1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ CHẤT THẢI NGUY HẠI Ở VIỆT NAM

36 4,9K 32
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 36
Dung lượng 844,5 KB

Nội dung

LUẬN VĂN VỀ HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ CHẤT THẢI NGUY HẠI Ở VIỆT NAM

Trang 1

BỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐH CÔNG NGHIỆP TP.HCM VIỆN KHOA HỌC CÔNG NGHỆ VÀ QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG

TIỂU LUẬN MÔN

TÊN CHUYÊN ĐỀ:

HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ CHẤT THẢI NGUY HẠI

Ở VIỆT NAM

Tp Hồ Chí Minh tháng 06 năm 2011

Trang 2

NHẬN XÉT CỦA GV HƯỚNG DẪN

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU 4

NỘI DUNG 5

1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG 5

2 HIỆN TRẠNG CÔNG TÁC THU GOM CTR VÀ CTNH 10

3 HIỆN TRẠNG CÔNG TÁC VẬN CHUYỂN CTNH 12

Trang 3

4 LƯU GIỮ CTNH 14

4.1 Các nguyên tắc tồn trữ chất nguy hại 14

4.2 Kho lưu trữ chất thải rắn nguy hại 15

4.3 Lưu trữ chất thải rắn nguy hại ngoài trời 19

5 THỰC TRẠNG XỬ LÝ CTNH Ở VIỆT NAM 20

6 CÔNG CỤ PHÁP LUẬT VÀ CÔNG CỤ KINH TẾ TRONG QUẢN LÝ CHẤT THẢI NGUY HẠI 23

6.1 CÔNG CỤ PHÁP LUẬT 23

6.1.1 Các văn bản quy phạm pháp luật 23

6.1.2 Một số tiêu chuẩn Việt Nam 24

6.2 CÔNG CỤ KINH TẾ 25

7 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÍ CHẤT NGUY HẠI Ở VN 27

8 CÁC CHIẾN LƯỢC QUẢN LÝ NGĂN NGỪA Ô NHIỄM CTNH 30

8.1 Kiểm toán chất thải nguy hại 30

8.1.1 Kiểm toán việc phát sinh chất thải nguy hại 30

8.1.2 Các giai đoạn thực hiện kiểm toán 31

8.2 Áp dụng sản xuất sạch hơn 32

8.3 Sản xuất và tiêu thụ bền vững 32

8.3.1 Sản xuất bền vững 32

Trang 4

8.3.2 Tiêu thụ bền vững 33

8.4 Tiết kiệm tài chính 34

KẾT LUẬN-KIẾN NGHỊ 35

TÀI LIỆU THAM KHẢO 36

LỜI NÓI ĐẦU

Chất thải nguy hại đã được nhiều nước trên thế giới quan tâm nghiên cứu từ lâu vì CTNH ảnh hưởng đến môi trường và sức khỏe con người

Quản lý chất thải nguy hại (CTNH) là một vấn đề tương đối mới mẻ và đang khá bức xúc trong công tác bảo vệ môi trường tại Việt Nam hiện nay Cùng với quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá mạnh mẽ của nước ta, lượng chất thải cũng liên tục gia tăng, tạo sức ép rất lớn đối với công tác bảo vệ môi trường Lượng phát thải CTNH lớn, là nguy cơ gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng Hơn nữa, sự phát sinh CTNH ở Việt Nam rất đa dạng về nguồn cũng như chủng loại trong khi công tác phân loại tại nguồn còn kém càng dẫn đến khó khăn cho công tác quản lý và xử lý

Trang 5

Trước sự gia tăng nhanh chóng của CTNH, công tác quản lý, xử lý hiện naychưa đáp ứng được yêu cầu về bảo vệ môi trường Thực tế cho thấy, việc quản lý và

xử lý chất thải không an toàn, đặc biệt là các loại CTNH, đã để lại những hậu quảnặng nề về môi trường, gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe cộng đồng như cácđiểm tồn lưu hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật, các bãi rác không hợp vệ sinh, các bãi

đổ chất thải của các nhà máy sản xuất Vì vậy, quản lý và xử lý an toàn chất thải,đặc biệt là CTNH nhằm giảm thiểu nguy cơ ô nhiễm môi trường và hạn chế các tácđộng xấu tới sức khỏe con người là một trong những vấn đề cấp bách trong công tácbảo vệ môi trường ở nước ta trong giai đoạn hiện nay

Bên cạnh đó, sau một giai đoạn phát triển kinh tế nhanh và tiêu thụ rất nhiềutài nguyên, tái chế chất thải và thu hồi tài nguyên từ chất thải đã trở thành một xuthế tất yếu Để thực hiện tái chế CTNH, cần phải có các công nghệ hợp lý

Để góp phần vào công tác quản lý, xử lý CTNH, cần có cái nhìn tổng quát vềhiện trạng công nghệ xử lý CTNH đang được sử dụng ở Việt Nam, tập trung vào các

cơ sở xử lý CTNH liên tỉnh do Tổng cục Môi trường cấp phép và xu hướng pháttriển công nghệ trong thời gian tới

NỘI DUNG

1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG

Chất thải nguy hại (CTNH) là những hợp chất có 1 trong những đặc tính gâynguy hại trực tiếp (dễ cháy, dễ nổ, làm ngộ độc, dễ ăn mòn, dễ lây nhiễm và có cácđặc tính gây nguy hại khác), hoặc tương tác với các chất khác gây nguy hại tới môitrường và sức khỏe

Trong hơn 1 thập kỷ qua, nền kinh tế-xã hội nước ta đã có những bước pháttriển đáng khích lệ, tốc độ tăng trưởng kinh tế luôn đạt bình quân 7%/năm.Dự báođến năm 2020, tỷ lệ đô thị hóa của nước ta sẽ đạt 45% tương ứng với quy mô dân số

đô thị năm 2020 là khoảng 46 triệu người.Với quy mô đô thị hóa, gia tăng dân số vàcông nghiệp hóa như trên lượng chất thải nói chung và chất thải nguy hại nói riêng

Trang 6

sẽ tăng nhanh chóng.Việc xử lý các loại chất thải này sẽ là một áp lực rất lớn đối vớicông tác bảo vệ môi trường ở nước ta hiện nay và trong tương lai.

Nguồn phát sinh chất thải nguy hại:

Chất thải trong gia đình, hộ dân cư, nơi công cộng …được xem là chất thảisinh hoạt; chất thải phát sinh từ sản xuất công nghiệp, kinh doanh, làng nghề, dịch

vụ được gọi là chất thải công nghiệp.Vậy nguồn thải chất thải nguy hại có từ đâu?

Đầu tiên là từ sản xuất công nghiệp.Đây là nguồn phát sinh chất thải nguy hạichủ yếu và chiếm hơn 80% khối lượng chất thải nguy hại trong tổng số khối lượngchất thải nguy hại như các dung môi, hoá chất, sơn thải, bao bì chứa hoá chất, dầunhớt thải …Kế đó là từ hoạt động nông nghiệp, chủ yếu là từ sử dụng các thuốc bảo

vệ thực vật như thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ…(chai lọ, thùng nhựa, bao nylon… còn

dư, quá hạn).Cạnh đó, chất thải nguy hại phát sinh từ kinh doanh thương mại và dịch

vụ, từ các hàng hóa nhập khẩu có tính chất độc hại, không đạt yêu cầu hoặc hànghóa tồn lưu đến hết hạn sử dụng, biến đổi chất dẫn đến phát sinh lượng lớn chất thảicần xử lý Đặc biệt, chất thải nguy hại còn phát sinh từ các hoạt động y tế, các chấtthải này phát sinh từ các chất chứa tác nhân gây bệnh (kim tiêm, ống truyền dịch,bệnh phẩm…); hóa chất thải chứa thành phần nguy hại; các loại dược phẩm gây độc

tế bào… Ngoài ra còn có một số nguồn làm phát sinh chất thải nguy hại từ các hoạtđộng nghiên cứu khoa học, phòng thí nghiệm và trong đời sống sinh hoạt hằng ngàynhư pin, ắcquy, bóng đèn huỳnh quang, hóa chất khử khuẩn, diệt khuẩn, tẩy rửa…

Một số CTNH chủ yếu ở Việt Nam cần phải có sự giám sát đặc biệt được liệt

kê tại bảng 1

Bảng 1.Các loại CTNH chính ở Việt Nam cần được giám sát đặc biệt

Trang 7

Bùn chứa kim loại nặng Độc hại

Các dung môi chứa Halogen Độc hại

Các dung môi không chứa Halogen Độc hại

Chất thải thuốc bảo vệ thực vật Độc hại

Chất phẩm màu và hương liệu Độc hại

Sơn và các loại nhựa tính nhân tạo Độc hại

Rác thải hữu cơ có khả năng thối rữa Sinh học

Theo số liệu điều tra thống kê của Cục Môi Trường thì tổng lượng CTNHphát sinh mỗi năm tại 3 khu vực kinh tế trọng điểm khoảng 113188 tấn (Bảng 2).Từ

số liệu thống kê nêu trên cho thấy lượng CTNH phát sinh ở khu vực trọng điểm kinh

tế phía Nam lớn gấp khoảng 3 lần lượng CTNH phát sinh ở khu vực trọng điểm pháttriển kinh tế phía Bắc và lớn gấp khoảng 20 lần lượng CTNH phát sinh ở khu vựctrọng điểm phát triển kinh tế miền Trung

Trang 8

Bảng 2.CTNH phát sinh tại các vùng kinh tế trọng điểm

4117

2257 1768 92

80332

44413 33976 1943

113188

Tổng lượng CTNH phát sinh theo ngành được thể hiện tại Bảng 3

Bảng 3.Lượng CTNH phát sinh theo ngành

Trang 9

Từ số liệu thống kê cho thấy xét về khối lượng, các ngành công nghiệp nhẹ,hóa chất và cơ khí luyện kim là ngành phát sinh nhiều CTNH nhất Ngành Điện vàĐiện tử phát sinh ít chất thải nguy hại nhất.Tuy nhiên, chất thải của 2 ngành này lại

có chứa những chất như PCB và kim loại nặng là những chất rất nguy hại tới sứckhỏe con người và môi trường

Tỷ lệ CTNH so với lượng chất thải nói chung ở nước ta còn thấp song theokinh nghiệm thực tế của Việt Nam và quốc tế, tính chất nguy hại của các chất thảinày tác động lên sinh thái, môi trường và sức khỏe con người rất phức tạp, nghiêmtrọng và rất khó khắc phục.Chính vì vậy đối tượng chất thải này đang được nhiều tổchức tài trợ quốc tế và bảo vệ môi trường khuyến nghị Việt Nam cần đặc biệt quantâm trong việc kiểm soát quản lý chúng ngay từ bước đầu của quá trình công nghiệphóa và hiện đại hóa đất nước

Tình hình chung về xử lý chất thải

Thực tiễn công tác quản lý CTNH trong nước và quốc tế cho thấy, việc từng

cơ sở sản xuất kinh doanh và dịch vụ có phát sinh CTNH tự đầu tư trang bị hệ thống

xử lý CTNH cho đơn vị mình, trong nhiều trường hợp không phải là sự lựa chọnhợp lý về mặt kinh tế, kỹ thuật và môi trường.Các nước muốn tiến hành công nghiệphóa đều phải đầu tư xây dựng các trung tâm xử lý tập trung CTNH.Các cơ sở phátsinh CTNH sẽ chuyển CTNH của mình đến các trung tâm này để xử lý và phải trảchi phí cho việc xử lý.Việt Nam cũng đi theo hướng nói trên để giải quyết vấn đề xử

lý CTNH phát sinh trong quá trình phát triển kinh tế-xã hội.Tuy nhiên, cho đến naychúng ta vẫn chưa xây dựng được các khu xử lý tập trung CTNH Đã có những dự

án bắt đầu được triển khai về vấn đề xử lý CTNH, Đồng Nai là 1 tỉnh đi tiên phong

Trang 10

trong toàn quốc về vấn đề này.Trong khi chờ đợi xây dựng khu xử lý tập trungCTNH, hầu hết các cơ sở sản xuất kinh doanh phát sinh CTNH đều phải tạm thờitồn trữ CTNH tại các nhà kho của đơn vị mình, ví dụ như Công ty Fujisu, Công tyToyota…Việc tồn trữ tạm thời CTNH là 1 giải pháp tình thế.Vì vậy, việc xây dựngcác khu xử lý tập trung CTNH đã và đang trở thành 1 trong những vấn đề rất cấpbách của công tác quản lý chất thải hiện nay

2 HIỆN TRẠNG CÔNG TÁC THU GOM CTR VÀ CTNH

Việc thu gom chất thải ở Việt Nam hiện nay chủ yếu được thực hiện đối vớichất thải rắn, còn đối với nước thải và khí thải thì hiện còn ít được thu gom và xử lýtrước khi thải vào môi trường tự nhiên.Một số lượng không nhiều cơ sở sản xuấtcông nghiệp có thiết bị xử lý nước thải và khí thải trước khi thải ra ngoài.Việt Nambắt đầu áp dụng phí bảo vệ môi trường đối với nước thải nên hy vọng số lượng cơ sởsản xuất, kinh doanh thu gom và xử lý nước thải trước khi thải ra ngoài sẽ tăng lên

Việc thu gom chủ yếu do Công ty Môi trường Đô thị do Nhà nước thành lậpđảm nhận.Tất cả các đô thị đều có từ một đến vài công ty như vậy, tùy thuộc vàoquy mô và dân số đô thị Ở 1 vài thành phố và đô thị đã bắt đầu có các công ty tưnhân tham gia và xu hướng này đang lan rộng tới nhiều đô thị khác cùng với chủtrương của Nhà nước thu hút rộng rãi sự tham gia của các thành phần kinh tế trongthu gom và xử lý chất thải đô thị.Ở địa bàn nông thôn một số nơi cũng có tổ chứcthu gom và vận chuyển chất thải rắn phát sinh trên địa bàn, hoạt động dưới hình thứcmôi trường xã hoặc tổ, đội vệ sinh môi trường.Hoạt động thu gom rác hàng ngày ởcác đô thị mang những nét đặc thù sau:

 Hầu hết rác thải không được phân loại tại nguồn mà được thu lẫn lộn sau đóđược vận chuyển đến bãi chôn lấp

 Việc thu gom chất thải rắn sinh hoạt và quét dọn đường phố thường làm vàoban đêm để tránh nắng nóng ban ngày và tắc nghẽn giao thông.Đa số côngnhân thu gom rác là nữ lại phải làm việc một mình vào đêm khuya, nhiều conđường không có đèn điện đường, rất không an toàn về mặt an ninh xã hội

Trang 11

 Tỷ lệ thu hồi các chất có khả năng tái chế và tái sử dụng như ngọn, giấy vụn,kim loại, nhựa, thuỷ tinh chủ yếu do những người bới rác thực hiện.Tỷ lệ thuhồi các chất kể từ nguồn phát sinh đến bãi chôn lấp tương đối cao, tuy nhiêncác hoạt động thu gom hoàn toàn do tự phát và không có tổ chức, quản lý.Kinh phí cho hoạt động của các tổ chức thu gom và vận chuyển chất thải ở đôthị và nông thôn dựa vào tài trợ của ngân sách chính quyền địa phương và đóng gópcủa các hộ dân (mức đóng góp do chính quyền địa phương quyết định, thường là2500-5000VND/người/tháng).Sơ đồ dưới đây cho thấy mô hình thu gom và xử lýchất thải ở các đô thị Việt Nam, trong đó các tổ chức môi trường đô thị chủ yếu làmcông việc thu gom và vận chuyển đến nơi chôn lấp.

Mô hình thu gom và xử lý chất thải ở các đô thị Việt Nam

Việc thu gom chất thải ở Việt Nam hiện còn chưa thực hiện phân loại tạinguồn 1 cách rộng rãi.Sự phân loại chất thải tại nguồn đang được tiến hành thửnghiệm ở 1 số đô thị lớn và sẽ được mở rộng trong 1 tương lai gần để giảm áp lựccho việc xử lý chất thải (chôn lấp, tái sử dụng, tái chế, làm phân hữu cơ,…)

Trang 12

Hiện tại theo đánh giá trong các Báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia hàngnăm thì năng lực thu gom chất thải ở các đô thị vừa và nhỏ chỉ vào khoảng 20-30%,

ở đô thị lớn khoảng 60-80% tổng lượng thải phát sinh

Tỷ lệ thu gom chất thải ở đô thị còn khiêm tốn là bởi 1 phần năng lực hoạtđộng của các tổ chức môi trường còn yếu, thiếu phương tiện thu gom và vận chuyểnthô sơ cũng như nguồn tài chính huy động được cho công việc này còn rất hạn chế,phần khác công tác này chưa mở rộng ra được để thu hút sự tham gia của khu vực tưnhân

Việc thu gom chất thải công nghiệp cho đến nay vẫn chưa được tổ chức 1cách có hệ thống, nhất là đối với chất thải công nghiệp nguy hại.Các cơ sở côngnghiệp thường lưu giữ chất thải rắn ở cơ sở mình và hợp đồng với các công ty môitrường đô thị vận chuyển khỏi cơ sở của họ để xử lý cùng với chất thải đô thị đếnbãi chôn lấp nếu như không có 1 cơ sở sản xuất, kinh doanh nào khác có nhu cầumua lại để tái chế/tái sử dụng

Đối với việc thu gom chất thải y tế, do đặc thù của loại chất thải này Bộ Y tế

có quy định là các bệnh viện phải phân loại thành chất thải y tế nguy hại và khôngnguy hại.Chất thải y tế thông thường được thu gom sau đó sẽ được các tổ chức môitrường đô thị vận chuyển đi chôn lấp.Chất thải y tế nguy hại được yêu cầu phải được

xử lý bằng các thiết bị chuyên dụng (thiêu đốt)

3 HIỆN TRẠNG CÔNG TÁC VẬN CHUYỂN CTNH

Vận chuyển chất thải nguy hại là quá trình hoạt động quản lý chất thải nguyhại từ nơi phát sinh, thu gom, lưu giữ đến nơi tái sử dụng, tái chế, xử lý, tiêu hủy,thải loại

Phương tiện vận chuyển chất thải nguy hại là xe chuyên dùng

Xe vận chuyển đường bộ, xe lửa và tàu thủy là những phương tiện chủ yếu sửdụng để vận chuyển chất thải nguy hại.Hệ thống khí nén và hệ thống thủy lực cũngđược dùng

Ở những nơi có thể vận chuyển chất thải từ trạm trung chuyển đến bãi chônlấp bằng xe vận tải thì các loại xe có toa moóc, xe có toa kéo 1 cầu và xe ép được

Trang 13

dùng để vận chuyển.Tất cả các loại xe này có thể sử dụng ở bất cứ loại trạm trungchuyển nào

Hiện tại có rất nhiều phương cách thu gom và vận chuyển như:

 Thu gom và vận chuyển bằng các xe chở rác: Loại này thường được sử dụng

để thu gom và vận chuyển CTCN dạng rắn Chất thải được chất lên xe bằngmáy xúc bánh lốp hoặc guồng xúc và đổ xuống bằng cách nghiêng thân ben

 Thu gom và vận chuyển bằng các xe có cẩu xếp dỡ: Loại xe này có kiểu thângiống với các thiết bị cơ khí bốc dỡ như là cần cẩu hay bàn nâng phía sau

 Thu gom và vận chuyển bằng xe hút chân không chở bùn: Loại xe này có thểhút bùn hay chất thải lỏng lên thùng theo cách làm giảm áp suất bằng bơmchân không Đường kính ống hút của xe này rộng hơn ống trong xe chânkhông dùng để giải quyết các chất lỏng có độ nhớt cao

 Thu gom và vận chuyển bằng hệ thống thùng rời: Hệ thống này sử dụng loại

xe tải chuyên dụng với thiết bị bốc dỡ bằng container có thể tháo rời Do đó,với một xe có khả năng chở nhiều loại container riêng biệt

 Thu gom và vận chuyển chất thải bằng xe tải lớn chở chất thải dạng lỏng:Đây là loại xe tải thường kín, nó có thể chở một số dạng chất thải lỏng có độnhớt thấp khác nhau theo những khoang được trang bị trong thùng chứa này

 Thu gom và vận chuyển khác: Tuỳ đặc điểm loại chất thải khác mà lựa chọnphương án vận chuyển cho phù hợp

Hệ thống thu gom vận chuyển chất thải nguy hại được mô tả trong hình dướiđây

Trang 14

Thời gian được phép vận chuyển chất thải nguy hại cụ thể như sau:

 Đối với các tuyến đường vành đai: không hạn chế thời gian

 Đối với các tuyến đường nội đô: từ 9h00 đến 16h00 và từ 21h00 đến 6h00sáng hôm sau

4 LƯU GIỮ CTNH

4.1 Các nguyên tắc tồn trữ chất nguy hại

Chất nguy hại chỉ được lưu trữ tạm thời trong những vị trí, khu vực đã quyđịnh, theo đúng nguyên tắc tiêu chuẩn

Nếu chưa được cấp giấy phép, chỉ nên lưu trữ chất nguy hại trong thời giantối đa là 90 ngày.Thực ra, cũng có thể lưu trữ lâu hơn (từ 180 – 270 ngày) nếu chấtthải sau đó sẽ được chuyển đi trên 300 km, với số lượng không được vượt quá 6000

kg, và phải đảm bảo những nguyên tắc bảo quản, lưu trữ

Trang 15

Bồn chứa chất nguy hại có thể tái sử dụng vào mục đích khác hay đem chônlấp như chất thải rắn Bồn chứa chất nguy hại không được sử dụng quá lâu và phảiđáp ứng những yêu cầu kỹ thuật cho việc đóng kín, xử lý khi bị ô nhiễm

Đối với chất nguy hại dạng lỏng, ngay cả trong trường hợp chỉ lưu trữ dưới

90 ngày cũng cần phải tuyệt đối tuân thủ những nguyên tắc an toàn

Đối với chất nguy hại là những hợp chất hữu cơ bay hơi, đơn vị quản lý cầnphải xác định rõ ngay từ đầu, kiểm soát được sự rò rỉ khí độc của bồn chứa.Khi thugom, chiết rót chất nguy hại vào bồn có thể tích lớn hơn 0,5m3 phải tuân thủ nhữngquy định về quản lý chất nguy hại

Toàn bộ hệ thống van đóng mở phải được lắp đặt và hoạt động theo đúngnguyên tắc an toàn

Việc thanh kiểm tra những khu vực lưu trữ chất nguy hại, thường xuyên theođịnh kỳ và đột xuất nếu cần thiết.Dữ liệu báo cáo về chất nguy hại phải được bảolưu tối thiểu 3 năm để có thể đáp ứng kịp thời khi cần thiết và chứng minh việc tuânthủ những nguyên tắc quy định về quản lý

4.2 Kho lưu trữ chất thải rắn nguy hại

Việc tồn trữ một lượng đáng kể chất nguy hại cần có những nhà kho có điềukiện thích hợp đặc biệt cả về vị trí, kết cấu, kiến trúc công trình nhằm đảm bảo antoàn hàng hoá khi lưu trữ, an toàn cho cộng đồng và môi trường xung quanh Trong

đó, mối nguy hại cần được chú trọng nhất là an toàn cháy nổ

a Thiết kế kho lưu trữ

Chọn vị trí

Chọn vị trí xây dựng nhà kho theo các yêu cầu chính sau đây

- Nếu chọn vị trí đặt nhà kho nằm trong khu dân cư, loại hàng hoá cần bảoquản phải không được thải vào không khí các chất độc hại, không gây tiếng ồn, các

Trang 16

yếu tố có hại khác không vượt mức quy định hiện hành về vệ sinh môi trường,không có yêu cầu vận chuyển bằng đường sắt.

- Khi định vị nhà kho nằm trên đất xây dựng, phải đảm bảo yêu cầu côngnghệ bảo quản hàng hoá

- Nếu được, nên bố trí khu lưu trữ chất nguy hại ở bên ngoài nhà xưởng sảnxuất Chất nguy hại khi được lưu trữ trong nhà xưởng thì phải cách phương tiện sảnxuất dùng cho chất không dễ bắt lửa tối thiểu 3 mét và phải cách chất dễ cháy haynguồn dễ bắt lửa ít nhất 10 mét

- Đảm bảo khoảng cách cho xe lấy hàng cũng như chữa cháy ra vào dễ dàng.Nguyên tắc an toàn khi thiết kế kho lưu trữ

- Kho lưu trữ chất nguy hại phải được thiết kế sao cho nguy cơ cháy hay đổtràn là thấp nhất và phải bảo đảm tách riêng các chất không tương thích

- Nhà kho được thiết kế tùy thuộc vào hạng chất nguy hại cần được bảoquản, phân theo nguy cơ nổ, cháy nổ và cháy, như đã quy định trong TCVN-2622:1995.Nhà kho có thể dùng để bảo quản một hoặc một số loại hàng hoá, nhưngphải đảm bảo yêu cầu công nghệ và tuân thủ TCVN 2622:1995

Nguyên tắc

Theo Quy chuẩn Xây dựng Việt Nam, các nguyên tắc cơ bản để thiết kế nhàkho được ghi trong TCVN 4317-86 và những quy định tại một số TCVNkhác.Ngoài những quy định chung về kết cấu công trình, thiết kế các kho lưu trữchất nguy hại cần đặc biệt quan tâm đến các tiêu chuẩn phòng chống cháy nổ:

Trang 17

độ ổn định là bê tông, gạch đặc hay gạch bê tông Ống dẫn hay dây điện bắt xuyênqua tường chống cháy phải được đặt trong các nắp chụp chậm bắt lửa.

Kết cấu và bố trí kiến trúc công trình

Bất kỳ khu vực kín và rộng nào cũng phải có lối thoát hiểm theo ít nhất haihướng Lối thoát hiểm phải được chỉ dẫn rõ ràng (bằng bảng hiệu và sơ đồ…) vàđược thiết kế dễ dàng thoát ra trong trường hợp khẩn cấp Cửa thoát hiểm dễ mởtrong bóng tối hay trong lớp khói dày đặc và tốt hơn nên trang bị thanh thoát hiểm

Kho chứa phải được thông gió tốt có lưu ý đến chất lưu trữ, thích hợp là để

hở trên mái, trên tường bên dưới mái hay gần sàn nhà.Sàn kho không thấm chấtlỏng.Sàn phải bằng phẳng nhưng không trơn trượt và không có khe nứt để dễ lauchùi và có thể chứa nước rò rỉ, chất lỏng bị đổ tràn hay nước chữa cháy đã bị nhiễmbẩn, ví dụ tạo các gờ hay lề bao quanh

Trong kho lưu trữ chất độc hại phải tránh dùng đường cống hở để ngăn ngừa

sự phóng thích không kiểm soát được các chất bị đổ hay nước chữa cháy đã nhiễmbẩn.Mọi đường cống phải được dẫn đến hố ngăn để loại bỏ sau

b Các thiết bị, phương tiên an toàn tại kho lưu trữ

Lắp đặt các phương tiện chiếu sáng và thiết bị điện khác tại vị trí cần thiết vàbảo trì bởi thợ điện có năng lực, không được phép lắp đặt tạm thời Mọi trang thiết

bị điện phải được nối đất và có bộ ngắt mạch khi rò điện, bảo vệ quá tải

Trang 18

Nơi lưu trữ dung môi có nhiệt độ bắt cháy thấp hay bụi hóa chất mịn thì phải

sử dụng thiết bị chịu lửa

Các thiết bị dụng cụ ứng cứu sự cố được trang bị đầy đủ Hệ thống báo cháy,dập cháy

c Thao tác vận hành an toàn tại kho lưu trữ

Công tác tại kho lưu trữ yêu cầu phải đảm bảo tính an toàn và vệ sinh khonghiêm ngặt, tránh các nguy cơ có thể xảy ra như cháy, rò rỉ… nhằm đạt hiệu quảcao cho sản xuất, giảm tổn hại nếu sự cố gây ra

Mọi nhân viên phụ trách kho phải sẵn sàng áp dụng các chỉ dẫn sau:

- Bảng dữ liệu an toàn (MSDS) của tất cả các chất được lưu trữ và vận chuyển

- Các hướng dẫn và công tác an toàn, công tác vệ sinh

- Các hướng dẫn những khi có sự cố

Bố trí hàng trong kho

- Phải tách biệt chất nguy hại với khu vực có người ra vào thường xuyên

- Có khoảng trống giữa tường với các kiện lưu trữ gần tường nhất và chừalối đi lại bên trong các khối lưu trữ để kiểm tra, chữa cháy và được thoáng gió

- Phải sắp xếp khối lưu trữ sao cho không cản trở xe nâng và các thiết bị lưutrữ hay thiết bị ứng cứu khác

- Chiều cao khối lưu trữ không vượt quá 3m trừ khi sử dụng hệ thống giá đỡ

- Các chất nguy hại phải cách ly theo phân loại quốc tế quy định

Chất nguy hại không được

- Lưu trữ trong kho chung với nguyên liệu thực phẩm

- Chở và vận chuyển trên cùng một phương tiện với nguyên liệu thực phẩm.Công tác an toàn, vệ sinh

Nhập và xuất hàng trong kho theo đúng hướng dẫn an toàn sử dụng đối vớitừng loại hàng hoá nguy hại.Kiện hàng lưu trước phải được sử dụng trước

Ngày đăng: 28/04/2013, 12:53

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1.Các loại CTNH chính ở Việt Nam cần được giám sát đặc biệt - HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ CHẤT THẢI NGUY HẠI Ở VIỆT NAM
Bảng 1. Các loại CTNH chính ở Việt Nam cần được giám sát đặc biệt (Trang 6)
Bảng 2.CTNH phát sinh tại các vùng kinh tế trọng điểm - HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ CHẤT THẢI NGUY HẠI Ở VIỆT NAM
Bảng 2. CTNH phát sinh tại các vùng kinh tế trọng điểm (Trang 7)
Bảng 4. Một số công nghệ xử lý CTNH phổ biến ở Việt Nam - HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ CHẤT THẢI NGUY HẠI Ở VIỆT NAM
Bảng 4. Một số công nghệ xử lý CTNH phổ biến ở Việt Nam (Trang 21)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w