- Với Nguyễn Duy, ánh trăng không chỉ là niềm thơ mà còn được biểu đạt một hàm nghĩa mới, mang dấu ấn của tình cảm thời đại: Ánh trăng là biểu tượng cho quá khứ trong mỗi đời người.. * C
Trang 1ÔN TẬP CÁC BÀI THƠ VỀ CHỦ
ĐỀ THIÊN NHIÊN- ÁNH TRĂNG
Trang 21.ÁNH TRĂNG
-Nguyễn Duy-
A TÓM TẮT KIẾN THỨC CƠ BẢN
1 Tác giả :
- Nhà thơ Nguyễn Duy tên khai sinh là Nguyễn Duy Nhuệ, sinh năm
1948 tại phường Đông Vệ, thành phố Thanh Hoá
- Là nhà thơ - chiến sĩ, trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Mĩ
- Phong cách thơ độc đáo - nhất là ở thể thơ lục bát (uyển chuyển mượt
mà, hiện đại ở thi liệu, cấu tứ)
- 1966: Nhập ngũ; 1975: Làm báo văn nghệ
- Hiện sống tại thành phố Hồ Chí Minh
- Giải nhất cuộc thi thơ báo Văn nghệ 1972-1973; Giải A Hội Nhà văn Việt Nam (1984)
2 Tác phẩm:
a Nội dung :
- Hình ảnh vầng trăng là hình ảnh của thiên nhiên là người bạn tri kỷ
- Vầng trăng có ý nghĩa biểu tượng cho quá khứ tình nghĩa, vẻ đẹp bình
dị và vĩnh hằng của đời sống
- Vầng trăng mang chiều sâu tư tưởng , là lời nhắc nhở thái độ sống "
uống nước nhớ nguồn", ân nghĩa thủy chung cùng quá khứ
b Nghệ thuật:
Trang 3- Cảm xỳc của tỏc giả trong bài thơ được thể hiện qua một cõu chuyện riờng, bằng sự kết hợp hài hoà giữa tự sự và trữ tỡnh
- Giọng điệu tõm tỡnh, nhịp thơ khi thỡ trụi chảy tự nhiờn, nhịp nhàng theo lời kể, khi thỡ thầm lặng suy tư
- Ngụn ngữ thơ giàu sức gợi cảm
c Chủ đề: Suy ngẫm về cuộc đời
B CÁC DẠNG ĐỀ:
1 Dạng đề 2 hoặc 3 điểm:
* Đề 1:
"Ánh trăng" là một nhan đề đa nghĩa Hóy viết một đoạn văn ( từ 15-20 dũng) để làm sỏng tỏ ý kiến trờn
- Ánh trăng của Nguyễn Duy là hỡnh ảnh đẹp của thiờn nhiờn với tất cả những gỡ là thi vị, gần gũi, hồn nhiờn, tươi mỏt Đú là vầng trăng của
“hồi nhỏ sống với đồng”, Ánh trăng gắn với tuổi ấu thơ của tỏc giả
Vầng trăng ấy hồn nhiờn như cuộc sống, như đất trời
- Nhan đề “Ánh trăng” cũn thực sự sõu sắc, ý nghĩa bởi vầng trăng ấy cũn là biểu tượng cho quỏ khứ nghĩa tỡnh - kớ ức gắn với cuộc khỏng chiến chống Mĩ cứu nước cam go mà hào hựng
- Vầng trăng mang chiều sõu tư tưởng , là lời nhắc nhở thỏi độ sống " uống nước nhớ nguồn", õn nghĩa thủy chung cựng quỏ khứ
2 Dạng đề 5 hoặc 7 điểm:
Trang 4* Đề 1: Niềm tâm sự thầm kín của Nguyễn Duy qua bài thơ " Ánh trăng"
Gợi ý
a Mở bài
- Ánh trăng là đề tài quen thuộc của thi ca, là cảm hứng sáng tác vô tận cho các nhà thơ
- Với Nguyễn Duy, ánh trăng không chỉ là niềm thơ mà còn được biểu đạt một hàm nghĩa mới, mang dấu ấn của tình cảm thời đại: Ánh trăng
là biểu tượng cho quá khứ trong mỗi đời người
b.Thân bài
*Cảm nghĩ về vầng trăng quá khứ
- Ánh trăng gắn với những kỉ niệm trong sáng thời thơ ấu tại làng quê
- Ánh trăng gắn bó với những kỉ niệm không thể nào quên của cuộc chiến tranh ác liệt của người lính trong rừng sâu
* Cảm nghĩ về vầng trăng hiện tại: Vầng trăng tri kỉ ngày nào nay đã trở
thành “người dưng” - người khách qua đường xa lạ
+ Sự thay đổi của hoàn cảnh sống- không gian khác biệt, thời gian cách biệt, điều kiện sống cách biệt
+ Hành động “vội bật tung cửa sổ” và cảm giác đột ngột “nhận ra vầng trăng tròn”, cho thấy quan hệ giữa người và trăng không còn là tri kỉ, tình nghĩa như xưa vì con người lúc này thấy trăng như một vật chiếu sáng thay thế cho điện sáng mà thôi
Trang 5+ Câu thơ rưng rưng - lạnh lùng - nhức nhối, xót xa miêu tả một điều gì bội bạc, nhẫn tâm vẫn thường xảy ra trong cuộc sống
* Niềm suy tư của tác giả và tấm lòng của vầng trăng
- Trăng và con người đã gặp nhau trong một giây phút tình cờ
+ Vầng trăng xuất hiện vẫn một tình cảm tràn đầy, không mảy may sứt
mẻ
+ “Trăng tròn”-> tình cảm trọn vẹn, chung thuỷ như năm xưa
+ Tư thế “ngửa mặt lên nhìn mặt” là tư thế đối mặt: “mặt” ở đây chính
là vầng trăng tròn (nhân hoá) Con người thấy mặt trăng là thấy được người bạn tri kỉ ngày nào
- Ánh trăng đã thức dậy những kỉ niệm quá khứ tốt đẹp, đánh thức lại tình cảm bạn bè năm xưa, đánh thức lại những gì con người đã lãng quên
+ Cảm xúc “rưng rưng” là biểu thị của một tâm hồn đang rung động, xao xuyến, gợi nhớ gợi thương khi gặp lại bạn tri kỉ
+ Nhịp thơ hối hả dâng trào như tình người dào dạt Niềm hạnh phúc của nhà thơ như đang được sống lại một giấc chiêm bao
- Ánh trăng hiện lên đáng giá biết bao, cao thượng vị tha biết chừng nào
=> Câu thơ thầm nhắc nhở chính mình và cũng đồng thời nhắc nhở chúng ta, những người đang sống trong hoà bình, hưởng những tiện nghi hiện đại, đừng bao giờ quên công sức đấu tranh cách mạng của biết bao người đi trước
Trang 6c.Kết bài:
- Bài thơ “Ánh trăng” là một lần “giật mình” của Nguyễn Duy về sự vô tình trước thiên nhiên, vô tình với những kỉ niệm nghĩa tình của một thời đã qua
- Nó gợi ra trong lòng chúng ta nhiều suy ngẫm sâu sắc về cách sống, cách làm người, cách sống ân nghĩa thuỷ chung ở đời
C BÀI TẬP VỀ NHÀ:
1 Dạng đề 2 hoặc 3 điểm:
* Đề 2: Nhận xét đoạn cuối bài thơ “Ánh trăng”của Nguyễn Duy
Gợi ý:
Khổ thơ cuối cùng là nơi tập trung nhất ý nghĩa biểu tượng của hình ảnh vầng trăng:
- Hình ảnh trăng được Nguyễn Duy miêu tả tròn đầy, vành vạnh, toả sáng khắp nơi Đó là vẻ đẹp tự nó và mãi mãi vĩnh hằng Đó còn là hình ảnh tượng trưng cho vẻ đẹp và những giá trị truyền thống
- Phép nhân hoá khiến hình ảnh vầng trăng hiện ra như một con người
cụ thể, một người bạn, một nhân chứng, rất nghĩa tình nhưng cũng vô cùng nghiêm khắc đang nhắc nhở con người, một lời nhắc nhở thấm thía, độ lượng nhưng đủ làm để làm con người “giật mình” nhận ra sự
vô tình lãng quên quá khứ tốt đẹp, tức là con người đang phản bội lại chính mình Nó còn có ý nhắc nhở con người nên trân trọng, giữ gìn vẻ đẹp và những giá trị truyền thống
Trang 7
2 Dạng đề 5 hoặc 7 điểm:
* Đề 2: Cảm nhận của em về bài thơ "Ánh trăng" của Nguyễn Duy
a Mở bài
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm
- Nguyễn Duy viết “Ánh trăng” như một lời tâm sự, một lời nhắn nhủ chân tình với chính mình, với mọi người về lẽ sống chung thuỷ, nghĩa tình
b Thân bài:
* Cảm nghĩ về vầng trăng quá khứ:
- Trước hết là hình ảnh vầng trăng tình nghĩa, hiền hậu, bình dị gắn liền với kỉ niệm trong sáng thời thơ ấu tại làng quê
- Trăng thành người bạn tri kỉ, gắn với những kỉ niệm không thể nào quên của người lính trong những năm tháng gian lao nơi chiến trường, -> Lời thơ kể không tả mà có sức gợi nhớ, âm điệu của lời thơ như trùng xuống trong mạch cảm xúc bồi hồi
* Cảm nghĩ về vầng trăng hiện tại
- Sự thay đổi của hoàn cảnh sống- không gian khác biệt, thời gian cách biệt, điều kiện sống cách biệt, cuộc sống công nghiệp hoá, hiện đại hoá của điện gương đã làm át đi sức sống của ánh trăng trong tâm hồn con người
- Vầng trăng tri kỉ ngày nào nay đã trở thành “người dưng” - người
khách qua đường xa lạ, => Một sự thay đổi phũ phàng khiến người ta không khỏi nhói đau Tình cảm xưa kia nay chia lìa
Trang 8* Niềm suy tư của tác giả và tấm lòng của vầng trăng
- Sự xuất hiện trở lại của vầng trăng thật đột ngột, ở vào một thời điểm không ngờ
- Bất ngờ đối diện với vầng trăng, con người đã có cử chỉ "ngẩng mặt", tâm trạng “rưng rưng”
- Trăng hiện lên đáng giá biết bao, cao thượng vị tha biết chừng nào
- Cái “giật mình” tự nhắc nhở bản thân không bao giờ được làm người phản bội quá khứ, phản bội thiên nhiên, sùng bái hiện tại mà coi rẻ thiên nhiên
c Kết bài:
"Ánh trăng" - một hình ảnh rất giản dị nhưng mang triết lí sâu xa Nó gợi ra trong lòng chúng ta nhiều suy ngẫm sâu sắc về cách sống, cách làm người “uống nước nhớ nguồn” ân nghĩa thuỷ chung cùng quá khứ
C BÀI TẬP VỀ NHÀ
1.Dạng đề 2 hoặc 3 điểm
Đề 2:
Chép lại chính xác khổ thơ cuối bài thơ "Ánh trăng"- Nguyễn Duy Hình ảnh vầng trăng trong bài thơ có ý nghĩa như thế nào?
Gợi ý:
Chép chính xác khổ thơ
Hình ảnh vầng trăng trong bài thơ mang nhiều ý nghĩa tượng trưng
Trang 9+ Là hình ảnh thiên nhiên tươi mát, là bạn của người trong những năm tháng tuổi thơ và cả thời chiến tranh ở rừng
+ Là biểu tượng quá khứ nghĩa tình, là biểu tượng vẻ đẹp vĩnh hằng của cuộc sống
+ Là tượng trưng cho quá khứ nguyên vẹn không phai mờ, là bạn cũng
là nhân chứng đầy tình nghĩa Nhưng đó cũng là lời nghiêm khắc nhắc nhở con người về đạo lý sống: con người có thể vô tình nhưng quá khứ, lịch sử thì mãi vẹn nguyên
Đề 3: Bài thơ “Ánh trăng” của Nguyễn Duy kết thúc bằng hình ảnh:
ánh trăng im phăng phắc
đủ cho ta giật mình
Theo em, cái “giật mình” ấy cho ta hiểu gì về nhân vật trữ tình
trong bài thơ ?
*Khổ cuối bài thơ “Ánh trăng” có tính chất triết lý nhẹ nhàng mà sâu
sắc, là nơi cô đọng ý nghĩa và vẻ đẹp của hình ảnh vầng trăng và chủ đề
của tác phẩm Từ sự đối lập “Trăng cứ tròn vành vạnh - kể chi người vô
tình”, Nguyễn Duy kết thúc :
ánh trăng im phăng phắc
đủ cho ta giật mình
- Quá khứ đẹp đẽ vĩnh hằng trong vũ trụ “ánh trăng im phăng
phắc” như một người bạn, một nhân chứng nghĩa tình mà nghiêm khắc
Cái im lặng như đang nhắc nhở nhà thơ, nhắc nhở tất cả chúng ta Con người có thể vô tình , có thể lãng quên nhưng thiên nhiên nghĩa tình, quá khứ thì luôn tròn đầy, bất diệt , hồn hậu và rộng lượng
Trang 10- Tâm trạng của nhà thơ trước vầng trăng hiền dịu mà nghiêm trang
xuất hiện một cái “giật mình” hoàn toàn bất ngờ! Có lẽ mọi người đọc
cũng sẽ giật mình trước cái giật mình của nhà thơ Trong bài thơ này,
cái động từ “giật mình” đầy sức bùng nổ Chỉ là “ánh trăng im phăng
phắc” , thế mà “đủ cho ta giật mình” Giật mình vì điều gì? Nhà thơ
chừa một khoảng lặng mênh mông cho người đọc Mỗi người sẽ có riêng của mình những kỉ niệm, những nỗi đau, những lúc vô tình, vô cảm , những thói hư tật xấu để giật mình Kết lại bài thơ với câu thơ này là trọn vẹn
- Nguyễn Duy viết bài thơ “Ánh trăng” như người đang kể lại một
câu chuyện riêng Câu chuyện hơi buồn nhưng kết thúc có hậu, bỡi dẫu
sao thì cuối cùng cũng có một cái “giật mình” Nó là cái giật mình cần
thiết và quí giá, cái giật mình mà bất kì ai ở đời cũng nên ít nhất phải có
một lần Giật mình để “ngẩng mặt lên nhìn mặt” với vầng trăng “tròn
vành vạnh” , giật mình để để mặt nhìn mặt đối diện với chính mình , với
cuộc đời, với tất cả những ai, những gì đã từng cho mình cuộc sống Ánh điện, cửa gương, rồi cả buyn –đinh cao ốc nữa, tự thân chúng vốn chẳng có tội gì Nhưng vì những thứ ấy, lệ thuộc vào những thứ ấy, để
rồi coi vầng trăng như “người dưng qua đường”, vô tình với quá khứ,
vô cảm với nhân dân, lãng quên một thời xương máu hết mọi nghĩa
tình, thứ vô tình vô cảm ấy là có tội Phải biết “giật mình” Cái “giật
mình” ở đây thật chân thành có sức cảm hóa lòng người.Hai tiếng “giật mình” cuối cùng bài thơ như một tiếng chuông rất khẽ nhưng ngân
vang rất xa và đọng lại rất lâu
Trang 11Đề 4: Xác định thời điểm ra đời của bài thơ "Ánh trăng" liên hệ với cuộc đời Nguyễn Duy để phát biểu chủ đề bài thơ Theo cảm nhận của
em, chủ đề ấy có liên quan gì đến đạo lý, lẽ sống của dân tộc Việt Nam
ta
2 Dạng đề 5 hoặc 7 điểm
Đề 2:
Xuyên suốt bài thơ "Ánh trăng" của Nguyễn Duy là hình tượng ánh trăng Em hiểu hình tượng đó như thế nào?
Gợi ý:
a Mở bài:
- Giới thiệu về tác giả và hoàn cảnh ra đời của bài thơ
- Cảm nhận và suy nghĩ chung về vẻ đẹp của vầng trăng
b Thân bài:
* Cảm nhận và suy nghĩ về vẻ đẹp của vầng trăng, với những kỷ niệm nghĩa tình trong quá khứ
- Ánh trăng là hình ảnh của thiên nhiên , là người bạn tri kỉ suốt thời tuổi nhỏ, thời chiến tranh ở rừng
- Vầng trăng trong quá khứ là người bạn bình dị, hiền hậu, nghĩa tình, trong sáng và thủy chung, là quá khứ vẹn nguyên chẳng thể phai mờ
- Vầng trăng là thiên nhiên , đất nước, là vẻ đẹp vĩnh hằng của cuộc sống
Trang 12- Là nhân chứng nghĩa tình, hiền hậu, bao dung và cũng rất nghiêm khắc
để con người phải "giật mình" thức tỉnh lương tâm
- Vầng trăng vưà là hình ảnh nhân hóa, vừa là hình ảnh ẩn dụ mang ý nghĩa tượng trưng
* Cảm nhận, suy nghĩ về sự thay đổi nhận thức của con người
- Người bạn tri kỉ trong quá khứ là vầng trăng đã có lúc bị lãng quên
- Hoàn cảnh, tình huống bất ngờ " Thình lình đèn vụt tắt" làm con người chợt nhận ra sự vô tình vô nghĩa
- Cảm xúc rưng rưng là một sự thức tỉnh chân thành con người rút ra bài học về cách sống ân nghĩa thủy chung
c Kết bài:
Bài thơ đánh thức lương tâm con người bằng một câu chuyện nhỏ với hình tượng thơ độc đáo: Ánh trăng
Câu3: Phân tích so sánh hình ảnh trăng(vầng trăng,mảnh trăng,ánh
trăng) trong các bài thơ “Đồng chí”, “Đoàn thuyền đánh cá” , “Ánh trăng”
***
(Giới thiệu 3 bài thơ và hình ảnh trăng trong từng bài thơ)
- Bài “Đồng chí” của Chính Hữu là “Đầu súng trăng treo”; Bài “Đoàn
thuyền đánh cá” của Huy Cận là “Thuyền ta lái gió với buồm trăng”,
“Cái đuôi em quẫy trăng vàng chchóe” “Gõ thuyền đã có nhịp trăng
cao”, “Ánh trăng” - Nguyễn Duy : “Vầng trăng thành tri ki”, “Cái vầng trăng tình nghĩa” , “Vầng trăng đi qua ngõ ”, “ vầng trăng tròn”,
“trăng cứ tròn vành vạnh ánh trăng im phăng phắc ”
Trang 13- (Nêu những điểm giống nhau) : Trăng trong cả ba bài thơ đều là hình ảnh thiên nhiên đẹp, trong sáng là người bạn tri kỉ của con người trong cuộc sống lao động và chiến đấu, trong sinh hoạt hằng ngày
-(Trăng trong mỗi bài thơ) :
+Trăng trong “Đồng chí” là biểu tượng của tình đồng chí gắn bó keo sơn trong cuộc sống chiến đấu gian khổ thời kì đầu kháng chiến chống Pháp, biểu tượng của hiện thực và lãng mạn, trở thành nhan đề của cả tập thơ “Đầu súng trăng treo” của Chính Hữu
+Trăng trong “Đoàn thuyền đánh cá” là cánh buồm đưa thuyền lướt sóng ra khơi và nâng bổng niềm vui hào hứng trong lao động làm chủ tập thể của những ngư dân đánh cá đêm:
Thuyền ta lái gió với buồm trăng
Gõ thuyền đã có nhịp trăng cao
Trăng vẽ nên bức tranh sơn mài biển vàng biển bạc:
Cái đuôi em quẫy trăng vàng chóe
Đêm thở sao lùa nước Hạ Long
+Trăng trong “Ánh trăng” là “vầng trăng tri kỉ”, là “vầng trăng tình nghĩa”, là “vầng trăng tròn vành vạnh” là “ánh trăng im phăng
phắc ”đột ngột ùa vào phòng buyn đinh tối om trong đêm hòa bình mất điện ở thành phố đã khiến cho nhà thơ giật mình, ân hận, day dứt
về suy nghĩ và cách sống hiện tại của mình Ánh trăng như người bạn thân nhắc nhở, lay tỉnh lương tâm của tác giả: không được vô ơn với quá khứ, với đồng đội đã hi sinh, với thiên nhiên nhân hậu và bao dung
Trang 14*Trăng trong ba bài thơ mỗi bài về ý nghĩa biểu tượng thì có đôi nét khác nhau , nhưng nhìn chung trăng đều mang vẻ đẹp hiền dịu của thiên nhiên là người bạn của con người trong cuộc sống
Đề 4:
Tưởng tượng mình là nhân vật trữ tình trong "Ánh trăng" Em hãy diễn tả dòng cảm nghĩ trong bài thơ thành một bài tâm sự ngắn