1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

bai 12. chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường

14 4,6K 27

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 14
Dung lượng 420,5 KB

Nội dung

Về kiến thức: - Nêu được thực trạng tài nguyên, môi trường; phương hướng và biện pháp cơ bản nhằm bảo vệ tài nguyên, môi trường ở nước ta hiện nay.. - Hiểu được trách nhiệm của công dân

Trang 1

GIÁO ÁN GIẢNG DẠY SỐ 6

Tiết 28 BÀI 12: CHÍNH SÁCH TÀI NGUYÊN VÀ BẢO VỆ MÔI

TRƯỜNG ( 1 tiết)

Giáo viên hướng dẫn: Trần Thị Mỹ Lệ Sinh viên thực tập: Nguyễn Thị Giang Khoa: GDCT

Tuần thứ 5 Lớp: 11B4 Tiết 1 Thứ 4 ngày 23 tháng 03 năm 2011

I MỤC TIÊU BÀI HỌC:

Học xong bài này, học sinh cần phải đạt được:

1 Về kiến thức:

- Nêu được thực trạng tài nguyên, môi trường; phương hướng và biện pháp cơ bản nhằm bảo vệ tài nguyên, môi trường ở nước ta hiện nay

- Hiểu được trách nhiệm của công dân trong việc thực hiện chính sách tài nguyên

và bảo vệ môi trường

2 Về kĩ năng:

- Biết tham gia thực hiện và tuyên truyền chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường phù hợp với khả năng của bản thân

- Biết cách đánh giá thái độ, hành vi của bản thân và của người khác trong việc thực hiện chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường

3 Về thái độ:

- Tôn trọng, tin tưởng, ủng hộ chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường của Nhà nước

- Phản đối và sẵn sàng đấu tranh với các hành vi gây hại cho tài nguyên, môi trường

II PHƯƠNG PHÁP VÀ KỸ THUẬT DẠY HỌC:

Phương pháp thuyết trình, trực quan, nêu vấn đề, đàm thoại

III PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:

1 Giáo viên:

- Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức kĩ năng môn GDCD ở THPT

- SGK, SGV GDCD 11; Tài liệu thiết kế bài dạy học GDCD THPT; Góp phần dạy tốt học tốt môn GDCD ở trường THPT; Sách bồi dưỡng phương pháp giảng dạy môn GDCD

- Hình ảnh, thước,…

2 Học sinh:

- SGK GDCD 11

Trang 2

IV TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC:

1 Ổn định tổ chức lớp: (1’)

2 Kiểm tra bài cũ: (4’)

Câu hỏi: Hãy nêu phương hướng của chính sách giải quyết việc làm ở nước ta? Là

học sinh em cần phải làm gì để thực hiện tốt chính sách dân số và giải quyết việc làm

?

Trả lời: 4 phương hướng cơ bản sau đây: ( 7 điểm)

- Thúc đẩy sản xuất và dịch vụ

- Khuyến khích làm giàu theo pháp luật

- Đẩy mạnh xuất khẩu lao động

- Sử dụng hiệu quả nguồn vốn

Những phương hướng đó thể hiện sự chăm lo cho con người, vì con người, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của con người Đó chính là nét ưu việt của Nhà nước ta

Là học sinh em cần phải làm: ( 3 điểm)

- Chấp hành chính sách dân số và pháp lệnh dân số

- Chấp hành chính sách giải quyết việc làm và pháp luật về lao động

- Động viên người thân trong gia đình và những người khác cùng chấp hành, đồng thời đấu tranh chống những hành vi vi phạm chính sách dân số và giải quyết việc làm

- Có ý thức, ý chí vươn lên nắm bắt khoa học kỹ thuật tiên tiến, định hướng nghề nghiệp đúng đắn để tích cực chủ động tìm việc làm tăng thu nhập cho bản thân và gia đình, góp phần thúc đẩy sự phát triển chung của đất nước

3.Tổ chức bài học mới:

3.1 Khám phá:

GV cho HS xem một số hình ảnh về tài nguyên, môi trường ?( Phụ lục 1).

GV: Em có nhận xét gì sau khi xem các hình ảnh trên?

DK HSTL: những hình ảnh trên nói về tài nguyên bị cạn kiệt và môi trường bị ô nhiễm

GV KL: Tài nguyên thiên nhiên là một trong những nguồn lực quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội.Tuy nhiên, hiện nay vấn đề cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên và ô nhiễm môi trường đang trở thành mối quan tâm hàng đầu của các quốc gia “Hãy cứu lấy trái đất” - đó là lời kêu gọi khẩn cấp, buộc mọi người phải biết nâng cao trách nhiệm, nhằm bảo vệ tính mạng của chính mình Việt Nam hiện nay, đang trong quá trình CNH, HĐH đất nước, để phát triển kinh tế - xã hội bền vững thì cần phải có chính sách khai thác và sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên

và bảo vệ môi trường.Vậy tình hình tài nguyên và môi trường ở nước ta hiện nay như thế nào ? Đảng và Nhà nước ta đã đề ra những phương hướng và biện pháp gì để thực hiện tốt chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường? Mỗi công dân Việt Nam cần phải làm gì để thực hiện tốt chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường Bài học

hôm nay sẽ giúp chúng ta hiểu rõ những vấn đề trên Bài 12: Chính sách tài nguyên

và bảo vệ môi trường ( 1 tiết).

Trang 3

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC

SINH

NỘI DUNG CẦN ĐẠT

Hoạt động 1: Tìm hiểu tình hình tài nguyên, môi

trường ở nước ta hiện nay: ( 10’)

* Mục tiêu cần đạt:

- Nêu được thực trạng tài nguyên, môi

trường

- Giáo dục kỹ năng sống: thể hiện sự tự

tin, giao tiếp, nhận thức, xác định giá trị,

tư duy phê phán

* Phương pháp: thuyết trình, đàm thoại

* Cách tiến hành:

GV: Theo em tài nguyên thiên nhiên có mấy loại?

DK HSTL: Tài nguyên vô tận và tài nguyên không

vô tận

GV KL: Tài nguyên có hai loại:

+ Tài nguyên có khả năng phục hồi: là trong một

điều kiện môi trường nào đó bị tàn phá, thì có thể

phục hồi lại sau một thời gian cần thiết và điều

kiện môi trường thích hợp VD: nước, không khí,

đất

+ Tài nguyên không có khả năng phục hồi: là tài

nguyên được hình thành do sự tạo thành của trái

đất, sự vận động địa chất, khi bị phá huỷ thì không

có khả năng phục hồi VD: than đá, dầu mỏ

GV dẫn dắt: Bác Hồ đã từng nói nước ta là một

nước rừng vàng biển bạc Và đã có nhiều câu thơ

cất lên đầy tự hào:

Việt Nam đất nước ta ơi Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn

GV: Vậy theo em, tài nguyên thiên nhiên ở nước

ta hiện nay có những đặc điểm gì?

DK HSTL: tài nguyên thiên nước ta rất đa dạng và

phong phú

GV NX, KL, ghi bảng: Với sự có mặt của tất cả

các loại tài nguyên, điều đó chứng tỏ tài nguyên

nước ta vô cùng phong phú và đa dạng:

- Khoáng sản: than đá, dầu mỏ, sắt,

- Đất: màu mỡ, có nhiều loại: phù sa, pheralit

Bài 12: Chính sách tài nguyên

và bảo vệ môi trường.

1 Tình hình tài nguyên, môi trường ở nước ta hiện nay:

a Đặc điểm

Tài nguyên thiên nhiên nước ta rất

đa dạng:

- Khoáng sản phong phú

- Đất đai màu mỡ

- Rừng có nhiều động, thực vật

Trang 4

- Rừng: có nhiều động thực vật quý hiếm.

+ Động vật: voi, tê giác, hươu,

+ Thực vật: đinh, lim, sến, táu,

- Biển rộng lớn, có nhiều bãi biển đẹp( vd: Ở Huế

có Lăng Cô – vịnh biển đẹp của thế giới), có giá trị

về thuỷ hải sản (hàng năm khai thác hơn 1 triệu

tấn), biển sâu 1140km, có giá trị về dầu khí (khai

thác hơn 20 triệu tấn một năm) Nước ta có bờ

biển dài 3260 km rất thuận lợi cho phát triển đất

nước

- Nguồn nước phong phú, lượng mưa lớn

(2000mm/năm, cao gấp 2,6 lần lượng mưa trung

bình của thế giới)

- GV KL: Tài nguyên thiên nhiên nước ta rất

phong phú và đa dạng Nếu được khai thác và sử

dụng một cách tiết kiệm và hợp lý thì sẽ tạo điều

kiện thuận lợi cho sự phát triển bền vững của đất

nước Tuy nhiên, hiện nay tài nguyên và môi

trường ở nước ta đang gặp phải thực trạng rất đáng

lo ngại Chúng ta sẽ đi vào tìm hiểu mục b Thực

trạng tài nguyên, môi trường ở nước ta:

GV cho HS xem một vài hình ảnh về cạn kiệt tài

nguyên, ô nhiễm môi trường.( Phụ lục 2)

GV: Em có nhận xét gì về thực trạng tài nguyên

và môi trường ở nước ta hiện nay?

DK HSTL: Tài nguyên có nguy cơ cạn kiệt, môi

trường bị ô nhiễm trầm trọng

GV KL: Tài nguyên đang đứng trước nguy cơ cạn

kiệt, môi trường bị ô nhiễm nặng nề:

* Tài nguyên:

- Khoáng sản có nguy cơ cạn kiệt

- Diện tích rừng đang bị thu hẹp (tỉ lệ che phủ rừng

giảm từ 43,8% năm 1943 xuống còn 23,6% năm

2006; hàng năm có khoảng 1 triệu ha rừng bị tàn

phá );

- Nhiều loài động, thực vật quý hiếm bị xóa sổ, bị

tuyệt chủng như sếu đầu đỏ, tê giác một sừng ở

Tây Ninh;

- Đất canh tác bị thu hẹp dần (trên 9,3 triệu ha đất

bị thoái hoá nghiêm trọng)

- Tài nguyên biển vùng gần bờ bị suy giảm đáng

kể,

quý hiếm

- Biển rộng lớn, có nhiều bãi biển đẹp, có giá trị về thuỷ hải sản

- Không khí, ánh sáng, nguồn nước dồi dào

b Thực trạng :

* Tài nguyên:

- Khoáng sản có nguy cơ cạn kiệt

- Diện tích rừng đang bị thu hẹp

- Nhiều loài động, thực vật quý hiếm bị xóa sổ hoặc đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng

- Đất canh tác bị thu hẹp dần, chất lượng đất suy giảm

- Tài nguyên biển vùng gần bờ bị suy giảm đáng kể

Trang 5

* Môi trường đất, nước, không khí, ánh sáng, âm

thanh bị ô nhiễm trầm trọng Lượng rác thải, khí

thải chưa được xử lý đổ ra môi trường rất lớn: mỗi

ngày thải 49.134 tấn rác thải

GV: Môi trường bị ô nhiễm có tác động như thế

nào đến sức khoẻ và cuộc sống con người?

DK HSTL: Ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe con

người, cản trở sự phát triển của xã hội

GV NX, KL: Theo thống kê của môi trường thế

giới: Việt Nam là nước bị ảnh hưởng nhiều nhất từ

ô nhiễm môi trường:

Cứ nước biển dâng lên 5m thì mất 16% diện tích,

35% dân số, 35% GDP bị nhấn chìm, trong đó khu

vực đồng bằng sông Cửu Long và đồng bằng sông

Hồng chịu thiệt hại nhiều nhất

Việt nam nằm trong số 5 quốc gia ở châu Á bị ảnh

hưởng lớn nhất cùng với Trung Quốc, ấn Độ,

Bănglađét, Inđônêxia

Môi trường bị ô nhiễm đã ảnh hưởng rất lớn đến

sức khoẻ của con người, nhiều căn bệnh phát triển

(200.000 người bị ung thư- 5/2007, các bệnh về hô

hấp như: lao, phổi Bệnh điếc tai, bệnh ngoài

da, phát sinh ngày càng nhiều)

GV: Vậy nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng cạn

kiệt tài nguyên, ô nhiễm môi trường?

DK HSTL: ý thức của con người chưa cao

GV KL: có hai nguyên nhân: khách quan và chủ

quan Trong đó nguyên nhân chủ quan là nguyên

nhân chính

- Khách quan: do sự thay đổi của khí hậu, sự vận

động nóng lên của trái đất, do chiến tranh tàn

phá

- Chủ quan:

+ Ý thức của con người chưa cao (khai thác bừa

bãi, chặt phá rừng, săn bắt thú quý hiếm) Người

* Môi trường:

- Ô nhiễm môi trường nước: Nước thải sinh hoạt, khu công nghiệp

- Ô nhiễm môi trường không khí: khí thải công nghiệp,bụi

- Ô nhiễm môi trường đất: sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, xói mòn, bạc màu,hoang mạc hóa,

- Ô nhiễm môi trường biển: khai thác dầu,

- Các sự cố môi trường tăng lên: bão, lũ lụt, hạn hán

c Nguyên nhân:

- Khách quan

- Chủ quan

Trang 6

Việt Nam không yêu quý thiên nhiên, ít người

nghĩ rằng “rừng là lá phổi” mà chỉ coi rừng là nơi

làm giàu cho bản thân Môi trường đang là vấn đề

nóng hổi thì con người vẫn cứ thờ ơ, xem như

không có chuyện gì

+ Do dân số tăng nhanh

+ Việc duy trì một số phong tục tập quán lạc hậu:

du canh du cư, đốt rừng làm nương rẫy

+ Pháp luật chưa nghiêm

+ Cơ sở hạ tầng yếu kém

+ Công tác tuyên truyền chưa đảm bảo

+ Tốc độ công nghiệp hoá đô thị hoá

- GV giải thích: bản chất của CNH, ĐTH không

gây ra cạn kiệt, ô nhiễm môi trường Ở các khu đô

thị, dân số chiếm 28% nhưng thải 50% chất thải

rắn Nguyên nhân là do ý thức chủ quan của con

người: khi xây dựng các khu đô thị không đảm bảo

các tiêu chuẩn về môi trường, không có hệ thống

xử lý rác thải, khí thải, nước thải trước khi ra môi

trường Hơn nữa, trong quá trình sống và sinh hoạt

con người không nâng cao ý thức bảo vệ môi

trường

Vậy trước thực trạng đáng lo ngại về tài nguyên,

môi trường, Đảng và Nhà nước ta đã đề ra những

phương hướng cơ bản nào để bảo vệ tài nguyên và

môi trường? Chúng ta cùng tìm hiểu mục 2.

Phương hướng cơ bản của chính sách tài

nguyên và bảo vệ môi trường.(10’)

Hoạt động 2: Tìm hiểu phương hướng của

chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường.

* Mục tiêu cần đạt:

- Nêu được phương hướng và biện pháp

cơ bản của chính sách tài nguyên và bảo

vệ môi trường

- Giáo dục kỹ năng sống: thể hiện sự tự

tin, giao tiếp, nhận thức

* Phương pháp: thuyết trình, đàm thoại,

diễn giải

* Cách tiến hành:

GV: Tài nguyên môi trường nước ta phong phú đa

dạng Để sử dụng nó một cách hợp lý thì Đảng và

2 Phương hướng cơ bản của chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường.

Trang 7

nhà nước ta đã đề ra 4 mục tiêu cơ bản.

GV: Về 4 mục tiêu các em theo dõi trong SGK

Những mục tiêu đó thể hiện chiến lược mang tính

lâu dài, nhằm bảo vệ tài nguyên và môi trường,

bảo vệ sức khoẻ và tính mạng cho con người, bảo

đảm cho sự tồn tại lâu dài của xã hội con người

GV: Để đạt được mục tiêu đó thì Đảng và Nhà

nước ta đã đề ra những phương hướng và biện

pháp gì?

DK HSTL:

- Tăng cường công tác quản lí của Nhà nước

- Giáo dục tuyên truyền xây dựng ý thức trách

nhiệm bảo vệ tài nguyên, môi trường

- Nghiên cứu khoa học và công nghệ, mở rộng hợp

tác quốc tế và khu vực

- Chủ động phòng ngừa, ngăn chặn ô nhiễm, cải

thiện môi trường, bảo vệ thiên nhiên

- Khai thác, sử dụng hợp lý tiết kiệm tài nguyên

thiên nhiên

- Áp dụng công nghệ hiện đại

GV NX, KL kết hợp ghi bảng:

- Tăng cường công tác lãnh đạo quản lý của nhà

nước về bảo vệ môi trường từ TW đến địa

phương

GV: Để tăng cường công tác lãnh đạo quản lý của

nhà nước về bảo vệ môi trường từ TW đến địa

phương, Đảng và Nhà nước ta đã áp dụng những

biện pháp như hoàn chỉnh hệ thống pháp luật,

chính sách phát triển kinh tế gắn liền với bảo vệ

môi trường Mọi tài nguyên đưa vào sử dụng đều

phải nộp thuế hoặc trả tiền thuê

GV: Ở nước ta cơ quan quyền lực nào cao nhất về

tài nguyên môi truờng ?

DK HSTL: Bộ TN&MT

GV:Bộ TN&MT, Ở các Tỉnh có Sở TN MT

Ở Huế còn có Phân viện điều tra và quy hoạch

rừng Trung Trung Bộ ở 6/1 Đoàn Hữu Trưng

GV: Vì sao mọi tài nguyên đưa vào sử dụng đều

phải nộp thuế hoặc trả tiền thuê?

DK HS TL: Tránh việc khai thác bừa bãi

GV: Nhằm sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên,

ngăn chặn khai thác bừa bãi, tránh xu hướng chạy

- Tăng cường công tác quản lí của Nhà nước

- Giáo dục tuyên truyền xây dựng

ý thức trách nhiệm bảo vệ tài nguyên, môi trường

- Nghiên cứu khoa học và công nghệ, mở rộng hợp tác quốc tế và khu vực

- Chủ động phòng ngừa, ngăn chặn ô nhiễm, cải thiện môi trường, bảo tồn thiên nhiên

- Khai thác, sử dụng hợp lý tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên

- Áp dụng công nghệ hiện đại

Trang 8

theo thành tích trước mắt mà ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững Ở nước ta có pháp lệnh thuế tài nguyên ra đời năm 1998 ( vd: thuế đất nông nghiệp )

- Thường xuyên giáo dục tuyên truyền, xây dựng ý thức trách nhiệm bảo vệ tài nguyên môi trường cho mọi người dân

GV: Thực hiện phương hướng này bằng cách áp dụng các biện pháp như: Tuyên truyền, giáo dục bằng các phương tiện thông tin đại chúng (tivi, đài phát thanh, báo chí, băng rôn, áp fic)

VD: Tổ chức các cuộc thi tìm hiểu môi trường Trên VTV3 có chương trình:"Hành trình Xanh" GV: Mỗi năm ngày môi trường TG ( 5/6) đều có 1 chủ đề

2006: Hoang mạc và sa mạc hoá

2008: Từ bỏ thói quen thải CO2

2009: Hãy liên kết để chống lại biến đổi khí hậu hay như Hưởng ứng Giờ Trái Đất.

2010: Nhiều loài – Một hành tinh – Tương lai chúng ta

- Coi trọng công tác nghiên cứu khoa học công nghệ, mở rộng hợp tác quốc tế, khu vực

GV: Công tác nghiên cứu khoa học có vai trò rất lớn đối với việc bảo vệ MT Ví dụ: phát hiện ra nguồn nguyên liệu, vật liệu mới: polime, compusit

Em hãy lấy một số VD khác:

DK HSTL: Tìm ra nguồn năng lượng mới: mặt trời, thuỷ triều, gió,

GV: Tìm ra nguồn năng lượng mới: mặt trời, thuỷ triều, gió Xử lý phân gia súc làm chất đốt: hầm bioga

GV: Vì sao chúng ta phải hợp tác quốc tế trong vấn đề bảo vệ môi trường?

HS TL: nhằm liên kết, hợp tác với nhiều quốc gia

để giải quyết vấn đề môi trường

GV: Vấn đề bảo vệ môi trường là vấn đề mang tính toàn cầu chứ không riêng của một nước nào

Do đó, các quốc gia cần phải có sự liên kết, hợp tác cùng nhau bàn bạc đưa ra những chương

Trang 9

trình, giải pháp để quyết những vấn đề về môi trường Ví dụ:

+ Hội nghị bộ trưởng môi trường Việt Nam – Hàn quốc (13/3/2009)

+ Công ước VIÊN 1985 về bảo vệ tầng ô zôn

- Chủ động phòng ngừa, ngăn chặn ô nhiễm và cải thiện môi trường, bảo tồn thiên nhiên Nhà

nước áp dụng những biện pháp hiệu quả để tăng tỉ

lệ che phủ rừng, bảo vệ động, thực vật

GV: Em hãy lấy ví dụ về những biện pháp mà Nhà nước áp dụng để tăng tỉ lệ che phủ rừng, bảo vệ động, thực vật?

DK HSTL: Trồng cây

GV NX, BS: Phát động phong trào trồng cây, gây rừng, phủ xanh đất trống đồi núi trọc, giao đất giao rừng Xây dựng và phát triển các khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia

GV: Nước ta có những khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia nào ?

DK HS TL: Phong Nha- Kẻ Bàng, Bạch Mã GV: Vườn QG Phong nha- Kẻ Bàng (QB), Nam Cát Tiên, Côn Đảo (BR-VT), vườn QG Tràm Chim (Đồng Tháp)

- Khai thác, sử dụng hợp lý, tiết kiệm tài

nguyên thiên nhiên

GV: Theo em thế nào là sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên?

DK HS TL: Sử dụng kết hợp với bảo vệ

GV: Sử dụng đúng mục đích, sử dụng, khai thác đi đôi với bảo vệ tái tạo

- Áp dụng công nghệ khai thác hiện đại để

khai thác tài nguyên và xử lý chất thải, rác, bụi, tiếng ồn

GV: Em hãy kể tên một số thiết bị, máy móc dùng

để bảo vệ môi trường?

DK HSTL: Máy hút bụi

GV: Máy lọc nước (Nonan), máy hút bụi, máy xử

Trang 10

lý chất thải, lò đốt chất thải y tế

GVKL: Như vậy nếu thực hiện tốt những phương

hướng cơ bản trên, nước ta sẽ kết hợp chặt chẽ hợp

lý và hài hoà giữa phát triển kinh tế xã hội và bảo

vệ môi trường

GV: Vậy mỗi công dân chúng ta cần phải có trách

nhiệm gì đối với chính sách tài nguyên và bảo vệ

môi trường Cô trò mình cùng qua phần 3 Trách

nhiệm của công dân đối với chính sách tài

nguyên và bảo vệ môi trường.

Hoạt động 3: Tìm hiểu trách nhiệm của công

dân đối với chính sách tài nguyên và bảo vệ môi

trường.(15’).

* Mục tiêu cần đạt:

- Hiểu được trách nhiệm của công dân

trong việc thực hiện chính sách tài

nguyên và bảo vệ môi trường

- Giáo dục kỹ năng sống: thể hiện sự tự

tin, giao tiếp, nhận thức

* Phương pháp: thuyết trình, đàm thoại,

diễn giải,

* Cách tiến hành:

GV: Theo các em khi trái đất nóng dần lên sẽ dẫn

đến hiện tượng gì ?

DK HSTL:Lũ lụt, hạn hán, sóng thần

GV : Sẽ dấn đến hiện tượng thiên tai liên tiếp xảy

ra : lũ lụt, hạn hán, sóng thần( liên hệ sóng thần và

động đất ở Nhật Bản ngày 11-3-2011), bão,

GV: Bảo vệ tài nguyên môi trường là nhu cầu bức

thiết của toàn nhân loại nói chung và của Việt

Nam nói riêng, có ý nghĩa với cả hiện tại và tương

lai, là sự nghiệp của toàn Đảng toàn quân toàn dân

ta

GV : Vậy trách nhiệm của chúng ta đối với chính

sách tài nguyên và bảo vệ môi trường như thế nào

?

DK HSTL:

- Chấp hành tốt chính sách và pháp luật về bảo vệ

tài nguyên môi trường

3 Trách nhiệm của công dân đối với chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường.

Ngày đăng: 07/11/2015, 12:33

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w