1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thực trạng huy động vốn của các công ty cổ phần tại Việt Nam

16 2,9K 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 16
Dung lượng 108,69 KB

Nội dung

Bất kì một doanh nghiệp nào muốn tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh đều cần phải có các tài sản nhất định. Biểu hiện hình thái giá trị của các tài sản đí chính là vốn của doanh nghiệp. Vì cậy, điều đầu tiên doanh nghiệp cần phải có là một lượng vốn nhất định. Chỉ khi nào có vốn doanh nghiệp mới có thể đầu tư các yếu tố đầu vào để thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh.Các chủ thể kinh doanh thường muốn có nguồn vốn lớn để mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh. Công ty cổ phần có các cách để huy động vốn: phát hành cổ phiếu, phát hành trái phiếu và vay vốn ngân hàng.

Trang 1

Mục lục

Chương 1: Cơ sở lý luận về huy động vốn của các công ty cổ phần 1

1.1.Khái quát về công ty cổ phần 1

1.2 Khái niệm về vốn và cấu trúc vốn của công ty cổ phần 1

1.2.1 Khái niệm vốn 1

1.2.2 Cấu trúc vốn của công ty cổ phần 1

1.3 Các phương thức huy động vốn của công ty cổ phần 2

Chương 2: Thực trạng huy động vốn của các công ty cổ phần ở Việt Nam hiện nay 3

2.1 Thực trạng huy động vốn của công ty cổ phần ở Việt Nam 3

2.1.1 Thực trạng về nguồn vốn từ phát hành cổ phiếu 3

2.1.2 Thực trạng về nguồn vốn từ phát hành trái phiếu công ty 5

2.1.3 Thực trạng về nguồn vốn tín dụng ngân hàng và tín dụng thương mại 8

2.2 Đánh giá thực trạng 10

2.2.1 Thành tựu đạt được 10

2.2.2 Hạn chế 11

Chương 3: Một số giải pháp nâng cao huy động vốn cho các công ty cổ phần hiện nay .13 Tài liệu tham khảo 14

Trang 2

Chương 1: Cơ sở lý luận về huy động vốn của các công ty cổ phần

1.1.Khái quát về công ty cổ phần

Có rất nhiều định nghĩa khác nhau về công ty cổ phần tùy theo hệ thống pháp luật của mỗi quốc gia Pháp luật hiện hành của Việt Nam không đưa ra định nghĩa cụ thể về công ty cổ phần mà chỉ đưa ra những dấu hiệu để nhận biết công ty cổ phần Khoản 1 Điều 77 Luật doanh nghiệp 2005 có quy định rõ: “Công ty cổ phần là doanh nghiệp, trong đó: Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần; Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng

cổ đông tối thiểu là ba và không hạn chế số lượng tối đa; Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp; Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 81 và khoản 5 Điều 84 của Luật này”

1.2 Khái niệm về vốn và cấu trúc vốn của công ty cổ phần

1.2.1 Khái niệm vốn:

Bất kì một doanh nghiệp nào muốn tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh đều cần phải có các tài sản nhất định Biểu hiện hình thái giá trị của các tài sản đí chính là vốn của doanh nghiệp Vì cậy, điều đầu tiên doanh nghiệp cần phải có là một lượng vốn nhất định Chỉ khi nào có vốn doanh nghiệp mới có thể đầu tư các yếu tố đầu vào để thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh

Có rất nhiều khái niệm về vốn nhưng khái niệm được chấp nhận rộng rãi nhất là: “Vốn của doanh nghiệp là biểu hiện dưới hình thái giá trị của toàn bộ tài sản hữu hình và tài sản vô hình được đầu tư vào kinh doanh nhằm mục đích tìm kiếm lợi nhuận.”

1.2.2 Cấu trúc vốn của công ty cổ phần:

Cũng như các chủ thể kinh doanh khác, để tiến hành các hoạt động kinh doanh, công ty

cổ phần phải có vốn Là loại hình công ty đối vốn điển hình nên vấn đề vốn của công ty cổ phần là vấn đề hết sức phức tạp Vốn của công ty cổ phần có thể được tiếp cận dưới nhiều góc

độ khác nhau Căn cứ vào nguồn gốc hình thành vốn, vốn của công ty cổ phần được chia thành: vốn chủ sở hữu (vốn tự có) và vốn tín dụng (vốn vay) Vốn chủ sở hữu là nguồn gốc vốn thuộc sở hữu của công ty, được hình thành từ nguồn gốc đóng góp của cổ đông và vốn do công ty cổ phần tự bổ sung từ lợi nhuận của công ty Vốn tín dụng là nguồn vốn hình thành từ việc đi vay dưới các hình thức khác nhau như vay ngân hàng, vay của các tổ chức, cá nhân khác, hoặc vay bằng cách phát hành trái phiếu Điều quan trọng là công ty cổ phần phải có một tỷ lệ vốn vay trên cổ phần hợp lý để phản ánh thể mạnh tài chính của công ty, vừa tạo niềm tin cho các đối tác của mình

Trang 3

1.3 Các phương thức huy động vốn của công ty cổ phần:

Các chủ thể kinh doanh thường muốn có nguồn vốn lớn để mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh Công ty cổ phần có các cách để huy động vốn: phát hành cổ phiếu, phát hành trái phiếu và vay vốn ngân hàng

1.3.1 Phát hành cổ phiếu:

Đây là kênh huy động vốn dài hạn cho doanh nghiệp đồng thời tăng vốn chủ sở hữu Khi phát hành cổ phiếu, có hai loại cổ phiếu là cổ phiếu thường và cổ phiếu ưu đãi Khi huy động vốn bằng cổ phiếu thường, sẽ không phải chịu gánh nặng về cổ tức cố định do được thanh toán

cổ tức ít hơn hoặc không cần thanh toán mà không cần thông qua đại hội đồng cổ đông; không tồn tại nguy cơ của việc hoàn vốn do cổ phiếu không có kỳ hạn cố định, không cần hoàn trả.Tuy nhiên, chi phí huy động bằng phát hành cổ phiếu thường tương đối cao, tiền cổ tức trả cho cổ đông thường cao hơn lãi suất trái phiếu Phát hành cổ phiếu thường còn làm phân tán quyền kiểm soát của công ty, giảm lợi ích của cổ đông Đối với cổ phiếu ưu đãi, việc phát hành không làm hình thành nghĩa vụ của công ty, vừa cố định lại vừa có tính linh hoạt vì không có thời hạn cố định Bên cạnh đó, phát hành cổ phiếu không làm phân tán quyền kiểm soát công ty Tuy nhiên, chi phí phát hành cổ phiếu ưu đãi cao hơn phát hành trái phiếu, gây ra gánh nặng tài chính cho doanh nghiệp do cổ tức cổ phiếu ưu đãi là cố định

1.3.2 Phát hành trái phiếu:

Phát hành trái phiếu là kênh huy động vốn với mục đích tài trợ dài hạn cho nhu cầu tăng vốn của doanh nghiệp Người sở hữu trái phiếu không được quyền tham gia các quyết định của công ty như sở hữu cổ phiếu, nhưng lại được cam kết thanh toán cả gốc và lãi Chi phí phát hành trái phiếu doanh nghiệp thấp hơn phát hành cổ phiếu Thu nhập doanh nghiệp có được từ trái phiếu được thánh toán trước thuế thu nhập nên có thể tiết kiệm hơn so với thanh toán sau thuế Ngoài ra, phát hành trái phiếu đảm bảo quyền khống chế doanh nghiệp Nhưng

độ mạo hiểm tương đối cao do có kỳ hạn cố định, thời hạn thanh toán theo định kì gồm cả gốc

và lãi, điều kiện phát hành khá nghiêm ngặt nên số lượng vốn huy động có hạn

1.3.3 Vay vốn ngân hàng:

Vay vốn ngân hàng là cách huy động vốn truyền thống và khá nhanh Chi phí vay vốn thấp hơn chi phí phát hành trái phiếu; chỉ cần thỏa thuận giữa ngân hàng và doanh nghiệp; tính linh hoạt khá cao Tuy vậy, vay vốn ngân hàng đòi hỏi khá chặt chẽ các điều kiện vay, kiểm soát khi vay, cách thức hoàn trả; số vốn huy động có hạn, thường thì việc huy động vốn ngay trong thời gian nhất định qua ngân hàng sẽ không lớn bằng so với huy động qua phát hành cổ phiếu hay trái phiếu

Trang 4

Chương 2: Thực trạng huy động vốn của các công ty cổ phần ở Việt Nam hiện nay

2.1 Thực trạng huy động vốn của công ty cổ phần ở Việt Nam

2.1.1 Thực trạng về nguồn vốn từ phát hành cổ phiếu

Huy động vốn từ việc phát hành cổ phiếu mới là một biện pháp đang được rất nhiều doanh nghiệp(DN) quan tâm hiện nay Rất nhiều doanh nghiệp nhà nước trong tiến trình cổ phần hóa đã phát hành thêm cổ phiếu mới để thu hút vốn đầu tư từ bên ngoài Các doanh nghiệp cổ phần khác cũng coi đây là một nguồn vốn vô cùng to lớn Một số doanh nghiệp đã tăng được vốn chủ sở hữu lên đáng kể khi sử dụng phương pháp phát hành thêm cổ phiếu này Một vài điển hình như: Tập đoàn Hoà Phát (HPG) chia cổ phiếu thưởng cho cổ đông với tỷ lệ 10:4 Hiện nay, tập đoàn này có 132 triệu cổ phiếu niêm yết, tương đương với số vốn điều lệ 1.320 tỷ đồng, sau khi chia cổ phiếu thưởng và hoàn thành thủ tục niêm yết, sẽ có thêm 52,8 triệu cổ phiếu sẵn sàng cho giao dịch trên thị trường chứng khoán Công ty cổ phần Hoá An (DHA) chia cổ phiếu thưởng cho cổ đông với tỷ lệ 10:3, với số cổ phiếu phát hành thêm là 3,4 triệu cổ phiếu, nâng tổng số cổ phiếu lưu hành trên thị trường lên khoảng 10 triệu Bên cạnh

đó DHA cũng bán cổ phiếu mới tăng vốn cho cổ đông theo tỷ lệ 10: 2, tương ứng với 2,0 triệu

cổ phiếu, với giá bán 40.000 đồng/cổ phiếu, tương đương số tiền là 80 tỷ đồng.Công ty cổ phần khoáng sản Bình Định (BMC) phát hành thêm cổ phiếu mới cho cổ đông với tỷ lệ được mua là 2:1, với giá 20.000 đồng/cổ phiếu Công ty xi măng Bỉm Sơn (BCC) phát hành 10 triệu

cổ phiếu, trong đó bán cho cổ đông với tỷ lệ 20:1, với giá bán 20.000 đồng/cổ phiếu; và chào bán rộng rãi ra công chúng theo phương thức đấu thầu với giá khởi điểm là 35.000 đồng/cổ phiếu Công ty cổ phần Sông Đà 3 phát hành 6 triệu cổ phiếu bằng chia cổ tức, cổ phiếu và đấu giá Đó là chưa kể một số DN bán đấu giá phần vốn Nhà nước: Công ty cổ phần bến xe tàu phà Cần Thơ và Công ty cổ phần năng lượng kho ngoại quan Cawaco Hàng loạt doanh nghiệp khác IPO (phát hành lần đầu ra công chúng) và hàng loạt doanh nghiệp khác phát hành cổ phiếu mới tăng vốn điều lệ, như Công ty TNHH một thành viên chế tạo máy TKV Tổng số vốn của 2 kênh này dự kiến thu hút cũng lên tới 7.000–10.000 tỷ đồng Điều này có thể được lí giải bởi những lí do sau đây:

Thứ nhất, DN thực sự cần vốn để thực hiện các dự án mới và mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh Mặt khác, đối với các dự án rủi ro cao và kết quả lợi nhuận không thực sự tốt thì DN cũng có xu hướng dùng vốn cổ phần nhiều hơn so với dùng vốn nợ nhằm tăng tính an toàn về tài chính

Thứ hai, DN gặp khó khăn trong việc vay vốn với lãi suất chấp nhận được từ ngân hàng trong thời gian qua đã làm cho kênh huy động vốn cổ phần được ưu tiên hơn Thực tế mặt bằng chung của lãi suất cho vay (cả ngắn hạn và trung dài hạn) hiện khoảng 8%/năm (theo

Trang 5

công ty cổ phần chứng khoán Sài gòn-Hà Nội thống kê) Lãi suất này vẫn cao hơn so với tốc

độ tăng trưởng lợi nhuận của các doanh Chính vì vậy mà tăng trưởng tín dụng tính đến thời điểm tháng 10/2015 mới đạt 12,51%, chưa đạt mức tăng trưởng mục tiêu mà Ngân hàng Nhà nước đặt ra vào đầu năm 2015

Thứ ba, cũng có những doanh nghiệp phát hành thêm cổ phiếu chỉ để đảm bảo tỷ lệ cân đối giữa vốn nợ và vốn chủ sở hữu Khi doanh nghiệp đang có mức tỉ lệ nợ cao, việc phát hành thêm sẽ làm giảm tỉ lệ này Điều này giúp cho doanh nghiệp luôn ở trong trạng thái tài chính lành mạnh, giảm thiểu rủi ro thanh khoản cũng như nguy cơ vỡ nợ từ nguồn vốn vay Thứ tư, khi thị trường định giá cổ phiếu của nó cao hơn giá trị nội tại Phát hành thêm trong trường hợp này sẽ tạo ra lợi nhuận tài chính cho công ty, và thực chất là tăng phần lợi nhuận cho nhà đầu tư hiện hữu

Theo đánh giá của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, quy mô thị trường chứng khoán Việt Nam đã có bước tăng trưởng mạnh mẽ, vững chắc, từng bước đóng vai trò là kênh dẫn vốn trung và dài hạn quan trọng Trong suốt thời kỳ từ 2002 -2005, mức vốn hóa thị trường chỉ đạt trên dưới 1% GDP Quy mô thị trường đã nhảy vọt mạnh mẽ lên 22,7% vào năm 2006 và tiếp tục tăng lên mức trên 43% năm 2007 Và sau 15 năm hình thành và phát triển,đến nay thị trường chứng khoán Việt Nam đã đạt quy mô vốn hóa bằng 32% GDP Tuy đạt được con số như vậy nhưng quy mô thị trường chứng khoán Việt Nam vẫn bị đánh giá là còn nhỏ so với các nước trong khu vực và những thị trường lâu đời trên thế giới Mục tiêu quan trọng được đặt ra của cơ quản quản lý và vận hành thị trường là đưa quy mô vốn hóa thị trường bằng 100% GDP vào năm 2020 Cụ thể giá trị vốn hóa thị trường chứng khoán qua các năm được thể hiện qua biểu đồ sau:

Trang 6

2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 0

200

400

600

800

1000

1200

1400

221.2

491

225

620 741.3 556.7 797.6 964 1156

Giá trị vốn hóa thị trường chứng khoán giai đoạn 2000-2014

(đơn vị: nghìn tỉ đồng) Nguồn: Báo Đầu tư chứng khoán Qua biểu đồ, có thể thấy:

 Giá trị vốn hóa thị trường chứng khoán Việt Nam(TTCKVN) tăng trưởng rõ rệt sau

15 năm hình thành và phát triển trở thành một kênh huy động vốn tiềm năng đối với các công ty cổ phần Việt Nam

 Từ chỉ đạt 1-2 nghìn tỉ đồng (dưới 1% GDP) trong những năm đầu thành lập,

TTCKVN đến 2014 đã đạt giá trị vốn hóa đến 1156 nghìn tỉ đồng tương đương 32,24% GDP

 Giai đoạn biến động giảm được lí giải:

- Năm 2008, khủng hoảng kinh tế toàn cầu diễn ra, Việt Nam cũng không nằm ngoài tầm ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng và thị trường chứng khoán năm 2008 sụt giảm đáng kể giá trị so với năm trước đó bởi tình hình kinh tế khó khăn

- Năm 2011, kinh tế biến động xấu với mức lạm phát cao 18%, thị trường bất động sản đóng băng làm lộ ra nhiều hệ lụy từ ngân hàng, tín dụng đen,….tái cấu trúc hệ thống ngân hàng, vỡ nợ tín dụng đen dây chuyền ở nhiều địa phương, ảnh hưởng rất lớn đến niềm tin của các nhà đầu tư, 50000 doanh nghiệp Việt Nam phá sản trong năm do năng lực sản xuất kinh doanh suy yếu nghiêm trọng bởi khả năng tiếp cận vốn giảm (lãi suất tín dụng tăng cao, nguồn vốn trở nên khan hiếm) Với đặc điểm kinh tế như vậy đã kéo theo sự sụt giảm giá trị vốn hóa TTCKVN

2.1.2 Thực trạng về nguồn vốn từ phát hành trái phiếu công ty

A, Giai đoạn trước năm 2006

Trang 7

- Số lượng doanh nghiệp huy động vốn qua phát hành trái phiếu còn rất ít, cho thấy kênh huy động vốn qua phát hành trái phiếu còn rất hạn chế và quá mới mẻ với doanh nghiệp.Các

tổ chức phát hành trong giai đoạn này chủ yếu là các tổ chức tín dụng và rất ít doanh nghiệp phát hành, cũng có rất ít cty cổ phần phát hành trái phiếu và hầu hết là phát hành trái phiếu chuyển đổi Năm 1996, Công ty cổ phần cơ điện lạnh (REE) đã phát hành trái phiếu chuyển đổi ngày 01/7/1996 với tổng mệnh giá 5 triệu USD được chuyển đổi thành cổ phiếu vào năm

1998 Năm 2001, Công ty cổ phần công nghệ thông tin (EIS) cũng đã phát hành trái phiếu chuyển đổi với tổng mệnh giá 10 tỷ đồng, thời hạn 3 năm và được chuyển đổi vào năm 2004 với hệ số chuyển đổi được xác định trước

- Trong giai đoạn này, phát hành trái phiếu quốc tế để huy động vốn nước ngoài cũng đã được cụ thể hóa trong Nghị định 23/1994/ NĐ-CP của chính phủ song trên thực tế chưa có ngân hàng thương mại quốc doanh hay doanh nghiệp nhà nước nào phát hành trái phiếu theo Nghị định này Nguyên nhân chủ yếu là do Việt Nam có định mức tín nhiệm rất thấp trên thị trường quốc tế nên mức bù rủi ro đối với trái phiếu rất cao, dẫn đến chi phí cho việc phát hành cao, vượt quá khả năng chịu đựng của các doanh nghiệp trong nước

Như vậy trong giai đoạn 1994-2006, dù nhà nước đã ban hành những quy định tạo điều kiện cho các doanh nghiệp phát hành trái phiếu để huy động vốn nhưng trên thực tế phương thức này vẫn chưa được các doanh nghiệp quan tâm và vận dụng một cách phổ biến, giá trị vốn huy động thông qua trái phiếu trong giai đoạn này vẫn còn quá ít so với nhu cầu và tiềm lực của các doanh nghiệp

B, Giai đoạn từ năm 2006 đến nay

Năm 2006, sự ra đời của Nghị định 52/2006/NĐ-CP về phát hành trái phiếu doanh nghiệp đã tạo bước ngoặt mới cho sự phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp Việt Nam Chủ thể phát hành được mở rộng (bên cạnh các doanh nghiệp nhà nước còn có các công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài) Thị trường trái phiếu doanh nghiệp đã có những bước phát triển vượt bậc

Từ 2006 đến 2010, đã có 35 đợt phát hành của các doanh nghiệp nhà nước với khối lượng huy động khoảng 32.000 tỷ đồng Ngoài ra, còn có một số đợt phát hành của doanh nghiệp tư nhân, tuy nhiên không có hệ thống cơ sở dữ liệu thống kê chúnh thức Từ 2011 đến hết năm 2012, đã có 30 doanh nghiệp gửi thông báo đăng ký phát hành trái phiếu tại thị trường trong nước, với khối lượng huy động khoảng 27.500 tỷ đồng Thống kê cho

thấy có 21 doanh nghiệp đã tổ chức phát hành thành công với khối lượng khoảng 17.000

tỷ đồng

Trang 8

Về phía công ty cổ phần, huy động vốn qua phát hành trái phiếu chưa phổ biến, số lượng công ty cổ phần phát hành vẫn còn rất khiêm tốn Nhưng bên cạnh đó cũng đã có một số công

ty cổ phần phát hành trái phiếu nổi bật như:

- Năm 2006, Công ty cổ phần đầu tư hạ tầng kĩ thuật TPHCM (CII) huy động được 131,5 tỷ đồng, Công ty cổ phần may Nhà Bè là 36 tỷ đồng

- Trong năm 2008, đã có một số doanh nghiệp lựa chọn giải pháp phát hành trái phiếu ra thị trường để huy động vốn : Công ty cổ phần địa ốc Sài Gòn thương tín (Sacomreal) đã thực hiện 2 đợt phát hành vào tháng 2 và 3/2008 với tổng mệnh giá cả 2 đợt là 850 tỷ đồng Công

ty cổ phần Vincom đã công bố phát hành trái phiếu trong tháng 4/2008 với tổng mệnh giá đạt

2000 tỷ đồng Và cũng trong năm này, có 2 gương mặt mới lần đầu tiên xuất hiện trên thị trường trái phiếu doanh nghiệp là công ty cổ phần du lịch và thương mại Vnpearl (5/2008) và Công ty cổ phần Hoàng Anh Gia Lai (9/2008) Hai công ty này đã chính thức gia nhập thị trường trái phiếu doanh nghiệp bằng việc phát hành ra thị trường 1000 tỷ đồng trái phiếu cho mỗi công ty

- Trong năm 2012, tập đoàn Masan đã phát hành thành công 100 triệu USD trái phiểu chuyển đổi, kỳ hạn 4 năm, lãi suất 5%/năm (tăng 1% sau mỗi năm) Tập đoàn Vingroup đã phát hành thành công 300 triệu USD trái phiếu chuyển đổi, kỳ hạn 5 năm, lãi suất 5%/năm

Nguồn: ndh.vn

Trang 9

 Trái phiếu doanh nghiệp chỉ chiếm 5,6% GDP, tỉ lệ rất nhỏ so với quy mô toàn thị trường trái phiếu Phần nhiều trong thị trường trái phiếu là trái phiếu chính phủ và trái phiếu được chính phủ bảo lãnh

 Số lượng doanh nghiệp và lượng vốn huy động từ thị trường trái phiếu doanh nghiệp còn hạn chế Các doanh nghiệp huy động vốn thông qua phát hành trái phiếu chủ yếu là các doanh nghiệp lớn trong nền kinh tế

Mặc dù trong những năm gần đây, có nhiều doanh nghiệp quan tâm tới kênh huy động vốn bằng phát hành trái phiếu doanh nghiệp nhưng nó chỉ đối với các doanh nghiệp lớn, còn các doanh nghiệp vừa và nhỏ thì rất khó khăn, khó khăn nhất là lòng tin từ các nhà đầu tư So với các nước trong khu vực và trên thế giới, dư nợ trái phiếu doanh nghiệp/tổng dư nợ trái phiếu của Việt Nam mới đạt 11% trong khi con số tương ứng của Thái Lan là 33%, Malaysia: 50%, Hàn Quốc là 51% Điều kiện phát hành trái phiếu hiện nay quy định tại Nghị định 90 quá chặt chẽ như yêu cầu doanh nghiệp phải có lãi Bởi có những trường hợp doanh nghiệp cần phát hành trái phiếu để cơ cấu lại tài chính, đang bị lỗ cũng có thể phát hành trái phiếu Bộ Tài chính cũng đã đưa ra một số định hướng phát triển cho trái phiếu doanh nghiệp như: khuyến khích doanh nghiệp huy động vốn trực tiếp trên thị trường, hạn chế sự phụ thuộc quá mức vào việc cấp vốn qua kênh tín dụng; tiếp tục hoàn thiện khuôn khổ pháp lý

2.1.3 Thực trạng về nguồn vốn tín dụng ngân hàng và tín dụng thương mại

A, Tín dụng ngân hàng:

Huy động vốn vay ngân hàng là rất quan trọng đối với doanh nghiệp nói chung và các công ty cổ phần nói riêng Và đây là một trong những hình thức được sử dụng nhiều nhất trong các doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay Theo nghiên cứu của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam VCCI năm 2011, có đến hơn 74% doanh nghiệp muốn tìm đến vốn bằng hình thức vay ngân hàng Đối với cách thức huy động vốn này, doanh nghiệp có thể vay vốn ngắn hạn hoặc dài hạn, do vậy có thể đáp ứng được nhu cầu về vốn của doanh nghiệp cho các mục tiêu khác nhau Thêm vào đó, lãi suất vay ngân hàng được xem là chi phí của doanh nghiệp, do vậy doanh nghiệp được giảm một phần thuế thu nhập Tuy nhiên, để vay được vốn ngân hàng, các doanh nghiệp phải có bản báo cáo kế hoạch sử dụng vốn cụ thể để ngân hàng thẩm định cũng như có tài sản thế chấp cho các khoản vay đó Ngoài ra doanh nghiệp cần tuân thủ những qui định do ngân hàng đề ra trong việc sử dụng nguồn vốn vay Kết quả là doanh nghiệp bị giảm sự chủ động trong việc vay và sử dụng vốn vì phụ thuộc vào đánh giá của ngân hàng cũng như các quy định mà tổ chức tín dụng đã đặt ra

Mặc dù được sử dụng phổ biến nhất ở Việt Nam, nhưng có thể kể đến những nhược điểm chủ yếu của phương án này là chi phí vốn khá lớn (lãi suất cao), thủ tục phức tạp, thời gian thẩm định dự án cho tới khi kí hợp đồng tín dụng và bắt đầu giải ngân có thể tới hàng năm

Trang 10

hoặc hơn, điều này làm lỡ nhiều cơ hội của nhà đầu tư Thêm nữa, các điều kiện mà ngân hàng đưa ra thường khá ngặt nghèo, điều kiện cho vay thường là giảm thiểu tối đa rủi ro cho Ngân hàng Bù lại chủ đầu tư không phải chia sẻ phần lợi nhuận thu được với bất kỳ ai so với một vài phương án khác…

Tuy nhiên, sử dụng nguồn vốn này cần lưu ý: không nên chiếm dụng quá nhiều hoặc quá lâu một khoản nợ nào đó vì nó sẽ ảnh hưởng đến uy tín của doanh nghiệp với đối tác, với thị trường hoặc kiện tụng pháp luật, tốt nhất nên có sự thỏa thuận về việc chiếm dụng vốn

Nguồn: Báo điện tử cafef

Từ biểu đồ trên, có thể thấy:

 Tốc độ tăng trưởng tín dụng tăng trưởng cao trong giai đoạn 2001-2011 thể hiện

sự phát triển trong hệ thống các tổ chức tín dụng, ngân hàng trong việc cung ứng vốn cho doanh nghiệp

 Tốc độ tăng trưởng chậm lại trong các năm từ 2011 đến gần đây Lí giải cho sự biến động này là chênh lệch lãi suất đầu ra - đầu vào thấp, cơ cấu tài sản buộc phải chuyển dịch sang các tài sản có mức độ sinh lời không cao như trái phiếu chính phủ, tín phiếu Ngân hàng Nhà nước

B, Tín dụng thương mại:

Ở Việt Nam hiện nay, theo thống kê có tới 80,5% số doanh nghiệp huy động vốn từ các nguồn mua bán chịu, sử dụng vốn của đối tác Tuy nhiên, những giao dịch đó chỉ mới được ghi lại một cách đơn giản trên sổ nợ của người bán; ngay cả khi mua bán trả chậm, các bên cũng chỉ lập văn bản thỏa thuận với nội dung đơn giản về thời gian và số tiền trả chậm Vì

Ngày đăng: 29/12/2015, 00:41

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w