Quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đã tạo nên sự tăng trưởng kinh tế đất nước ta nhưng cũng đang làm nảy sinh những vấn đề ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí ở các thành phố lớn và các khu công nghiệp. Tài nguyên khoáng sản và rừng bị khai thác quá mức, cân bằng sinh thái bị phá vỡ, nguồn nước bị cạn kiệt; những sự cố môi trường như mưa axit, thủng tầng ozon, hiệu ứng nhà kính.... xảy ra ngày càng nghiêm trọng. Cùng với quá trình công nghiệp hoá của đất nước, nhu cầu về xây dựng dân dụng và công nghiệp rất lớn, từ đó công nghiệp SXXM của đất nước ta đã phát triển nhanh chóng, đem lại nhiều lợi ích thiết thực
MỞ ĐẦU Quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đã tạo nên sự tăng trưởng kinh tế đất nước ta nhưng cũng đang làm nảy sinh những vấn đề ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí ở các thành phố lớn và các khu công nghiệp. Tài nguyên khoáng sản và rừng bị khai thác quá mức, cân bằng sinh thái bị phá vỡ, nguồn nước bị cạn kiệt; những sự cố môi trường như mưa axit, thủng tầng ozon, hiệu ứng nhà kính xảy ra ngày càng nghiêm trọng. Cùng với quá trình công nghiệp hoá của đất nước, nhu cầu về xây dựng dân dụng và công nghiệp rất lớn, từ đó công nghiệp SXXM của đất nước ta đã phát triển nhanh chóng, đem lại nhiều lợi ích thiết thực như: đáp ứng kịp thời nhu cầu ngày càng tăng về số lượng và chất lượng cho công nghiệp xây dựng và dân dụng, thu hút một lượng lớn lao động của xã hội, đóng góp với tỷ trọng lớn cho ngân sách Quốc gia (chiếm 10-12% GDP của toàn ngành công nghiệp). Tuy nhiên, bên cạnh các yếu tố tích cực, công nghiệp SXXM cũng là một trong những nhóm ngành tiêu thụ tài nguyên thiên nhiên rất lớn và gây các tác động xấu tới môi trường. Để giảm thiểu tác động tới môi trường thì giải pháp phòng ngừa ô nhiễm phải được coi trọng. SXSH là một chiến lược phòng ngừa ô nhiễm nhằm giảm thiểu tác động tới môi trường gây ra bởi quá trình hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp, cũng qua đó đem lại lợi ích rất lớn về kinh tế và xã hội cho các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất khi triển khai chương trình SXSH. Ngành SXXM có rất nhiều tiềm năng để áp dụng thành công các giải pháp SXSH. Tuy nhiên, hiện lại chưa có nhiều các nhà máy xi măng ở Việt Nam áp dụng. Bên cạnh chiến lược phòng ngừa thì các giải pháp xử lý các loại chất thải cũng cần được quan tâm vì cho dù có thực hiện tốt đến đâu các giải pháp phòng ngừa thì chất thải cũng phát sinh và gây ô nhiễm. Sự kết hợp SXSH và các giải pháp xử lý chất thải sẽ mang lại hiệu quả về môi trường tối đa với các cơ sở SX. Vì vậy, mục tiêu của Khoá luận là tìm kiếm các cơ hội áp dụng SXSH cho 1 nhà máy XM đồng thời các giải pháp xử lý chất thải cho nhà máy cũng được nghiên cứu đề xuất. Khoá luận tốt nghiệp Phạm Văn Duy Các nội dung chính của Khoá luận tốt nghiệp: Đánh giá, đề xuất các giải pháp SXSH và xử lý chất thải cho Công ty xi măng Bút Sơn bao gồm tìm hiểu công nghệ sản xuất, vấn đề môi trường phát sinh, hiện trạng chất lượng môi trường và các giải pháp SXSH và xử lý chất thải nhà máy đang áp dụng, qua đó cũng đề xuất các giải pháp nhằm giảm thiểu ô nhiễm của nhà máy xi măng Bút Sơn, các giải pháp SXSH và xử lý chất thải này có thể được tham khảo áp dụng tại các nhà máy sản xuất xi măng có cùng quy mô và công nghệ SX. 2 Khoá luận tốt nghiệp Phạm Văn Duy CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Giới thiệu chung về sản xuất xi măng ở Việt Nam Cùng với ngành công nghiệp than, dệt, đường sắt, ngành sản xuất xi măng ở nước ta đã được hình thành từ rất sớm. Bắt đầu là việc khởi công xây dựng nhà máy xi măng Hải Phòng vào ngày 25/12/1889, cái nôi đầu tiên của ngành sản xuất xi măng Việt Nam. Trải qua hơn một thế kỷ xây dựng và phát triển, đội ngũ những người thợ sản xuất xi măng Việt Nam ngày càng lớn mạnh. Với lực lượng cán bộ, công nhân gần 50.000 người, ngành sản xuất xi măng Việt Nam 3 Khoá luận tốt nghiệp Phạm Văn Duy đã đạt được những thành tựu to lớn, đóng góp quan trọng vào sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Từ năm 1996, Hiệp hội Xi măng Việt Nam được thành lập đến nay đã quy tụ gần 90 thành viên, trong đó phải kể đến các công ty xi măng lớn đóng góp quan trọng vào nền kinh tế đất nước như là Hoàng Thạch, Bỉm Sơn, nhà máy xi măng Hải Phòng, Hà Tiên, Bút Sơn, Đồng Nai. Sản xuất xi măng hàng năm của các thành viên trong hiệp hội xi măng đều vượt kế hoạch được giao. Riêng năm 2004 cả nước đã sản xuất và tiêu thụ đạt trên 27 triệu tấn, trong đó Tổng công ty xi măng Việt Nam đạt 12,5 triệu tấn, xi măng địa phương đạt 7,1 triệu tấn, các công ty liên doanh đạt 7,4 triệu tấn. Sản xuất kinh doanh của toàn ngành luôn đạt mức tăng trưởng cao, đóng góp ngày càng tăng cho ngân sách Nhà nước, đời sống vật chất, tinh thần của người thợ xi măng. Hiện nay nhiều nhà máy xi măng lớn đã xây dựng thống nhất áp dụng được hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9000 và hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14000. Tuy vậy còn nhiều công ty xi măng địa phương, liên doanh còn nhập các công nghệ sản xuất lạc hậu, xi măng kém chất lượng, gây ô nhiễm môi trường. Với nhu cầu xi măng lớn của thị trường còn có hiện tượng xây dựng ồ ạt các nhà máy nhỏ với công nghệ lạc hậu tại các địa phương gây nguy cơ về sự cố môi trường và nền kinh tế đất nước. Theo định hướng phát triển giai đoạn từ nay đến năm 2020 đã được Chính phủ đã phê duyệt thì phải xây dựng thêm một loạt các nhà máy xi măng mới như: Bình Phước, Hoàng Thạch 3, Bút Sơn 2, Bỉm Sơn mới, nhằm nâng công suất của ngành sản xuất xi măng nước ta lên trên 40 triệu tấn/ năm với mức đầu tư tới gần 6 tỷ USD, để cho ngành công nghiệp xi măng Việt Nam tiến vững chắc trong quá trình hội nhập khu vực và quốc tế. Tuy nhiên là một loại hình sản xuất đặc thù, sản xuất xi măng cũng gây những hậu quả về ô nhiễm môi trường, đặc biệt là môi trường không khí. Tại nhiều nhà máy việc tận dụng các phế thải làm nguyên liệu đầu vào chưa được chú trọng, công tác quản lý và xử lý chất thải còn mang tính hình thức, đối phó gây sự phản ứng quyết liệt của người dân địa phương. 4 Khoá luận tốt nghiệp Phạm Văn Duy 1.2. Các nội dung cơ bản của SXSH 1.2.1. Phương pháp luận về SXSH Trong hệ thống thứ bậc quan tâm trong lĩnh vực quản lý môi trường thì giải pháp phòng ngừa chất thải, tái chế, tái sử dụng tại chỗ hiện đang được tập chung áp dụng. Định hướng được thực hiện trong việc giảm thiểu ô nhiễm, tổn thất năng lượng, nguyên liệu thô, nước, qua đó tiết kiệm được kinh phí từ việc giảm chi phí lắp đặt, vận hành thiết bị xử lý. SXSH phải được coi là bộ phận căn bản của bất kỳ hệ thống quản lý ô nhiễm toàn diện nào, dù đó là cấp xí nghiệp hay ở cấp toàn nền kinh tế quốc dân, và một điều chú ý nữa là SXSH có thể được áp dụng cho bất kỳ doanh nghiệp nào, cho ngành sản xuất nào. Theo định nghĩa về SXSH của tổ chức môi trường Liên hiệp quốc (UNEP) thì: SXSH là tiếp cận áp dụng liên tục chiến lược phòng ngừa tổng hợp về môi trường đối với các quá trình sản xuất, sản phẩm và dịch vụ nhằm nâng cao hiệu suất sinh thái và giảm thiểu rủi ro cho con người và môi trường. Đối với quy trình SXSH bao gồm: Thay đổi nguyên liệu + Giảm hoặc loại bỏ sử dụng các nguyên liệu nguy hiểm như các chất hoạt tố kim loại nặng, thuốc nhuộm và các dung môi chứa clo. + Dùng các nguyên liệu có chất lượng cao hơn và tinh khiết hơn để tránh đưa các chất nhiễm bẩn vào dây chuyền sản xuất. + Dùng các nguyên liệu tái chế để tạo ra thị trường cho những sản phẩm này. Cải thiện về vận hành sản xuất và quản lý nội vi nhà máy + Giảm tổn thất nguyên liệu, sản phẩm và năng lượng do rò rỉ và để tràn. + Đặt thiết bị nhằm giảm thiểu chảy tràn, tổn thất và nhiễm bẩn trong quá trình vận chuyển nguyên vật liệu. + Sử dụng các khay hoặc tấm chắn để thu gom nguyên liệu rò rỉ + Bố trí các ca sản xuất sao cho giảm được nhu cầu làm vệ sinh thiết bị. 5 Khoá luận tốt nghiệp Phạm Văn Duy + Giảm thiểu lượng nguyên liệu của mỗi mẻ nhằm giảm lượng chất thải khi làm vệ sinh. + Cải thiện công tác quản lý, kiểm kê nguyên liệu và sản phẩm để tránh hư hỏng và quá hạn. + Cải tiến chu kỳ bảo dưỡng để tránh tổn thất do hỏng hóc máy móc và thiết bị. + Tắt điện khi không dùng. + Tránh đổ chung các loại dòng thải khác nhau. + Tuyên truyền ý thức cho công nhân và những người vận hành về tiết kiệm nguyên liệu, tránh rò rỉ, rơi vãi, tiết kiệm sử dụng nước, điện trong sinh hoạt, có hình thức khen thưởng, kỷ luật đối với các phân xưởng hay cá nhân thực hiện tốt hay không chấp hành nội quy của nhà máy. Tái sử dụng tại nhà máy + Tuần hoàn nước làm mát và nước công nghệ, các dung môi và các vật liệu khô tại nhà máy hoặc xí nghiệp. + Thu hồi năng lượng nhiệt ở bất cứ công đoạn nào có thể thu hồi được. + Tìm cách hạn chế sử dụng những nguyên liệu không mong muốn. + Tạo ra các sản phẩm phụ hữu ích từ các vật liệu “thải” . Thay đổi công nghệ + Thay đổi thiết bị, bố trí mặt bằng sản xuất, hệ thống ống dẫn để nâng cao hiệu quả và cải thiện dòng nguyên liệu trong quá trình sản xuất. + Dùng các thiết bị tự động và thiết bị kiểm soát công nghệ tốt hơn để tránh tạo ra các sản phẩm có chất lượng thấp và sản phẩm không mong muốn. + Cải tiến các điều kiện công nghệ như tốc độ dòng, nhiệt độ, áp suất và thời gian lưu để nâng cao năng suất sản phẩm và giảm lượng chất thải. + Dùng các tác nhân hoặc các thiết bị phụ trợ cho dây truyền sản xuất như các chất xúc tác một cách tối ưu hơn. + Lắp đặt các thiết bị rửa ngược dòng. + Chuyển sang sử dụng các thiết bị làm sạch cơ học, nhằm tránh sử các dung môi cho quá trình làm sạch. 6 Khoá luận tốt nghiệp Phạm Văn Duy + Lắp đặt các động cơ có hiệu suất cao và bộ phận điểu khiển tốc độ bơm để giảm mức tiêu thụ năng lượng và nước. Thay đổi sản phẩm + Tạo ra các sản phẩm mới để giảm tác động quá trình sử dụng sản phẩm. + Tăng tuổi thọ của sản phẩm. + Tăng khả năng tái chế bằng cách loại bỏ các bộ phận hoặc thành phẩm không tái chế được trong các sản phẩm. + Thiết kế các sản phẩm sao cho các sản phẩm này có thể tháo dỡ và tái chế dễ dàng. + Loại bỏ việc bao gói không cần thiết. Mặc dù các khái niệm như hiệu quả sinh thái, giảm thiểu chất thải hay phòng ngừa ô nhiễm đều có chung mục tiêu là loại trừ, giảm thiểu ô nhiễm ngay tại nguồn phát sinh. Tuy nhiên, chiến lược SXSH có điểm khác biệt ở chỗ đây là một hệ thống các phương pháp, thủ tục đánh giá các nguyên nhân gây ra ô nhiễm và phát triển các phương án có thể áp dụng trên thực tiễn. Nội dung chiến lược SXSH bao gồm hệ thống quản lý SXSH được xác định rõ ràng, cho phép liên tục cải thiện tình hình kinh tế và môi trường của doanh nghiệp. SXSH không chỉ là một chiến lược trong lĩnh vực môi trường mà còn bao gồm cả trong mình những nội dung kinh tế quan trọng. Trong bối cảnh của chiến lược này, chất thải được coi là một loại “sản phẩm” có giá trị kinh tế âm. Chính vì vậy, mọi hoạt động làm giảm mức tiêu thụ nguyên vật liệu, năng lượng, ngăn ngừa hoặc làm giảm bớt việc phát sinh chất thải đều có tác dụng nâng cao năng suất, đem lại lợi ích tài chính cho các doanh nghiệp. 1.2.2. Những lợi ích do SXSH mang lại Trong sự phát triển lâu dài SXSH là phương cách tốt nhất để kết hợp các lợi ích kinh tế và lợi ích môi trường trong công ty. SXSH không chỉ giúp tránh được các tác động môi trường và sức khỏe xấu mà còn mang lại nhiều lợi ích trực tiếp cho các doanh nghiệp, các nhà máy hay xí nghiệp. Lợi ích về mặt kinh tế , xã hội * Xét dưới góc độ kinh tế: 7 Khoá luận tốt nghiệp Phạm Văn Duy + Mục tiêu của SXSH là tránh sự ô nhiễm bằng cách sử dụng tài nguyên, nguyên vật liệu và năng lượng một cách hiệu quả nhất. Việc áp dụng SXSH trong sản xuất sẽ giúp giảm chi phí đầu vào, sản lượng sản phẩm tăng cao, chất lượng sản phẩm được duy trì ổn định. Từ đó cải thiện vị trí của doanh nghiệp, tăng lợi thế so sánh, sức cạnh tranh trên thị trường thông qua người tiêu dùng. Mặt khác lượng chất thải công nghiệp cũng sẽ giảm đi dẫn tới chi phí thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải được giảm xuống, tiết kiệm nguy cơ phải trả cho chi phí đền bù, thiệt hại do ô nhiễm gây ra cũng sẽ được giảm thiểu. + Các tổ chức cho vay tài chính hiện nay trên thế giới cũng như ở Việt Nam càng ngày càng nhận thức được các tác hại của việc huỷ hoại môi trường và tài nguyên do hoạt động sản xuất công nghiệp gây ra. Việc lập kế hoạch về SXSH và bảo vệ môi trường gắn liền với kế hoạch sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cũng sẽ mang lại ấn tượng tốt về công tác BVMT của doanh nghiệp với các tổ chức cho vay vốn hỗ trợ tài chính sẽ được thuận lợi hơn. + Thị trường hàng hoá hiện nay đặc biệt là các thị trường khó tính như Mỹ, EU, Nhật Bản . ngày càng quan tâm tới hình ảnh của doanh nghiệp thông qua hoạt động BVMT. Khi doanh nghiệp đáp ứng tốt các tiêu chuẩn về môi trường trong nước và có các giải pháp tiếp cận về quản lý môi trường như thực hiện SXSH, xây dựng quy trình sản xuất theo tiêu chuẩn ISO 14000, nhãn sinh thái . doanh nghiệp sẽ có nhiều cơ hội để mở rộng thị trường cho sản phẩm của mình. * Xét về phương diện xã hội: + SXSH sẽ nâng cao năng suất sản phẩm mà không làm tăng chi phí đầu vào. Từ đó nhu cầu và các chi phí xã hội có liên quan cho việc khai thác các nguồn tài nguyên được giảm thiểu. + Áp dụng SXSH sẽ giúp các doanh nghiệp tuân thủ các luật định về môi trường một cách dễ dàng hơn, đơn giản và rẻ tiền hơn do các chất thải được giảm thiểu ngay tại nguồn. + Cùng với việc áp dụng SXSH, việc nhận thức được tầm quan trọng của môi trường lao động đảm bảo an toàn và trong lành của đội ngũ cán bộ công 8 Khoá luận tốt nghiệp Phạm Văn Duy nhân viên ngày càng gia tăng. Từ đó họ sẽ có ý thức hơn trong lao động sản xuất nhằm kiểm soát nguồn gây ô nhiễm, sức khỏe của người lao động được quan tâm cải thiện. Năng suất lao động tăng sẽ tạo ra lợi nhuận và phúc lợi xã hội cao hơn. Lợi ích về mặt môi trường + Khi áp dụng SXSH các doanh nghiệp sẽ có cơ hội giảm lượng tài nguyên tiêu thụ tránh được nguy cơ làm cạn kiệt một số nguồn tài nguyên không tái tạo thậm chí cả tài nguyên tái tạo như nước từ đó góp phần tới mục tiêu phát triển bền vững. + SXSH hạn chế lượng chất thải và làm giảm nhẹ ô nhiễm ngay tại nguồn phát sinh nên sẽ làm giảm rủi ro đối với sức khỏe con người. Đồng thời cũng sẽ là giảm nguy cơ vượt qua khả năng chứa đựng và hấp thụ chất thải của môi trường. 1.2.3. Những trở ngại thách thức khi triển khai chương trình SXSH Từ những bài học triển khai chương trình SXSH trong nhiều năm qua cho thấy các rào cản chủ yếu khi tiến hành SXSH ở nước ta là: + Lãnh đạo các cấp, nhất là lãnh đạo các doanh nghiệp còn thiếu thông tin chưa có nhận thức đầy đủ về SXSH và ngại thay đổi thói quen vốn có, sức ép về lợi nhuận ngắn hạn. Vì vậy mà các doanh nghiệp thường chưa quan tâm đúng 9 Nâng cao tính cạnh tranh và chỗ đứng trên thị trường Nâng cao năng suất Thực hiện chiến lược SXSH Giảm chi phí sản xuất và giảm chất thải ra môi trường Nâng cao chât lượng sản phẩm tăng hiệu suất trên một đơn vị sản phẩm Tăng lợi nhuận cho công ty Khích lệ đổi mới Sản xuất sạch Hình 1: Lợi ích của SXSH Khoá luận tốt nghiệp Phạm Văn Duy mức tới việc vận dụng SXSH trong quá trình phát triển công nghiệp thương mại và công nghệ môi trường. + Mâu thuẫn giữa nhu cầu về SXSH và khả năng đáp ứng, đội ngũ chuyên gia tư vấn vừa yếu về số lượng vừa yếu về chất lượng. Ngoài ra các doanh nghiệp và tổ chức tư vấn còn thiếu các thông tin về SXSH, công nghệ sạch cũng như phương tiện kỹ thuật để thực hiện đánh giá SXSH. + Ở nước ta hiện nay, việc đẩy mạnh áp dụng SXSH vào thực tiễn hoạt động công nghiệp còn chưa có thể chế và hệ thống tổ chức. Bên cạnh đó, thị trường trong nước còn chưa tạo ra sức ép động lực để thúc đẩy việc tiến hành đánh giá SXSH trong hoạt động của các doanh nghiệp. + Khó khăn trong việc tiếp cận tổ chức tài chính và chưa có cơ chế khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư theo hướng tiến tới một nền sản xuất sạch. 1.3. Đặc tính thải và vấn đề xử lý chất thải tại nhà máy sản xuất xi măng 1.3.1. Đặc tính thải của sản xuất xi măng Nguồn chất phát sinh chất ô nhiễm và tính chất chất ô nhiễm phát sinh do hoạt động của Nhà máy xi măng được trình bày một cách tóm tắt như sau: 10 [...]... làm cho cơ tim phải làm việc Canxinơ nhiều hơn, chức năng của thận, của hệ thần Nghiền kinhchứa ương cũng bị ảnh hưởng Két trung Khí nóng 3.2 ĐÁNH GIÁ, ĐỀ XUẤT CÁC quay PHÁP SXSH VÀ XỬ LÝ CHẤT Lò GIẢI Dầu FO THẢI CHO CÔNG TY XI MĂNG BÚT SƠN Bụi Làm công clinker 3.2.1 Khí nóng Phân tích dây chuyềnnguội nghệ Dây chuyền công nghệ được phân tích dựa trên quy trình công nghệ của Đập clinker nhà máy và đánh. .. tương đối bền) cần phải được xử lý triệt để Thông thường công nghệ xử lý nước thải thường ứng dụng các quá trình xử lý cơ học, sinh học và hoá lý để xử lý cặn lơ lửng (SS), chất thải hữu cơ (BOD5, COD), độ đục, dầu mỡ, kim loại nặng Hệ thống xử lý nước thải thường được chia làm 3 hệ thống phụ là: Xử lý bậc một (Primary treatment), xử lý bậc hai (Secondary treatment) và xử lý bậc ba/ bậc cao (Tertiarry/... trung vào nghiên cứu công nghệ sản xuất của nhà máy xi măng Bút Sơn, đặc biệt là những công đoạn tiêu tốn nhiều năng lượng và phát sinh chất thải lớn như lò nung, nghiền XM từ đó nghiên cứu các biện pháp giảm thiểu tiêu thụ nhiên liệu và năng lượng của nhà máy, các biện pháp tuần hoàn, tái sử dụng nước và nguyên nhiên liệu nhà máy đang thực hiện và chưa thực hiện Chất ô nhiễm phát sinh và các biện pháp. .. clinker Nghiền xi măng Chứa và đóng bao xi măng Nồi hơi Phạm Văn Duy Bụi than, khí thải Khí thải Bụi, khí thải Bụi Bụi xi măng, khí thải Bụi xi măng Khí thải, bụi Tóm lại, nguồn gây ô nhiễm không khí chủ yếu do khói của lò hơi, bụi trong quá trình nghiền đập, vận chuyển nguyên liệu, nhiên liệu, xi măng và khí độc hại, bụi từ quá trình nung và nghiền XM Các chất ô nhiễm đặc trưng từ hệ thống sản xuất tới... sản xuất các loại xi măng mác cao hoặc các loại xi măng khác như xi măng ít toả nhiệt, xi măng đóng rắn nhanh, xi măng làm đường 3.1.3 Vấn đề môi trường phát sinh 3.1.3.1 Bụi và các khí thải công nghiệp Đối với SXXM, vấn đề ô nhiễm không khí là chủ yếu mà nguyên nhân chính là do việc phát thải bụi và khí thải độc hại trong quá trình hoạt động SX Nguyên nhân gây phát sinh bụi và khí thải được chúng tôi... khí NGHIỀN Thạch cao Chất độn Xỷ lò cao Tro bay 1000g xi măng Không khí Hình 3 : Cân bằng vật liệu cho 1kg xi măng PBC 30 3.2.3 Phân tích nguyên nhân phát thải và đề xuất các giải pháp SXSH Việc áp dụng SXSH trong ngành công nghiệp xi măng thì chủ yếu tập trung vào tiết kiệm tiêu thụ than, tiêu thụ điện năng, giảm tiêu thụ nguyên liệu đầu vào, giảm lượng bụi phát sinh ra ngoài và giảm tiêu thụ nước... dụng và có thể áp dụng Từ đó đưa ra các đánh giá, nghiên cứu hiện trạng chất lượng môi trường của công ty dựa trên các kết quả quan trắc và phân tích của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Hà Nam, của Ban kỹ thuật an toàn nhà máy 2.2 Phương pháp nghiên cứu 2.2.1 Phương pháp đánh giá SXSH Việc đánh giá và đề xuất SXSH dựa trên Quy trình thực hiện SXSH bao gồm 6 bước và 18 nhiệm vụ (được trình bày trong... Nguồn: Phòng hành chính công ty xi măng Bút Sơn 3.1.2.2 Quy trình công nghệ của nhà máy xi măng Bút Sơn Quy trình công nghệ của nhà máy được trình bày chi tiết trong phụ lục 17, 18 trang 51, 52 Dưới đây chúng tôi mô tả tóm tắt dây chuyền công nghệ của nhà máy: + Xi măng được sản xuất bằng lò quay theo phương pháp khô, với các thiết bị công nghệ, hệ thống kiểm tra, đo lường điều chỉnh và điều khiển tự động... đầu đưa ra bảng đánh giá sơ bộ của các đề xuất về SXSH: Ghi chú: Các thứ tự giải pháp như đã trình bày trong phần đề xuất các giải pháp Điểm tính: Yêu cầu kỹ thuật: Cao =1; TB = 2: Thấp = 3 Chi phí đầu tư dự kiến: Cao =1; TB = 2: Thấp = 3 Chi phí vận hành dự kiến: Cao =1; TB = 2: Thấp = 3 Lợi ích môi trường dự kiến: Cao = 3; TB = 2; Thấp = 1 Bảng 6: Đánh giá sơ bộ các giải pháp SXSH đề xuất Giả Yêu cầu... sinh hoạt của người người công nhân gây lãng phí rất lớn công nhân và cán bộ trong vận hành trong sinh hoạt nhà máy 3.2.5 Đề xuất bổ sung các giải pháp SXSH khác 1 Sử dụng dầu FO có hàm lượng lưu huỳnh thấp nhằm giảm lượng khí thải độc hại thải vào môi trường khí ( S=1%) 2 Những nhà máy sản xuất xi măng theo phương pháp khô có tiềm năng sản xuất bằng điện bằng cách sử dụng nhiệt thải trong khí lò ra (350-400 . xuất kinh doanh của doanh nghiệp cũng sẽ mang lại ấn tượng tốt về công tác BVMT của doanh nghiệp với các tổ chức cho vay vốn hỗ trợ tài chính sẽ được thuận. Bản... ngày càng quan tâm tới hình ảnh của doanh nghiệp thông qua hoạt động BVMT. Khi doanh nghiệp đáp ứng tốt các tiêu chuẩn về môi trường trong nước và