1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phát triển logistics xanh tại việt nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế luận văn ths kinh tế 60 31 01 06 pdf

107 3,2K 25

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 107
Dung lượng 1,05 MB

Nội dung

Xanh hóa trong dịch vụ vận tải đặc biệt là vận tải đường bộ do khối lượng chuyên chở hàng hóa của đường bộ là rất lớn từ đó giảm thiểu các khâu thừa trong chuỗi cung ứng, giảm lượng khí

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

XÁC NHẬN CỦA

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN XÁC NHẬN CỦA CHỦ TỊCH HĐ CHẤM LUẬN VĂN

Hà Nội - 2015

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan các nội dung trong luận văn thạc sĩ này là công trình nghiên cứu của tôi, dưới sự hướng dẫn của TS Phạm Hùng Tiến – Trường

ĐH Kinh tế, ĐH Quốc gia Hà Nội Các số liệu, bảng biểu được sử dụng để nghiên cứu, phân tích, nhận xét, đánh giá trong luận văn đều được lấy từ các nguồn chính thống như đã ghi chú và liệu kê trong các tài liệu tham khảo Bên cạnh đó, đề tài có sử dụng các khái niệm, nhận xét, đánh giá của các tác giả, các cơ quan, tổ chức khác và đều được ghi rõ trong nội dung cũng như ở phần tài liệu tham khảo của luận văn

Nếu phát hiện có bất kỳ sự gian lận nào, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước Hội đồng, cũng như kết quả luận văn của mình

Học viên

Lê Thị Bắc

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành được luận văn này, bên cạnh sự nỗ lực của bản thân, tôi

đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ và động viên trong quá trình thực hiện

Xin được gửi lời cảm ơn chân thành và đặc biệt nhất tới TS Phạm Hùng Tiến – giảng viên hướng dẫn trực tiếp luận văn của tôi Cảm ơn sự hướng dẫn nhiệt tình, đầy trách nhiệm, những góp ý và gợi mở quý báu của thầy từ khi tôi bắt đầu thực hiện luận văn này

Tôi cũng xin chân thành cảm ơn Khoa Kinh tế và Kinh doanh Quốc tế, trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHKT - ĐHQGHN), Phòng Đào tạo của trường ĐHKT - ĐHQGHN, các thầy cô trực tiếp tham gia giảng dạy chương trình cao học về Kinh tế Thế giới và Quan hệ Kinh tế Quốc

tế, khóa K22, năm học 2013-2015, các cán bộ của Khoa và của Phòng tham gia quản lý và hỗ trợ khóa học

Xin được cảm ơn gia đình, các đồng nghiệp, các thành viên của lớp Cao học K22 - ĐHKT, ĐHQGHN và những người bạn của tôi, những người

đã luôn sát cánh bên tôi, giúp đỡ và động viên tôi trong suốt thời gian qua

Trang 5

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT i

DANH MỤC BẢNG ii

DANH MỤC HÌNH iii

DANH MỤC SƠ ĐỒ iv

PHẦN MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA PHÁT TRIỂN LOGISTICS XANH 5

1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu 5

1.2 Cơ sở khoa học của phát triển Logistics xanh 10

1.2.1 Cơ sở lý luận về Logistics xanh 10

1.2.1.1 Khái niệm về Logistics xanh 10

1.2.1.2 Vai trò của Logistics xanh 12

1.2.1.3 Điều kiện cần thiết để phát triển Logistics xanh 18

1.2.1.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển Logistics xanh 18

1.2.2 Kinh nghiệm quốc tế và bài học cho Việt Nam về phát triển Logistics xanh 21

1.2.2.1 Kinh nghiệm Hoa Kỳ 21

1.2.2.2 Kinh nghiệm Nhật Bản 23

1.2.2.3 Bài học cho Việt Nam 25

CHƯƠNG 2: KHUNG KHỔ PHÂN TÍCH VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 27

2.1 Cách tiếp cận nghiên cứu 27

2.2 Khung khổ phân tích 29

2.3 Phương pháp nghiên cứu 30

2.3.1 Phương pháp phân tích, tổng hợp 30

Trang 6

2.3.2 Phương pháp kế thừa 32

2.3.3 Phương pháp case- study 32

2.3.4 Phương pháp phân tích SWOT 32

CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN LOGISTICS XANH TẠI VIỆT NAM TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ 36

3.1 Thực trạng điều kiện kinh tế vĩ mô và cơ sở hạ tầng để phát triển Logistics xanh tại Việt Nam 36

3.1.1 Thực trạng điều kiện kinh tế vĩ mô để phát triển Logistics xanh tại Việt Nam 36

3.1.2 Thực trạng cơ sở hạ tầng Logistics tại Việt Nam hiện nay 39

3.1.2.1 Cơ sở hạ tầng giao thông vận tải 40

3.1.2.2 Phương tiện giao thông vận tải 45

3.1.2.3 Kho bãi 46

3.1.2.4 Hệ thống thông tin liên lạc 48

3.2 Thực trạng phát triển Logistics xanh ở Việt Nam hiện nay 49

3.2.1 Thực trạng về lĩnh vực hoạt động xanh 49

3.2.1.1 Vận tải 49

3.2.1.2 Kho bãi 55

3.2.1.3 Hệ thống công nghệ thông tin liên lạc (ITC) 57

3.2.2 Thực trạng về lĩnh vực thể chế 58

3.2.2.1 Những chính sách phát triển Logistics xanh liên quan đến cơ sở hạ tầng Logistics tại Việt Nam 58

3.2.2.2 Những chính sách về quy trình sản xuất 60

3.3 Phân tích các quá trình có thể thực hiện “xanh hoá” tại Việt Nam 62

3.3.1 Giao thông vận tải 62

3.3.2 Kho vận 64

Trang 7

3.3.3 Công nghệ thông tin 66

3.4 Đánh giá thực trạng phát triển Logistics xanh tại Việt Nam trong điều kiện HNKTQT 67

3.4.1 Thành tựu đạt được 67

3.4.2 Hạn chế 69

3.4.3 Nguyên nhân của những hạn chế 72

CHƯƠNG 4: ĐỊNH HƯỚNG VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN LOGISTICS XANH TẠI VIỆT NAM 75

4.1 Định hướng nhằm phát triển Logistics xanh tại Việt Nam 75

4.1.1 Xu hướng phát triển Logistics xanh trên thế giới 75

4.1.2 Yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế trong lĩnh vực Logistics xanh 77

4.2 Đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển Logistics xanh tại 79

4.2.1 Giải pháp về khuôn khổ pháp lý cho hoạt động Logistics xanh Việt Nam 79

4.2.2 Giải pháp về cơ sở hạ tầng 82

4.2.3 Giải pháp từ phía các doanh nghiệp 86

KẾT LUẬN 90

TÀI LIỆU THAM KHẢO 92

Trang 8

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

3 EDI Electronic Data Interchange

(Trao đổi dữ liệu điện tử)

(Hệ thống định vị toàn cầu)

6 HNKTQT Hội nhập kinh tế quốc tế

7 ITC Information and Communication Technologies

(Hệ thống công nghệ thông tin liên lạc)

(Tổ chức thương mại thế giới)

Trang 9

DANH MỤC BẢNG

1 Bảng 1.1 Tổng lượng phát thải CO2 từ tiêu thụ năng lượng

5 Bảng 3.3 Thực trạng mạng lưới đường sắt Việt Nam, 2012 43

6 Bảng 3.4 Thực trạng kho bãi của các doanh nghiệp 47

Trang 10

DANH MỤC HÌNH

1 Hình 1.1 Tổng lượng phát thải CO2 từ tiêu thụ năng

50

5 Hình 3.4

Tác động của phương tiện giao thông vận tải tới mức độ xanh hóa Logistics trong thực hiện chuỗi cung ứng xanh của doanh nghiệp tại VN

52

6 Hình 3.5

Tác động của phương tiện giao thông vận tải đến phương thức xanh hóa Logistics trong chuỗi cung ứng xanh của doanh nghiệp tại VN

54

Trang 11

DANH MỤC SƠ ĐỒ

Trang 12

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Nền kinh tế thế giới ngày càng phát triển và đạt nhiều thành tựu, nhưng

đi cùng với nó là các tác động tiêu cực của kinh tế tới môi trường và hệ quả của nó là biến đổi khí hậu Biến đổi khí hậu đang có diễn biến theo chiều

hướng ngày càng khắc nghiệt hơn Theo Ngân hàng Thế giới World Bank, các

nước đang phát triển sẽ chịu 98% thiệt hại do biến đổi khí hậu gây ra và phải chi tới 150 tỷ USD mỗi năm trong hai thập kỉ đầu thế kỉ XXI để đối phó với biến đổi khí hậu Biến đổi khí hậu đã phá vỡ mục tiêu làm giảm một nửa số người nghèo đói vào năm 2015 trên thế giới vì gây ảnh hưởng xấu đối với nông nghiệp và giá lương thực Trong khi biến đổi khí hậu tác động có mức

độ tới các nền kinh tế phát triển thì nó lại là hiểm họa đối với nhiều nước đang phát triển bởi nó ảnh hưởng tới tất cả các lĩnh vực kinh tế, nông nghiệp

và cuộc sống an sinh xã hội của người dân nơi đây

Theo kết quả nghiên cứu đã công bố, 5,5% khí thải toàn cầu xuất phát

từ Logistics Bởi vậy, lý thuyết phát triển bền vững đòi hỏi các doanh nghiệp phải thay đổi mô hình Logistics truyền thống tiêu thụ nhiều năng lượng, giảm thiểu tiếng ồn, rác thải và khí thải Vì vậy, lý thuyết Logistics xanh đã ra đời như một hệ quả của lý thuyết phát triển bền vững Sự phát triển của các loại hình Logistics hiện đại đầu tiên phải được xem xét từ góc độ môi trường và hiệu quả Logistics xanh là động lực thúc đẩy môi trường toàn cầu, và cũng là nền tảng của phát triển bền vững

Việt Nam với đặc điểm địa hình đặc biệt, phải đối mặt với những nguy

cơ tác động môi trường lâu dài và là một trong mười quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất về biến đổi khí hậu Bên cạnh đó, giao thông vận tải vừa là yếu

tố quan trọng trong thúc đẩy kinh tế nhờ tăng năng suất đồng thời lại góp

Trang 13

phần lớn lượng khí thải cacbon do sử dụng nhiên liệu hóa thạch Theo đánh giá của Bộ Giao thông vận tải, hiện nay chi phí cho Logistics ở Việt Nam chiếm gần 25% GDP trong đó vận tải chiếm đến 50-60% Xanh hóa trong dịch vụ vận tải đặc biệt là vận tải đường bộ do khối lượng chuyên chở hàng hóa của đường bộ là rất lớn từ đó giảm thiểu các khâu thừa trong chuỗi cung ứng, giảm lượng khí thải từ các hoạt động vận tải và cuối cùng giảm chi phí

và nâng cao chất lượng cung ứng là một nhiệm vụ quan trọng với ngành Logistics Việt Nam nói chung và các doanh nghiệp trong nước nói riêng

Trong bối cảnh khi mà hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam ngày càng phát triển, thương mại nội địa ngày càng mở rộng, nhu cầu Logistics càng gia tăng thì việc phát triển Logistics xanh mang lại nhiều lợi ích hơn cả việc cắt giảm thuế, giúp các doanh nghiệp tiết kiệm được chi phí, nâng cao sức cạnh tranh Tuy nhiên, các doanh nghiệp logistic của Việt Nam phần lớn

là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, việc xây dựng và áp dụng Logistics xanh còn khá mới mẻ và gặp nhiều khó khăn

Trên cơ sở phân tích tác động và vai trò của Logistics xanh đối với sự phát triển kinh tế bền vững mà một số công ty Logistics quốc tế đang triển khai, đồng thời với việc phân tích những đặc điểm tình hình Logistics xanh Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, học viên đã lựa chọn đề tài

nghiên cứu „Phát triển Logistics xanh tại Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế‟ là hoàn toàn phù hợp với chuyên ngành đào tạo Kinh

tế Quốc tế, Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

2.1 Mục đích nghiên cứu

Mục đích của đề tài là thông qua việc phân tích, đánh giá các nhân tố tác động và thực trạng phát triển Logistics xanh tại Việt Nam, đề tài đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển Logistics xanh tại Việt Nam trong điều kiện

Trang 14

hội nhập kinh tế quốc tế để góp phần vào việc tăng trưởng nhanh và bền

vững

2.2 Nhiệm vụ và câu hỏi nghiên cứu

Với đề tài nghiên cứu nêu trên, học viên sẽ đi sâu vào việc trả lời các

câu hỏi sau:

- Tại sao phải phát triển Logistics xanh?

- Bối cảnh hội nhập ảnh hưởng đến Logistics xanh như thế nào?

- Điều kiện cần thiết để phát triển Logistics xanh là gì?

- Những biện pháp thích hợp để phát triển Logistics xanh tại Việt Nam?

Để có thể luận giải rõ ràng các câu hỏi nghiên cứu nêu trên, nhiệm vụ

của đề tài cần tập trung giải quyết những vấn đề cơ bản sau:

- Tổng quan một số nghiên cứu về Logistics xanh

- Làm rõ cơ sở lý luận, kinh nghiệm quốc tế và bài học cho Việt Nam về

phát triển Logistics xanh

- Phân tích và đánh giá thực trạng phát triển Logistics xanh tại Việt Nam

trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế

- Đề xuất một số giải pháp phát triển Logistics xanh tại Việt Nam trong

điều kiện hội nhập quốc tế

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: Quá trình phát triển Logistics xanh tại Việt Nam

trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế

- Phạm vi nghiên cứu: Đánh giá triển khai Logistics xanh Việt Nam

trong giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020

4 Kết quả mới của đề tài luận văn

- Hệ thống hóa các lý thuyết và nghiên cứu về lĩnh vực Logistics xanh,

làm rõ cơ sở lý luận, kinh nghiệm quốc tế và bài học cho Việt Nam về phát

triển Logistics xanh

Trang 15

- Phân tích, đánh giá thực trạng phát triển Logistics xanh tại Việt Nam,

từ đó đề xuất một số giải pháp để phát triển Logistics xanh tại Việt Nam trong

điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế

5 Kết cấu của luận văn

Chương 1 : Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở khoa học của phát triển Logistics xanh

Chương 2 : Khung khổ phân tích và phương pháp nghiên cứu

Chương 3 : Phân tích thực trạng phát triển Logistics xanh tại Việt Nam trong điều kiện hội nhâp kinh tế quốc tế

Chương 4 : Định hướng và đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển Logistics xanh tại Việt Nam

Trang 16

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ

KHOA HỌC CỦA PHÁT TRIỂN LOGISTICS XANH

1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu

Thuật ngữ “Logistics xanh” tuy còn mới mẻ ở Việt Nam nhưng trên thế giới đã có khá nhiều các công trình nghiên cứu về Logistics xanh

Xét về khía cạnh vai trò, sự cần thiết và ứng dụng của Logistics xanh

có các công trình nghiên cứu:

Nghiên cứu của các tác giả Abdelkader Sbihi, Richard W Eglese năm

2007 công bố bài báo có tên “The relationship between Vehicle Routing &

Scheduling and Green Logistics -A Literature Survey” các nghiên cứu của các

tác giả tiến hành khảo sát về ứng dụng Logistics xanh trong việc lập kế hoạch tuyến vận tải cho phương tiện

Năm 2011, tác giả Ittmann Hans tiếp tục bàn về chuỗi cung ứng xanh,

một khái niệm nâng cao của Logistics xanh thông qua bài viết “Green Supply

Chains – a new priority for supply chain managers CSIR Built Environment”

Bài viết này không phải là một cái nhìn tổng quan toàn diện của Logistics xanh Theo một cách tóm tắt, bài viết cho thấy tầm quan trọng của Logistics xanh đối với những người tham gia Logistics và quản lý chuỗi cung ứng Bên cạnh đó, bài viết còn chỉ ra tầm quan trọng của đánh giá tác động môi trường

và sau đó thảo luận về những nỗ lực khác nhau để đạt được môi trường bền vững

Cùng năm này, tác giả Marcus Thiell, Juan Pablo Soto Zuluaga, Juan Pablo Madiedo Montañez & Bart van Hoof công bố nghiên cứu về ứng dụng

của Logistics xanh trên thị trường quốc tế “Green Logistics: Global Practices

and their Implementation in Emerging Markets” Trình bày một cái nhìn tổng

quan toàn cầu về thực hành Logistics xanh ở các cấp quản lý khác nhau và

Trang 17

những thách thức cố hữu của việc thực hiện trong những thị trường mới nổi Bài viết đã làm rõ các thuật ngữ, mô tả phạm vi và đặc điểm của logictics xanh, phân tích tác động của Logistics xanh vào việc tạo ra các giá trị kinh tế

và xã hội

Hay một nghiên cứu khác mang tính tổng quan của các tác giả Rommert Dekkera, Jacqueline Bloemhof và Ioannis Mallidis (2011) thuộc các trường Đại học Emramus Rotterdam, Đại học Wageningen, Đại học Aristotle

of Thessalonski về việc tích hợp các khía cạnh môi trường trong lĩnh vực Logistics, đưa ra phác thảo của những phát triển ở hiện tại và tương lai, tập trung vào thiết kế, lập kế hoạch và kiểm soát trong một chuỗi cung ứng cho giao thông vận tải, hàng tồn kho Đồng thời chỉ ra một số lĩnh vực mà các khía cạnh môi trường có thể là bao gồm trong các mô hình hoạt động nghiên

cứu về Logistics, có tiêu đề “Operations Research for green Logistics – An

overview of aspects, issues, contributions and challenges”

Năm 2013, các tác giả Aidas Vasilis Vasiliauskas, Virgilija Zinkevičiūtė, Gražvydas Jakubauska thuộc Khoa Quản lý vận tải, trường Đại

học Kỹ thuật Vilnius Gediminas của Lithuania công bố nghiên cứu về “The

use of IT applications for implementation of green logistics concept” nhằm

tạo ra một hệ thống giao thông thông minh trong Logistics xanh

Wijittra Srisorn (2013) đã công bố bài viết “The Benefit of Green

Logistics to Organization” Nghiên cứu chỉ ra lợi ích dự kiến tổ chức nhận

được khi thích nghi với Logistics xanh về các hoạt động quan trọng trong Logistics Lợi ích của Logistics xanh mà tổ chức nhận được bằng hoạt động quản lý Logistics đó là quá trình làm tăng hiệu suất quản lý các sản phẩm từ người sản xuất đến khách hàng, giảm chi phí sản xuất, tiết kiệm năng lượng

và ngăn chặn tác hại đến môi trường Bao gồm quá trình thu mua tạo thuận lợi cho việc nâng cao thương mại như kết nối của công nghệ thông tin trong quá

Trang 18

trình kinh doanh để kinh doanh (kinh doanh B2B), quá trình sản xuất cải thiện bằng cách cải tiến kinh doanh Logistics và quản lý quá trình kho như bao bì tái chế, vận chuyển hàng hóa và tiếp nhận bên trong kho, kế hoạch phân phối hàng hoá

Xét theo khía cạnh tác động của Logistics xanh đến môi trường, đến hoạt động vận tải của doanh nghiệp và các nhân tố ảnh hưởng đến việc sử dụng các Logistics xanh ở cấp độ của công ty có các công trình nghiên cứu:

Jacques Leonardi, Christophe Rizet, Michael Browne, Julian Allen, Pedro J Pérez-Martínez and Roger Worth (2008) đã công bố bài

báo “Improving energy efficiency in the road freight transport sector: the

application of a vehicle approach” Bài báo áp dụng phương pháp khảo sát

phương tiện để đánh giá các tác động của hoạt động vận tải hàng hóa khác nhau về sử dụng năng lượng và hiệu quả Các tác giả đã so sánh số liệu thống

kê chính thức về vận tải hàng hóa và hiệu quả năng lượng ở Anh và Pháp dựa trên cường độ vận chuyển hàng hóa, sử dụng phương tiện, sử dụng nhiên liệu, tiết kiệm nhiên liệu và cường độ CO2 Thông qua phương pháp tiếp cận này một số vấn đề có thể được giải quyết: các tác động của đổi mới công nghệ, các quyết định Logistics thực hiện trong các công ty vận chuyển hàng hóa và

sự định lượng về tác động của các biện pháp chính sách về sử dụng nhiên liệu

ở cấp quốc gia

Năm 2010, trong cuốn “Green Logistics: Improving enviromental

sustainability of Logistics” (nhà xuất bản Charterer Institute of Logistics and

Transport (UK), Kogan Page Limited, 2010) của nhóm tác giả Alan McKinnon, Sharon Culliane, Micheal Browne và Anthony Whiteing, có đề cập đến một loạt các vấn đề như tác động môi trường của Logistics, quan điểm chiến lược cho ngành Logistics xanh đối với các phương tiện vận tải,

Trang 19

giảm tác động của kho hàng tới môi trường, tối ưu tuyến đường, áp dụng Logistics ngược để hạn chế phế thải Một số trường hợp cụ thể áp dụng các phương pháp thực hiện xanh hóa các hoạt động Logistics, cuối cùng là khái quát về một số chính sách và chương trình mà chính phủ có thể làm để thực hiện Logistics xanh.

Năm 2012, nhóm tác giả Vidas Tamulis, Andrius Guzavičius, Lina

Žalgirytė công bố bài viết“Factors influencing the use of green Logistics:

theoretical implications” Bài viết phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến việc sử

dụng các Logistics xanh ở cấp độ của công ty từ các quan điểm lý thuyết Thứ nhất, bài viết trình bày sự khác biệt giữa các quan niệm về Logistics xanh và Logistics Thứ hai, bài viết thảo luận về việc sử dụng các Logistics xanh và tác động của nó đến môi trường sinh thái toàn cầu Cuối cùng bài viết trình bày giải pháp của việc sử dụng Logistics xanh và các yếu tố của việc sử dụng

nó thông qua những tác động về mặt lý thuyết

Bên cạnh các nghiên cứu về ứng dụng của Logistics xanh nhằm cắt giảm chi phí, nâng cao hiệu quả quản lý và tác động của Logistics xanh là một số nghiên cứu về việc ứng dụng Logistics xanh tại một số quốc gia, cụ thể:

Nghiên cứu của tác giả Nikolas Geroliminis và Carlos F Daganzo (08/2005) thuộc Viện Nghiên cứu giao thông vận tải, Trường Đại học California đưa ra các ví dụ về ứng dụng tính bền vững tại một số thành phố trên thế giới từ đó cho thấy khả năng có thể áp dụng rộng rãi của các ứng

dụng đó, có tên “Nghiên cứu các bước ứng dụng Logistics xanh trong các

thành phố trên thế giới”

Nghiên cứu của các tác giả Boajn Beskovnik và Livio Jakomin đăng

trên Tạp chí Giao thông vận tải năm 2010 có tiêu đề “Challenges of green

Trang 20

logistics in Southeast Europe” bàn về sự cần thiết và các khó khăn khi ứng

dụng Logistics xanh tại một số quốc gia thuộc vùng đông nam của Châu Âu

Năm 2011, một nghiên cứu khác của các tác giả Yan Deng và Liangfang Huang thuộc Khoa Quản trị kinh doanh trường Lushan của Đại học

Công nghệ Quảng Châu có tên “Research on Strategies of Developing Green

Logistics” đưa ra chiến lược phát triển Logistics xanh cho các thành phố

thuộc Trung Quốc

Năm 2012, một nghiên cứu khác về “Research on Green Logistics

Development at Home and Abroad” của nghiên cứu sinh Guoyi Xiu, Xiaohua

Chen (11/2012) tại trường Đại học Khoa học và Kỹ thuật Harbin, Trung Quốc đưa ra khái niệm, sự khác biệt giữa Logistics xanh và Logistics truyền thống, phân tích các ví dụ về Logistics xanh ở một số nước như Đức, Mỹ, Nhật và đưa ra bài học cho Trung Quốc

Tác giả Xie Ming và Xing Zhi- qiang công bố nghiên cứu thuộc dự án

Nghiên cứu giao thông vận tải Huna có tiêu đề “Nghiên cứu xây dựng hệ

thống giao thông xanh giảm các bon” nhằm đề xuất xây dựng hệ thống giao

thông ít phát thải ở Trung Quốc vào tháng 5 năm 2013

Tổ chức Ngân hàng thế giới cũng có một báo cáo vào tháng 4 năm

2014 về ví dụ thúc đẩy vận tải xanh của Việt Nam có tên “Thúc đẩy thương

mại thông qua giao thông vận tải có sức cạnh tranh và ít khí thải: Tuyến đường thuỷ nội địa và đường biển ở Việt Nam” Báo cáo này khẳng định tận

dụng vận tải đường thủy trong lĩnh vực vận tải, kho vận của Việt Nam là một giải pháp hiệu quả để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, đồng thời giảm phát thải khí nhà kính cũng như các chất gây ô nhiễm Đặc biệt, báo cáo cũng cho rằng đầu tư nâng cao năng lực, tăng cường duy tu, bảo dưỡng các tuyến vận tải đường thủy nội địa, ven biển của Việt Nam sẽ giúp giảm chi phí kho vận, từ

đó thúc đẩy thương mại, tăng trưởng Đồng thời, những giải pháp này còn

Trang 21

giúp giảm mức phát thải trong một lĩnh vực vận tải vốn chưa đạt được mức độ

„xanh‟ như mong muốn do còn sử dụng những phương tiện nhỏ, kém hiệu quả Báo cáo cũng chỉ ra rằng cần chú trọng đến vấn đề phát thải các chất gây

ô nhiễm cục bộ và khí nhà kính khi đánh giá các biện pháp can thiệp bằng cơ

sở hạ tầng và bằng chính sách về mặt kinh tế trong ngành đường thủy nội địa

Nhận xét tình hình nghiên cứu

Các công trình nghiên cứu đã đề cập đến những vấn đề như: ứng dụng của Logistics xanh nhằm mục đích tiết kiệm nhiên liệu, nâng cao hiệu quả quản lý, cắt giảm chi phí; tác động của Logistics xanh tới môi trường và hoạt động của các doanh nghiệp Ngoài ra, còn có một số nghiên cứu về việc ứng dụng Logistics xanh tại một số quốc gia như: vùng đông nam Châu Âu, Trung Quốc, Mỹ, Đức và Nhật Tuy nhiên về vấn đề phát triển Logistics xanh tại Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế thì các tài liệu còn hạn chế

vì vậy bên cạnh việc kế thừa các kết quả nghiên cứu của các tác giả trên, tác giả đi sâu nghiên cứu về vấn đề phát triển Logistics xanh tại Việt Nam và đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển Logistics xanh tại Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế

1.2 Cơ sở khoa học của phát triển Logistics xanh

1.2.1 Cơ sở lý luận về Logistics xanh

1.2.1.1 Khái niệm về Logistics xanh

Ngành Logistics đang phát triển ngày càng quy mô và chuyên môn hóa hơn Những thay đổi trong quản lý, các trang thiết bị phục vụ Logistics làm ảnh hưởng ngày càng nghiêm trọng lên môi trường sinh thái Hoạt động Logistics được coi là hoạt động gây ô nhiễm môi trường chính và sử dụng nhiều tài nguyên nhất Do vậy ngành Logistics không thể đứng ngoài cuộc trong vấn đề hướng tới các giải pháp xanh

Trang 22

Khái niệm Logistics xanh được đưa ra vào giữa những năm 1980 để mô tả đặc tính của các hệ thống Logistics sử dụng các công nghệ và phương tiện tiên tiến để giảm thiểu các thiệt hại tới môi trường trong quá trình vận hành mà vẫn tăng việc sử dụng các nguồn lực trong hệ thống (Rogers & Tibben-Lembke

1998, Yanbo & Songxian 2008)

Logistics xanh không phải là một khái niệm hoàn toàn mới, nhưng nó nhấn mạnh vào việc tích hợp các mục tiêu sinh thái học vào hệ thống mục tiêu của các tổ chức và chuỗi giá trị để cân bằng các giá trị được cung cấp tới khách hàng

Logistics xanh mô tả các hoạt động liên quan tới việc quản trị dòng lưu chuyển xuôi và ngược của hàng hóa và thông tin từ điểm đầu tới điểm tiêu dùng cuối cùng trong chuỗi cung ứng một cách hiệu quả về mặt chi phí và giảm thiểu tác động tiêu cực tới môi trường mà vẫn đáp ứng được các yêu cầu của khách hàng Mục tiêu của Logistics xanh là việc vận chuyển và giao hàng hóa, nguyên vật liệu và các nguồn lực vật chất khác với chi phí tối thiểu nhưng vẫn duy trì được chất lượng cao nhất và tối thiểu hóa các tác động tới môi trường trong quá trình đó (Carter & Rogers 2008)

Lee và Klassen (2008) mô tả Logistics xanh như quản lý chuỗi cung ứng xanh có thể được định nghĩa như là một hoạt động của các tổ chức tham gia vào các vấn đề môi trường và tích hợp nó vào quản lý chuỗi cung ứng để thay đổi các hoạt động môi trường của các nhà cung cấp và khách hàng

Theo Ittmann Hans (2011) Logistics xanh được định nghĩa là những nỗ lực để kiểm tra cách làm giảm các yếu tố bên ngoài và đạt được một sự cân bằng bền vững hơn giữa các mục tiêu kinh tế, môi trường và xã hội

Thuật ngữ "Logistics xanh" được định nghĩa là hoạt động quản lý chuỗi cung ứng và chiến lược giảm thiểu tác hại tới môi trường và năng lượng của

Trang 23

phân phối hàng hóa, trong đó tập trung vào xử lý vật liệu, quản lý chất thải, bao bì và vận chuyển (Rodrigue and etc, 2012)

Logistics xanh được biết đến như là cách đảm bảo hài hòa lợi ích kinh

tế, xã hội với lợi ích môi trường Kể từ khi ra đời, Logistics xanh đã được các chính phủ, cộng đồng tri thức, các doanh nghiệp trên toàn thế giới dành cho rất nhiều sự quan tâm

Hiện tại, các tổ chức nghiên cứu Logistics và chuỗi cung ứng trên thế giới thống nhất quan điểm về định nghĩa logistics xanh bao gồm “tất

cả những giải pháp nhằm giảm thiểu tác động môi trường do các hoạt động vận chuyển và cố định của Logistics gây ra, cũng như thiết kế những sản phẩm logistics thân thiện với môi trường, nhằm mang lại cho khách hàng những giá trị gia tăng về môi trường” Nội dung Logistics xanh bao gồm các quy trình và các bước công việc được tiến hành bởi các doanh nghiệp Logistics nhằm giảm thiểu các tác động xấu và hậu quả gây ra cho môi trường Các quy trình này được ứng dụng vào các sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp từ điểm đầu tiên cho đến điểm cuối cùng của chuỗi cung ứng thông qua các quá trình lưu chuyển qua kho hàng và phân phối tới tay khách hàng cuối cùng

1.2.1.2 Vai trò của Logistics xanh

a Vai trò của Logistics xanh đối với doanh nghiệp và ngành Logistics

Xanh hóa ngày càng trở thành một phần quan trọng trong văn hóa kinh doanh của mọi ngành công nghiệp, và Logistics cũng không phải ngoại lệ Những sáng kiến xanh được xem là quan trọng với khách hàng và cổ đông; chúng thậm chí có thể giúp tăng kết quả kinh doanh Trong khi một số phản ứng ban đầu có thể là e dè với sáng kiến xanh, những sáng kiến đó lại có thể giúp họ tiết kiệm tiền của công ty, và giúp họ đi đầu trong nền văn hóa ngày càng nhận thức về môi trường

Trang 24

Logistics xanh đề cập đến các thủ tục và là các bước được thực hiện bởi một công ty Logistics để giảm thiểu chất thải và các hiệu ứng tiêu cực tới môi trường Các bước này được thực hiện trên sản phẩm và dịch vụ từ nơi mà chúng được tạo ra thông qua nhà kho và phân phối tới điểm cuối cùng là người tiêu dùng

Xanh hóa có thể thu hút sự chú ý tới công ty, mà lần lượt làm hài lòng

cả giám đốc điều hành và bộ phận quan hệ công chúng Tương tự, nhiều nhà đầu tư đang tìm kiếm những công ty có được tiến bộ với các sáng kiến xanh

để thỏa mãn cá nhân họ, và thường là vì niềm tin cá nhân của họ Vì chi phí gắn liền với các quy định, vận chuyển hàng hóa, đóng gói, phân phối và sự gia tăng cước vận chuyển, các công ty học cách làm chủ thế giới “xanh” có thể được xem là hấp dẫn nhất đối với các nhà đầu tư tiềm năng và nhân viên cấp cao

Sáng kiến xanh đầu tiên sẽ giúp các công ty đối phó với giá cả tăng cao trên thị trường Ví dụ, các tuyến đường vận chuyển hàng hóa hiệu quả hơn nghĩa là tốn ít xăng hơn, do đó tiết kiệm tiền khi giá xăng ngày càng tăng

Một yếu tố quan trọng cần xem xét là việc tăng chi phí của các quy định đến từ chính phủ Những quy định, thuế, lệ phí thường đi liền với việc sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên của công ty Tìm cách để giảm việc sử dụng các nguồn tài nguyên có thể giúp giảm thiểu tác động của các quy định này, và cũng có thể giúp các công ty tránh bị phạt liên quan đến ô nhiễm môi trường hoặc sử dụng quá mức các nguồn tài nguyên

Cuối cùng, Logistics xanh có thể thu hút một lượng khách hàng và hợp đồng rộng lớn hơn Do các công ty Logistics thường xuyên làm việc chặt chẽ với các công ty khác, các sáng kiến xanh có thể giúp thu hút các hợp đồng mới vì lợi ích của chính họ trong các cam kết xanh

Trang 25

Chúng ta thấy rằng Logistics xanh mang lại lợi ích không chỉ cho các công ty cung cấp Logistics, doanh nghiệp sản xuất mà cả các doanh nghiệp thương mại Tuy nhiên, nghiên cứu này chỉ tập trung vào nghiên cứu Logistics xanh dưới góc độ các doanh nghiệp sản xuất

b Vai trò của Logistics xanh đối với nền kinh tế, môi trường và xã hội

- Đối với nền kinh tế:

Logistics là hoạt động tổng hợp mang tính dây chuyền, liên quan đến hầu hết các ngành sản xuất kinh doanh và dịch vụ, tạo điều kiện tối ưu quá trình sản xuất và sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên, tự do lựa chọn ngành hàng, thúc đẩy giao lưu buôn bán, trao đổi hàng hóa, làm tăng sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường quốc tế, góp phần quan trọng vào tăng trưởng kinh tế; là động lực quan trọng thúc đẩy kinh tế phát triển; là nhân tố hỗ trợ cho dòng lưu chuyển của nhiều giao dịch trong nền kinh tế; là công cụ hữu hiệu nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế và hội nhập với thế giới

Các hoạt động di chuyển và quản lý kho trong ngành Logistics liên quan đến các mẫu bao bì đó là hộp giấy và khoảng 86-88% nguyên liệu giấy

là nguyên liệu quan trọng từ nguồn tài nguyên thiên nhiên Logistics xanh đã tăng cường sử dụng các nguyên liệu mà có thể được tái chế để dùng làm bao

bì Trước đây hầu hết những pallet dùng để kê các sản phẩm trong kho và trong quá trình vận chuyển được sản xuất bằng gỗ Tuy nhiên, chúng ta thấy rằng việc sử dụng gỗ nhiều sẽ tác động xấu tới môi trường vì vậy hiện nay các pallet được làm từ nhựa hoặc giấy trở nên phổ biến bởi vì nó có thể được tái

sử dụng và tái chế

Hiện nay, ở các nước phát triển như Hoa Kỳ, Châu Âu và Nhật Bản đã bắt đầu có một rào cản thương mại về Logistics xanh để lựa chọn nhà cung cấp có hệ thống Logistics xanh Xu hướng này đã được thấy từ các quy định

về nhập khẩu sản phẩm điện tử như thiết bị điện, máy tính phải có quá trình

Trang 26

tiêu hủy hoặc tái sử dụng mới được nhập khẩu, quá trình này được gọi là

"Logistics ngược" Tuy nhiên, cả khu vực tư nhân và chính phủ ở Thái Lan vẫn không thấy tầm quan trọng của việc áp dụng hệ thống quản lý Logistics xanh Cụ thể, giao thông vận tải gần như 88% được vận tải đường bộ sử dụng dầu cao hơn so với vận chuyển bằng đường xe điện là 3,5 lần và cao hơn 7 lần

so với vận chuyển bằng đường thuỷ Điều này dẫn đến chi phí sản xuất của Thái Lan cao hơn và làm giảm sức cạnh tranh so với các quốc gia đối thủ (Wijittra Srisorn, 2013)

Hơn nữa Logistics xanh của khu vực chính phủ phải nhanh chóng điều chỉnh và cải thiện cơ sở hạ tầng để tăng hiệu quả của các phương tiện giao thông Chính phủ đầu tư trong việc thay đổi một số công cụ như vậy sẽ làm tăng ngân sách, nhưng trong thời gian dài sẽ cắt giảm chi phí và tác động tích cực tới môi trường Nếu chính phủ không điều chỉnh hệ thống Logistics nó sẽ ảnh hưởng đến kinh doanh của các doanh nghiệp trong tương lai

Logistics xanh là Logistics tăng cường hơn nữa việc xem xét các vấn

đề môi trường và tài nguyên, đó là một yêu cầu cần thiết cho sự phát triển bền vững Để nâng cao hơn nữa nền kinh tế tái chế, cần phải thực hiện nghiên cứu thêm để phát triển Logistics xanh, đặc biệt cần phải nhấn mạnh rằng nghiên cứu về các vấn đề quan trọng như hiệu quả của Logistics và Logistics đảo ngược, đóng một vai trò quan trọng cho sự phát triển lành mạnh của nền kinh

tế Đồng thời sự phát triển lành mạnh của nền kinh tế sẽ thúc đẩy lý thuyết Logistics xanh một cách sâu sắc và phát triển hơn nữa các Logistics xanh

- Đối với môi trường:

Hiện tượng nóng lên toàn cầu, thiên tai và sự suy giảm của tầng ozone minh họa tác động tiêu cực của tăng trưởng kinh tế trên các hệ thống sinh thái

và xã hội

Trang 27

Bảng 1.1: Tổng lượng phát thải CO 2 từ tiêu thụ năng lượng của thế giới

Hình 1.1 Tổng lượng phát thải CO 2 từ tiêu thụ năng lượng của thế giới

Nhìn vào bảng 1.1 ta thấy: lượng khí thải CO2 toàn cầu từ tiêu thụ năng lượng có xu hướng tăng mạnh từ năm 2009 đến năm 2010 (29435.62 triệu tấn lên 31154.84 triệu tấn) Xu hướng này tiếp tục tăng từ năm 2010 đến năm

2011 (31154.84 triệu tấn lên 32154.99 triệu tấn) và giai đoạn năm 2011 đến năm 2012 có một sự tăng nhẹ (32154.99 triệu tấn lên 32310.29 triệu tấn)

Trang 28

Chính vì vậy, chúng ta ngày càng có ý thức và tôn trọng hơn đối với môi trường Hiện nay, việc thúc đẩy mối quan tâm về môi trường là một trong những chiến lược cạnh tranh hàng đầu của nhiều công ty Do đó, việc thực hiện các thực hành xanh vào hệ thống Logistics đóng vai trò quan trọng trên toàn thế giới Nó giúp ứng phó với biến đổi khí hậu toàn cầu, duy trì hệ sinh thái, giảm ảnh hưởng lên môi trường: giảm lượng phát thải CO2, giảm cấp độ tiếng ồn Bên cạnh đó, Logistics xanh còn phát triển trong mối quan hệ hài hoà với văn hoá và các nguồn tài nguyên có sẵn, tiếp cận nguồn nước sạch, năng lượng sạch và xử lý tốt vấn đề rác thải

- Đối với xã hội:

Tác động xã hội của một công ty có thể được đo lường bằng sự hài lòng của các nhân viên, khách hàng và cũng bởi thực tiễn lao động, tác động cộng đồng, nhân quyền và trách nhiệm sản phẩm Về bản chất, một doanh nghiệp bền vững sẽ đưa ra quyết định liên quan đến cộng đồng và người lao động của

họ với mục đích góp phần hướng tới sự phát triển của xã hội Các yếu tố xã hội đóng góp ngày càng tăng đến hiệu suất của một công ty khi người tiêu dùng đang trở nên ý thức về ý nghĩa của nó Một công ty nhận thức về xã hội

là công ty giám sát điều kiện lao động để đảm bảo rằng chúng đạt tiêu chuẩn (mức lương thoả đáng, môi trường làm việc an toàn, giờ làm việc tốt) và không khai thác lao động trong bất kỳ hình thức nào, ví dụ lao động trẻ em Trong ngành công nghiệp Logistics, nhìn vào những khía cạnh xã hội sẽ bao gồm giờ lái xe có thể chịu đựng với thời gian nghỉ ngơi đầy đủ hoặc đóng góp đối với cộng đồng thông qua giáo dục và chăm sóc sức khỏe Vì vậy Logistics xanh có thể giảm thiểu các chi phí xã hội, nâng cao sức khoẻ và chất lượng cuộc sống

Trang 29

1.2.1.3 Điều kiện cần thiết để phát triển Logistics xanh

Xây dựng nội dung các chính sách sau nhằm xây dựng và phát triển các

lĩnh vực Logistics xanh, bao gồm:

- Các chính sách quy định về khí thải CO2 và độ ồn của các loại hình phương tiện vận tải;

- Chính sách quy định về quy trình và phương pháp xử lý bao bì và chất thải tại các cơ sở sản xuất và kho hàng;

- Các chính sách quy định về tổ chức quản lý đào tạo tại các cơ sở đào tạo người sử dụng phương tiện về khai thác phương tiện tiết kiệm năng lượng và thân thiện với môi trường;

- Chính sách quy định về quy trình quản lý các lĩnh vực liên quan đến vấn đề bền vững môi trường của các cơ quan hữu quan;

1.2.1.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển Logistics xanh

Theo Schmied (2010) có bốn yếu tố ảnh hưởng đến Logistics xanh đó là: công ty, khách hàng, chính trị và xã hội

- Yếu tố công ty:

Các công ty có liên quan trực tiếp với việc sử dụng phương tiện sạch, giao hàng đa phương thức và hợp nhất vận chuyển hàng hóa Các giải pháp giúp tiết kiệm chi phí và tăng doanh thu chính là ưu tiên chính của họ Nhưng một số giải pháp có thể không có lợi hoặc gây ra nhiều việc hơn để đạt hiệu ứng xanh Nếu xe tải với công nghệ mới nhất mà ít phát thải hơn sẽ tốn chi phí hơn các xe tải không cải tiến, và việc vận hành cũng tốn nhiều chi phí hơn; các công ty sẽ không hứng thú sử dụng các xe tải mà tốn nhiều chi phí hơn lợi nhuận mang lại, chỉ bởi vì nó xanh Công ty là yếu tố ít hứng thú nhất trong việc sử dụng giải pháp xanh bởi các công ty thường quan tâm đến việc tạo ra doanh thu lớn hơn bất kể doanh thu đó đạt được như thế nào

Trang 30

- Yếu tố khách hàng:

Khách hàng có thể yêu cầu cung cấp các sản phẩm bằng các phương tiện thân thiện với môi trường hoặc theo cách tương tự như vậy mà lượng khí thải được giảm thiểu điều này buộc các nhà cung cấp phải đi đến giải pháp xanh, mặc dù thông thường họ sẽ không làm điều đó Khách hàng có thể lựa chọn đi đến siêu thị được xây dựng ở những nơi có hệ thống đường bộ thuận tiện và tránh đến những siêu thị được xây dựng mà việc tiếp cận có thể gây ra thêm lượng khí thải Có lẽ ảnh hưởng lớn nhất từ khách hàng là việc họ lựa chọn phương thức mua sắm giao hàng tận nhà thay vì trực tiếp lái xe đi mua sắm, giao hàng tận nhà sẽ giúp giảm bớt tình trạng tắc nghẽn giao thông, giảm lượng khí thải

- Yếu tố xã hội:

Xã hội cũng có sức mạnh để ảnh hưởng đến tất cả các giải pháp này Giống như việc các khách hàng đòi hỏi và thúc đẩy mua các sản phẩm được giao màu xanh lá cây, khiến cho các công ty phải chuyển sang hình thức kinh doanh màu xanh lá cây Thúc đẩy giao hàng tận nhà, tiết kiệm nhiều cây số dành cho việc đi siêu thị

- Yếu tố chính trị:

Chính trị là yếu tố mạnh nhất Có thể thúc đẩy việc ban hành các luật

lệ, cung cấp các ưu đãi, điều chỉnh cơ sở hạ tầng Từ những thay đổi trong chính trị sẽ khiến cho các công ty sẽ quan tâm đến việc sử dụng Logistics xanh hoặc giữ nguyên các giải pháp và công nghệ cũ, lạc hậu

Bên cạnh bốn yếu tố nêu trên, tác giả muốn đề cập tới một nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến phát triển Logistics xanh tại Việt Nam đó là yếu tố hội nhập kinh tế quốc tế

- Yếu tố hội nhập kinh tế quốc tế:

Trang 31

Logistics đã và đang trở thành một công cụ cạnh tranh hữu hiệu của các doanh nghiệp trước xu thế toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế Đặc biệt, trong bối cảnh khi những rào cản đã được dỡ bỏ dần cho các doanh nghiệp nước ngoài trong lộ trình thực hiện những cam kết WTO của chính phủ Việt Nam Theo cam kết WTO, từ năm 2014, hầu hết các Logistics đều được dỡ bỏ rào cản cho các doanh nghiệp Logistics nước ngoài được gia nhập thị trường với mức vốn 100% Tự do hóa trong lĩnh vực Logistics theo yêu cầu của WTO vừa là cơ hội khi các doanh nghiệp Việt Nam có thể tiếp nhận những kinh nghiệm trong quản lý mạng lưới Logistics toàn cầu nhưng cũng là thách thức khi doanh nghiệp trong nước cần nâng cao năng lực cạnh tranh thông qua cải thiện chất lượng dịch vụ, mở rộng mạng lưới hoạt động, phát triển nguồn lực theo chiều sâu để có thể đủ sức cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào Việt Nam

Thị phần Logistics Việt Nam hiện nay được chia sẻ cho cả doanh nghiệp trong và ngoài nước Theo Hiệp hội doanh nghiệp Logistics Việt Nam, nước ta có hơn 1.200 doanh nghiệp cung cấp Logistics nhưng số lượng doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực vận tải, kho bãi, bán buôn, bán lẻ và phát chuyển nhanh lên tới gần 140.000 Số doanh nghiệp nội địa chiếm tới 80% tổng số doanh nghiệp logisics ở nước ta nhưng chỉ chiếm gần 25% thị phần

Số lượng các tập đoàn lớn trên thế giới xuất hiện và hoạt động ngày càng nhiều như: APL Logistics, Maersk Logistics, NYK Logistics, Schenker, BirKart, BJ, Errmey, Sunil Mezario, Hapag Lloyd, Zim, TWT, Sun Express… đang chiếm lĩnh 75% thị phần với khả năng cạnh tranh, mạng lưới rộng khắp, tính chuyên nghiệp, sự đa dạng và chuyên sâu của các dịch vụ cung cấp như quản lý chuỗi cung ứng, dịch vụ giá trị gia tăng, hệ thống thông tin Logistics

và trung tâm phân phối

Trang 32

Trong khi các doanh nghiệp Việt Nam năng lực cạnh tranh thấp, chủ yếu tập trung vào việc cung cấp những Logistics cơ bản như vận tải, giao nhận và thủ tục hải quan Nguồn nhân lực vừa thiếu lại vừa yếu, cơ sở hạ tầng phần mềm làm cản trở và làm hỏng cơ sở hạ tầng phần cứng trong hoạt động Logistics Vì vậy vấn đề đặt ra là các doanh nghiệp Logistics Việt Nam cần có một chiến lược tổng thể, kế hoạch phát triển phù hợp, phát triển và ứng dụng Logistics xanh trong chuỗi cung ứng để nâng cao năng lực cạnh tranh

1.2.2 Kinh nghiệm quốc tế và bài học cho Việt Nam về phát triển Logistics

xanh

1.2.2.1 Kinh nghiệm Hoa Kỳ

Hợp chúng quốc Hoa Kỳ là một trong những quốc gia tiên phong phát triển ngành công nghiệp Logistics của thế giới Nhờ có chính sách tự do kinh

tế, nền kinh tế Hoa Kỳ cùng với ngành kinh doanh Logistics phát triển một cách nhanh chóng Chính vì vậy mà Logistics xanh cũng được chú trọng trước tiên ở Hoa Kỳ Chính phủ Hoa Kỳ đã đề ra mục tiêu chiến lược phát triển nền kinh tế xã hội dựa trên phát triển Logistics xanh hiện đại, dưới sự định hướng của chính sách vĩ mô

Trong Chiến lược phát triển khoa học và công nghệ vận tải quốc gia

2025, Hoa Kỳ đề ra mục tiêu chương trình phát triển kết cấu công nghiệp vận tải hay khoa học vận tải và công nghiệp như sau: “Xây dựng hệ thống vận tải

an toàn, hiệu quả, đầy đủ và đáng tin cậy với tầm cỡ quốc tế, đồng bộ, thông minh và thân thiện với môi trường” Để đạt được những mục tiêu này, Hoa

Trang 33

sử dụng Cốt lõi của quản lý là để làm cho toàn bộ chuỗi cung ứng hài hòa trong quản lý môi trường

- Quan tâm đến ứng dụng của Logistics ngược: phát triển các mục tiêu chính sách môi trường, các chuyên gia phân tích môi trường trong lãnh thổ Hoa Kỳ thường hướng đến mục tiêu "Giảm thiểu các tác động đến môi trường" Họ thường ủng hộ chính sách và chiến lược, chẳng hạn như giảm thiểu tiêu thụ tài nguyên, giảm lãng phí và cải thiện chất lượng môi trường Tại Mỹ, nhiều công ty đã thành lập các hệ thống quản lý Logistics ngược nhằm tái chế sản phẩm, sửa chữa và phục hồi chất thải Họ chủ động mức độ trách nhiệm của mình trong đặt hàng để nâng cao khả năng cạnh tranh Ví dụ như, Công ty IBM thiết lập một trung tâm dịch vụ tái chế toàn cầu vào cuối những năm 90, chịu trách nhiệm trên toàn thế giới về thu hồi tất cả các sản phẩm kinh doanh IBM tặng các sản phẩm thu hồi để làm từ thiện phục vụ cho xã hội, bảo tồn tài nguyên, hoặc sử dụng chúng trong sản xuất sau khi được xử lý để giảm chi phí sản xuất Theo thống kê, có 120.000 nhà tái chế ô

tô tại Mỹ và hàng năm doanh thu của họ vài tỷ đô la, đó là một ngành công nghiệp lợi nhuận

- Sử dụng bao bì xanh: Trong những năm 1960, Hoa Kỳ bắt đầu chú ý nhiều hơn về đóng gói và bảo vệ môi trường Chính phủ Hoa Kỳ bắt buộc tái chế chất thải bao bì và quảng bá sử dụng các nguồn tài nguyên tái tạo bằng cách xây dựng pháp luật và quy định, tuyên truyền vận động về môi trường, nghiên cứu và phát triển vật liệu xanh mới Đến năm 1988, 21 bang ở Hoa Kỳ

đã ban hành luật và các quy định để hạn chế và cấm sử dụng sản phẩm bao bì nhựa Thông qua các quy định, các container tái chế ở Hoa Kỳ đã đạt được những thành tựu đáng kể, số lượng thùng carton bao bì tái chế lên đến 4 triệu tấn mỗi năm, và chúng có thể được tái sử dụng sau khi được tái chế Một số công

ty và các tổ chức Hoa Kỳ nghiên cứu và phát triển bao bì thân thiện với môi

Trang 34

trường Ví dụ, các nhà khoa học tại Mỹ đã phát minh ra vật liệu bao bì thức ăn nhanh thân thiện với môi trường và các vật liệu này được làm bằng bột mì sợi rơm và lúa mì tinh bột, bao bì loại này có thể hoàn toàn bị phân huỷ và có đặc tính cách nhiệt tốt

- Sử dụng các công nghệ tiên tiến như hệ thống trao đổi dữ liệu điện tử EDI, sản xuất Just-in-time (JIT), hoạch định phân phối trong các hoạt động Logistics của họ như hoạt động vận tải, phân phối và đóng gói

1.2.2.2 Kinh nghiệm Nhật Bản

Từ những năm 1956, thông qua các khái niệm về quản trị Logistics hiện đại của Mỹ, Nhật Bản đã tiến hành mạnh mẽ hiện đại hoá ngành Logistics Do đó, ngành Logistics đã trở thành huyết mạch của nền kinh tế Nhật Bản, và các doanh nghiệp cũng quan tâm hơn tới tầm quan trọng của Logistics xanh Bao gồm:

- Các chính phủ Nhật Bản không chỉ lập kế hoạch cụ thể và hỗ trợ tài chính mạnh đối với Logistics xanh mà còn cung cấp một hệ thống tốt bảo vệ cho sự phát triển của ngành công nghiệp Logistics xanh Trong những năm

1960, chính phủ Nhật Bản đã bắt đầu chú trọng để điều chỉnh chính sách và xây dựng các quy định chức năng liên quan đối với sự phát triển của Logistics Ví dụ, đề xuất các cơ sở phân phối tập trung để di chuyển từ trung tâm thành phố đến các khu vực xa trung tâm nhằm mục đích cải thiện lưu lượng giao thông thành phố, triển khai thực hiện "hai loại pháp luật Logistics"

để chủ trương điều chỉnh hành vi của các phương tiện giao thông cơ giới; áp đặt quy định một lượng khí thải thấp hơn của xe tải; đặc biệt soạn thảo pháp luật để bảo đảm thực hiện bao bì xanh; phát triển tiêu chuẩn cụ thể để kiểm soát vấn đề khí thải xe cộ quá mức của carbon dioxide; việc thực hiện pháp luật và các quy định có liên quan đến khuyến khích việc tái chế các nguồn lực

Trang 35

- Chính phủ xây dựng các giá trị mục tiêu của Logistics xanh Để giảm tải tác động của hoạt động Logistics đối với môi trường, Nhật Bản đã đưa ra một số giá trị mục tiêu cụ thể của việc thực hiện Logistics xanh, chẳng hạn như sử dụng pallet hàng hóa, thời gian lưu giữ của hàng hoá Năm 1989, Nhật Bản đề xuất ba Logistics xanh thúc đẩy các mục tiêu trong 10 năm tới Chúng là: tiêu chuẩn khí thải của hợp chất nitơ giảm 3% đến 6%, hạt vật chất phát ra giảm 6%, và thành phần lưu huỳnh trong xăng giảm 10% Trong năm 1992, Chính phủ Nhật Bản công bố pháp luật giới hạn của xe nitrogen dioxide, và cung cấp 5 loại xe tải cho phép các doanh nghiệp sử dụng Đồng thời, chính phủ bắt buộc thực hiện các quy định của tiêu chuẩn khí thải thấp đối với xe để

đi du lịch trong khu vực đô thị; Đến năm 1993 ngoại trừ một số xe tải, các doanh nghiệp phải cam kết các nghĩa vụ của việc cập nhật các xe cũ, và sử dụng xe mới tuân thủ tiêu chuẩn môi trường Trong năm 2010, họ đã phát triển các mục tiêu mà việc sử dụng các tuyến đường sắt và vận tải biển trong vận chuyển hàng hóa giao thông vận tải đường dài tăng cường đến 50%

- Để giải quyết hiện tượng nóng lên toàn cầu, ô nhiễm không khí, tắc nghẽn giao thông và hạn chế năng lượng, các Chính phủ và ngành công nghiệp Logistics Nhật Bản tích cực trong việc thực hiện chế độ chuyển đổi trong vận chuyển Ví dụ, thay đổi cách truyền thống của các phương tiện giao thông cơ giới chính, sử dụng các tuyến đường sắt ít tác động đến môi trường

và chủ yếu là trong các hình thức vận tải biển Đặc biệt, việc thực hiện một loạt các phương thức vận chuyển và cách chuyển đổi linh hoạt các phương tiện giao thông phức tạp để tiến hành kết hợp các hình thức giao thông khác nhau đối với hàng hóa

- Xây dựng hệ thống Logistics tĩnh Hệ thống Logistics tương đương với hệ thống lưu thông máu người, được làm từ động mạch và tĩnh mạch Logistics động đề cập đến Logistics, bắt đầu có được các nguyên liệu từ thiên

Trang 36

nhiên, thông qua bán các thành phẩm, sản phẩm được sản xuất, và do bán buôn, bán lẻ và lưu thông khác cho đến tay người tiêu dùng Nó là tương đương với các động mạch hệ thống tuần hoàn máu của con người Hệ thống Logistics tĩnh là hệ thống từ người tiêu dùng đến các nhà cung cấp hoặc các vật liệu khác phục hồi tại thượng nguồn của kênh Logistics, tương đương của

hệ thống tĩnh mạch lưu thông máu người Bằng cách xây dựng một hệ thống Logistics tĩnh hoàn chỉnh, để thúc đẩy sự phục hồi và sử dụng chất thải khác nhau, bảo tồn tài nguyên thiên nhiên và phát triển nguồn tài nguyên tái chế tái tạo

- Thành lập một "Hội nghị hợp tác Logistics xanh" nhằm khuyến khích hợp tác giữa các chủ hàng và doanh nghiệp Logistics và nâng cao hiệu quả ngành này; phát triển một chương trình tổng thể hướng dẫn việc đảm bảo hiệu quả hoạt động của Logistics nội đô

1.2.2.3 Bài học cho Việt Nam

Thành lập và phát triển Logistics xanh là sự hội tụ của hiệu quả sản xuất xanh và tiêu dùng xanh, tuy nhiên khái niệm Logistics xanh ở Việt Nam còn khá mới mẻ Vì vậy, trước tiên chính phủ phải thực hiện tất cả các biện pháp để thúc đẩy mạnh mẽ và ủng hộ phát triển Logistics xanh Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cần tổ chức đào tạo cán bộ, thay đổi khái niệm truyền thống của nhân viên, thiết lập một khái niệm Logistics mới đầy đủ, khuyến khích nhân viên mua sắm xanh, sản xuất xanh, tiếp thị xanh Cuối cùng, người tiêu dùng cần tăng cường không ngừng nâng cao nhận thức của họ về tiêu dùng xanh, và sử dụng nhận thức này để kích thích hành động xanh của doanh nghiệp

Bên cạnh việc nâng cao nhận thức về Logistics xanh Chính phủ cần đẩy mạnh xây dựng cơ sở hạ tầng như hệ thống giao thông, kho bãi, xây dựng mở rộng đường bộ, đường thuỷ, đường không, đường ống và cơ sở phân phối đô

Trang 37

thị Đẩy nhanh việc cải thiện tích hợp mạng lưới giao thông và phát triển mạnh mẽ vận tải đa phương thức

Xây dựng hệ thống mạng lưới Logistics xanh tái chế tiên tiến và toàn diện đối với các nguồn tài nguyên tái tạo được Mục đích là cải thiện việc tận dụng tài nguyên và xây dựng một xã hội tiết kiệm

Sự phát triển của Logistics xanh nhất thiết phải có sự đổi mới và sử dụng công nghệ cao Nếu các doanh nghiệp Logistics chỉ tập trung vào năng lực sản xuất mà không quan tâm đến năng lực đổi mới nó có thể làm cho các ngành công nghiệp Logistics chỉ ở cấp thấp, các công nghệ cốt lõi của họ và lợi ích hợp pháp luôn luôn có thể bị kiểm soát bởi người khác Do đó, chính phủ, các doanh nghiệp và các tổ chức nghiên cứu phải được phối hợp chặt chẽ, đẩy nhanh việc thành lập hệ thống đổi mới công nghệ của các doanh nghiệp, thúc đẩy thành tựu khoa học và công nghệ để chuyển đổi thực lực lực lượng sản xuất, thúc đẩy sự đổi mới và phát triển Logistics xanh tại Việt Nam

Trang 38

CHƯƠNG 2: KHUNG KHỔ PHÂN TÍCH VÀ PHƯƠNG PHÁP

NGHIÊN CỨU 2.1 Cách tiếp cận nghiên cứu

Nghiên cứu tiếp cận vấn đề từ góc độ vĩ mô, từ góc độ các cơ quan hoạch định chính sách, các cơ quan nhà nước, bộ ban ngành liên quan sẽ phải làm gì để có được một chiến lược và hướng phát triển Logistics xanh

Theo Rodrigue, Slack và Comtois (2013), có 3 cách tiếp cận Logistics xanh như sau:

a Tiếp cận theo hướng từ trên xuống (top-down approach)

Là cách tiếp cận mà việc thực hiện Logistics xanh được ấn định bởi các chính sách của chính phủ hay cấp có thẩm quyền Thông qua các quy định, điều luật, chính phủ sẽ buộc các ngành áp dụng các chương trình đề án xanh trong quá trình sản xuất Mặc dù đây là biện pháp ít được mong muốn nhất từ phía ngành Logistics nhưng có một thực tế rõ ràng là chính phủ các nước đang ngày càng can thiệp sâu hơn vào các vấn đề liên quan đến bảo vệ môi trường Có thể thấy ở châu Âu, các nước thuộc liên minh châu Âu đang ngày càng quan tâm nhiều hơn đến chi phí ngoại ứng nhằm tiến tới chính sách giá công bằng và hiệu quả Ở Bắc Mỹ, việc thu phí cầu đường đang xuất hiện trở lại trên những con đường cao tốc hay tại những cây cầu mới do tư nhân xây, thu phí gây tắc nghẽn bởi những người tham gia giao thông vào giờ cao điểm đặc biệt tại khu vực trung tâm các thành phố lớn

Bên cạnh chính sách giá, chính phủ cũng can thiệp vào áp dụng Logistics xanh thông qua việc đưa ra các quy tắc, điều luật trong khai thác nguyên liệu, xử lý rác thải độc hại, giảm thiểu bao gói; chính sách bắt buộc trông thu gom và tái chế rác thải cũng như các quy định về xây dựng, thành phần tái chế trong các sản phẩm Chính các quy tắc, luật lệ này đã tạo nền tảng cho sự phát triển của ngành Logistics ngược

Trang 39

b Tiếp cận theo hướng từ dưới lên (bottom-up approach)

Là cách tiếp cận theo đó việc áp dụng Logistics xanh được thực thi bởi chính các công ty thông qua cách áp dụng những phương pháp được cho là thân thiện với môi trường Vì việc áp dụng được tiến hành tự nguyện từ phía doanh nghiệp nên đây là cách được các doanh nghiệp ưa dùng hơn và hầu hết chỉ được áp dụng khi lợi nhuận kinh doanh của họ không mâu thuẫn với việc bảo vệ môi trường Sự hòa hợp này có thể kể đến việc áp dụng chiến lược

“empty movements” trong ngành Logistics bằng cách sắp xếp lại các xe tải rỗng ở lượt về trên cùng một tuyến đường khi phân phối hàng hóa trong vùng,

bố trí lại các container rỗng lượt về để có thể đạt hiệu quả trong chuyên chở hàng hóa, tiết kiệm nhiên liệu hay việc tăng tỷ trọng xếp hàng trên phương tiện, điều này vừa giúp công ty giảm chi phí tiêu thụ nhiên liệu lại vừa giúp bảo vệ môi trường khi không phải chở hàng thành nhiều chuyến Bên cạnh đó, việc áp dụng chiến lược “slow steaming” mà các công ty giao nhận đường thủy đang dùng nhằm giảm chi phí nhiên liệu, giảm khí thải gây hiệu ứng nhà kính cũng như tận dụng một cách tốt nhất các con tàu cũng là một cách đảm bảo lợi ích kinh tế và lợi ích môi trường

Ngoài vận tải, việc áp dụng Logistics xanh trong khai thác nguyên liệu cũng được chính các doanh nghiệp thực hiện Các doanh nghiệp tiến hành tìm kiếm, thu mua nguyên liệu phục vụ cho sản xuất chế biến đạt tiêu chuẩn về môi trường cũng như tốt cho con người, đầu tư hỗ trợ trực tiếp cho người dân

về vốn, kỹ thuật, cách thức gieo trồng thân thiện hơn với môi trường xung quanh

c Thỏa hiệp giữa chính phủ và ngành

Đây là cách tiếp cận ở giữa cách tiếp cận từ trên xuống và cách tiếp cận

từ dưới lên Cách này đang được áp dụng thông qua hệ thống quản lý môi trường Mặc dù chính phủ can thiệp vào vấn đề môi trường dưới nhiều mức

Trang 40

độ, có rất nhiều hệ thống quản lý tư nhân đã được thành lập, trong đó phải kể đến ISO14001 và EMAS Trong hệ thống này, các doanh nghiệp sẽ nhận được giấy chứng nhận dựa trên việc thiết lập các tiêu chuẩn chất lượng môi trường riêng cho mình Việc có được giấy chứng nhận được xem như là bằng chứng của sự cam kết của công ty đó đối với việc bảo vệ môi trường cũng như cam kết trong việc thay đổi cách thức sản xuất truyền thống bằng cách thức hiệu quả, chất lượng và kinh tế hơn Cách này cũng thường được dùng như một chiêu trong quan hệ công chúng, trong marketing cũng như trong quan hệ với chính quyền địa phương nơi công ty có hoạt động kinh doanh

Bài nghiên cứu này lựa chọn hướng tiếp cận theo hướng từ trên xuống vì nó phù hợp với đặc điểm chính sách và văn hóa, pháp luật của Việt Nam

ii) Phân tích các quá trình/các giai đoạn có thể thực hiện “xanh hóa” tại Việt Nam

iii) Đánh giá các cơ sở hạ tầng và điều kiện kinh tế vĩ mô để phát triển Logistics xanh ở Việt Nam

Khung Logic nghiên cứu của Luận văn được thể hiện trong sơ đồ sau:

Ngày đăng: 19/12/2015, 11:50

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w