Đánh giá các giải pháp xử lý chất thải nhà máy đang thực hiện

Một phần của tài liệu Đánh giá, đề xuất các giải pháp SXSH và xử lý chất thải cho Công ty xi măng Bút Sơn (Trang 37 - 42)

3.2.6.1. Xử lý bụi

Ta thấy theo như đánh giá ở chương 3 thì bụi là chất ô nhiễm chính trong khí thải cuả nhà máy xi măng. Do vậy, các phương để kiểm soát ô nhiễm môi trường khí, nhà máy tập chung vào khống chế bụi. Nguồn ô nhiễm bụi do hoạt động của nhà máy xi măng chủ yếu phát sinh do các quá trình vận chuyển, dự trữ, nghiền nung, đóng bao... Trên mỗi công đoạn, nhà máy sẽ được trang bị các thiết bị xử lý bụi tương ứng như sau:

+ Ở công đoạn đập, chứa, vận chuyển nguyên liệu và nhiên liệu: Bụi phát sinh tại máy đập và các điểm chuyển đổi của quá trình vận chuyển bằng băng tải về kho chứa. Bụi gây ô nhiễm được khống chế bằng cách sử dụng bằng băng tải có vỏ bọc kín kết hợp với hệ thống hút và 19 thiết bị lọc bụi túi Jet-pulse có hiệu suất lọc bụi 99%.

+ Ở khu vực silô chứa nguyên liệu và nhiên liệu: Để kiểm soát bụi từ silô, nhà máy trang bị hệ thống hút và lọc bụi túi Jet-pulse tại cửa cân bằng áp suất ở đỉnh silô. Thiết bị lọc bụi này có hiệu suất lọc bụi 99% sẽ đảm bảo tiêu chuẩn

khí thải có nồng độ bụi ≤ 50 mg/m3 (TCVN 5939-1995).

+ Ở công đoạn chế tạo phối liệu và cấp liệu lò: Bụi sinh ra do quá trình nghiền, sàng và lọc bộ phận tiền nung. Bụi phát sinh được xử lý bằng thiết bị lọc bụi tĩnh điện có hiệu suất lọc bụi đạt 99% sau đó được thải ra ngoài qua ống khói số hiệu 1261 có D=5m, H=100m.

Khu vực phối liệu trộn nguyên liệu đã nghiền và cấp liệu lò, bụi phát sinh trong quá trình vận chuyển trên máng động, gầu nâng, silô bột liệu được trng bị 19 thiết bị lọc bụi túi Jet-pulse.

+ Ở công đoạn làm nguội, vận chuyển và chứa clinker: Khí làm nguội clinker một phần được đưa sang bộ phận tiền nung còn một phần qua thiết bị lọc bụi tĩnh điện với nồng độ bụi vào 50 mg/m3 sau đó thải ra ngoài qua ống khói có D= 5m, H=43m. Trong quá trình vận chuyển và chứa clinker, tại vị trí đổ rót vào silô phát sinh bụi nhiều nên ở công đoạn này được trang bị 13 thiết bị lọc bụi túi Jet-pulse.

+ Ở công đoạn nghiền than: Bụi sinh ra trong quá trình nghiền, sấy, sàng và vận chuyển, chứa than. Bụi được thu gom và xử lý bằng:

- 3 thiết bị lọc bụi túi Jet-pulse (tại két than khô và cân bằng).

- Thiết bị lọc bụi tĩnh điện có nồng độ bụi trước khi vào là 50 mg/m3,

hiệu suất lọc bụi đạt 99% sau đó thải ra ngoài ống khói số hiệu 1543B có D = 1,8m, H = 43m.

+ Ở công đoạn nghiền clinker : Bụi sinh ra từ công đoạn nghiền xi măng của nhà máy nghiền và từ dòng khí phân ly hạt xi măng. Xi măng có độ mịn đạt tiêu chuẩn được tách bằng tổ hợp cyclon. Khí vận chuyển còn chứa bụi xi măng

mịn với nồng độ 300mg/m3 được đưa sang thiết bị lọc bụi tĩnh điện có hiệu suất

lọc đạt 99% rồi thải ra ngoài theo ống khói ngoài qua ống khói số hiệu 1688 có D = 2m, H = 49m. Ngoài ra ở công đoạn này còn được trang bị 14 thiết bị lọc bụi túi Jet-pulse tại các két clinker, thạch cao, phụ gia, nghiền sơ bộ, gầu nâng...

+ Ở công đoạn chứa, đóng bao và xuất xi măng: Bụi sinh ra từ các silô xuất xi măng để đóng bao hoặc xuất rời qua hệ thống vít từ đáy silô, máng khí động, gầu nâng và vận chuyển xi măng. Để xử lý và thu gom ở công đoạn này, nhà máy trang bị 18 thiết bị lọc bụi túi Jet-pulse.

+ Ở lò hơi đốt dầu FO khí thải được trực tiếp thải vào ống khói số hiệu 2116 có H = 43m, D = 0,5m.

Ngoài ra đối với thiết bị lọc bụi tĩnh điện luôn có những biện pháp để phòng chống sự cố xảy ra như kiểm soát nồng độ bụi và khí CO vào thiết bị lọc bụi tĩnh điện, bảo dưỡng định kỳ thiết bị.

Như vậy từ phụ lục 7 trang 41 và theo kết quả quan trắc và phân tích môi trường không khí nhà máy xi măng Bút Sơn năm 2004 của Sở Tài nguyên và môi trường tỉnh Hà Nam ( được đưa trong phụ lục 8, 9, 10, 11 trang 42, 43, 44, 45), thì ta thấy được sự hiệu quả của việc xử lý bụi của nhà máy, các công đoạn phát sinh bụi đều được trang bị hệ thống lọc hiện đại với hiệu suất cao đã giảm đáng kể đối lượng bụi phát sinh. Tuy nhiên tại một số công đoạn nhất là công đoạn nghiền nguyên liệu, nghiền clinker và đóng bao xi măng lượng bụi phát sinh vẫn vượt qua tiêu chuẩn cho phép, tại các hệ thống lọc bụi tĩnh điện do nhiệt độ dòng khí thải cao có hiện tượng rơi vãi bụi, lượng bụi rơi vãi này nhà máy cho công nhân xúc lại các két chứa tương ứng cũng gây ô nhiễm bụi và sức khoẻ của người công nhân. Lượng bụi phát sinh rất nhất chính là sự hoạt động của các loại phương tiện vận chuyển nguyên liệu và xi măng trong nhà máy. Về vấn đề này nhà máy chưa có hình thức thích hợp để giảm lượng bụi phát sinh.

3.2.6.2. Xử lý khí độc hại

Khí thải sinh ra trong quá trình đốt than có chứa 3 chất ô nhiễm chính là bụi, SOx , NOx. Khí SOx được hấp thụ trong quá trình nung clinker và sấy

nguyên liệu ở nhiệt độ 800-10000C bởi oxit kim loại kiềm thổ như CaO tạo

thành CaSO4 và CaSO3 nên nồng độ SO2 trong khí thải thấp hơn tiêu chuẩn cho phép. Khí NOx khi được thải ra ngoài qua các ống khói được pha loãng với không khí xung quanh nên nồng độ khí NOx thải ra ngoài miệng ống khói là đảm bảo tiêu chuẩn cho phép (bảng nồng độ các chất ô nhiễm trong khí thải ở phụ lục 7 trang 41).

Riêng đối với lò hơi đốt dầu FO, tuy thời gian vận hành không nhiều (1/2 thời gian- tức 150 ngày). Nhưng nồng độ các chất khí độc hại SO2 và NO2 đề vượt qua tiêu chuẩn cho phép, khí SO2 là 5,084 lần và NO2 là 1,410 lần. Đây là nguồn ô nhiễm đáng kể cần đưa ra những biện pháp thích hợp để đưa các khí thải độc hại này đảm bảo tiêu chuẩn cho phép.

3.2.6.3. Khống chế ô nhiễm tiếng ồn và rung

Để chống rung cho máy móc thiết bị, ngay từ khảo sát thiết kế xây dựng, nhà máy đã thực hiện các biện pháp sau.

+ Móng máy đúc đủ khối lượng, sử dụng bê tông mác cao, tăng chiều sâu móng, đào rãnh đổ cát khô để tránh rung theo mặt nền.

+ Lắp đặt đệm cao su và lò so chống rung đối với các thiết bị có công suất lớn.

+ Kiểm tra sự cân bằng của máy khi lắp đặt. Kiểm tra độ mòn của các chi tiết và cho dầu bôi trơn thường kỳ.

+ Những chỗ điều hành sản xuất được cách âm.

Vì vậy nhìn chung việc khống chế tiếng ồn và rung nhà máy thực hiện tương đối tốt, tại một số phân xưởng tuy tiếng ồn vượt qua tiêu chuẩn cho phép nhưng không đáng kể và nhà máy đã có những trang bị bảo hộ lao động cho người công nhân chống được tiếng ồn do hoạt động sản xuất.

3.2.6.4. Các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm nguồn nước

 Hệ thống thoát nước

Biện pháp giảm thiểu ô nhiễm các vực nước trước tiên và có hiệu quả cao là tổ chức hợp lý hệ thống thoát nước.

Hệ thống thoát nước trong nhà máy xi măng Bút Sơn là hệ thống thoát nước riêng, trong đó:

+ Nước mưa chảy theo các máng xây, đậy tấm đan, độ dốc trung bình khoảng 2%. Do vậy, các tuyến ống được bố trí ngắn, sau các trận mưa cần mở tấm đan để kiểm tra, nạo vét lại cống máng, và xây dựng các hố thu cát trước khi xả nước mưa ra sông hồ.

+ Nước thải các khu vệ sinh sau khi qua bể tự hoại cùng với nước thải tắm rửa, giặt giũ của cán bộ công nhân nhà máy chảy vào mạng lưới thoát nước thải sản xuất, về trạm xử lý nước thải tập trung.

 Xử lý nước thải

Nước thải sản xuất và nước thải sinh hoạt được xử lý chung tại Trạm xử lý nước thải tập trung. Đối với các cụm nhà cán bộ công nhân viên ở khu vực

độc lập riêng rẽ, do lượng nước thải ít (100 m3/ngđ), nước thải từ khu vệ sinh được xử lý sơ bộ tại bể tự hoại và hồ Lạc Sơn tiếp nhận nước thải là hồ nuôi cá nên nước thải chỉ cần xử lý bằng phương pháp cơ học.

Một số chất bẩn như váng dầu, chất nổi... được tách tại bể lắng. Cặn giữ tại bể lắng chủ yếu là các tạp chất vô cơ được bơm về sân phơi bùn. Hồ Lạc Sơn được xem như công trình xử lý sinh học tiếp tục.

Nước thải từ các quá trình làm nguội thiết bị được xử lý trong các bể làm

nguội ( giảm nhiệt độ xuống 300C), sau đó tách dầu và lắng cặn tại bể lắng.

Nước sau khi xử lý về trạm bơm cùng nước bổ sung quay về làm nguội máy và thiết bị.

Nước thải và nước mưa đợt đầu khu vực khử dầu FO được xử lý sơ bộ tại các bể tách dầu trước khi xả vào máng xây thoát nước mưa.

Các bể lắng nước thải và hồ lắng nước mưa được tính toán với thời gian nước lưu lại là 2h00. Các hồ lắng cát chỉ cần thời gian lắng 10-15 phút.

Phần lớn nước thải sinh hoạt, nước thải công nghệ và nước thải vệ sinh công nghiệp được xử lý bằng phương pháp sinh học tại Trạm xử lý tập trung trước khi xả ra mương thoát nước để chảy ra sông Đáy. Nước thải được làm sạch theo nguyên tắc sau:

- Các phế thải rắn trong nước thải sinh hoạt phần lớn được tách tại bể tự

hoại trước khi đưa về Trạm xử lý tập chung.

- Nước thải công nghệ và vệ sinh công nghiệp được lắng và tách dầu mỡ tại bể lắng sơ bộ trong khu vực sản xuất trước khi xử lý tập chung với nước thải sinh hoạt.

- Hỗn hợp nước thải sinh hoạt và nước thải sản xuất được xử lý bằng phương pháp sinh học trong bể Aeroten và lắng đợt II.

- Bùn hoạt tính tuần hoàn được đưa về Trạm bơm chìm, sau đó cấp cho bể Aeroten. Bùn hoạt tính dư được nén trọng lực và làm khô bằng phương pháp ép lọc (Bảng hiệu quả làm sạch của trạm xử lý nước thải của nhà máy xi măng Bút Sơn được đưa trong phụ lục 14 trang 48).

Như vậy dựa vào kết quả quan trắc và phân tích môi trường nước của Sở tài nguyên và môi trường tỉnh Hà Nam ( đưa trong phụ lục 12, 13 trang 46, 47) và những số liệu do ban kỹ thuật nhà máy xi măng Bút Sơn cung cấp thì nước thải của nhà máy xi măng Bút Sơn sau quá trình xử lý sinh học hoàn toàn trong bể Aeroten trộn đáp ứng được yêu cầu chất lượng nước thải khu công nghiệp và được phép thải xả vào nguồn nước mặt (sông Đáy) loại A theo quy định của TCVN 5945-1995.

Tuy nhiên tại các khu vực khai thác đá vôi khai thác đá sét khi mùa mưa đến lượng nước thải tương đối lớn, nhưng nhà máy vẫn chưa có biện pháp xử lý nào. Lượng nước mưa chảy tràn này theo các rãnh thoát chảy trực tiếp ra các hồ tiếp nhận mang theo hàm lượng cặn lớn, pH cao... rất cần có biện pháp xử lý.

Một phần của tài liệu Đánh giá, đề xuất các giải pháp SXSH và xử lý chất thải cho Công ty xi măng Bút Sơn (Trang 37 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(72 trang)
w