Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 14 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
14
Dung lượng
119 KB
Nội dung
PHẦN 1 MỞ ĐẦU
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Báo cáo tổng quanmôitrường toàn cầu năm 2000 của chương trình môitrường Liên
Hợp Quốc (UNEP) viết tắt là “GEO - 2000” là báo cáo đánh giá tổng hợp về môitrường
toàn cầu khi bước sang một thiên niên kỷ mới. GEO – 2000 tổng kết những gì chúng ta đã
đạt được với tư cách là những người sử dụng và giữ gìn các hàng hóa, dịch vụ môitrường
mà hành tinh cung cấp. Báo cáo đã phân tích hai xu hướng bao trùm khi loài người bước
vào thiên niên kỷ thứ ba.
Thứ nhất: Các hệ sinh thái và sinh thái nhân văn toàn cầu bị đe dọa bởi sự mất cân bằng sâu
sắc trong năng suất và trong phân bố hàng hóa, dịch vụ. Một tỉ lệ đáng kể nhân loại hiện nay
vẫn đang sống trong sự nghèo khó và xu hướng được dự báo là sự khác biệt sẽ ngày càng tăng
giữa những người thu được lợi ích từ sự phát triển kinh tế, công nghệ và những người không
hoặc thu lợi ít theo hai thái cực: sự phồn thịnh và sự cùng cực đang đe dọa sự ổn định của toàn
bộ hệ thống nhân văn và cùng với nó là môitrường toàn cầu.
Thứ hai: Thế giới hiện đang ngày càng biến đổi, trong đó sự phối hợp quảnlýmôitrườngở
quy mô quốc tế luôn bị tụt hậu so với sự phát triển kinh tế - xã hội. Những thành quả về môi
trường thu được nhờ công nghệ và những chính sách mới đang không theo kịp nhịp độ và quy
mô gia tăng dân số và phát triển kinh tế. Mỗi một phần trên bề mặt trái đất được thiên nhiên
ban tặng cho các thuộc tính môitrường của riêng mình, mặt khác, lại cũng phải đương đầu với
hàng loạt các vấn đề mang tính toàn cầu đã và đang nổi lên. Những thách thức đó là:
- Khí hậu toàn cầu biến đổi và tần suất thiên tai gia tăng.
- Sự suy giảm tầng Ozôn (O
3
)
- Tài nguyên rừng bị suy thoái
- Ô nhiễm môitrường đang diễn ra ở quy mô rộng.
- Sự bùng nổ dân số.
- Sự suy giảm tính đa dạng sinh học trên trái đất.
Hiện nay, thế giới mà chúng ta sống đang phải đương đầu với rất nhiều thử thách. Xét
trên các yếu tố của thế giới tự nhiên như nước, rừng, không khí, đất trồng, đại dương và
động vật thì hơn 6 tỷ người tiêu dùng đang làm cạn kiệt “máu của hành tinh”, làm mờ
“những lá phổi của trái đất”, làm cho “bầu trời đen, khí hậu xấu đi”, làm đất trồng “xơ
xác”, làm “ô nhiễm trái tim của trái đất” và hủy diệt các loài động vật của hành tinh.
Những thách thức trên đang gióng lên hồi chuông cảnh tỉnh đối với con người. Đòi hỏi con
người phải trả lời được câu hỏi: Vì sao phải quảnlýmôi trường? Phải quảnlýmôitrường như
thế nào? Xét theo tiềm năng và vốn tri thức khổng lồ hiện có của loài người thì chúng ta hoàn
toàn có thể tìm ra được những phương sách thích hợp để giải quyết những vấn đề trên.
Môi trườngViệt Nam: Đợi nhà cháy mới dập lửa
03/05/2008 06:19 (GMT + 7)
Cũng giống như một người xây nhà, ngay từ trước khi xây dựng, anh đã phải nghĩ đến
chuyện làm thế nào để nó không bị cháy. Chúng ta không thể ngồi đợi nhà cháy rồi mang nước
đến dập lửa. MôitrườngViệtNam đã đạt ngưỡng tới hạn.
>> "Lạm phát" khu công nghiệp có tính đến hậu quả môi trường?
Bà Nguyễn Ngọc Lý, trưởng phòng Phát triển bền vững của Chương trình Phát triển Liên
hợp quốc UNDP chia sẻ góc nhìn về vấn đềmôitrườngViệtNam hiện nay.
Môi trườngViệtNam đạt "ngưỡng tới hạn
- Vấn đềô nhiễm môitrường của ViệtNam đã "nóng" đến mức nào khi mà vài năm
trở lại đây, nhiều làng ung thư xuất hiện, tình trạng ô nhiễm nước, khói bụi ở các thành
phố lớn đã đến mức báo động?
Xếp hạng thứ 5 khu vực châu Á - Thái Bình về mức độ ô nhiễm khói bụi ở thành phố
đông dân, nồng độ khí thải tăng cao và nhanh, hiện tượng nhiều dòng sông cục bộ chết,
việc xuất hiện các làng ung thư là những điểm nóng, cung cấp những bức tranh nhỏ lẻ,
khiến người dân bức xúc về thực trạng môitrườngViệtNam hiện nay.
Từ những bức tranh nhỏ lẻ đó, có thể thấy rõ, môitrườngViệtNam đã đến mức báo động,
đạt "ngưỡng tới hạn". Tuy nhiên, đó chỉ là bề nổi của tảng băng môi trường. Nếu không có thảo
luận, đề ra giải pháp, vấn đề sẽ trở nên rất khó khăn.
Môi trường trên diện tích hơn 300 nghìn km2 của ViệtNam như con thuyền có mức tải nhất
định, nếu quá tải, con thuyền sẽ chìm.
Hệ thống sinh thái đang phải tải một nền kinh tế tăng trưởng nhanh, với sự phát triển dân
sinh nhanh. Một lúc nào đó, con thuyền sẽ quá tải. Đến lúc đó, khả năng cứu vãn khó khăn hơn
rất nhiều.
- Nguyên nhân chính của tình trạng này là gì?
Những nền kinh tế tăng trưởng cao trong thời gian ngắn đều bộc lộ những bức xúc về mặt
môi trường. Theo nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới, với ngưỡng GDP thấp, khi tăng trưởng
gấp 2 lần, một số ô nhiễm do các ngành công nghiệp thải ra tăng gấp 3 lần.
Ở Việt Nam, vấn đềmôitrường đã tồn tại từ rất lâu, và gặm nhấm từng bước. Tuy nhiên, 30
năm trước, vấn đềmôitrường không đặt ra nhờ khả năng hấp thụ tự nhiên của môi trường.
Có thể hình dung sự phát triển kinh tế, xã hội, dân sinh là một hộp đen trong diện tích tự
nhiên hơn 300 nghìn km2. Môitrường cung cấp đầu vào của nền kinh tế và cũng chính môi
trường nhận chất thải ra. Hộp đen kinh tế, xã hội ViệtNam ngày càng phình to ( trong 10 năm
kinh tế phình ra gấp 2 lần, và trong 50 năm dân số phình ra gấp 3 lần). Trên một diện tích bất
biến, thậm chí, có nguy cơ thu hẹp do mực nước biển dâng cao, hộp đen ngày càng lớn, quy
trình tự nhiên hấp thụ chất thải ngày càng thu hẹp. Điều này khiến cho thực trạng môitrường
Việt Nam trở nên nóng tới mức báo động, đạt ngưỡng.
Giải quyết vấn đềmôitrường không thể như chữa cháy, cần phải tính trước làm sao để
không cháy. Chúng ta không thể ngồi đợi nhà cháy rồi mới mang nước ra dập lửa.
Hiện nay, ViệtNammới chỉ đưa ra một số liệu pháp chữa cháy mỗi khi có điểm nóng bùng
lên. Trong khi đó, bản thân vấn đềmôitrường không thể giải quyết bằng cách chữa cháy. Việc
này đòi những giải pháp mang tính lâu dài, có độ chính xác kỹ thuật, sự cân nhắc kỹ lưỡng
chính sách kinh tế tài chính và điều vô cùng quantrọng là một bộ luật nghiêm khắc, kỹ lưỡng,
thấu đáo làm sao tất cả mọi người, mọi ngành có thể thực hiện được.
Từ những vấn đề đặt ra như trên, nhóm tác giả chúng tôi xin đề cập đến vấn đề: “Những
hình thứccơbảntrong quản lýmôitrườngởViệt Nam”. Trong quá trình thực hiện đề tài, mặc
dù đã có nhiều cố gắng song không thể tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong sự đóng góp ý
kiến của quý thầy cô giáo và các bạn.
3. Khái niệm hìnhthứcquảnlýmôi trường
Là các phương sách trongquảnlýmôitrường nhằm đem lại những lợi ích to lớn cho con
người, tạo điều kiện cho sự phát triển bền vững của mỗi quốc gia.
Theo Arnstein (1969), các hìnhthứcquảnlý khác nhau nằmtrong hai hìnhthứccơbản là
quản lý hành chính nhà nước và quảnlý cộng đồng. Ngoài ra đồng quảnlý hay quảnlý nguồn
lợi dựa vào cộng đồng (QLNLDVCĐ) là hìnhthứcquảnlý trung gian giữa hai hìnhthức trên.
QLNLDVCĐ là một hìnhthức hợp tác giữa cộng đồng và nhà chức trách trong việc chia sẻ
quyền và trách nhiệm trongquảnlý và lợi ích (Pomerroy, 1995). Cả hai hìnhthứcquảnlý và
quản lý cộng đồng thuần tuý đều có lợi ích và hạn chế riêng, đôi khi không thể dung hoà hay
đánh đổi được. Vì thế, cần một hìnhthứcquảnlý kết hợp hài hòa các lợi ích, sự phối hợp và
khả năng của cộng đồng cũng như các kỹ năng về khoa học kỹ thuật, công nghệ và quảnlý của
các tổ chức nhà nước. Đó là hìnhthứcquảnlý dựa vào cộng đồng. Hiệu quả quảnlý sẽ được
nâng cao khi có sự tham gia của người sử dụng nguồn lợi và các bên liên quantrong việc quản
lý (Pomeroy, 2000 và VEEM, 2002).
1. Quản lý nhà nước
Quản lý nhà nước là quảnlýmôitrường thông qua các công cụ luật pháp, chính sách về môi
trường trên phương diện quốc tế và quốc gia. Luật quốc tế về môitrường là tổng thể các
nguyên tắc, quy phạm quốc tế điều chỉnh mốiquan hệ giữa các quốc gia, giữa quốc gia và các
tổ chức quốc tế trong việc ngăn chặn, loại trừ thiệt hại gây ra cho môitrường của từng quốc gia
và môitrường ngoài phạm vi tàn phá quốc gia. Các văn bản luật quốc tế về môitrường được
hình thành một cách chính thức từ thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX, giữa các quốc gia châu Âu,
châu Mỹ, châu Phi. Từ hội nghị quốc tế về "Môi trường con người" tổ chức năm 1972 tại Thuỵ
Điển và sau Hội nghị thượng đỉnh Rio - 92 có rất nhiều văn bản về luật quốc tế được soạn thảo
và ký kết. Cho đến nay đã có hàng nghìn các văn bản luật quốc tế về môi trường, trong đó
nhiều văn bản đã được chính phủ ViệtNam tham gia ký kết.
Trong phạm vi quốc gia, vấn đềmôitrường được đề cập trong nhiều bộ luật, trong đó Luật
Bảo vệ Môitrường được quốc hội nước ViệtNam thông qua ngày 27/12/1993 là văn bảnquan
trọng nhất. Chính phủ đã ban hành Nghị định 175/CP ngày 18/10/1994 về hướng dẫn thi hành
Luật Bảo vệ Môitrường và Nghị định 26/CP ngày 26/4/1996 về Xử phạt vi phạm hành chính
về bảo vệ môi trường. Bộ Luật hình sự, hàng loạt các thông tư, quy định, quyết định của các
ngành chức năng về thực hiện luật môitrường đã được ban hành. Một số tiêu chuẩn môitrường
chủ yếu được soạn thảo và thông qua. Nhiều khía cạnh bảo vệ môitrường được đề cập trong
các văn bản khác như Luật Khoáng sản, Luật Dầu khí, Luật Hàng hải, Luật Lao động, Luật Đất
đai, Luật Phát triển và Bảo vệ rừng, Luật Bảo vệ sức khoẻ của nhân dân, Pháp lệnh về đê điều,
Pháp lệnh về việc bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản, Pháp luật bảo vệ các công trình giao thông. Các
văn bản trên cùng với các văn bản về luật quốc tế được nhà nước ViệtNam phê duyệt là cơ sở
quan trọngđểthực hiện công tác quảnlý nhà nước về bảo vệ môi trường.
Ngày 15 tháng 11 năm 2004, Bộ Chính trị (khóa IX) đã ban hành Nghị quyết số 41-NQ/TW
“Về bảo vệ môitrườngtrong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”. Sau
hơn 4 năm triển khai thực hiện Nghị quyết, công tác bảo vệ môitrường đã đạt được một số kết
quả nhất định. Luật Bảo vệ môitrường (năm 2005) và Luật Đa dạng sinh học (năm 2008) đã
được Quốc hội thông qua, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về môitrường tiếp tục được
bổ sung, hoàn thiện và bước đầu đáp ứng được nhu cầu thực tiễn. Nhận thức, ý thức về công
tác bảo vệ môitrườngtrong các cấp uỷ đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, đoàn thể, của các
tầng lớp nhân dân được nâng lên một bước. Lần đầu tiên nhóm chỉ tiêu về môitrường đã được
xây dựng đưa vào các chỉ tiêu định hướng phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2006 - 2010 và hình
thành mục chi ngân sách cho sự nghiệp môitrường với mức chi hàng năm không dưới 1% tổng
chi ngân sách nhà nước. Hệ thống các cơquanquảnlýmôitrường từ Trung ương đến cơ sở
được tăng cường, lực lượng cảnh sát môitrường đã được thành lập và đi vào hoạt động. Những
vấn đề bức xúc và các điểm nóng về môitrường đang từng bước được giải quyết.
Tuy nhiên, việc thực hiện các quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp Nghị quyết số 41-
NQ/TW đã đề ra còn nhiều thiếu sót, công tác bảo vệ môitrường còn nhiều hạn chế, yếu kém.
Chẳng hạn việc thực hiện các chương trình, chính sách nhà nước trongquảnlý sử dụng tài
nguyên còn tồn tại nhiều vấn đề như:
Chương trình 327 tiến hành tại 3 huyện thuộc lưu vực Sông Cả là Kỳ Sơn, Tương
Dương ở Nghệ An và Con Cuông - một ví dụ về quảnlý tài nguyên theo hìnhthức nhà nước.
Các quyết định quantrọng về hưởng dụng tài nguyên và luật lệ trongquảnlý tài nguyên đều do
chính quyền trung ương quyết định. Các chính quyền địa phương chủ yếu chỉ được trao quyền
tổ chức triển khai thực hiện các chương trình, chính sách của nhà nước trên địa bàn của địa
phương mình mà không được quyền ra quyết định trong việc sử dụng tài nguyên. Từ đó tạo ra
sự lệ thuộc về tài chính từ chính quyền cấp dưới vào chính quyền cấp trên, từ chính quyền địa
phường quyền trung ương bởi vì nguồn kinh phí cho việc quảnlý bảo vệ rừng, xây dựng vốn
rừng và việc thực hiện các chương trình dự án của chính phủ ở các địa phương đều trông chờ
vào sự phân bổ kế hoạch và kinh phí hàng năm của nhà nước cho các địa phương. Nguồn kinh
phí này thường rất khiêm tốn, không thể đáp ứng nhu cầu cần thiết của các địa phương.
Chính quyền địa phương cấp cơ sở khi được trao quyền mà không có khả năng về tài chính
thì khó có thể có khả năng ra quyết định. Trên thực tế, chính quyền địa phương cấp cơ sở (xã
và thôn bản) hoạt động dựa vào sự đóng góp của các thành viên cộng đồng, kể cả trợ cấp cho
cán bộ thôn bản, và hầu như không có khả năng tạo nguồn kinh phí nên khó có khả năng ra các
quyết định độc lập.
Người dân được giao đất lâm nghiệp nhưng vì chính sách hưởng lợi không rõ ràng và thù
lao ít ỏi đã không thu hút được sự đầu tư trồng và bảo vệ rừng một cách có hiệu quả.
Sự hưởng lợi đối với các cán bộ các cấp các ngành tham gia triển khai thực hiện các chính
sách, chương trình, dự án không có, nếu có thì không đáng kể, vì vậy chưa tạo ra động lực thúc
đẩy họ làm tốt công việc được giao. Đây cũng là một trongnhững nguyên nhân dẫn đến tình
trạng thiếu trách nhiệm trong khi thực hiện các chương trình dự án như các dự án thuộc
Chương trình 327, Giao đất giao rừng, Xoá đói giảm nghèo ở một số địa phương.
Kết quả thực hiện các chính sách và chương trình dự án tại các địa phương phụ thuộc một
phần vào tinh thần trách nhiệm của các cơquan và cán bộ được trao quyền. Sự buông lỏng
quản lý, thiếu sự kiểm tra giám sát cần thiết của các cấp có thẩm quyền là tình trạng chung giải
thích cho kết quả nghèo nàn của một số chương trình, dự án thực hiện trên địa bàn nghiên cứu.
Đó cũng là nguyên nhân thất bại của một số dự án thuộc chương trình 327 thực hiện ở một số
xã trên địa bàn 2 huyện Con Cuông và Tương Dương. Việc cấp phát cây giống không dựa vào
nhu cầu của người dân, cây giống kém chất lượng, không đúng thời vụ gieo trồng, không
hướng dẫn kỹ thuật cần thiết trước khi trồng là nguyên nhân tất yếu dẫn đến tình trạng tỉ lệ cây
sống thấp, bị chặt bỏ vì chất lượng kém, không được trồng vì không có nhu cầu.
Có thể thấy rõ cách tiếp cận áp đặt từ trên xuống của các dự án thuộc CT 327. Đánh giá về
sự tham gia vào các dự án 327, phần lớn cán bộ và dân địa phương đều cho rằng họ không có
cơ hội được tham gia góp ý kiến mà mọi quyết định đều áp đặt từ trên xuống. Hơn nữa việc hỗ
trợ cây giống và vật tư của các dự án này mang tính chất “ban phát” cho người dân hơn là giúp
họ phát triển các hoạt động sản xuất một cách có hiệu quả và lâu bền. Sự ban phát này cùng với
việc cung cấp thông tin không đầy đủ cho người dân về dự án đã làm cho người hưởng lợi từ
dự án coi nhẹ sự hỗ trợ của nhà nước dẫn đến tình trạng lãng phí cây giống và chăn thả gia súc
bừa bãi gây thiệt hại lớn cho việc trồng và bảo vệ rừng.
" Chương trình 327, dân chúng tôi chẳng được gì. Họ đưa cây xuống và trừ vào tiền khoanh
nuôi bảo vệ. Chúng tôi lại không biết chuyện này từ trước, chúng tôi không được tập huấn. Dân
được nhận trồng cây để lấy tiền, nhưng không đuợc tập huấn, cây nhận về kém lại không đúng
thời vụ nên tỷ lệ sống thấp nên Lâm trường không thanh toán cho đồng nào!" (Phụ nữ bản
Quang Yên xã Tam Đình huyện Tương Dương).
Qua tìm hiểu về hìnhthứcquảnlý Nhà nước, chúng tôi rút ra một số ưu và nhược điểm sau:
* Ưu điểm
Quản lýmôitrường trên phạm vi vĩ mô.
Đánh giá được hiệu quả một cách tổng hợp.
Định hướng được mục tiêu, chương trình hành động.
Đảm bảo tính thống nhất giữa các tổ chức, cá nhân, giữa các ban ngành chức năng và giữa
các địa phương.
* Nhược điểm:
Việc quảnlý nhà nước chủ yếu dựa trên công cụ luật pháp, các chế tài vì thế việc thực hiện
tỏ ra cứng nhắc, chưa đồng bộ và phù hợp với nhu cầu của cộng đồng và quốc gia.
Nhiều tổ chức, cá nhân khi vi phạm nhưng không nhận trách nhiệm. Tuy vậy, nhà nước vẫn
chưa có biện pháp xử lý hiệu quả, để lại những hậu quả nặng nề cho môi trường.
Các hìnhthức xử lý vi phạm còn mang tính chiếu lệ, chưa đủ sức răn đe, ngăn ngừa.
Việc quảnlýmôitrường chưa thực sự mang lại hiệu quả đối với chất lượng cuộc sống của
người dân do đó trong quá trình thực hiện gặp nhiều khó khăn, trở ngại như người dân tiếp tay,
bảo vệ cho lâm tặc, …
Nhận thức về bảo vệ môitrường và phát triển bền vững của nhiều cấp ủy, lãnh đạo các cấp,
các ngành, doanh nghiệp và nhân dân chưa đầy đủ; ý thức bảo vệ môitrường nhìn chung còn
thấp.
Việc hoàn thiện cơ chế, chính sách và hệ thống tổ chức quảnlý nhà nước về bảo vệ môi
trường còn chậm, chưa đồng bộ. Đội ngũ cán bộ quảnlýmôitrường còn thiếu về số lượng, hạn
chế về năng lực và trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. Trình độ khoa học - công nghệ bảo vệ môi
trường, xử lý, giải quyết ô nhiễm môitrường còn thấp.
Nguồn vốn đầu tư và chi thường xuyên cho bảo vệ môitrường chưa đáp ứng được yêu cầu.
Nhiều địa phương còn sử dụng kinh phí sự nghiệp môitrường cho các mục đích khác hoặc sử
dụng không hiệu quả. Trang thiết bị phục vụ công tác bảo vệ môi trường còn thiếu và lạc hậu.
Nhiều nơi trong chỉ đạo, điều hành chỉ quan tâm tới các chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế, coi nhẹ
các yêu cầu bảo vệ môi trường; có biểu hiện buông lỏng công tác quảnlý nhà nước, thiếu kiên
quyết trong việc xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường; chưa giải quyết dứt điểm các
điểm nóng, bức xúc về ô nhiễm môi trường.
Tình trạng vi phạm pháp luật về bảo vệ môitrường diễn ra khá phổ biến. Nhiều vi phạm có
tổ chức, tinh vi, một số hành vi có dấu hiệu tội phạm. Ô nhiễm môitrường tiếp tục gia tăng với
tính chất và mức độ ngày càng nghiêm trọng, gây thiệt hại lớn về kinh tế và ảnh hưởng xấu đến
sức khỏe, đời sống của nhân dân.
2. Quảnlý tư nhân
Quản lý tư nhân (cá nhân, hộ gia đình) là hìnhthứcquảnlý thấp nhất về quy mô. Trong đó,
mỗi cá thể là một chủ thể được giao trách nhiệm quảnlý chất lượng môitrườngở một khu vực
trong một lĩnh vực nào đó. Ví dụ như: Quảnlý đất, quảnlý rừng, quảnlý nguồn lợi thủy sản,…
Nhà nước khẳng định quyền quảnlý về rừng và đất rừng tập trung vào nhà nước, nhưng lại
không đủ lực đểthực hiện quyền này. Nhà nước giao cho chính quyền địa phương chi phối,
nhưng quyền lực của địa phương thì có hạn (Bruce, 1989).
Việc tối đa hoá hệ quảnlý rừng nhà nước đã dẫn đến tình trạng tài nguyên rừng bị suy thoái.
Như sự mất và suy thoái rừng nhiệt đới ở 75 nước đang phát triển (năm 1980 có 11,3 triệu ha
rừng bị mất, năm 1990 mất tới 15,4 triệu ha); đặc biệt khu vực Đông Nam á có tỷ lệ mất rừng
cao nhất là 1,6% năm (tỷ lệ chung của thế giới là 0,8%) (Phạm Hoài Đức, 1997). Sự suy thoái
rừng ở các nước đang phát triển đã phản ánh việc quảnlý không có hiệu quả của hệ quảnlý
rừng nhà nước. Nguyên nhân là do chưa đủ lực, trang bị về kỹ thuật, thiếu kinh nghiệm, dân số
tăng nhanh, thiếu điều kiện, Thất bại đó là một trongnhững bài học quantrọng nhất về
phát triển trong nửa thế kỷ qua ở các nước đang phát triển (Bromlay và Cernea, 1989).
Từ sự không thành công của quảnlý rừng nhà nước đã dẫn đến người ta hy vọng rằng việc trao
quyền quảnlý rừng cho tư nhân là một giải pháp tốt đểcó thể bảo vệ và phát triển rừng. Quản
lý tư nhân là một loại hìnhquảnlý rừng và đất rừng có hiệu quả, vì chủ thể được xác định rõ
ràng, họ biết chắc chắn sẽ được hưởng lợi những gì trên mảnh rừng đó. Thực tiễn phát triển của
các trang trại trên thế giới trongnhữngnăm qua đã minh chứng rõ ràng nhất cho loại hìnhquản
lý này. Trang trại phát triển cả về số lượng lẫn chất lượng, theo hướng mở rộng diện tích, sản
xuất hàng hoá, tạo việc làm và tăng thu nhập cho người dân.
Nhưng nếu quá nhấn mạnh đến hìnhthứcquảnlý tư nhân lại dẫn đến những hậu quả xã hội
khác. Như ở Philippin người ta chỉ coi trọngquảnlý rừng tư nhân và đã gây nên hậu quả xã
hội: phân hoá giàu nghèo mãnh liệt, Nhà nước mất quyền lợi, không kiểm soát được hoạt động
sản xuất kinh doanh về rừng của tư nhân.
Sơ đồ sau đây ví dụ cho hìnhthứcquảnlý nguồn tài nguyên rừng ở nông hộ:
Trên cơ sở phân tích sơ đồ trên chúng tôi nhận thấy hìnhthức này cónhững ưu điểm cũng
như hạn chế sau:
* Ưu điểm:
- Phù hợp với chính sách hiện hành nên dễthực hiện.
- Người nhận đất nhận rừng có chủ quyền trên mảnh đất của mình (có sổ đỏ) nên có điều
kiện vay vốn ngân hàng để đầu tư, phát triển, chủ động kế thừa, chuyển nhượng.
- Gắn được trách nhiệm với quyền lợi của người được nhận đất, nhận rừng.
- Phát huy được sự năng động của nông hộ trong việc quảnlý phát triển rừng.
* Nhược điểm:
- Phân chia đất rừng cụ thể về mặt pháp lý đến từng hộ có nguy cơ làm mất truyền thống
quản lý tài nguyên thiên nhiên dựa vào cộng đồng, dòng họ. Đây là tập quán truyền thống quý
báu của người dân bản địa, họ thường coi tài sản từ thiên nhiên là của cả cộng đồng, mọi người
đều có quyền hưởng.
- Thời gian nhận đất nhận rừng khá dài (thường từ 20 - 50 năm) nên khi gia đình tách hộ sẽ
có nguy cơ phát sinh mâu thuẫn, xé lẻ rừng vốn diện tích đã nhỏ bé.
- Có khả năng phát sinh mâu thuẫn giữa các hộ trong phân chia lợi ích, phân chia các loại
rừng giàu nghèo, vị trí xa gần khác nhau. Trong một buôn vẫn có hộ không được nhận đất
nhận rừng.
- Khó thúc đẩy các phương thức hợp tác trongquản lý, phát triển rừng.
- Trình độ các hộ khác nhau nên việc nhận thức và thực hiện việc quảnlý phát triển rừng sẽ
không đồng đều.
- Dễ mất rừng do một số hộ quá khó khăn hoặc vì tham lợi trước mắt mà sang nhượng rừng
trái phép cho những người sản xuất nông nghiệp.
3. Quảnlý cộng đồng
Quản lý cộng đồng (thôn, bản, nhóm hộ, nhóm người cùng hưởng lợi). Mặc dù cộng đồng
không phải là một chủ thể kinh tế, nhưng đây là một loại hình tập thể rất phù hợp với phong tục
tập quán của người dân. công đồng cũng là một chủ thể sở hữu tư liệu sản xuất. Hìnhthức này
cũng có mặt mạnh, mặt yếu của nó. Đối với đồng bào dân tộc Tây Nguyên, buôn làng có lịch
sử phát triển và tồn tại khá bền vững. Họ đã từng gắn bó với nhau trong sản xuất, đời sống,
chống chọi với thiên nhiên và các thế lực thù địch khác để tồn tại và phát triển.
Trước đây, khi còn tập quán du canh du cư, họ thường di chuyển cả buôn làng, cùng nhau
khai khẩn đất đai, chia sẻ kinh nghiệm. Buôn làng của đồng bào dân tộc Tây Nguyên có đặc
trưng:
-Tồn tại khá bền vững.
-Đoàn kết trong cộng đồng cao.
-Cùng có trách nhiệm và chia sẽ những thành công cũng như rủi ro.
-Vai trò của già làng hết sức quantrọngtrongmọi hoạt động, đời sống cộng đồng.
Quản lý rừng cộng đồng không phải là hìnhthứcquảnlýmới ra đời, mà nó vốn là loại hình
quản lýcổ truyền của người dân địa phương, cùng quảnlý và cùng hưởng thụ. Hìnhthức này
đã tạo nên các phương thức sử dụng tài nguyên lâu bền và gắn liền với vốn kiến thứcbản địa về
hệ sinh thái rừng của người dân địa phương. Quảnlý rừng cộng đồng gắn liền với người dân
địa phương miền núi. Kiểu quảnlý này phổ biến và đã tồn tại trong một thời gian rất dài, khi
mà tài nguyên rừng đang còn dồi dào và khi Nhà nước chưa đủ sức quảnlýởnhững vùng xa
xôi. Có thể nêu lên những ví dụ điển hình của hệ quảnlý rừng cộng đồng, như hệ turf , hệ
Chipko, ở ấn Độ, hệ panchayat ở Nê Pan, hệ umunnu ở Nigeria, hệ sagia ở Sudan,
Hiện nay, tại nhiều địa phương cónhững khu rừng cộng đồng cổ truyền hiện vẫn tồn tại và
phát triển.
Như ở vùng đệm Pù Mát (Nghệ An) hiện vẫn có 6 khu rừng cộng đồng của người Thái, Đan
Lai (Trần Ngọc Lân và nnk, 1999).
Sự tồn tại của một số khu rừng cộng đồng cho thấy bản thân hìnhthứcquảnlý rừng cộng
đồng cónhững ưu điểm nhất định. Vậy thì tại sao chúng ta không nghĩ đến việc tạo điều kiện
để hìnhthứcquảnlý rừng cộng đồng cùng tồn tại với hai hìnhthứcquảnlý rừng nhà nước và
rừng tư nhân?
Trên thực tế, không phải bất cứ khu rừng nào Nhà nước cũng quảnlý được (những khu rừng
nhỏ, phân tán, ít giá trị) và quảnlý tư nhân cũng không thể phủ hết những phần rừng còn lại.
Hiện tại, trong tổng số khoảng 10 triệu ha đất có rừng của cả nước, đã giao được 6 triệu ha cho
tổ chức kinh tế (lâm trường, đơn vị kinh tế) và 2 triệu ha cho nông hộ (năm 1998), cùng với
khoảng 1 triệu ha rừng đặc dụng; số rừng/đất rừng còn lại (khoảng 1 triệu ha) vẫn chưa có chủ
quản lý.
Vậy thì, phần đất còn lại ai sẽ là người quảnlý của những “khu rừng vô chủ” đó ? Nên
chăng cùng với giao rừng/đất rừng cho tư nhân hãy trao lại những khu rừng chưa có chủ này
cho các cộng đồng vốn trước kia đã là “chủ” của nó?
Trên thực tế, cho đến nay ởViệtNam đã và đang chỉ tập trung tới hệ quảnlý rừng nhà nước,
hiện đang trong quá trình tư nhân hóa rừng và đất rừng, mà chưa chú ý tới hệ quảnlý rừng
cộng đồng. Nghiên cứu ở 5 tỉnh vùng núi phía Bắc (Vĩnh Phú, Yên Bái, Lào Cai, Tuyên
Quang, Hà Giang), nhóm nghiên cứu của CRES/EWC "đã không tìm thấy ví dụ nào cụ thể
(hoặc tài liệu tham khảo) về các hợp đồng giao đất, giao rừng cho các cộng đồng địa phương
(hay các tổ chức xã hội)" (Donovan và nnk, 1997).
việc giao đất rừng cho cộng đồng địa phương quảnlýcó hiệu quả hơn là giao đất rừng cho
các cá nhân, vì nhiều sáng kiến quan trọng, đặc biệt là để bảo vệ rừng, đòi hỏi hoạt động ngoài
quy mô hộ gia đình.
Những giải pháp thích hợp luôn gắn bó với văn hóa - xã hội địa phương, đánh giá cao
và sử dụng kiến thứcbản địa về hệ sinh thái rừng của người dânkhuyến khích và trao quyền
quản lý và hưởng lợi tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt là tài nguyên rừng cộng đồng; tạo được
những đòn bẩy thích đáng thúc đẩy sự tham gia lâu dài của người dân địa phương (Messersmidt
và nnk, 1996).
Việc quảnlý rừng bằng phương thức này thường gắn bó chặt chẽ với vốn kiến thứcbản địa
cùng các yếu tố văn hoá địa phương và nhiều trong số đó cónhững yếu tố có tính chất truyền
thống. Việc tìm hiểu, kế thừa một cách có chọn lọc thông qua tham khảo các hìnhthứcquảnlý
rừng cộng đồng khác nhau là cần thiết và có ý nghĩa thiết thực, nếu chúng ta muốn thực sự tiếp
cận để tìm kiếm những giải pháp cho sự phát triển các thể chế cộng đồng trongquảnlý tài
nguyên địa phương
Qua nghiên cứu cho thấy rằng người Thái ở lưu vực sông Cả cónhững luật tục quảnlý và sử
dụng tài nguyên rừng, đất và nước. Trong xã hội truyền thống (trước 1960) là những luật tục
bất thành văn.
Luật tục và quy ước về quảnlý tàI nguyên của các bản người Thái liên quan tới 5 yếu tố
sau:
- Nguồn tài nguyên nơi định cư
- Thời gian định cư
- Mật độ dân cư
- Sự xâm nhập của người từ bên ngoài
- Mức độ giao lưu kinh tế - văn hoá
Luật tục và quy ước là đỉnh cao của ý thức, trách nhiệm của cộng đồng bản làng. Nó đảm
bảo cho cuộc sống hiện tạI của họ và sự bền vững của cuộc sống con cháu. Quy ước quảnlý tàI
nguyên (rừng, đất, nước) luôn gắn liền với những quy ước của sản xuất (trồng trọt, chăn nuôi)
thuộc mảng quy ước về nguồn sinh sống của cộng đồng. Cùng với những luật pháp chung của
nhà nước, quy ước bản làng rất cần thiếtvà hữu ích đói với cộng đồng dân cư địa phương, Quy
ước mang tính cộng đồng cao, gắn liền lợi ích và trách nhiệm trongquảnlý tài nguyên.
Nội dung của quy ước thường là những vấn đề rất thiết thựctrongquảnlý tàI nguyên. mỗi
quy ước thường có 3 phần: quyền lợi, trách nhiệm, hình phạt. Cùng với sự biến động của tự
nhiên và xã hội cộng đồng người Thái cónhững cách ứng xử phù hợp, vì vậy hàng năm quy
ước được cộng đồng tham gia thảo luận, bàn bạc, bổ sung sửa đổi (nếu cần). Chính sự mềm dẻo
đảm bảo tính thiết thực của quy ước bản làng.
Sức mạnh của các quy ước còn phụ thuộc một phần tác động của hệ thống luật pháp của
nhà nước. Hiệu lực của các quy ước đòi hỏi sự hỗ trợ của nhà nước. Hiệu lực của các quy ước
đòi hỏi sự hỗ trợ tích cực của các cấp chính quyền địa phương (như việc xử phạt đối vớinhững
ngươì ngoài cộng đồng vi phạm quy ước).
Cùng với luật pháp của nhà nước, luật tục và quy ước của bản làng về quảnlý tàI nguyên đã
gióp phần vào việc phát triển kinh tế - xã hội nông thôn và bảo vệ tàI nguyên môi trường.
[...]... sản phẩm ngoài gỗ, nhất là những sản phẩm nhỏ lẻ như mật ong, nấm, thú rừng, song mây khó đảm bảo sự đồng đều, từ đó dễ phát sinh mâu thuẫn ngay trong cộng đồng -Dễ tạo ra hìnhthức “cai đầu dài” trong quảnlý bảo vệ rừng, nếu như không hướng dẫn, uốn nắn Ban lâm nghiệp xã (hoặc buôn) 4 Quảnlý dựa vào cộng đồng Để giúp cộng đồng dân cư cócơ sở pháp lýtrong việc quảnlý tài nguyên rừng, Bộ Nông... trưởngbản tham gia vào banquảnlý dự án Hệ thống khuyến nông viên thôn bản cũng được hình thành để giúp bà con tham gia dự án thực hiện tốt các mô hình sản xuất mà họ được lựa chọn Hoạt động sản xuất được dự án hỗ trợ khá phong phú và được xây dựng dựa vào nhu cầu đăng ký của từng hộ gia đình ở các thôn bảntrong vùng dự án, trên cơ sở đó dự án lập kế hoạch cho các hoạt động của mình tại từng thôn bản. .. bộ và người dân địa phương vào việc quảnlý tài nguyên cùng với sự quảnlý yếu kém, sự thụ động trong việc lập kế hoạch và sự phụ thuộc về tài chính của chính quyền địa phương vào chính quyền trung ương là những nguyên nhân chính hạn chế thành công của các chương trình, chính sách quảnlý tài nguyên của chính phủ trong thời gian qua - Chính quyền địa phương cấp cơ sở cần được trao nhiều quyền hơn và... đồng có sự hỗ trợ của thôn bảnnhưng về cơbản mọi thành viên đều tự giác thực hiện Cách quảnlý này có mặt tích cực sau: - Trong khi phần lớn người dân có hiểu biết thấp về chủ trương chính sách và kỹ thuật thì Ban lâm nghiệp buôn được chọn là những người có am hiểu nên dễ dàng tiếp cận chủ trương chính sách, kỹ thuật để lập kế hoạch và hướng dẫn người dân Chính những người trongBan lâm nghiệp là đầu... tiên cóhìnhthứcquảnlý dựa vào cộng đồng được áp dụng (Tôn Thất Pháp, 2002; Nguyễn Quang Vinh Bình, 2000; Trương Văn Tuyển, 2000) Để triển khai hoạt động quảnlý cộng đồng khu nuôi tôm công nghiệp xã Quỳnh Bảng, dự án đã xây dựng hướng dẫn phát triển quảnlý dựa vào cộng đồng (dự án VIE/97/030, 2002) bao gồm những bước sau đây: Khảo sát, chọn các điểm tham gia thử nghiệm trên cơ sở bộ tiêu chí chuẩn... chí chuẩn hóa Thành lập các nhóm quảnlý NTTS dựa vào cộng đồng theo tiêu chí trên cơ sở thống nhất với nguyện vọng của bà con, chính quyền địa phương, và với điều kiện cụ thể từng vùng Xây dựng tổ chức, cơ cấu nhóm ( ban lãnh đạo, diện tích, số lượng thành viên) Hình thành quy chế, cam kết, quy định, điều lệ trên cơ sở đồng lòng nhất trí của các bên tham gia Xây dựng cơ chế thực thi ( tài chính, hợp... tắm ở đây hoặc bắt cá (cá lấu) để ăn thì sẽ bị phù thũng, ăn nhiều ngứa nhiều, ăn ít ngứa ít và cónhữngtrường hợp tử vong Cộng đồng cũng lập ở đây “Đền miệu” để thờ cúng giữ yên mảnh đất và việc giữ rừng có liên quan đến giữ sạch nguồn nước Suối nước mọc Ví dụ 6: Khu rừng dành cho nhóm hộ nghèo, cộng đồng người Thái, bản Khe Rạn, xã Bồng Khê, huyện Con Cuông Trong quá trình giao đất giao rừng bản. .. cócơ chế thích hợp cho việc kiểm tra, giám sát các hoạt động của các tổ chức và cá nhân được trao quyền trong quá trình thực thi các nhiệm vụ được giao,t ừ đó đưa ra những biện pháp thích hợp nâng cao trách nhiệm giải trình đối với cấp trên và cả đối với người dân địa phương của các cá nhân, tổ chức được trao quyền Đối với nghề cá ven biển, phá Tam Giang là một trongnhững điểm đầu tiên cóhình thức. .. rừng bản cho họ Đây là khu rừng cách bản khoảng 3km, chỉ có một con đường độc đạo đi qua bảnđể ra bến sông Quy ước của cộng đồng: mọi người dân bản đều được sử dụng rừng này để chăn thả trâu bò Riêng 15 hộ nghèo được vào khai thác củi đểbán với số lượng bằng phương thức vận chuyển (gánh hoặc vác mà không được sử dụng sức kéo khác) Quy ước đã được cộng đồng chấp nhận,việc kiểm tra được duy trì bởi toàn... triển rừng trong cộng đồng dân cư thôn, làng, buôn, bản ấp" vào ngày 30 tháng 3 năm 1999 Về mặt lý luận, cộng đồng địa phương đóng vai trò rất quantrọng đối với quá trình thực hiện và giám sát quá trình thực hiện các quy định của quy ước Tuy nhiên, theo truyền thống, họ coi công tác bảo vệ và phát triển môitrường là nhiệm vụ của các cơquan chức năng đóng trên địa bàn Đây cũng chính là lý do giải . được.
Từ những vấn đề đặt ra như trên, nhóm tác giả chúng tôi xin đề cập đến vấn đề: Những
hình thức cơ bản trong quản lý môi trường ở Việt Nam . Trong. các hình thức quản lý khác nhau nằm trong hai hình thức cơ bản là
quản lý hành chính nhà nước và quản lý cộng đồng. Ngoài ra đồng quản lý hay quản lý nguồn