện tử; thành lập trung tâm giaodịch thương mại để hỗ trợ cho các doanh nghiệp xuất khẩu; hỗ trợ cácdoanh nghiệp đăng ký thương hiệu (nhằm sử dụng qui chế tối huệquốc); hỗ trợ phát triển cơ sở hạ tâng (thủy lợi, đường xá)

- Xây dựng tiêu chuẩn chất lượng, kỹ thuật sản xuất, chế biến chấtlượng cao cho thị trường trong nước và xuất khẩu Khuyến khích cácdoanh nghiệp xin cấp chứng chỉ quốc tế ISO 9001, S1400 về môitrường

- Bảo vệ môi trường sinh thái ở tỉnh Quảng Tây bằng cách xây dựng cáckhu sinh thái nông thôn, khu nông thôn phát triển bền vững, khu rừngbảo hộ (không cho khai thác bừa bãi) và khuyến khích nông dân sử

Trang 33

dụng bếp ga sinh học đồng kết hợp giải quyết năng lượng cho nông dân.Đến tháng 12 năm 2005 đã xây dựng xong 11 khu bảo tồn thiên nhiêncấp quốc gia; có 2,7 triệu bếp ga sinh học được đưa vào sử dụng, chiếm34,2% hộ có bếp ga; 50 khu thí điểm rau sạch; 182 khu nông sản sạch;

26 khu nông sản “hữu cơ” Năm 1994 ở tỉnh Quảng Tây độ che phủ củarừng là 25%, đến năm 2005 độ che phủ của rừng là 52,7% Tại QuếLâm với phương châm là làm cho các hộ gia đình sống sạch sẽ, và theo

đó nâng cao hiệu quả của họat động nông nghiệp đã xây dựng được các

mô hình điển hình ở nông thôn như “chăn nuôi - bếp ga - trồng cây”(phân chuồng có được từ chăn nuôi dùng làm nguyên liệu cho bếp gasinh học, chất thải sau khi đốt được dùng bón cho cây trồng) và “ruộnglúa – cá – đèn” (cá có thể ăn các con sâu bọ vây sung quanh đèv do thắpsáng, phân cá được dùng để bón cho ruộng lúa)

Những đối sách của chính phủ Trung Quốc có tác động lớn và tích cực tới nềncông nghiệp của Quốc gia này và thể hiện trên những kết quả trên đây nhưng khôngphải vì thế mà nó toàn diện vì còn bộc lộ không ít những vấn đề

IV VẤN ĐỀ CÒN TỒN TẠI:

Với những thành công vượt bậc của mình trong phát triển công nghiệp dù vậyTrung Quốc đang đối mặt với không ít vấn đề tốc độ tăng trưởng cao trong nhiềunăm được coi là quá nóng Phát triển nhanh nhưng sự bền vững trong phát triển lạikhông được bảo dảm gây nên những bất ổn trong công nghiệp noi riêng và toàn bộkinh tế xã hội Trung Quốc nói chung

1 Phát triển công nghiệp theo chiều rộng: Trung Quốc hiện thuộc mô hình

“đầu vào cao, tiêu thụ tài nguyên cao, rác thải cao và đầu ra thấp”- mô hình pháttriển hiệu quả thấp nên công nghiệp phát triển quá nóng sẽ dẫn tới khai thác tàinguyên cạn kiệt, sử dụng tài bừa bãi, phụ thuộc vào nhập khẩu Điều này đồngnghĩa với rất nhiều rủi ro:

- Sử dụng vốn đầu tư không hiệu quả : Sự tăng trưởng qua nhanh mà TrungQuốc có được là do tình trạng đầu tư quá mức Chỉ riêng tháng 3 năm 2004 đầu tưvào tái sản cố định như đất đai, nhà cửa, nhà xưởng … tăng 43 % chiếm 42 % GDPnăm 2003 Đầu tư quá mức dẫn đến hệ quả là tỷ lệ lợi nhuận giảm nhanh chóng (vídụ: ngành xi măng, thép… do có quá nhiều nhà máy được xây dựng) Điều này xuấtphát từ sự dễ dàng cho vay của các ngân hàng nhà nước mà không quan tâm nhiềuđến rủi ro và lợi nhuận Theo đánh giá có đến 40-50 % khoản vay không được sử

Trang 34

dụng hiệu qủa Đõy cú thể coi là một hỡnh thức hỗ trợ của nhà nước.( Nếu cỏc khoảnnày tớnh vào chi phớ của chớnh phủ thỡ mức thõm hụt ngõn sỏch của Trung Quốc là18% GDP ).

Việc để tỉ lệ đầu tư ở mức 40-50 % sẽ làm Trung Quốc khú cú thể trỏnh đượctỡnh trạng bất ổn tự nhiờn trong chu kỡ bựng nổ- đổ vỡ của đầu tư

Biểu 11: Tiêu thụ năng lợng ở Trung Quốc giai đoạn 2001-2005

Năng lợng nớc, gió, hạt nhân (%)

Nguồn: Niên giám thống kê Trung Quốc 2006

- Khai thỏc cạn kiệt và sử dụng nguồn tài nguyờn lóng phớ: tăng trưởng cụngnghiệp dựa vào tiờu hao rất lớn về vốn, tài nguyờn và nhõn lực làm cho mức độ tiờuthụ tài nguyờn và cỏc loại nhiờn liệu ở Trung Quốc vượt xa cỏc nước đang phỏt triểnthậm chớ cả cỏc nước phỏt triển Năm 2005 tỷ lệ đầu tư vào nghành than tăng 65,6

% so với năm 2004,nghành điện tăng 33,7 %, nghành khai thỏc dầu khớ tăng 29,7

% Mức độ tăng lớn này khụng chỉ làm cạn kiệt nguồn tài nguyờn mà cũn dẫn đếnnhiều rủi ro do ụ nhiễm mụi trường (Trung Quốc mất 54 tỷ USD mỗi năm) Mức độ

sủ dụng tài nguyờn của Trung Quốc chỉ bằng 20 % bỡnh quõn thế giới

Biểu 13: Xếp hạng khả năng cạnh tranh theo tiêu chi môi trờng

Độ chặt chẽ của quy chế

về môi trờng

Cơ hội tiếp cận nớc uống sạch

Điều kiện vệ sinh đợc cải thiện

Mức độ thiệt hại do CO 2

Trang 35

Nguyên nhân hiệu quả thấp: trình độ quản lý và dân trí thấp chưa theo kịp sựphát triển nóng của công nghiệp là nguyên nhân chính cho dù Trung Quốc vẫn đang

nỗ lực chuyển đỏi sang đầu vào thấp tiêu thụ tài nguyên thấp, rác thải thấp đầu racao Do dân số quá đông, khả năng quản lý khi thấp với một nền kinh tế mới pháttriển

2 Nạn thất nghiệp ngày một trầm trọng hơn

Thất nghiệp thực tế tăng cao: xuất hiện nghịch lý kinh tế tăng trưởng caonhưng tình hình giải quyết việc làm xấu đi.Tăng trưởng không ngừng tăng xongviệc làm mới giảm đi 9,4 triệu (2001), 7,15 triệu (2002), 6,92 triệu (2003) Số ngườiđăng kí thất nghiệp 5,95 triệu năm 2000 lên 8 triệu năm 2003 Tỷ lệ thất nghiệp tăngdần 3,1% (2000), 3,6 %(2001), 4% (2002), 4,3 %( 2003) Sau gia nhập WTO cácdoanh nghiệp phải cơ cấu lại bộ máy và các doanh nghiệp phá sản đã tạo ra cho TrungQuốc 45 triệu lao động bị sa thải (sau 2 năm gia nhập WTO 2001- 2003) Số ngườihưởng trợ cấp thất nghiệp tăng 106,5 triệu (2002) lên 107,2 triệu (2003) tăng 20 %.Các nghành thu hút ít lao động phát triển mạnh

Trang 36

T×nh tr¹ng viÖc lµm ë Trung Quèc giai ®o¹n 2001-2005

Nguån: Niªn gi¸m thèng kª Trung Quèc n¨m 2006

3 Tính minh bạch và quyền sở hữu trí tuệ là điểm đen bất ổn của kinh tế Trung Quốc :

Đây là 2 lĩnh vực đặc biệt nổi cộm Vi phạm của Trung Quốc đặc biệt tronglĩnh vực sở hữu trí tuệ gây cho đối tác thiếu tin cậy Không chỉ hàng hoá thôngthường mà hàng hoá cao cấp cũng bị làm giả Mỹ mất 50 tỷ $ do các chương trìnhsao chép lậu từ phía các nhà sản xuất Trung Quốc Tranh chấp thương mại do TrungQuốc chưa minh bạch trong các vấn đề bảo hộ (cấm nhập khẩu một số sản phẩmnông nghiệp khoáng sản, phân bón Duy trì chế độ xuất khẩu với một số sản phẩmdệt và sản phẩm may Hạn nghạnh xuất khẩu cũng áp dụng với một số hàng nôngsản, dầu mỏ và khoáng sản Tính minh bạch còn thể hiện yếu kém tại Trung Quốc ởviệc thủ tục hành chính còn khó kh ăn, phiền nhiễu tạo ra tệ tham nhũng Ảnh h ưởng xấu đến phát triển công nghiệp

BiÓu 7: ChØ sè tham nhòng cña Trung Quèc

Năm Thứ hạng trªn số nước được xếp

là không thể tránh khỏi tăng them sự bất ổn

Chính việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ còn yếu gây nên nhiều tranh chấp

Trang 37

căng thăng quốc tế.

4 Trung Quốc chú trọng phát triển công nghiệp nặng và công nghiệp cao

mà bỏ quên những nghành công nghiệp chế biến :

Công nghiệp chế biến có ý nghĩa rất quan trọng đối với một nước đi lên từnông nghiệp và có tỉ lệ dân số thuộc khu vực nông nghiệp cao như Trung Quốc.Việc lãng quên đến khu vực công nghiệp này sẽ tạo nên khoảng cách giữa côngnghiệp và nông nghiệp gây nên nhiều bất ổn trong kinh tế và xã hội

Khi gia nhập WTO nông nghiêp Trung Quốc giảm đi ro rệt thể hiện ở sản xuấtnông sản và nhập siêu tăng cao ở mặt hang này Có thể kể đến như năm 2004 sau 3năm gia nhập WTO nhập siêu Trung Quốc lên tới 4,6 tỷ USD hang nông sản,xuấtkhẩu nông sản giảm từ 6,6 % năm 2000 xuống còn 3,2 % năm 2006 Hệ quả lànhiều nghành công nghiệp nhẹ có lien quan (là công nghiệp phụ trợ, chế biến, chếbiến lương thực thực phẩm ) đều suy giảm.Nghành dệt may Trung Quốc là một ví

dụ nghành này là niềm tự hào của Trung Quốc xong đang dánh mất vị trí độc tôn

….T ình trạng khá tương tự đang diễn ra với nghành sản xuất chè của nước này.Điều đó gây tác động xấu vì đây là những nghành có lượng lao động cao Thu hútgiai quyết việc làm cho những lao động trinh độ thấp Đóng gop cho kim nghạchxuất khẩu một lượng lớn

5 Cơ sở vật chất hạ tầng xã hội và bưu chính viễn thông của Trung Quốc:

không theo kịp sự phát triển quá nóng của công nghiệp càng làm giảm hiệu quả sảnxuất và bị động Chi phí cho vận chuyển hang hoá, nguyên lieu trong nội bộ nềnkinh tế cũng như sang các nước khac cao, thời gian lớn Gây ảnh hưởng đến năngsuất, chi phí bị đẩy lên

B¶ng 5: ChØ tiªu h¹ tÇng cña dÞch vô bu chÝnh vµ viÔn th«ng Trung Quèc giai

Trang 38

chấp thương mại luôn chiếm tù 15 %(2001) và tới 37 % năm 2006 Số tiền tiêu tốnmột năm là hàng trăm triệu USD, chưa kể đến uy tín, thới gian bỏ ra Điều đó cũngthể hiện nhiều lỗ hổng trong chính sách quản lí công nghiệp của Trung Quốc

CHƯƠNG III

THỰC TRẠNG CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM VÀ

MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN THỜI KỲ HẬU WTO

I THỰC TRẠNG CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM TRƯỚC KHI GIA NHẬP TỔ CHỨC WTO:

1 Mục tiêu phát triển kinh tế xã hội trứơc khi gia nhập WTO đối với ngành công nghiệp:

Cho tới trước khi gia nhập WTO mục tiêu của công nghiệp Việt Nam đó là :

- Mục tiêu chung: Tốc độ tăng trươởng GDP bình quân hàng năm của nềnkinh tế là 7,5%, trong đó nông, lâm, ngư nghiệp tăng 4,3%, công nghiệp và xâydựng tăng 10,8%, dịch vụ tăng 6,2%; tỷ trọng công nghiệp và xây dựng 38-39%,nông lâm ngơư nghiệp 20-21%, các ngành dịch vụ 41-42%

- Mục tiêu phát triển ngành công nghiệp:

Trang 39

+ Giá trị sản xuất toàn ngành công nghiệp tăng bình quân 13%/năm;

+ Ngành điện tăng trưởng 13,1%/năm, năm 2005 dự kiến điện sản xuất đạt 49

tỷ Kwh;

+ Ngành than tăng trưởng 6,8%/năm, năm 2005 dự kiến sản lượng than sạchkhoảng 15 triệu tấn và xuất khẩu khoảng 3,5 triệu tấn/năm;

+ Ngành dầu khí tăng trưởng khoảng 4-5%/năm, năm 2005 dự kiến đạt sản lượng

22 - 22,5 triệu tấn dầu quy đổi và xuất khẩu khoảng 12 - 16 triệu tấn/năm;+ Ngành thép tăng trưởng khoảng 14-15%/năm, năm 2005 dự kiến đạt sảnlượng 3,3 triệu tấn thép xây dựng, 1 - 1,4 triệu tấn phôi thép và 0,7 triệu tấnthép các loại khác;

+ Ngành xi măng tăng trưởng khoảng 13%/năm, năm 2005 dự kiến đạt sảnlượng sản xuất 23-24 triệu tấn xi măng;

+ Ngành giấy tăng trưởng khoảng 10%/năm, năm 2005 dự kiến đạt sản lượng

605 ngàn tấn giấy;

+ Ngành cơ khí được lựa chọn là một trong những ngành mũi nhọn tập trongphát triển vào các nhóm sản phẩm: cơ khí phục vụ nông lâm ngư nghiệp,xây dựng, công nghiệp nhẹ và thiết bị toàn bộ; cơ khí đóng tàu; cơ khí chếtạo máy công cụ; công nghiệp ôtô, xe máy; cơ khí chế tạo vật liệu và thiết

bị điện;

+ Tổng giá trị xuất khẩu hàng công nghiệp tăng bình quân 16%/năm, năm

2005 dự định đạt 19,5 tỷ USD, trong đó hàng dệt may chiếm khoảng 4 tỷUSD, hàng da giày chiếm khoảng 3,5 tỷ USD, hàng linh kiện điện tử chiếmkhoảng 1,5 tỷ USD

Để đạt được các mục tiêu tăng trưởng trên trong kế hoạch 5 năm 2001 - 2005tổng nhu cầu vốn đầu tư cho các ngành công nghiệp khoảng 400.000 tỷ đồng Trong

đó, nguồn vốn nhà nước và các DNNN tự huy động, tự vay trả chiếm khoảng 45%,vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài chiếm khoảng 27%, vốn ODA chiếm khoảng7,5%, còn lại là vốn của khu vực tư nhân khoảng 20%

2 Thực trạng phát triển ngành công nghiệp Việt Nam trước khi gia nhập WTO

2.1 Những thuận lợi và khó khăn

2.1.1 Thuận lợi:

* Tình hình thế giới: Từ năm 2000, kinh tế thế giới có dấu hiệu phục hồi saukhủng hoảng kinh tế - tài chính, đặc biệt là các nền kinh tế Đông Nam á và các nước

Trang 40

* Tình hình trong nước:

- Tình hình chính trị - xã hội ổn định và kinh tế trong nước tiếp tục duy trìđược tốc độ tăng trưởng năm sau cao hơn năm trước, tạo điều kiện để duy trì tăngtrưởng công nghiệp Ngoài ra, việc triển khai các chương trình hành động thực hiệncác Nghị quyết Trung ương 3, 5 và 9 (khoá IX) tạo ra môi trường đầu tư và kinhdoanh thuận lợi và hiệu quả hơn cho phát triển công nghiệp

- Việc mở rộng quan hệ quốc tế với các nước, ký kết và thực hiện các Hiệpđịnh thương mại và đầu tư trong đó có Hiệp định thương mại Việt - Mỹ, Việt -Nhật, thực hiện chương trình thu hoạch sớm asean- Trung Quốc tiếp tục thúc đẩyquá trình đầu tư và xuất nhập khẩu, tạo đà tăng trưởng công nghiệp đặc biệt là cácngành dệt may, giày dép, chế biến thực phẩm, hàng thủ công mỹ nghệ

- Các chính sách phát triển và khung khổ pháp lý cho hoạt động kinh doanh đã

và đang được hoàn chỉnh tạo môi trường tốt hơn cho các doanh nghiệp thuộc mọithành phần kinh tế Đặc biệt là Luật Doanh nghiệp, Luật Khuyến khích đầu tư trongnước, Luật Đầu tư nước ngoài sửa đổi đã phát huy tác dụng tích cực trong thực tế

2.2.2 Khó khăn:

* Tình hình thế giới: Tính bất định, khó lường và rủi ro của tình hình thế giớigia tăng Năm 2003 xảy ra bệnh dịch sars, dịch cúm gia cầm cũng ảnh hưởng đếntăng trưởng kinh tế Việt Nam Ngoài ra, giá một số vật tơ, nguyên liệu nhập khẩuphục vụ sản xuất tăng đột biến và kéo dài (từ năm 2003 đến nay) như giá xăng dầu,sắt thép, phân bón, sợi, nguyên liệu nhựa đã ảnh hưởng đến sản xuất trong nước vàxuất khẩu Cuộc chiến ở I-rắc và sự mất giá của đồng đô-la có ảnh hưởng đến nhiềulĩnh vực kinh tế xã hội…

- Các chi phí dịch vụ hạ tầng như điện, nước, viễn thông, cảng biển, chi phívận tải ở Việt Nam còn cao Những vấn đề trên làm ảnh hưởng nhiều tới quá trìnhsản xuất công nghiệp và đặc biệt là sức cạnh tranh của hàng công nghiệp

- Vốn tín dụng đầu tư nhà nước chưa đáp ứng nhu cầu đầu tư của hầu hết cácngành nên trong những năm qua một số dự án bị triển khai chậm ảnh hưởng đến

Ngày đăng: 26/04/2013, 15:54

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
22. Hội thảo đánh giá tác động Việt Nam sau gia nhập WTO . Web www.mutrap.org.vn 23. Kế hoạch phát triển các ngành công nghiệp trang Web Bộ công thương Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hội thảo đánh giá tác động Việt Nam sau gia nhập WTO . Web "www.mutrap.org.vn23
28. Các cam kết của Việt Nam khi gia nhập WTO . 29. Mục tiêu công nghiệp Việt Nam 2010 .NXB Thống kê Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các cam kết của Việt Nam khi gia nhập WTO ."29
Nhà XB: NXB Thống kê
30. Toàn văn cam kết gia nhập WTO của Việt Nam .NXB thống kê.31. Trang từ điển Wiki Sách, tạp chí
Tiêu đề: Toàn văn cam kết gia nhập WTO của Việt Nam .NXB thống kê."31."Trang t
Nhà XB: NXB thống kê."31."Trang t"ừ điển Wiki
15. Tạp chí nghiên cứu Trung Quốc 2/ 2006 . 16. Số liệu WB . Web :http//www. wordbank. Org 17. Web Tổng cục thống kê http://www.gso.gov.vn Link
1. Thực hiện cam kết của Trung Quốc sau khi gia nhập WTO “uỷ ban quốc gia về hộ nhập kinh tế quốc tế ,phần WTO ,2/8/2007.Web :http//:wwwnciec.gov.vn/index?1496 Khác
2. Cục thống kê Nhà nước Trung Quốc 2000-2006 .NXB Thống kê Trung Quốc 2001- 2007 Khác
3. Ngành công nghiệp ô tô Trung Quốc sau năm 5 gia nhập WTO . Web : http: www.chinawto. org.cn Khác
4. “Báo cáo phát triển Trung Quốc tình hình và triể vọng. PGS.TS Đỗ Tiến Sâm chủ biên Khác
5. ‘Trung Quốc sau khi gia nhập WTO thành công và thách thức “Viện Kinh Tế và Chính Trị thế giới >NXB Thế giới , năm 2006 Khác
7. Tài liệu hội thảo quốc tế “Trung Quốc 5 năm sau gia nhập WTO: chia sẻ kinh nghiệm với Việt Nam “, 9/2007 Khác
9. Chỉ tiêu phát triển thế giới của WB, nghiên cứu Trung Quốc .số 3 (73) .2007 10. Trung Quốc được và mất khi gia nhập WTO ,ICARD ,21/12/2006 Khác
11. Khủng hoảng thừa của Trung Quốc .báo Vietnamnet Khác
12. “Trung Quốc gia nhập WTO, kinh nghiệm với Việt Nam “ , Viện nghiên cứu Trung Quốc ,NXB Khoa học xã hội ,năm 2005 Khác
13. “Trung Quốc hậu WTO- Những bài học phát triển.Thời báo knh tế Sài Gòn 2007 Khác
14. Tăng trưởng nóng –nguy cơ đối với Trung Quốc , Nguyễn Kim Bảo 2006 Khác
24. Quyết đinh phê duyệt định hướng ngành than , ô tô, thép …. của thủ tường chính phủ cho tới năm 2010 định hướng đến năm 2020 Khác
25. Bài phát biểu trong hội nghị của ngành dệt may 2007 Khác
26. Bài phát biểu của bộ trưởng Nguyễn Đình Tuyển trong đánh giá 2 năm gia nhập WTO của Việt Nam Khác
27. Tác động của hội nhấp kinh tế T.S Đinh Văn Ân 23/4/2009 Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1 - Mức thuế cam kết bình quân theo nhóm ngành hàng chính - GIẢI PHÁP RÚT RA TỪ BÀI HỌC PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP TRUNG QUỐC
Bảng 1 Mức thuế cam kết bình quân theo nhóm ngành hàng chính (Trang 13)
Bảng 2 -Bảng Cam kết cắt giảm thuế nhập khẩu theo một số nhúm mặt hàng chớnh  - GIẢI PHÁP RÚT RA TỪ BÀI HỌC PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP TRUNG QUỐC
Bảng 2 Bảng Cam kết cắt giảm thuế nhập khẩu theo một số nhúm mặt hàng chớnh (Trang 15)
Bảng 2 -Bảng Cam kết cắt giảm thuế nhập khẩu theo một số nhóm mặt   hàng  chính - GIẢI PHÁP RÚT RA TỪ BÀI HỌC PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP TRUNG QUỐC
Bảng 2 Bảng Cam kết cắt giảm thuế nhập khẩu theo một số nhóm mặt hàng chính (Trang 15)
Bảng 3- Cỏc cam kết thực hiện Hiệp định tự do hoỏ theo ngành - GIẢI PHÁP RÚT RA TỪ BÀI HỌC PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP TRUNG QUỐC
Bảng 3 Cỏc cam kết thực hiện Hiệp định tự do hoỏ theo ngành (Trang 16)
Bảng 3 - Các cam kết thực hiện Hiệp định tự do hoá theo ngành - GIẢI PHÁP RÚT RA TỪ BÀI HỌC PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP TRUNG QUỐC
Bảng 3 Các cam kết thực hiện Hiệp định tự do hoá theo ngành (Trang 16)
Bảng 2: Mức độ bảo hộ nhập khẩu của một số mặt hàng cụng nghiệp Trung Quốc trước và sau khi gia nhập WTO (thuế quan hoặc tương đương, %) - GIẢI PHÁP RÚT RA TỪ BÀI HỌC PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP TRUNG QUỐC
Bảng 2 Mức độ bảo hộ nhập khẩu của một số mặt hàng cụng nghiệp Trung Quốc trước và sau khi gia nhập WTO (thuế quan hoặc tương đương, %) (Trang 19)
1995 2001 Sau khi gia nhập WTO - GIẢI PHÁP RÚT RA TỪ BÀI HỌC PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP TRUNG QUỐC
1995 2001 Sau khi gia nhập WTO (Trang 19)
Bảng 2: Mức độ bảo hộ nhập khẩu của một số mặt hàng công nghiệp Trung  Quốc trước và sau khi gia nhập WTO (thuế quan hoặc tương đương, %) - GIẢI PHÁP RÚT RA TỪ BÀI HỌC PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP TRUNG QUỐC
Bảng 2 Mức độ bảo hộ nhập khẩu của một số mặt hàng công nghiệp Trung Quốc trước và sau khi gia nhập WTO (thuế quan hoặc tương đương, %) (Trang 19)
Bảng 4: Sản xuất và tiờu thụ sản phẩm cụng nghiệp Trung Quốc NămMức tăng giỏ trị (tỷ NDT)Tăng trưởng(%) Tỷ lệ tiờu thụ sản phẩm (%) - GIẢI PHÁP RÚT RA TỪ BÀI HỌC PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP TRUNG QUỐC
Bảng 4 Sản xuất và tiờu thụ sản phẩm cụng nghiệp Trung Quốc NămMức tăng giỏ trị (tỷ NDT)Tăng trưởng(%) Tỷ lệ tiờu thụ sản phẩm (%) (Trang 26)
Bảng 4 : Sản xuất và tiêu thụ sản phẩm công nghiệp Trung Quốc - GIẢI PHÁP RÚT RA TỪ BÀI HỌC PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP TRUNG QUỐC
Bảng 4 Sản xuất và tiêu thụ sản phẩm công nghiệp Trung Quốc (Trang 26)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w