Do đó, việc cung cấp nguồn nguyên liệu ổn định và đảm bảo chất lượng có ý nghĩa quyết định trong việc tăng chất lượng thuốc lá điếu sản xuất, thay thế nguyên liệu thuốc lá có chất lượng
Trang 2ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
Trang 3LỜI MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Thuốc lá là một ngành sản xuất có những đặc thù khá riêng biệt so với các ngành sản xuất khác Hầu hết các nước trên thế giới không khuyến khích phát triển, nhưng do việc hút thuốc lá là một thói quen của người dân từ hàng nghìn năm nay, nên hàng năm sản lượng tiêu thụ thuốc lá điếu khá lớn
Sản xuất thuốc lá nguyên liệu là khâu quan trọng hàng đầu và không thể thiếu được trong ngành công nghiệp sản xuất thuốc lá Cây thuốc lá là cây công nghiệp ngắn ngày, có hiệu quả kinh tế cao, diện thích nghi rộng Lợi ích do trồng cây thuốc lá đem lại thường gấp 2 đến 3 lần so với trồng lúa Cây thuốc lá đã thực sự trở thành mặt hàng nông sản có giá trị đối với nông dân các vùng trồng Đến nay, cây thuốc lá đã được nông dân nhiệt tình hưởng ứng và chính quyền địa phương các vùng trồng thuốc lá xác định đây là cây trồng chủ đạo trong sản xuất nông nghiệp
Hiện nay, với nhu cầu sản xuất khoảng 4 tỷ bao thuốc lá trên năm và tham gia vào thị trường xuất khẩu, ngành thuốc lá Việt Nam hàng năm cần trên 80.000 tấn nguyên liệu, trong đó nhu cầu về nguyên liệu thuốc lá miền Bắc khoảng 20.000 tấn Do đó, việc cung cấp nguồn nguyên liệu ổn định và đảm bảo chất lượng có ý nghĩa quyết định trong việc tăng chất lượng thuốc lá điếu sản xuất, thay thế nguyên liệu thuốc lá có chất lượng tương đương phải nhập khẩu, giảm giá thành và tăng tính cạnh tranh của sản phẩm đồng thời tăng cường công tác xuất khẩu đem lại nguồn thu ngoại tệ cho ngân sách Nhà nước
Tuy nhiên, sự phát triển cây thuốc lá ở Việt Nam nói chung và miền Bắc nói riêng chưa thực sự vững chắc, diện tích, chất lượng chưa ổn định, năng suất thấp, giá thành cao, hàng năm nước ta phải tiêu tốn nhiều ngoại tệ nhập nguyên liệu thuốc lá để sản xuất thuốc lá điếu
Trang 4ở miền Bắc nước ta
3 Mục đích nghiên cứu của luận văn
Luận văn tập trung nghiên cứu những vấn đề liên quan đến lĩnh vực đầu tư sản xuất, chế biến, tiêu thụ nguyên liệu thuốc lá ở miền Bắc
Việc phát triển nguyên liệu thuốc lá đem lại hiệu quả kinh tế, xã hội đối với người nông dân, các công ty sản xuất thuốc lá và Nhà nước
Từ đó đề xuất một số giải pháp phát triển nguyên liệu thuốc lá ở miền Bắc nước ta đến năm 2010
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: nguyên liệu thuốc lá vàng sấy lò, các công ty đầu
tư sản xuất nguyên liệu thuốc lá và nông dân các vùng trồng thuốc lá
- Phạm vi nghiên cứu: Thực trạng phát triển nguyên liệu thuốc lá giai đoạn
2001 – 2005 và một số giải pháp đến năm 2010 ở miền Bắc nước ta
5 Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu được sử dụng là phương pháp thống kê, phân tích tổng hợp, phân tích so sánh, phương pháp thực chứng
Ngoài ra luận văn còn sử dụng phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử làm công cụ chủ đạo
Trang 56 Những đóng góp khoa học của luận văn
Làm rõ lý luận cơ bản về phát triển nguyên liệu thuốc lá
Đánh giá thực trạng phát triển nguyên liệu thuốc lá ở miền Bắc nước ta trong giai đoạn 2001 – 2005, nêu lên được những mặt mạnh và những hạn chế Trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp phát triển nguyên liệu thuốc lá ở miền Bắc nước ta đến năm 2010
7 Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, nội dung luận văn bao gồm 3 chương:
Chương 1: Một số vấn đề cơ bản về phát triển nguyên liệu thuốc lá
Chương 2: Thực trạng phát triển nguyên liệu thuốc lá ở miền Bắc nước ta Chương 3: Giải pháp phát triển nguyên liệu thuốc lá ở miền Bắc nước ta
đến năm 2010
Trang 6Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ PHÁT TRIỂN
NGUYÊN LIỆU THUỐC LÁ
1.1 Khái niệm và vai trò của việc phát triển nguyên liệu thuốc lá
1.1.1 Khái niệm
Thuốc lá là cây công nghiệp ngắn ngày, điều kiện môi trường ảnh hưởng nhiều đến sinh trưởng, phát triển và chất lượng của sản phẩm Tính nhạy cảm của cây thuốc lá với điều kiện môi trường giúp cho người sản xuất có thể điều chỉnh được năng suất, chất lượng nguyên liệu sản xuất theo ý muốn
Để tăng năng suất, chất lượng nguyên liệu thuốc lá đòi hỏi người sản xuất phải có kiến thức nhất định về sự hiểu biết quá trình sinh trưởng, phát triển và những yêu cầu kỹ thuật canh tác cây thuốc lá
Cây thuốc lá là cây đem lại lợi nhuận cao cho người trồng, bình quân lợi nhuận đạt từ 25% đến 40%
Phát triển nguyên liệu thuốc lá là việc đầu tư cơ sở vật chất, khoa học kỹ thuật từ khâu gieo trồng, hái sấy, bảo quản chế biến và tiêu thụ để phát triển diện tích vùng trồng, nâng cao năng suất, chất lượng nguyên liệu nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường (các nhà máy thuốc lá điếu trong nước và xuất khẩu)
1.1.2 Một số đặc điểm của sản xuất nguyên liệu thuốc lá
Sản xuất nguyên liệu thuốc lá là sự kết hợp giữa sản xuất nông nghiệp và công nghiệp, quy trình sản xuất phức tạp, yêu cầu về ứng dụng khoa học kỹ thuật
và công nghệ cao
Trang 7Quy trình sản xuất nguyên liệu thuốc lá gồm bốn giai đoạn: trồng và chăm sóc đồng ruộng; sơ chế; thu mua; chế biến, bảo quản và tiêu thụ nguyên liệu
Sơ đồ 1.1 Quy trình sản xuất nguyên liệu thuốc lá
Giai đoạn đầu bao gồm những hoạt động sản xuất từ việc chuẩn bị đất đai, sản xuất giống, trồng và chăm sóc thuốc lá trên đồng ruộng
Giai đoạn hai: là giai đoạn sơ chế, bao gồm các công đoạn: hái, sấy và phân cấp nguyên liệu thuốc lá
Ở hai giai đoạn này người nông dân trực tiếp thực hiện, dưới sự hướng dẫn quy trình kỹ thuật của cán bộ kỹ thuật thuộc các công ty đầu tư sản xuất nguyên liệu
Trồng
Sơ chế
Thu mua nguyên liệu
Chế biến, bảo quản
và tiêu thụ
Trang 8Giai đoạn 3: là giai đoạn thu mua sản phẩm, sau khi người nông dân sơ chế và phân cấp nguyên liệu thuốc lá đem bán cho các công ty đầu tư sản xuất nguyên liệu
Sau giai đoạn này các công ty nguyên liệu thuốc lá có thể tiêu thụ nguyên liệu chưa chế biến hoặc thực hiện việc chế biến nguyên liệu thuốc lá và đem tiêu thụ
Sản xuất nguyên liệu thuốc lá không những để đáp ứng cho nhu cầu sản xuất thuốc điếu mà còn quyết định chất lượng, giá cả và tính cạnh tranh sản phẩm thuốc lá do chi phí nguyên liệu thuốc lá chiếm tỷ lệ khá cao trong giá thành của điếu thuốc Vì vậy nguồn cung cấp nguyên liệu ổn định và đảm bảo chất lượng có ý nghĩa quyết định trong việc tăng chất lượng cho sản xuất thuốc điếu, thay thế thuốc lá nguyên liệu có chất lượng tương đương phải nhập khẩu, giảm giá thành và tăng tính cạnh tranh của sản phẩm đồng thời phục vụ xuất khẩu, đem lại nguồn thu ngoại tệ cho ngân sách Nhà nước
Với đặc điểm và lý do trên mà ở các nước sản xuất thuốc lá, quá trình hội nhập dọc là một hiện tượng thường xuyên trong sản xuất nguyên liệu thuốc lá và các sản phẩm thuốc lá Hầu hết các hãng sản xuất thuốc lá đều chú trọng đến sản xuất nguyên liệu thuốc lá, nhằm chủ động cung cấp nguồn nguyên liệu đầu vào
để sản xuất sản phẩm thuốc lá Điều này diễn ra chủ yếu là để giảm chi phí sản xuất và làm tăng thêm giá trị sản phẩm
Canh tác cây thuốc lá đòi hỏi nhiều nhân công, song trong quá trình thu hoạch người ta có thể thực hiện việc cơ giới hoá , tuy nhiên vẫn còn một số nước việc cơ giới hoá sẽ không khả thi và không kinh tế do nhiều nguyên nhân khác nhau
Do thuốc lá sau khi thu hoạch cần phải được sơ chế ngay để đảm bảo độ chín “kỹ thuật” của lá thuốc, nên các lò sấy và khu phân loại thuốc lá phải được đặt gần các cánh đồng thuốc lá
Trang 91.1.3 Vai trò phát triển nguyên liệu thuốc lá
1.1.3.1 Đối với nông dân vùng trồng thuốc lá
Việc phát triển sản xuất nguyên liệu thuốc lá tạo công ăn việc làm ổn định, nâng cao thu nhập cho người lao động, góp phần tích cực trong việc phát triển kinh tế nông thôn, làm cho bộ mặt nông thôn ngày càng khởi sắc Thúc đẩy các ngành nghề khác ở nông thôn cùng phát triển như xây dựng, thương mại, dịch
vụ, tạo điều kiện cho thị trường ở nông thôn phát triển, giúp nông dân địa phương ở các vùng trồng thuốc lá từ chỗ thiếu ăn đi đến ổn định cuộc sống, có tích luỹ, xây dựng nhà cửa và mua sắm phương tiện giải trí, phương tiện đi lại và công cụ phục vụ sản xuất
Lợi ích từ trồng cây thuốc lá đem lại thường cao hơn so với trồng các loại cây nông nghiệp khác.Thuốc lá chủ yếu được trồng ở vùng núi và trung du những nơi trình độ canh tác hạn chế, đất đai không màu mỡ, điều kiện canh tác khó khăn Cây trồng nông nghiệp chính là lúa, ngô, năng xuất thấp, giá thành không cao, thu nhập từ trồng các loại cây này chỉ đem lại 8 đến 10 triệu đồng/ha/vụ Trong khi đó, trồng cây thuốc lá với năng suất trung bình 1,3 đến 1,5 tấn/ha thì thu nhập một vụ cũng đem lại 25 đến 30 triệu đồng một ha
1.1.3.2 Đối với các công ty thuốc lá
Hiện nay với sản lượng thuốc lá điếu hàng năm sản xuất khoảng 4 tỷ bao cho nhu cầu tiêu thụ trong nước và xuất khẩu, nhu cầu nguyên liệu thuốc lá vàng sấy lò cần khoảng 60.000 tấn Song sản lượng nguyên liệu sản xuất trong nước chưa đáp ứng được nhu cầu của các nhà máy thuốc lá điếu Do đó hàng năm các công ty thuốc lá vẫn phải cân đối qua con đường nhập khẩu nguyên liệu thuốc lá vàng sấy có chất lượng tương đương với nguyên liệu thuốc lá sản xuất trong nước từ 20.000 đến 30.000 tấn, tiêu tốn nhiều triệu ngoại tệ Việc phát triển nguyên liệu thuốc lá góp phần quan trọng thay thế cho nguyên liệu ngoại nhập chất lượng tương đương với chi phí thấp hơn
Trang 10Ngoài việc thay thế cho nguyên liệu nhập khẩu, phát triển sản xuất nguyên liệu thuốc lá còn góp phần tăng cường xuất khẩu, tăng nguồn thu ngoại tệ cho các công ty thuốc lá Hiện nay chất lượng nguyên liệu thuốc lá sản xuất trong nước đã được nâng lên đáng kể, nếu được đầu tư một cách đúng mức thì chất lượng nguyên liệu của chúng ta cũng không thua kém chất lượng nguyên liệu của các nước tiên tiến trên thế giới, nhất là các nước trong khu vực Đồng thời sản lượng sản xuất cũng được tăng lên đáng kể đáp ứng cho việc xuất khẩu nguyên liệu thuốc lá
1.1.3.3 Đối với Nhà nước
* Hiệu quả kinh tế
Cây thuốc lá là cây công nghiệp ngắn ngày, có hiệu quả kinh tế cao so với một số cây trồng khác trong thời gian trước đây cũng như hiện nay Phát triển sản xuất nguyên liệu thuốc lá làm cho đời sống của người nông dân được nâng lên đồng thời cũng tăng nguồn thu cho ngân sách Nhà nước: kể cả trung ương và địa phương Sự so sánh hiệu quả của cây thuốc lá so với các cây trồng khác thể hiện qua các vùng như sau:
Bảng 1.1 Hiệu quả của cây thuốc lá so với các cây trồng khác
STT Loại cây trồng
Tổng chi phí SX (đ/ha)
Tổng thu nhập (đ/ha)
Lợi nhuận (đ/ha)
Tỷ suất lợi nhuận/ vốn đầu tư (%)
Trang 11Qua bảng trên ta thấy hiệu quả đem lại từ việc trồng thuốc lá cao hơn nhiều so với trồng các cây trồng khác, lợi nhuận trồng thuốc lá gấp 4,67 lần so với trồng cây lúa nước và gấp 4 lần so với trồng ngô
Ở miền núi phía Bắc nếu không trồng thuốc lá, người nông dân chỉ trồng một vụ lúa còn lại đất bị bỏ hoang Việc phát triển sản xuất nguyên liệu thuốc lá giúp cho tăng vòng quay sử dụng đất, góp phần chuyển dịch cơ cấu cây trồng ở các địa phương, thực hiện đẩy mạnh công tác xoá đói giảm nghèo
Phát triển sản xuất nguyên liệu thuốc lá góp phần giảm nhập khẩu đẩy mạnh xuất khẩu, có ý nghĩa quan trọng trong việc rút ngắn khoảng cách nhập siêu, tiến tới cân đối xuất – nhập
* Hiệu quả xã hội
Sản xuất nguyên liệu thuốc lá giải quyết lượng lao động rất lớn, tăng thu nhập cho người trồng, góp phần tạo công ăn việc làm, nâng cao đời sống dân cư, đẩy mạnh xoá đói giảm nghèo cho bà con nông dân vùng sâu vùng xa Làm cho
bộ mặt nông thôn các tỉnh miền núi ngày càng đổi thay, tạo điều kiện ổn định an ninh quốc phòng tại các tỉnh biên giới
Công tác đầu tư sản xuất nguyên liệu thuốc lá thông qua hợp đồng giữa các công ty thuốc lá và người nông dân nhằm thực hiện tốt chủ trương của Chính phủ trong việc tạo sự gắn kết chặt chẽ giữa công nghiệp và nông nghiệp, tăng cường mối liên minh công – nông Từng bước góp phần thay đổi cơ cấu cây trồng, phân bố lại lao động, phát triển cơ sở hạ tầng tại các địa phương vùng trồng nguyên liệu
1.2 Các nhân tố ảnh hưởng và các chỉ tiêu đánh giá phát triển nguyên liệu thuốc lá
1.2.1 Các nhân tố ảnh hưởng
1.2.1.1 Yếu tố khách quan
* Điều kiện tự nhiên
Trang 12Thuốc lá là một trong những cây trồng rất nhạy cảm với điều kiện sinh thái để sinh trưởng và phát triển, chính vì vậy điều kiện tự nhiên và tác động của các biện pháp kỹ thuật nông học ảnh hưởng rất lớn đến sự sinh trưởng và phát triển của cây thuốc lá Từ đặc tính sinh vật học của cây thuốc lá mà có những đòi hỏi cụ thể về khí hậu, thổ nhưỡng, chế độ dinh dưỡng và kỹ thuật canh tác
Đất đai: đất đai trồng thuốc lá giữ vai trò hết sức quan trọng trong việc hình thành chất lượng và năng suất thuốc lá Đặc tính của đất đai bao gồm các đặc tính vật lý, hoá học và sinh học có ảnh hưởng sâu sắc đến chế độ dinh dưỡng
để cho cây thuốc lá sinh trưởng và phát triển Thuốc lá là một cây trồng có độ thích nghi và phân bố rộng từ 400 Nam đến 600 vĩ Bắc nhưng tập trung phần lớn
ở vĩ độ Bắc và có thể trồng trên nhiều loại đất khác nhau: từ đất cát, đất phù sa, đất nâu vùng bán khô hạn, đất đen, đất xám đến đất đỏ, đất miền núi… Thuốc lá thích hợp với địa hình bằng phẳng và chủ động tưới tiêu nước, trên các vùng đất dốc do ảnh hưởng của rửa trôi, xói mòn nên cây thuốc lá sinh trưởng yếu dẫn đến giảm năng suất và chất lượng Theo một số nghiên cứu thuốc lá vàng sấy có năng suất và chất lượng tốt nhất khi được trồng trên đất trung tính đến kiềm (độ
Khí hậu là một trong những yếu tố quan trọng giúp cho cây thuốc lá đạt được những nét đặc thù về chất lượng theo từng vùng địa lý khác nhau Nói đến
Trang 13khí hậu là nói đến mối tương quan giữa nhiệt độ, độ ẩm, bức xạ mặt trời Cây thuốc lá là cây ngắn ngày, ưa ánh sáng trực tiếp Việt Nam là nước có khí hậu nhiệt đới, vì vậy cường độ bức xạ mặt trời tại các vùng trồng thuốc lá tại nước ta hiện nay khá thích hợp cho cây thuốc lá sinh trưởng và phát triển Nhiệt độ là một yếu tố cần thiết cho sự nẩy mầm, sinh trưởng và phát triển cây thuốc lá đồng thời quyết định quá trình chín của lá thuốc Thực nghiệm cho thấy, nhiệt độ cần thiết cho cây thuốc lá sinh trưởng và phát triển từ 200 đến 300, ở nhiệt độ 250 –
280 là nhiệt độ lý tưởng nhất cho cây thuốc lá sinh trưởng và phát triển
* Điều kiện kinh tế – xã hội
Dân số đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển nguyên liệu thuốc lá, số lượng và chất lượng lao động là những yếu tố cần thiết để thúc đẩy sản xuất Sản xuất nguyên liệu thuốc lá đòi hỏi áp dụng khoa học kỹ thuật cao hơn so với các cây trồng khác vì vậy những vùng có trình độ dân trí cao sẽ tiếp thu được sự chuyển giao khoa học kỹ thuật tốt hơn những vùng có trình độ dân trí thấp Thu nhập và mức sống của người nông dân
Cơ sở hạ tầng vùng trồng cũng ảnh hưởng lớn đến sự phát triển nguyên liệu thuốc lá Việc sản xuất nguyên liệu thuốc lá đòi hỏi phải có sự vận chuyển vật tư phân bón, than sấy, thuốc lá lá với số lượng lớn,` vì vậy cần phải chuyên chở bằng cơ giới hoá, do đó những vùng giao thông đi lại khó khăn sẽ hạn chế việc phát triển sản xuất nguyên liệu thuốc lá Cây thuốc lá không cần nhiều nước
và sức chịu hạn của nó khá tốt nhưng duy trì đủ độ ẩm và thường xuyên thì sẽ giúp cho cây thuốc lá phát triển tốt, tạo điều kiện tăng năng suất và chất lượng nguyên liệu.Chính bởi đặc tính này của cây thuốc lá mà yếu tố hệ thống thuỷ lợi phát triển cũng là một yếu tố cần thiết cho việc phát triển sản xuất nguyên liệu thuốc lá Ngoài ra, để sản xuất nguyên liệu thuốc lá phát triển thì hệ thống thông tin liên lạc cũng cần thiết phải được tăng cường
1.2.1.2 Yếu tố chủ quan
Trang 14Để tăng năng suất và chất lượng nguyên liệu, giống là yếu tố hàng đầu không thể thiếu được Nếu chúng ta sử dụng giống cũ thì mặc dù có nhiều cải tiến về quy trình sản xuất như bón phân, chế độ canh tác… nhưng năng suất vẫn thấp (1,1 đến 1,2 tấn/ha), chất lượng không cao (tỷ lệ cấp I,II,III đạt dưới 50%) Chính vì vậy việc đầu tư giống mới có năng suất chất lượng cao có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong phát triển sản xuất nguyên liệu thuốc lá
Trình độ tiếp thu và ứng dụng khoa học kỹ thuật của người sản xuất cũng ảnh hưởng lớn đến năng suất và chất lượng nguyên liệu thuốc lá Sản xuất nguyên liệu thuốc lá đòi hỏi phải tuân thủ quy trình kỹ thuật của các giai đoạn sản xuất như: kỹ thuật trồng trọt, kỹ thuật hái sấy và kỹ thuật phân cấp, bảo quản nguyên liệu; trong đó kỹ thuật trồng trọt và hái sấy có tác động quan trọng và ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất và chất lượng nguyên liệu thuốc lá sản xuất Chính vì vậy nếu người lao động có kiến thức hoặc trình độ tiếp thu khoa học kỹ thuật cao sẽ áp dụng các quy trình kỹ thuật tốt hơn và sẽ đem lại hiệu quả cao hơn trong sản xuất
Một yếu tố cũng không kém phần quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến phát triển nguyên liệu thuốc lá, đó là cơ sở vật chất kỹ thuật cho trồng, sơ chế, chế biến và bảo quản nguyên liệu thuốc lá như: hệ thống tưới tiêu, hệ thống giao thông, lò sấy thuốc lá, kho tàng lán trại… Cơ sở vật chất thiếu thốn hoặc không đảm bảo thì việc phát triển nguyên liệu thuốc lá sẽ bị hạn chế
1.2.2 Các chỉ tiêu đánh giá phát triển nguyên liệu thuốc lá
1.2.2.1 Chỉ tiêu về diện tích, năng suất và sản lượng
Diện tích là chỉ tiêu đầu tiên và quan trọng nhất để đánh giá sự phát triển nguyên liệu thuốc lá Nó là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến sản lượng sản xuất Chỉ tiêu này được gọi là phát triển khi nó ổn định và tăng trưởng qua các năm sản xuất theo nhu cầu thị trường và kế hoạch của các công ty nguyên liệu thuốc
lá
Trang 15Mỗi giống thuốc lá cho năng suất sản xuất khác nhau và mỗi vùng trồng cũng cho một năng suất sản xuất khác nhau Nhưng chỉ tiêu năng suất được đánh giá là phát triển khi nó đạt được năng suất tối đa của giống đó, đối với quy định
ở mỗi vùng trồng ví dụ như thuốc lá vàng sấy C176 trồng ở Lạng Sơn có năng suất tối đa là 1,8 tấn/ha, trồng ở Bắc Giang là 2,2 tấn/ha (nguyên liệu sau khi sấy)
Sản lượng là yếu tố kết tinh từ diện tích trồng và năng suất sản xuất Do vậy chỉ tiêu này được đánh giá là phát triển khi hai yếu tố trên phát triển
1.2.2.2 Chỉ tiêu về chất lượng
Chất lượng nguyên liệu là yếu tố chính ảnh hưởng đến chất lượng thuốc lá điếu Chất lượng nguyên liệu thuốc lá phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó giống, vị trí địa lý vùng trồng, kỹ thuật canh tác và kỹ thuật sơ chế đóng vai trò quan trọng Song chỉ tiêu về chất lượng được đánh giá theo các tiêu chí sau:
Trang 16+ Loại trung bình: 25 – 28 điểm;
+ Loại kém: dưới 20 điểm
Căn cứ vào các tiêu chí trên có thể đánh giá chất lượng thuốc lá vàng sấy thành 2 vùng:
+ Vùng A: có điểm bình hút từ 38 điểm trở lên, gồm các tỉnh: Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Hà Giang, Tuyên Quang, Sơn La, Lào Cai, huyện Võ Nhai – Tỉnh Thái Nguyên Nhóm này có chất lượng tương đối tốt, có hương thơm đặc trưng, vị đậm dễ chịu, hơi nóng, nặng vừa phải, cháy tốt, tàn trắng, phù hợp cho phối chế thuốc điếu trung, cao cấp
+ Vùng B: có điểm hút dưới 38 điểm, gồm các tỉnh Bắc Giang, Thanh Hoá, Hà Nội, Hà Tây … có chất lượng trung bình, hương thơm trung bình, hơi tạp, vị hơi đắng, độ cháy trung bình, tàn xám trắng, chủ yếu sử dụng làm chất độn trong phối chế thuốc điếu
* Chỉ tiêu cấp loại nguyên liệu
Đây là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá sự phát triển nguyên liệu thuốc lá Dựa vào cấp loại thuốc lá, các nhà máy thuốc lá điếu có thể phối chế các mác thuốc khác nhau theo một công thức nhất định Để sản xuất thuốc lá điếu cấp cao cần phải có nguyên liệu thuốc lá cấp cao Hơn nữa, thuốc lá cấp cao có giá trị cao hơn nhiều thuốc lá cấp thấp, khi sản xuất được nhiều thuốc lá cấp cao thì hiệu quả kinh tế của người trồng thuốc lá cũng như các công ty đầu tư sản xuất thuốc lá sẽ cao hơn Vì vậy, tỷ lệ cấp cao trong sản xuất nguyên liệu thuốc lá tăng lên càng nhiều và tỷ lệ này đạt từ 85% trở lên thì được đánh giá là sản xuất nguyên liệu thuốc lá phát triển
Trang 17Căn cứ vào vị trí lá, kích thước, màu sắc, độ tổn thương sâu bệnh, độ tổn thương cơ học, màu tạp và một số chỉ tiêu khác (độ dầu dẻo, độ dầy, độ mịn) để phân biệt cấp loại nguyên liệu thuốc lá Theo tiêu chuẩn phân cấp nguyên liệu thuốc lá vàng sấy TCL26-01-02 do Bộ Công nghiệp phê duyệt, nguyên liệu thuốc lá vàng sấy phân ra thành 17 cấp lá và 2 cấp mảnh:
1.3.1.1 Chính sách khuyến khích đầu tư trong nước và nước ngoài đối với việc phát triển nguyên liệu thuốc lá
Chính sách khuyến khích đầu tư trong nước: Tạo điều kiện cho mọi thành phần kinh tế có khả năng đầu tư nếu có đầy đủ các yêu cầu theo quy định Điều này tạo sự thuận lợi cho việc đầu tư phát triển vùng trồng nguyên liệu
Chính sách đầu tư nước ngoài vào Việt Nam: Chính sách này khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài tham gia đầu tư phát triển vùng trồng nguyên
Trang 18liệu thuốc lá trong nước, nhằm sản xuất ra các loại nguyên liệu có chất lượng cao đạt phẩm cấp quốc tế Đồng thời khuyến khích vào lĩnh vực chế biến nguyên liệu thuốc lá để thay dần nguyên liệu cao cấp nhập khẩu và hướng tới xuất khẩu, giảm kim ngạch nhập khẩu và tăng thu cho ngân sách Nhà nước
1.3.1.2 Chính sách khuyến khích xuất khẩu
Để khuyến khích xuất khẩu nguyên liệu thuốc lá, giảm dần sự chênh lệch giữa xuất khẩu và nhập khẩu trong lĩnh vực này, chính sách ưu đãi thuế quan, miễn thuế xuất khẩu nguyên liệu thuốc lá sẽ giúp cho các doanh nghiệp trong nước giảm chi phí xuất khẩu và như vậy sản phẩm xuất khẩu sẽ có ưu thế cạnh tranh hơn Chính sách cho vay vốn đầu tư xuất khẩu với lãi suất ưu đãi từ quỹ hỗ trợ xuất khẩu của Nhà nước và hỗ trợ vốn lưu động cho các doanh nghiệp thực hiện công tác xuất khẩu nguyên liệu thuốc lá, chính sách thưởng cho những sản phẩm xuất sang những thị trường mới hoặc quy định các thủ tục xuất nhập khẩu thông thoáng là những chính sách động viên và tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp trong công tác xuất khẩu nguyên liệu thuốc lá
1.3.1.3 Chính sách bảo hộ vùng trồng trong nước
Chúng ta đang chuẩn bị gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO, sau khi gia nhập chính thức, các sản phẩm sản xuất trong nước nói chung và sản phẩm của ngành thuốc lá nói riêng sẽ phải chịu áp lực cạnh tranh gay gắt ngay tại thị trường nội địa Do đó chính sách bảo hộ nguyên liệu vùng trồng trong nước vô cùng quan trọng trong việc phát triển nguyên liệu thuốc lá
1.3.1.4 Các chính sách và giải pháp về tài chính để đầu tư phát triển nguyên liệu thuốc lá
Các công ty đầu tư trồng cây thuốc lá chủ yếu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, do đó hạn chế về vốn và khả năng đầu tư Việc hỗ trợ về mặt tài chính của Chính phủ đối với các công ty này là hết sức quan trọng, nó góp phần thúc đẩy công tác đầu tư phát triển vùng trồng nguyên liệu thuốc lá Việc hỗ trợ này thông
Trang 19qua các hình thức như: Quỹ đầu tư trồng và chế biến nguyên liệu thuốc lá, quỹ bình ổn giá…
1.3.1.5 Ngoài các chính sách trên, chính sách hỗ trợ phát triển cơ sở hạ
tầng cho các vùng trồng, chính sách xoá đói giảm nghèo và chính sách về khoa học công nghệ và đào tạo cũng cần thiết trong việc thúc đẩy phát triển nguyên liệu thuốc lá
1.3.2 Vai trò của ngành thuốc lá
Để phát triển sản xuất nguyên liệu thuốc lá, ngành thuốc lá đóng một vai trò quan trọng, thể hiện ở những lĩnh vực sau:
Ngành cần phải cam kết thực hiện đầu tư ứng trước giống, vật tư nông
nghiệp, một số vật tư khác phục vụ cho sản xuất … và bao tiêu sản phẩm cho nông dân Đây là yếu tố quan trọng nhất giúp nông dân yên tâm trồng cây thuốc
lá
Việc hỗ trợ đầu tư cải tạo hệ thống thuỷ lợi, hệ thống giao thông và các cơ
sở hạ tầng khác cũng tạo điều kiện thuận lợi cho đẩy mạnh phát triển sản xuất, nhất là ở các vùng sâu, vùng xa
Công tác chuyển giao khoa học kỹ thuật đóng vai trò then chốt trong việc
mở rộng và phát triển diện tích trồng
Một vấn đề quan trọng giúp nông dân phấn khởi trồng cây thuốc lá là phương thức thu mua thuận tiện và giá cả thu mua hợp lý, là yếu tố tạo hiệu quả cao trong sản xuất của người nông dân
1.3.2 Vai trò của nông dân
Nông dân là đối tác quan trọng của các doanh nghiệp trong ngành thuốc
lá, là người trực tiếp thực hiện nhiều công đoạn trong quá trình sản xuất nguyên liệu thuốc lá Do vậy, sự đóng góp của nông dân đối với sự phát triển nguyên liệu thuốc lá là rất cần thiết
Trang 20Muốn có được sản phẩm đạt tiêu chuẩn chất lượng thì người nông dân cần phải thực hiện tốt quy trình kỹ thuật sản xuất từ khâu gieo trồng, hái sấy và phân cấp, giúp cho các nhà đầu tư thực hiện được mục tiêu đầu tư của mình là mua được nguyên liệu thuốc lá đủ về số lượng và đảm bảo về chất lượng Như vậy liên minh công nông ngày càng gắn kết, tạo điều kiện thúc đẩy phát triển sản xuất nguyên liệu thuốc lá
Ngoài ra, việc thực hiện nghiêm túc các điều khoản đã ký kết trong hợp đồng kinh tế giữa nông dân với các nhà đầu tư cũng góp phần đẩy mạnh sản xuất phát triển như việc bán hết sản phẩm trên diện tích đã ký hợp đồng và trả hết tiền đầu tư ứng trước cho các công ty đầu tư sản xuất nguyên liệu, tạo lòng tin cho các nhà đầu tư tiếp tục thực hiện đầu tư trong những năm tiếp theo
1.4 Kinh nghiệm một số nước về phát triển nguyên liệu thuốc lá
1.4.1 Kinh nghiệm của Trung Quốc
Trung Quốc là nước sản xuất thuốc lá lớn nhất trên thế giới Trong những năm gần đây, sản lượng bình quân trên 2,3 triệu tấn/năm Thuốc lá được trồng tập trung ở các tỉnh phía Nam Trung Quốc như: Vân Nam, Quảng Tây, Quảng Đông… Trung Quốc hiện có khoảng 300 triệu người nghiện thuốc lá, sản xuất
và tiêu thụ khoảng 1.800 tỷ điếu thuốc/năm Ngành snả xuất thuốc lá có quan hệ đến số công nhân làm việc trong 200 nhà máy thuốc lá điếu và 10 triệu nông dân trồng thuốc lá
Để có thể quản lý ngành thuốc lá từ Trung ương đến địa phương, năm
1981 Chính phủ Trung Quốc đã ban hành một số quy định về quản lý ngành thuốc lá, đến tháng 1/1982 thành lập Tổng công ty thuốc lá và tháng 1/1984 thành lập cục độc quyền thuốc lá Nhà nước Cục độc quyền thuốc lá Nhà nước là đơn vị hành chính cao nhất quản lý ngành thuốc lá, trực thuộc quốc vụ viện Trung Quốc Cơ cấu quản lý của cục độc quyền thuốc lá trải dài theo chiều dọc
Trang 21từ Trung ương xuống Tỉnh, xuống Châu (Khu), xuống Huyện, đồng thời có sự phân cấp về quản lý giữa cục độc quyền các cấp
Xác định thuốc lá là loại hàng hoá đặc biệt, có tác dụng kích thích, tạo ra hưng phấn và ảnh hưởng đến sức khoẻ của người tiêu dùng, nhưng trong xã hội hiện nay mặt hàng này là một nhu cầu có thật Do vậy Chính phủ Trung Quốc tăng cường quản lý và kiểm soát chặt chẽ việc sản xuất thuốc lá nhằm đảm bảo sức khoẻ cho nhân dân và mang lại hiệu quả cao cho nền kinh tế
Năm 1991 - 1992 Chính phủ Trung Quốc đã ban hành luật độc quyền thuốc lá.Luật độc quyền thuốc lá nhằm mục đích kiểm soát và bảo vệ ngành thuốc lá Nhà nước quản lý ngành thuốc lá theo luật, từ khâu sản xuất kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm đến xuất khẩu đều phải theo quy định của luật và tập trung ở ba điểm chủ yếu sau: Quản lý, lãnh đạo thống nhất; Quản lý cả theo chiều dọc và chiều ngang, trong đó lấy quản lý dọc theo chuyên ngành làm chủ đạo; Chuyên doanh, chuyên bán
Kể từ khi thực hiện Luật Độc quyền thuốc lá và điều lệ thực thi kèm theo cho đến nay, cùng với quá trình sắp xếp lại ngành thuốc lá, ngành thuốc lá Trung Quốc đã có bước phát triển vượt bậc Việc kiểm soát tác hại thuốc lá đến sức khoẻ người tiêu dùng cũng chặt chẽ hơn, hàm lượng tar và nicotin trong thuốc lá giảm đáng kể Các nhà máy sản xuất thuốc lá đã được đầu tư đổi mới công nghệ, thuốc lá của Trung Quốc sản xuất có thể cạnh tranh và chiếm lĩnh hoàn toàn thị trường trong nước
Cơ chế quản lý ngành thuốc lá của Trung Quốc là cơ chế quản lý đặc biệt mang màu sắc hành chính, thể hiện ở ba đặc trưng sau:
+ Kế hoạch:
Ngành thuốc lá Trung Quốc là ngành có sự kế hoạch hoá và chuyên môn hoá cao, thực hiện lập kế hoạch từ khâu trồng nguyên liệu, sấy lá, sản xuất sản phẩm thuốc lá điếu, kinh doanh và xuất nhập khẩu sản phẩm thuốc lá
Trang 22Hàng năm, cục độc quyền Nhà nước xem xét, nghiên cứu nhu cầu thị trường chỉ đạo Cục Độc quyền các địa phương xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh, có căn cứ vào điều kiện thực tế của mỗi tỉnh Sau đó Cục Độc quyền Trung ương tổng hợp thành kế hoạch của toàn ngành trình Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước xem xét phê duyệt
Sau khi tiến hành thẩm định trên cơ sở đề nghị của Cục Độc quyền thuốc
lá Nhà nước, Uỷ ban Nhà nước sẽ phê duyệt và giao kế hoạch cho các tỉnh Căn
cứ vào kế hoạch được giao, các đơn vị triển khai trồng nguyên liệu và sản xuất thuốc lá điếu và chỉ được phép trong kế hoạch được giao Tuy nhiên, cũng có sự điều chỉnh kế hoạch tuỳ vào tình hình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trong quá trình thực hiện kế hoạch
Mỗi nhà máy sản xuất thuốc lá điếu được giao cho sản xuất vài nhãn thuốc nhất định, trường hợp phát triển sản phẩm mới phải báo cáo cho cục độc quyền
+ Quản lý có giấy phép: Theo Luật độc quyền thì tất cả 9 loại sản phẩm gồm thuốc điếu, thuốc xì gà, thuốc lá sợi, thuốc lá sấy lại, thuốc lá, giấy vấn thuốc lá, đầu lọc, sợi làm đầu lọc, thiết bị chuyên dùng trong ngành thuốc lá đều phải có giấy phép sản xuất kinh doanh
+ Quản lý về thuế và giá cả: thực hiện chính sách đánh thuế cao để quản
lý Giá mua bán nguyên liệu thuốc lá do Uỷ ban Vật giá Nhà nước ban hành trên
cơ sở đề nghị của Cục độc quyền thuốc lá, giá này được quy định cho từng vùng theo từng cấp loại (hiện nay có 40 cấp thuốc lá lá)
1.4.2 Kinh nghiệm của Ấn Độ
Ấn Độ là nước xếp thứ 3 sau Trung Quốc và Mỹ về sản xuất thuốc lá Diện tích trồng hàng năm khoảng 450.000 ha, sản lượng khoảng 700.000 tấn; trong đó xuất khẩu được hơn 70.000 tấn nguyên liệu thuốc lá
Chính phủ kiểm soát thông qua Uỷ ban thuốc lá (cơ quan điều hành thuốc
lá của Chính phủ) Việc kiểm soát đối với sản xuất và tiêu thụ sẽ tuỳ thuộc vào
Trang 23từng chủng loại nguyên liệu thuốc lá Và Chính phủ quan tâm đến giá sàn để làm
cơ sở cho việc mua bán nguyên liệu thuốc lá, ví dụ: thuốc virginia truyền thống,
Uỷ ban thuốc lá kiểm soát với 17 mức giá sàn hoặc thuốc Virginia NLS Uỷ ban thuốc lá kiểm soát với 4 mức giá sàn
1.4.3 Kinh nghiệm của các nước Asean
Hầu hết các nước thành viên của Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) đều sản xuất nguyên liệu thuốc lá Các nước Asean sử dụng nguyên liệu nội địa để sản xuất thuốc lá điếu nhãn hiệu trong nước, các mác thuốc sản xuất theo lixăng nước ngoài cũng có sử dụng một phần nguyên liệu nội địa Ngoài việc tự túc một phần nguyên liệu trong nước, các nước trong khu vực còn
có nhu cầu nhập khẩu nguyên liệu chất lượng cao ước khoảng 70.000 tấn/năm: trong đó Indonesia hàng năm nhập khoảng 21.000 tấn, Philippinnes 20.000 tấn, Thái Lan 8.000 tấn…
1.4.4 Bài học rút ra từ kinh nghiệm của các nước
Qua nghiên cứu thực tiễn phát triển nguyên liệu thuốc lá của một số nước
có điều kiện tự nhiên và xã hội tương tự như nước ta, có thể rút ra một số kinh nghiệm có tính gợi mở rất bổ ích đối với việc phát triển nguyên liệu thuốc lá ở Việt Nam
1.4.4.1 Vai trò của công tác sản xuất nguyên liệu thuốc lá
Sản xuất nguyên liệu thuốc lá là một ngành quan trọng của quốc gia, do tính chất đặc thù của sản phẩm được tạo ra từ cây thuốc lá, nhu cầu sử dụng nguyên liệu trong nước và xuất khẩu đang được mở rộng
Thuốc lá đem lại lợi ích kinh tế cho nhiều quốc gia Nhiều tổ chức thuốc lá độc quyền quốc gia, cũng như các hãng độc quyền sản xuất thuốc lá điếu, chế biến nguyên liệu thuốc lá… được hình thành nhằm khai thác triệt để lợi ích kinh
tế của thuốc lá
Trang 24Các nước đang phát triển có xu hướng sản xuất thuốc lá nguyên liệu tăng hơn các nước phát triển
1.4.4.2 Tình hình sản xuất và xuất khẩu nguyên liệu thuốc lá
* Tình hình sản xuất nguyên liệu thuốc lá
Hệ thống sản xuất cây thuốc lá rất khác nhau: Từ những nông trại lớn đến các hộ gia đình nhỏ Đặc trưng trong sản xuất nhỏ là sử dụng nhiều lao động còn
cơ giới hoá sử dụng ít hoặc không sử dụng, trong khi đó ở những nông trại lớn thì hạn chế sử dụng lao động và sản xuất chủ yếu bằng cơ giới hoá (chủ yếu sử dụng lao động theo mùa vụ) Ở những nông trại lớn việc áp dụng khoa học kỹ thuật để thúc đẩy sản xuất phát triển là yếu tố hết sức quan trọng ví dụ như việc bón phân, sử dụng thuốc phòng trừ sâu bệnh…; còn các hộ gia đình sản xuất nhỏ, công tác đầu tư khoa học kỹ thuật vào sản xuất còn hạn chế Do đó, ở những nông trại lớn, năng suất lao động và hiệu quả trồng cây thuốc lá thường cao hơn các hộ sản xuất nhỏ
Hai yếu tố sản xuất nổi bật trong việc trồng cây thuốc lá là đất đai và lao động Hai yếu tố này phải phối hợp bằng nhiều cách khác nhau tuỳ thuộc vào sự khan hiếm tương đối của chúng
* Xuất khẩu nguyên liệu thuốc lá
Các quốc gia xuất khẩu nguyên liệu thuốc lá kể cả quốc gia xuất khẩu nhiều nhất cũng cần phải nhập khẩu một khối lượng nguyên liệu thuốc lá cần thiết để sản xuất thuốc lá trong nước Lý do có thể là nhập khẩu nguyên liệu để sản xuất các nhãn thuốc lá ngoại nhập hoặc dùng để phối chế với các loại nguyên liệu trong nước tạo ra những sản phẩm thuốc lá đặc trưng riêng
Mặt khác để cân đối cung – cầu nguyên liệu thuốc lá trong nước hoặc do
sự hạn chế sản xuất thuốc lá mà nhiều nước có xu hướng đẩy mạnh xuất khẩu nguyên liệu thuốc lá ra thị trường thế giới Nếu công tác xuất khẩu nguyên liệu thuốc lá được phát triển, vừa đảm bảo tăng thu ngoại tệ cho đất nước vừa giải
Trang 25quyết được công ăn, việc làm cho người lao động, đặc biệt là lao động ở khu vực nông thôn Đặc tính này phát huy hiệu quả rõ rệt ở những nước sản xuất nông nghiệp là chính
1.4.4.3 Chính sách của Nhà nước đối với phát triển nguyên liệu thuốc lá
Hầu hết các nước sản xuất thuốc lá, Chính phủ luôn đóng vai trò quan trọng và tích cực trong việc quản lý ngành công nghiệp này Ở một vài quốc gia, đặc biệt là Trung Quốc, Chính phủ kiểm soát hoàn toàn việc trồng và buôn bán nguyên liệu thuốc lá Trong khi đó ở những quốc gia khác, những uỷ ban hoặc hiệp hội dưới sự ảnh hưởng của Chính phủ, thực hiện việc điều hành có kiểm soát ngành công nghiệp này Các định chế đặc trưng thường là cơ quan kiểm soát độc quyền thuốc lá, uỷ ban marketing hay quỹ bình ổn
Chương 2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NGUYÊN LIỆU THUỐC LÁ
Ở MIỀN BẮC NƯỚC TA
2.1 Tình hình sản xuất nguyên liệu thuốc lá ở miền Bắc nước ta
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của ngành sản xuất thuốc lá nguyên liệu ở Việt Nam qua các thời kỳ
Từ sau Cách mạng tháng 8 (năm 1945) đến trước thời kỳ đổi mới, nông nghiệp Việt Nam đã trải qua mấy chục năm phát triển với những bước thăng
Trang 26trầm đáng ghi nhớ Đó là thời kỳ phát triển có tính chất quá độ từ một nền nông nghiệp tự túc, tự cấp, quảng canh, độc canh sản xuất nhỏ tiến tới một nền nông nghiệp hàng hoá thâm canh, đa canh, sản xuất lớn Quá trình đó còn gắn liền với từng bước chuyển đổi cơ chế quản lý nông nghiệp, trong đó có thành công và cũng có khuyết điểm Tác động hai mặt của cơ chế quản lý đối với sự phát triển nông nghiệp Việt Nam còn in đậm theo mốc thời gian bởi các bước đi thăng trầm cho đến khi có sự đổi mới, bởi sự ra đời Nghị quyết 10 của Bộ chính trị (Khoá 4) về đổi mới công tác quản lý nông nghiệp (4/1988)
Là ngành trồng trọt, cung cấp thuốc lá nguyên liệu chủ yếu cho công nghiệp sản xuất thuốc điếu, trong quá trình hình thành và phát triển cũng đã trải qua những bước thăng trầm như thế
Trên góc độ lịch sử kinh tế, có thể chia những chặng đường phát triển của ngành sản xuất thuốc lá nguyên liệu theo các thời kỳ sau đây:
2.1.1.1 Thời kỳ trước năm 1954
Cây thuốc lá trồng không thành vùng rộng, rải rác ở một số địa phương từ Bắc vào Nam, mang tính chất tự cấp, tự túc và tự phát là chính, chủ yếu cung cấp cho nhu cầu của người dân địa phương như: thuốc lá sợi vàng phơi ở Nho Quan (Ninh Bình), Vĩnh Lộc, Vĩnh Thuỷ (Thanh Hoá), Ba Vì (Sơn Tây), Thuận Hải và một số vùng miền Tây Nam Bộ, diện tích và sản lượng không đáng kể
2.1.1.2 Thời kỳ sau hoà bình lập lại đến năm 1975
Cùng với việc xây dựng nhà máy thuốc lá Thăng Long tháng 1/1957, cây thuốc lá mới thực sự đưa vào trong cơ cấu cây trồng nông nghiệp Thời kỳ này, các cán bộ của nhà máy phối hợp với các Công ty nông sản ở các địa phương để đưa giống thuốc lá, tổ chức vận động nông dân và các hợp tác xã nông nghiệp trồng thuốc lá Việc phát triển trồng thuốc lá ở các địa phương được tiến hành theo kế hoạch từ Chính phủ, quản lý sản xuất theo cơ chế “giao – nhận”, chưa
Trang 27chịu sự tác động của quy luật cung – cầu và ứng dụng của khoa học kỹ thuật còn hạn chế
Sau đó chuyên gia Trung Quốc sang tổ chức hướng dẫn nông dân trồng, hái, sấy Bước đầu điều tra khái quát tính chất thổ nhưỡng, tiểu khí hậu để xác định vùng trồng thích hợp Các giống đưa vào chủ yếu là các giống nhập nội tự nhiên từ Trung Quốc, quy trình kỹ thuật phổ biến theo kinh nghiệm của Trung Quốc
Trong thời gian này, nguyên liệu thuốc lá trồng ở phía Bắc hầu hết là giống thuốc lá vàng sấy lò Virginia Do cơ chế quản lý kế hoạch hoá tập trung theo mô hình hợp tác xã nông nghiệp nên lợi ích người nông dân không được quan tâm thoả đáng, vì vậy sự quan tâm đúng mức việc đầu tư lao động của người trồng bị sao nhãng Nguyên nhân này đã đưa đến chất lượng nguyên liệu thuốc lá rất kém, tỷ lệ cấp tốt thấp Các nhà máy thuốc lá điếu thời kỳ này chỉ quan tâm đến việc mua sản phẩm theo kế hoạch, không quan tâm đến chất lượng nguyên liệu thuốc lá Công tác chỉ đạo sản xuất tại các trạm thu mua nguyên liệu thường được thực thi bởi các cán bộ không được đào tạo chính quy ở các trường
kỹ thuật nghiệp vụ, nên công việc của họ chỉ dừng ở bước theo dõi, nắm tiến độ thống kê về gieo trồng và sản xuất qua các báo cáo của Ban quản lý hợp tác xã
Vì vậy, để sản xuất thuốc điếu cao cấp theo yêu cầu của Nhà nước, các nhà máy thuốc lá điếu phải nhập nguyên liệu của các nước Trung Quốc, Triều Tiên Mặc dầu vậy, sản phẩm chủ yếu chỉ là thuốc không đầu lọc
2.1.1.3 Thời kỳ từ năm 1975 đến năm 1987
Cả nước thống nhất, ngành thuốc lá được tiếp thu 2 nhà máy thuốc lá điếu
ở Sài Gòn là hãng thuốc lá Mic (Nay là nhà máy thuốc lá Sài Gòn) và hãng thuốc
lá Bastos (nay là nhà máy thuốc lá Vĩnh Hội) Nhu cầu tiêu thụ thuốc lá trong cả nước tăng nhanh, cung không đủ cầu do năng lực sản xuất của các nhà máy trong Tổng Công ty thuốc lá Việt Nam hạn chế về công suất, kỹ thuật, dẫn đến nhiều
Trang 28địa phương trong cả nước từ quận, huyện, tỉnh đua nhau sản xuất thuốc lá điếu dưới nhiều hình thức thủ công, bán cơ giới
Thị trường nguyên liệu thuốc lá cũng có phần nào sôi động, tuy nhiên vẫn
bị khống chế bởi sự phân chia thị trường và chịu sự chỉ đạo giá cả từ Chính phủ Thời kỳ này thị trường nguyên liệu thuốc lá mất cân đối cung cầu Nhằm kích thích phát triển vùng trồng thuốc lá, để tăng nhanh diện tích trồng và sản lượng cung ứng nên Chính phủ ban hành chính sách khuyến khích các địa phương vùng trồng như: Thông tư 108 (ban hành năm 1980), trong đó quy định mặt hàng thuốc lá nguyên liệu sản xuất tại địa phương phải chịu thuế hàng hoá 40% trên giá mua; tiếp theo là Quyết định 98/HĐBT (ban hunch năm 1983) về sản lượng vượt kế hoạch, địa phương hưởng 20 bao thuốc lá/kg sản phẩm theo giá bán buôn xí nghiệp, thực chất chính sách này là san sẻ một phần lợi nhuận từ sản phẩm thuốc bao của ngành công nghiệp cho nông nghiệp
Từ những năm 1980, thuốc lá nguyên liệu tăng nhanh cả về diện tích và sản lượng ở tất cả các vùng trồng mà đỉnh cao là vụ Đông Xuân năm 1985 cả nước đạt diện tích 42.392 ha với sản lượng là 38.199 tấn; trong đó miền Bắc đạt 21.377 ha với sản lượng 16.181 tấn, miền Nam đạt 21.015 ha với sản lượng 22.018 tấn
Nhưng lợi ích thực sự do chính sách mang lại chủ yếu nằm ở các cơ quan lãnh đạo địa phương như: tỉnh, huyện, xã, hợp tác xã còn đích thực người trồng thì cái lợi được hưởng không đáng kể
Do đặc điểm sản xuất và theo tập quán, việc trồng thuốc lá nâu phơi được trồng chủ yếu ở các tỉnh phía Nam, còn thuốc lá vàng sấy lò Virginia được trồng chủ yếu ở các tỉnh phía Bắc Vì thế, mặc dầu nguyên liệu thuốc lá vàng sấy lò trồng ở miền Bắc không đáp ứng đủ cho yêu cầu sản xuất của các nhà máy, nhưng người nông dân vẫn coi thuốc lá như một cây trồng có tính nghĩa vụ mà người quản lý thực thi kế hoạch của Chính phủ vẫn là Hợp tác xã Ở miền Nam
Trang 29sự quan tâm đầu tư của nông dân được chú trọng do sản xuất của nông dân phần nào chủ động, tuy nhiên công nghệ trồng chủ yếu vẫn dựa vào kinh nghiệm truyền thống, sự tác động của khoa học kỹ thuật chưa được quan tâm
Đó là những lý do chủ yếu đưa đến chất lượng không được cải thiện và nguyên liệu chỉ đáp ứng để sản xuất thuốc lá cấp thấp và trung bình Mặc dầu thời gian này, công tác nguyên liệu đã được Tổng công ty thuốc lá Việt Nam và các nhà máy thuốc lá điếu quan tâm về chính sách, cũng như đội ngũ cán bộ làm công tác nguyên liệu đã có bước chuyển biến về chất lượng, thông qua việc bổ sung và đào tạo cán bộ có trình độ kỹ sư, trung cấp nông nghiệp, cử nhân kinh tế cho các trạm trại để thay thế cho các cán bộ mang tính chất phong trào trước đây
Trong giai đoạn này, công tác nghiên cứu khoa học kỹ thuật và đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật ứng dụng vào nông nghiệp đã được chú trọng, thể hiện bằng
sự hợp tác khoa học với các nước Xã hội Chủ nghĩa như Liên Xô, Bungari, Cuba
để đưa các giống mới vào trồng thử ở miền Bắc Phòng nghiên cứu trung tâm thuốc lá cũng cử cán bộ kỹ thuật đưa giống thuốc lá vàng vào trồng thử ở các tỉnh phía Nam như vùng Phú Khánh các năm 1979 - 1982
2.1.1.4 Thời kỳ từ năm 1988 đến nay
Cùng với sự chuyển đổi nền kinh tế từ kế hoạch hoá tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước thì các mô hình quản lý kinh tế của các ngành cũng có sự chuyển đổi nhanh chóng
Với định hướng Nghị quyết 10 của Bộ chính trị trong nông nghiệp và Quyết định 217/HĐBT của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ) đối với các cơ sở sản xuất nông nghiệp, thì kế hoạch sản xuất không
bị gò bó bởi các kế hoạch sản xuất hàng năm từ Chính phủ, mà có sự bung ra mạnh mẽ từ các cơ sở sản xuất kể cả trong lĩnh vực nông nghiệp và công nghiệp Khái niệm về sự “Liên minh công nông” có lúc bị lãng quên, nhường chỗ cho
Trang 30Để quản lý ngành thuốc lá một cách có hiệu quả, Nhà nước có quyết định thành lập Tổng công ty thuốc lá Việt Nam trên cơ sở sắp xếp các doanh nghiệp trong nội bộ ngành thuốc lá trên cả nước (năm 1991) Đây là hướng tổ chức lại sản xuất để thích hợp với cơ chế thị trường vì vậy sản xuất của ngành thuốc lá được chuyển theo hướng chuyên môn hoá cao Trên cơ sở này, sản xuất nguyên liệu thuốc lá cũng đặc biệt được chú trọng, Tổng công ty Thuốc lá Vịêt Nam quyết định thành lập 2 công ty nguyên liệu chuyên quản lý đầu tư, sản xuất, thu mua và chế biến nguyên liệu thuốc lá với mục đích đảm bảo cung ứng nguyên liệu trong nước đủ về số lượng và đáp ứng về chất lượng theo đòi hỏi của thị trường; đó là công ty nguyên liệu thuốc lá Nam (năm 1991) và công ty nguyên liệu thuốc lá Bắc (năm 1993) Bên cạnh đó, Tổng công ty cũng giao cho viện kinh tế kỹ thuật thuốc lá quản lý đầu tư, sản xuất và thu mua nguyên liệu thuốc
lá tại tỉnh Cao Bằng
2.1.2 Các công ty đầu tư sản xuất nguyên liệu thuốc lá ở miền Bắc
Trang 31Ở miền Bắc công tác đầu tư phát triển sản xuất nguyên liệu thuốc lá, được Tổng công ty thuốc lá Việt Nam giao nhiệm vụ cho Công ty nguyên liệu thuốc lá Bắc là đơn vị chuyên ngành của Tổng công ty đảm nhận là chính Song bên cạnh
đó Viện Kinh tế kỹ thuật thuốc lá là đơn vị nghiên cứu khoa học kỹ thuật cũng được Tổng công ty giao nhiệm vụ đầu tư phát triển sản xuất nguyên liệu của một tỉnh ở miền Bắc với mục đích là ứng dụng khoa học kỹ thuật vào thực tiễn sản xuất
Viện kinh tế kỹ thuật thuốc lá là thành viên của Tổng công ty thuốc lá Việt Nam, có chức năng, nhiệm vụ nghiên cứu và ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất thuốc lá từ khâu nguyên liệu đến sản xuất thuốc lá điếu Đồng thời được Tổng công ty giao nhiệm vụ quản lý, đầu tư, phát triển sản xuất nguyên liệu thuốc lá tại tỉnh Cao Bằng Tại Cao Bằng Viện thành lập một trạm nguyên liệu, hàng năm có trách nhiệm đầu tư sản xuất và thu mua nguyên liệu thuốc lá với diện tích từ 1.500 đến 1.800 ha, sau đó bán nguyên liệu thuốc lá cho các nhà máy thuốc lá điếu
Công ty nguyên liệu thuốc lá Bắc cũng là thành viên của Tổng công ty thuốc lá Việt Nam, có chức năng quản lý, đầu tư phát triển sản xuất nguyên liệu thuốc lá ở các tỉnh thuộc miền Bắc nước ta (trừ Cao Bằng) Đồng thời thu mua, chế biến, cung cấp nguyên liệu cho các nhà máy thuốc lá điếu trong Tổng công
ty và tham gia xuất khẩu nguyên liệu Để thực hiện được nhiệm vụ Tổng công ty giao, Công ty thành lập một hệ thống các đơn vị trực thuộc ở hầu hết các tỉnh trồng thuốc lá Các đơn vị sản xuất nguyên liệu thuốc lá trực thuộc có nhiệm vụ nhận vốn đầu tư từ Công ty đầu tư và hướng dẫn chuyển giao khoa học kỹ thuật sản xuất thuốc lá cho nông dân từ khâu sản xuất giống đến khi trồng và hái sấy Đồng thời, có trách nhiệm thu mua nguyên liệu thuốc lá sau khi sấy và thu hồi vốn đầu tư đã đầu tư cho nông dân Ngoài ra Công ty còn một xí nghiệp chế biến nguyên liệu thuốc lá với nhiệm vụ chế biến (tách cọng) và bảo quản Sau đó
Trang 32Công ty bán cho các nhà máy thuốc lá điếu hoặc xuất khẩu nguyên liệu Các đơn
vị trực thuộc của Công ty là:
- Chi nhánh Lạng Sơn: quản lý đầu tư sản xuất nguyên liệu thuốc lá tại các huyện của tỉnh Lạng Sơn (Trừ huyện Bắc Sơn)
- Chi nhánh Bắc Sơn: quản lý đầu tư sản xuất nguyên liệu thuốc lá tại huyện Bắc Sơn – tỉnh Lạng Sơn
- Trạm nguyên liệu thuốc lá Bắc Giang: quản lý đầu tư sản xuất nguyên liệu thuốc lá tại tỉnh Bắc Giang
- Trạm nguyên liệu thuốc lá Thanh Hoá: quản lý đầu tư phát triển sản xuất nguyên liệu thuốc lá tại tỉnh Thanh Hoá
- Trạm nguyên liệu thuốc lá Bắc Kạn: quản lý đầu tư phát triển sản xuất nguyên liệu thuốc lá tại tỉnh Bắc Kạn
- Trạm nguyên liệu thuốc lá Sóc Sơn: quản lý đầu tư phát triển sản xuất nguyên liệu thuốc lá tại tỉnh Thái Nguyên và huyện Sóc Sơn – Hà Nội
- Tổ nguyên liệu thuốc lá Hà Giang: quản lý đầu tư phát triển sản xuất nguyên liệu thuốc lá tại tỉnh Hà Giang, Tuyên Quang
- Xí nghiệp chế biến nguyên liệu thuốc lá
Trang 33Sơ đồ 2.1 Tổ chức quản lý sản xuất nguyên liệu thuốc lá ở miền Bắc
TỔNG CÔNG TY THUỐC LÁ VIỆT NAM
VIỆN KINH TẾ KỸ THUẬT THUỐC LÁ
CÔNG TY NGUYÊN LIỆU THUỐC LÁ BẮC
Trạm Cao Bằng
Chi nhánh Lạng Sơn
Chi nhánh Bắc Sơn
Trạm Bắc Kạn
Xí nghiệp Chế biến
Trạm Bắc Giang
Trạm Sóc Sơn
Trạm Thanh Hoá
Tổ
Hà Giang
Trang 352.2 Phân tích thực trạng phát triển nguyên liệu thuốc lá ở miền Bắc nước ta từ năm 2001 đến năm 2005
2.2.1 Phân tích nhu cầu nguyên liệu thuốc lá miền Bắc
2.2.1.1 Nhu cầu nội tiêu
Nhu cầu tiêu thụ nguyên liệu thuốc lá nội tiêu phụ thuộc vào sản lượng sản xuất thuốc lá điếu hàng năm của các nhà máy thuốc lá điếu thuộc Tổng công ty thuốc lá Việt Nam và các nhà máy thuốc lá điếu ở địa phương Trong quá trình sản xuất thuốc lá điếu, ngoài việc sử dụng các nguyên liệu cao cấp nhập khẩu phần lớn sử dụng nguyên liệu thuốc lá trong nước Tuỳ từng mác thuốc mà tỷ lệ nguyên liệu thuốc lá miền Bắc trong tổng nhu cầu nguyên liệu cũng khác nhau Sản lượng sản xuất thuốc lá điếu của toàn ngành từ năm 2001 – 2005 như sau:
Bảng 2.1 Sản lượng thuốc lá điếu sản xuất từ năm 2001 – 2005
Đơn vị tính: Triệu bao
I Căn cứ theo loại thuốc
1 Sản lượng thuốc lá đầu lọc 2964 3264 3504 3735 3950
2 Sản lượng thuốc lá không đầu lọc 162 150 108 80 55
1 Sản lượng thuốc lá cao cấp 544 685 759 819 890
2 Sản lượng thuốc lá trung cấp 185 460 365 457 615
3 Sản lượng thuốc lá thấp cấp 2397 2269 2488 2539 2500
Trang 36(Nguồn: Tổng công ty thuốc lá Việt Nam)
Căn cứ vào tình hình sản xuất thuốc lá điếu của các đơn vị, chúng ta thấy rằng sản lượng sản xuất của các nhà máy thuốc lá điếu trong Tổng công ty thuốc
lá Việt Nam chiếm khoảng 60%, các nhà máy địa phương chiếm khoảng 40% Như vậy, thị trường tiêu thụ chính là các nhà máy thuốc lá điếu trong Tổng công
ty thuốc lá Việt Nam như: Nhà máy thuốc lá Sài Gòn, Nhà máy thuốc lá Thăng Long, Nhà máy thuốc lá Bắc Sơn, Nhà máy thuốc lá Thanh Hoá… Nhu cầu nguyên liệu hiện nay của các nhà máy trong Tổng công ty thuốc lá Việt Nam cần khoảng 45.000 tấn mỗi năm; trong đó nhu cầu nguyên liệu miền Bắc khoảng từ 11.000 tấn đến 12.000 tấn
Một số nhà máy thuốc lá địa phương cũng tiêu thụ một phần nguyên liệu thuốc lá miền Bắc thông qua các tư thương mua gom sản phẩm tại các vùng nguyên liệu như Nhà máy thuốc lá Khánh Hội, Đồng Nai, Bến Thành… Sản lượng tiêu thụ nguyên liệu thuốc lá miền Bắc hàng năm của các nhà máy này khoảng từ 800 tấn đến 1000 tấn, trong khi nhu cầu nguyên liệu miền Bắc của các nhà máy địa phương là khá lớn khoảng từ 9000 tấn đến 10.000 tấn Để cân đối nhu cầu nguyên liệu thiếu hụt đó, các nhà máy địa phương thường mua nguyên liệu thuốc lá Trung Quốc qua con đường nhập khẩu uỷ thác hoặc tiểu ngạch
Nhu cầu tiêu thụ nguyên liệu miền Bắc của các nhà máy trong nước thể hiện qua bảng sau:
Trang 37Bảng 2.2 Nhu cầu nội tiêu của nguyên liệu thuốc lá miền Bắc
NC NL miền Bắc
(Nguồn: Tổng công ty thuốc lá Việt Nam)
Hiện nay, sản lượng sản xuất và tiêu thụ thuốc lá điếu trong toàn ngành khoảng 4 tỷ bao, thuốc lá cao cấp và trung cấp khoảng 1,5 tỷ Nhu cầu nguyên liệu tiêu thụ hàng năm khoảng 85.000 tấn, trong đó nhu cầu nguyên liệu miền Bắc khoảng 22.500 tấn Nhưng nguyên liệu trong nước hiện nay chỉ đáp ứng được khoảng 52.000 tấn, trong đó nguyên liệu miền Bắc khoảng 8.000 đến 9.000 tấn Ngoài 4.000 tấn sợi nguyên liệu cần thiết phải nhập khẩu để phối chế các mác thuốc cao cấp thì số lượng nguyên liệu thiếu hụt vẫn phải cân đối thông qua con đường nhập khẩu, sản lượng khoảng 28.000 tấn
Mặt khác, thị trường tiêu thụ thuốc lá điếu hiện nay đang từng bước chuyển từ thuốc lá thấp cấp sang thuốc lá cao cấp, tỷ trọng thuốc lá điếu cao cấp sản xuất hàng năm cũng được tăng lên Do đó nhu cầu về chất lượng nguyên liệu ngày càng được coi trọng Các nhà máy thuốc lá điếu có nhu cầu nguyên liệu miền Bắc chủ yếu là vùng A (khoảng 90%) và nguyên liệu cấp 1, cấp 2, cấp 3 là
Trang 38chính (khoảng 85% đến 90%) Nhưng chất lượng nguyên liệu thuốc lá sản xuất hiện nay chưa đáp ứng được yêu cầu của các nhà máy thuốc điếu, tỷ lệ cấp 1, cấp
2, cấp 3 mới chỉ đạt 75% đến 80%
2.2.1.2 Nhu cầu xuất khẩu
- Trong mấy năm gần đây, mặc dù nguyên liệu thuốc lá miền Bắc chưa xuất khẩu được nhiều ra thị trường thế giới, hàng năm thông qua công ty liên doanh BAT Vinataba nguyên liệu miền Bắc cũng xuất khẩu được khoảng 770 tấn nguyên liệu đã qua chế biến, nhưng cũng hứa hẹn một tiềm năng lớn trong tương lai
Nhu cầu nguyên liệu thuốc lá phía Bắc xuất khẩu theo Công ty liên doanh BAT nếu chất lượng đảm bảo thì hàng năm đối tác có thể tiêu thụ khoảng 2.000 đến 3.000 tấn Đồng thời một số nước Châu Âu (như CH Sec, Ba Lan, Nga…) cũng có nhu cầu về nguyên liệu phía Bắc Nhưng hiện nay một số đơn vị xuất với số lượng nhỏ lẻ chủ yếu là để thăm dò thị trường
Bảng 2.3 Tình hình xuất khẩu nguyên liệu thuốc lá miền Bắc
từ 2001 – 2005 (Nguyên liệu chưa qua chế biến)
Đơn vị tính: Tấn
Trang 392.2.2 Phân tích thực trạng phát triển nguyên liệu thuốc lá ở miền Bắc nước ta từ năm 2000 đến năm 2005
2.2.2.1 Diện tích, năng suất, sản lượng, chất lượng nguyên liệu thuốc lá
- Hiện nay ở miền Bắc thuốc lá được được trồng ở các tỉnh: Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Hà Nội, Thái Nguyên, Thanh Hoá, Bắc Giang, trong đó vùng A gồm các tỉnh Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn, các tỉnh còn lại thuộc vùng
B
Diện tích, năng suất, sản lượng thuốc lá vàng sấy miền Bắc từ năm 2001 đến năm 2005 như sau: