1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Những hình thức cơ bản trong quản lý tài nguyên môi trường ở Việt Nam

29 1,6K 10
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Những hình thức cơ bản trong quản lý tài nguyên môi trường ở Việt Nam
Tác giả Nguyễn Khoa Lân
Trường học Trường Đại Học Khoa Học Tự Nhiên
Chuyên ngành Quản lý tài nguyên môi trường
Thể loại tiểu luận
Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 29
Dung lượng 198,5 KB

Nội dung

những hình thức quản lý tài nguyên môi trường và những thành tựu của nó trên cơ sở những nghiên cứu về vấn đề tài nguyên môi trường ở Việt Nam

Trang 1

Phần 1 MỞ ĐẦU 1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ

Người nghèo luôn luôn phải chịu tác động nhiều hơn bởi tình trạng xuốngcấp về môi trường 70% dân số Việt Nam kiếm sống từ đất đai, điều đó làm cho

họ bị phụ thuộc trực tiếp vào chất lượng và sự sẵn có của tài nguyên thiên nhiên.Đồng thời, sự phát triển nhanh chóng về dân số, đô thị hóa và kinh tế cũng tạonên sức ép ngày càng tăng đối với môi trường và người dân, những người vốnphải dựa vào môi trường để kiếm sống

Chất lượng rừng tiếp tục xuống cấp và 700 loài động vật được xem là có nguy

cơ tiệt chủng Tình trạng ô nhiễm môi trường công nghiệp và đô thị thườngxuyên vượt quá mức độ cho phép, trong khi bụi ở các vùng đô thị đã vượt quámức độ tối đa ít nhất hai lần

Bảo đảm sự bền vững về môi trường là một chỉ tiêu quan trọng của Việt Nam

và là một trong tám Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ mà Việt Nam đã cam kếtthực hiện đến năm 2015 Xét mức độ rộng lớn của chỉ tiêu này, thật khó có thể

đo lường Các chỉ số thông thường cơ bản cho thấy Việt Nam có thể đang trênđường tiến tới việc chấm dứt tình trạng hủy hoại môi trường, nhưng còn lâu mới

có thể đảo ngược được tình trạng xuống cấp về môi trường của thập kỷ vừa qua.Chính phủ Việt Nam đã xây dựng được một khuôn khổ pháp lý tốt cho côngtác quản lý môi trường, bắt đầu bằng những sửa đổi đối với Hiến pháp năm 1992

và ban hành Luật Bảo vệ môi trường năm 1994 Gần đây Bộ Tài nguyên & môitrường được thiết lập, trong đó có Cục Môi trường quốc gia, Tổng cục quản lýđất đai và Tổng cục Khí tượng thủy văn

Chiến lược Quốc gia về bảo vệ môi trường 2001-2010 của Việt Nam đã xácđịnh ba mục tiêu chung cho chính sách quốc gia về môi trường, đó là:

- Ngăn chặn và kiểm soát tình trạng ô nhiễm

- Bảo vệ, bảo tồn và sử dụng bền vững nguồn tài nguyên thiên nhiên

- Cải thiện chất lượng môi trường ở các khu vực đô thị, công nghiệp vànông thôn

Trang 2

Kế hoạch Hành động quốc gia về môi trường (2001-2005) đã đi thêm mộtbước bằng cách đặt ra các ưu tiên về: phát triển bền vững; quản lý nước thải vàchất thải rắn; quản lý rừng; tăng cường các định chế về môi trường; giáo dụcmôi trường; và sự tham gia của cộng đồng trong công tác quản lý môi trường Hiện nay, thế giới mà chúng ta sống đang phải đương đầu với rất nhiều thửthách Xét trên các yếu tố của thế giới tự nhiên như nước, rừng, không khí, đấttrồng, đại dương và động vật thì hơn 6 tỷ người tiêu dùng đang làm cạn kiệt

“máu của hành tinh”, làm mờ “những lá phổi của trái đất”, làm cho “bầu trời

đen, khí hậu xấu đi”, làm đất trồng “xơ xác”, làm “ô nhiễm trái tim của trái đất”

và hủy diệt các loài động vật của hành tinh

Những thách thức trên đang gióng lên hồi chuông cảnh tỉnh đối với conngười Đòi hỏi con người phải trả lời được câu hỏi: Vì sao phải quản lý môitrường? Phải quản lý môi trường như thế nào? Xét theo tiềm năng và vốn trithức khổng lồ hiện có của loài người thì chúng ta hoàn toàn có thể tìm ra đượcnhững phương sách thích hợp để giải quyết những vấn đề trên

Từ những vấn đề đặt ra như trên, nhóm tác giả chúng tôi xin đề cập đến vấn

đề: “Những hình thức cơ bản trong quản lý tài nguyên môi trường ở Việt Nam” Trong quá trình thực hiện đề tài, mặc dù đã có nhiều cố gắng song không

thể tránh khỏi những thiếu sót Rất mong sự đóng góp ý kiến của quý thầy côgiáo và các bạn

1.2 PHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN VÀ PHẠM VI ĐỀ TÀI

1.2.1 Phương pháp tiếp cận:

Sưu tầm tài liệu từ các nguồn khác nhau Trên cơ sở phân tích, so sánh giữacác nguồn tài liệu, chúng tôi đã tổng hợp được những hình thức quản lý môitrường phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của nước ta trong tình hình hiệnnay và một số thành tựu của nó

1.2.2 Phạm vi đề tài:

Trang 3

Trong giới hạn cho phép chúng tôi chỉ xin đề cập đến những hình thức quản

lý tài nguyên môi trường và những thành tựu của nó trên cơ sở những nghiêncứu về vấn đề tài nguyên môi trường ở Việt Nam

PHẦN 2: NỘI DUNG 2.1 Những khái niệm chung

2.1.1 Khái niệm quản lý môi trường

"Quản lý môi trường là tổng hợp các biện pháp, luật pháp, chính sách kinh

tế, kỹ thuật, xã hội thích hợp nhằm bảo vệ chất lượng môi trường sống và phát triển bền vững kinh tế xã hội quốc gia"

Các mục tiêu chủ yếu của công tác quản lý về môi trường bao gồm:

- Khắc phục và phòng chống suy thoái, ô nhiễm môi trường phát sinh tronghoạt động sống của con người

- Phát triển bền vững kinh tế và xã hội quốc gia theo 9 nguyên tắc của một xãhội bền vững do hội nghị Rio-92 đề xuất Các khía cạnh của phát triển bền vữngbao gồm: Phát triển bền vững kinh tế, bảo vệ các nguồn tài nguyên thiên nhiên,không tạo ra ô nhiễm và suy thoái chất luợng môi trường sống, nâng cao sự vănminh và công bằng xã hội

- Xây dựng các công cụ có hiệu lực quản lý môi trường quốc gia và các vùnglãnh thổ Các công cụ trên phải thích hợp cho từng ngành, từng địa phương vàcộng đồng dân cư

Nguyên lý về tính thống nhất vật chất thế giới gắn tự nhiên, con người và xãhội thành một hệ thống rộng lớn "Tự nhiên - Con người - Xã hội", trong đó yếu

Trang 4

tố con người giữ vai trò rất quan trọng Tính thống nhất của hệ thống "Tự nhiên

- Con người - Xã hội" đòi hỏi việc giải quyết vấn đề môi trường và thực hiệncông tác quản lý môi trường phải toàn diện và hệ thống Con người nắm bắt cộinguồn sự thống nhất đó, phải đưa ra các phương sách thích hợp để giải quyết cácmâu thuẫn nảy sinh trong hệ thống đó Vì chính con người đã góp phần quantrọng vào việc phá và tất yếu khách quan là sự thống nhất giữa tự nhiên - conngười - xã hội Sự hình thành những chuyên ngành khoa học như quản lý môitrường, sinh thái nhân văn là sự tìm kiếm của con người nhằm nắm bắt và giảiquyết các mâu thuẫn, tính thống nhất của hệ thống "Tự nhiên - Con người - Xãhội"

2.1.2 Khái niệm hình thức quản lý tài nguyên môi trường

Là các phương sách trong quản lý tài nguyên môi trường nhằm đem lại nhữnglợi ích to lớn cho con người, tạo điều kiện cho sự phát triển bền vững của mỗiquốc gia

Theo Arnstein (1969), các hình thức quản lý khác nhau nằm trong hai hìnhthức cơ bản là quản lý hành chính nhà nước và quản lý cộng đồng Ngoài rađồng quản lý hay quản lý nguồn lợi dựa vào cộng đồng (QLNLDVCĐ) là hìnhthức quản lý trung gian giữa hai hình thức trên QLNLDVCĐ là một hình thứchợp tác giữa cộng đồng và nhà chức trách trong việc chia sẻ quyền và tráchnhiệm trong quản lý và lợi ích (Pomerroy, 1995) Cả hai hình thức quản lý vàquản lý cộng đồng thuần tuý đều có lợi ích và hạn chế riêng, đôi khi không thểdung hoà hay đánh đổi được Vì thế, cần một hình thức quản lý kết hợp hài hòacác lợi ích, sự phối hợp và khả năng của cộng đồng cũng như các kỹ năng vềkhoa học kỹ thuật, công nghệ và quản lý của các tổ chức nhà nước Đó là hìnhthức quản lý dựa vào cộng đồng Hiệu quả quản lý sẽ được nâng cao khi có sựtham gia của người sử dụng nguồn lợi và các bên liên quan trong việc quản lý(Pomeroy, 2000 và VEEM, 2002)

Qua quá trình tìm hiểu, chúng tôi nhận thấy có 4 hình thức quản lý tài nguyên

Trang 5

- Quản lý nhà nước

- Quản lý tư nhân

- Quản lý cộng đồng

- Quản lý dựa vào cộng đồng

2.2 Các hình thức quản lý tài nguyên môi trường

2.2.1 Quản lý nhà nước

Hình thức quản lý nhà nước là quản lý tài nguyên môi trường thông qua cáccông cụ luật pháp, chính sách về môi trường trên phương diện quốc tế và quốcgia

Luật quốc tế về môi trường là tổng thể các nguyên tắc, quy phạm quốc tế điềuchỉnh mối quan hệ giữa các quốc gia, giữa quốc gia và các tổ chức quốc tế trongviệc ngăn chặn, loại trừ thiệt hại gây ra cho môi trường của từng quốc gia vàmôi trường ngoài phạm vi tàn phá quốc gia Các văn bản luật quốc tế về môitrường được hình thành một cách chính thức từ thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX,giữa các quốc gia châu Âu, châu Mỹ, châu Phi Từ hội nghị quốc tế về "Môitrường con người" tổ chức năm 1972 tại Thuỵ Điển và sau Hội nghị thượng đỉnhRio - 92 có rất nhiều văn bản về luật quốc tế được soạn thảo và ký kết Cho đếnnay đã có hàng nghìn các văn bản luật quốc tế về môi trường, trong đó nhiềuvăn bản đã được chính phủ Việt Nam tham gia ký kết

Trong phạm vi quốc gia, vấn đề môi trường được đề cập trong nhiều bộ luật,trong đó Luật Bảo vệ Môi trường được quốc hội nước Việt Nam thông qua ngày27/12/1993 là văn bản quan trọng nhất Chính phủ đã ban hành Nghị định175/CP ngày 18/10/1994 về hướng dẫn thi hành Luật Bảo vệ Môi trường vàNghị định 26/CP ngày 26/4/1996 về Xử phạt vi phạm hành chính về bảo vệ môitrường Bộ Luật hình sự, hàng loạt các thông tư, quy định, quyết định của cácngành chức năng về thực hiện luật môi trường đã được ban hành Một số tiêuchuẩn môi trường chủ yếu được soạn thảo và thông qua Nhiều khía cạnh bảo vệmôi trường được đề cập trong các văn bản khác như Luật Khoáng sản, Luật Dầukhí, Luật Hàng hải, Luật Lao động, Luật Đất đai, Luật Phát triển và Bảo vệ

Trang 6

rừng, Luật Bảo vệ sức khoẻ của nhân dân, Pháp lệnh về đê điều, Pháp lệnh vềviệc bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản, Pháp luật bảo vệ các công trình giao thông Cácvăn bản trên cùng với các văn bản về luật quốc tế được nhà nước Việt Nam phêduyệt là cơ sở quan trọng để thực hiện công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môitrường.

Ngày 15 tháng 11 năm 2004, Bộ Chính trị (khóa IX) đã ban hành Nghị quyết

số 41-NQ/TW “Về bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa,

hiện đại hóa đất nước” Sau hơn 4 năm triển khai thực hiện Nghị quyết, công tác

bảo vệ môi trường đã đạt được một số kết quả nhất định

Luật Bảo vệ môi trường (năm 2005) và Luật Đa dạng sinh học (năm 2008) đãđược Quốc hội thông qua, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về môi trườngtiếp tục được bổ sung, hoàn thiện và bước đầu đáp ứng được nhu cầu thực tiễn.Nhận thức, ý thức về công tác bảo vệ môi trường trong các cấp uỷ đảng, chínhquyền, Mặt trận Tổ quốc, đoàn thể, của các tầng lớp nhân dân được nâng lênmột bước Lần đầu tiên nhóm chỉ tiêu về môi trường đã được xây dựng dựa vàocác chỉ tiêu định hướng phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2006 - 2010 và hìnhthành mục chi ngân sách cho sự nghiệp môi trường với mức chi hàng nămkhông dưới 1% tổng chi ngân sách nhà nước Hệ thống các cơ quan quản lý môitrường từ Trung ương đến cơ sở được tăng cường, lực lượng cảnh sát môitrường đã được thành lập và đi vào hoạt động Những vấn đề bức xúc và cácđiểm nóng về môi trường đang từng bước được giải quyết

Tuy nhiên, việc thực hiện các quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ và giải phápNghị quyết số 41-NQ/TW đã đề ra còn nhiều thiếu sót, công tác bảo vệ môitrường còn nhiều hạn chế, yếu kém

Phân tích mô hình quản lý tài nguyên môi trường theo hình thức quản lý nhà nước:

Chương trình 327 tiến hành tại 3 huyện thuộc lưu vực Sông Cả là Kỳ Sơn,Tương Dương ở Nghệ An và Con Cuông - một ví dụ về quản lý tài nguyên theo

Trang 7

Các quyết định quan trọng về hưởng dụng tài nguyên và luật lệ trong quản lýtài nguyên đều do chính quyền trung ương quyết định

Các chính quyền địa phương chủ yếu chỉ được trao quyền tổ chức triển khaithực hiện các chương trình, chính sách của nhà nước trên địa bàn của địaphương mình mà không được quyền ra quyết định trong việc sử dụng tàinguyên Chính quyền địa phương phụ thuộc về tài chính đối với chính quyềncấp trên vì nguồn kinh phí cho việc quản lý bảo vệ rừng, xây dựng vốn rừng vàviệc thực hiện các chương trình dự án của chính phủ ở các địa phương đều trôngchờ vào sự phân bổ kế hoạch và kinh phí hàng năm của nhà nước cho các địaphương Nguồn kinh phí này thường rất khiêm tốn, không thể đáp ứng nhu cầucần thiết của các địa phương Do chính quyền địa phương cấp cơ sở khi đượctrao quyền mà không có khả năng về tài chính nên khó có thể có khả năng raquyết định

Người dân được giao đất lâm nghiệp nhưng vì chính sách hưởng lợi không rõràng và thù lao ít ỏi đã không thu hút được sự đầu tư trồng và bảo vệ rừng mộtcách có hiệu quả Việc cấp phát cây giống không dựa vào nhu cầu của ngườidân, cây giống kém chất lượng, không đúng thời vụ gieo trồng, không hướngdẫn kỹ thuật cần thiết trước khi trồng là nguyên nhân tất yếu dẫn đến tình trạng

tỉ lệ cây sống thấp, bị chặt bỏ vì chất lượng kém, không được trồng vì không cónhu cầu

Có thể thấy rõ cách tiếp cận áp đặt từ trên xuống của các dự án thuộc CT

327 Đánh giá về sự tham gia vào các dự án 327, phần lớn cán bộ và dân địaphương đều cho rằng họ không có cơ hội được tham gia góp ý kiến mà mọiquyết định đều áp đặt từ trên xuống Hơn nữa việc hỗ trợ cây giống và vật tư củacác dự án này mang tính chất “ban phát” cho người dân hơn là giúp họ phát triểncác hoạt động sản xuất một cách có hiệu quả và lâu bền Sự ban phát này cùngvới việc cung cấp thông tin không đầy đủ cho người dân về dự án đã làm chongười hưởng lợi từ dự án coi nhẹ sự hỗ trợ của nhà nước dẫn đến tình trạng lãng

Trang 8

phí cây giống và chăn thả gia súc bừa bãi gây thiệt hại lớn cho việc trồng và bảo

vệ rừng

" Chương trình 327, dân chúng tôi chẳng được gì Họ đưa cây xuống và trừvào tiền khoanh nuôi bảo vệ Chúng tôi lại không biết chuyện này từ trước,chúng tôi không được tập huấn Dân được nhận trồng cây để lấy tiền, nhưngkhông đuợc tập huấn, cây nhận về kém lại không đúng thời vụ nên tỷ lệ sốngthấp nên Lâm trường không thanh toán cho đồng nào!" (Phụ nữ bản Quang Yên

xã Tam Đình huyện Tương Dương)

Sự hưởng lợi đối với các cán bộ các cấp các ngành tham gia triển khai thựchiện các chính sách, chương trình, dự án không có, nếu có thì không đáng kể, vìvậy chưa tạo ra động lực thúc đẩy họ làm tốt công việc được giao Đây cũng làmột trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng thiếu trách nhiệm trong khithực hiện các chương trình dự án như các dự án thuộc Chương trình 327, Giaođất giao rừng, Xoá đói giảm nghèo ở một số địa phương

Kết quả thực hiện các chính sách và chương trình dự án tại các địa phươngphụ thuộc một phần vào tinh thần trách nhiệm của các cơ quan và cán bộ đượctrao quyền Sự buông lỏng quản lý, thiếu sự kiểm tra giám sát cần thiết của cáccấp có thẩm quyền là tình trạng chung giải thích cho kết quả nghèo nàn của một

số chương trình, dự án thực hiện trên địa bàn nghiên cứu

Phân tích đặc điểm của chương trình 327 ở 3 huyện thuộc lưu vực Sông Cả là

Kỳ Sơn, Tương Dương ở Nghệ An và Con Cuông có thể thấy những đượcnguyên nhân thất bại của dự án

Qua tìm hiểu về hình thức quản lý Nhà nước, chúng tôi rút ra một số ưu vànhược điểm sau:

Mặt tích cực

- Quản lý môi trường trên phạm vi vĩ mô

- Đánh giá được hiệu quả một cách tổng hợp

- Định hướng được mục tiêu, chương trình hành động

Trang 9

- Đảm bảo tính thống nhất giữa các tổ chức, cá nhân, giữa các ban ngànhchức năng và giữa các địa phương.

Mặt hạn chế

- Việc quản lý nhà nước chủ yếu dựa trên công cụ luật pháp, các chế tài vìthế việc thực hiện tỏ ra cứng nhắc, chưa đồng bộ và phù hợp với nhu cầu củacộng đồng và quốc gia

- Việc hoàn thiện cơ chế, chính sách và hệ thống tổ chức quản lý nhà nước

về bảo vệ tài nguyên môi trường còn chậm, chưa đồng bộ

- Đội ngũ cán bộ quản lý môi trường còn thiếu về số lượng, hạn chế vềnăng lực và trình độ chuyên môn, nghiệp vụ Trình độ khoa học - công nghệ bảo

vệ môi trường, xử lý, giải quyết ô nhiễm môi trường còn thấp

- Nhận thức về bảo vệ môi trường và phát triển bền vững của nhiều cấp ủy,lãnh đạo các cấp, các ngành, doanh nghiệp và nhân dân chưa đầy đủ; ý thức bảo

vệ môi trường nhìn chung còn thấp

- Nguồn vốn đầu tư và chi thường xuyên cho bảo vệ tài nguyên môi trườngchưa đáp ứng được yêu cầu Nhiều địa phương còn sử dụng kinh phí sự nghiệpmôi trường cho các mục đích khác hoặc sử dụng không hiệu quả

- Trang thiết bị phục vụ công tác bảo vệ tài nguyên môi trường còn thiếu vàlạc hậu Nhiều nơi trong chỉ đạo, điều hành chỉ quan tâm tới các chỉ tiêu tăngtrưởng kinh tế, coi nhẹ các yêu cầu bảo vệ môi trường; có biểu hiện buông lỏngcông tác quản lý nhà nước, thiếu kiên quyết trong việc xử lý vi phạm pháp luật

về bảo vệ môi trường; chưa giải quyết dứt điểm các điểm nóng, bức xúc về ônhiễm môi trường

- Tình trạng vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường diễn ra khá phổ biến.Nhiều vi phạm có tổ chức, tinh vi, một số hành vi có dấu hiệu tội phạm Nhiều

tổ chức, cá nhân khi vi phạm nhưng không nhận trách nhiệm Tuy vậy, nhà nướcvẫn chưa có biện pháp xử lý hiệu quả, để lại những hậu quả nặng nề cho môitrường

Trang 10

- Các hình thức xử lý vi phạm còn mang tính chiếu lệ, chưa đủ sức răn đe,ngăn ngừa.

- Việc quản lý môi trường chưa thực sự mang lại hiệu quả đối với chấtlượng cuộc sống của người dân do đó trong quá trình thực hiện gặp nhiều khókhăn, trở ngại như người dân tiếp tay, bảo vệ cho lâm tặc, …

2.2.2 Quản lý tư nhân

Quản lý tư nhân (cá nhân, hộ gia đình) là hình thức quản lý thấp nhất về quy

mô Trong đó, mỗi cá thể là một chủ thể được giao trách nhiệm quản lý chấtlượng tài nguyên môi trường ở một khu vực trong một lĩnh vực nào đó Ví dụnhư: Quản lý đất, quản lý rừng, quản lý nguồn lợi thủy sản,…

Nhà nước khẳng định quyền quản lý tài nguyên tập trung vào nhà nước,nhưng lại không đủ lực để thực hiện quyền này Nhà nước giao cho chính quyềnđịa phương chi phối, nhưng quyền lực của địa phương thì có hạn (Bruce, 1989).Như phân tích quản lý tài nguyên rừng theo hình thức nhà nước đã thấy rõviệc tối đa hoá hệ quản lý rừng nhà nước đã dẫn đến tình trạng tài nguyên rừng

bị suy thoái Thất bại đó là một trong những bài học quan trọng nhất về pháttriển trong nửa thế kỷ qua ở các nước đang phát triển (Bromlay và Cernea,

1989) Từ sự không thành công của quản lý rừng nhà nước đã dẫn đến người ta

hy vọng rằng việc trao quyền quản lý rừng cho tư nhân là một giải pháp tốt để

có thể bảo vệ và phát triển rừng

Quản lý tư nhân là một loại hình quản lý có hiệu quả, vì chủ thể được xácđịnh rõ ràng, họ biết chắc chắn sẽ được hưởng lợi những gì Thực tiễn phát triểncủa các trang trại trên thế giới trong những năm qua đã minh chứng rõ ràng nhấtcho loại hình quản lý này Trang trại phát triển cả về số lượng lẫn chất lượng,theo hướng mở rộng diện tích, sản xuất hàng hoá, tạo việc làm và tăng thu nhậpcho người dân

Nhưng nếu quá nhấn mạnh đến hình thức quản lý tư nhân lại dẫn đến nhữnghậu quả xã hội khác Như ở Philippin người ta chỉ coi trọng quản lý tư nhân và

Trang 11

đã gây nên hậu quả xã hội: phân hoá giàu nghèo mãnh liệt, Nhà nước mất quyềnlợi, không kiểm soát được hoạt động sản xuất kinh doanh của tư nhân.

Sơ đồ sau đây ví dụ cho hình thức quản lý nguồn tài nguyên rừng ở nông hộ:

Trên cơ sở phân tích sơ đồ trên chúng tôi nhận thấy hình thức quản lý tàinguyên rưng theo hình thức tư nhân có những ưu điểm cũng như hạn chế sau:

Mặt tích cực

- Phù hợp với chính sách giao đất giao rừng hiện hành nên dễ thực hiện

- Người dân có chủ quyền trên nguồn tài nguyên được giao nên có điều kiệnvay vốn ngân hàng để đầu tư, phát triển, chủ động kế thừa, chuyển nhượng

- Gắn được trách nhiệm với quyền lợi của người dân địa phương

- Phát huy được sự năng động của nông hộ trong việc quản lý phát triển tàinguyên

Mặt hạn chế:

- Phân chia đất rừng cụ thể về mặt pháp lý đến từng hộ có nguy cơ làm mấttruyền thống quản lý tài nguyên thiên nhiên dựa vào cộng đồng, dòng họ Đây làtập quán truyền thống quý báu của người dân bản địa, họ thường coi tài sản từthiên nhiên là của cả cộng đồng, mọi người đều có quyền hưởng

- Thời gian nhận đất nhận rừng khá dài (thường từ 20 - 50 năm) nên khi giađình tách hộ sẽ có nguy cơ phát sinh mâu thuẫn, xé lẻ rừng vốn diện tích đã nhỏ

Trang 12

- Có khả năng phát sinh mâu thuẫn giữa các hộ trong phân chia lợi ích, phânchia các loại rừng giàu nghèo, vị trí xa gần khác nhau Trong một buôn vẫn có

hộ không được nhận đất nhận rừng

- Khó thúc đẩy các phương thức hợp tác trong quản lý, phát triển rừng

- Trình độ các hộ khác nhau nên việc nhận thức và thực hiện việc quản lý pháttriển rừng sẽ không đồng đều

- Dễ mất rừng do một số hộ quá khó khăn hoặc vì tham lợi trước mắt mà sangnhượng rừng trái phép cho những người sản xuất nông nghiệp

2.2.3 Quản lý cộng đồng

Quản lý cộng đồng (thôn, bản, nhóm hộ, nhóm người cùng hưởng lợi) Mặc

dù cộng đồng không phải là một chủ thể kinh tế, nhưng đây là một loại hình tậpthể rất phù hợp với phong tục tập quán của người dân công đồng cũng là mộtchủ thể sở hữu tư liệu sản xuất Hình thức này cũng có mặt mạnh, mặt yếu của

Phân tích hình thức quản lý tài nguyên rừng cộng đồng để thấy rõ hơn những

ưu điểm và hạn chế của hình thức này trong quản lý rừng nói riêng và trongquản lý tài nguyên môi trường nói chung

Trên thực tế, không phải bất cứ khu rừng nào Nhà nước cũng quản lý được(những khu rừng nhỏ, phân tán, ít giá trị) và quản lý tư nhân cũng không thể phủhết những phần rừng còn lại Hiện tại, trong tổng số khoảng 10 triệu ha đất córừng của cả nước, đã giao được 6 triệu ha cho tổ chức kinh tế (lâm trường, đơn

vị kinh tế) và 2 triệu ha cho nông hộ (năm 1998), cùng với khoảng 1 triệu harừng đặc dụng; số rừng/đất rừng còn lại (khoảng 1 triệu ha) vẫn chưa có chủquản lý

Vậy thì, phần đất còn lại ai sẽ là người quản lý của những “khu rừng vô chủ”

đó ? Nên chăng cùng với giao rừng/đất rừng cho tư nhân hãy trao lại những khurừng chưa có chủ này cho các cộng đồng vốn trước kia đã là “chủ” của nó?

Trang 13

Trên thực tế, cho đến nay ở Việt Nam đã và đang chỉ tập trung tới hệ quản lýrừng nhà nước, hiện đang trong quá trình tư nhân hóa rừng và đất rừng, mà chưachú ý tới hệ quản lý rừng cộng đồng

Thực tế việc giao đất rừng cho cộng đồng địa phương quản lý có hiệu quả hơn

là giao đất rừng cho các cá nhân, vì nhiều sáng kiến quan trọng, đặc biệt là đểbảo vệ rừng, đòi hỏi hoạt động ngoài quy mô hộ gia đình Những giải pháp thíchhợp luôn gắn bó với văn hóa - xã hội địa phương, đánh giá cao và sử dụng kiếnthức bản địa về hệ sinh thái rừng của người dânkhuyến khích và trao quyền quản

lý và hưởng lợi tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt là tài nguyên rừng cộng đồng;tạo được những đòn bẩy thích đáng thúc đẩy sự tham gia lâu dài của người dânđịa phương (Messersmidt và nnk, 1996)

Xét về mặt lịch sử, ở Việt Nam, rừng cộng đồng đã tồn tại từ lâu đời, gắn liềnvới sự sinh tồn và tín ngưỡng của các cộng đồng dân cư sống dựa vào rừng.Hình thức này đã tạo nên các phương thức sử dụng tài nguyên lâu bền và gắnliền với vốn kiến thức bản địa về hệ sinh thái rừng của người dân địa phương.Quản lý rừng cộng đồng gắn liền với người dân địa phương miền núi Kiểu quản

lý này phổ biến và đã tồn tại trong một thời gian rất dài, khi mà tài nguyên rừngđang còn dồi dào và khi Nhà nước chưa đủ sức quản lý ở những vùng xa xôi Cóthể nêu lên những ví dụ điển hình của hệ quản lý rừng cộng đồng, như hệ turf,

hệ Chipko, ở Ấn Độ, hệ panchayat ở Nê Pan, hệ umunnu ở Nigeria, hệ sagia ởSudan,

Việc quản lý rừng bằng phương thức này thường gắn bó chặt chẽ với vốn kiếnthức bản địa cùng các yếu tố văn hoá địa phương và nhiều trong số đó có nhữngyếu tố có tính chất truyền thống Việc tìm hiểu, kế thừa một cách có chọn lọcthông qua tham khảo các hình thức quản lý rừng cộng đồng khác nhau là cầnthiết và có ý nghĩa thiết thực, nếu chúng ta muốn thực sự tiếp cận để tìm kiếmnhững giải pháp cho sự phát triển các thể chế cộng đồng trong quản lý tàinguyên địa phương

Trang 14

Hiện nay, tại nhiều địa phương có những khu rừng cộng đồng cổ truyền hiệnvẫn tồn tại và phát triển Như ở vùng đệm Pù Mát (Nghệ An) hiện vẫn có 6 khurừng cộng đồng của người Thái, Đan Lai (Trần Ngọc Lân và nnk, 1999)

Luật tục và quy ước là đỉnh cao của ý thức, trách nhiệm của cộng đồng bảnlàng Nó đảm bảo cho cuộc sống hiện tại của họ và sự bền vững của cuộc sốngcon cháu Quy ước quản lý tài nguyên (rừng, đất, nước) luôn gắn liền với nhữngquy ước của sản xuất (trồng trọt, chăn nuôi) thuộc mảng quy ước về nguồn sinhsống của cộng đồng Cùng với những luật pháp chung của nhà nước, quy ướcbản làng rất cần thiếtvà hữu ích đói với cộng đồng dân cư địa phương, Quy ướcmang tính cộng đồng cao, gắn liền lợi ích và trách nhiệm trong quản lý tàinguyên

Nội dung của quy ước thường là những vấn đề rất thiết thực trong quản lý tàinguyên Mỗi quy ước thường có 3 phần: quyền lợi, trách nhiệm, hình phạt Cùngvới sự biến động của tự nhiên và xã hội cộng đồng người Thái có những cáchứng xử phù hợp, vì vậy hàng năm quy ước được cộng đồng tham gia thảo luận,bàn bạc, bổ sung sửa đổi (nếu cần) Chính sự mềm dẻo đảm bảo tính thiết thựccủa quy ước bản làng

Sức mạnh của các quy ước còn phụ thuộc một phần tác động của hệ thốngluật pháp của nhà nước Hiệu lực của các quy ước đòi hỏi sự hỗ trợ của nhànước Hiệu lực của các quy ước đòi hỏi sự hỗ trợ tích cực của các cấp chínhquyền địa phương (như việc xử phạt đối vớinhững ngươì ngoài cộng đồng viphạm quy ước)

Cùng với luật pháp của nhà nước, luật tục và quy ước của bản làng về quản lýtài nguyên đã gióp phần vào việc phát triển kinh tế - xã hội nông thôn và bảo vệtài nguyên môi trường Thực tiễn một số nơi đã chỉ rõ quản lý rừng với sự thamgia của các cộng đồng địa phương sống gần rừng là mô hình quản lý rừng cótính khả thi về kinh tế - xã hội, phù hợp với tập quán sản xuất truyền thống củanhiều dân tộc ở Việt Nam

Ngày đăng: 26/04/2013, 07:55

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Sơ đồ sau đây ví dụ cho hình thức quản lý nguồn tài nguyên rừng ở nông hộ: - Những hình thức cơ bản trong quản lý tài nguyên môi trường ở Việt Nam
Sơ đồ sau đây ví dụ cho hình thức quản lý nguồn tài nguyên rừng ở nông hộ: (Trang 11)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w