1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đánh giá tác dụng của dịch chiết harrisonia perforata merr theo hướng điều trị tăng huyết áp

75 456 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 75
Dung lượng 1,24 MB

Nội dung

theo hướng điều trị tăng huyết áp” được thực hiện, với những mục tiêu cụ thể sau: - Triển khai mô hình gây tăng huyết áp bằng cortison acetat trên chột cống thực nghiệm và kỹ thuật đo

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

NGUYỄN THỊ CẨM NHUNG

ĐÁNH GIÁ TÁC DỤNG CỦA DỊCH CHIẾT

Harrisonia perforata Merr THEO HƯỚNG

ĐIỀU TRỊ TĂNG HUYẾT ÁP

LUẬN VĂN THẠC SĨ DƯỢC HỌC

HÀ NỘI 2015

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

NGUYỄN THỊ CẨM NHUNG

ĐÁNH GIÁ TÁC DỤNG CỦA DỊCH CHIẾT

Harrisonia perforata Merr THEO HƯỚNG

ĐIỀU TRỊ TĂNG HUYẾT ÁP

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Với tất cả lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc nhất, em xin gửi lời cảm ơn tới

TS Đỗ Thị Nguyệt Quế, PGS TS Trần Văn Ơn – là những người thầy đã trực

tiếp hướng dẫn em hoàn thành luận văn này Các thầy cô luôn là những người tận tâm giúp đỡ, chỉ bảo, chỉnh sửa cho em bằng tất cả tâm huyết của nghề giáo Thầy

cô là những tấm gương sáng về lòng yêu nghề và tận tụy nghiên cứu khoa học mà

em cần phải noi theo

Em xin gửi lời cảm ơn đến các thầy cô giáo, các anh chị kỹ thuật viên bộ môn Dược lực – Đại học Dược Hà Nội và bộ môn Dược Lý – Đại học Y Hà Nội đã giúp đỡ và tạo điều kiện về cơ sở vật chất cũng như kỹ thuật để em hoàn thành nghiên cứu thực nghiệm Đồng kính gửi các anh chị và các bạn cùng nhóm nghiên cứu, đặc biệt là em Nguyễn Thị Thu Hà đã hỗ trợ chị trong quá trình thực hiện đề tài này

Nhân dịp này em cũng xin gửi lời cảm ơn đến Ban giám hiệu nhà trường, phòng Sau đại học và các bộ môn, phòng ban khác của Trường Đại học Dược Hà Nội đã dạy dỗ và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho em trong thời gian em học tập tại trường

Lời cuối cùng, xin gửi lời cảm ơn đến gia đình và bạn bè những người đã luôn luôn động viên, giúp đỡ và đóng góp ý kiến cho em hoàn thành luận văn này

Hà Nội, ngày 31 tháng 8 năm 2015

Học viên

Nguyễn Thị Cẩm Nhung

Trang 4

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

DANH MỤC CÁC BẢNG

DANH MỤC CÁC HÌNH

ĐẶT VẤN ĐỀ 1

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN 3

1.1 Tổng quan về bệnh tăng huyết áp 3

1.1.1 Định nghĩa và phân loại 3

1.1.2 Nguyên nhân 3

1.1.3 Cơ chế bệnh sinh của bệnh tăng huyết áp 4

1.1.4 Điều trị tăng huyết áp 6

1.2 Tổng quan về một số mô hình nghiên cứu tác dụng hạ áp thực nghiệm 11

1.2.1 Tổng quan về một số mô hình gây tăng huyết áp ở động vật thực nghiệm 11

1.2.2 Một số mô hình nghiên cứu tác dụng hạ áp in vitro 17

1.3 Tổng quan về cây Harrisonia perforata Merr 19

1.3.1 Đặc điểm thực vật 20

1.3.2 Phân bố 20

1.3.3 Bộ phận dùng 20

1.3.4 Thành phần hóa học 20

1.3.5 Công dụng 21

1.3.6 Một số nghiên cứu về tác dụng của Harrisonia perforata Merr 21

CHƯƠNG II: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 23

2.1 Đối tượng nghiên cứu 23

2.2 Động vật nghiên cứu 23

2.3 Hóa chất và thiết bị 23

2.4 Nội dung nghiên cứu 24

2.5 Phương pháp nghiên cứu 25

Trang 5

2.5.1 Triển khai mô hình gây tăng huyết áp cho chuột cống bằng cortison

acetat và kỹ thuật đo huyết áp động mạch trực tiếp 25

2.5.2 Đánh giá tác dụng của cắn dịch chiết Harrisonia perforata Merr theo

hướng điều trị tăng huyết áp 26

2.5.2.1 Đánh giá tác dụng lợi tiểu của cắn dịch chiết H perforata

Merr trên chuột cống thực nghiệm 26

2.5.2.2 Đánh giá tác dụng hạ huyết áp của cắn dịch chiết H perforata

Merr 27

2.5.2.3 Đánh giá tác dụng ức chế ACE in vitro của cắn dịch chiết H

perforata Merr 29

2.6 Phương pháp xử lý số liệu 31

CHƯƠNG III: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 32

3.1 Triển khai mô hình gây tăng huyết áp cho chuột cống bằng cortison acetat và

kỹ thuật đo huyết áp động mạch trực tiếp 32

3.2 Đánh giá tác dụng của cắn dịch chiết Harrisonia perforata Merr theo hướng

điều trị tăng huyết áp 35

3.2.1 Tác dụng lợi tiểu của cắn dịch chiết H perforata Merr trên chuột cống

CHƯƠNG IV: BÀN LUẬN 43

4.1 Bàn về triển khai mô hình gây tăng huyết áp cho chuột cống bằng cortison acetat và kỹ thuật đo huyết áp động mạch trực tiếp 43

4.2 Bàn về tác dụng của cắn dịch chiết Harrisonia perforata Merr theo hướng

điều trị tăng huyết áp 48

4.2.1 Bàn về tác dụng lợi tiểu của cắn dịch chiết Harrisonia perforata Merr

trên động vật thực nghiệm 48

4.2.2 Bàn về tác dụng hạ huyết áp của cắn dịch chiết H perforata Merr 49

Trang 6

4.2.3 Bàn về tác dụng ức chế ACE in vitro của cắn dịch chiết H perforata

Trang 7

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

1K1C One kidney one clip

ACE Angiotensin converting enzym

(enzym chuyển dạng angiotensin) BCW Benchalokawichian

BHR Borderline hypertensive rats

(Chuột tăng huyết áp giới hạn) DOCA Deoxycorticosteron acetat

HEPES 4-(2 - Hydroxyethyl) piperazin - 1 - ethanesulfonic acid HHL Hippuryl - l - histidyl - l – leucin

LD50 Liều gây chết 50% số chuột

Na CMC Natri carboxymethyl cellulose

NO Nitric oxid

NTS Enucleus tractus solitarius

RAA Renin-angiotensin-aldosterol

SHR Spontaneous hypertensive rat

(Chuột tăng huyết áp tự nhiên) SHRSP Stroke prone spontaneous hypertensive rat

(Chuột tăng huyết áp tự nhiên đột quỵ) THA Tăng huyết áp

ƯCMC Ức chế men chuyển

Trang 8

DANH MỤC CÁC BẢNG

1.1 Phân loại tăng huyết áp 3 1.2 Phương pháp đánh giá tác dụng ức chế ACE 18 3.1 Ảnh hưởng của cortison acetat liều 2,5 mg/kg và uống

nước muối NaCl 1% lên huyết áp tối đa và huyết áp tối

thiểu của chuột

3.3 Ảnh hưởng của cắn dịch chiết H perforata Merr lên huyết

áp tối đa và huyết áp tối thiểu của chuột cống tăng huyết

Trang 9

DANH MỤC CÁC HÌNH

3.1 Ảnh hưởng của tiêm dưới da cortison acetat liều 2,5 mg/kg

và uống nước muối NaCl 1% lên huyết áp trung bình

chuột cống

34

3.2 Ảnh hưởng của cắn dịch chiết H perforata Merr lên thể

tích nước tiểu tích lũy sau 5 giờ

35

3.3 Ảnh hưởng của cắn dịch chiết H perforata Merr lên thể

tích nước tiểu tích lũy sau 10 giờ

36

3.4 Ảnh hưởng của cắn dịch chiết H perforata Merr lên thể

tích nước tiểu tích lũy sau 24 giờ

37

3.5 Ảnh hưởng của cắn dịch chiết H perforata Merr lên huyết

áp trung bình chuột cống

41

Trang 10

ĐẶT VẤN ĐỀ

Tăng huyết áp là một yếu tố nguy cơ cao đối với bệnh tim mạch ở các nước công nghiệp và ngay tại nước ta Tăng huyết áp đang trở thành vấn đề sức khỏe toàn cầu do sự gia tăng tuổi thọ và tăng tần suất các yếu tố nguy cơ Trên thế giới, tỷ lệ tăng huyết áp chiếm 20% dân số, thấp nhất ở vùng nông thôn Ấn Độ (3,4% ở nam giới và 6,8% ở phụ nữ) và cao nhất ở Ba Lan (68,9% ở nam giới và 72,5% ở nữ giới) [37] Ở Việt Nam tần suất tăng huyết áp ngày càng gia tăng khi nền kinh tế phát triển Các số liệu thống kê điều tra tăng huyết áp ở Việt Nam cho thấy: năm

1960 tăng huyết áp chiếm 1,0% dân số, năm 1982 tỷ lệ này là 1,9%, năm 1992 tăng lên 11,79% dân số và năm 2002 ở miền Bắc tỷ lệ tăng huyết áp đã tăng lên đến 16,3% [7] Hơn nữa, bệnh nhân tăng huyết áp có thể mắc những biến chứng nguy hiểm đến tính mạng nếu không được phát hiện và xử trí kịp thời như đột quỵ, suy giảm nhận thức, suy tim, suy thận mạn Tăng huyết áp ước tính là nguyên nhân gây tử vong 7,1 triệu người trẻ tuổi và chiếm 4,5% gánh nặng bệnh tật trên toàn cầu (64 triệu người sống trong tàn phế do tăng huyết áp) [72].

Việc chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời bệnh tăng huyết áp là hết sức quan trọng Hiện nay các thuốc điều trị tăng huyết áp ngày càng đa dạng về dược chất lẫn dạng bào chế Tuy nhiên giá thành của các dược phẩm tây y vẫn cao và có nhiều tác dụng phụ như nhức đầu, chóng mặt… Vì vậy các phương pháp hỗ trợ và thay thế các thuốc hóa dược càng được quan tâm trong đó phải kể đến vai trò của dược liệu Một số dược liệu ở Việt Nam đã biết đến trong phòng và điều trị tăng huyết áp như hoa hòe, cây dừa cạn, cây cúc hoa, đỗ trọng…

Harrisonia perforata Merr còn gọi là Đa đa hay Xân, Hải sơn, họ Thanh

thất (Simaroubaceae) Dân gian thường dùng vỏ thân, cành lá sắc uống chữa ỉa chảy, kiết lỵ, sốt rét, chữa đau nhức xương và làm thuốc điều kinh [5] Theo kinh nghiệm dân gian, cây Đa đa có tác dụng trị chóng mặt, đau đầu và lợi tiểu nhưng chưa có thử nghiệm chứng minh tại Việt Nam cũng như trên thế giới

Hiện nay, cùng với sự phát triển của các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong nghiên cứu đã làm sáng tỏ nhiều cơ chế liên quan đến sinh bệnh lý tăng huyết áp Nhiều mô hình gây tăng huyết áp và các kỹ thuật đo huyết áp trên động vật thực

Trang 11

nghiệm đã được nghiên cứu và công bố như tăng huyết áp liên quan đến thận và mạch máu, tăng huyết áp do chế độ ăn, tăng huyết áp do nội tiết, tăng huyết áp do thần kinh, tăng huyết áp do tâm lý, tăng huyết áp do di truyền và các mô hình khác [10] Trong quá khứ, hầu hết các nghiên cứu thử nghiệm về tăng huyết áp được thực hiện trên động vật lớn như chó, thỏ, khỉ, lợn, hiện nay thử nghiệm chủ yếu được thực hiện trên chuột Để đo huyết áp của chuột cống có thể đo huyết áp trực tiếp thông qua đặt catheter vào động mạch cảnh hoặc động mạch đùi đo huyết áp bằng máy ghi chuyên dụng hoặc đo huyết áp gián tiếp bằng cách sử dụng một vòng bít hơi ở đuôi chuột

Đề tài “Đánh giá tác dụng của dịch chiết Harrisonia perforata Merr theo

hướng điều trị tăng huyết áp” được thực hiện, với những mục tiêu cụ thể sau:

- Triển khai mô hình gây tăng huyết áp bằng cortison acetat trên chột cống thực nghiệm và kỹ thuật đo huyết áp động mạch trực tiếp

- Đánh giá tác dụng của cắn dịch chiết Harrisonia perforata Merr theo hướng điều trị tăng huyết áp (Đánh giá tác dụng lợi tiểu, tác dụng hạ huyết áp in

vivo và tác dụng ức chế enzym chuyển dạng angiotensin in vitro)

Trang 12

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN

1.1 Tổng quan về bệnh tăng huyết áp

1.1.1 Định nghĩa và phân loại

Tăng huyết áp (THA) là tình trạng tăng huyết áp tâm thu và/hoặc tăng huyết

áp tâm trương có hoặc không có nguyên nhân [49], [55]

Bảng 1.1 Phân loại tăng huyết áp [49]

Phân độ huyết áp Huyết áp tâm

thu (mmHg)

Huyết áp tâm trương (mmHg)

Huyết áp tối ưu < 120 và < 80

Huyết áp bình thường 120 – 129 và/hoặc 80 – 84 Tiền tăng huyết áp 130 – 139 và/hoặc 85 – 89 Tăng huyết áp độ 1 140 – 159 và/hoặc 90 – 99 Tăng huyết áp độ 2 160 – 179 và/hoặc 100 – 109 Tăng huyết áp độ 3 ≥ 180 và/hoặc ≥ 110

Tăng huyết áp tâm thu đơn độc ≥ 140 và < 90

1.1.2 Nguyên nhân

Phần lớn tăng huyết áp ở người trưởng thành là không rõ nguyên nhân (tăng huyết áp nguyên phát), chỉ có khoảng 5 - 10% các trường hợp là có nguyên nhân (tăng huyết áp thứ phát) [1], [2], [34]

Nguyên nhân gây tăng huyết áp thứ phát [1], [2]:

Nguyên nhân do thận: viêm cầu thận cấp, viêm cầu thận mạn mắc phải hoặc

di truyền; thận đa nang, ứ nước bể thận, u tăng tiết renin, bệnh mạch thận

Nguyên nhân nội tiết: cường aldosteron nguyên phát, phì đại thượng thận bẩm sinh, hội chứng Cushing, u tuỷ thượng thận

Nguyên nhân khác: hẹp eo động mạch chủ, nhiễm độc thai nghén, bệnh đa hồng cầu, nguyên nhân thần kinh (toan hô hấp, viêm não, tăng áp lực nội sọ )

Trang 13

1.1.3 Cơ chế bệnh sinh của bệnh tăng huyết áp

Huyết áp phụ thuộc vào hai yếu tố chính là cung lượng tim và sức cản ngoại

vi [1], [3]

 Cung lượng tim:

Cung lượng tim = thể tích nhát bóp x tần số tim Thể tích nhát bóp phụ thuộc vào lượng máu tĩnh mạch đổ về tim Tần số tim quá nhanh không làm tăng cung lượng tim vì thời gian tâm trương ngắn, máu đổ về tâm thất giảm Về lý thuyết, các yếu tố làm tăng cung lượng tim có thể làm tăng huyết áp nguyên phát Tăng cung lượng tim dẫn đến tăng huyết áp có thể do tăng tiền gánh hoặc tăng co bóp cơ tim Tuy nhiên, ngay cả khi tăng cung lượng tim góp phần làm tăng huyết áp thì sự gia tăng này thay đổi theo thời gian, sau một thời gian nhất định, cung lượng tim sẽ trở về bình thường Do đó cung lượng tim cao không được xem là một dấu hiệu huyết động của tăng huyết áp [50]

 Sức cản ngoại vi: phụ thuộc vào 4 yếu tố: thần kinh giao cảm, nội tiết, điện giải và thành mạch

Các yếu tố ảnh hưởng đến huyết áp:

Vai trò của thần kinh giao cảm

Thành động mạch có những sợi thần kinh tự động điều khiển tiết diện động mạch, do vậy huyết áp chỉ dao động trong một khoảng hẹp Thông qua các điểm hưng phấn và ức chế, người ta thấy vỏ não có vai trò quan trọng trong tăng huyết

áp Bình thường trên vỏ não có một điểm hưng phấn thì ở dưới vỏ não có một điểm

ức chế và ngược lại Những trường hợp bệnh lý, các điểm hưng phấn và ức chế không xảy ra đúng quy luật sẽ dẫn đến tăng huyết áp

Hiện tượng tăng huyết áp còn chịu ảnh hưởng của phản xạ điều hòa huyết áp

ở quai động mạch chủ và xoang động mạch cảnh Khi tăng áp lực động mạch, thụ thể với áp lực tại xoang cảnh và quai động mạch chủ bị tác động, tăng hoạt động của phó giao cảm làm nhịp tim chậm lại Khi áp lực động mạch giảm thì tác dụng ngược lại, nhịp tim tăng lên do giảm hoạt động của phó giao cảm, cơ tim co mạnh hơn làm tăng hoạt động giao cảm

Trang 14

Đáp ứng tim mạch với áp lực động mạch phụ thuộc vào cường độ của các tác nhân kích thích, vào tín hiệu điều hòa từ hạ khâu não và các trung tâm vỏ não, vào khả năng đáp ứng của cấu trúc tim mạch, các thụ thể, các chất dẫn truyền thần kinh – dịch thể, và tương tác giữa các cung phản xạ [1]

Vai trò của các chất điện giải

Trong điều kiện bình thường, các hormon và thận cùng điều hòa phối hợp việc thải natri cân bằng với natri đưa vào Ứ natri chỉ xảy ra khi lượng natri đưa vào vượt quá khả năng điều chỉnh của cơ thể, ví dụ trong trường hợp chế độ ăn nhiều muối (> 100 mmol natri/ngày), hoặc bệnh lý của bơm Na+/K+-ATPase Khi ứ natri,

hệ thống động mạch có thể tăng nhạy cảm với angiotesin II và noradrenalin là những chất gây co mạch, làm tăng huyết áp Sự tăng nồng độ Na+ trong tế bào cũng ảnh hưởng đến hệ vận chuyển Na+/Ca2+, làm tăng nồng độ Ca2+ nội bào, làm tăng huyết áp [1], [34], [50]

Vai trò của hệ thống Renin – Angiotensin

Renin (một loại enzym được sản xuất tại bộ phận cạnh cầu thận) hoạt hóa angiotensinogen (một protein của huyết tương) thành angiotensin I (một decapeptid không hoạt động) Angiotensin I được tách ra nhờ enzym chuyển dạng trở thành angiotensin II (một octapeptid) có khả năng co mạch và kích thích sản xuất aldosteron Aldosteron được sản xuất ở vỏ thượng thận, có vai trò giữ Na+ và tăng huyết áp [1], [34], [50]

Những xung động của thần kinh giao cảm sẽ làm tăng tiết renin cạnh cầu thận Angiotensin II kích thích não làm tăng xung động của thần kinh giao cảm Angiotensin làm tăng aldosteron gây giữ natri Natri tăng trong tế bào, làm cơ trơn thành mạch đáp ứng mạnh hơn với kích thích của giao cảm Như vậy, khi có một tác nhân làm tăng huyết áp, thì theo thời gian, nhiều tác nhân khác cũng sẽ tham gia vào

Ngoài ra, tăng huyết áp còn do một số yếu tố khác như: giảm kallikrein - kallikrein là chất tạo ra prostagladin làm giãn mạch, hay xơ cứng thành động mạch làm tăng sức cản ngoại vi gây tăng huyết áp

Trang 15

1.1.4 Điều trị tăng huyết áp

để tránh biến chứng thiếu máu ở các cơ quan đích, trừ tình huống cấp cứu

1.1.4.2 Các biện pháp điều trị

Biện pháp không dùng thuốc [2], [6], [49]

Chế độ ăn hợp lý, đảm bảo đủ kali và các yếu tố vi lượng: Giảm ăn mặn (< 6 gam muối hay 1 thìa cà phê muối mỗi ngày); tăng cường rau xanh, hoa quả tươi; hạn chế thức ăn có nhiều cholesterol và acid béo no; hạn chế uống rượu, bia

Tích cực giảm cân (nếu quá cân), duy trì cân nặng lý tưởng với chỉ số khối

cơ thể từ 18,5 đến 22,9 kg/m2

; cố gắng duy trì vòng bụng dưới 90 cm ở nam và dưới

80 cm ở nữ

Ngừng hoàn toàn việc hút thuốc lá hoặc thuốc lào

Tăng cường hoạt động thể lực ở mức thích hợp: tập thể dục, đi bộ hoặc vận động ở mức độ vừa phải, đều đặn khoảng 30 - 60 phút mỗi ngày

Tránh lo âu, căng thẳng thần kinh; cần chú ý đến việc thư giãn, nghỉ ngơi hợp lý

Biện pháp dùng thuốc

Chỉ dùng thuốc khi áp dụng các biện pháp không dùng thuốc không có kết quả hoặc khi mức huyết áp tăng đáng kể [1]

Trang 16

1.1.4.3 Các nhóm thuốc sử dụng trong điều trị tăng huyết áp

Các nhóm thuốc được sử dụng trong điều trị tăng huyết áp bao gồm: Thuốc lợi tiểu, thuốc chẹn kênh Ca2+, thuốc ức chế men chuyển, thuốc chẹn thụ thể angiotensin, thuốc chẹn β - adrenergic, thuốc giãn mạch trực tiếp, thuốc kích thích α

- adrenergic trung ương, thuốc chẹn α – adrenergic Có thể sử dụng đơn trị liệu hoặc phối hợp

a Thuốc lợi tiểu

Lợi tiểu được chọn là thuốc đầu tiên cho điều trị tăng huyết áp vì làm giảm bệnh suất và tử suất Nên phối hợp liều nhỏ lợi tiểu với các thuốc hạ huyết áp khác [6], [34], [60]

Thuốc lợi tiểu thiazid [3], [34], [50]

Thuốc lợi tiểu thiazid như hydrochlorothiazid, methylchlorothiazid, chlorothiazid… ức chế quá trình đồng vận chuyển Na+

/Cl- ở đoạn pha loãng của ống lượn xa, tăng thải trừ Na+, kéo theo thải trừ nước vào lòng ống thận, tăng lượng nước tiểu Các thuốc lợi tiểu thiazid có tác dụng lợi tiểu trung bình (làm tăng thải 5-10% lượng Na+

lọc qua cầu thận) Tác dụng cả ở môi trường acid và base, ít làm rối loạn thành phần dịch ngoại bào hơn các thuốc lợi tiểu khác Ngoài tác dụng thải muối, nhóm thuốc lợi tiểu thiazid còn ức chế tại chỗ tác dụng co mạch của vasopressin và noradrenalin do đó làm hạ huyết áp trên những bệnh nhân tăng huyết

áp Đây là nhóm thuốc được sử dụng nhiều nhất và hiệu quả nhất trong các thuốc lợi tiểu để điều trị tăng huyết áp nhẹ và trung bình khi tình trạng tim, thận bình thường

Tuy nhiên các thuốc lợi tiểu thiazid làm giảm Na+, giảm K+, giảm Mg2+ và tăng Ca2+

máu dẫn đến mệt mỏi, nhức đầu, buồn nôn, chuột rút Các thuốc trong nhóm ức chế giải phóng insulin và tăng bài xuất catecholamin làm tăng glucose máu, tăng cholesterol máu; tăng acid uric máu tạo điều kiện thuận lợi cho phát sinh bệnh gout và làm cho bệnh gout nặng thêm

Thuốc lợi tiểu quai [3], [34], [50]

Các thuốc lợi tiểu quai như furosemid, bumetanid, acid ethacrynic… phong tỏa cơ chế đồng vận chuyển Na+

/K+/Cl- ở nhánh lên quai Henle, làm tăng thải trừ

Trang 17

Na+/K+/Cl- kéo theo nước vào lòng ống thận dẫn đến tăng lượng nước tiểu Thuốc

có tác dụng lợi tiểu nhanh, mạnh, thời gian tác dụng ngắn Trong điều trị THA, thuốc không có vai trò nhiều trừ trường hợp THA kèm suy thận và/hoặc suy tim

Thuốc gây rối loạn điện giải do tác dụng nhanh, mạnh, gây mệt mỏi, chuột rút, tiền hôn mê gan, có thể hạ huyết thế đứng Thuốc làm tăng acid uric máu, tăng glucose máu, tăng cholesterol máu, làm giảm số lượng tiểu cầu và bạch cầu, độc đối với dây thần kinh số VIII: chóng mặt, ù tai

Thuốc lợi tiểu giữ Kali [3], [34], [50]

Amilorid và triamteren ức chế tái hấp thu Na+ do làm giảm tính thấm của ống lượn xa và ống góp Do đó, tăng đào thải Na+

kéo theo nước gây lợi tiểu

Spironolacton liên kết cạnh tranh trên receptor của aldosteron ở ống lượn xa

và ống góp nên ức chế tác dụng của aldosteron, tăng đào thải Na+ kéo theo nước gây lợi tiểu

Các thuốc lợi tiểu giữ K+ tác dụng lợi tiểu yếu và gây tăng K+ máu nên thường phối hợp với thuốc lợi tiểu giảm K+

máu, để tăng tác dụng của thuốc và khắc phục tác dụng phụ tăng K+

máu

b Thuốc chẹn β - adrenergic

Thuốc chẹn β – adrenergic gồm atenolol, nadolol, metopralol… thường được chọn là thuốc thứ hai sau lợi tiểu trong điều trị tăng huyết áp, thuốc còn có tác dụng trong trường hợp thiếu máu cục bộ cơ tim, chống loạn nhịp tim và giảm đột tử sau nhồi máu cơ tim [6], [50], [60]

Các thuốc chẹn β – adrenergic có tác dụng hạ huyết áp [3], [34], [50] do giảm lưu lượng tim, giảm tiết renin (rất có hiệu quả với những người có hoạt tính renin cao ở huyết tương) nên giảm angiotensin II hoạt hóa và giảm aldosteron, giảm trương lực giao cảm ở trung ương do đối kháng với β – adrenergic ở trung ương Một số thuốc chẹn β – adrenergic có tác dụng cường giao cảm nội tại của cơ tim như alprenolol, pinolol, metopralol nên ngăn bớt được sự giảm nhịp tim Đặc tính này có thể có lợi cho những bệnh nhân rối loạn về chức năng nút xoang, về dẫn truyền nhĩ thất và co bóp cơ tim

Trang 18

Thuốc gây một số tác dụng không mong muốn như: làm chậm nhịp tim, suy tim, rối loạn dẫn truyền nhĩ thất; gây đau nửa đầu, trầm cảm, hay kích thích gây co giật, mất ngủ hoặc ngủ lịm Thuốc làm tăng LDL, giảm HDL, giảm glucose máu

c Thuốc chẹn kênh Ca 2+

Cho tới nay thuốc chẹn kênh Ca2+ như amlodipin, nifedipin, felodipin được coi là thuốc điều trị tăng huyết áp khá an toàn và hiệu quả Thuốc còn có ưu điểm là không có tác dụng không mong muốn ở thận và không gây rối loạn chuyển hóa [3]

Các thuốc chẹn kênh Ca2+ có tác dụng giãn mạch: Giãn mạch ngoại vi, chủ yếu giãn động mạch, làm giảm sức cản ngoại vi nên hạ huyết áp; Giãn mạch vành, tăng cung lượng mạch vành, tăng cung cấp oxy cho cơ tim; Giãn mạch não, tăng cung cấp oxy cho tế bào thần kinh Trên tim, thuốc làm giảm hình thành xung động làm giảm dẫn truyền, và giảm co bóp cơ tim, giảm nhu cầu oxy có lợi cho bệnh nhân co thắt mạch vành [3], [34], [50]

Tác dụng bất lợi của nhóm dihydropyridin gồm phù ngoại vi tùy thuộc liều dùng do giãn tiểu động mạch tiền mao mạch làm tăng dịch thấm từ khoang mạch vào mô liên quan Nhóm non-dihydropyridin ít gây phù ngoại vi mà thường làm giảm co bóp tim, giảm nhịp tim, vì vậy phải thận trọng khi phối hợp với thuốc chẹn

β – adrenergic

d Thuốc ức chế men chuyển (ƢCMC)

Các thuốc trong nhóm gồm captopril, enalapril, lisinopril Enzym chuyển dạng angiotensin xúc tác cho quá trình tạo angiotensin II là chất có tác dụng co mạch, tăng giữ Na+ và làm giáng hóa bradykinin nên gây tăng huyết áp Khi dùng các thuốc ức chế men chuyển, angiotensin II không được hình thành và bradykinin

bị ngăn cản giáng hóa dẫn đến giãn mạch, tăng thải Na+ và hạ huyết áp [3], [34]

Các thuốc ức chế men chuyển có tác dụng giãn mạch, giảm sức cản tuần hoàn ngoại biên Giãn mạch chọn lọc ở các mô quan trọng (mạch vành, thận, não, thượng thận…), nên tái phân phối lưu lượng tuần hoàn tại các khu vực khác nhau làm giảm cả tiền gánh và hậu gánh, giảm phì đại thành mạch, tăng tính đàn hồi của động mạch, cải thiện chức năng mạch máu Trên tim, thuốc làm hạ huyết áp do kích thích phó giao cảm trực tiếp hay gián tiếp thông qua prostagladin, hoặc làm mất tác

Trang 19

dụng phản xạ giao cảm của angiotensin II trên cung phản xạ áp lực Trên thận, thuốc làm giảm tác dụng của aldosteron nên làm hạ huyết áp [3]

Các thuốc ức chế men chuyển gây một số tác dụng không mong muốn như:

ho khan, tăng K+ máu, suy thận cấp hay gặp ở bệnh nhân hẹp động mạch thận một bên hoặc hai bên, dị ứng, phù mạch thần kinh do thoát nước qua mao mạch, thay đổi vị giác hay gặp khi dùng captopril

e Thuốc ức chế thụ thể angiotensin II

Các thuốc ức chế thụ thể angiotensin II như losartan, valsartan, irbesartan, telmisartan Đây là các thuốc khá mới trong điều trị tăng huyết áp và suy tim [6] Các thuốc trong nhóm ức chế thụ thể AT1 - nơi tiếp nhận tác dụng của angiotensin

II gây co mạch - do đó làm hạn chế tác dụng của angiotensin II, làm hạ huyết áp [3]

Tác dụng không mong muốn của các thuốc chẹn thụ thể Angiotensin II tương tự thuốc ức chế men chuyển, song ưu điểm hơn là thuốc ít gây ho do không làm bất hoạt bradykinin, tác động không mong muốn lên thận và kali máu ít hơn khi dùng ức chế men chuyển

f Thuốc ức chế trực tiếp renin

Thuốc ức chế renin là thuốc mới trong điều trị tăng huyết áp Ngoài việc có tác dụng ức chế trực tiếp renin, thuốc ức chế cả angiotensin I và II do đó tránh được tác dụng phản hồi (feedback) nên hoạt tính renin không tăng Do đó vừa hạ được huyết áp mà lại không gây tăng hoạt tính của renin

Nằm trong nhóm này bao gồm các thuốc: aliskiren, tekturna, rasilez Aliskiren làm giảm huyết áp khi sử dụng một mình hoặc khi kết hợp với thuốc hạ áp khác nhưng chưa được chứng minh có tác dụng bảo vệ ở những bệnh nhân có bệnh tim mạch, bao gồm cả ở những bệnh nhân suy tim Khuyến cáo chung hiện nay là tránh sử dụng aliskiren kết hợp với một thuốc ức chế RAA khác [60]

Trang 20

không kiểm soát Tuy nhiên, thuốc có thể gây chóng mặt, ngất, đánh trống ngực sau liều đầu tiên và hạ huyết áp thế đứng với việc sử dụng kéo dài Vai trò của doxazosin, terazosin và prazosin trong việc quản lý bệnh nhân tăng huyết áp còn hạn chế [50]

Kích thích α - adrenergic trung ƣơng [6], [50]:

Methyldopa: Trong các thể THA khi dùng các thuốc khác ít hoặc không có hiệu quả thì methyldopa dùng liều nhỏ vẫn có tác dụng, tương đối an toàn, dung nạp tốt, có thể dùng được cho người suy thận, suy tim trái, phụ nữ có thai

Clonidin: tác dụng khá nhanh sau 30 phút nên có thể dùng để hạ các cơn THA Dạng bào chế dán trên da phóng thích thuốc liên tục và giảm tác dụng phụ

Các thuốc giãn mạch khác [6], [50]:

Hydralazin là thuốc giãn mạch ngắn và không chọn lọc được dung nạp tốt hơn và hiệu quả hơn nên được dùng thay thế cho minoxidil là thuốc giãn mạch mạnh, chỉ dùng trong THA kháng trị

Thuốc truyền tĩnh mạch như nitrat, nitroprussid, fenoldopam chỉ dùng trong THA cấp cứu

1.2 Tổng quan về một số mô hình nghiên cứu tác dụng hạ áp thực nghiệm 1.2.1 Tổng quan về một số mô hình gây tăng huyết áp ở động vật thực nghiệm

Tăng huyết áp là bệnh có sự biểu hiện phức tạp, đa yếu tố dưới sự kiểm soát của nhiều gen Để hiểu được cơ chế bệnh sinh, nghiên cứu thuốc điều trị và phòng ngừa bệnh, việc phát triển các mô hình nghiên cứu động vật là rất cần thiết Vì vậy nhiều mô hình thử nghiệm gây tăng huyết áp khác nhau đã được phát triển [9]

Một mô hình lí tưởng gây tăng huyết áp ở động vật thực nghiệm nên có các tiêu chí sau [9]:

 Cần phải có tính khả thi khi thực hiện ở động vật nhỏ

 Thực hiện đơn giản

 Có thể dự đoán tác dụng chống tăng huyết áp của thuốc nghiên cứu

 Sử dụng ít hóa chất nghiên cứu

 Tương ứng với một số hình thức tăng huyết áp của con người

Trang 21

Trong quá khứ, hầu hết các nghiên cứu thử nghiệm về tăng huyết áp được thực hiện trên chó, hiện nay thử nghiệm chủ yếu được thực hiện trên chuột Ngoài

ra một số động vật như thỏ, khỉ, lợn cũng được sử dụng trong thử nghiệm [24]

Rất nhiều mô hình gây tăng huyết áp ở động vật đã được sử dụng như: tăng huyết áp liên quan đến thận và mạch máu, tăng huyết áp do chế độ ăn, tăng huyết áp

do nội tiết, tăng huyết áp do thần kinh, tăng huyết áp do tâm lý, tăng huyết áp do di truyền và các mô hình khác

mạch)

Đây là mô hình được sử dụng khá phổ biến Trong tăng huyết áp thận -

mạch, hệ thống renin-angiotensin-aldosterol (RAA) đóng vai trò quan trọng [17],

[19] Theo thực nghiệm, co thắt động mạch thận gây kích hoạt RAA và hệ thống thần kinh giao cảm, làm tăng huyết áp [52] Một số yếu tố như giảm thể tích máu tuần hoàn có thể dẫn đến kích thích giao cảm trong mô hình này Renin được tiết ra

từ phức hợp cạnh cầu thận khi hoạt động giao cảm tăng lên Renin hoạt hóa angiotensinogen thành angiotensin I Angiotensin I được tách ra nhờ enzym chuyển dạng trở thành angiotensin II có khả năng co mạch và kích thích sản xuất aldosteron Aldosteron được sản xuất ở vỏ thượng thận, có vai trò giữ muối, giữ nước và tăng huyết áp [17], [19], [25]

Một số mô hình thực nghiệm sử dụng phương pháp tăng huyết áp thận - mạch:

Phương pháp Goldblatt: Kết quả nghiên cứu của Goldblatt và cộng sự [22] cho thấy rằng co thắt một phần động mạch thận ở chó sẽ gây THA THA loại này cũng đã được gây ra ở thỏ, chuột và khỉ Trên thỏ và chuột dùng một thanh kẹp bằng bạc hình chữ U để gây co thắt của động mạch thận [21] Cụ thể với chuột cống

có trọng lượng từ 120 - 200g được gây mê bằng hexobarbital natri (40 mg/kg cân nặng chuột) và đưa một kẹp bạc đường kính 0,2 mm kẹp vào động mạch thận trái gần động mạch chủ Cũng có thể thắt động mạch thận ở chuột bằng chỉ khâu số 4, thắt động mạch thận sao cho tiết diện động mạch sau khi thắt ít hơn 50% so với ban đầu [10]

Trang 22

Có 3 hình thức gây tăng huyết áp theo phương pháp của Goldblatt:

Mô hình 2K1C (two kidney one clip)

Trong mô hình này thực hiện thắt động mạch một bên thận, thận còn lại vẫn

để hoạt động bình thường Tuy nhiên phương pháp thắt động mạch một bên thận không gây giữ muối và nước ở động vật thí nghiệm vì vẫn có một bên thận hoạt động bình thường Vì vậy, trong giai đoạn đầu (trong khoảng 6 tuần sau phẫu thuật) tăng huyết áp phụ thuộc vào hệ RAA Sau 6 tuần phẫu thuật, angiotensin II tăng dẫn đến tăng bài tiết aldosteron từ vỏ thượng thận gây giữ muối và nước làm giảm bài tiết renin Từ giai đoạn này trở đi tăng huyết áp phụ thuộc vào khối lượng tuần hoàn [19], [21], [25] Do đó cân bằng muối - nước có liên quan chặt chẽ đến cơ chế bệnh sinh của tăng huyết áp do bệnh động mạch thận

Mô hình 1K1C (one kidney one clip)

Trong mô hình này một bên thận được cắt bỏ và thắt động mạch thận của bên thận còn lại Huyết áp sẽ tăng lên trong vòng vài giờ Do cắt một bên thận nên không có áp lực lợi tiểu và thải Na+, gây giữ muối và nước nhanh, hoạt tính renin huyết thanh không thay đổi nên tăng huyết áp sẽ phụ thuộc vào khối lượng tuần hoàn [19], [21], [25]

Mô hình 2K2C (two kidney two clip)

Mô hình 2K2C thực hiện thắt động mạch chủ hoặc cả 2 động mạch thận gây thiếu máu cục bộ thận làm tăng tiết renin dẫn đến tăng huyết áp Mô hình này có tính thực tế cao vì thiếu máu đến thận chính là một trong những nguyên nhân gây tăng huyết áp do bệnh lý động mạch thận [19]

Tăng huyết áp gây ra bằng cách tăng sức ép bên ngoài nhu mô thận: Đây là phương pháp gây tăng huyết áp ở chó, thỏ và chuột Có thể sử dụng các phương pháp sau để gây tăng huyết áp:

Tăng huyết áp bằng giấy (Page hypertension) [33]: Đặt một tờ giấy bóng

kính được đặt xung quanh thận Tờ giấy bóng kín được giữ bằng một sợi chỉ tơ gắn lỏng lẻo xung quanh rốn thận Có thể tiến hành bằng bọc cả hai thận hoặc một thận

Trang 23

được bọc và cắt bỏ thận còn lại Một vỏ fibrocollagen sẽ được hình thành xung quanh thận trong 3 - 5 ngày Lớp vỏ này chèn ép nhu mô thận gây giảm áp lực mạch máu thận, làm tăng thể tích ngoại bào, tăng sức cản ngoại vi và do đó tăng huyết áp Trên thỏ, tăng huyết áp mãn tính với sự hoạt động bình thường hoặc giảm hoạt tính renin được tạo ra sau khoảng 6 tuần Tuy nhiên, một tỷ lệ cao động vật thực nghiệm tiến triển thành tăng huyết áp nặng và động vật chết trong vòng 2 tháng [43]

Phương pháp tăng huyết áp của Grollman [23]: Trong phương pháp này, mô

thận được ép bằng các dây thắt quanh thận tạo thành một hình giống như số 8 Phương pháp này có thể sử dụng để gây THA ở chó, thỏ và chuột

Gây tăng huyết áp bằng cách tăng lượng muối trong chế độ ăn: Trong điều kiện sinh lý bình thường, thận có khả năng bài tiết dễ dàng lượng muối thừa hàng ngày do vậy mà không làm tăng thể tích dịch ngoại bào Tuy nhiên, dữ liệu dịch tễ học đã chỉ ra rằng ở cộng đồng dân cư có chế độ ăn nhiều muối hay ăn mặn sẽ có tỷ

lệ tăng huyết áp lớn [15] Thực nghiệm cho thấy lượng muối dư thừa một thời gian dài gây tăng huyết áp ở chuột, thỏ và gà con, trong đó các tác giả gây THA cho động vật thực nghiệm bằng cách thay thế nước uống hàng ngày bằng dung dịch natri clorid 1-2% dùng trong 9-12 tháng [43], [59] Cũng có thể gây tăng nhanh huyết áp trên chuột bằng cách thắt vòng số 8 quanh một bên thận và cắt bỏ thận còn lại đồng thời thay nước uống bằng dung dịch NaCl 1 – 2% trong vòng 3 tuần [65]

Gây tăng huyết áp bằng corticoid: Các glucocorticoid và mineralcorticoid thường được sử dụng để gây tăng huyết áp Các corticoid gây giữ natri và nước trong cơ thể do đó nếu sử dụng liều cao hoặc kéo dài sẽ gây THA

Selye và các cộng sự là người đầu tiên chứng minh rằng deoxycorticosteron acetat (DOCA) gây tăng huyết áp ở chuột [62] DOCA gây giữ muối và nước dẫn đến tăng thể tích máu và gây tăng huyết áp DOCA còn làm tăng tiết vasopressin dẫn đến giữ nước và co mạch Ngoài ra, hoạt động của hệ thống RAA thay đổi dẫn

Trang 24

đến làm tăng hoạt động giao cảm [15], [26] Phương pháp gây tăng THA này có thể

sử dụng trên chuột, chó và lợn [59], [68] Các mineralocorticoid như aldosteron và glucocorticoid như cortison acetat cũng có thể gây THA loại này [40], [62]

Để gây tăng huyết áp, chuột trọng lượng khoảng 100g cho ăn với chế độ ăn nhiều muối và uống dung dịch natri clorid 2% tự do thay cho uống nước Sau khi đạt trọng lượng khoảng 250g, chuột được uống DOCA hòa tan trong dầu hạt mè ở liều 10 mg/kg, hai lần/tuần trong 43 ngày [59], [61]

Trong một mô hình khác, chuột được cắt một bên thận trước khi dùng DOCA một tuần [36] Sau đó tiêm dưới da DOCA liều 25 mg/kg/tuần trong vòng 5 tuần và theo dõi huyết áp Ngoài ra cũng có thể thay tiêm dưới da DOCA bằng cấy DOCA dưới da động vật thí nghiệm theo phương pháp cấy ghép silicon với liều 200 mg/chuột [12]

Abbie I.Knowlton và cộng sự [40] tiến hành đánh giá tác dụng gây tăng huyết áp trên chuột của một glucocorticoid, cụ thể là cortison acetat liều 2,5mg/kg/ngày, so sánh với tác dụng gây tăng huyết áp của DOCA liều 2,5mg/kg/ngày, trên nền chế độ ăn hạn chế muối và chế độ ăn với hàm lượng muối cao trên động vật đã cắt bỏ tuyến thượng thận và trên động vật bình thường Kết quả thu được cho thấy mức huyết áp tăng nhanh tương tự giữa hai nhóm dùng cortison acetat và DOCA khi cho động vật ăn chế độ ăn nhiều muối

Tăng huyết áp gây ra do tái sinh tuyến thượng thận: Tăng huyết áp xảy ra ở chuột bằng cách cắt bỏ một bên thận sau đó loại bỏ tuyến thượng thận phải và trích xuất tuyến thượng thận trái Trích xuất được thực hiện bằng cách rạch một vết nhỏ trên các nang của tuyến thượng thận và ép nhẹ để dịch trong túi nang ra ngoài Chuột uống dung dịch muối 1% trong thời gian thử nghiệm Tăng huyết áp xuất hiện trong quá trình tái sinh của tuyến thượng thận trong khoảng 2 tuần [43]

Mô hình này thích hợp để gây THA ở chuột non giống cái, được sử dụng chủ yếu để nghiên cứu vai trò của các yếu tố khác nhau trong sinh lý bệnh THA [18]

Trang 25

Tăng huyết áp do thần kinh

Một trong những phản hồi quan trọng nhất trong kiểm soát áp lực máu bắt nguồn từ receptor cảm biến (baroreceptor) nằm trong xoang động mạch cảnh và cung động mạch chủ Dẫn truyền của receptor đi dọc theo dây thần kinh thứ 9 và thứ 10 Các sinap thần kinh đầu tiên có mặt trong enucleus tractus solitarius (NTS) – bó đơn độc hành não NTS không chỉ là một trung tâm chuyển tiếp, nó cũng liên kết với sinap thần kinh phức tạp, liên quan đến sự phân bổ thần kinh từ nhiều vùng não bộ và nhận thông tin từ ngoại vi Kích thích baroreceptor gây ức chế trung tâm vận mạch dẫn đến giãn mạch, chậm nhịp tim và giảm huyết áp [43] Hủy bỏ baroreceptor gây tăng áp lực máu ở chó, mèo, thỏ, do đó gây tăng huyết áp [13]

Hatton D C và cộng sự [27] đã nghiên cứu ảnh hưởng của tình trạng căng thẳng lên tăng huyết áp, kết quả cho thấy gây căng thẳng kéo dài có thể dẫn đến tình trạng THA Trong mô hình chuột tăng huyết áp giới hạn (BHR – Borderline hypertensive rats), chuột được chia làm 2 nhóm, hàng ngày được tiếp xúc với các yếu tố gây stress trong thời gian ngắn (20 phút) hoặc dài (120 phút) Sau 2 tuần kết quả thu được cho thấy chuột tiếp xúc với các yếu tố gây stress trong 120 phút có tỉ

lệ THA cao hơn đáng kể so với nhóm chuột tiếp xúc với các yếu tố gây stress trong

20 phút

Với nhiều tác nhân gây stress như kích thích cảm xúc, kích thích điện, căng thẳng tâm lý… cũng cho kết quả tăng huyết áp tương tự [30], [44] Đây là mô hình tăng huyết áp không phụ thuộc renin vì khi tăng huyết áp hoạt tính renin huyết thanh vẫn ở mức bình thường [44]

Năm 1963, Okamoto và Aoki [58] giới thiệu mô hình thử nghiệm gây tăng huyết áp mà không cần sự can thiệp sinh lý, sử dụng thuốc hoặc phẫu thuật Chuột được gây tăng huyết áp tự nhiên (SHR - spontaneous hypertensive rat) bằng phương

Trang 26

pháp di truyền giao phối cận huyết, theo cách này 100% chuột của thế hệ con cháu đều tăng huyết áp tự nhiên

Các nghiên cứu in vivo đã chỉ ra rằng trong giai đoạn đầu của tăng huyết áp,

SHR có cung lượng tim tăng lên và sức cản ngoại vi bình thường Sau khi tăng huyết áp, cung lượng tim trở về giá trị bình thường và sự phì đại mạch máu làm tăng sức cản ngoại vi [67] Trong tăng huyết áp tiến triển, SHR dần dần thay đổi cấu trúc tim có liên quan đến phì đại cơ tim [16] Chuột tăng huyết áp tự nhiên dễ bị đột quỵ (SHRSP - Stroke prone spontaneous hypertensive rat) Đây cũng là mô hình đột quỵ tự phát trên động vật thực nghiệm được sử dụng nhiều nhất, có thể sử dụng mô hình này trong nghiên cứu biện pháp phòng chống đột quỵ [74]

Mô hình này đã được áp dụng để nghiên cứu về đột quỵ ở con người [75] Sự phì đại của mạch máu dẫn đến tăng tính kháng mạch máu Khi các mạch máu trở nên ít đáp ứng chức năng và chứa nhiều mảng xơ vữa động mạch, dẫn đến nguy cơ biến chứng như xuất huyết não, huyết khối, tổn thương cơ tim trong SHR và đặc biệt là tổn thương não ở SHRSP [29] Do đó, mô hình này có thể được sử dụng để nghiên cứu cơ chế sinh bệnh, thuốc điều trị và dự phòng tăng huyết áp cũng như những biến chứng của nó

1.2.2 Một số mô hình nghiên cứu tác dụng hạ áp in vitro

Bên cạnh các mô hình đánh giá tác dụng hạ áp trên động vật thực nghiệm,

nhiều mô hình đánh giá tác dụng hạ áp in vitro đã được nghiên cứu như đánh giá tác

dụng của thuốc trên thụ thể α – adrenergic, β – adrenergic, tác dụng ức chế enzym chuyển dạng angiotensin (ACE), tác dụng trên kênh Ca2+ Trong phần này chúng

tôi xin trình bày tổng quan về các mô hình đánh giá tác dụng ức chế ACE in vitro

Để đánh giá tác dụng ức chế ACE, một số tác giả đã nghiên cứu và đánh giá bằng nhiều phương pháp khác nhau Các phương pháp được trình bày tóm tắt ở bảng 1.2

Trang 27

Bảng 1.2 Phương pháp đánh giá tác dụng ức chế ACE

A Mẫu thử + đệm phosphat

pH 8,3 + HHL, ủ ở 37°C

B Đệm borat 0,2 M - NaCl,

pH 8,3 + ACE, ủ ở 37°C trong 15 phút

Hai hỗn hợp được kết hợp và

ủ ở 37°C trong 30 phút Phản ứng được ngừng lại bằng cách đặt hỗn hợp trong nước sôi Tiếp theo cho vào hỗn hợp đệm phosphat 0,2 M,

pH 8,3 và cyanuric clorid 3% trong dioxan Đo độ hấp thụ ánh sáng ở

ACE + mẫu thử, đồng nhất hóa và ủ ở 37°C trong 5 phút

Phản ứng enzym xảy ra khi thêm vào hỗn hợp dung dịch đệm 4-(2 - Hydroxyethyl) piperazin – 1 - ethanesulfonic acid (HEPES) và hippuryl - glycyl - glycin

Đồng nhất hóa, ủ ở 37°C trong 35 phút Phản ứng kết thúc khi thêm vào hỗn hợp natri tungstat

và acid sulfuric Sau đó thêm nước cất, đệm phosphat pH 8,5 và acid trinitrobenzensulfonic Đo độ hấp thụ tại bước sóng 415 nm

Trang 28

3 Niusha

Sharifi và

cộng sự [57]

Phương pháp dựa trên sự thủy phân của

cơ chất HHL dưới tác dụng của ACE tạo thành acid hippuric, đo nồng độ acid hippuric tạo thành bằng sắc kí lỏng pha đảo

ACE + HHL ủ ở 37°C trong

30 phút đồng thời lắc với tốc độ

300 vòng/phút Sau 30 phút, phản ứng được dừng lại bằng cách thêm HCl 1M Sau đó đo nồng độ acid hippuric tạo thành bằng sắc kí lỏng pha đảo

Pha động: KH2PO4 10mM : MeOH (50:50) Tốc độ dòng: 1ml/phút Thể tích tiêm: 20l Detector: 228 nm

cơ chất HHL dưới tác dụng của ACE tạo thành acid hippuric

Chiết acid hippuric bằng ethyl acetat, loại

bỏ ethyl acetat rồi hòa tan cắn vào nước, đo ở bước sóng 228 nm

Mẫu thử + đệm HEPES – NaCl

pH 8,3 + HHL + ACE, ủ hỗn hợp này ở 37°C trong 30 phút

Phản ứng được ngừng lại bằng cách thêm dung dịch HCl 1M

Tiếp theo cho vào hỗn hợp ethyl acetat, lắc mạnh trong 2 phút Hút lấy dịch nổi phía trên Bay hơi

ở nhiệt độ 100°C trong 15 phút (tiến hành trong tủ hốt)

Hòa tan cắn trong nước Đo độ hấp thụ ánh sáng ở 228 nm

1.3 Tổng quan về cây Harrisonia perforata Merr

Tên khoa học: Harrisonia perforata Merr., họ Thanh thất (Simaroubaceae)

Tên thường gọi là Đa đa, hay còn gọi là cây Xân, Hải sơn [5], [8]

Tên khác: Paliurus perforatus Blanco., Feroniella pubescens (Wall.) Tanaka

[8]

Trang 29

1.3.1 Đặc điểm thực vật

Cây H perforata Merr là cây nhỏ mọc thành bụi trườn, gai hình chùy ở

thân Lá kép, mang 5 – 15 lá phụ, lá thon, mọc so le, không lông hoặc có lông ở gân, bìa có răng, hai mặt nhẵn, mặt trên bóng màu lục sẫm, mặt dưới nhạt, không có cuống phụ, cuống chung có cánh giữa các lá

Hoa mọc thành chùm hay chùm tụ tán Hoa trắng, đài gồm 5 thùy nhỏ có lông, tràng có 5 cánh, cánh hoa dài 6 – 8 mm, có lông, có 10 tiểu nhụy và 1 vòi nhụy

Quả nhân cứng, tròn, đỏ, hơi dẹt, to 2 – 2,5 cm Thịt quả màu đỏ đen Hạt cứng [5], [8]

1.3.2 Phân bố

H perforata Merr phân bố khá phổ biến vùng nhiệt đới Đông Nam Á, bao

gồm Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan, bán đảo Malaysia, Indonesia, Philippin [5]

Ở nước ta, vùng phân bố của H perforata Merr từ Sơn La, đến Kiên Giang

và đảo Phú Quốc Một số tỉnh ở Tây Nguyên như Kom Tum, Gia Lai, Đắc Lắc, Quảng Nam, Bình Định là nơi có cây mọc tương đối tập trung [5]

H perforata Merr thuộc loại cây bụi ưa sáng và có thể chịu được hạn,

thường mọc thành quần thể lớn ở ở rừng thay lá, rừng thưa, ven rừng và bờ nương rẫy [5], [8]

1.3.3 Bộ phận dùng

Bộ phận dùng là rễ, vỏ thân, cành lá và quả.Thu hái quanh năm, có thể dùng tươi hoặc sấy khô [5]

1.3.4 Thành phần hóa học

Trong lá, quả, thân, rễ của H perforata Merr có chứa các chromon,

limonoid, triterpenoid, và prenylated polyketid bao gồm harrisoton A–E, haperforin

A, haperforin E, 12-desacetylhaperforin A, haperforin C2, haperforin F, haperforin

G, foritin, harrisonol A, peucenin-7-methylether, O-methylalloptaeroxylin, perforatic acid, eugenin, saikochromon A, greveichromenol, và perforamon A–D

[71] Ngoài ra, H perforata Merr còn chứa 𝛽-sitosterol, obacunon,

Trang 30

herteropeucenin-7- methyl ether, perforatic acid, harrisonin [38], [39], harperforatin, harperfolid, và harperamon [12]

Quả H perforata Merr có chứa các limonoid mới gồm harpernoid A-B-C (đã phân lập được) Ngoài ra, H perforata Merr còn chứa perforin A, rutaevin, acid

pachymic, pinoresinol [73], caryolan-1,9-beta-diol, gallic acid, 4-O-ethylgallic acid, syringic acid ethyl ester, protocatechuic acid, stigmasterol, beta-daucoster, beta-sitosterol [45], [76]

1.3.5 Công dụng

Đa đa có vị đắng, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt giải độc Dân gian thường dùng vỏ thân, cành lá sắc uống chữa ỉa chảy, kiết lỵ, sốt rét Ngoài ra, Đa đa cũng được dùng chữa đau nhức xương và làm thuốc điều kinh [5], [8]

Ở Campuchia, người ta dùng quả để trị nhọt ở gan bàn chân Ở Trung Quốc, người ta dùng rễ để chế thành dạng sirô dùng uống trị sốt rét Ở Thái Lan, rễ cũng dùng làm thuốc hạ sốt [5]

Theo kinh nghiệm dân gian, cây Đa đa có tác dụng trị chóng mặt, đau đầu và lợi tiểu nhưng chưa có thử nghiệm chứng minh tại Việt Nam cũng như trên thế giới

1.3.6 Một số nghiên cứu về tác dụng của Harrisonia perforata Merr

Nguyen-Pouplin Julie và các cộng sự [56] đã nghiên cứu về tác dụng chống sốt rét và độc tế bào của một số cây thuốc chọn lọc ở miền Nam Việt Nam trong đó

có Harrisonia perforata Merr Lá của H perforata Merr đã được thu thập, tiến

hành chiết bằng nước và chiết bằng các dung môi hữu cơ khác nhau như methanol,

cyclohexan Kết quả cho thấy, H perforata Merr có hoạt tính chống sốt rét tốt với

giá trị IC50 trên Plasmodium falciparum của cao chiết H perforata Merr trong

methanol, cylohexan và cao chiết nước lần lượt là 5,1 ± 0,1; 6,7 ± 0,8; 9,4 ± 1,1

g/ml Đặc biệt cao chiết H perforata Merr trong methanol có chỉ số chọn lọc cao

lên tới 12,5 Chỉ số chọn lọc được xác định bằng tỷ lệ giữa giá trị IC50 trên tế bào ung thư biểu mô cổ tử cung hoặc các tế lưỡng bội phổi người (MRC5) với giá trị

IC50 trên Plasmodium falciparum

Choodej S và các cộng sự [12] đã nghiên cứu về tác dụng chống viêm của

các hợp chất phân lập từ Harrisonia perforata Merr gồm hai hợp chất limonoid

Trang 31

mới là harperforatin và harperfolid, và một hợp chất chromon mới là harperamon

được phân lập từ hạt và rễ của H perforata Merr., cùng với tám hợp chất đã được

biết đến trước đó Kết quả cho thấy, harperfolid có hoạt tính chống viêm mạnh do

ức chế sản xuất nitric oxid (NO) – được sản xuất từ các đại thực bào đã được hoạt hóa với giá trị IC50 là 6,51 M Harperfolid làm giảm biểu hiện của inducible nitric oxide synthase (iNOS), do đó ức chế sản xuất NO gây ra bởi lipopolisaccharid trên đại thực bào

Juckmeta T và cộng sự [35] đã nghiên cứu về tác dụng chống dị ứng của Benchalokawichian (BCW), một công thức thảo dược truyền thống của Thái Lan

BCW bao gồm rễ của năm loại thảo mộc: Ficus racemosa, Capparis micracantha,

Clerodendrum petasites, Harrisonia perforata và Tiliacora triandra Tác dụng

chống dị ứng được xác định bằng khả năng ức chế giải phóng β-hexosaminidase từ

tế bào RBL-2H3 Kết quả cho thấy hai hợp chất tinh khiết được phân lập từ BCW là pectolinarigenin và O-methylalloptaeroxylin có tác dụng dị ứng cao hơn so với cao chiết toàn phần với giá trị IC50 lần lượt là 6,3 g/ml và 14,16 g/ml Trong đó, O-

methylalloptaeroxylin là chất tinh khiết đã được phân lập từ Harrisonia perforata

theo các nghiên cứu trước đây [69], [71]

Trang 32

CHƯƠNG II: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 Đối tượng nghiên cứu

Mẫu nghiên cứu tác dụng dược lý là cắn dịch chiết lá H perforata Merr do

Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật – Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam cung cấp

Lá Đa đa (Harrisonia perforata Merr.) thu hái tại Lâm Đồng, được giám

định và xác định tên khoa học bởi Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật

Mẫu nghiên cứu được chuẩn bị như sau: Lá rửa sạch, sấy khô, bảo quản trong điều kiện sạch Tiến hành chiết nóng lá Đa đa bằng nước cất (quá trình chiết được lặp lại 3 lần) Loại nước dịch chiết dưới áp suất giảm đến khi thu được cao đặc, bảo quản cao ở nhiệt độ 2 - 8°C để thử tác dụng sinh học

2.3 Hóa chất và thiết bị

Hóa chất

- Furosemid, dung dịch tiêm 20mg/2ml, Lasix, Aventis

- Thiopental, bột pha tiêm 100mg, Rotex medical, Trittau, Germany

- Xylazin, thuốc tiêm 20mg/ml, Kepro, Holland

- Heparin, thuốc tiêm 2mg/ml, Canada

- Cortison acetat (chất chuẩn do Viện kiểm nghiệm Quốc gia cung cấp)

- Dung dịch NaCl 0,1% (g/l), Pharmedic

- Povidon iod, dung dịch 10% 90ml, Domesco

- Natri carboxymethyl cellulose (Na CMC)

- Hippuryl – l histidyl – l – leucin (HHL) (Sigma Aldrich)

Trang 33

- Dimethyl sulfoxid (Merck)

- Na2HPO4.2H2O, KH2PO4, HCl, NaOH, NaCl, H3BO3 (Sigma Aldrich)

- Enzym chuyển dạng angiotensin (angiotensin-converting enzym) (Sigma Aldrich)

- Chuồng nuôi chuột

- Máy Powerlab với bộ cảm biến thích hợp để đo huyết áp của hãng AD instrusment

- Máy đo pH (EUTECH)

- Máy ly tâm (HERMLE Z300)

- Hệ thống ELISA gồm máy đọc khay vi tinh thể (Biotek, Hoa Kì) và máy ủ lắc khay (Awareness, Hoa Kì)

- Tủ ấm (MEMMERT)

- Máy cất nước 2 lần (Halminton, Hoa Kì)

- Cân phân tích AY 220 (SHIMADZU)

- Đĩa UV 96 giếng đáy phẳng Costar 3635 (Corning)

- Máy phân tích điện giải Roche 9180

- Micropipet một kênh với các loại thể tích: 2-20 µl, 10-100 µl, 100-1000 µl, 1000-5000 µl (Eppendorf)

- Đầu côn, microtube các loại

2.4 Nội dung nghiên cứu

Đề tài thực hiện với 2 nội dung chính sau:

- Triển khai mô hình gây tăng huyết áp bằng cortison acetat trên chột cống thực nghiệm và kỹ thuật đo huyết áp động mạch trực tiếp

Trang 34

- Đánh giá tác dụng của cắn dịch chiết Harrisonia perforata Merr theo

hướng điều trị tăng huyết áp:

 Đánh giá tác dụng lợi tiểu của cắn dịch chiết Harrisonia perforata

Merr trên chuột cống trắng

 Đánh giá tác dụng hạ huyết áp của cắn dịch chiết Harrisonia

perforata Merr trên chuột cống tăng huyết áp bằng cortison acetat

 Đánh giá tác dụng ức chế ACE in vitro của cắn dịch chiết Harrisonia

perforata Merr

2.5 Phương pháp nghiên cứu

2.5.1 Triển khai mô hình gây tăng huyết áp cho chuột cống bằng cortison acetat và kỹ thuật đo huyết áp động mạch trực tiếp

Nguyên tắc gây tăng huyết áp:

Chuột được gây tăng huyết áp bằng cortison acetat Cortison acetat là một glucocorticoid, có tác dụng giữ muối, giữ nước dẫn đến tăng thể tích máu và gây tăng huyết áp

Chuột cống trắng giống đực được gây tăng huyết áp bằng cách tiêm dưới da cortison acetat và cho uống nước muối NaCl 1% liên tục trong 21 ngày Áp dụng kĩ thuật đặt catheter động mạch đùi chuột cống để đo trực tiếp huyết áp tối đa, huyết

áp tối thiểu của chuột bằng máy Powerlab có gắn bộ cảm biến thích hợp

180- Lô chứng (n = 9): chuột được uống nước

 Nhóm gây tăng huyết áp (n = 9): gây tăng huyết áp bằng tiêm dưới da cortison acetat 2,5 mg/kg kết hợp với uống nước muối NaCl 1% liên tục trong 21 ngày

Trang 35

Vào ngày thứ 22, tại thời điểm 24 giờ sau khi chuột nhận được liều cortison acetat cuối cùng, đo huyết áp tối đa, huyết áp tối thiểu trên động mạch đùi chuột bằng máy Powerlab thông qua một catheter đặt vào động mạch đùi chuột

Quá trình gây tăng huyết áp và đo huyết áp được tiến hành ở bộ môn Dược lý – Đại học Y Hà Nội

2.5.2 Đánh giá tác dụng của cắn dịch chiết Harrisonia perforata Merr theo

hướng điều trị tăng huyết áp

2.5.2.1 Đánh giá tác dụng lợi tiểu của cắn dịch chiết H perforata Merr trên chuột cống thực nghiệm

Tiến hành đánh giá tác dụng lợi tiểu của mẫu thử theo phương pháp Lipschitz [46]

Nguyên tắc

Phương pháp dựa trên so sánh sự bài xuất nước và chất điện giải ở chuột cống trắng sau khi uống mẫu thử nghiên cứu so với chuột cống trắng không dùng mẫu thử trong cùng điều kiện nghiên cứu

Cách tiến hành

Chuột cống trắng, khỏe mạnh, 10 -12 tuần tuổi, cân nặng trung bình 180 - 220g sau khi nuôi ổn định trong điều kiện phòng thí nghiệm 5 ngày, được chia ngẫu nhiên thành 4 lô, mỗi lô 10 con:

 Lô chứng: uống dung môi pha mẫu thử CMC – Na 0,5%

 Lô chứng dương: uống furosermid trong CMC – Na 0,5% liều 25 mg/kg cân nặng

 Lô thử 1: uống cắn dịch chiết H perforata Merr pha trong CMC – Na

Trang 36

Ngay sau khi cho uống mẫu thử, chuột được nhốt riêng trong các lồng và hứng nước tiểu Thu thập nước tiểu tại các thời điểm 5 giờ, 10 giờ, 24 giờ Chuột được cho ăn tự do và uống nước cưỡng bức trong suốt quá trình thí nghiệm

Tiến hành đo tổng thể tích nước tiểu thu được của chuột sau 5 giờ, 10 giờ và

24 giờ Nước tiểu của mỗi chuột được đựng trong ống đong riêng và được bảo quản lạnh Sau đó, nước tiểu tích lũy sau 10 giờ của chuột được mang đi phân tích các chỉ

số Na+, K+, Cl- bằng máy phân tích điện giải Roche 9180 tại khoa Sinh hóa – bệnh viện Bạch Mai

Nguyên tắc định lượng Na + , K + , Cl - trong nước tiểu:

Máy phân tích điện giải Roche AVL 9180 sử dụng điện cực chọn lọc ion để định lượng nồng độ các chất điện giải trong dung dịch mẫu thử Màng chọn lọc ion

có tác dụng ngăn cách dung dịch mẫu cần định lượng và dung dịch chất điện ly chuẩn Màng hoạt động như một hệ trao đổi ion, trên màng xảy ra phản ứng đặc hiệu giữa các ion có trong dung dịch chuẩn và các ion trong dung dịch mẫu cần định lượng Trong máy Roche AVL 9180 điện cực Na+

là một điện cực màng thủy tinh gồm một ống thủy tinh chọn lọc ion Na+ Điện cực K+ và Cl- cũng có màng điện cực thủy tinh chọn lọc tương ứng các ion K+ và Cl- Thế của mỗi điện cực được tính theo thế điện cực chuẩn là Ag+/AgCl, từ đó xác định được nồng độ các ion Na+, K+,

Cl- trong mẫu nước tiểu chuột

Các chỉ tiêu đánh giá:

+ Thể tích nước tiểu thu được sau 5 giờ, 10 giờ và 24 giờ

+ Nồng độ Na+, K+, Cl- trong nước tiểu tích lũy sau 10 giờ

2.5.2.2 Đánh giá tác dụng hạ huyết áp của cắn dịch chiết H perforata Merr

Nguyên tắc tiến hành:

Chuột cống được gây tăng huyết áp đã bằng cortison acetat và sau đó cho

chuột uống cắn dịch chiết H perforata Merr So sánh huyết áp tối đa, huyết áp tối

thiểu, huyết áp trung bình của chuột tăng huyết áp uống mẫu thử so với chuột tăng huyết áp không dùng mẫu thử để đánh giá tác dụng hạ huyết áp của mẫu thử

Trang 37

 Lô chứng dương (n = 9): uống nước muối NaCl 1%, tiêm dưới da cortison acetat 2,5 mg/kg và uống hydroclorothiazid pha trong CMC –

Sau khi tiêm cortison acetat 17 ngày, bắt đầu cho chuột uống mẫu thử hoặc dung môi dùng pha mẫu thử (đối với lô chứng bệnh) liên tục trong 5 ngày 24 giờ sau khi chuột nhận liều cortison acetat và liều mẫu thử cuối cùng, tiến hành đo huyết áp trực tiếp trên động mạch chuột cống bằng cách đặt catheter vào động mạch đùi chuột Đo huyết áp trên máy Powerlab có gắn bộ cảm biến thích hợp tại bộ môn Dược lý – Đại học Y Hà Nội

Huyết áp trung bình của động vật thí nghiệm được tính theo công thức:

HA TB = (2 x HA TT + HA TĐ )/3

Trong đó:

HATB: huyết áp trung bình

HATT: huyết áp tối thiểu

HATĐ: huyết áp tối đa

Ngày đăng: 28/12/2015, 14:08

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Bộ môn Dược lâm sàng - Đại học Dược Hà Nội (2001), Dược lâm sàng và điều trị, NXB Y học, tr. 199 - 220 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dược lâm sàng và điều trị
Tác giả: Bộ môn Dược lâm sàng - Đại học Dược Hà Nội
Nhà XB: NXB Y học
Năm: 2001
5. Đỗ Huy Bích, và cộng sự (2006), Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam, NXB Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội, tr. 714 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam
Tác giả: Đỗ Huy Bích, và cộng sự
Nhà XB: NXB Khoa học và kỹ thuật
Năm: 2006
7. Phạm Gia Khải, Nguyễn Lân Việt, Phạm Thái Sơn và cộng sự (2003), "Tần suất tăng huyết áp và các yếu tố nguy cơ ở các tỉnh phía Bắc Việt Nam 2001- 2002", Tạp chí Tim mạch học Việt Nam, 33, tr. 9-15 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tần suất tăng huyết áp và các yếu tố nguy cơ ở các tỉnh phía Bắc Việt Nam 2001-2002
Tác giả: Phạm Gia Khải, Nguyễn Lân Việt, Phạm Thái Sơn và cộng sự
Năm: 2003
8. Phạm Hoàng Hộ (2003), Cây cỏ Việt Nam, NXB trẻ, Hà Nội, tr. 382. Tài liệu tiếng nước ngoài Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cây cỏ Việt Nam
Tác giả: Phạm Hoàng Hộ
Nhà XB: NXB trẻ
Năm: 2003
9. Badyal D.K., Dadhich A.P., Lata H. (2003), "Animal models of hypertension and effect of drugs", Indian Journal of Pharmacology, 35(6), pp. 349-362 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Animal models of hypertension and effect of drugs
Tác giả: Badyal D.K., Dadhich A.P., Lata H
Năm: 2003
10. Cangiano J. L., Rodriguez-Sargent C., Martinez-Maldonado M. (1979), "Effects of antihypertensive treatment on systolic blood pressure and renin in experimental hypertension in rats", J Pharmacol Exp Ther, 208(2), pp. 310- 3 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Effects of antihypertensive treatment on systolic blood pressure and renin in experimental hypertension in rats
Tác giả: Cangiano J. L., Rodriguez-Sargent C., Martinez-Maldonado M
Năm: 1979
11. Chaudhar S. K., De A., Bhadra S., Mukherjee P. K. (2015), "Angiotensin- converting enzyme (ACE) inhibitory potential of standardized Mucuna pruriens seed extract", Pharm Biol, 53(11), pp. 1614-20 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Angiotensin-converting enzyme (ACE) inhibitory potential of standardized Mucuna pruriens seed extract
Tác giả: Chaudhar S. K., De A., Bhadra S., Mukherjee P. K
Năm: 2015
12. Choodej S., Sommit D., Pudhom K. (2013), "Rearranged limonoids and chromones from Harrisonia perforata and their anti-inflammatory activity", Bioorg Med Chem Lett, 23(13), pp. 3896-900 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Rearranged limonoids and chromones from Harrisonia perforata and their anti-inflammatory activity
Tác giả: Choodej S., Sommit D., Pudhom K
Năm: 2013
13. Cowley A. W., Liard J. F., Guyton A. C. (1973), "Role of baroreceptor reflex in daily control of arterial blood pressure and other variables in dogs", Circ Res, 32(5), pp. 564-76 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Role of baroreceptor reflex in daily control of arterial blood pressure and other variables in dogs
Tác giả: Cowley A. W., Liard J. F., Guyton A. C
Năm: 1973
14. Cushman D. W., Cheung H. S. (1971), "Spectrophotometric assay and properties of the angiotensin-converting enzyme of rabbit lung", Biochem Pharmacol, 20(7), pp. 1637-48 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Spectrophotometric assay and properties of the angiotensin-converting enzyme of rabbit lung
Tác giả: Cushman D. W., Cheung H. S
Năm: 1971
15. Dahl L. K. (2005), "Possible role of salt intake in the development of essential hypertension. 1960", Int J Epidemiol, 34(5), pp. 967-72; discussion 972-4, 975-8 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Possible role of salt intake in the development of essential hypertension. 1960
Tác giả: Dahl L. K
Năm: 2005
16. Engelmann G. L., Vitullo J. C., Gerrity R. G. (1987), "Morphometric analysis of cardiac hypertrophy during development, maturation, and senescence in spontaneously hypertensive rats", Circ Res, 60(4), pp. 487-94 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Morphometric analysis of cardiac hypertrophy during development, maturation, and senescence in spontaneously hypertensive rats
Tác giả: Engelmann G. L., Vitullo J. C., Gerrity R. G
Năm: 1987
17. Ferrario C.M. (1990), "Importance of rennin-angiotensin- aldosteronesystem (RAS) in the physiology and pathology of hypertension", Drugs, 39, pp. 1-8 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Importance of rennin-angiotensin-aldosteronesystem (RAS) in the physiology and pathology of hypertension
Tác giả: Ferrario C.M
Năm: 1990
18. Foulkes R., Gardiner S. M., Bennett T. (1988), "Models of adrenal regeneration hypertension in the rat", J Hypertens, 6(2), pp. 117-22 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Models of adrenal regeneration hypertension in the rat
Tác giả: Foulkes R., Gardiner S. M., Bennett T
Năm: 1988
19. Ganong W.F. (2012), "Review of medical physiology, 24th ed", McGraw- Hill Education, New York pp. 521 - 533 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Review of medical physiology, 24th ed
Tác giả: Ganong W.F
Năm: 2012
20. Ghosh M.N. (2015), Fundamentals of experimental pharmacology, 6th ed. , Hilton &amp; Company, Calcutta Sách, tạp chí
Tiêu đề: Fundamentals of experimental pharmacology, 6th ed
Tác giả: Ghosh M.N
Năm: 2015
21. Goldblatt H. (1960), "Direct determination of systemic blood pressure and production of hypertension in the rabbit", Proc Soc Exp Biol Med, 105, pp.213-6 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Direct determination of systemic blood pressure and production of hypertension in the rabbit
Tác giả: Goldblatt H
Năm: 1960
23. Grollman A. (1955), "The effect of various hypotensive agents on the arterial blood pressure of hypertensive rats and dogs", J Pharmacol Exp Ther, 174, pp. 263-70 Sách, tạp chí
Tiêu đề: The effect of various hypotensive agents on the arterial blood pressure of hypertensive rats and dogs
Tác giả: Grollman A
Năm: 1955
24. Gross F. (1980), "Experimental models of hypertension and their use in the evaluation of antihypertensive drugs. In: Arterial hypertension: the gestation and birth of a WHO expert committee report", pp. 198-208 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Experimental models of hypertension and their use in the evaluation of antihypertensive drugs. In: Arterial hypertension: the gestation and birth of a WHO expert committee report
Tác giả: Gross F
Năm: 1980
25. Guyton A. C., Hall J. E. (2015), Textbook of Medical Physiology, 13th ed, Saunders Company, Philadelphia, pp. 161-230 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Textbook of Medical Physiology, 13th ed
Tác giả: Guyton A. C., Hall J. E
Năm: 2015

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w