Câu 5: Mục đích, ý nghĩa của thanh tra, kiểm tra tài nguyên môi trường - Mục đích: + Phòng ngừa, phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường + Phát hiện những
Trang 1ÔN TẬP THANH TRA TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG
Câu 1: các nguyên tắc cơ bản của thanh tra
- Nguyên tắc thanh tra là tập hợp các quy tắc chỉ đạo, những chuẩn mực mà các cơ quan quản lý nhà nước, các tổ chức thanh tra, cán bộ, thanh tra viên phải tuân theo trong quá trình hoạt động thanh tra
- Các nguyên tắc thanh tra chỉ đạo và chi phối mối quan hệ trong thanh tra nhằm đảm bảo cho hoạt đông thanh tra đạt hiệu quả cao
- Nguyên tắc đóng vai trò quan trọng, là định hướng, cơ sở cho các hoạt động cụ thể trong thực tiễn Nguyên tắc còn là những điều cơ bản rút ra từ thực tế khách quan để chỉ đạo hành động
- Các nguyên tắc không chỉ thể hiện trong toàn bộ quá trình tiến hành thanh tra mà nó phải trở thành
ý thức của từng cán bộ, công chức, thanh tra viên trong suy nghĩ và trong hành vi, hành xử cụ thể khi thực thi nhiệm vụ, công vụ trên cương vị của mình
a) nguyên tắc phải tuân theo pháp luật
- Khi tiến hành thanh tra, người ra quyết định thanh tra, thủ trưởng cơ quan thanh tra, trưởng đoàn thanh tra, thanh tra viên, thành viên đoàn thanh tra phải :
+ Cơ cấu tổ chức và hoạt động của cơ quan thanh tra phải tuân thủ pháp luật về thanh tra mà pháp luật quy định
+ Thực hiện nghiêm minh, đầy đủ những gì mà pháp luật cho phép và không làm những gì mà pháp luật cấm
Phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về hành vi, quyết định của mình
+ Pháp luật là kim chỉ nam cho quá trình thanh tra, đảm bảo vị trí tối cao của pháp luật
+ Đoàn thanh tra, các thành viên Đoàn thanh tra phải luôn luôn ý thức và thường trực trong suy nghĩ và việc làm phải tuân theo pháp luật, thể hiện trên một số vấn đề:
- Không vượt quyền, không lạm dụng quyền;
- Không che dấu, hoặc bao che hành vi vi phạm;
- Sai phạm đến đâu, nhận xét, đánh giá đúng mức đến đó, không áp đặt ý chí chủ quan Mọi kết luận về đối tượng thanh tra đều phải có căn cứ pháp luật, có chứng cứ rõ ràng
b) Bảo đảm tính chính xác, trung thực, khách quan; công khai, dân chủ, kịp thời.
Hoạt động thanh tra là một nội dung của hoạt động quản lý nhà nước Kết luận, kiến nghị hoặc
quyết định xử lý từ kết quả hoạt động thanh tra, đòi hỏi tổ chức, cá nhân liên quan có nghĩa vụ
và trách nhiệm thực hiện Tác động của nó không những đối với đối tượng thanh tra mà còn tác động trực tiếp hay gián tiếp đối với xã hội; thông qua thanh tra góp phần chấn chỉnh quản lý, hoàn thiện chính sách, cơ chế quản lý Vì vậy, bảo đảm tính chính xác, trung thực, khách quan, trung thực, công khai, dân chủ, kịp thời
Trang 2 Tính chính xác: Đánh giá đúng thực trạng, tình hình để việc xử lý đúng người, đúng tội, đúng
pháp luật
Tính khách quan: Phẩn ánh đúng sự thật, không thiên lệch và bóp méo sự thật, xuất phát từ
thực tế cuộc sống xem xét đánh giá sự vật hiện tượng trên quan điểm lịch sử, trong mối quan hệ logic biện chứng, không vội vàng, chủ quan làm theo cảm tính để ra quyết định, kết luận thanh tra
Tính công khai: Vào thời điểm thích hợp phải thông báo công khai kết luân thanh tra công
khai, minh bạch trong hoạt động của các cơ quan, tổ chức, đơn vị, nhất là trong hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước có vai trò vô cùng quan trọng đối với công tác phòng, chống tham nhũng
Tính dân chủ: Sự tôn trọng tin tưởng vào lực lương đông đảo quần chúng, dân chủ thể hiện
nhiều trong quá trình làm việc với đối tượng thanh tra
Tính trung thực: Trung thực với số liệu kết quả thu được trong quá trình tiến hành các phương
pháp thanh tra, không được bóp méo, cắt xén cố tình làm sai lệch hoặc giảm mức độ quan trọng của thông tin, kết luận thanh tra
Tính kịp thời: Kịp thời với thời gian quy định của công tác thanh tra
Báo cáo kết quả thanh tra, kết luận hoặc quyết định xử lý là một dạng “sản phẩm” của cuộc thanh tra Do đó, người tiến hành cuộc thanh tra bảo đảm nguyên tắc chính xác, trung thực, khách quan, hợp pháp, dân chủ kịp thời trong suốt quá trình tiến hành thanh tra là nhằm làm cho “sản phẩm” của cuộc thanh tra có giá trị pháp lý và có tác dụng tích cực đối với công tác quản lý
C) Nguyên tắc không làm cản trở hoạt động bình thường của cơ quan, tổ chức, cá nhân là đối tượng thanh tra
Điều này xuất phát từ thực tiễn của hoạt động thanh tra cho thấy, khi tiến hành thanh tra dù là dưới hình thức thanh tra theo chương trình, kế hoạch hay thanh tra đột xuất, thì ít hay nhiều cũng thu hút sự chú ý của dư luận và ảnh hưởng đến tâm lý của đối tượng thanh tra và các đối tượng có liên quan
- Khi tiến hành thanh tra một cơ quan, tổ chức hay cá nhân nào thì hoạt động bình thường của cơ quan,
tổ chức, cá nhân đó ít nhiều cũng bị ảnh hưởng Và có những ảnh hưởng mang tính tiêu cực đến hoạt động bình thường của đối tượng thanh tra, gây tác động xấu đến tình hình sản xuất kinh doanh hay hoạt động bình thường của cơ quan, đơn vị
Do đó, Luật Thanh tra 2010 đã quy định nguyên tắc này, nhằm đảm bảo hoạt động thanh tra không tác động xấu đến hoạt động bình thường của cơ quan, tổ chức, mà chỉ giúp cho cơ quan, tổ chức là đối tượng thanh tra thấy được những sai sót, hạn chế trong tổ chức và hoạt động của mình để có sự điều chỉnh cho phù hợp
Nguyên tắc không làm cản trở hoạt động bình thường của cơ quan, tổ chức, cá nhân là đối tượng thanh tra thể hiện chủ yếu ở giai đoạn làm việc với đối tượng thanh tra tại cơ quan, trụ sở của đối tượng thanh tra
+ Cơ quan thanh tra không được gợi ý đe dọa
Trang 3+ Trước khi sử dụng quyền hạn phải có sự chuẩn bị chu đáo
***Nguyên tắc tuân theo pháp luật là nguyên tắc quan trọng nhất Vì:
Đây là nguyên tắc xuyên suốt quá trình hoạt động thanh tra Từ khi xây dưng kế hoạch, khảo sát,
ra quyết định thanh tra, tiến hành thanh tra cho tới khi kết thúc thanh tra.Nó được coi như là xương sống của hoạt động thanh tra
Làm cơ sở, nền tảng để định ra các nguyên tắc khác trong hoạt động thanh tra
Tuy nhiên, không vì thế mà chúng ta xem nhẹ các nguyên tắc khác mà phải kết hợp linh hoạt,đồng thời, hài hòa giữa các nguyên tắc
Câu 2: Thanh tra đươc phân theo các loại hình nào?
Phân theo đối tượng thanh tra
Câu 3: Các bước thanh tra.
I CHUẨN BỊ THANH TRA
Bước 1: Khảo sát, nắm tình hình để quyết định thanh tra (Điều 3 TT 02/2010)
Bước 2: Ra quyết định thanh tra (Điều 4 TT02/2010)
Bước 3: Xây dựng và phê duyệt kế hoạch tiến hành thanh tra (Điều 5 TT 02/2010)
Bước 4: Phổ biến kế hoạch tiến hành thanh tra (Điều 6 TT 02/2010)
Bước 5: Xây dựng đề cương yêu cầu đối tượng thanh tra báo cáo (Điều 7 TT 02/2010)
Bước 6: Thông báo về việc công bố quyết định thanh tra ( Điều 8 TT02/2010)
II Tiến hành thanh tra
Bước 1: Công bố quyết định thanh tra (Điều 9 số 02/ 2010)
Bước 2: Thu thập thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung thanh tra (Điều 10 số 02/ 2010)
Bước 3: Kiểm tra, xác minh thông tin, tài liệu (Điều 11 số 02/ 2010)
Bước 4: Báo cáo tiến độ thực hiện nhiệm vụ thanh tra (Điều 12 số 02/ 2010)
Bước 5: Sửa đổi, bổ sung kế hoạch tiến hành thanh tra trong quá trình thanh tra (Điều 13 số 02/ 2010) Bước 6: Thay đổi Trưởng đoàn thanh tra, thành viên Đoàn thanh tra; bổ sung thành viên Đoàn thanh tra ( Điều 14 TT 02/ 2010)
Bước 7: Gia hạn thời gian thanh tra ( Điều 14 TT 02/ 2010)
Bước 8: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ của thành viên Đoàn thanh tra ( Điều 15 TT 02/ 2010) Bước 9: Nhật ký Đoàn thanh tra ( Điều 14 TT 02/ 2010)
Bước 10: Kết thúc việc thanh tra tại nơi được thanh tra ( Điều 14 TT 02/ 2010)
III Kết thúc thanh tra
Bước 1: Xây dựng báo cáo kết quả thanh tra ( Điều 19 TT 02/ 2010)
Bước 2: Đánh giá chứng cứ ở Đoàn thanh tra ( Điều 20 TT 02/2010)
Bước 3: Xem xét báo cáo kết quả thanh tra (Điều 21 TT 02/2010)
Bước 4: Thực hiện ý kiến chỉ đạo của người ra quyết định thanh tra (Điều 22 TT 02/2010)
Trang 4Bước 5: Xây dựng dự thảo kết luận thanh tra (Điều 23 TT 02/2010)
Bước 6: Ký ban hành và công bố kết luận thanh tra ( Điều 24 TT 02/ 2010)
Bước 7: Giao trả hồ sơ, tài liệu ( Điều 25 TT 02/ 2010)
Bước 8: Tổng kết hoạt động của Đoàn thanh tra ( Điều 26 TT 02/ 2010)
Bước 9: Lập, bàn giao hồ sơ thanh tra (Điều 27 TT 02/ 2010)
Câu 4: Khái niệm về thanh tra tài nguyên môi trường
Thanh tra Tài nguyên và Môi trường là cơ quan thanh tra theo ngành, lĩnh vực, được tổ chức theo quy định, thực hiện chức năng thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành về đất đai, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, địa chất, môi trường, khí tượng, thuỷ văn, đo đạc, bản đồ, quản lý tổng hợp và thống nhất về biển và hải đảo theo quy định của pháp luật
Câu 5: Mục đích, ý nghĩa của thanh tra, kiểm tra tài nguyên môi trường
- Mục đích:
+ Phòng ngừa, phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường
+ Phát hiện những sơ hở trong cơ chế quản lý, chính sách pháp luật về bảo vệ môi trường để kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền
+ Đưa ra biện pháp khắc phục góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả của quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường
+ Góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý của tổ chức hoạt động, cơ quan chuyên ngành trong lĩnh vực bảo vệ môi trường
Câu 6: Tổ chức hoạt động thanh tra tài nguyên và môi trường
Gồm cấp trung ương và cấp tỉnh
- cấp trung ương:
+ Thanh tra Bộ TN& MT
+ Thanh tra Tổng Cục, thanh tra Cục
Thanh tra Bộ TN&MT
Theo điều 7 NĐ số 35/ 2009 – NĐ/ CP
1 Thanh tra Bộ là cơ quan của Bộ Tài nguyên và Môi trường, thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành về tài nguyên và môi trường trong phạm vi quản lý nhà nước của
Bộ Tài nguyên và Môi trường
Thanh tra Bộ có các phòng trực thuộc do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quyết định thành lập
Trang 52 Thanh tra Bộ có Chánh Thanh tra, các Phó Chánh Thanh tra và các Thanh tra viên Chánh Thanh tra
do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức sau khi thống nhất với Tổng Thanh tra; các Phó Chánh Thanh tra, Thanh tra viên được bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức theo quy định của pháp luật
3 Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định cụ thể về nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức, biên chế của Thanh tra Bộ
Thanh tra Tổng Cục, thanh tra Cục
Theo điều 8 NĐ số 35/2009 NĐ- CP
1 Thanh tra Tổng cục, Thanh tra Cục là cơ quan thuộc Tổng cục, Cục, thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn thanh tra chuyên ngành về tài nguyên và môi trường trong phạm vi quản lý của Tổng cục, Cục
Thanh tra Tổng cục có các phòng trực thuộc do Tổng cục trưởng quyết định thành lập
2 Thanh tra Tổng cục, Thanh tra Cục có Chánh Thanh tra, các Phó Chánh Thanh tra và các Thanh tra viên
Chánh Thanh tra Tổng cục, Chánh Thanh tra Cục do Tổng cục trưởng, Cục trưởng bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức sau khi thống nhất ý kiến với Thanh tra Bộ
Các Phó Chánh Thanh tra, Thanh tra viên được bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức theo quy định của pháp luật
3 Tổng cục trưởng, Cục trưởng quy định cụ thể về nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức, biên chế của Thanh tra Tổng cục, Thanh tra Cục
- Cấp tỉnh:
1 Thanh tra Sở là cơ quan trực thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường, thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành trong phạm vi quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
2 Thanh tra Sở có Chánh Thanh tra, các Phó Chánh Thanh tra và các Thanh tra viên
Chánh Thanh tra Sở do Giám đốc Sở bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức sau khi thống nhất với Chánh Thanh tra tỉnh; các Phó Chánh Thanh tra, Thanh tra viên được bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức theo quy định của pháp luật
Câu 7: Nhiệm vụ và quyền hạn thanh tra TN& MT các cấp
Trách nhiệm của các cơ quan quản lý TN&MT
+ TheoNĐ số 35/ 2009 NĐ- CP
Điều 4: Trách nhiệm của các cơ quan liên quan trong hoạt động của Thanh tra Tài nguyên và Môi
trường
Trang 6Cơ quan công an, cơ quan thanh tra chuyên ngành và các cơ quan, tổ chức liên quan khác trong phạm
vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với Thanh tra Tài nguyên và Môi trường trong việc phòng ngừa, phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về tài nguyên và môi trường
Điều 5 Trách nhiệm của Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước trong hoạt động của Thanh tra Tài
nguyên và Môi trường
1 Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm xây dựng tổ chức, chỉ đạo hoạt động của Thanh tra Bộ; trang bị cơ sở vật chất, kỹ thuật, trang phục và các điều kiện khác phục vụ hoạt động thanh tra; xử lý kịp thời các kết luận, kiến nghị của Thanh tra Bộ theo quy định của pháp luật
2 Tổng cục trưởng, Cục trưởng có trách nhiệm xây dựng tổ chức, chỉ đạo hoạt động của Thanh tra Tổng cục, Thanh tra Cục; trang bị cơ sở vật chất, kỹ thuật, trang phục và các điều kiện khác phục vụ hoạt động thanh tra; xử lý kịp thời các kết luận, kiến nghị của Thanh tra Tổng cục, Thanh tra Cục theo quy định của pháp luật
3 Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) có trách nhiệm xây dựng tổ chức, trang bị cơ sở vật chất, kỹ thuật, trang phục cho Thanh tra Sở
4 Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm chỉ đạo và bảo đảm điều kiện hoạt động cho Thanh tra Sở; xử lý kịp thời các kết luận, kiến nghị của Thanh tra Sở theo quy định của pháp luật
Nhiệm vụ và quyền hạn thanh tra các cấp
Theo NĐ số 35/2009 NĐ- CP
Điều 10 Nhiệm vụ, quyền hạn của Thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường
1 Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành theo quy định tại Luật Thanh tra
2 Xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính
3 Chủ trì hoặc tham gia xây dựng văn bản quy phạm pháp luật trình Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường
4 Kiến nghị cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật phù hợp với yêu cầu quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường; kiến nghị cấp có thẩm quyền đình chỉ hành vi trái pháp luật của tổ chức, cá nhân khi có đủ căn cứ xác định hành vi vi phạm gây thiệt hại đến lợi ích nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân; kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền đình chỉ việc thi hành hoặc huỷ bỏ những văn bản trái với quy định của pháp luật về tài nguyên
và môi trường; kiến nghị xử lý cán bộ, công chức có vi phạm trong thi hành công vụ đã được phát hiện qua công tác thanh tra
5 Theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện các kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra của Thanh tra Bộ
6 Giúp Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức tiếp công dân, giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật
Trang 77 Thực hiện nhiệm vụ phòng ngừa và đấu tranh chống tham nhũng theo quy định của pháp luật.
8 Hướng dẫn nghiệp vụ thanh tra chuyên ngành tài nguyên và môi trường cho Thanh tra Tổng cục, Thanh tra Cục và Thanh tra Sở; hướng dẫn, kiểm tra các đơn vị thuộc Bộ thực hiện quy định của pháp luật về công tác thanh tra
9 Tổng hợp, báo cáo kết quả về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Tài nguyên và Môi trường
10 Thực hiện các nhiệm vụ khác do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường giao
Điều 12 Nhiệm vụ, quyền hạn của Thanh tra Tổng cục, Thanh tra Cục
1 Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn thanh tra chuyên ngành tài nguyên và môi trường trong phạm vi quản lý nhà nước của Tổng cục, Cục
2 Xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính
3 Chủ trì hoặc tham gia xây dựng văn bản quy phạm pháp luật theo phân công của Tổng cục trưởng, Cục trưởng; kiến nghị cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật phù hợp với yêu cầu quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường
4 Kiến nghị cấp có thẩm quyền đình chỉ hành vi trái pháp luật của tổ chức, cá nhân khi có đủ căn cứ xác định hành vi vi phạm gây thiệt hại đến lợi ích nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân; kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền đình chỉ việc thi hành hoặc huỷ bỏ những văn bản trái với quy định của pháp luật về tài nguyên và môi trường; kiến nghị xử lý cán bộ, công chức có vi phạm trong thi hành công vụ đã được phát hiện qua công tác thanh tra
5 Theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện các kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra của Thanh tra Tổng cục, Thanh tra Cục
6 Tiếp công dân và giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực thuộc chức năng quản lý của Tổng cục, Cục theo sự phân công của Bộ trưởng
7 Thực hiện nhiệm vụ phòng ngừa và đấu tranh chống tham nhũng theo quy định của pháp luật
8 Tổng hợp, báo cáo kết quả về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng thuộc lĩnh vực quản lý của Tổng cục, Cục
9 Thực hiện các nhiệm vụ khác do Bộ trưởng, Tổng cục trưởng, Cục trưởng giao
Điều 14 Nhiệm vụ, quyền hạn của Thanh tra Sở Tài nguyên và Môi trường
1 Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành về tài nguyên và môi trường trong phạm vi quản lý nhà nước của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
2 Xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính
3 Thanh tra vụ việc khác do Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường giao
4 Thực hiện nhiệm vụ giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật
Trang 85 Thực hiện nhiệm vụ phòng ngừa và đấu tranh chống tham nhũng theo quy định của pháp luật.
6 Hướng dẫn, kiểm tra các đơn vị trực thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường thực hiện các quy định của pháp luật về công tác thanh tra; hướng dẫn về nghiệp vụ thanh tra cho Thanh tra viên
7 Tổng hợp, báo cáo kết quả về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Sở Tài nguyên và Môi trường với các cơ quan quản lý theo quy định
8 Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật
2.5 Nhiệm vụ quyền hạn của đoàn thanh tra và thanh tra viên tài nguyên và môi trường
Điều 54 Nhiệm vụ, quyền hạn của thành viên Đoàn thanh tra, Thanh tra viên, người được giao thực
hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành khi tiến hành thanh tra độc lập
1 Thanh tra viên, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành khi tiến hành thanh tra theo Đoàn có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công của Trưởng đoàn thanh tra;
b) Yêu cầu đối tượng thanh tra cung cấp thông tin, tài liệu, báo cáo bằng văn bản, giải trình về vấn đề liên quan đến nội dung thanh tra; yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có thông tin, tài liệu liên quan c) Kiến nghị Trưởng đoàn thanh tra áp dụng biện pháp thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Trưởng đoàn thanh tra quy định tại Điều 53 của Luật này để bảo đảm thực hiện nhiệm vụ được giao;
d) Xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính
1 Thanh tra viên, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành khi tiến hành thanh tra theo Đoàn có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công của Trưởng đoàn thanh tra;
b) Yêu cầu đối tượng thanh tra cung cấp thông tin, tài liệu, báo cáo bằng văn bản, giải trình về vấn đề liên quan đến nội dung thanh tra; yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có thông tin, tài liệu liên quan c) Kiến nghị Trưởng đoàn thanh tra áp dụng biện pháp thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Trưởng đoàn thanh tra quy định tại Điều 53 của Luật này để bảo đảm thực hiện nhiệm vụ được giao;
d) Xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính
2 Trong quá trình thanh tra, các thành viên khác của Đoàn thanh tra thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại các điểm a, b, c, đ và e khoản 1 Điều này
3 Thanh tra viên, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành khi tiến hành thanh tra độc lập có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Yêu cầu đối tượng thanh tra xuất trình giấy phép, đăng ký kinh doanh, chứng chỉ hành nghề và cung cấp thông tin, tài liệu, báo cáo bằng văn bản, giải trình về vấn đề liên quan đến nội dung thanh tra; yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung thanh tra cung cấp thông tin, tài liệu đó;
Trang 9b) Lập biên bản về việc vi phạm của đối tượng thanh tra;
c) Xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính;
d) Báo cáo Chánh Thanh tra, Thủ trưởng cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành về việc thực hiện nhiệm vụ được phân công; chịu trách nhiệm trước Chánh Thanh tra, Thủ trưởng cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành và trước pháp luật về hành vi, quyết định của mình
Câu 12: mối quan hệ giữa thanh tra và kiểm tra
- Thanh tra và kiểm tra tuy có sự phân biệt, nhưng chỉ mang tính chất tương đối
- Khi tiến hành 1 cuộc thanh tra thường phải tiến hành nhiều nghiệp vụ đó thực chất là kiểm tra Ngược lại đôi khi tiến hành kiểm tra để làm rõ vấn đề lại lựa chọn được nội dung của thanh tra
- Kiểm tra và thanh tra là 2 khái niệm khác nhau nhưng có liên hệ qua lại gắn bó Do vậy khi nói đến 1 khái niệm người ta thường nhắc đến cả cặp “ Thanh tra- Kiểm tra” hoặc “ Kiểm tra- Thanh tra”
Câu 13: So sánh thanh tra và kiểm tra
Giống nhau :
+ Thanh tra và kiểm tra giống nhau ở tính mục đích bởi chúng nhằm phát huy những nhân tố tích cực + Phòng ngừa, phát hiện những vi phạm trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao của các chủ thể + Góp phần hoàn thiện cơ chế chính sách, quản lý nâng cao hiệu lực quản lý của nhà nước
Khác nhau:
Chủ thể Là tổ chức thanh tra chuyên nghiệp của
nhà nước theo quy định của luật thanh tra,
chủ thể thanh tra là nhà nước , và mang
tính quyền lực nhà nước
Chủ thể rộng và đa dạng, mọi cơ quan tổ chức nhà nước, tổ chức kinh tế - chính trị- xã hội, các lực lượng vũ trang
Nội
dung
Phức tạp và đa dạng hơn so với nội dung
kiểm tra
Nội dung thường đơn giản và dễ nhận thấy
Trình
độ,
nghiệp
vụ
trình độ nghiệp vụ đòi hỏi cao, phải am
hiểu về kinh tế xã hội đặc biệt là lĩnh vực
chuyên môn, phải có nghiệp vụ giỏi
Do nội dung hoạt động kiểm tra đơn giản hơn, nên không đòi hỏi trình độ nghiệp vụ cao như thanh tra
Phạm vi
hoạt
động
phạm vi hẹp hơn so với kiểm tra , lựa
chọn kỹ, cân nhắc
phạm vi rộng, diễn ra với nhiều hình thức phong phú, đa dạng
Trang 10gian
Thời gian thanh tra nhiều hơn vi mang
tính chất công phu hơn
Thời gian ngắn hơn so với thanh tra
Câu 14: phân biệt các khái niêm liên quan đến thanh tra
- Thanh tra là hoạt động kiểm soát, xem xét tại chổ của việc làm của đối phương, cơ quan, xí nghiệp và
làm điều tra xác minh, đánh giá một cách khách quan, trung thực của việc tuân thủ pháp luật của đối tượng thanh tra để xử lý đúng với bản chất của sự việc và thanh tra môi trường cũng không nằm ngoại nhiệm vụ đó
+ Thanh tra xuất phát từ gốc La Tinh có nghĩa là nhìn vào bên trong chỉ một sự xem xét từ bên ngoài vào hoạt động của một đối tượng nhất định( là sự kiểm soát đối với đối tượng bị thanh tra) trên
cơ sở thẩm quyền được giao nhằm đạt mục đích nhất định
Thanh tra tài nguyên môi trường là bảo vệ môi trường và đặc biệt là hoạt động thanh tra về bảo vệ môi trường như Sở KHCN, CN &MT, các Tỉnh và thành phố để giúp cho việc thông tin môi trường thuận lợi hơn, nó phục vụ cho thanh tra viên tìm kiếm thông tin mọt cách dễ dàng, các bảng liệt kê, các ví dụ
về giải quyết tình huống song chúng vẫn vận hành các văn bản pháp luật, quy phạm pháp luật cụ thể
- Kiểm tra là xem xét, đánh giá, nhận xét những tình hình thực tế của địa phương, tổ chức, cá nhân, xí
nghiệp về thực trạng thực hiện pháp luật, và xử lý những hành vi vi phạm