ham luận về THỰC HIỆN PHỔ CẬP GIÁO DỤC MẦM NON CHO TRẺ 5 TUỔII.ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH: Số liệu trường lớp, học sinh cấp mầm non:2. Thuận lợi:3. Khó khăn:II. BIỆN PHÁP THỰC HIỆN:1. Công tác huy động và duy trì số lượng trẻ ra lớp: 2. Công tác tham mưu xây dựng trường, lớp và trang thiết bị cho lớp dạy trẻ 5 tuổi:3. Công tác xây dựng đội ngũ giáo viên:III.BÀI HỌC KINH NGHIỆM:
Trang 1Tham luận :
THỰC HIỆN PHỔ CẬP GIÁO DỤC MẦM NON
CHO TRẺ 5 TUỔI NĂM 2012
Phòng GD&ĐT quận Tân Phú
Căn cứ Quyết định số 239/QĐ-TTg ngày 09/02/2010 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt đề án phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em năm tuổi giai đoạn 2010 – 2015 Quyết định số 565/QĐ-UBND ngày 09/02/2011 của
Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh về phê duyệt Đề án phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh
Xác định công tác PCGDMN cho trẻ 5 tuổi là nhiệm vụ chính trị hàng đầu trong năm học 2012 - 2013 với những khó khăn của một quận vùng ven Phòng Giáo dục và Đào tạo đã tích cực tham mưu Quận Ủy – UBND quận quyết tâm để hoàn thành công tác PCGDMN cho trẻ 5 tuổi vào năm 2012( trẻ sinh 2006)
I ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH:
Quận Tân Phú là một quận ven nội thành, đang trong quá trình đô thị hoá,
có địa giới hành chính như sau: Đông giáp quận Tân Bình; Tây giáp quận Bình Tân; Nam giáp các quận 6, 11; Bắc giáp quận 12 Quận có 11 phường,
68 khu phố, 1.144 tổ dân phố, diện tích tự nhiên 1.606,98 ha Tổng dân số tính đến năm 2012 là 421.152 người, trong đó tỉ lệ tạm trú chiếm 35,61%, mật độ dân số 26.223 người/km2
Quận có 161 cơ sở giáo dục mầm non gồm 10 trường công lập, 31 trường
tư thục và 120 nhóm trẻ gia đình, nhóm lớp Mầm non tư thục Trong đó có 04 trường đạt chuẩn quốc gia
* Số liệu trường lớp, học sinh cấp mầm non:
Cấp học Trường Lớp HS Trường Lớp HS Trường Lớp HS Mầm non
NLNCL
41 120
339 292
12.165 5.672 10 140 6.141
31 120
199 292
6.024 5.672
Riêng trẻ
5 tuổi:
Mầm non
NLNCL
41 120
165
106 59
5.408
4.394 1.014
120
49 59 1.747 1.014
Trang 22 Thuận lợi:
- Được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát của Quận ủy và
Sở GD&ĐT;
Được sự hỗ trợ của các ban ngành, đoàn thể, các nhà hảo tâm, các mạnh thường quân và nhân dân tạo động lực thúc đẩy sự phát triển giáo dục cũng như công tác PCGD
- Đội ngũ cán bộ quản lý – giáo viên đạt chuẩn và trên chuẩn cao, các trường mầm non hoạt động ổn định, cá nề nếp
- Các ban ngành đoàn thể tích cực phối hợp với nhà trường vận động và hỗ trợ, tạo điều kiện cho trẻ 5 tuổi đến lớp
3 Khó khăn:
- Cơ sở vật chất trường lớp mầm non còn chưa đáp ứng đủ chỗ học của trẻ,
sĩ số học sinh/lớp cao Hiện còn 3 phường chưa có trường Mầm non công lập (Hoà Thạnh, Phú Thạnh, Tân Sơn Nhì)
- Tốc độ gia tăng dân số cơ học nhanh, dân nhập cư đông và thường xuyên biến động nên gây khó khăn cho việc điều tra, thống kê
- Nhóm lớp tư thục tăng nhanh tao ra khó khăn cho công tác quản lý
- Đa phần người dân chưa nhận thức được tầm quan trọng của việc cho trẻ
5 tuổi đi học
II BIỆN PHÁP THỰC HIỆN:
Là một quận vùng ven trong quá trình thực hiện phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi, quận Tân Phú đã gặp rất nhiều khó khăn, thế nhưng với quyết tâm của toàn hệ thống chính trị Quận Ủy, Ủy Ban Nhân Dân quận đã quan tâm chỉ đạo Phòng Giáo dục & Đào tạo, từng bước có lộ trình triển khai thực hiện với các biện pháp như sau:
1 Công tác huy động và duy trì số lượng trẻ ra lớp:
Theo Đề án phổ cập mầm non cho trẻ 5 tuổi tỷ lệ huy động trẻ 5 tuổi phải đạt trên 98% trong khi đó tỷ lệ huy trẻ 5 tuổi của quận Tân Phú ở các năm học trước chỉ đạt từ 78 85 % , nên việc huy động trẻ 5 tuổi đến trường là một trong những nhiệm vụ trọng tâm và khó khăn nhất Để thực hiện công tác này Quận Tân Phú đã xác định là phải huy động được sức mạnh tổng thể của ban ngành đoàn thể, từ tổ dân phố, khu phố, chi bộ khu phố, Đảng ủy, Ủy Ban Nhân Dân từng phường, toàn dân cùng chăm lo cho sự nghiệp giáo dục
UBND quận và UBND 11 phường đã tiến hành củng cố, bổ sung thành viên Ban chỉ đạo các cấp với đầy đủ thành phần của các ban ngành, đoàn thể, đặc biệt
là bổ sung thêm hiệu trưởng các trường mầm
Từng phường đều phân công trách nhiệm hợp lý cho từng thành viên trong Ban chỉ đạo nhằm phát huy cao nhất thế mạnh của từng ban ngành, đoàn thể trong công tác và thực hiện giao ban định kỳ hàng tháng
Trang 3Ban chỉ đạo CMC-PCGD quận tổ chức họp giao ban định kỳ hàng quý với các phường đánh giá những mặt làm được, những mặt còn hạn chế cần rút kinh nghiệm, phân tích các khó khắn phát sinh từ đó đề ra kế họach chỉ đạo 11 phường trong quý tiếp theo; đồng thời huy động các nguồn lực hỗ trợ các phường nhắm đảm bảo tiến độ thực hiện công tác
Ban chỉ đạo CMC-PCGD Phòng Giáo dục – Đào tạo tổ chức hướng dẫn về chuyên môn – nghiệp vụ PCGD đến 11 phường thông qua các buổi họp giao ban Phòng Giáo dục và Đào tạo bố trí cho mỗi phường ít nhất một cán bộ chuyên trách công tác PCGD để tham mưu kế hoạch, biện pháp thực hiện, tổng hợp báo cáo số liệu, hoàn thành hồ sơ kiểm tra hàng năm cho UBND phường
Để huy động tối đa trẻ 5 tuổi đến trường, Ban chỉ đạo cấp phường tổ chức mạng lưới cộng tác viên tại các khu phố, tổ dân phố để điều tra trẻ 5 tuổi chưa ra lớp vào tháng 3 của hàng năm để lấy số liệu và có kế hoạch phân bổ số trẻ 5 tuổi này vào các trường mầm non công lập của năm học mới, việc phân bổ đảm bảo tính hợp lý trong từng vùng dân cư
Ban chỉ đạo CMC-PCGD phường đã tích cực phối hợp với các trường mầm non để tổ chức huy động trẻ 5 tuổi đến lớp thông qua câu lạc bộ “Ông Bà Cháu” ,
“ Câu lạc bộ gia đình hạnh phúc”, tổ chức Hội liên hiệp phụ nữ tại từng tổ dân phố, để tuyên truyền vận động, tác động từ nhiều phía, nhiều đối tượng khác nhau tạo sức mạnh đồng bộ và lan tỏa, Hội Khuyến học từng phường hỗ kinh phí cho trẻ có hoàn cảnh khó khăn được đến lớp…
Phòng GD&ĐT đã chủ động trong công tác tuyên truyền giới thiệu Bộ chuẩn phát triển trẻ 5 tuổi, Chương trình giáo dục mầm non mới, Chương trình lớp 1 cho cha mẹ học sinh và cộng đồng dân cư 11 phường, nêu rõ trách nhiệm của phụ huynh và quyền lợi của trẻ 5 tuổi khi ra lớp mầm non Giải đáp thắc của từng cha
mẹ có con trong độ tuổi phổ cập mầm non 5 tuổi, so sánh chương trình và phương pháp giáo dục giữa mầm non 5 tuổi và chương trình dạy lớp 1 để cha mẹ học sinh hiểu rõ hơn về tâm sinh lý của trẻ 5 tuổi, từ đó hạn chế tối đa tâm lý chuộng cho con ở nhà học chữ trước không cho đến lớp mẫu giáo năm tuổi, tổng số buổi tuyên truyền của phòng giáo dục là 12 buổi tối với hơn 5.000 người tham dự tại
11 phường kết quả tỷ lệ huy động tăng lên rõ rệt, thể hiện sự chuyển biện trong nhận thức của phụ huynh
Bên cạnh đó cấp học mầm non phối hợp với cấp tiểu học giới thiệu chương trình giáo dục mầm non dành cho trẻ 5 tuổi và Bộ chuẩn phát triển trẻ 5 tuổi cho cán bộ quản lý, giáo viên lớp 1 các trường tiểu học, để giáo viên tiểu học hạn chế tối đa việc cắt bỏ qui trình dạy chữ đầu năm khi trẻ mới vào lớp 1, làm ảnh hưởng đến các trẻ không học chữ trước Đồng thời giới thiệu chương trình giáo dục lớp 1 cho cán bộ quản lý và giáo viên dạy trẻ 5 tuổi các trường mầm non, tạo
sự đồng bộ trong tuyên truyền từ tổ dân phố đến trường mầm non và trường tiểu học
Mặc dù gặp rất nhiều khó khăn nhưng với những nỗ lực của cả hệ thống chính trị đã mang lại kết quả: tỷ lệ huy động trẻ 5 tuổi đến trường của Quận đạt 98,95%, đây là thành công bước đầu của công tác huy động trẻ
Trang 42 Công tác tham mưu xây dựng trường, lớp và trang thiết bị cho lớp dạy trẻ 5 tuổi:
Để có đủ phòng học cho trẻ cũng là nổi băn khoăn không nhỏ của Phòng Giáo dục quận Tân Phú, bởi lẽ quận còn 3 phường chưa có trường mầm non công lập Để giải quyết thêm lớp học cho trẻ, Phòng Giáo dục và Đào tạo tham mưu với Quận Ủy – UBND Quận mượn 3 nhà văn hóa tại phường Phú Thạnh, Tân Thành, Tân Quí , đầu tư cải tạo sửa chữa và đưa vào hoạt động 19 lớp với 927 trẻ 5 tuổi Biện pháp này mang tính đột phá của Quận ủy- UBND Quận Tân Phú trong việc đảm bảo chỗ học cho trẻ 5 tuổi
Với phường Tân Sơn Nhì nơi chưa có trường mầm non công lập, UBND quận đã triển khai xây mới trường Mầm non Hoa Lan, tổng kinh phí 29,745 tỷ đồng Ngoài ra quận cải tạo mở rộng trên nền đất cũ trường Mầm non Rạng Đông với tổng kinh phí 29,991 tỷ đồng Hiện nay quận đang xúc tiến triển khai dự án xây trường MN phường Hòa Thạnh với diện tích trên 7.172 m2 và tiếp tục rà soát quỹ đất để thực hiện các công trình trường mầm non theo quyết định qui hoạch mạng lưới trường lớp của quận
Trong năm 2012, tổng kinh phí ngân sách cấp chi cho sửa chữa cho các trường mầm non là 2 tỷ 419 triệu đồng và trang thiết bị là 1,852 tỷ đồng trong đó 100% lớp 5 tuổi tại các trường MN công lập đều được trang bị màn hình LCD trên
40 inch để thực hiện việc giảng dạy cho trẻ , trường ngoài công lập đầu tư bổ sung trang thiết bị là 719,307 triệu đồng
3 Công tác xây dựng đội ngũ giáo viên:
Để có đủ giáo viên đáp ứng nhu cầu đòi hỏi của thực tế UBND Quận đã giải quyết cho Phòng Giáo dục & Đào tạo được tuyển dụng giáo viên có KT3 vào các trường công lập trả lương bằng ngân sách quận
Để giúp các cơ sở giáo dục ngoài công lập có đủ giáo viên dạy trẻ năm tuổi, quận đã liên kết với trường Đại học Sài gòn và Cao đẳng sư phạm trung ương thành phố mở các lớp trung cấp MN tại quận với hơn 150 người theo học
Quận đã triển khai việc bắt buộc 100% cơ sở giáo dục ngoài công lập phải thực hiện chế độ chính sách BHXH cho người lao động Hiện đã có 100% trường
và nhóm lớp MNTT thực hiện BHXH cho hơn 70% cho người lao động, trong ưu tiên cho giáo viên dạy lớp mẫu giáo 5 tuổi
Ưu tiên phân công giáo viên có năng lực, kinh nghiệm, trình độ chuyên môn dạy lớp mẫu giáo 5 tuổi, đảm bảo 100% dạy lớp mẫu giáo 5 tuổi có trình độ đạt chuẩn và trên chuẩn
Kết quả: Toàn quận có 954/954-tỷ lệ 100% GV có trình độ đạt chuẩn và số giáo viên có trình độ trên chuẩn 624/954 – tỷ lệ 65,4% Trong đó đảm bảo các lớp
5 tuổi có đủ 2 giáo viên/lớp (322 giáo viên/157lớp 5 tuổi)
Trang 5III BÀI HỌC KINH NGHIỆM:
Với quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị Quận Tân Phú đã hoàn thành công tác phổ cập mầm non cho trẻ 5 tuổi Từ những thành công trên quận Tân Phú đã rút ra bài học kinh nghiêm như sau:
- Cần xây dựng kế hoạch thực hiện phổ cập với lộ trình cụ thể, có sự tham
mưu kịp thời và sự phối hợp đồng bộ của các ban ngành
- Luôn chủ động và đưa ra các giải pháp đầy sáng tạo: tạm mượn nhà văn hóa để mở lớp dạy trẻ 5 tuổi; tuyên truyền đến tổ dân phố; tuyển dụng giáo viên diện KT3 vào các trường mầm non công lập
- Liên kết đào tạo bồi dưỡng giáo viên tại quận cho các đơn vị giáo dục ngoài công lập
Để tiếp tục giữ vững và hoàn thành công tác phổ cập MN cho trẻ 5 tuổi cho những năm tiếp theo quận Tân Phú vẫn phải duy trì tốt các biện pháp đã thực hiện, và tiếp tục đầu tư xây dựng thêm trường lớp, đầu tư trang thiết bị, bồi dưỡng lực lượng giáo viên không chỉ đủ giáo viên dạy trẻ 5 tuổi và đảm bảo đủ giáo viên cho các cấp tuổi còn lại
Trang 6
Tham luận :
KINH NGHIỆM TRIỂN KHAI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CHO HỌC SINH TẠI TRƯỜNG THPT GIA ĐỊNH
Trong sự phát triển nhanh chóng của khoa học và kỹ thuật hiện nay, yếu tố chính góp phần tạo nên ưu thế chính của các quốc gia là trình độ phát triển của khoa học và mức độ cũng như tốc độ ứng dụng chúng vào trong cuộc sống Chính lực lượng làm khoa học đông đảo và mức độ nhanh nhạy trong việc vận dụng đã giúp nhiều quốc gia có thể phát triển vượt bậc so với nhiều nước khác trên thế giới Để làm được điều này, các quốc gia đều phải chú ý có được một nền giáo dục không chỉ quan tâm đến việc cung cấp tri thức và còn phải đầu tư cho việc thực hành, vận dụng các tri thức đó cho các em học sinh Với ước mong rút ngắn khoảng cách của Việt Nam với thế giới về trình độ phát triển, thời gian qua Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có nhiều cố gắng trong việc thay đổi về chương trình và sách giáo khoa Dù còn nhiều bất cập, nhưng chương trình và sách giáo khoa hiện hành đã khuyến khích cho thầy và trò dành nhiều thời gian hơn cho việc ứng dụng các kiến thức đã học vào trong cuộc sống Những thay đổi này đã tạo thêm động lực cho các trường vận dụng thêm các hình thức học tập, giảng dạy dần rời
xa những kiến thức lý thuyết suông, và gắn liền hơn với các ứng dụng thực tế
Đặc biệt, chương trình nghiên cứu khoa học được triển khai rộng trong thời gian gần đây đã tạo điều kiện cho các trường có thêm quyết tâm, các em có thêm
sự động viên và thêm thách đố để chú ý đến việc ứng dụng những kiến thức đã học vào trong thực tế cuộc sống Hoạt động này cũng hỗ trợ rất tốt cho định hướng thay đổi của chương trình và sách giáo khoa
Dù còn nhiều khó khăn, và xuất phát điểm có phần hạn chế, nhưng trường THPT Gia Định cũng đã bước đầu tham gia sân chơi mới và cũng rút ra cho mình nhiều kinh nghiệm bổ ích
1 ĐIỀU KIỆN ĐỂ TRIỂN KHAI CÔNG TÁC:
a Thuận lợi:
- Tầm nhìn của lãnh đạo nhà trường: hiện diện tại một địa bàn có nhiều học sinh có gia cảnh khó khăn, không có nhiều cơ hội trau dồi kỹ năng bên ngoài nhà trường, Ban Giám hiệu trường Gia Định càng ý thức tầm quan trọng của việc xây dựng một môi trường học tập giúp học sinh có điều kiện phát huy hết khả năng trong nhiều lĩnh vực, được trang bị nhiều giá trị, kỹ năng bên cạnh các kiến thức cần thiết cho các kỳ thi Điều này sẽ giúp các em tăng niềm đam mê ở các bộ môn, ngoài ra còn giúp các em trở nên tự tin, thêm cơ hội rèn luyện thường xuyên các kỹ năng mềm cần thiết ngay tại trường Và quá trình này không chỉ gói gọn trong các giờ học được triển khai bằng các phương pháp mới tại lớp học, tại các đội tuyển học sinh giỏi, mà hơn thế nó phải được thực hiện tại các sân chơi cho chính các em, giúp các em thỏa niềm đam mê về các môn học với cách thức trực quan, thực nghiệm và sáng tạo hơn Chính những kiến thức, những kỹ năng và giá
Trang 7trị nền tảng được chuẩn bị tốt mà học sinh Gia Định sẽ có thêm nhiều cơ hội tại các bậc học cao hơn, cũng như có thể đáp ứng tốt hơn những yêu cầu ngày càng cao của thị trường lao động Đây cũng điều góp phần giúp nhà trường tận dụng tốt nguồn nhân lực trẻ đang có, đáp ứng tốt hơn nhu cầu của xã hội về nhân lực, góp phần thực hiện chủ trương giáo dục toàn diện mà Ngành và đất nước đang hướng đến Đây cũng là cách giúp trường THPT Gia Định tạo thêm vị thế của mình trong hệ thống trường trung học phổ thông tại thành phố Hồ Chí Minh
- Lực lượng nhân sự có năng lực: nhằm thực hiện được mục tiêu đã đề ra, nhà trường rất chú ý đến nguồn nhân sự Đây là yếu tố khá quan trọng quyết định tính khả thi của định hướng phát triển nhà trường Vì vậy, bên cạnh đội ngũ thầy cô tâm huyết, giàu kinh nghiệm- đặc biệt trong lĩnh vực truyền thụ kiến thức, đào tạo học sinh giỏi, vốn là thế mạnh của nhà trường, Ban Giám hiệu còn rất quan tâm
để có được đội ngũ kế thừa, sao cho tiếp tục phát huy các thành quả đã có, đồng thời có thêm sự năng động, nhanh nhạy trong nắm bắt các lĩnh vực mới, không ngại học hỏi để có thể đủ khả năng cùng với các thầy cô khác thực hiện tốt các hoạt động giáo dục khác như giáo dục kỹ năng, hoạt động đoàn thể, hoạt động nghiên cứu thực nghiệm,… Một số thầy cô cũng đã mạnh dạn áp dụng nghiên cứu khoa học trong giảng dạy bộ môn, tập cho học sinh học tập từ thực tế, có thêm kỹ năng và biết phương pháp nghiên cứu Nhờ vậy, hiện nay đội ngũ giáo viên của nhà trường đã bước đầu thực hiện được yêu cầu công tác trong nhiều lĩnh vực khác nhau, có sự hỗ trợ tốt giữa các thành viên Các bạn trẻ cũng được phân công trong nhiều công tác để có cơ hội học hỏi, trau dồi và thể hiện khả năng ngay cả trong các công tác khó như đào tạo học sinh giỏi, dạy lớp chuyên, đồng hành với các câu lạc bộ Từ đội ngũ tiềm năng sẵn có, nhà trường cũng có sự phân công hợp lý cho một số thành viên trẻ, có khả năng, tâm huyết với công tác nghiên cứu, hoạt động thực nghiệm, cũng như một thành viên trong Ban Giám hiệu phụ trách trực tiếp để có những hỗ trợ kịp thời cho mọi hoạt động có liên quan
- Kế hoạch thực hiện hợp lý: từ định hướng phát triển, hàng năm nhà trường đều có kế hoạch cụ thể, khả thi dựa trên ý kiến đóng góp từ các thành viên, và được thực hiện theo lộ trình theo từng năm Kế hoạch hoạt động không chỉ được xây dựng từ Ban Giám hiệu, mà còn từ các kế hoạch chi tiết của các bộ môn, các câu lạc bộ cho mỗi năm Nhờ các kế hoạch này cụ thể ngay từ đầu năm, việc triển khai các hoạt động trong lĩnh vực nghiên cứu, sinh hoạt ngoại khóa học thuật giữa các bộ môn được phân bố khá hợp lý, tạo thành các sân chơi liên tục trong suốt năm học, tránh được tình trạng quá tải, dồn ép trong một thời điểm hoặc tình trạng không có các hoạt động
- Sự đồng lòng của tập thể sư phạm: nhờ kế hoạch cụ thể, hợp lý và thông báo kịp thời, thầy cô trường Gia Định đã hỗ trợ các hoạt động giáo dục khác, ngay cả sân chơi mới là nghiên cứu khoa học Chính sự đồng thuận này, mà thầy cô giữa các tổ đã cùng chung tay trong việc hướng dẫn các em thực hiện công tác nghiên
Trang 8cứu, các thầy cô trong tổ bộ môn cũng hỗ trợ các đồng nghiệp phụ trách trực tiếp trong các lần tổ chức dự thi cấp trường, hoặc cấp thành phố, cấp quốc gia
- Nền tảng các câu lạc bộ: từ nền tảng câu lạc bộ Anh văn và câu lạc bộ kỹ năng Tre Xanh đã thành lập từ lâu, trong những năm gần đây, nhà trường đã thành lập câu lạc bộ cho các bộ môn khác như Vật lý, Hóa học, Tin học, Địa lý, hoặc các câu lạc bộ kỹ năng như Kịch, Nhảy cổ động (Dance Sport) Các câu lạc
bộ do học sinh trực tiếp điều hành qua ban chủ nhiệm với sự đồng hành của giáo viên bộ môn Thời gian qua, từ sáng kiến của thầy và trò các câu lạc bộ, bên cạnh các sinh hoạt thường niên cho các thành viên, nhiều hoạt động ngoại khóa hấp dẫn đã được tổ chức cho học sinh toàn trường: từ các cuộc thi đố vui, đến các hoạt động nghiên cứu, các cuộc thi của một tổ hay liên tổ, tổ chức chuyên đề Sự năng động và sáng kiến của chính các em đã đáp ứng khá tốt nhu cầu có thêm sân chơi cho học sinh Từ sân chơi này, nhà trường đã phát hiện thêm nhiều nhân tố mới cho các hoạt động: nghiên cứu khoa học, học sinh giỏi, thủ lĩnh Đoàn,… Đồng thời, nhà trường cũng giúp các em tiếp cận dễ hơn với các hoạt động nghiên cứu, tìm hiểu kiến thức theo hướng ứng dụng, thực nghiệm Đây là tiền đề thuận lợi để nhà trường triển khai công tác nghiên cứu khoa học một cách bài bản hơn
- Phụ huynh và các đối tác hỗ trợ: trong quá trình triển khai các hoạt động giáo dục, nhà trường luôn nhận được nhiều sự động viên, hỗ trợ cả tinh thần lẫn vật chất Đặc biệt, ngay cả ở hoạt động câu lạc bộ, các hoạt động nghiên cứu rất mới mẻ, một số đối tác cũng đóng góp kinh phí để trang bị thêm tài liệu, phần thưởng cho các kỳ thi Nhờ thế, nhà trường thêm tự tin và mạnh dạn phát triển dần hoạt động cần thiết này
b Khó khăn:
- Điều kiện cơ sở hạ tầng: hệ thống phòng thí nghiệm được trang bị thiết bị chỉ ở mức cơ bản, vì vậy thời gian các em có thể sử dụng với các bộ môn thực nghiệm còn hạn chế rất nhiều Các câu lạc bộ chưa được trang bị phòng sinh hoạt (chỉ câu lạc bộ Anh văn, Địa lý có phòng sinh hoạt riêng, các câu lạc bộ khác phải tận dụng các phòng thí nghiệm của bộ môn để sinh hoạt) Các yếu tố này cũng ít nhiều hạn chế hoạt động nghiên cứu khoa học Phòng thư viện của nhà trường chưa trang bị được hệ thống máy tính kết nối mạng Internet dành cho học sinh, nên dù hệ thống sách tham khảo của thư viện khá phong phú, nhưng vẫn chưa thật đáp ứng nhu cầu tìm hiểu, cập nhật nhanh chóng thông tin của các em Điều này cũng ảnh hưởng đến việc giúp học sinh hình thành thói quen tra cứu, nghiên cứu thêm, cũng như khi các em muốn làm việc nhóm tại trường thường phải tự trang bị máy tính, trong khi không phải em nào cũng có khả năng
- Học sinh: đa số rất ý thức và nỗ lực trong học tập, nhưng chưa thật quan tâm đến hoạt động nghiên cứu Hoạt động học tập ở nhiều cấp học thường cũng ít chú trọng đến việc hình thành thói quen và sự yêu thích thực nghiệm, nghiên cứu ứng dụng, vì vậy khi lên bậc học cao hơn, với áp lực bài vở lớn hơn, các em càng
Trang 9dễ có khuynh hướng chỉ chú trọng đầu tư với những điều giúp các em đạt được các mục tiêu trước mắt như đạt kết quả cao tại lớp, ôn luyện cho các kỳ thi học sinh giỏi, các kỳ thi đại học- cao đẳng
- Chương trình học: khó khăn từ chương trình và cách kiểm tra đánh giá hiện nay cũng làm cho nhiều học sinh dù yêu thích cũng không dám mạo hiểm đầu tư cho hoạt động khác, trong đó có nghiên cứu khoa học Cũng chính chương trình chưa hợp lý đã làm nhiều thầy cô, dù yêu thích cũng không dám mạnh dạn khuyến khích học sinh đầu tư thời gian Nhiều thầy cô cũng lo ngại những hoạt động khác có thể làm ảnh hưởng mức độ tập trung của học sinh, cũng như ảnh hưởng đến kết quả học tập của các em
- Bên cạnh đó, một số thầy cô cũng chưa đánh giá đúng mức tầm quan trọng của các hoạt động giáo dục khác trong việc giúp học sinh trưởng thành về mọi mặt
2 HÌNH THỨC TRIỂN KHAI
Với những tiền đề thuận lợi, cũng như để giải quyết các khó khăn trước mắt, bước đầu nhà trường khuyến khích việc áp dụng nghiên cứu khoa học trong giảng dạy các bộ môn ngay tại lớp Ở một số bộ môn, một số thầy cô đã áp dụng và bước đầu đem lại sự hứng thú cho các em học sinh Các bài tập nghiên cứu được thực hiện theo nhóm hoặc cá nhân trong thời gian nhất định, báo cáo trước lớp và được đánh giá nghiêm túc, rút kinh nghiệm đã dần tập cho các em quan tâm hơn đến các kiến thức rất phong phú có liên quan nhưng ngoài sách sách giáo khoa Các hoạt động ngoại khóa, thực địa của các tổ bộ môn được đề nghị gắn với những nghiên cứu thực tế cho học sinh Các bài tập nghiên cứu nhỏ này được đánh giá và công nhận điểm số cho các em học sinh muốn tập nghiên cứu, bên cạnh cách thức kiểm tra đánh giá thông thường cho các bài làm tại lớp Điều này
đã khuyến khích được các em học sinh quan tâm, chủ động và sáng tạo hơn trong học tập Khá nhiều học sinh trưởng thành dần qua từng bài làm, và các em cũng nhận xét phương cách này giúp các em không gặp nhiều khó khăn khi lên bậc học cao hơn
Ngoài hoạt động giảng dạy theo hướng nghiên cứu được tạo điều kiện và khuyến khích trong các bộ môn, nhà trường còn rất chú trọng đến hoạt động của các câu lạc bộ Với tinh thần đã được thông qua tại hội đồng sư phạm, một số tổ
bộ đã phân công giáo viên phụ trách câu lạc bộ, xem đây là công tác chính thức của trường, của tổ Các giáo viên phụ trách câu lạc bộ, hướng dẫn nghiên cứu khoa học được tạo điều kiện về số giờ dạy nghĩa vụ ít hơn thầy cô khác để có thời gian đồng hành, hướng dẫn các em học sinh Cho đến nay, nhà trường đã có sự hiện diện của các câu lạc bộ: kỹ năng Tre xanh, Anh văn,Vật lý, Hóa học, Địa lý, Tin học, Kịch và Nhảy cổ động (Dance Sport) Ngoài những chương trình sinh hoạt định kỳ cho các thành viên diễn ra theo từng tháng, các câu lạc bộ cũng là nhân tố tích cực tổ chức thêm các sân chơi nghiên cứu khoa học cho các bạn học sinh toàn trường Kế hoạch sinh hoạt của các câu lạc bộ được soạn thảo từ đầu năm và thông qua Ban Giám hiệu để có thể điều phối tốt hơn các hoạt động ngoại khóa trong toàn năm học Sân chơi này thật sự đã làm cho học sinh thêm hào hứng và có cơ hội thể hiện bản thân Nhiều em học sinh Gia Định đã tự tin thể
Trang 10hiện ý tưởng qua các kỳ thi của từng câu lạc bộ hoặc liên câu lạc bộ Bạn bè, và thầy cô bất ngờ với những thành quả của các bạn học sinh được thể hiện qua các
kỳ thi trong suốt thời gian qua như” “Xanh Gia Định, xanh ước mơ” giữa câu lạc
bộ Hóa và Địa lý năm học 2009- 2010 với chủ đề bảo vệ môi trường với nhiều sáng kiến độc đáo và khả thi; Các kỳ thi thiết kế logo và ráp logo kích thước 3x5m (năm 2010- 2011), xé giấy dán tranh (năm 2011- 2012), thi thiết kế đồ dùng từ vật liệu phế thải (năm 2012- 2013) hưởng ứng giờ Trái đất của câu lạc bộ Địa lý,
kỳ thi nghiên cứu môi trường thành phố Hồ Chí Minh, quận Bình Thạnh của câu lạc bộ Địa lý năm 2009- 2010; Câu lạc bộ Vật lý kết hợp với Hội Thiên văn thành phố Hồ Chí Minh với các cuộc thi “Đổ bộ lên Sao Hỏa” bằng việc dùng trứng thiết kế mô hình khoang đáp của phi hành gia (năm 2010- 2011), cuộc thi làm tên lửa nước (năm 2009-2010), cuộc thi mô hình điện (năm 2012- 2013) hoặc các cuộc thi đố vui của các bộ môn Hóa học, Vật lý, Tin học, Toán học đã thật sự tạo được sự quan tâm của học sinh Các câu lạc bộ cũng mạnh dạn tổ chức các ngày hội hàng năm để giới thiệu hoạt động cho các bạn, đặc biệt là các thành viên khối
10 mới vào trường Các kỳ thi giúp các em ý thức hơn về việc vận dụng các kiến thức lý thuyết vào việc ứng dụng phục vụ cuộc sống, giúp các em mạnh dạn trình bày ý kiến, bảo vệ quan điểm trước thầy cô và bạn bè Nhiều em học sinh đã trở nên dạn dĩ, hoàn thiện tốt hơn các kỹ năng mềm, biết cách lập kế hoạch, làm việc nhóm, phản biện và có khả năng lắng nghe, tôn trọng, tốt hơn Ngoài giải thưởng
là hiện kim, cơ hội được thể hiện mình trước bạn bè trong toàn trường, nhà trường còn có chế độ điểm thưởng vào các bài kiểm tra hệ số 1 và hệ số 2 cho các môn tương ứng tại lớp Ban chủ nhiệm câu lạc bộ với các thành viên xuất sắc được nhà trường tuyên dương khen thưởng vào cuối năm học Nhờ đó, hoạt động học tập, rèn luyện của học sinh trường Gia Định thêm phong phú và toàn diện, các em học sinh cũng trở nên năng động hơn Các em học sinh và tập thể giáo viên cũng dần quen hơn với hình ảnh học sinh nghiên cứu khoa học, và có sự động viên khuyến khích các em kịp thời sau mỗi cuộc thi
Từ tiền đề bước đầu thuận lợi đó, trong năm học 2012- 2013, theo chỉ đạo của
Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố Hồ Chí Minh, từ tháng 10/2013 nhà trường đã triển khai kỳ thi nghiên cứu khoa học cấp trường Cuộc thi được thông báo rộng rãi đến các em học sinh, và lực lượng nòng cốt là các câu lạc bộ Nhà trường cũng thông tin đến toàn thể hội đồng để các thầy cô có thể hỗ trợ, cũng như động viên các em kịp thời trong quá trình tham gia Nhằm chuẩn bị tốt hơn cho các em quan tâm và đăng ký tham gia, giáo viên phụ trách chính cũng tiến hành hướng dẫn các
em cách thức trình bày theo đúng quy chuẩn của kỳ thi cấp thành phố Đồng thời, dựa trên tên đề tài đã đăng ký, các em cũng được hỗ trợ thầy cô đồng hành ở bộ môn tương ứng Với sự hỗ trợ của thầy cô, cùng nỗ lực của các em, nên dù thời gian khá hạn hẹp, trường Gia Định cũng đã chọn được 4 đề tài tham dự vòng chung kết cấp trường Các đề tài vào chung kết tiếp tục được góp ý để thêm hoàn thiện, và tham gia bảo vệ trước học sinh toàn trường để được đánh giá, xếp hạng Các thầy cô tham gia giám khảo, phản biện được phân công đọc trước bài làm của các em, và có định hướng câu hỏi dựa trên nội dung học sinh đã thực hiện Buổi thi chung kết đã thật sư thu hút được sự quan tâm của các bạn, bởi trước toàn trường các em không chỉ phải thể hiện khả năng nghiên cứu đề tài mình đã chọn qua việc nắm vững những vấn đề có liên quan đã được chuẩn bị, mà còn thể hiện