Về kiến thức - Nêu được nhiệm vụ, phương hướng cơ bản để phát triển giáo dục – đào tạo ở nước ta hiện nay.. - Hiểu được trách nhiệm của công dân trong việc thực hiện cơ sở giáo dục và đà
Trang 1Bài 13: CHÍNH SÁCH GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO, KHOA HỌC VÀ
CÔNG NGHỆ, VĂN HOÁ (Tiết 1)
I Mục đích yêu cầu
1 Về kiến thức
- Nêu được nhiệm vụ, phương hướng cơ bản để phát triển giáo dục – đào tạo ở nước ta hiện nay
- Hiểu được trách nhiệm của công dân trong việc thực hiện cơ sở giáo dục
và đào tạo của nhà nước
2 Về kĩ năng
- Biết tham gia tuyên truyền và thực hiện chính sách giáo dục và đào tạo
- Biết đánh giá một số hiện tượng trong cuộc sống có liên quan đến chính sách giáo dục và đào tạo
3 Về thái độ
- Tin tưởng, ủng hộ chính sách giáo dục và đào tạo của nhà nước
- Có ý thức phê phán những việc làm làm vi phạm chính sách giáo dục đào tạo của nhà nước
II Trọng tâm kiến thức
- Nhiệm vụ của giáo dục và đào tạo
- Phương hướng của giáo dục đào tạo
III Phương pháp dạy học
Kết hợp các phương pháp:
Phương pháp thuyết trình, phương pháp đàm thoại, phương pháp diễn giảng, phương pháp nêu vấn đề, phương pháp thảo luận nhóm
IV Phương tiện dạy học
- Sách giáo khoa, sách giáo viên Giáo dục công dân lớp 11
- Giấy khổ lớn, bút dạ, phiếu học tập…
V Tiến trình tổ chức dạy học
1 Ổn định trật tự lớp: Kiểm tra sĩ số HS trong lớp
2 Kiểm tra bài cũ
Trang 2Câu hỏi: Tình hình tài nguyên, môi trường ở nước ta hiện nay như thế nào?
Là một học sinh THPT em cần phải làm gì để giữ gìn tài nguyên và bảo vệ môi trường?
3 Giảng bài mới
Đặt vấn đề
Từ thế kỷ VIII( 1790), vua Quang Trung đã viết: “Muốn phát triển đất nước trước hết phải phát triển giáo dục, muốn trị nước phải trọng dụng người tài ” Đến năm 1945 chủ tịch Hồ Chí Minh cũng nhấn mạnh: “Ngày nay các cháu được cái may mắn hơn cha anh là được hưởng một nền giáo dục của một nước độc lập, một nền giáo dục sẽ đào tạo các cháu nên những người công dân có ích cho nước Việt Nam…”
Vậy nhiệm vụ của giáo dục và đào tạo là gì? Tại sao nó lại có vai trò to lớn như vậy? Giáo dục và đào tạo ở nước ta hiện nay cần phát triển theo những phương hướng nào? Qua việc tìm hiểu bài học hôm nay sẽ giúp chúng ta biết về điều đó
Tiến trình bài giảng
Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1: Tìm hiểu nhiệm vụ của giáo dục
và đào tạo.
- GV: Chúng ta biết rằng: Đảng, Nhà nước ta luôn
xác định giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng
đầu Vậy em hiểu thế nào là giáo dục và đào tạo?
- HS trả lời:
- GV kết luận: - Giáo dục và đào tạo là hoạt động
có tổ chức, có mục đích của xã hội nhắm bồi
dưỡng và phát triển các phẩm chất và năng lực của
con người
- Giáo dục là việc bồi dưỡng và phát triển toàn
diện của con người từ bậc giáo dục mầm non đến
giáo dục trung học phổ thông
1 Chính sách giáo dục và đào tạo.
a Nhiệm vụ của giáo dục và đào tạo
Trang 3- Đào tạo là việc bồi dưỡng và chuẩn bị nghề cho
con người trong các trường dạy nghề, Cao đẳng và
Đại học
- GV: Em có suy nghĩ gì về câu nói của chủ tịch
Hồ Chí Minh: “Một dân tộc dốt là một dân tộc
yếu”?
- HS trả lời:
- GV kết luận: Qua câu nói của chủ tịch Hồ Chí
Minh ta thấy rằng giáo dục và đào tạo có một vai
trò hết sức quan trọng đối với vận mệnh của một
quốc gia dân tộc
Một dân tộc dốt → dân trí sẽ thấp → kém hiểu
biết khoa học kĩ thuật → kinh tế xã hội kém phát
triển → đất nước nghèo nàn lạc hậu.
- GV: Như vậy giáo dục và đào tạo có vai trò hết
sức to lớn Vậy theo em giáo dục và đào tạo có
những vai trò gì?
- HS trả lời:
- GV kết luận:
- Giữ gìn phát triển và truyền bá văn minh nhân
loại
- Động lực thúc đẩy sự nghiệp CNH – HĐH
- Điều kiện để phát huy nguồn lực con người
- GV chuyển ý: Chính vì những vai trò to lớn đó,
giáo dục và đào tạo được coi là quốc sách hàng
đầu, có 3 nhiệm vụ cơ bản:
- Nâng cao dân trí
- Đào tạo nhân lực
- Bồi dưỡng nhân tài
* Vai trò của giáo dục
- Giữ gìn phát triển và truyền
bá văn minh nhân loại
- Động lực thúc đẩy sự nghiệp CNH – HĐH
- Điều kiện để phát huy nguồn lực con người
* Nhiệm vụ
- Nâng cao dân trí
- Đào tạo nhân lực
- Bồi dưỡng nhân tài
Trang 4- GV nêu vấn đề, kết hợp giảng giải
1 Em hiểu thế nào là dân trí? Vì sao phải nâng cao dân trí
+ HS trả lời:
+ GV kết luận: Dân trí là trình độ hiểu biết chung của người dân, tỷ lệ biết đọc, biết viết, trình độ được phổ cập…
Phải nâng cao dân trí vì toàn dân phải hiểu biết mới có thể xây dựng đất nước phát triển, đổi mới, hoà nhập thế giới
2 Theo em đào tạo nhân lực là gì? Vì sao phải đào tạo nhân lực?
+ HS trả lời:
+ GV kết luận: Đào tạo nhân lực là đào tạo đội ngũ người lao động, đội ngũ chuyên gia, đội ngũ nhà quản lý và khắc phục lao động giản đơn
Phải đào tạo nhân lực vì: họ là những người trực tiếp, gián tiếp lao động sản xuất ra của cải vật chất cho xã hội; đất nước có tạo ra được những sản phẩm tốt, chất lượng cao, có sức cạnh tranh hay không là nhờ vào nguồn nhân lực
3 Vì sao phải bồi dưỡng nhân tài? Hãy liên hệ thực tế tại trường THPT chuyên Phan Châu Trinh + HS trả lời:
+ GV kết luận: Bồi dưỡng nhân tài là cơ chế lực chọn, bồi dưỡng người tài
“Hiền tài là nguyên khí của quốc gia” Bồi
dưỡng nhân tài là việc làm rất cấp thiết nhằm góp phần vào công cuộc xây dựng đất nước, đưa nước
ta thoát khỏi tình trạng kém phát triển
Trang 5VD: Thi học sinh giỏi huyện, tỉnh, quốc gia Thi vào trường chuyên, lớp chọn
Thi Olympic
Học các lớp cử nhân tài năng
Cho đi du học
4 Theo em trong 3 nhiệm vụ trên, nhiệm vụ nào quan trọng nhất?
+ HS trả lời:
+ GV kết luận: Nâng cao dân trí là nhiệm vụ có tính chất quyết định sự thành bại, phát triển hay tụt hậu của đất nước Bởi vì toàn dân phải hiểu biết mới có thể xây dựng đất nước phát triển, đổi mới, hoà nhập
Chính vì lẽ đó mà ngay từ khi mới đặt chân xâm lược Việt Nam, chính sách thâm độc đầu tiên của thực dân Pháp đã thi hành chính sách ngu dân, thực hiện văn hoá nô dịch “chúng xây nhà tù nhiều hơn trường học” và hậu quả là hơn 95% nhân dân
ta mù chữ
Nhận thức được vai trò, nhiệm vụ quan trọng của giáo dục, đào tạo, ngay sau khi giành được độc lập một trong những nhiệm vụ cơ bản của cách mạng Việt Nam là diệt giặc dốt (thành lập Nha bình dân học vụ)
Hoạt động 2: Tìm hiểu phương hướng cơ bản
để phát triển giáo dục và đào tạo.
- GV chuyển ý: Phát triển giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, đầu tư cho giáo dục là đầu
tư cho phát triển tương lai Nhận thức được điều
Trang 6đó, Đảng – Nhà nước đã có những phương hướng
cơ bản để nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục
và đào tạo Vậy theo các em đó là những phương
hướng nào?
- HS trả lời:
- GV: Có 6 phương hướng
* Đảng và Nhà nước ta đã làm gì để nâng cao chất
lượng, hiệu quả của giáo dục và đào tạo?
- HS suy nghĩ, trả lời
- GV kết luận:
Để nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục và đào
tạo, Đảng, Nhà nước ta đã tiến hành:
+ Giáo dục toàn diện, có chính sách đúng đắn
+ Đổi mới nội dung, phương pháp dạy học, đánh
giá giáo dục
+ Lấy người học là trung tâm
+ Đổi mới chương trình, sách giáo khoa…
+ Đổi mới cơ cấu tổ chức, cơ chế quản lý
+ Phát động phong trào hai không, với bốn nội
dung: Nói không với bệnh thành tích trong giáo
dục, nói không với tiêu cực trong thi cử, không vi
phạm đạo đức nhà giáo, không ngồi nhầm lớp
* Việc mở rộng qui mô giáo dục được thực hiện
như thế nào?
- HS suy nghĩ, trả lời
- GV kết luận: Việc mở rộng qui mô giáo dục
được thể hiện:
+ Có đủ các loại trường: Công lập, dân lập, bán
b Phương hướng cơ bản để phát triển giáo dục và đào tạo?
- Nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục và đào tạo
- Mở rộng qui mô giáo dục
Trang 7công, tại chức → phù hợp với nhiều đối tượng
khác nhau
+ Về hệ thống: Có một hệ thống các cấp học từ
cấp học mẫu giáo đến sau đại học, tăng nhanh các
trường dạy nghề và trung cấp chuyên nghiệp
⇒ Nhằm đáp ứng nhu cầu của xã hội và nhu cầu
học tập của nhân dân
* Ưu tiên đầu tư cho giáo dục được thể hiện như
thế nào?
- HS suy nghĩ, trả lời
- GV kết luận: Việc ưu tiên đầu tư cho giáo dục
được thể hiện:
+ Nhà nước huy động mọi nguồn lực cho giáo dục,
xây dựng cơ sở vật chất cho các trường học, cung
cấp trang thiết bị, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên…
+ Ngân sách của nhà nước đầu tư cho giáo dục
ngày càng tăng lên: năm 2008, Bộ GD-ĐT ước chi
cho giáo dục và đào tạo là 76.200 tỷ đồng, chiếm
20% tổng chi ngân sách nhà nước, tăng 14,1% so
với ước thực hiện năm 2007
* Đảng, Nhà nước ta đã làm gì để thực hiện công
bằng trong giáo dục?
- HS suy nghĩ, trả lời
- GV kết luận: Đảng, Nhà nước ta đã làm để thực
hiện công bằng trong giáo dục
+ Đảm bảo tất cả mọi người đều được đi học Để
làm được điều này, Nhà nước đã chủ động tạo mọi
- Ưu tiên đầu tư cho giáo dục
- Thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục
Trang 8điều kiện cho mọi người được học tập Chẳng hạn
như:
+ Cho HS, SV nghèo vay vốn để phục vụ cho việc
học tập
+ Thành lập các quỹ tài trợ, học bổng giúp cho học
sinh nghèo vượt khó, các chương trình tiếp sức
đến trường
* Em hiểu thế nào là xã hội hoá giáo dục?
- HS suy nghĩ, trả lời
- GV kết luận:
+ Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng do đó
mọi người đều có trách nhiệm chung đối với sự
nghiệp giáo dục, thể hiện ở các cấp, các ngành đều
có trách nhiệm chăm lo cho giáo dục
+ Xây dựng xã hội học tập đáp ứng cho nhu cầu
của tất cả mọi người
+ Xã hội hoá giáo dục còn thể hiện ở sự học tập
mọi lúc, mọi nơi, mọi lứa tuổi…
* Vì sao phải tăng cường hợp tác trong giáo dục
đào tạo?
- HS suy nghĩ, trả lời
- GV kết luận:
+ Hợp tác quốc tế trong giáo dục và đào tạo là rất
cần thiết vì chúng ta sẽ tranh thủ nguồn vốn, kinh
nghiệm giáo dục – đào tạo, đặc biệt là qua hợp tác,
chúng ta sẽ tiếp cận được trình độ giáo dục – đào
tạo tiên tiến trên thế giới, nhằm đào tạo đội ngũ
chuyên gia giỏi phục vụ cho sự nghiệp phát triển
- Xã hội hoá sự nghiệp giáo dục
- Tăng cường hợp tác quốc tế
về giáo dục và đào tạo
Trang 9kinh tế xã hội của nước nhà.
+ VD: Cho sinh viên đi du học ở nước ngoài
- Mở các trường đại học quốc tế ở Việt Nam
- Liên kết đào tạo với các trường có uy tín, chất
lượng ở các nước có nền giáo dục tiên tiến trên thế
giới
- Mở các hội nghị trao đổi kinh nghiệm giáo dục
với các nước, tổ chức giáo dục tiên tiến trên thế
giới
- Viện trợ, cung cấp các trang thiết bị giáo dục
Như vậy chúng ta vừa tìm hiểu những nhiệm vụ
quan trọng của giáo dục – đào tạo và các phương
hướng cơ bản nhằm nâng cao chất lượng Giáo dục
– Đào tạo Qua những nội dung vừa tìm hiểu, em
rút ra được điều gì? Trách nhiệm của chúng ta
trong sự nghiệp giáo dục và đào tạo như thế nào?
- HS trả lời:
- GV bổ sung, kết luận:
Đối với các em cần phải không ngừng học tập để:
- Học để biết
- Học để làm
- Học để cùng chung sống, học cách sống với
người khác
- Học để tự khẳng định mình
4 Củng cố, luyện tập:
GV đưa ra bài tập củng cố:
Câu 1: Hiện nay ngành giáo dục và đào tạo đang triển khai cuộc vận động
hai không, với bốn nội dung
Trang 10Em hãy cho biết các nội dung của cuộc vận động này là gì?
Suy nghĩ của em về cuộc vận động đó như thế nào?
Câu 2: Theo em Giáo dục và Đào tạo của nước ta hiện nay còn tồn tại
những bất cập và yếu kém nào? Chúng ta cần phải làm gì để khắc phục tình trạng đó?
5 Giáo viên dặn dò học sinh
GV dặn HS học bài và chuẩn bị tiết 2 của bài 13: Chính sách giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, văn hoá
Hải Châu, Ngày tháng năm 2011