1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Ôn tập các bài thơ : Bếp lửa, Con cò....(Tình cảm gia đình

36 2,1K 9

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 36
Dung lượng 349 KB

Nội dung

Câu 2: a-Bài thơ “Bếp lửa” của Bằng Việt mở ra với hình ảnh bếp lửa, từ đó gợi về những kỷ niệm tuổi ấu thơ sống với bà, làm hiện lên hình ảnh bà chăm sóc, lo toan vất vả với tình thương

Trang 1

Ôn tập các bài thơ : Bếp lửa,Khúc hát ru Con cò, Nói với con ( tình cảm gia đình) - 1 -

Ôn tập các bài thơ : Bếp lửa, khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ, con cò, nói với con

( tình cảm gia đình) 1- Cho câu thơ sau:

“Lận đận đời bà biết mấy nắng mưa”

a Hãy chép chính xác 7 câu thơ tiếp theo trong bài thơ "Bếp lửa" của Bằng Việt.

b Hình ảnh bếp lửa và hình ảnh ngọn lửa được nhắc đến nhiều lần trong bài thơ có ý nghĩa gì?

2- Nêu mạch cảm xúc, cảm hứng chủ đạo và phân tích 3 câu đầu của bài thơ “ Bếp lửa” của Bằng Việt

3 - Suy nghĩ của em về bài thơ “Bếp lửa” của Bằng Việt.

( Phân tích bài thơ “Bếp lửa” của Bằng Việt để cho thấy tình yêu quê hương đất nước chan hòa với bao kỷniệm tuổi thơ vô cùng thiết tha về người bà kính yêu, người bà đôn hậu và tần tảo sớm khuya sáng bừng lên như một ngọn lửa thần kỳ và thiêng liêng.)

Gợi ý:

Câu1 a/ Chép đủ và đung các câu thơ theo yêu cầu.

b/ - Hình ảnh bếp lửa trong bài thơ có ý nghĩa:

+ Bếp lửa luôn gắn liền với hình ảnh của người bà Nhớ đến bếp lửa là cháu nhớ đến người bà thân yêu (bà

là người nhóm lửa) và cuộc sống gian khổ

+ Bếp lửa bàn tay bà nhóm lên mỗi sớm mai là nhóm lên niềm yêu thương, niềm vui sưởi ấm, san sẻ + Bếp lửa là tình bà ấm nóng, tình cảm bình dị mà thân thuộc, kì diệu, thiêng liêng

- Hình ảnh ngọn lửa trong bài thơ có ý nghĩa:

+ Ngọn lửa là những kỉ niệm ấm lòng, niềm tin thiêng liêng, kì diệu nâng bước cháu trên suốt chặng đườngdài

+ Ngọn lửa là sức sống, lòng yêu thương, niềm tin mà bà truyền cho cháu

Câu 2:

a-Bài thơ “Bếp lửa” của Bằng Việt mở ra với hình ảnh bếp lửa, từ đó gợi về những kỷ niệm tuổi ấu thơ sống với bà, làm hiện lên hình ảnh bà chăm sóc, lo toan vất vả với tình thương yêu vô bờ dành cho cháu Đứa cháu nay trưởng thành, từ nơi xa suy ngẫm, thấu hiểu về bà Cuối cùng người cháu gởi niềm thương nỗi nhớ về với bà Vậy mạch cảm xúc của bài thơ là đi từ quá khứ đến hiện tại, từ kỷ niệm đến suy ngẫm theo dòng hồi tưởng

Cảm hứng chủ đạo của bài thơ là tình cảm bà cháu, là nỗi nhớ, lòng kính yêu và biết ơn vô hạn của người cháu với bà mình cũng là với gia đình và quê hương đất nước

b- (Phân tích 3 câu đầu)

Hình ảnh đầu tiên hiện lên trong trí nhớ của tác giả là hình ảnh bếp lửa ở một làng quê Việt Nam từ thời thơ ấu:

Một bếp lửa chờn vờn sương sớm

Trang 2

Ôn tập các bài thơ : Bếp lửa,Khúc hát ru Con cò, Nói với con ( tình cảm gia đình) - 2 -

Một bếp lửa ấp iu nồng đượm

“Chờn vờn” là từ láy tượng hình vừa giúp ta hình dung làn sương sớm đang bay nhè nhẹ quanh bếp lửa vừa gợi cái mờ nhòa của hình ảnh ký ức theo thời gian Từ “ấp iu” là một sáng tạo mới mẻ của nhà thơ Đó không phải là từ láy, từ ghép đơn thuần mà là sự kết hợp và biến thể của hai từ “ấp ủ” và “nâng niu” “Ấp iu”

gợi đến bàn tay kiên nhẫn, khéo léo và tấm lòng chi chút của người nhóm bếp, lại đúng với công việc nhóm lửa cụ thể

-Từ hình ảnh bếp lửa liên tưởng tự nhiên đến người nhóm lửa, nhóm bếp - đến nỗi nhớ, tình thương với bà của đứa cháu đang ở xa:

Cháu thương bà biết mấy nắng mưa “Biết mấy nắng mưa” là một cách nói ẩn dụ gợi ra phần nào cuộc đời vất vả lo toan của bà.

* Câu 3:

Suy nghĩ của em về bài thơ “Bếp lửa” của Bằng Việt.

a Mở bài:

- Giới thiệu về tác giả và hoàn cảnh ra đời của tác phẩm

- Nêu cảm nhận chung về bài thơ

2 Thân bài

a Những hồi tưởng về bà và tình bà cháu

- Hình ảnh đầu tiên được tác giả tái hiện là hình ảnh một bếp lửa ở làng quê Việt Nam thời thơ ấu

- Từ hình ảnh bếp lửa, liên tưởng tự nhiên đến người nhóm lửa, nhóm bếp - đến nỗi nhớ, tình thương bà của

đứa cháu đang ở xa: "Cháu thương bà biết mấy nắng mưa”.-> là cách nói ẩn dụ, gợi ra phần nào cuộc đời vất

vả lo toan của bà

- Bếp lửa lại thức thêm một kỉ niệm tuổi thơ: Những kỉ niệm đầy ắp âm thanh, ánh sáng và những tình cảmsâu sắc xung quanh cái bếp lửa quê hương

b Những suy ngẫm về bà và hình ảnh bếp lửa

- Bà tần tảo, chịu thương chịu khó, lặng lẽ hi sinh cả một đời:

Lận đận đời bà biết mấy nắng mưa

………

Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ”

- Hình ảnh bà luôn gắn với hình ảnh bếp lửa Chính vì thế mà nhà thơ đã cảm nhận được trong hình ảnh bếp

lửa bình dị mà thân thuộc sự kì diệu, thiêng liêng: “Ôi kì lạ và thiêng liêng - Bếp lửa!”

=> Như vậy, từ ngọn lửa của bà, cháu nhận ra cả một “niềm tin dai dẳng” về ngày mai, cháu hiểu được linh

hồn của một dân tộc vất vả, gian lao mà tình nghĩa Bà không chỉ là người nhóm lửa mà còn là người truyềnlửa - ngọn lửa của sự sống, niềm tin cho các thế hệ nối tiếp

c Niềm thương nhớ của cháu:

Trang 3

Ôn tập các bài thơ : Bếp lửa,Khúc hát ru Con cò, Nói với con ( tình cảm gia đình) - 3 -

- Đứa cháu năm xưa giờ đã trưởng thành Cháu đã được sống với những niềm vui rộng mở, nhưng cháu vẫnkhông thể quên bếp lửa của bà, vẫn không nguôi nhớ thương bà…

-Mỗi ngày đều tự hỏi: “sớm mai này bà nhóm bếp lên chưa?", mỗi ngày đều nhớ về bà và bếp lửa của bà.

Hình ảnh ấy đã trở thành kỉ niệm thiêng liêng làm ấm lòng, nâng đỡ cháu trên những bước đường đời

c Kết bài

- Bài thơ chứa đựng ý nghĩa triết lí thầm kín: những gì là thân thiết nhất của tuổi thơ mỗi người đều có sứctoả sáng, nâng đỡ con người suốt hành trình dài rộng của cuộc đời

- Bài thơ sáng tạo hình tượng bếp lửa vừa thực, vừa mang ý nghĩa biểu tượng; kết hợp miêu tả, biểu cảm, tự

sự và bình luận; giọng điệu và thể thơ tám chữ phù hợp với cảm xúc hồi tưởng

Hướng dẫn : Phân tích bài “Bếp lửa”:

I- Giới thiệu bài thơ “Bếp

lửa” ( bài thơ viết về tình cảm

chủ đạo của bài thơ

2/ Phân tích bài thơ (theo

-Từ hình ảnh bếp lửa liên tưởng

tới ngời nhóm lửa-người bà

(phân tích hình ảnh ẩn dụ “(biết

mấy) nắng mưa”)

I- Viết về người bà trong gia đình, với tình thương và đức hy sinh cao cả,bài thơ “Bếp lửa” của Bằng Việt là một trong những bài thơ lắng sâu trongtâm hồn tuổi thơ mỗi chúng ta

-Bài thơ đã cho thấy tình yêu quê hương đất nước chan hòa với bao kỷniệm tuổi thơ vô cùng thiết tha về người bà kính yêu, người bà đôn hậu vàtần tảo sớm khuya sáng bừng lên như một ngọn lửa thần kỳ và thiêngliêng

1/-Bài thơ mở ra với hình ảnh bếp lửa, từ đó gợi về những kỷ niệm tuổi ấuthơ sống với bà, làm hiện lên hình ảnh bà chăm sóc, lo toan vất vả với tìnhthương yêu vô bờ dành cho cháu Đứa cháu nay trưởng thành, từ nơi xasuy ngẫm, thấu hiểu về bà Cuối cùng người cháu gởi niềm thương nỗi nhớ

II-về với bà Vậy mạch cảm xúc của bài thơ là đi từ quá khứ đến hiện tại, từ

kỷ niệm đến suy ngẫm theo dòng hồi tưởng

-Cảm hứng chủ đạo của bài thơ là tình cảm bà cháu, là nỗi nhớ, lòng kínhyêu và biết ơn vô hạn của người cháu với bà mình cũng là với gia đình vàquê hương đất nước

2/

a-Hình ảnh đầu tiên hiện lên trong trí nhớ của tác giả là hình ảnh bếp lửa ởmột làng quê Việt Nam từ thời thơ ấu:

Một bếp lửa chờn vờn sương sớm Một bếp lửa ấp iu nồng đượm

“Chờn vờn” là từ láy tượng hình vừa giúp ta hình dung làn sương sớm

đang bay nhè nhẹ quanh bếp lửa vừa gợi cái mờ nhòa của hình ảnh ký ức

theo thời gian Từ “ấp iu” là một sáng tạo mới mẻ của nhà thơ Đó không

phải là từ láy, từ ghép đơn thuần mà là sự kết hợp và biến thể của hai từ

“ấp ủ” và “nâng niu” “Ấp iu” gợi đến bàn tay kiên nhẫn, khéo léo và tấm

Trang 4

Ôn tập các bài thơ : Bếp lửa,Khúc hát ru Con cò, Nói với con ( tình cảm gia đình) - 4 -

b/Khổ thơ thứ 2 (năm câu tiếp

theo): Kỷ niệm tuổi thơ, kỷ

niệm buồn khó quên “Lên bốn

tuổi sống mũi còn cay”:

- Nhớ lại quá khứ : nhớ những

năm tháng chiến tranh chống

Pháp gian khổ (đói mòn đói

mỏi, khô rạc ngựa gầy)

-Hình ảnh chi tiết ám ảnh mãi

đến bây giờ: mùi khói bếp (đến

bây giờ sống mũi còn cay)

c/ Khổ 3:(11 câu: “Tám năm

ròng trên những cánh đồng

xa”):

-Chi tiết tiếp theo hiện lên trong

hồi ức của cháu : tiếng chim tu

hú kêu trong ngày hè, là âm

thanh của đồng quê

-Tiếng chim tu hú vang vọng

giúp tác giả lại nhớ về bà

lòng chi chút của người nhóm bếp, lại đúng với công việc nhóm lửa cụ thể-Từ hình ảnh bếp lửa liên tưởng tự nhiên đến người nhóm lửa, nhóm bếp -đến nỗi nhớ, tình thương với bà của đứa cháu đang ở xa:

Cháu thương bà biết mấy nắng mưa “Biết mấy nắng mưa” là một cách nói ẩn dụ gợi ra phần nào cuộc đời vất

Hình ảnh những năm tháng chiến tranh chống Pháp gian khổ được hiện về

qua thành ngữ “đói mòn, đói mỏi”- cái đói kéo dài làm mệt mỏi , kiệt sức

(cuối năm 1944 đầu năm 1945, nạn đói kinh khủng đã xảy ra, hơn hai triệuđồng bào ta bị chết đói).Hình ảnh con ngựa gầy rạc thì chắc người bố đánh

xe cũng gầy khô

- Nhưng ấn tượng sâu đậm nhất vẫn là mùi khói bếp: khói hun nhèm mắt

cháu, khói nhiều cay khét Đó là kỷ niệm về “mùi khói”, về “khói hun”,

một cảnh đời nghèo khổ gắn liền với bếp lửa gia đình trước cách mạng

Vần thơ là tiếng lòng thời thơ ấu gian khổ, rất chân thật cảm động “Nghĩ lại đến giờ” (đó là 1963, 19 năm đã trôi qua), mà đứa cháu vẫn cảm thấy

“sống mũi còn cay!” Kỷ niệm buồn , vết thương lòng , khó quên là vậy!

c- Đoạn thơ thứ ba gồm 11 câu, nhắc lại một vài kỷ niệm sâu sắc về bàtrong suốt thời gian “Tám năm ròng cháu cùng bà nhóm lửa”

-Hình ảnh, chi tiết tiếp theo chợt đến trong hồi ức của nhân vật trữ tình làtiếng chim tu hú:

Tám năm ròng cháu cùng bà nhóm lửa

Tu hú kêu trên những cánh đồng xa Khi tu hú kêu, bà còn nhớ không bà

Chim tu hú kêu những ngày hè, tiếng tu hú kêu trên những cánh đồng xa

cứ khắc khoải kêu mãi, kêu hoài, trong hiện thực đã tha thiết, trong nỗinhớ lại càng trở nên da diết hơn Tiếng chim tu hú là âm thanh đồng quêthật tha thiết Tiếng chim tu hú trở thành một mảnh tâm hồn tuổi thơ.Tiếng chim tu hú, những chuyện kể của bà về Huế thân yêu đã trở thành

Trang 5

Ôn tập các bài thơ : Bếp lửa,Khúc hát ru Con cò, Nói với con ( tình cảm gia đình) - 5 -

d/Đoạn tiếp theo:(10

câu :Năm giặc đốt làng niềm

tin dai dẳng) : Những phẩm

chất cao quý của bà:

-Vững long tin trước mọi tai

bà, của người phụ nữ Việt Nam

đ/Đoạn thơ: “Lận đận đời

bà thiêng liêng - bếp lửa”(8

câu): những suy ngẫm về người

bà kính yêu, về bếp lửa trong

mỗi gia đình Việt Nam:

- Điệp từ “nhóm”

-Lời khẳng định ca ngợi: “Ôi kỳ

diệu và thiêng liêng - bếp lửa”

về”, cháu ở cùng bà, cháu lớn lên trong tình thương và sự chắm sóc nuôi

dưỡng của bà:

Cháu ở cùng bà, bà bảo cháu nghe

Bà dạy cháu làm , bà chăm cháu học

Hai câu thơ 16 chữ mà chữ bà, chữ cháu đã chiếm đúng một nửa Ngôn từ

đã hội tụ tất cả tình thương của bà dành cho cháu, gợi tả tình bà cháu quấnquýt yêu thương, một tình thương ấp ủ, chở che Hay nhất, hàm súc nhất là

từ ngữ “cháu ở cùng bà”, “bà bảo”, “bà dạy”, “bà chăm” đã diễn tả một

cáh sâu sắc tấm lòng đôn hậu, tình thương bao la , sự chăm chút của bà đốivới cháu nhỏ Trong nhiều gia đình Việt Nam, do nhiều cảnh ngộ khácnhau, mà vai trò của người bà đã thay thế vai trò của người mẹ hiền -Năm tháng đã trôi qua thế mà bà vẫn “khó nhọc”, vất vả “nhóm bếp lửa”.Nghĩ về ngọn lửa hồng của bếp lửa, nghĩ về tiếng chim tu hú gọi bầy, đứacháu gọi nhắn thiết tha chim tu hú “kêu chi hoài” Câu thơ cảm thán và câuhỏi tu từ diễn tả nỗi thương nhớ bà bồi hồi tha thiết Nhà thơ đắm chìmtrong suy tưởng để trò chuyện với con chim quê hương, trách nó khôngđến ở với bà để bà đỡ nhớ cháu, đỡ cô đơn tuổi già Câu thơ thật tự nhiên,cảm động, chân thành:

Nhóm bếp lửa nghĩ thương bà khó nhọc

Tu hú ơi! Chẳng đến ở cùng bà Kêu chi hoài trên những cánh đồng xa?

Năm chữ “nghĩ thương bà khó nhọc” nói lên lòng biết ơn bà của đứa cháu

đã và mang nặng trong trái tim mình tình thương của bà dành cho cháu.d- Miên man theo dòng cảm xúc hồi tưởng, hình ảnh bà càng hiện lên rõnét, cụ thể với những phẩm chất cao quý: Bình tĩnh, vững lòng, đinh ninhvượt qua mọi thử thách khốc liệt của chiến tranh,làm trọn nhiệm vụ hậuphương để người đi xa công tác được yên lòng Bà là chỗ dựa tinh thần

vững chắc Sống trong những năm chiến tranh, khi “giặc đốt làng cháy tàn cháy rụi” được sự “đỡ đần” của bà con hàng xóm,hai bà cháu mới dựng lại được túp lều tranh, thế nhưng bà vẫn “vững lòng” trước mọi tai

họa thử thách:

Vẫn vững lòng, bà dặn cháu đinh ninh:

“Bố ở chiến khu, bố còn việc bố Mày có viết thư chớ kể này kể nọ

Cứ bảo nhà vẫn được bình yên!”

Lời dặn trực tiếp của bà khi cháu viết thư cho bố không chỉ giúp ta hìnhdung giọng nói, tiếng nói, tình cảm và suy nghĩ của bà mà còn làm sánglên phẩm chất của người bà, người mẹ Việt Nam yêu nước, đầy lòng hysinh, kiên trì nhóm lửa, giữ lửa

-Từ “bếp lửa”, đứa cháu nghĩ về “ngọn lửa”.Một hình tượng rất tráng lệ.

Trang 6

Ôn tập các bài thơ : Bếp lửa,Khúc hát ru Con cò, Nói với con ( tình cảm gia đình) - 6 -

e/ Bốn câu cuối:Tình thương

nhớ,lòng kính yêu và biết ơn

của đứa cháu nay đã đi xa

từ ngữ chỉ thời gian:”rồi sớm rồi chiều”, các động từ: “nhen”, “ủ sẵn” ,

“chứa” (chứa niềm tin dai dẳng) đã khẳng định ý chí, bản lĩnh sống của

bà, cũng là của người phụ nữ Việt Nam giữa thời loạn lạc:

Rồi sớm rồi chiều lại bếp lửa bà nhen Một ngọn lửa, lòng bà luôn ủ sẵn Một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng Điệp ngữ “một ngọn lửa” và kết cấu song hành đã làm cho giọng thơ vang

lên mạnh mẽ, đầy xúc động tự hào

đ/Tám câu thơ tiếp theo là những suy ngẫm sâu sắc của nhà thơ , của đứacháu về người bà yêu kính , về bếp lửa trong mỗi gia đình Việt nam

chúng ta Cuộc đời bà nhiều “lận đận”, trải qua nhiều “nắng mưa” vất vả.

Bà cần mẫn lo toan, chịu thương chịu khó, thức khuya dậy sớm vì bátcơm, manh áo của con cháu trong gia đình Vần thơ chứa đựng bao nghĩanặng tình sâu Cháu vô cùng cảm phục và biết ơn bà:

Lận đận đời bà biết mấy nắng mưa Mấy chục năm rồi, đến tận bây giờ

Bà vẫn giữ thói quen dậy sớm

Bà không chỉ là người giữ bếp giữ lửa mà còn là người nhóm bếp,nhóm lửa:

Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm Nhóm niềm yêu thương khoai sắn ngọt bùi Nhóm nồi xôi gạo mới sẻ chung vui

Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ Điệp từ “nhóm” trong 4 câu thơ có điểm chung là cùng gắn với hành động

nhóm bếp nhóm lửa của bà nhưng lại khác nhau ở những ý nghĩa cụ thể:khi thì nhóm bếp lửa ấp iu, nông đượm để sưởi ấm cho bà cháu qua cáilạnh của sương sớm; đến câu tiếp theo thì đã vừa nhóm bếp luộc khoai,luộc sắn cho cháu ăn đỡ đói lòng mà như còn đem đến cho đứa cháu nhỏcái ngọt bùi của sắn khoai, của tình thương vô hạn của bà Đến câu tiếptheo thì lòng bà còn mở rộng hơn cùng với nồi xôi gạo mới là tình cảmxóm làng đoàn kết, gắn bó, chia ngọt sẻ bùi và đến câu thứ tư thì hoàntoàn mang nghĩa trừu tượng: nhóm dậy tâm tình tuổi nhỏ Tâm hồn và

khát vọng tuổi thơ đã sáng bừng lên từ ngọn lửa do bà”nhóm” suốt mất

chục năm trời

Chính từ đó mà, theo mạch suy ngẫm, nhà thơ đi lên khái quát rất tự

nhiên và hợp lý: “Ôi kỳ diệu và thiêng liêng - bếp lửa” Đúng vậy, vì bếp

lửa thật giản dị , bình thường và phổ biến trong mọi gia đình Việt Nam,

Trang 7

Ôn tập các bài thơ : Bếp lửa,Khúc hát ru Con cò, Nói với con ( tình cảm gia đình) - 7 -

nhưng bếp lửa cũng thật cao quý, kỳ diệu và thiêng liêng vì nó luôn gắnliền với bà - người giữ lửa, nhóm lửa, truyền lửa, người tạo nên tuổi thơcủa cháu Bếp lửa trở thành một mảnh tâm hồn, một phần không thể thiếutrong đời sống tinh thần của cháu

e/ Bốn câu kết thể hiện một cách đằm thắm tình thương nhớ, lòng kínhyêu và biết ơn của đứa cháu bé bỏng nay đã đi xa:

Giờ cháu đã đi xa Có ngọn khói trăm tàu

Có lửa trăm nhà , niềm vui trăm ngả Nhưng vẫn chẳng lúc nào quên nhắc nhở -Sớm mai này bà nhóm bếp lên chưa?

Cuộc đời mới thật vui, thật đẹp,đã “có ngọn khói trăm tàu” đã “có ngọn lửa trăm nhà, niềm vui trăm ngả”, nhưng cháu vẫn không nguôi nhớ bà,

nhớ bếp lửa gia đình thương yêu Không gian và thời gian xa cách, và dùcuộc đời có đổi thay, nhưng tình thương nhớ bà vẫn thiết tha mãnh liệt.Trở về thời hiện tại , nhà thơ lại muốn hỏi bà, nhắc bà việc nhóm bếp đểnói cái ý không bao giờ quên quá khứ, không bao giờ quên được hình ảnh

bà với bếp lửa của một thời thơ ấu nghèo khổ,gian nan mà ấm áp nghĩatình

Như vậy, hình ảnh trung tâm (bếp lửa) mở đầu, khơi nguồn mạch cảm xúccủa bài thơ, của dòng hồi tưởng đã được khép lại bằng chính hình ảnh ấy.III-

-“Bếp lửa” là một bài thơ hay và độc đáo Bài thơ không chỉ nói về bà, về

tình bà cháu mà còn có ý nghĩa triết lý thầm kín; Những gì là thân thiếtnhất của tuổi thơ mỗi người đều có lúc tỏa sáng, nâng đỡ con người suốt

cả cuộc đời Tình yêu thương và lòng biết ơn bà chính là một biểu hiệncủa tình yêu thương , gắn bó với gia đình, quê hương và đó cũng là khởiđầu của tình người, tình yêu nước

- Lời thơ đẹp, chất thơ trong trẻo, trẻ trung Hình tượng thơ : “bếp lửa”

“khói hun”, “ngọn lửa”, “tiếng chim tu hú” bổ sung kết hợp thật tự nhiên

giữa kể và tả bằng dòng hồi tưởng và suy ngẫm rất thơ và đầy ấn tượng

Bài Con cò (Chế Lan Viên)

Câu 1:

Hình ảnh bao trùm và xuyên suốt toàn bài thơ “Con cò” của Chế Lan Viên là hình ảnh con cò Hình ảnh ấy vừa thống nhất lại vừa có sự biến đổi Em hãy nêu sự biến đổi trong ý nghĩa của hình ảnh con cò qua ba đoạncủa bài thơ?

Câu 2 :

Viết một đoạn văn trình bày cách hiểu và cảm nghĩ của em về những câu thơ sau:

Dù ở gần con,

Dù ở xa con, Lên rừng xuống bể,

Trang 8

Ôn tập các bài thơ : Bếp lửa,Khúc hát ru Con cò, Nói với con ( tình cảm gia đình) - 8 -

Cò sẽ tìm con.

Cò mãi yêu con Con dù lớn vẫn là con của mẹ,

Đi hết đời, lòng mẹ vẫn theo con.

( Con cò – Chế Lan Viên )

3/Tập làm văn:

Cảm nhận về bài thơ “Con cò” của Chế Lan Viên

Gợi ý làm bài

Câu 1: Hình ảnh bao trùm xuyên suốt bài thơ “Con cò” – Chế Lan Viên:

Mạch vận động của cảm xúc và tư tưởng trong một bài thơ trữ tình thường gắn với sự vận động, biến đổi của

hình tượng trung tâm của bài thơ Ở bài thơ “ Con cò” hình tượng trung tâm là hình ảnh con cò Hình tượng

ấy vừa thống nhất lại vừa biến đổi trong ý nghĩa của hình ảnh con cò:

-Ở đoạn I,con cò hiện qua những câu hát ru để đến với tuổi ấu thơ một cách vô thức qua âm điệu của lời ru, mặc dù đứa bé chưa hề biết con cò, nó chỉ cần được vỗ về trong âm điệu ngọt ngào, dịu dàng của lời ru, đón nhận bằng trực giác tình yêu và sự che chở của mẹ

-Trong đoạn II, hình ảnh con cò gắn bó với mỗi con người trong suốt cuộc đời, từ tuổi ấu thơ rồi tuổi tới trường và cả khi trưởng thành Con cò trong lời ru đã đi vào tâm thức của mỗi con người, hay cũng là chính những lời ru của mẹ đã theo suốt cuộc đời mỗi người Hình ảnh con cò đã mang ý nghĩa biểu tượng về lòng

mẹ, về sự chở che, bao dung, dìu dắt, nâng đỡ dịu dàng , bền bỉ của mẹ hiền

-Đến đoạn III hình ảnh con cò được nhấn mạnh ở ý nghĩa biểu tượng cho tấm lòng người mẹ luôn theo sát, yêu thương và nâng đỡ cho mỗi con người, dù ở nơi đâu và trong suốt cả cuộc đời

Câu 2:

Bài thơ “Con cò” của Chế Lan Viên , hình ảnh con cò – cánh cò trắng làm nền xuyên suốt bài thơ, nối liền

các đoạn thơ Hình ảnh con cò trong đoạn thơ thứ 3 nghiêng về biểu tượng cho tấm lòng người mẹ, lúc nào cũng bên con cho đến suốt cuộc đời:

Dù ở gần con,

Dù ở xa con, Lên rừng xuống bể,

Con dù lớn vẫn là con của mẹ,

Đi hết đời, lòng mẹ vẫn theo con.

Đối với người mẹ , con dù đã trưởng thành thì vẫn còn nhỏ bé vẫn được mẹ chở che, nâng đỡ , lòng mẹ vẫn theo con suốt cuộc đời Từ thấu hiểu tấm lòng người mẹ , bài thơ đã khái quát lên một qui luậtvề tình

mẹ con bền vững, rộng lớn và sâu sắc

Từ xúc cảm mở ra những suy tưởng, khái quát thành triết lý, đó là cách thường gặp trong thơ Chế Lan Viên

Trang 9

Ôn tập các bài thơ : Bếp lửa,Khúc hát ru Con cò, Nói với con ( tình cảm gia đình) - 9 - 3-Phân tích bài thơ : CON CÒ (Chế Lan Viên)

I- Mở bài : ( Giới thiệu bài thơ, nêu khái quát giá trị nội dung và nghệ thuật)

Gợi ý:

-Dẫn dắt bằng cách nêu những

bài thơ có lời ru của người mẹ:

-Nêu khái quát giá trị nội dung

và nghệ thuật:

-Viết về con cò trong lời ru của mẹ , nhà thơ Nguyễn Duy có đoạn:

Cái cò sung chát đào chua

Câu ca mẹ hát gió đưa về trời

Ta đi trọn kiếp con người Cũng không đi hết mấy lời mẹ ru

Nguyễn Khoa Điềm có bài “Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ” (được Trần Hoàn phổ nhạc thành bài ca “Lời ru trên nương”; còn Chế Lan Viên có “Con cò” bay bổng bay cao với đôi cánh cò trong lời

ru thấm hơi xuân của mẹ hiền đưa võng ru con những trưa hè nắng lửa

Bài thơ được viết năm 1962, in trong tập “Hoa ngày thường-chim báo bão” (1967).

-Bài “Con cò” mang âm điệu đồng dao, nhịp thơ và giọng thơ thấm vào

hồn ca dao dân ca một cách đằm thắm, nhẹ nhàng.51 câu thơ tự do, câungắn nhất 2 chữ,câu dài nhất 8 chữ, đan xen, kết chuỗi thành lời ru

ngân nga, ngọt ngào, biểu hiện tình thương và ước mơ của ngườ mẹ đối với con thơ!

II- Thân bài:

1- (nêu kết cấu, mạch cảm xúc,

hình tượng )

2-Phân tích:

a/Hình ảnh con cò qua những

1- Mạch vận động của cảm xúc và tư tưởng trong một bài thơ trữ tình thường gắn với sự vận động, biến đổi của hình tượng trung tâm của bài

thơ Ở bài thơ “ Con cò” hình tượng trung tâm là hình ảnh con cò

Hình tượng ấy vừa thống nhất lại vừa biến đổi trong ý nghĩa của hình ảnh con cò:

-Ở đoạn I,con cò hiện qua những câu hát ru để đến với tuổi ấu thơ một cách vô thức qua âm điệu của lời ru, mặc dù đứa bé chưa hề biết con

cò, nó chỉ cần được vỗ về trong âm điệu ngọt ngào, dịu dàng của lời ru,đón nhận bằng trực giác tình yêu và sự che chở của mẹ

-Trong đoạn II, hình ảnh con cò gắn bó với mỗi con người trong suốt cuộc đời, từ tuổi ấu thơ rồi tuổi tới trường và cả khi trưởng thành Con

cò trong lời ru đã đi vào tâm thức của mỗi con người, hay cũng là chínhnhững lời ru của mẹ đã theo suốt cuộc đời mỗi người Hình ảnh con cò

đã mang ý nghĩa biểu tượng về lòng mẹ, về sự chở che, bao dung, dìu dắt, nâng đỡ dịu dàng , bền bỉ của mẹ hiền

-Đến đoạn III hình ảnh con cò được nhấn mạnh ở ý nghĩa biểu tượng cho tấm lòng người mẹ luôn theo sát, yêu thương và nâng đỡ cho mỗi con người, dù ở nơi đâu và trong suốt cả cuộc đời

a/Đoạn 1:

Trang 10

Ôn tập các bài thơ : Bếp lửa,Khúc hát ru Con cò, Nói với con ( tình cảm gia đình) - 10 - lời ru của mẹ thời thơ ấu:

ý nghĩa 4 câu thơ đầu; giải

thích cách viết “trong lời

mẹ hát, có cánh cò đang bay”.

-Nhận xét cách vận dụng sáng

tạo những câu ca dao của tác

giả?

-Các câu ca dao “ Con cò bay

la Đồng Đăng” gợi lên điều

gì?

- “Con cò mà đi ăn đêm” gợi

lên hình ảnh nào? (liên hệ một

số câu ca dao khác)

-Các hình ảnh trên đến với bé

thơ như thế nào?

-Lời vào bài giới thiệu hình ảnh con cò một cách tự nhiên, hợp lý qua những lời ru của mẹ thuở còn nằm nôi:

(chép 4 câu thơ)

Tác giả muốn thể hiện ý lời ru con gắn với cánh cò bay Lời ru ấy cứ dần thấm vào tâm hồn của con, tự nhiên âu yếm, như là bắt đầu từ vô thức, bản năng như dòng suối ngọt ngào, như dòng sữa ngọt ngào, con chưa hiểu và chưa cần hiểu nhưng tuổi thơ của con không thể thiếu lời

ru với những cánh cò ấy

-Cách vận dụng của nhà thơ rất sáng tạo, ở chỗ, ông không trích nguyên văn mà chỉ trích một phần, một vài từ ngữ rồi đưa vào trng mạch thơ, mạch cảm xúc của mình, trong lời ru của mẹ

-Các câu:

“Con cò bay la Đồng đăng”

Gợi tả không gian và khung cảnh quen thuộc của cuộc sống êm đềm bình lặng thời xưa từ làng quê đến thành thị Hình ảnh con cò gợi lên hình ảnh nhịp nhàng, thong thả như nhịp ca dao của cuộc sống và sinh hoạt thời phong kiến Việt Nam

-Còn hình ảnh con cò:

“ Con cò xa tổ đi ăn đêm

lại tượng trưng hình ảnh con người – người mẹ nhọc nhằn vất vả, lam

lũ kiếm ăn nuôi con cái giống như con cò trong thơ Tú Xương:

Lặn lội thân cò khi quảng vắng

Eo sèo mặt nước buổi đò đông

(Thương vợ)

và trong các câu ca dao khác:

Cái cò lặn lội bờ sông Gánh gạo đưa chồng tiếng khóc nỉ non.

Cái cò đi đón cơn mưa Tối tăm mù mịt, ai đưa cò về ?

-Qua những lời ru của mẹ, hình ảnh con cò đã đến với tâm hồn tuổi ấu thơ một cách vô thức.Tuy chưa hiểu và cũng chưa cần hiểu, chưa thể hiểu nội dung của câu ca dao, lời hát ru, nhưng những điệu hồn dân tộc

cứ thấm dần, thấm dần vào tâm hồn của bé, nuôi dưỡng tâm hồn của bébằng âm điệu dịu dàng, ngân nga của tình mẹ bao la Mẹ thương con còtrong ca dao lận đận; mẹ dành cho con bao chăm chút yêu thương

Trang 11

Ôn tập các bài thơ : Bếp lửa,Khúc hát ru Con cò, Nói với con ( tình cảm gia đình) - 11 -

b/Hình nhr con cò trong đoạn

thơ thứ 2:

-Hình ảnh con cò trong đoạn

thơ này được phát triển như thế

nào trong mối quan hệ với em

bé, với tình mẹ?

-Cánh cò trong lời ru đã đi vào

tiềm thức của tuổi ấu thơ với

một động thái thé nào?

-Cánh cò từ trong lời ru đã đi

vào tiềm thức của con khi con

tới trường như thế nào?

đận; mẹ dành cho con bao chăm chút yêu thương.Con được sống yên vui hạnh phúc trong lòng mẹ:

Cò một mình cò phải kiếm ăn Con có mẹ, con chơi rồi lại ngủ.

Mẹ đã dành cho con thơ tất cả.Cánh tay dịu hiền của mẹ.Lời ru câu hát êm đềm của mẹ.Dòng sữa ngọt ngào của mẹ.Những hoán dụ nghệ thuật ấy đã hình tượng tình mẫu tử bao la Nhịp thơ cũng là nhịp võng, nhịp cánh nôi nhẹ đưa vỗ về:

Ngủ yên! Ngủ yên! Ngủ yên!

Cành có mềm, mẹ đã sẵn tay nâng!

Trong lời ru của mẹ thấm hơi xuân!

Con chưa biết con cò, con vạc.

Con chưa biết những cành mềm mẹ hát Sữa mẹ nhiều, con ngủ chẳng phân vân.

Điệp ngữ “ngủ yên”, “con chưa biết” và “con cò” láy đi láy lại nhiều

lần làm cho giọng thơ trở nên đầm ấm, ngọt ngào, thiết tha dìu dịu chanchứa hạnh phúc yêu thương.Đoạn thơ tạm khép bằng đẹp ngữ thanh

bình của cuộc sống bình yên : Ngủ yên! Ngủ yên!

b/Trong đoạn 2, cánh cò từ trong lời ru đã đi vào tiềm hức tuổi thơ, tạo nen sự gần gũi thân thiết và sẽ theo cùng con người đến suốt cuộc đời

Ở đây hình ảnh con cò trong ca dao đã tiếp tục sự sống của nó trong tâm thức con ngườ Hình ảnh con cò được xây dựng bằng liên tưởng , tưởng tượng phong phú của nhà thơ, như được bay ra từ những câu ca dao để sống trong tâm hồn con người theo cùng và nâng đỡ con ngư

ời trong mỗi chặng đường.Như thế, hình ảnh con cò đã gợi ý nghiũa biểu tượng về lòng mẹ, về sự dìu dắt, nâng đỡ dịu dàng và bền bỉ của ngườ mẹ

- Cánh cò đã trở thành bạn đồng hành của con người trên suốt đường đời từ tuổi ấu thơ trong nôi:

Cò đứng ở quanh nôi;

Rồi cò vào trong tổ, Con ngủ yên thì có cũng ngủ, Cánh của cò,hai đứa đắp chung đôi.

Cò đùm bọc tuổi thơ như người mẹ bên con Con đắp chăn hay con đắpcánh cò?

- Khi con tới trường:

Mai khôn lớn, con theo cò đi học Cánh trắng cò bay theo gót đôi chân

Cánh cò bay theo chân con tung tăng đến lớp Cò dìu dắt con vào thế giới tri thức như mẹ sẽ nuôi dạy con

Trang 12

Ôn tập các bài thơ : Bếp lửa,Khúc hát ru Con cò, Nói với con ( tình cảm gia đình) - 12 -

-Từ thấu hiểu lòng mẹ, nhà thơ

đã khái quát lên một qui luật

Cò đưa con vào thế giới nghệ thuật như lòng mẹ mong ước Con sẽ nối chí cha Một câu hỏi, khẽ thốt lên trong lòng mẹ hiền:

Lớn lên, lớn lên, lớn lên

Con làm gì?

Con làm thi sĩ!

Cánh cò trắng lại bay hoài không nghỉ,

Trước hiên nhà

Và trong hơi mát câu văn

c/ Đến đoạn 3thì hình ảnh con cò được nhấn mạnh ở ý nghĩa biểu tượng cho tấm lòng người mẹ, lúc nào cũng ở bên con đến suốt cuộc đời:

Dù ở gần con,

Dù ở xa con, Lên rừng xuống bể,

Con dù lớn vẫn là con của mẹ,

Đi hết đời, lòng mẹ vẫn theo con.

Đối với người mẹ , con dù đã trưởng thành thì vẫn còn nhỏ bé vẫn được mẹ chở che, nâng đỡ , lòng mẹ vẫn theo con suốt cuộc đời Từthấu hiểu tấm lòng người mẹ , bài thơ đã khái quát lên một qui luậtvề tình mẹ con bền vững, rộng lớn và sâu sắc

Từ xúc cảm mở ra những suy tưởng, khái quát thành triết lý, đó là cách thường gặp trong thơ Chế Lan Viên

-Từ xúc cảm về tình mẹ con, bài thơ đã mở ra các suy tưởng:

Một con cò thôi Con cò mẹ hát Cũng là cuộc đời

Vỗ cánh qua nôi

Đó là suy tưởng về một lời ru về con cò, cũng là lời ru về cuộc đời con người trong sự đùm bọc của mẹ, trong sự vuốt ve, âu yếm của lời ru Cuộc đời đó lớn lên, trưởng thành từ chiếc nôi và lời ru

*Bài thơ có những câu thơ ngắn, dài bất thường, nhịp thơ biến đổi sinh

Trang 13

Ôn tập các bài thơ : Bếp lửa,Khúc hát ru Con cò, Nói với con ( tình cảm gia đình) - 13 -

KL:Khái quát giá trị bài thơ động có âm hưởng lời ru, sử dụng nhều điệp ngữ tạo nên nhịp ru, giọng

thơ vừa là lời ru vừa là suy ngẫm: có thể nói đây là một bài thơ tự do giúp tác giả thể hiện tìnhcảm một cách linh hoạt Hình ảnh con cò xuất hện cùng với nhịp ru là một sáng tạo độc đáo làm cho bài thơ mang tính dân gian, hình ảnh gợi nhiều liên tưởng

III.Kết luận:

Bài thơ “Con cò” là một bài thơ đề tài nhỏ nhưng mang ý nghĩa sâu sắc: ca ngợi tình mẫu tử bao la và những ước mơ về con thơ của mẹ hiền, nói lên tình thương cuộc đời,rất nhân hậu và nhân tình

NÓI VỚI CON

b Nghệ thuật:

- Giọng điệu tha thiết

- Hình ảnh cụ thể, sinh động có sức khái quát, mộc mạc, giàu chất thơ

- Bố cục mạch lạc, mạch cảm xúc hợp lý, tự nhiên

Trang 14

Ôn tập các bài thơ : Bếp lửa,Khúc hát ru Con cò, Nói với con ( tình cảm gia đình) - 14 -

*Đề 1 :

Viết một đoạn văn ( 10-> 15 dòng) nêu cảm nhận về những câu thơ mở đầu bài “Nói với con”của Y Phương:

"Chân phải bước tới cha

Chân trái bước tới mẹ.

Một bước chạm tiếng nói

Hai bước chạm tiếng cười".

Gợi ý:

- Bằng các hình ảnh thật cụ thể, Y Phương đã tạo nên hình ảnh một mái ấm gia đình rất hạnh phúc, đầm ấm

và quấn quýt

+ Người con được nuôi dưỡng chở che trong vòng tay ấm áp của cha mẹ

+ Con được lớn lên từng ngày trong tình yêu thương, trong sự nâng đón và mong chờ của cha mẹ.+ Từng bước đi, từng tiếng nói, tiếng cười của con đều được cha mẹ chăm chút, vui mừng, đón nhận

- Lời thơ rất đặc biệt: nói bằng hình ảnh, cách hình dung cụ thể để diễn tả ý trừu tượng của người miền núikhiến câu thơ mộc mạc mà gợi cảm khiến cho tình cha con thêm chân thành, thấm thía

*Đề 2 :

Cha muốn nói với con điều gì trong những dòng thơ sau:

"Đan lờ cài nan hoa.

Vách nhà ken câu hát

Rừng cho hoa

Con đường cho những tấm lòng

Cha mẹ mãi nhớ về ngày cưới

Ngày đầu tiên đẹp nhất trên đời".

( “Nói với con”- Y Phương)

Gợi ý:

- Con được trưởng thành trong cuộc sống lao động, trong thiên nhiên thơ mộng và nghĩa tình của quê hương

+ Cuộc sống lao động cần cù và tươi vui của “người đồng mình” được nhà thơ gợi lên qua các hình ảnh đẹp: “Đan lờ cài nan hoa Vách nhà ken câu hát” Các động từ “cài, ken” được dùng rất gợi cảm vừa

miêu tả cụ thể công việc lao động của người miền núi, vừa nói lên sự gắn bó, quấn quýt

Trang 15

Ôn tập các bài thơ : Bếp lửa,Khúc hát ru Con cò, Nói với con ( tình cảm gia đình) - 15 -

+ Rừng núi quê hương thật thơ mộng và nghĩa tình “Rừng cho hoa” là cho cái đẹp, một chữ “hoa”

đủ nói lên vẻ thơ mộng của rừng núi quê hương “Con đường cho những tấm lòng” là cho nghĩa tình, tâm

hồn và lối sống Rừng núi đâu chỉ là thiên nhiên, cây, đá mà còn là tình người, là những tấm lòng yêuthương gắn bó bên nhau

- Cội nguồn sinh dưỡng của mỗi con người là gia đình và quê hương

- > cái nôi êm để từ đó con lớn lên, trưởng thành với những nét đẹp trong tình cảm, tâm hồn.Phải chăng đó

là điều đầu tiên người cha muốn nói với đứa con của mình

-> Tình cảm gia đình thắm thiết, hạnh phúc, quê hương thơ mộng nghĩa tình và cuộc sống lao động trên quêhương cũng giúp con trưởng thành, giúp tâm hồn con được bồi đắp thêm lên

- Lòng tự hào về vẻ đẹp của “người đồng mình” và mong ước của người cha:

+ Đức tính cao đẹp của người đồng mình:

+ Mong ước của người cha qua lời tâm tình

-> Hai ý này liên kết chặt chẽ với nhau, từ việc ca ngợi những đức tính cao đẹp của người đồng mìnhngười cha dặn dò con cần kế tục, phát huy một cách xứng đáng truyền thống của quê hương

Trang 16

ễn tập cỏc bài thơ : Bếp lửa,Khỳc hỏt ru Con cũ, Núi với con ( tỡnh cảm gia đỡnh) - 16 -

b Thõn bài: Phõn tớch làm nổi bật những ý cơ bản sau: - Cội nguồn sinh dưỡng của mỗi con người là

gia đỡnh và quờ hương

+ Cỏi nụi ờm để từ đú con lớn lờn, trưởng thành với những nột đẹp trong tỡnh cảm, tõm hồn Phải

chăng đú là điều đầu tiờn người cha muốn núi với đứa con của mỡnh

+ Tỡnh cảm gia đỡnh thắm thiết, hạnh phỳc, quờ hương thơ mộng nghĩa tỡnh và cuộc sống lao độngtrờn quờ hương cũng giỳp con trưởng thành, giỳp tõm hồn con được bồi đắp thờm lờn

=>Bằng cỏch nhõn hoỏ “rừng” và “con đường” qua điệp từ “cho”, người đọc cú thể nhận ra lối sống tỡnh nghĩa của “người đồng mỡnh” Quờ hương ấy chớnh là cỏi nụi để đưa con vào cuộc sống ờm đềm

- Lũng tự hào về vẻ đẹp của “người đồng mỡnh” và mong ước của người cha.

+ Người đồng mỡnh khụng chỉ “yờu lắm” với những hỡnh ảnh đẹp đẽ, giản dị gợi nhắc cội nguồn sinh

dưỡng tõm hồn, tỡnh cảm, lối sống cho con người mà cũn với những đức tớnh cao đẹp, đỏng tự hào Trong cỏingọt ngào kỉ niệm gia đỡnh và quờ hương, người cha đó tha thiết núi với con về những phẩm chất cao đẹp củacon người quờ hương

+ Gửi trong những lời tự hào khụng giấu giếm đú, người cha ước mong, hy vọng người con phải tiếpnối, phỏt huy truyền thống để tiếp tục sống cú tỡnh cú nghĩa, thuỷ chung với quờ hương đồng thời muốn conbiết yờu quý, tự hào với truyền thống của quờ hương

- Chú cách dùng từ, lối so sánh ví von của ngời miền núi kết hợp với những so sánh liên tởng đặc

sắc của riêng nhà thơ (Đan lờ cài nan hoa – Vách nhà ken câu hát ; Rừng cho hoa – Con đờng cho những tấm lòng,…).

II/ Dàn bài chi tiết

A- Mở bài :

- Cha mẹ sinh con đều ớc mong con khôn lớn, tiếp nối truyền thống của gia đình, quê hơng Đó

là tình yêu con cao đẹp nhất

- Y Phơng cũng nói lên điều đó nhng bằng hình thức ngời tâm tình, dặn dò con, nên đem đến chobài thơ giọng thiết tha, trìu mến, tin cậy

B- Thân bài :

1 Mợn lời nói với con, Y Phơng gợi về cội nguồn sinh dỡng mỗi con ngời.

a Ngời con lớn lên trong tình yêu thơng, sự nâng đỡ của cha mẹ (Phân tích câu đầu)

- Gợi cảnh đứa trẻ chập chững tập đi rất chính xác

Trang 17

ễn tập cỏc bài thơ : Bếp lửa,Khỳc hỏt ru Con cũ, Núi với con ( tỡnh cảm gia đỡnh) - 17 -

- Tạo đợc không khí gia đình đầm ấm, niềm vui của cha mẹ khi đón nhận từng biểu hiện lớn lêncủa đứa trẻ

b Con lớn lên trong cuộc sống lao động nên thơ của quê hơng

- Cuộc sống lao động cần cù, tơi vui (Đan lờ cài nan hoa – Vách nhà ken câu hát).

- Rừng núi quê hơng thơ mộng và tình nghĩa (Rừng cho hoa ; Con đờng cho những tấm lòng).

2 Mợn lời nói với con để truyền cho con niềm tự hào về quê hơng và bày tỏ lòng mong ớc của ngời cha đối với con.

a Tự hào về ngời đồng mình gian khổ mà can đảm:

- Nhắc đến ngời đồng mình bằng những câu cảm thấn (Yêu lắm, thơng lắm con ơi! ) : tình quê

thật thắm thiết, đằm thắm, cách bộc lộ mộc mạc chân thành

- Ngời đồng mình sống vất vả nhng chí lớn (Cao đo nỗi buồn; Xa đo chí lớn,…).

- Mong con gắn bó với quê nghèo thì phải biết chấp nhận vợt qua gian khổ để xây dựng quê

h-ơng:

Sống trên đá không chê đá gập ghềnh Sống trên thung không chê thung nhèo đói Sống nh sông nh suối

Lên thác xuống ghềnh

Không lo cực nhọc.

b Tự hào về ngời đồng mình mộc mạc nhng giàu ý chí, niềm tin (thô sơ da thịt, chẳng bé nhỏ,…); giàu truyền thống kiên trì, nhẫn nại làm nên văn hoá độc đáo (đục đá kê cao quê hơng… làm phong tục,…).

c Niềm mong muốn càng tha thiết khi con trởng thành : bốn câu thơ cuối hầu nh chỉ nhắc lại hai

ý trên, nhng cách nói mạnh hơn:

Con ơi tuy thô sơ da thịt Lên đờng

Không bao giờ nhỏ bé đợc Nghe con

- Cũng dùng câu đối lập kết hợp câu phủ định để khẳng định, nhng thay từ mạnh hơn (ở trên thì

… thô sơ da thịt – chẳng mấy ai nhỏ bé…; còn ở cuối …tuy thô sơ da thịt –không bao giờ nhỏ bé

…).

- Kết hợp với tiếng gọi Con ơi, với những câu cầu khiến Lên đờng, Nghe con: tạo nên giọng điệu

dặn dò, khuyên bảo, thôi thúc,…

C- Kết bài:

- Cùng với cách nói giàu hình ảnh vừa cụ thể vừa khái quát, vừa mộc mạc, vừa ý vị sâu xa làgiọng điệu tâm tình thắm thiết, trìu mến dặn dò, phù hợp với cách diễn tả cảm xúc và tâm hồn chấtphác của ngời miền núi

- Bài thơ diễn tả rất sâu sắc tình yêu con và ớc mong của cha mẹ là con đợc nuôi dỡng trong tìnhgia đình quê hơng đằm thắm thì lớn lên phải tình nghĩa thuỷ chung, luôn tự hào và phát huy đợctruyền thống của tổ tiên quê nhà

NểI VỚI CON

Y Phương

I - Giới thiệu bài thơ: (cú thể làm

mở bài)

(Từ: Tỡnh cảm gia đỡnh – tỡnh

thương yờu con cỏi là tỡnh cảm cao

I-Tỡnh yờu thương con cỏi, mơ ước thế hệ sau tiếp nối xứng đỏng, phỏt huy truyền thống của tổ tiờn, quờ hương vốn là tỡnh cảm cao đẹpcủa con người Viẹt Nam ta suốt bao đời nay “Núi với con” của Y Phương(nhà thơ dõn tộc Tày) là một trong những bài thơ hướng vào

Trang 18

Ôn tập các bài thơ : Bếp lửa,Khúc hát ru Con cò, Nói với con ( tình cảm gia đình) - 18 -

đẹp của ngườiViệt Nam ==> giới

thiệu bài thơ và nêu khái quát giá trị

nội dung nghệ thuật.)

II-Phân tích:

1/Nhận xét về bố cục (mạch cảm

xúc):

2/Phân tích:

a/Đoạn 1: ( đẹp nhất trên đời)

– Nêu khái quát nội dung đoạn thơ

để làm câu mở đoạn

- 4 câu đầu có cách diễn đạt như thế

nào ? Em hiểu ý nghĩa 4 câu thơ đó

ra sao?Những hình ảnh chân phải,

chân trái, tiếng nói, tiếng cười nói

lên điều gì?

- Phân tích 7câu tiếp theo:

+Khái quát nội dung các câu thơ ?

con đường cho những tấm lòng

thể hiện được cuộc sống như thế

nào của quê hương? Các từ “ cài”,

“len” ngoài nghĩa miêu tả còn nói

lên tình ý gì?

đề tài ấy với cách nói rieng, xúc động và chân tình bằng hình thức người cha nói với con, tâm tình, dặn dò trìu mến, ấm áp và tin cậy

II- 1- Mạch cảm xúc của bài thơ là từ tình cảm riêng mở rộng thành tình cảm chung : từ tình cảm với con, tình cảm gia đình mở rộng ra tình cảm quê hương;từ kỷ niệm gần gũi nâng lên thành lẽ sống

2- a/Đoạn đầu của bài thơ gợi về cội nguồn sinh dưỡng của con , con được lớn lên trong tình yêu thương của cha mẹ Bốn câu thơ

mở đầu dùng cách nói bằng hình ảnh cụ thể theo tư duy và cách diễn đạt của người miền núi:

Chân phải bước tới cha Chân trái bước tới mẹ Một bước chạm tiếng nói Hai bước chạm tiếng cười Bốn hình ảnh “chân phải”, “chân trái”, “tiếng nói”, “tiếng cười” là

tả đứa bé – con- ngây thơ, lẫm chẫm tập đi, tập nói trong vòng tay , trong tình yêu thương, chăm sóc nâng niu của cha mẹ, trong gia đình

Đó là bức tranh một gia đình hạnh phúc Gia đình chính là cái nôi

êm, cái tổ ấm để con sống, lớn lên và trưởng thành trong bình yên vàtình yêu, niềm mơ ước của cha mẹ

Con dần lớn khôn, trưởng thành trong cuộc sống lao động, trong thiên nhiên thơ mộng và nghĩa tình sâu nặng của người đồng mình – quê hương:

Người đồng mình yêu lắm con ơi Đan lờ cài nan hoa Vách nhà ken câu hát Rừng cho hoa Con đường cho những tấm lòng

“Người đồng mình” là cách nói riêng mộc mạc mang tính địa phương của người dân tộc Tày Đó là người vùng mình, người miền mình Đây có thể hiểu cụ thể là những người cùng sống trên một miền đất, cùng quê hương, cùng một dân tộc Cuộc sống lao động cần cù, êm đềm và tươi vui của người đồng mình được gợi lên qua các hình ảnh đẹp: đan lờ cài nan hoa, vách nhà ken câu hát Đan lờ đánh cá, dưới bàn tay người Tày, những nan nứa, nan trúc, nan tre trở thành nan hoa Vách nhà không chỉ ken bằng gỗ mà ken bằng câu

hát Các động từ “cài”, “ken”ngài nghĩa miêu tả còn nói lên tình gắn

bó, quấn quít trong lao động, làm ăn của đồng bào quê hương Rừng đâu chỉ cho nhiều gỗ quý, cho măng, cho lâm sản quý giá mà còn

Ngày đăng: 21/12/2015, 04:03

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w