Tính toán thiết kế máy sấy lúa kiểu sấy tháp tam giác năng suất 6 tấn/mẻ (có đảo trộn)
Trang 1NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
Trang 2
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN CHẤM ĐỒ ÁN
Trang 3
LỜI MỞ ĐẦU
Sấy là một quá trình trao đổi nhiệt và ẩm dẫn đến việc loại bỏ một phần nước và
độ ẩm ra khỏi vật liệu sấy bằng phương pháp sấy nóng hoặc phương pháp sấy lạnh Vật liệu sấy có thể là vật rắn, bán rắn hoặc chất lỏng và kết thúc quá trình sấy ở thể rắn, chất đậm đặc hoặc tinh dầu trong hơi nước được tách ra
Kỹ thuật sấy được sử dụng rộng rãi để làm khô hầu hết các loại dược phẩm, ngũ cốc, các loại hạt và nhiều thực phẩm khác, làm tăng hiệu quả kinh tế trong sản xuất Quá trình sấy không chỉ đơn thuần là quá trình tách nước và hơi nước ra khỏi vật liệu mà là một quá trình công nghệ Nó đòi hỏi sau khi sấy vật liệu sấy phải đảm bảo chất lượng cao, tiêu tốn năng lượng ít và chi phí vận hành thấp Trong sấy lúa phải đảm bảo lúa sau khi sấy có tỉ lệ nứt gãy khi xay xát là thấp nhất
Hiện nay có rất nhiều phương pháp sấy khác nhau, đối với lúa người ta có thể dùng các phương pháp sấy như: phơi nắng tự nhiên, sấy thùng quay, sấy buồng, sấy tháp
Đồ án môn học này nhằm thiết kế hệ thống sấy lúa bằng phương pháp sấy tháp, năng suất
6 tấn/mẻ, địa điểm tại tỉnh Đồng Tháp, hoạt động vào vụ Đông Xuân, cung cấp nhiệt bằng phương pháp đốt trấu trực tiếp
Mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng đồ án chắc chắn không tránh khỏi các thiếu sót Nhóm mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp của Thầy Cô và các bạn
Lớp DHNL4LT
Nhóm Nguyễn Văn Bảo Nguyễn Thiên Bửu
Trang 4TRƯỜNG ĐHCN TPHCM CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
BỘ MÔN KỸ THUẬT NHIỆT NHIỆM VỤ ĐỒ ÁN CHUYÊN NGÀNH
Lớp: DHNL4LT
Ngành: Công Nghệ Nhiệt - Lạnh Niên khoá: 2009 – 2010 Tên đồ án:
Tính toán thiết kế máy sấy lúa kiểu sấy tháp tam giác năng suất 6 tấn/mẻ (có đảo trộn)
· Địa điểm tại tỉnh Đồng Tháp
· Hoạt động vào mùa thu hoạch Đông Xuân
· Cung cấp nhiệt là đốt trấu cấp trực tiếp
Nội dung thực hiện
1 Tìm hiểu công nghệ chế biến hoặc tạo ra vật liệu sấy
2 Công nghệ làm khô vật liệu sấy được giao và máy sấy vật liệu này trong nước và trên thế giới
3 Tổng quát các loại máy sấy được loại vật liệu được giao cho sinh viên và sinh viên
tự lựa chọn loại máy sấy thích hợp nhất để sấy theo yêu cầu
4 Mô tả và trình bày tổng quát, cấu tạo, nguyên lý hoạt động và đặc điểm riêng biệt
về loại máy sấy mà sinh viên đã lựa chọn
5 Thực hiện bài toán sấy lý thuyết và sấy thực, bao gồm :
· Sinh viện tự tìm hiểu bằng tài liệu tra cứu về độ ẩm đầu vào, độ ẩm thành phẩm, từ đó làm cơ sở tính toán bài toán sấy
· Thực hiện bài toán sấy
· Tính toán thiết kế không gian sấy và hệ thống sấy
· Chọn cung cấp nhiệt sấy gián tiếp hay trực tiếp tùy theo loại vật liệu sấy và sản phẩm sấy
6 Tính toán thiết kế buồng đốt cấp nhiệt
7 Tính toán thiết kế các thiết bị phụ tùy theo hệ thống lựa chọn (Cyclon thu bụi, quạt, thiết bị vận chuyển…)
8 Tính toán sơ bộ hiệu quả đầu tư máy sấy và giá thành sấy 1kg thành phẩm
9 Sinh viên lập quy trình thao tác vận hành sấy và bảo trì
10 Các bản vẽ
· 01 bản tổng thể hệ thống máy sấy (khổ giấy A3)
· 01 bản vẽ buồng sấy (khổ giấy A3, yêu cầu vẽ 3 hình chiếu)
· Bản vẽ thiết kế các thiết bị phụ của máy sấy (buồng đốt cấp nhiệt, bộ trao đổi nhiệt, cyclon thu bụi ) tùy theo từng hệ thống sấy mà sinh viên thiết kế
Ngày giao nhiệm vụ: 19/09/2009
Ngày hoàn thành nhiệm vụ: 23/12/2009
Giáo viên hướng dẫn: Bùi Trung Thành
Bùi Trung Thành
Trang 5MỤC LỤC
Lời mở đầu 3
Mục lục 5
Thứ tự thiết kế một hệ thống sấy 7
Chương 1: Tổng quan về kỹ thuật sấy 1 Phương pháp sấy cổ truyền – phơi nắng 9
2 Sấy hạt ở Việt Nam và trên thế giới 10
3 Khái niệm về sấy 11
4 Bản chất đặc trưng của quá trình sấy 12
Chương 2: Các loại máy sấy 1 Các phương pháp sấy bằng nhiệt 14
1.1 Sấy bằng không khí tự nhiên – phơi nắng 14
1.2 Sấy nhân tạo 14
2 Các dạng máy sấy có thể sấy hạt lúa 17
2.1 Máy sấy thùng quay 17
2.2 Máy sấy tháp 19
Chương 3: Vật liệu sấy và Tác nhân sấy 1 Vật liệu sấy – hạt lúa 24
1.1 Cây lúa 24
1.2 Cấu tạo hạt lúa 26
1.3 Các đặc tính chung của khối lúa 27
1.4 Các yêu cầu đặc trưng của hạt lúa sau sấy 29
1.5 Công nghệ sấy lúa 30
2 Tác nhân sấy 30
Chương 4: Tính toán thiết kế hệ thống sấy tháp 1 Tính toán tổng quát 32
1.1 Chọn chế độ sấy 33
1.2 Cân bằng ẩm cho từng vùng 34
1.3 Nhiệt độ sấy 36
2 Tính toán quá trình sấy lí thuyết 37
2.1 Xác định các thông số ngoài trời 37
2.2 Tính toán khói lò 38
2.3 Thông số của không khí sau hòa trộn 40
2.4 Trạng thái không khí ra khỏi tháp sấy 44
Trang 62.6 Lượng không khí cần thiết cho quá trình sấy lí thuyết 47
2.7 Tính kiểm tra lại nhiệt độ sấy 48
2.8 Cân bằng nhiệt của quá trình sấy lí thuyết 49
3 Xác định kích thước cơ bản của tháp sấy 51
3.1 Máng dẫn khí thải 51
3.2 Máng dẫn tác nhân sấy 53
4 Tính toán quá trình sấy thực tế 54
4.1 Tổn thất nhiệt ra môi trường xung quanh 54
4.2 Tổn thất nhiệt do vật liệu sấy mang đi 58
4.3 Các thông số sau quá trình sấy thực 60
4.4 Tính toán cân bằng nhiệt của quá trình sấy thực 62
5 Tính toán vùng làm mát 65
6 Tính tiêu hao nhiên liệu 66
7 Bố trí kênh dẫn và kênh thải 66
Chương 5: Các thiết bị phụ của tháp sấy 1 Buồng đốt 69
2 Thiết bị lọc và khử bụi từ tháp sấy 71
3 Tính chọn quạt 73
4 Máy vận chuyển kiểu gàu tải 82
5 Máy vận chuyển kiểu băng tải 83
Chương 6: Tính toán giá thành sản phẩm 86
Chương 7: Vận hành và bảo trì hệ thống sấy 88
Chương 8: Bản vẽ 90
Tổng kết 91
Phụ lục 92
Tài liệu tham khảo 94
Trang 7THỨ TỰ THIẾT KẾ MỘT HỆ THỐNG SẤY
1 Chọn phương pháp sấy
Chọn phương pháp sấy nóng hay sấy lạnh là tùy thuộc vào yêu cầu công nghệ mà chủ yếu là nhiệt độ và độ ẩm của tác nhân sấy trước khi vào thiết bị sấy hay nhiệt độ mà vật liệu sấy có thể chịu được Thông thường, nếu không có yêu cầu gì đặc biệt thì ta chọn
hệ thống sấy nóng, do độ chênh lệch phân áp suất Pab – Pam có thể đạt được rất lớn nên cường độ sấy lớn Hơn nữa hệ thống sấy nóng không phải dùng máy lạnh và máy hút ẩm nên chi phí đầu tư rẻ hơn và vận hành đơn giản hơn
2 Chọn dạng hệ thống sấy
Sau khi đã quyết định phương pháp sấy, ta chọn hệ thống sấy Khi đó cần căn cứ vào hình dáng vật liệu sấy và năng suất sấy cũng như kinh phí đầu tư cho phép để chọn dạng hệ thống sấy thích hợp Trong trường hợp sấy các loại nông sản dạng hạt thì ta cũng
có thể nghĩ đến hệ thống sấy buồng, hệ thống sấy hầm, hệ thống sấy tháp, hệ thống sấy thùng quay cũng như hệ thống sấy khí động hoặc hệ thống sấy tầng sôi Căn cứ vào đặc điểm của các hệ thống sấy này, năng suất sấy yêu cầu và những nhân tố khác ta có thể chọn được hệ thống sấy thích hợp Để sấy lúa sơ bộ khi mới thu hoạch, vì thời gian sấy chỉ vài chục ngày một vụ lại phân bố rải rác ở từng hộ gia đình nên hiện nay người ta sử dụng hệ thống sấy buồng đối lưu tự nhiên, hệ thống sấy tĩnh Ngược lại, ở các kho bảo quản hoặc các nhà máy xay xát, người ta thường dùng hệ thống sấy tháp hoặc sấy khí động Chọn dạng hệ thống sấy cũng là bài toán kinh tế kĩ thuật
3 Chọn chế độ sấy
Sau khi đã chọn được hệ thống sấy thích hợp, ta căn cứ vào yêu cầu mà chủ yếu là nhiệt độ và độ ẩm mà vật liệu sấy có thể chịu được để chọn chế độ sấy thích hợp Đối với lúa giống thì nhiệt độ sấy khoảng 40 ÷ 420C và lúa thương phẩm 50 ÷ 900C
Ngoài ra, nhiệt độ tác nhân sấy ra khỏi thiết bị sấy cũng cần chọn đủ bé để giảm tổn thất nhiệt do tác nhân sấy mang đi nhưng cũng phải đủ lớn để xa trạng thái bão hòa
để tránh hiện tượng đọng sương lên bề mặt vật liệu đã được sấy khô
4 Chọn nguồn năng lượng và tác nhân sấy
Ngoài hệ thống sấy lạnh, nguồn năng lượng chỉ có thể là điện thì trong các hệ thống sấy nóng, nguồn năng lượng ngoài điện năng còn có thể là hơi nước, khí đốt dầu
mỏ, than đá, củi và các phế liệu công nông nghiệp khác như trấu, bã mía… Ta chọn dạng năng lượng trên cơ sở điều kiện cụ thể nơi xây dựng hệ thống sấy và tính toán kinh tế Ở Đồng Tháp, trấu là nguồn năng lượng dồi dào và nó dồi dào đến mức người ta không biết phải làm gì để sử dụng hết nó ngoài việc đổ bỏ nó với lại chi phí cho 1kg trấu rất rẻ Do
Trang 8đốt gia nhiệt cho không khí cấp vào không gian sấy Vì vậy, ta cần thiết kế thêm buồng đốt cho hệ thống sấy
5 Tính toán cân bằng nhiệt và cân bằng ẩm của thiết bị sấy (thực hiện bài toán sấy
lí thuyết và sấy thực tế)
Khi đã chọn được dạng hệ thống sấy và chế độ sấy, ta tiến hành tính toán cân bằng nhiệt ẩm của thiết bị sấy Đây là nội dunng cơ bản của việc thiết kế một hệ thống sấy Mục đích của việc tính toán cân bằng nhiệt ẩm là tìm được lượng tác nhân sấy và nhiệt lượng cần thiết trong một giờ Khối lượng tác nhân sấy trong một giờ là một trong hai cơ
sở để chọn quạt (cùng với cột áp) Tính toán các tổn thất nhiệt
8 Tính hiệu quả kinh tế của hệ thống sấy
Nội dung tính toán hiệu quả kinh tế của một hệ thống sấy đã được thiết kế gồm các phần:
· Đánh giá hiệu quả sử dụng năng lượng
· Xác định chi phí đầu tư, chi phí vận hành và chi phí bảo dưỡng
· Xác định được giá thành sản phẩm
· Hiệu quả kinh tế xã hội mà hệ thống mang lại
Trang 9CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ KỸ THUẬT SẤY
1 Phương pháp sấy cổ truyền – phơi nắng
Từ xưa, con người biết đến kỹ thuật sấy như là cách chế biến và bảo quản thực phẩm thông dụng và tạo mùi vị đặc trưng cho món ăn khi chế biến Phơi nắng là một phương pháp cổ điển và sử dụng rộng rãi nhất khi mà con người chưa biết đến kỹ thuật sấy hiện đại
Ở Việt nam, những người ngư dân dùng ánh nắng mặt trời để làm khô cá, mực và các loại hải sản khác để bảo quản sử dụng lâu ngày, tạo nên nhưng món ăn đặc trưng về hương vị Những người nông dân cũng vậy, họ dùng cách tương tự để làm khô các loại cá
ở sông, hồ, ruộng vào thời điểm dồi dào để sử dụng vào những thời điểm khan hiếm Ngoài ra người ta còn dùng cách phơi nắng để chế biến nhiều loại bánh, hoa quả và đồ dùng khác
Hình 1-1:Phơi cá dưới ánh nắng mặt trời
Ở châu Âu, người ta dùng khói nóng để sấy khô thịt, cá và thực phẩm khác, tạo thành các loại thực phẩm hung khói để dự trữ trong mùa đông Ở nhiều dân tộc khác cũng vậy, người ta sử dụng khói hoặc hơi nóng để làm khô và bảo quản nhiều loại thực phẩm
và ngũ cốc
Ở Trung quốc, người ta dùng ánh sáng mặt trời và một số kỹ thuật chế biến khác
để sấy khô các loại cỏ, cây, hoa, quả và hạt dùng để làm thuốc Ở Việt Nam và một số nước khác ở châu Á cũng vậy
Trang 10Hình 1-2:Dùng ánh nắng mặt trời để làm khô sản phẩm
Ngày nay, kỹ thuật sấy hiện đại phát triển đã giúp con người cải thiện nhiều về chất lượng, thời gian sấy, thời gian bảo quản, năng suất và hiệu quả kinh tế được nâng cao Nhưng ở một phương diện nào đó, kỹ thuật sấy cổ truyền và phương pháp thủ công còn mang đậm tính nghệ thuật và bí truyền nên vẫn giữ được vị trí của nó mà kỹ thuật hiện đại vẫn không thể thay thế được
Nước ta là một nước nông nghiệp do đó các nông sản được sản xuất ra ngày một nhiều, nhất là các sản phẩm đặc sản của vùng nhiệt đới có giá trị xuất khẩu cao, ngày càng chiếm tỉ trọng lớn trong toàn bộ thu nhập của ngành nông nghiệp Các sản phẩm này muốn bảo quản được tốt thì phải có độ ẩm nhỏ nhưng độ ẩm này ít có được sau khi thu hoạch Vì vậy hầu hết các sản phẩm nông nghiệp cần phải thông qua quá trình phơi sấy
để làm khô tới thủy phần yêu cầu của bảo quản Sấy là phương pháp tương đối hiệu quả, tạo nên tiền đề để bảo quản tốt sản phẩm Mặt khác có nhiều sản phẩm chỉ có thông qua khâu phơi sấy mới đảm bảo phẩm chất tốt, nâng cao được giá trị thương phẩm như chè,
cà phê, thuốc lá, lúa, gỗ, giấy, sữa bột …
2 Sấy hạt ở Việt Nam và trên thế giới
Trên thế giới, hàng trăm triệu tấn lúa mì, bắp, đậu nành, gạo và các loại hạt khác như lúa miến, hạt hướng dương, hạt bo bo, đại mạch, yến mạch và một số loại khác được sấy khô bằng máy sấy hạt Trong nông nghiệp ở các các quốc gia, sấy là việc giảm ẩm từ khoảng 17-30% đến khoảng từ 8 đến 15%, tùy theo từng loại hạt Độ ẩm đầu ra của hạt cuối quá trình sấy phải đủ cho việc bảo quản Hạt càng có nhiều dầu thì độ ẩm lưu trữ càng phải thấp Ngũ cốc thường được sấy khô cho tới 14% , trong khi các loại hạt dầu, đến 12,5% (đậu nành), 8% (hướng dương) và 9% (đậu phộng) Sấy được sử dụng như là một phương pháp để lưu trữ an toàn, để ngăn cản vi khuẩn phát triển Tuy nhiên, nhiệt độ thấp trong lưu trữ cũng được khuyến khích để chống các phản ứng và các quá trình sinh hóa đặc biệt là sự phát triển của côn trùng và mọt Nhiệt độ bảo quản tối đa khoảng 18°C
Trang 11Các máy sấy lớn nhất thường được áp dụng để cơ khí hóa nông nghiệp ở ngoài đồng ruộng đang phát triển và đang được mở rộng các loại máy sấy hỗn lưu được ưa thích
ở Châu Âu, trong khi người Mỹ chỉ thích đưa lúa của họ một lần qua máy sấy Ở Argentina, cả hai loại này đều được tìm thấy Máy sấy dòng liên tục đạt được năng suất
100 tấn hạt khô/giờ Độ dày của lớp hạt để không khí đi qua máy sấy liên tục trong khoảng từ 0,15 m trong một số dòng máy sấy hỗn hợp có thể 0,3 m trong một vòng lưu Loại máy sấy được sử dụng chủ yếu là loại trong đồng ruộng, đặc biệt là ở Mỹ và Âu Châu Nó thường bao gồm một thùng, với không khí ẩm nóng thổi theo chiều ngang theo một ống trụ ở bên trong thông qua một tấm kim loại, sau đó thông qua một thùng xoay, dày 0,50 m xuyên giữa lớp hạt và cuối cùng bên ngoài là tấm lưới kim loại, trước khi được thải ra bên ngoài.Thường thì làm khô hạt nhiều lần từ 1 giờ đến 4 giờ tùy thuộc vào bao nhiêu nước phải được tách ra, loại hạt gì, nhiệt độ không khí và bề dày lớp hạt Tại Hoa Kỳ, máy sấy đối lưu ngược liên tục có thể được thấy trong trang trại, chỉ sử dụng một thùng để sấy, hạt được đưa vào ở đỉnh của thùng để hạt thích nghi dần dần và làm khô hạt
sơ bộ ở trên và lấy ra dần dần ở dưới cùng của thùng khi hạt đã khô hoàn toàn Sấy hạt là một hoạt động mang tính sản xuất và nghiên cứu
Ngày nay, có thể để mô phỏng hiệu suất của máy sấy với một chương trình máy tính dựa trên các công thức (các mô hình toán học) là đại diện cho các thông số tham gia vào việc làm khô: tính chất vật lý, tính chất hóa học, nhiệt động lực học và nhiệt và khối lượng liên kết Gần đây, sự đòi hỏi của xã hội được dự đoán chắc chắn để điều chỉnh các tham số để thiết lập một tỷ lệ sấy hợp lý để nhanh chóng làm khô hạt, hạn chế tiêu thụ năng lượng, và đạt được chất lượng hạt Một điển hình trong tham số chất lượng sấy lúa
mì là chất lượng tạo bột và tỷ lệ phần trăm nẩy mầm Còn đối với lúa nước là giảm tối đa
độ nứt gãy của hạt khi xay xát
3 Khái niệm về sấy
Hạt và các sản phẩm nông nghiệp trước khi nhập kho bảo quản đều phải có độ ẩm
ở mức độ an toàn Điều kiện thích hợp của độ ẩm để bảo quản hạt là ở giới hạn từ 12 đến 14% Phần lớn hạt thu hoạch về có độ ẩm cao hơn, trong điều kiện những mùa mưa độ
ẩm của khí quyển cao nên sự thoát hơi nước tự nhiên của hạt chậm lại cho nên có nhiều trường hợp hạt ngô, lúa nhập kho có độ ẩm lên đến 20 ÷ 30% Với độ ẩm của hạt lớn hơn 14% thì hoạt động sống tăng, hô hấp mạnh, lô hạt bị ẩm và nóng thêm Đó là những điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của vi sinh vật và côn trùng, lô hạt tự bốc nóng và làm cho hạt bị hỏng Để tránh hiện tượng trên ta phải đảm bảo độ ẩm của hạt xuống khoảng 14% Do đó, đối với một nước nông nghiệp nhiệt đới khí hậu nóng ẩm mưa nhiều như
Trang 12Những hạt và những sản phẩm chưa được sấy, bao giờ cũng chứa một lượng nước thừa trong bản thân chúng Ví dụ hạt thu hoạch có độ ẩm 37% thì có tới 23% trọng lượng
là nước thừa Hạt ẩm ảnh hưởng không tốt đến kỹ thuật xay xát Sản lượng bột giảm, chi phí năng lượng tăng lên, bột dính vào máy chế biến và làm máy nhanh bị hư hỏng; hạt thu được và sản phẩm chế biến từ hạt sẽ bảo quản khó và chỉ tiêu phẩm chất sẽ thấp Ở những hạt đã sấy hay phơi khô thì quá trình thủy phân chất béo thực hiện chậm, hiện tượng đắng của hạt và sản phẩm chế biến giảm, côn trùng sâu mọt sẽ bị tiêu diệt
Những hạt bị bốc nóng ở thời kì đầu, nhờ quá trình phơi sấy, hạt trở lại bình thường, quá trình tự bốc nóng dừng lại và những tính chất kỹ thuật của hạt được phục hồi Hạt còn tươi chưa hoàn thành quá trình chín sinh lí thì nhờ quá trình sấy quá trình chín sinh lí được rút ngắn, hạt có được đặc tính kỹ thuật thích hợp của nó Sấy khô sản phẩm là một quá trình rất phức tạp: khi sấy cần đảm bảo giữ được tính chất của sản phẩm, đảm bảo chất lượng và giữ nó ở trạng thái tốt
Quá trình sấy thực chất là quá trình dùng nhiệt năng để làm bốc hơi một phần lượng nước có trong sản phẩm Quá trình này phụ thuộc vào cấu tạo, kích thước, dạng liên kết của vật liệu sấy và tính chất hóa học của sản phẩm và trạng thái bề mặt của sản phẩm hút ẩm
4 Bản chất đặc trưng của quá trình sấy
Sấy là một quá trình tách ẩm ra khỏi sản phẩm (hoặc chuyển nước trong sản phẩm sang thể hơi) Quá trình này được thực hiện do sự chênh lệch áp suất của hơi nước ở môi trường xung quanh (Pxq) và trên bề mặt của sản phẩm (Psp) Để làm cho lượng ẩm trên bề mặt sản phẩm bay hơi cần có điều kiện Psp > Pxq hay Psp - Pxq = DP Trị số DP càng lớn thì
độ ẩm chuyển ra môi trường xung quanh càng mạnh Psp phụ thuộc vào nhiệt độ sấy, độ
ẩm ban đầu của vật liệu sấy và phụ thuộc vào tính chất liên kết của nước với sản phẩm
Sự thoát ẩm trên bề mặt tăng lên khi nhiệt độ và tốc độ của luồng không khí tăng, khi độ ẩm tương đối giảm và áp suất không khí giảm Do vậy sự thoát ẩm trên bề mặt dẫn đến sự khuếch tán bên trong Đó là kết quả của sự phá vỡ mối cân bằng tương đối trong sản phẩm cũng là do sự thay đổi nhiệt độ và sự phân chia nước không đồng đều trong sản phẩm Trong sản phẩm (và nhất là hạt) sự vận chuyển nước bắt đầu từ nơi có độ ẩm cao đến nơi có độ ẩm thấp Sự chênh lệch độ ẩm ở những phần khác nhau của hạt là nguyên nhân của sự khuếch tán bên trong khi sấy Sự thay đổi về mặt phân bố nhiệt độ ở những điểm khác nhau của hạt làm cho sự vận chuyển độ ẩm tăng từ chỗ có nhiệt độ cao đến chỗ có nhiệt độ thấp
Quá trình sấy có thể được xúc tiến nhanh hơn nhờ sự tăng nhiệt độ không khí hoặc nhiệt độ của hỗn hợp không khí và khói lò (t), giảm độ ẩm tương đối của không khí (j),
Trang 13tăng vận tốc không khí (v) và nhờ sự giảm áp suất không khí trong môi trường (B) Trong quá trình sấy, càng về sau hơi nước của môi trường xung quanh càng nhiều, tức là áp suất
Pxq càng tăng và độ ẩm của sản phẩm ngày càng giảm đến một lúc nào đó sẽ đạt được trị
số cân bằng Khi đó Pxq = Psp và độ ẩm đó được gọi là độ ẩm cân bằng Tại độ ẩm cân bằng thì DP = 0, quá trình sấy ngừng lại
Đối với hạt lúa, ẩm hiện diện ở hai nơi: ở bề mặt của hạt (ẩm bề mặt) và ở nhân hạt (ẩm bên trong) Ẩm bề mặt sẽ nhanh chóng bay hơi khi hạt được tiếp xúc với không khí nóng thổi qua nó, còn ẩm bên trong nhân hạt sẽ bay hơi chậm hơn bởi vì đầu tiên nó phải di chuyển từ nhân hạt ra bề mặt hạt và kết quả là ẩm bề mặt và ẩm bên trong sẽ bay hơi với tốc độ khác nhau Kết quả của sự chênh lệch này là tốc độ sấy và hàm lượng ẩm được lấy đi sẽ giảm trong quá trình sấy Đối với hầu hết các loại máy sấy hạt, tốc độ sấy thường nằm trong khoảng 0.5 %/h ¸ 1 %/h Hàm lượng ẩm của hạt sau mỗi lần qua máy sấy có thể giảm từ 2 ¸ 4% phụ thuộc vào độ ẩm ban đầu của hạt, nhiệt độ sấy và tốc độ tác nhân sấy
Trang 14CHƯƠNG 2 CÁC LOẠI MÁY SẤY
1 Các phương pháp sấy bằng nhiệt (sấy nóng)
Quá trình dùng nhiệt để tách lượng nước trong sản phẩm chuyển thành hơi thoát ra môi trường gọi là phương pháp sấy bằng nhiệt
1.1 Sấy bằng không khí tự nhiên (phơi nắng): đó là phương pháp lợi dụng ánh nắng
mặt trời để làm khô hạt và sản phẩm
Phơi nắng là phương pháp không tốn kém về nhiên liệu Nó thúc đẩy quá trình chín sinh lí của hạt, có khả năng diệt trừ nấm Aspergillus, Penicilium, côn trùng, sâu, mọt… bởi tác dụng của ánh nắng mặt trời Nhưng phơi nắng có nhược điểm là không chủ động và phụ thuộc vào điều kiện thời tiết rất lớn, nhất là các vùng canh tác 2 vụ: mùa khô rất ngắn ngũi không cho phép phơi nắng tự nhiên một cách nhanh chóng Phơi nắng còn tốn nhiều công lao động và không cơ giới hóa được Thời gian để đạt được độ ẩm an toàn thường dài, nhất là đối với các hạt giống có yêu cầu ẩm độ gần bằng 12% Tuy vậy, trong thực tế sản xuất hiện nay, người ta vẫn áp dụng phương pháp phơi nắng đối với các loại ngũ cốc và một số nông sản khác Những sản phẩm cần phơi trải thành những lớp mỏng nên mặt đất hay chiếu, phên…nên gặp rất nhiều bất tiện: dễ bị lẫn đất cát, dễ bị ẩm khi gặp mưa Hiện nay có rất nhiều phương pháp để cải tiến kỹ thuật này Sấy nhân tạo là một trong những phương pháp đó
Hình 2-1: Phơi lúa tự nhiên
1.2 Sấy nhân tạo
Khi cần làm khô một khối lượng lớn sản phẩm trong thời gian ngắn bất kể điều kiện thời tiết thế nào thì phải sử dụng phương pháp sấy nhân tạo Phương pháp này đắt tiền hơn và phức tạp hơn phương pháp sấy tự nhiên nhưng nó là điều cần thiết để có được sản phẩm đồng nhất đem ra thị trường Sấy khô nhân tạo là phương pháp sấy nhờ có tác
Trang 15nhân sấy đốt nóng (khói lò hoặc không khí nóng) tiếp xúc trực tiếp với vật liệu sấy, làm nóng vật liệu sấy và lấy nước của nó đi Quá trình này tốn nhiều nhiệt năng
1.2.1 Các phương pháp sấy nóng nhân tạo:
Người ta phân biệt nhiều phương pháp sấy nhân tạo khác nhau, tuy nhiên khi phân loại phương pháp sấy khi xét riêng về vật liệu sấy trong buồng sấy thì người ta chia: sấy vật liệu ẩm tĩnh tại và sấy vật liệu ẩm có chuyển động như sau:
a Sấy tĩnh học (Stationary drying): áp dụng để sấy hạt là chủ yếu
Hạt được giữ yên cố định trong một quá trình sấy, hạt được trải thành lớp nằm ngang và được không khí lưu thông từ dưới lên trên Độ dày lớp này rất quan trọng (tới
60 cm hạt) Phương pháp này muốn tốt phải tạo điều kiện lưu lượng không khí nóng phù hợp cho sấy hạt đồng đều
Người ta đã làm thí nghiệm và thấy rằng: sấy khô bằng không khí ở 600
C phải có lưu lượng riêng 300m3
/h cho 1m3 hạt Số này thực tế thể hiện ở độ dày của lớp hạt là 5
cm Nếu lớp này quá dày hạt sẽ bị ẩm ở phía trên, còn phía dưới lại quá khô Để đồng đều khi sấy người ta làm động tác xáo trộn hạt khi tháo hạt ra khỏi máy sấy hoặc quạt đồng đều hạt khi đã qua khỏi máy sấy
Hình 2-2: Máy sấy tĩnh
b Vật liệu sấy được đảo trộn (motive grain drying):
Lớp hạt được chuyển động trong lò sấy, bề dày nhỏ hơn trong trường hợp sấy tĩnh vào khoảng 20 ÷ 30 cm và có những bộ phận răng trộn hạt trong quá trình hạt đi qua buồng sấy, do đó khắc phục được hiện tượng lớp hạt khô không đồng đều
Lượng không khí có thể tùy theo loại máy sấy Có loại dùng lượng không khí lớn
Trang 16phẩm Lượng không khí nóng lớn làm tăng công suất lò sấy nhưng có thể làm cho sản phẩm sấy bị dòn, gãy khi chế biến Ví dụ: đối với ngô hay xảy ra hiện tượng nung hạt Nhiều công trình nghiên cứu của Mĩ đã chứng minh ảnh hưởng xấu của việc sấy khô nhanh đối với ngô làm cho nhiều hạt bị rạn nứt, nếu sau khi sấy mà hạt bị làm lạnh nhanh thì hạt sẽ dễ vỡ (do sức căng bề mặt)
1.2.2 Sấy vật liệu ẩm bằng phương pháp trao đổi nhiệt đối lưu không khí
Phương pháp này dùng khí nóng hoặc hỗn hợp không khí nóng với khói lò để làm khô sản phẩm Không khí sau khi được đốt nóng được đưa vào buồng sấy đốt nóng sản phẩm và đến lúc nào đó nước trong sản phẩm sẽ bốc hơi Khi vào buồng sấy, không khí nóng có độ ẩm thấp, nhiệt độ cao, khi đó hơi nước trong sản phẩm bốc ra có độ ẩm j lớn, nhiệt độ thấp nên không khí nóng hút độ ẩm của sản phẩm bốc ra để đưa ra ngoài làm cho
độ ẩm của không khí nóng tăng lên, nhiệt độ giảm xuống, do đó khả năng hút ẩm giảm dần Muốn quá trình sấy tiếp tục mạnh ta phải cho luồng không khí nóng chứa ẩm cao thoát ra ngoài và cho luồng không khí nóng khác có độ ẩm thấp và nhiệt độ cao tiếp tục
đi vào buồng sấy
Hình 2-3: Sấy vật liệu ẩm bằng phương pháp trao đổi nhiệt đối lưu không khí
1.2.3 Sấy vật liệu ẩm bằng phương pháp sấy tiếp xúc (Contacted drying)
Vật liệu sấy được đốt nóng thông qua chất tải nhiệt hoặc qua thành dẫn nhiệt bằng cách cho khói lò hoặc hơi nước đi qua phần dưới của buồng sấy, ngăn cách phần trên chứa vật liệu ẩm nhờ tiếp xúc với thành thiết bị đã đốt nóng mà làm cho sản phẩm nóng lên và được sấy khô Hơi nước từ vật liệu được thoát ra ngoài thông qua một quạt hút ẩm
1.2.4 Sấy vật liệu ẩm bằng phương pháp sấy bức xạ (Radiation drying)
Sấy bức xạ là quá trình sử dụng năng lượng của các tia bức xạ phát ra từ vật bức
xạ để làm nóng vật sấy đến nhiệt độ bay hơi ẩm trong vật sấy, làm giảm độ ẩm của nó đến mức yêu cầu
1.2.5 Sấy vật liệu ẩm bằng phương pháp sấy thăng hoa (Sublimation drying)
Sấy thăng hoa là quá trình làm giảm độ ẩm của vật sấy bằng thăng hoa (từ thể rắn thành thể hơi)
Sấy thăng hoa có ưu điểm rất lớn mà các phương pháp sấy khác không có:
1 Buồng đốt
2 Buồng hòa trộn
3 Quạt
4 Buồng sấy
Trang 17· Sản phẩm sấy có chất lượng cao (giữ nguyên màu sắc, cấu trúc, hương vị, tính thủy hóa…)
· Giữ được hoạt tính sinh học
Trong công nghiệp chế biến và bảo quản thực phẩm, sấy thăng hoa được áp dụng để sấy thịt, cá, rau quả đóng hộp…và trong cả ngành sản suất dược phẩm Muốn bảo quản lâu dài thì sản phẩm sấy thăng hoa phải được đóng hộp có độ kín cao
2 Các dạng máy sấy có thể sấy hạt lúa
Trong các thiết bị sấy đối lưu, năng lượng vật liệu sấy nhận được bằng phương pháp truyền nhiệt đối lưu, do đó tác nhân sấy đồng thời là chất mang nhiệt để cung cấp năng lượng cho vật liệu sấy và mang ẩm thoát ra từ vật liệu sấy thải vào môi trường Tác nhân sấy trong thiết bị sấy đối lưu thường là không khí nóng hoặc khói lò Thiết bị sấy đối lưu có thể sấy lúa có thể có các dạng sau:
2.1 Máy sấy thùng quay (Rotary dryer – Drum dryer)
Thiết bị sấy thùng quay cũng là một thiết bị sấy chuyên dùng để sấy các vật liệu dạng hạt rời, các loại muối kim loại trong sản xuất hóa chất, các loại ngũ cốc: lúa, ngô, đậu … hoặc bột nhão, cục (bột nhẹ, CaCO3) có độ nhão ban đầu lớn khó tự dịch chuyển nếu dùng thiết bị sấy tháp Tác nhân sấy là khí nóng hoặc khói lò
Kết cấu máy sấy thùng quay:
Hệ thống sấy thùng quay gồm thùng sấy hình trụ tròn, calorifer và hạt hút ẩm Trong thùng sấy đặt các cánh xáo trộn và đôi khi còn tạo thành các vùng riêng biệt Nhờ các cánh xáo trộn mà vật liệu sấy được đưa lên và rơi xuống để tăng cường quá trình trao đổi nhiệt ẩm Phần chính của thiết bị sấy thùng quay là ống trụ tròn đặt nghiêng với mặt phẳng ngang một góc nghiêng độ dốc 1/15 ÷ 1/50 Tốc độ quay của thùng có thể điều chỉnh từ 1 ÷ 8 vòng/phút Trong thùng quay tùy theo tính chất của vật liệu sấy, người ta
có thể đặt các cánh xáo trộn, vách ngăn để tăng cường quá trình sấy
Trang 18Hình 2-4: Máy sấy thùng quay cấp nhiệt trực tiếp
Hình 2-5: Máy sấy thùng quay cấp nhiệt gián tiếp
Đặc điểm của hệ thống máy:
Vật liệu sấy từ phễu nạp liệu đi vào thùng sấy cùng chiều với tác nhân Sau khi thực hiện quá trình sấy, tác nhân được đưa qua cyclone để thu hồi một phần sản phẩm bay theo và thải vào môi trường Tốc độ chuyển động của tác nhân trong thùng sấy thường vào khoảng 1 ÷ 3 m/s
Khi sấy cơ chế trao đổi nhiệt giữa tác nhân với vật liệu gồm:
* Truyền nhiệt đối lưu giữa dòng tác nhân chuyển động vuông góc với dòng vật liệu rơi từ trên xuống
Trang 19* Truyền nhiệt đối lưu giữa dòng tác nhân và bề mặt lớp vật liệu nằm ở phía dưới thùng sấy
* Dẫn nhiệt từ bề mặt thùng sấy và cánh xáo trộn đến lớp vật liệu
Tỉ số giữa chiều dài thùng quay L(m) và đường kính thùng sấy D(m) thường lấy trong khoảng L/D = 3.5 ¸ 7
Nhận xét:
· Máy sấy thùng quay ít được sử dụng để sấy lúa
· Máy sấy thùng quay thường được dùng để sấy các sản phẩm đắt tiền
· Máy sấy thùng quay thường có năng suất thấp
· Máy sấy thùng quay dùng để sấy vật liệu có độ ẩm cao
2.2 Máy sấy tháp (Tower Dryer – Shaft Grain Dryer)
a Cấu tạo, nguyên lí hoạt động và đặc điểm:
Hệ thống máy sấy gồm calorifer hoặc cấp nhiệt trực tiếp từ buồng đốt hòa trộn với không khí tươi, hệ thống quạt và các thiết bị phụ trợ khác
Tháp sấy là một không gian hình hộp mà chiều cao lớn hơn rất nhiều so với chiều rộng và chiều dài Trong tháp sấy người ta bố trí hệ thống kênh dẫn và thải tác nhân xen
kẽ nhau ngay trong lớp vật liệu sấy (đặc điểm này khác với các thiết bị sấy buồng và hầm) Tác nhân sấy từ kênh dẫn gió nóng luồng lách qua lớp vật liệu thực hiện quá trình trao đổi nhiệt sấy và nhận thêm ẩm đi vào các kênh thải ra ngoài Vật liệu sấy chuyển động từ trên xuống dưới từ tính tự chảy do trọng lượng bản thân của chúng Tháp sấy nhận nhiệt do trao đổi nhiệt đối lưu giữa dòng tác nhân chuyển động vừa ngược chiều vừa cắt ngang và do dẫn nhiệt từ bề mặt kênh dẫn và kênh thải qua lớp vật liệu nằm trên các bề mặt đó Vì vậy trong thiết bị sấy tháp, nhiệt lượng vật liệu sấy nhận được gồm 2 thành phần: thành phần đối lưu giữa tác nhân sấy với khối lượng hạt và thành phần dẫn nhiệt giữa bề mặt các kênh gió nóng, kênh thải ẩm với chính lớp vật liệu nằm trên đó
Khi sấy hạt di chuyển từ trên cao (do gàu tải hoặc vít tải đưa lên) xuống mặt đất theo chuyển động thẳng đứng hoặc dzích dzắc trong tháp sấy Để tăng năng suất thiết bị ngoài phương pháp mở rộng dung lượng của tháp thì ở một mức độ đáng kể người ta còn tìm cách tăng tốc độ tác nhân chuyển động qua lớp hạt Tốc độ này có thể từ 0.2 ÷ 0.3m/s đến 0.6 ÷ 0.7 m/s hoặc lớn hơn Tuy nhiên, tốc độ tác nhân khi ra khỏi ống góp kênh thải theo kinh nghiệm không nên vượt quá 6m/s để tránh hạt bị cuốn theo tác nhân
đi vào hệ thống thải ẩm (đọng lại trong các đoạn ống, dẫn đến quạt thải…)
Các loại máy sấy tháp phổ biến:
· Máy sấy tháp tam giác
· Máy sấy tháp tròn
Trang 20Hình 2-6: Máy sấy tháp tam giác
Hình 2-7: Máy sấy tháp
Trang 21Hình 2-8: Máy sấy tháp tròn
Trang 22Hình 2-10 : Máy sấy tháp kiểu hình thoi
b Tháp sấy liên tục
Hạt qua tháp sấy một lượt rồi bin ủ và “nghỉ” ở đó một thời gian (từ 2 đến 24 giờ tùy chế độ sấy và loại hạt), sau đó hạt lại qua tháp sấy lượt thứ hai và cứ tiếp tục như thế lượt thứ 3, 4 … Mục đích của bin ủ là cho ẩm độ ở trung tâm hạt có thời gian ra ngoài bề mặt để dễ bốc hơi Chênh lệch ẩm độ quá nhiều giữa bề mặt hạt và tâm hạt sẽ gây ứng suất làm gãy, vỡ hạt Điều này là tối kị khi sấy lúa, khi xay ra gạo sẽ bị bể thành tấm
Kết cấu và cách bố trí các kênh dẫn và kênh thải ẩm có một ý nghĩa đặc biệt đến
sự dịch chuyển của lớp hạt và độ sấy đồng đều của sản phẩm Nói cách khác nó góp phần tăng năng suất thiết bị và nâng cao chất lượng sản phẩm Khoảng cách tối thiểu giữa kênh dẫn và kênh thải phụ thuộc vào kích thước hạt cần sấy Khoảng cách này có thể lấy từ 70
÷ 100 mm Hạt có kích thước bé ta lấy giới hạn dưới và ngược lại Các kích thước khác không đóng vai trò quan trọng Theo kinh nghiệm, khoảng cách tối thiểu giữa hai kênh cho vật liệu sấy chuyển động phụ thuộc vào từng loại vật liệu và có thể từ 70 ÷ 100 mm hoặc lớn hơn
Do các hạt ngũ cốc chỉ chịu được một giới hạn nhất định về nhiệt độ và độ ẩm nên
hệ thống sấy tháp thường được tổ chức sấy phân vùng Sau vùng sấy cuối cùng vật liệu sấy thường được làm mát đến gần nhiệt độ môi trường để đưa vào kho bảo quản
Trang 23c Tháp sấy tuần hoàn – sấy theo mẻ
Hạt đi qua tháp sấy được gàu tải đưa trở lại tháp Thời gian ủ thực chất là thời gian hạt ở trong gàu tải và ở trong thùng chứa trên buồng sấy nên tương đối ngắn, khoảng 0.5 giờ Vì thế cùng với một máy sấy tháp, nhiệt độ dùng trong chế độ sấy tuần hoàn phải thấp hơn so với sấy liên tục
Thực sự, chọn chế độ nhiệt cho máy sấy là một bài toán cân đối kinh tế Tăng nhiệt độ sấy thì giảm chi phí vì thời gian sấy nhanh hơn nhưng hao hụt giá trị hạt vì giảm chất lượng
Máy sấy tháp có các ưu điểm sau:
· Sản phẩm trong máy sấy tháp có thể lấy ra liên tục hoặc định kì
· Chi phí sấy thấp
· Năng suất lớn và rất lớn
· Chất lượng tốt và ổn định
· Tiêu thụ năng lượng thấp
· Máy sấy tháp cho độ đồng nhất ẩm độ rất tốt [14]
d Ứng dụng: Thiết bị sấy tháp là thiết bị sấy chuyên dụng để sấy các loại hạt
cứng như thóc, ngô, đậu… có độ ẩm ban đầu không lớn lắm (w = 20 ÷ 30%) và có thể dịch chuyển dễ dàng từ trên đỉnh tháp xuống dưới nhờ chính trọng lượng của nó Đôi khi trong thiết bị sấy tháp người ta còn đặt các kết cấu cơ khí để làm chậm hoặc tăng cường tốc độ dịch chuyển của khối hạt Sản phẩm trong máy sấy tháp có thể lấy ra liên tục hoặc định kì
Tóm lại: Trong các loại máy sấy có thể sấy được hạt lúa như trên, ta chọn máy sấy tháp với các ưu điểm có thể áp dụng thực tế tại địa phương
Trang 24CHƯƠNG 3 VẬT LIỆU SẤY VÀ TÁC NHÂN SẤY
1 Vật liệu sấy – hạt lúa
1.1 Cây lúa
Lúa là một trong năm loại cây lương thực chính của thế giới, cùng với ngô (Zea
Mays L.), lúa mì (Triticum sp tên khác: tiểu mạch), sắn (Manihot esculenta Crantz, tên khác khoai mì) và khoai tây (Solanum tuberosum L.)
Hình 3-1: Cây lúa
Lúa có nguồn gốc ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới khu vực đông nam châu Á và
châu Phi Nó cung cấp hơn 1/5 toàn bộ lượng calo tiêu thụ bởi con người Lúa là các loài thực vật sống một năm, có thể cao tới 1-1,8 m, đôi khi cao hơn, với các lá mỏng, hẹp bản (2-2,5 cm) và dài 50-100 cm Các hoa nhỏ thụ phấn nhờ gió mọc thành các cụm hoa phân nhánh cong hay rủ xuống, dài 30-50 cm Hạt là loại quả thóc (hạt nhỏ, cứng của các loại cây ngũ cốc) dài 5-12 mm và dày 2-3 mm Cây lúa non được gọi là mạ Sau khi ngâm ủ, người ta có thể gieo thẳng các hạt thóc đã nảy mầm vào ruộng lúa đã được cày, bừa kỹ
Trang 25hoặc qua giai đoạn gieo mạ trên ruộng riêng để cây lúa non có sức phát triển tốt, sau một khoảng thời gian thì nhổ mạ để cấy trong ruộng lúa chính Sản phẩm thu được từ cây lúa
là thóc khoảng 85 ngày sau khi gieo xuống ruộng Sau khi xát bỏ lớp vỏ ngoài thu được sản phẩm chính là gạo và các phụ phẩm là cám và trấu Gạo là nguồn lương thực chủ yếu của hơn một nửa dân số thế giới (chủ yếu ở châu Á và châu Mỹ La tinh), điều này làm cho nó trở thành loại lương thực được con người tiêu thụ nhiều nhất
c lúa trổ “đòng” đều d hạt lúa đã chín sinh lí
Trang 26g đưa lúa vào kho h hạt gạo
Hình 3-2: các giai đoạn phát triển của cây lúa – hạt gạo
1.2 Cấu tạo hạt lúa
Hạt lúa nhìn bên ngoài có các thành phần chính là: mày lúa, vỏ trấu, vỏ hạt, nội nhũ và phôi
Hình 3-3: Cấu tạo hạt lúa
Awn: râu lúa Lemma: vỏ Starchy endosperm: nội nhũ tinh bột Aleurone: hạt alơron
Tegmen: vỏ Palea: mày Pericap: vỏ hạt Sterile: vỏ bao nhỏ Embryo: mầm, phôi Scutellum: vảy nhỏ Epiblast: lá mặt Coleoptile: lá bao mầm Plumule: chồi mầm Radicle: rễ mầm Coleorhize: thân mầm Rachilla: cuống hạt
Trang 27· Mày lúa: trong quá trình sấy và bảo quản, mày lúa rụng ra làm tăng lượng tạp chất và bụi trong khối hạt
· Vỏ trấu: bảo vệ hạt gạo, chống các ảnh hưởng của môi trường và sự phá hoại của sinh vật, nấm mốc
· Vỏ hạt: bao bọc nội nhũ, thành phần cấu tạo chủ yếu là lipit và protit
· Nội nhũ: là thành phần chính của hạt lúa, chứa 90% là gluxit
· Phôi: nằm ở góc dưới nội nhũ, có nhiệm vụ biến các chất dinh dưỡng trong nội nhũ để nuôi mầm khi hạt hạt lúa nảy mầm
Các thành phần hóa học của hạt lúa:
Nước Gluxit Protit Lipit Xenlulo Tro VitaminB1 13% 64.03% 6.69% 2.1% 8.78% 5.36% 5.36%
1.3 Các đặc tính chung của khối lúa
a Tính tan rời: là đặc tính khi đổ lúa từ độ cao h xuống mặt phẳng nằm ngang,
lúa tự dịch chuyển để tạo thành khối có dạng chóp nón Góc tạo thành bởi đường sinh với mặt phẳng đáy nằm ngang của hình chóp gọi là góc nghỉ hay góc nghiêng tự nhiên của khối hạt Về trị số thì góc nghỉ tự nhiên bằng góc ma sát giữa hạt với hạt nên còn gọi là góc ma sát trong, kí hiệu j1 Dựa vào độ tan rời này để xác định để xác định sơ bộ chất lượng và sự thay đổi chất lượng của lúa trong quá trình sấy và bảo quản Đối với lúa, góc nghỉ khoảng từ 32 ¸ 400
Nếu ta để hạt trên một mặt phẳng và bắt đầu nghiêng mặt phẳng này cho tới khi hạt bắt đầu trượt thì góc giới hạn giữa mặt phẳng ngang và mặt phẳng trượt gọi là góc trượt (góc ma sát ngoài), kí hiệu j2 Trường hợp không phải là một hạt mà là một khối hạt thì góc trượt có liên quan và phụ thuộc vào góc nghiêng tự nhiên
Hình 3-4 : các góc trong khối hạt
Góc nghỉ và góc trượt càng lớn thì độ rời càng nhỏ, ngược lại góc nhỏ thì khả
Trang 28Độ rời của khối hạt dao động trong khoảng khá rộng tùy thuộc vào các yếu tố như kích thước, hình dạng hạt và trạng thái bề mặt hạt, độ ẩm của hạt, số lượng và loại tạp chất trong khối hạt Đối với góc trượt còn thêm một yếu tố quan trọng nữa là loại vật liệu
và trạng thái bề mặt vật liệu trượt
Loại hạt có dạng hình cầu, bề mặt hạt nhẵn như đậu, loại hạt không có hình cầu và
bề mặt hạt xù xì như lúa thì góc nghỉ và góc trượt lớn
Độ tạp chất của khối hạt càng cao đặc biệt là nhiều tạp chất rác thì độ rời càng nhỏ Độ ẩm của khối hạt càng cao thì độ rời càng giảm
Trong bảo quản, độ rời của khối hạt có thể thay đổi tùy thuộc vào điều kiện bảo quản Nếu bảo quản quá lâu hay đã xảy ra quá trình tự bốc nóng làm cho khối hạt bị nén chặt, độ rời giảm hay thậm chí có khi mất hẳn độ rời
b Tính tự phân loại: khối hạt có cấu tạo từ nhiều thành phần khác nhau (lúa
chắc, lúa lép, tạp chất…), không đồng chất (khác nhau về hình dạng, kích thước, tỉ trọng…), do đó trong quá trình di chuyển chúng tự tạo nên những vùng khác nhau về chất lượng gọi là tính tự phân loại của khối hạt Hiện tượng tự phân loại ảnh hưởng xấu đến việc làm khô và bảo quản hạt Những vùng nhiều hạt lép và tạp chất sẽ dễ bị hút ẩm, dễ
bị cuốn theo tác nhân sấy trong quá trình sấy
khoảng không gian giữa các hạt Giá trị của độ xốp phụ thuộc vào hình dạng hạt, cách mà chúng sắp xếp trong khối hạt (những hạt nhỏ có thể lấp đầy các khoảng trống giữa các hạt lớn) Trong quá trình sấy, khối hạt cần có độ xốp (lỗ hổng) cần thiết cho quá trình truyền nhiệt và truyền ẩm với tác nhân sấy được dễ dàng
rv: mật độ khối hạt chứa trong đơn vị thể tích đó (khối lượng thể tích)
rh: khối lượng riêng của hạt chứa trong đơn vị thể tích đó
d Tính dẫn nhiệt và tính truyền nhiệt: quá trình dẫn nhiệt và truyền nhiệt trong
khối hạt luôn tiến hành theo hai phương pháp song song đó là dẫn nhiệt và đối lưu Đại lượng đặc trưng cho khả năng dẫn nhiệt của lúa là hệ số dẫn nhiệt l = 0.12 ¸ 0.2 kCal/m.h.độ và sự trao đổi nhiệt đối lưu giữa lớp hạt nóng và lớp hạt nguội mới vào Cả hai đặc tính này của lúa đều rất nhỏ nhưng chúng cũng có ảnh hưởng đến quá trình sấy
e Tính hấp thụ và nhả các chất khí, hơi ẩm trong quá trình sấy thường là hiện
tượng ở bề mặt Vì vậy, trong quá trình sấy luôn xảy ra nhiều giai đoạn: sấy Þ ủ Þ sấy
Þ ủ….để giúp độ ẩm trong nhân hạt có thời gian di chuyển ra bề mặt hạt, làm cho lúa được khô đều và ít bị nứt gãy khi xay xát
Trang 291.4 Các yêu cầu đặc trưng của hạt lúa sau sấy
Lúa sau khi sấy có thể được dùng làm lương thực hoặc để làm giống, dự trữ Vì vậy, lúa sau khi sấy cần đảm bảo được các yêu cầu sau:
· Hạt lúa còn nguyên vẹn vỏ trấu bao bọc hạt gạo
· Hạt lúa còn giữ nguyên hình dạng, kích thước và màu sắc
· Có mùi vị đặc trưng của lúa và không có mùi khác (mùi tác nhân sấy )
· Hạt lúa không bị rạn nứt, gãy vụn và đặc biệt là lúa giống phải đảm bảo khả năng nảy mầm của hạt sau khi sấy
· Sau khi sấy, lúa phải đạt độ ẩm bảo quản, nếu không sẽ là môi trường tốt cho mối, mọt phá hoại
Tóm tắt qui trình công nghệ
Hình 3-5: Tóm tắt qui trình công nghệ
Ở Đồng Bằng Sông Cửu Long, vụ đông xuân là mùa vụ mà bà con nông dân trông chờ nhiều nhất Đối với những vùng có lũ lụt thì sau mùa lũ lụt thì lượng phù sa bồi đắp cho đất trồng rất lớn nên vụ lúa đông xuân có năng suất lúa rất cao Mặt khác, vụ đông xuân có thời tiết khá thuận lợi cho việc canh tác lúa Ở mùa vụ này trời rất ít mưa nên bà con nông dân có thể để lúa chín trên cây đến độ ẩm hạt còn khoảng 20 ¸ 25% thì thu hoạch nhưng nếu để lúa chín trên cây như thế thì sau khi thu hoạch tỉ lệ rơi rụng rất nhiều, làm thất thoát hạt lúa Để giải quyết tình trạng này thì ngay khi cây lúa được khoảng 85 ngày, độ chín của hạt khoảng 80%, độ ẩm hạt khoảng 27% thì bà con nông dân hạ cây lúa xuống và bắt đầu để phơi nắng tự nhiên khoảng 1 ngày nắng thì gom lại và suốt lấy hạt Đối với những số lúa đã tương đối khô, bà con có thể bán ngay tại ruộng
Trang 30ta dùng phương pháp sấy lúa để nhanh chóng đạt độ ẩm yêu cầu cho quá trình xay xát và bảo quản
Hình 3-6: thu hoạch lúa trên đồng ruộng
1.5 Công nghệ sấy lúa
Lúa là vật liệu dạng hạt, có thể được sấy với nhiều loại máy sấy khác nhau Ở đây,
ta dùng thiết bị sấy tháp để sấy lúa Tác nhân sấy là hỗn hợp khói và không khí tươi được hòa trộn với nhau rồi được dẫn qua các kênh dẫn để trao đổi nhiệt, ẩm với khối lúa được chảy tự nhiên từ trên xuống nhờ chính trọng lượng của chúng rồi sau đó khí thải vào các kênh thải để thải ra môi trường Đây là thiết bị chuyên dùng để sấy hạt, với tác nhân sấy
là không khí nóng sẽ đảm bảo yêu cầu vệ sinh cho hạt lúa, chế độ sấy không quá cao do
đó đáp ứng được yêu cầu sử dụng lúa làm giống, làm thực phẩm hay bảo quản chúng
Bảng3-1: Các thông số của hạt lúa
Độ ẩm sau thu hoạch » 20¸ 27% [6]
Độ ẩm cần đạt được để bảo quản » 14%
Độ ẩm cân bằng trong quá trình sấy » 13%
Khối lượng riêng của hạt lúa r » 500 kg/m3
Đường kính tương đương » 3.5 mm
Không khí là loại tác nhân sấy rẻ tiền thường có sẵn trong tự nhiên, không độc hại, không làm bẩn sản phẩm Thành phần không khí gồm hỗn hợp nhiều chất khí khác nhau
Trang 31như: N2, O2, CO2 và một số khí khác Khi nghiên cứu về không khí ẩm, ta xem nó là một thành phần đồng nhất và khi sấy không khí thường ở áp suất khí quyển, nhiệt độ trong phạm vi từ vài chục độ đến vài trăm độ C Khi tính toán, ta xem không khí là khí lí tưởng
Khả năng sấy của không khí thể hiện bởi sự chênh lệch giữa nhiệt độ bầu khô và nhiệt độ bầu ướt (Dt = tk – tư) hoặc sự chênh lệch giữa áp suất bão hòa và áp suất hơi riêng phần (DP = Pb – Ph) cũng như chênh lệch hàm ẩm (Dd = db – dh) Bằng sự thay đổi trạng thái của không khí, người ta có thể tạo ra các chế độ sấy khác nhau phù hợp với từng loại vật liệu sấy khác nhau
Như chúng ta đã biết, ngoài không khí ẩm, khói lò cũng là tác nhân sấy phổ biến Khói lò có thể được tạo ra nhờ đốt nhiều loại nhiên liệu khác nhau trong đó chủ yếu là nhiên liệu hóa thạch (than đá) và các nhiên liệu gốc sinh khối khác như củi, trấu, bã mía… Khói lò thường được sử dụng trong các thiết bị sấy với tư cách là nguồn cung cấp gián tiếp để đốt nóng tác nhân sấy (trong calorifer không khí – khói lò) hoặc với tư cách
là tác nhân sấy trực tiếp, vừa cung cấp nhiệt cho vật liệu sấy vừa mang ẩm thải vào môi trường
Trong khói lò chỉ có hai thành phần là khói khô và hơi nước Nếu sử dụng khói lò với tư cách là một tác nhân sấy thì trong tính toán ta sẽ xem khói lò như là một dạng nào
đó của không khí ẩm, và vì thế ta có thể dùng đồ thị I – d của không khí ẩm để biểu diễn các trạng thái hay quá trình nhiệt động của khói lò Hay nói cách khác, khói lò cũng có các thông số như entanpy I, độ chứa ẩm d, độ ẩm tương đối giống như không khí ẩm
Khói lò được sinh ra do đốt trấu, nguồn nhiên liệu rất dồi dào ở vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long Trong bài đồ án, dùng khói lò làm tác nhân sấy trực tiếp bằng cách đốt trấu cấp nhiệt
Hình 3-7: Trấu nhiều đến mức người ta phải đổ bỏ
Trang 32CHƯƠNG 4 TÍNH TOÁN THIẾT KẾ HỆ THỐNG MÁY SẤY THÁP
Tính toán thiết kế máy sấy lúa kiểu tháp tam giác năng suất 6 tấn/mẻ (có đảo trộn), địa điểm tại tỉnh Đồng Tháp, hoạt động vào mùa thu hoạch Đông Xuân Cung cấp nhiệt là đốt trấu cấp trực tiếp
Độ ẩm sau thu hoạch wvào » 20¸ 27% chọn wvào » 27%
Độ ẩm cần đạt được để bảo quản wra » 14%
Độ ẩm cân bằng trong quá trình sấy wcb » 13%
Diện tích bề mặt f » 1.31 m2
/kg Khối lượng của 1000 hạt/kg » 26.5x10-3
Khối lượng riêng của hạt lúa r » 500 kg/m3
Đường kính tương đương » 3.5 mm
Nhiệt độ sấy thích hợp 50 ÷ 90
0C Lúa thương phẩm
40 ÷ 420C Lúa làm giống
Độ ẩm cân bằng của lúa là wcb = 13% (trang 25[1])
13 100
13
% 100
-=
´ -
Độ chênh lệch nhiệt độ của tác nhân sấy và nhiệt độ bề mặt vật liệu tm – tb = 50 ¸ 100
C (232/[5])
Vận tốc tác nhân sấy đi qua hạt v = 0.2 ¸ 0.5m/s chọn v = 0.5 m/s (232/[5])
Vận tốc tác nhân sấy trong các kênh dẫn và kênh thải v < 6m/s (232/[5])
Vận tốc không khí ở vùng làm mát v = 0.03 ¸ 0.06 m/s (232/[5])
Theo giả thiết ban đầu và đặc tính của vật liệu sấy ta chọn hệ thống sấy lúa là hệ thống sấy tháp tam giác
Trang 331.1 Chọn chế độ sấy
Trong máy sấy tháp, người ta thường phân thành hai vùng chính: vùng sấy và vùng làm mát Ở đây, ta chọn 3 vùng sấy và 1 vùng làm mát Vùng sấy để gia nhiệt và tách ẩm trong hạt lúa; Vùng làm mát để làm mát hạt lúa sau khi sấy có nhiệt độ cao, nhằm nâng cao chất lượng hạt lúa
Mục đích của việc phân thành nhiều vùng sấy, có vùng làm mát và có đảo trộn: lúa là loại hạt có cả ẩm bề mặt và ẩm bên trong nhân hạt, phân thành nhiều vùng sấy với các nhiệt độ sấy khác nhau để khi lúa từ trên cao rơi xuống qua vùng sấy 1 có nhiệt độ cao sẽ lấy đi ẩm bề mặt của hạt lúa, sau đó lúa qua vùng sấy 2, 3 để ẩm bên trong nhân hạt có thời gian di chuyển ra bề mặt hạt do chênh lệch nhiệt độ và phân áp suất hơi nước Với việc đảo trộn nhiều lần sẽ đảm bảo hạt lúa không bị ứng suất nhiệt gây gãy vỡ khi xay xát (mỗi lần đảo trộn sẽ giảm được lượng ẩm khoảng 2 ¸ 4%)
Lúa có độ ẩm đầu vào là 27%, độ ẩm đầu ra là 14% nên độ ẩm cần tách ra khỏi lúa
là 13% Đối với các loại hạt, để cho chất lượng hạt ổn định sau mỗi lần sấy thì độ giảm
ẩm mỗi lần đảo trộn khoảng 2 ¸ 4% Ta chọn sơ bộ giảm ẩm mỗi lần là 3.25% nên sẽ phải đảo trộn 13/3.25 = 4 lần hay (1 + 1 + 1 + 0.25) ´ 4 = 13
Ta chọn phân bố giảm ẩm trong 3 vùng sấy và vùng làm mát như sau:
Trang 34· Vùng làm mát 4: w41 = w32 = 14.25%, w42 = 14%, wtb4 = 14.125%
1.2 Cân bằng ẩm cho từng vùng - Tính lượng ẩm bốc hơi trong 1 giờ
Lượng ẩm cần bốc hơi trong một giờ theo công thức:
2
2 1 1
i i i
W
w
ww
26 100
26 27 6000
12 11 11
-= -
-=
w
ww
Do đó, khối lượng lúa còn lại ở vùng 1: G12 = G11 – W1 = 6000 – 81 = 5919 kg
· Lượng ẩm cần bốc hơi trong một giờ trong vùng sấy 2
kg G
25 100
25 26 5919
22 21 12
-=
w
ww
Do đó, khối lượng lúa còn lại ở vùng 2: G22 = G12 – W2 = 5919 – 79 = 5840 kg
· Lượng ẩm cần bốc hơi trong một giờ trong vùng sấy 3
kg G
24 100
24 25 5840
32 31 22
-=
w
ww
Do đó, khối lượng lúa còn lại ở vùng 3: G32 = G22 – W3 = 5840 – 77 = 5763 kg
· Lượng ẩm cần bốc hơi trong một giờ trong vùng làm mát
kg G
75 23 100
75 23 24 5763
42 41 32
-=
w
ww
Do đó, khối lượng lúa còn lại: G42 = G32 – W4 = 5763 – 19 = 5744 kg
Tổng lượng ẩm đã lấy ra trong quá trình sấy và quá trình làm mát lần I:
WI = W1 + W2 + W3 + W4 = 81 + 79 + 77 + 19 = 256 kg hay WI = G11 – G42 = 6000 – 5744 = 256 kg
Lần đảo trộn II
· Lượng ẩm cần bốc hơi trong một giờ trong vùng sấy 1
kg G
75 22 100
75 22 75 23 5744
12 11 11
-=
w
ww
Do đó, khối lượng lúa còn lại ở vùng 1: G12 = G11 – W1 = 5744 – 74 = 5670 kg
· Lượng ẩm cần bốc hơi trong một giờ trong vùng sấy 2
kg G
75 21 100
75 21 75 22 5670
22 21 12
-=
w
ww
Do đó, khối lượng lúa còn lại ở vùng 2: G22 = G12 – W2 = 5670 – 72 = 5598 kg
· Lượng ẩm cần bốc hơi trong một giờ trong vùng sấy 3
kg G
75 20 100
75 20 75 21 5598
32 31 22
-=
w
ww
Do đó, khối lượng lúa còn lại ở vùng 3: G32 = G22 – W3 = 5598 – 71 = 5527 kg
· Lượng ẩm cần bốc hơi trong một giờ trong vùng làm mát
kg G
5 20 100
5 20 75 20 5527
42 41 32
-=
www
Trang 35Do đó, khối lượng lúa còn lại: G42 = G32 – W4 = 5527 – 17 = 5510 kg
Tổng lượng ẩm đã lấy ra trong quá trình sấy và quá trình làm mát lần I:
WII = W1 + W2 + W3 + W4 = 74 + 72 + 71 + 17 = 234 kg hay WII = G11 – G42 = 5744 – 5510= 234 kg
Lần đảo trộn III
· Lượng ẩm cần bốc hơi trong một giờ trong vùng sấy 1
kg G
5 19 100
5 19 5 20 5510
12 11 11
-=
w
ww
Do đó, khối lượng lúa còn lại ở vùng 1: G12 = G11 – W1 = 5510 – 68 = 5442 kg
· Lượng ẩm cần bốc hơi trong một giờ trong vùng sấy 2
kg G
5 18 100
5 18 5 19 5442
22 21 12
-=
w
ww
Do đó, khối lượng lúa còn lại ở vùng 2: G22 = G12 – W2 = 5442 – 67 = 5375 kg
· Lượng ẩm cần bốc hơi trong một giờ trong vùng sấy 3
kg G
5 17 100
5 17 5 18 5375
32 31 22
-=
w
ww
Do đó, khối lượng lúa còn lại ở vùng 3: G32 = G22 – W3 = 5375 – 65 = 5310 kg
· Lượng ẩm cần bốc hơi trong một giờ trong vùng làm mát
kg G
25 17 100
25 17 5 17 5310
42 41 32
-=
w
ww
Do đó, khối lượng lúa còn lại: G42 = G32 – W4 = 5310 – 16 = 5294 kg
Tổng lượng ẩm đã lấy ra trong quá trình sấy và quá trình làm mát lần I:
WIII = W1 + W2 + W3 + W4 = 68 + 67 + 65 + 16 = 216 kg hay WIII = G11 – G42 = 5510 – 5294= 216 kg
Lần đảo trộn IV
· Lượng ẩm cần bốc hơi trong một giờ trong vùng sấy 1
kg G
25 16 100
25 16 25 17 5294
12 11 11
-=
w
ww
Do đó, khối lượng lúa còn lại ở vùng 1: G12 = G11 – W1 = 5294 – 63 = 5231 kg
· Lượng ẩm cần bốc hơi trong một giờ trong vùng sấy 2
kg G
25 15 100
25 15 25 16 5231
22 21 12
-=
w
ww
Do đó, khối lượng lúa còn lại ở vùng 2: G22 = G12 – W2 = 5231 – 62 = 5169 kg
· Lượng ẩm cần bốc hơi trong một giờ trong vùng sấy 3
kg G
25 14 100
25 14 25 15 5169
32 31 22
-=
w
ww
Do đó, khối lượng lúa còn lại ở vùng 3: G32 = G22 – W3 = 5169 – 60 = 5109 kg
· Lượng ẩm cần bốc hơi trong một giờ trong vùng làm mát
kg G
14 100
14 25 14 5109
42 41 32
-=
w
ww
Do đó, khối lượng lúa còn lại: G
Trang 36WIV = W1 + W2 + W3 + W4 = 63 + 62 + 60 + 15 = 200 kg hay WIV = G11 – G42 = 5294 – 5094= 200 kg
Từ đó:
Tổng lượng nước vùng 1 tách được qua 4 lần đảo trộn: SW1 = 286 kg
Tổng lượng nước vùng 2 tách được qua 4 lần đảo trộn: SW2 = 280 kg
Tổng lượng nước vùng 3 tách được qua 4 lần đảo trộn: SW3 = 273 kg
Tổng lượng nước vùng làm mát tách được qua 4 lần đảo trộn: SW4 = 67 kg
Lần đảo trộn thứ I tách được lượng nước: WI = 256 kg
Lần đảo trộn thứ II tách được lượng nước: WII = 234 kg
Lần đảo trộn thứ III tách được lượng nước: WIII = 216 kg
Lần đảo trộn thứ IV tách được lượng nước: WIV = 200 kg
Tổng lượng nước đã tách được:
W = SW1 + SWII + SWIII + SWIV = WI + WII + WIII + WIV = 906 kg
Khối lượng lúa còn lại sau sấy:
G42 = G11 – W = 6000 – 906 = 5094 kg
1.3 Nhiệt độ sấy
¨ Nhiệt độ tác nhân sấy là khói lò hòa trộn với không khí tươi để sấy lúa thường từ
500 ¸ 900C nên ta chọn nhiệt độ tác nhân vào và ra ở các vùng sấy và vùng làm mát như sau: Nếu lấy nhiệt độ đầu ra của tác nhân sấy ở từng vùng bé hơn nhiệt độ tới hạn của hạt
từ 50 ¸ 100C thì nhiệt độ ra của tác nhân sấy được chọn theo điều kiện ti2 £ (5 ¸ 10) + thi (với thi là nhiệt độ tới hạn của hạt ở từng vùng sấy)
· Vùng sấy 1: t11 = 850C, t12 = 480C
· Vùng sấy 2: t21 = 700C, t22 = 400C
· Vùng sấy 3: t31 = 600C, t32 = 350C
· Vùng làm mát: t41 = 280C, t42 = 350C
¨ Nhiệt độ vật liệu sấy vào và ra khỏi các vùng, ta chọn nhiệt độ vật liệu sấy vào và ra
khỏi các vùng theo nguyên tắc: nhiệt độ vào vùng sau bằng nhiệt độ ra của vùng trước:
· Vùng sấy 1: tv 11 = t0 = 280C, tv12 = 340C
· Vùng sấy 2: tv21 = tv12 = 340C, tv22 = 400C
· Vùng sấy 3: tv31 = tv22 = 400C, tv32 = 460C
· Vùng làm mát: tv41 = tv32 = 460C, t42 = 300C
Trang 372 Tính toán quá trình sấy lí thuyết
Hình 4-1: Sơ đồ nguyên lí hệ thống máy sấy tháp
Hình 4-2: Đồ thị I – d: Quá trình sấy bằng khói lò
2.1 Xác định các thông số không khí ngoài trời (điểm A):
Từ nhiệt độ và độ ẩm đã chọn (t0 = 280C và j0 = 70%) ta được:
· Phân áp suất hơi nước bão hòa Pb0:
42 4026 42
.
-=
Trang 38· Lượng chứa ẩm d0:
kgkkk
kgâm P
P
P d
b
b
017 0 038 0 7 0 1
038 0 7 0 621 0
621 0
0
0
´ -
´
= -
=
jj
· Nhiệt dung riêng dẫn xuất Cdx(d0):
Cdx(d0) = Cpk + Cpa.d0 = 1.0048 + 1.842 x 0.017 = 1.036 kJ/kgđộ
Trong đó:
Cpk = 1.0048 kJ/kgđộ: nhiệt dung riêng của không khí khô
Cpa = 1.842 kJ/kgđộ: nhiệt dung riêng của hơi nước
r = 2500 kJ/kg: ẩn nhiệt hóa hơi
P
t V
b
3 5
5 0 0
0
10 ) 038 0 7 0 1 (
) 28 273 ( 287 10
) (
) 273 ( 287
=
´
´ -
+
=
´ -
+
=
j
2.2 Tính toán khói lò [3]
2.2.1 Nhiệt trị của nhiên liệu – Trấu
Trấu có thành phần làm việc như sau:
Nhiệt trị thấp làm việc của trấu:
kg
kCal kg
kJ
W S
O H
C Q
3145 63
13165 9
25 ) 04 0 6 31 ( 109 12 4 1030 13
.
37
339
25 ) (
109 1030
339
=
=
´ - -
´ -
´ +
´
=
- -
-+
=
=
2.2.2 Thể tích của không khí và sản phẩm cháy
Thể tích không khí khô lí thuyết cần thiết để đốt cháy hoàn toàn 1kg trấu:
kgnl
tc m
O H
S C
3 0
38 3 6 31 0333 0 12 4 268 0 ) 04 0 375 0 13
268 0 ) 375 0 (
´ +
´ +
´
=
+
-+
=
Thể tích sản phẩm cháy lí thuyết
Trang 39tc m
V W
H V
kgnl
tc m S
C V
kgnl
tc m N
V V
kk lv
lv O
H
lv lv
RO
lv N
3
0 0
3 0
3 0
0
62 0 38 3 016 0 9 0124 0 12 4 111 0
016 0 0124
0 111
0
69 0 100
04 0 375 0 13 37 866 1 100
375 0 866
1
67 2 100
36 0 8 0 38 3 79 0 100 8 0 79 0
2 2 2
=
´ +
´ +
´
=
+
´ +
´
=
=
´ +
=
+
=
= +
´
= +
=
2.2.3 Entanpy và dung ẩm của khói
Chọn hệ số không khí thừa buồng đốt abd = 1.4
Lượng không khí khô cần thiết để đốt cháy hoàn toàn 1kg nhiên liệu:
g A
W H L
d L W
H d
k bd
k bd
100
75 17 9 12 4 9 1 3 4 4 1
17 3 4 4 1 ) 9 12 4 9 ( 10 100
9 1
)
9 ( 10
0
0
+
-´
´
´ + +
´
= + + - +
+ +
kg
kg W
H A L
100
9 12 4 9 75 17 3 4 4 1 1 100
I L t
C Q
I
kk
k bd nl nl c
4 6
72 3 4 4 1 28 2 1 6 0 24 14342
.
´ +
´
= +
+
Trong đó:
Cnl: nhiệt dung riêng của trấu Cnl = 1.2 ÷ 1.7 kJ/kg.K chọn Cnl = 1.2 kJ/kg.K
tnl: nhiệt độ của nhiên liệu vào buồng đốt tnl = t0 = 280C
h: hiệu suất buồng đốt h = 0.6
Xác định nhiệt độ khói lò sau buồng đốt:
Từ công thức: Ik = 1.0048tk + dk (2500 + 1.842tk)
C d
d I
t
k
k k
k
0
1027 088
0 842 1 0048 1
088 0 2500 1418
842 1 0048
´ -
= +
P
k
1027 5 235
42 4026 12
exp(
) 5 235
42 4026 12
+ -
= + -
=
Trang 40% 002 0 00002 0 6706
124 0
2.3 Thông số của không khí sau khi hòa trộn
2.3.1 Hòa trộn khói lò để đưa vào vùng sấy 1
Ta có nhiệt độ sau khi hòa trộn để vào vùng sấy 1 t11 = 850C
bar t
85 5 235
42 4026 12
exp{
} 5 235
42 4026 12
exp{
11
+ -
= + -
ïíì
+
=+
+
=+
+
=
0.62040.017G
7.05).d(G
9997G
727.05).I(G
2656.57d85.408
I
10 11
10
10 11
10
11 11