1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Báo cáo bàn thêm về xử lý vi phạm hành chính

4 294 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 4
Dung lượng 78,48 KB

Nội dung

Một trong những đặc điểm của vi phạm hành chính do tổ chức thực hiện là hành động hoặc không hành động trái pháp luật của tổ chức thường có tính chất kéo dài ví dụ: Vi phạm các quy định

Trang 1

Bàn thêm về xử lí

vi phạm hành chính

PTS Trần Minh Hương *

ử lí vi phạm hành chính là hoạt động

phức tạp, có sự tham gia của nhiều

cơ quan, tổ chức với phạm vi quyền

hạn, nhiệm vụ khác nhau Mặt khác, xử lí

vi phạm hành chính là hoạt động áp dụng

các biện pháp cưỡng chế nhà nước đối với

tổ chức, cá nhân nên đòi hỏi tiến hành rất

thận trọng, tuân thủ triệt để các quy định

pháp luật cả về nội dung lẫn thủ tục Qua

nghiên cứu pháp luật về xử lí vi phạm

hành chính và khảo sát thực tiễn xử lí vi

phạm hành chính, chúng tôi thấy có nhiều

vấn đề cần bàn thêm cả từ góc độ lí luận

lẫn thực tiễn và sau đây là một số vấn đề

đó:

1 Thiệt hại có phải là dấu hiệu bắt

buộc phải có trong xử lí vi phạm hành

chính hay không ?

Nói đến thiệt hại với tính chất là hậu

quả của vi phạm hành chính, chúng ta

phải xem xét từ hai góc độ: Góc độ pháp

lí và góc độ xG hội

Xét từ góc độ pháp lí thì vi phạm hành

chính có thể gây ra hoặc không gây ra

thiệt hại cụ thể Phần lớn vi phạm hành

chính không gây ra thiệt hại cụ thể trực

tiếp mà chỉ chứa đựng khả năng gây ra

những hậu quả (ví dụ: Người đi đường

không tuân theo biển báo tín hiệu giao

thông có thể gây ra hoặc không gây ra tai

nạn) Nhưng dù có gây ra tai nạn hay

không thì việc không tuân theo biển báo,

tín hiệu giao thông là thực hiện vi phạm

hành chính dẫn đến việc người đó phải

chịu trách nhiệm hành chính Nhiều vi

phạm hành chính là vi phạm quy định

được ban hành nhằm mục đích ngăn chặn

hoặc phòng ngừa thiệt hại có thể xảy ra

(quy định về phòng cháy, chữa cháy, vệ sinh môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm ) cho nên, việc vi phạm hoặc không tuân thủ những quy định ấy sẽ bị truy cứu trách nhiệm hành chính ngay cả khi không có thiệt hại trực tiếp

Bên cạnh đó, cũng có những vi phạm hành chính mà thiệt hại cụ thể là dấu hiệu bắt buộc như hành vi làm tổn hại máy, thiết bị, tài sản doanh nghiệp (khoản 2,

Điều 12 Nghị định số 38/CP ngày 25/6/1996 của Chính phủ quy định xử phạt hành chính về hành vi vi phạm pháp luật lao động) hoặc hành vi tự ý đào bới hoặc làm bất cứ việc gì khác gây hư hại

đê, đập, kè, cống, hầm, đường sắt hoặc công trình công cộng khác (mục a, khoản

1, Điều 17 Nghị định số 49/CP ngày 15/8/1996 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự )

Xét từ góc độ xG hội, bất kì hành vi vi phạm pháp luật nào, trong đó có các vi phạm hành chính, đều gây ra thiệt hại bởi vì nó ảnh hưởng xấu đến xG hội, xâm phạm những quan hệ xG hội được pháp luật bảo vệ và gây nên trạng thái tâm lí không giống nhau trong những con người

cụ thể (lo lắng, hoài nghi, thúc đẩy họ thực hiện hành vi vi phạm pháp luật ) Tóm lại, xét từ góc độ pháp lí thì phần lớn vi phạm hành chính không gây ra thiệt hại mà chứa đựng khả năng gây thiệt hại Còn xét từ góc độ xG hội thì mọi vi phạm hành chính đều là hành vi gây thiệt hại cho xG hội

X

* Giảng viên chính Khoa hành chính - nhà nước Trường đại học luật Hà Nội

Trang 2

2 Vấn đề xác định lỗi của tổ chức

trong thực hiện vi phạm hành chính

Lỗi là dấu hiệu bắt buộc phải có trong

mọi loại vi phạm hành chính do cá nhân

thực hiện Hành vi đó phải là kết quả của

sự tự lựa chọn, tự quyết định của chủ thể

thực hiện vi phạm hành chính trong khi

họ có đầy đủ điều kiện để lựa chọn, quyết

định cách xử sự phù hợp với yêu cầu của

pháp luật Việc xác định lỗi của cá nhân

trong thực hiện vi phạm hành chính là

tương đối đơn giản Về hình thức, lỗi của

cá nhân được phân thành lỗi cố ý và lỗi

vô ý Thường thì người ta dựa vào đó để

xem xét vấn đề lỗi của tổ chức mà không

quan tâm đến thực tế là bản chất lỗi của

cá nhân và tổ chức rất khác nhau

Trách nhiệm hành chính của tổ chức

phát sinh do vi phạm quy định của các

ngành luật khác nhau như hành chính, lao

động, tài chính, đất đai, môi trường Một

trong những đặc điểm của vi phạm hành

chính do tổ chức thực hiện là hành động

hoặc không hành động trái pháp luật của

tổ chức thường có tính chất kéo dài (ví

dụ: Vi phạm các quy định về phòng cháy,

về bảo vệ môi trường ) Đây là một

trong những nguyên nhân làm cho việc

xác định lỗi của tổ chức trong thực hiện

vi phạm hành chính phức tạp hơn nhiều

so với xác định lỗi của cá nhân Vấn đề

này ít được các nhà chuyên môn quan

tâm nghiên cứu Một số tác giả cho rằng

lỗi của tổ chức thể hiện trong lỗi của các

thành viên của tổ chức đó trong khi thực

hiện nhiệm vụ được tổ chức giao Nhìn

chung, những người đưa ra quan điểm

này có lí vì bất kì hoạt động nào của một

tổ chức, dù hợp pháp hay không hợp

pháp, đều được thể hiện thông qua hành

vi của những người là thành viên của tổ

chức đó

Việc xác định hình thức lỗi của tổ

chức trong thực hiện vi phạm hành chính

cũng không phải là nhiệm vụ dễ dàng bởi

vì không phải lúc nào nó cũng thể hiện rõ

là lỗi cố ý hay vô ý Đối với hành vi trái pháp luật nào đó của một tổ chức, ví dụ, ban hành quyết định trái pháp luật, thái

độ tâm lí của các thành viên không giống nhau (có người đồng ý, có người không) Tuy nhiên, trong trường hợp này, việc xác

định lỗi của tổ chức thông qua lỗi của từng người còn có thể tiến hành được vì mỗi người đG thể hiện quan điểm của mình trong việc bàn bạc và biểu quyết Thực tế cho thấy có những trường hợp lỗi của từng con người cụ thể bị loại trừ hoặc không thể chứng minh được

Mặt khác, một số tác giả cho rằng việc gắn lỗi của tổ chức với lỗi của các thành viên của nó là không hợp lí trong chừng mực nào đó Nói cách khác, không nên dễ dGi cho rằng trong mọi trường hợp lỗi của tổ chức đều có nghĩa là phép cộng lỗi của những con người cụ thể Theo những tác giả này thì lỗi của tổ chức trong thực hiện vi phạm hành chính được hiểu là sự thiếu nỗ lực của tổ chức trong việc thực hiện những hành vi được phép

và bắt buộc phải tiến hành để làm tròn nghĩa vụ đặt ra trước nó hoặc không sử dụng những quyền và khả năng được trao

để ngăn chặn và loại trừ nguyên nhân gây

ra vi phạm hành chính Nếu trong việc thực hiện vi phạm hành chính bởi tổ chức thể hiện rõ hành động hay không hành

động của những người có chức vụ nhất

định thì cần đặt vấn đề về trách nhiệm của những người đó Như vậy, có thể truy cứu trách nhiệm hành chính đối với cả tổ chức lẫn người có chức vụ Còn trong các trường hợp khác thì người có chức vụ có thể phải chịu trách nhiệm kỉ luật vì đG không hoàn thành nghĩa vụ phục vụ của mình

Pháp luật về xử lí vi phạm hành chính quy định rằng tổ chức phải chịu trách nhiệm về mọi vi phạm hành chính do mình gây ra; tổ chức bị xử phạt phải chấp

Trang 3

hành quyết định xử phạt đồng thời tiến

hành xác định lỗi của người thuộc tổ chức

mình trực tiếp gây ra vi phạm hành chính

trong khi thi hành công vụ được giao để

truy cứu trách nhiệm kỉ luật và để quyết

định mức bồi thường thiệt hại theo quy

định của pháp luật Như vậy, cơ quan hay

người có thẩm quyền xử lí vi phạm hành

chính chỉ cần quan tâm đến vấn đề xử lí

tổ chức vi phạm, còn việc quy trách

nhiệm cụ thể (trách nhiệm kỉ luật và trách

nhiệm bồi thường thiệt hại) cho các thành

viên của tổ chức là nhiệm vụ của tổ chức

bị xử phạt

3 Về thẩm quyền xử lí vi phạm

hành chính của ủy ban nhân dân các

cấp

Tuy không phổ biến nhưng hiện cũng

còn những ý kiến khác nhau về thẩm

quyền xử lí phạm vi hành chính của ủy

ban nhân dân các cấp Một trong những

điểm gây nhiều tranh luận là thẩm quyền

xử lí vi phạm hành chính thuộc về ủy ban

nhân dân hay chủ tịch ủy ban nhân dân?

Có người cho rằng ủy ban nhân dân là cơ

quan lGnh đạo tập thể nên không có thẩm

quyền xử lí vi phạm hành chính mà thẩm

quyền đó chỉ thuộc về chủ tịch ủy ban

nhân dân mà thôi ý kiến này là không

xác đáng bởi vì khoản 1 Điều 37 Pháp

lệnh xử lí vi phạm hành chính quy định:

“ủy ban nhân dân các cấp có thẩm quyền

xử lí vi phạm hành chính trong các lĩnh

vực quản lí nhà nước ở địa phương”

Ngoài ra, tên các Điều 26, 27, 28 của

Pháp lệnh xử lí vi phạm hành chính chỉ rõ

ủy ban nhân dân xG, phường, thị trấn,

huyện, quận, thị xG, thành phố trực thuộc

tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đều

có thẩm quyền xử lí vi phạm hành chính

Vấn đề ở đây là cần xác định rằng ủy

ban nhân dân là cơ quan lGnh đạo tập thể

nhưng không phải mọi vấn đề thuộc thẩm

quyền ủy ban nhân dân đều phải thảo

luận tập thể và quyết định theo đa số Đòi hỏi này chỉ đặt ra đối với những vấn đề sau đây:

- Chương trình làm việc của ủy ban nhân dân;

- Kế hoạch phát triển kinh tế - xG hội,

dự toán ngân sách, quyết toán ngân sách hàng năm và quỹ dự trữ của địa phương trình hội đồng nhân dân;

- Các biện pháp thực hiện nghị quyết của hội đồng nhân dân về kinh tế - xG hội, thông qua báo cáo của ủy ban nhân dân trước hội đồng nhân dân;

- Đề án thành lập mới, sáp nhập, giải thể các cơ quan chuyên môn thuộc ủy ban nhân dân và việc phân vạch, điều chỉnh

địa giới đơn vị hành chính ở địa phương (Điều 49 Luật tổ chức hội đồng nhân dân

và ủy ban nhân dân)

Từ đó, ta thấy việc xử lí vi phạm hành chính không phải là vấn đề mà ủy ban nhân dân phải thảo luận tập thể và quyết

định theo đa số Do đó, có thể kết luận rằng việc xử lí vi phạm hành chính thuộc thẩm quyền của ủy ban nhân dân nhưng

do chủ tịch ủy ban nhân dân trực tiếp tiến hành

4 Vấn đề thu tiền phạt và trích thưởng trong xử lí vi phạm hành chính Hiện nay, đối với những trường hợp phạt tiền, Nhà nước ta không áp dụng phương thức thu tiền phạt tại chỗ Tiền phạt được tổ chức thu thông qua các điểm thu tiền phạt do kho bạc nhà nước đảm nhiệm Quy định này đảm bảo cho tiền thu được từ xử phạt vi phạm hành chính

được đưa vào ngân sách nhà nước đồng thời hạn chế khả năng vi phạm pháp luật của những người có thẩm quyền xử phạt Mặt khác, thực tế áp dụng quy định này

đG bộc lộ mặt bất hợp lí của nó Quy định này gây khó khăn không chỉ cho người phải nộp phạt mà cả cho người có thẩm quyền xử phạt Đối với người bị xử phạt thì không phải lúc nào họ cũng có thể nộp

Trang 4

phạt ngay vì kho bạc nhà nước chỉ làm

việc theo giờ hành chính và không phải ở

địa bàn nào cũng có kho bạc nhà nước mà

họ chỉ có 5 ngày để thi hành quyết định

xử phạt ở vùng nông thôn, vùng sâu,

vùng đi lại khó khăn, khu vực biên giới,

hải đảo việc nộp tiền phạt thật không dễ

dàng Đối với người có thẩm quyền xử

phạt thì khó khăn thể hiện ở chỗ họ phải

tạm giữ một số loại giấy tờ của người bị

xử phạt (giấy phép lưu hành phương tiện

giao thông, giấy phép lái xe hoặc giấy tờ

cần thiết khác có liên quan đến nhân thân

người vi phạm ) và chỉ trả lại cho người

bị xử phạt sau khi người bị xử phạt đG

nộp tiền phạt Do tính chất công việc của

họ là cơ động cho nên đôi khi họ phải bàn

giao cho người khác làm tiếp phần việc

đó và trong thực tế cũng đG xảy ra trường

hợp giấy tờ của người bị xử phạt bị thất

lạc

Thực tiễn đó đòi hỏi phải tìm ra

phương thức thu tiền phạt để một mặt tạo

điều kiện thuận lợi cho người bị xử phạt

thi hành quyết định phạt tiền, mặt khác,

tạo điều kiện cho cơ quan và người có

thẩm quyền xử phạt hoàn thành tốt nhiệm

vụ được giao Nên chăng áp dụng phương

thức kết hợp giữa thu tiền phạt tại chỗ và

thu tại kho bạc hoặc một cơ quan nào đó

của Nhà nước Chẳng hạn, nếu số tiền

phạt không lớn thì có thể người ra quyết

định xử phạt trực tiếp thu

Một vấn đề cũng thường gặp trong

hoạt động xử phạt vi phạm hành chính là

không phải lúc nào người bị xử phạt cũng

có tiền nộp phạt ngay, nhất là những

trường hợp số tiền phạt tương đối lớn và

đối tượng bị xử phạt gặp khó khăn về

kinh tế Chính vì vậy, cần bổ sung quy

định về tạm hoGn thi hành quyết định

phạt tiền đối với cá nhân bị xử phạt vi

phạm hành chính với mức phạt tiền tương

đối lớn (ví dụ, từ 500.000 đồng trở lên)

trong trường hợp gia đình đang gặp khó

khăn đặc biệt về kinh tế, có đơn đề nghị

và được ủy ban nhân dân cấp xG hoặc cơ quan xác nhận Đồng thời cũng cần quy

định thẩm quyền quyết định tạm hoGn thi hành quyết định phạt tiền và thời gian tạm hoGn tối đa

Việc trích thưởng trong xử lí vi phạm hành chính cũng là một trong những vấn

đề có nhiều ý kiến khác nhau Mặc dù Pháp lệnh xử lí vi phạm hành chính hiện hành không quy định việc trích thưởng nhưng thực tế các cơ quan có thẩm quyền

xử phạt vẫn áp dụng việc trích thưởng dưới hình thức này hay hình thức khác theo hướng dẫn trong một số thông tư như Thông tư liên bộ số 29/TTLB ngày 7/6/1996 của Bộ tài chính, Bộ lao động thương binh và xG hội hướng dẫn việc thu

và sử dụng tiền phạt đối với các hành vi vi phạm hành chính về các tệ nạn xG hội; Thông tư số 45/TC/TCT ngày 1/8/1996 của Bộ tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 22/CP ngày 17/4/1996 của Chính phủ về việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế; Thông tư số 52/TC/CSTC ngày 2/9/1996 của Bộ tài chính hướng dẫn việc thu và sử dụng tiền

xử phạt đối với hành vi vi phạm hành chính Điều này dẫn đến tình trạng không thống nhất trong quản lí và sử dụng tiền thu được từ xử phạt vi phạm hành chính

và sự không công bằng trong chế độ khen thưởng đối với công chức Thực tế đó đòi hỏi cơ quan nhà nước có thẩm quyền có biện pháp kiên quyết và hữu hiệu để khắc phục tình trạng văn bản của cơ quan cấp dưới đặt ra những quy định trái với quy

định trong văn bản của cơ quan cấp trên

về cùng một vấn đề mà không bị xử lí./

Ngày đăng: 19/12/2015, 21:26

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w