Tiền giả định• Vài nét về lịch sử khái niệm • Một số đặc trưng đáng lưu ý của tiền giả định • Các kiểu tiền giả định • Một số quan niệm về mở rộng khái niệm TGĐ • Bổ sung 1.. Vài nét về
Trang 1Tiền giả định
• Vài nét về lịch sử khái niệm • Một số đặc trưng đáng lưu ý của tiền giả định • Các kiểu tiền giả định • Một số quan niệm về mở rộng khái niệm TGĐ • Bổ sung
1 Vài nét về lịch sử khái niệm
- Trong logic-triết học, Frege (1892), trong một loạt bài viết liên quan đến nghĩa – tên gọi
– quy chiếu – giá trị chân thực của các mệnh đề, đã quan tâm đến một hiện tượng kiểu như
câu:
(1): Người phát hiện ra quỹ đạo các hành tinh có hình e-lip đã chết trong cảnh khốn cùng.
Trước câu này có những cách phân tích khác nhau, một trong số đó là có thể coi phát ngôn (1) này là phép hội của nhiều mệnh đề thành phần:
(1a): Có người đã phát hiện ra quỹ đạo hành tinh có hình e-lip.
(1b): Người ấy đã chết trong cảnh khốn cùng
→ (1) ≡ (1a) ^ (1b)
Tuy nhiên, chính Frege lại bác bỏ cách phân tích này, bởi trong nó, ở một khía cạnh nào
đó, là chấp nhận được, nhưng nó không chính xác ở chỗ, khi nói ra câu này, người nói không nhằm trực tiếp khẳng định mệnh đề (1a) mà là muốn xác nhận mệnh đề (1b), chứ không phải
là sự kết hợp của hai mệnh đề, hay là khẳng định cả hai là như nhau
Ví dụ: P ^ Q
(i) Chiều nay tôi đi học và tôi đi uống bia với thầy giáo
→ Các mệnh để được nối với nhau bằng các liên từ đẳng lập
→ Hai mệnh đề có cương vị như nhau, nếu chỉ 1 trong hai mệnh đề sai thì phán đoán sai
→ Người nói muốn thông báo đồng thời hai mệnh đề
Ở cách hiểu đầu của câu (1), Frege cho rằng, người ta đã đánh đồng vai trò của 2 mệnh
đề, mà thực tế là người ta chỉ muốn khẳng định cái chết trong cảnh khốn cùng (1b) Còn
mệnh đề thứ nhất (1a) phải là mệnh đề ẩn, được biết trước, nó không có cương vị của một thông báo chính thức, nó phải là điều đương nhiên được biết, là cơ sở tiền đề cho thông báo.
Do đó, mệnh đề (1a) phải được coi là lùi vào hậu cảnh và làm nền cho thông báo
Frege gọi đó là tiền đề của thông báo, sau này, nó được gọi là tiền giả định
- Năm 1905, nhà triết học Brussen đặt lại vấn đề mà Frege đã nêu ra Và ông lại chấp
nhận cách phân tích mà Frege đã bác bỏ
(2) Ông vua hiện nay của nước Pháp hói trán.[1]
? Vấn đề ở đây là câu (2) là câu chân thực hay không giả dối (không chân thực) về mặt logic
Để giải quyết vấn đề này, theo Brussen, cần phân tích phán đoán ra thành các mệnh đề:
(2a): Nước Pháp hiện nay có một và chỉ một ông vua
(2b): Ông ta hói trán
→ (2) ≡ (2a) ^ (2b)
mà (2a) sai → (2) sai
Tuy nhiên, cách phân tích này không phải đều được mọi người đồng tình
- Khái niệm tiền giả định
Câu P có tiền giả định Q, việc xác định nội dung TGĐ tuân theo quy tắc chân thực:
Trang 2Ø ← sai
Ví dụ:
(ii) Con gái tôi đã lấy chồng
+ P (1) → Q (1) (Q: Tôi có một cô con gái)
+ P (0) → Q (1)
+ P (Ø) ← Q (0)
2 Một số đặc trưng đáng lưu ý của tiền giả định
2.1 TGĐ được đưa vào phát ngôn nhờ những phương tiện và cơ chế ngôn ngữ nhất định 2.1 Thông tin TGĐ mang tính ổn định cao, không bị biến đổi theo ngữ cảnh.
2.3 Thông tin TGĐ mang tính ổn định cao trước một số phép biến đổi: Khẳng định – Phủ
định – Trần thuật – Nghi vấn – Mệnh lệnh (những biến đổi tình thái)
Nhưng tính chất này có giới hạn với điều kiện giữ nguyên nội dung mệnh đề của phát
ngôn Do đó, nội dung mệnh đề phải đồng nhất.
2.4 Thông tin TGĐ không được diễn đạt hiển ngôn Nhưng tất cả mọi người đều có thể rút
ra một cách như nhau
2.5 Thông tin TGĐ là cái phải được chấp nhận trước là đúng để cho phát ngôn có thể được
sử dụng một cách bình thường
→ Tính đúng của TGĐ là điều kiện để phát ngôn của chúng ta phát ra mang tính bình thường trong xã hội
3 Các kiểu tiền giả định
3.1 Từ vựng
- Tiền giả định được đưa vào phát ngôn nhờ những từ ngữ nhất định Nếu những từ ngữ này bị tách ra hoặc thay thế thì TGĐ cũng bị tách ra hoặc thay thế
- Những từ ngữ được tách ra vẫn chứa các TGĐ này ở mức khái quát
Ví dụ:
(1): Nó đâm hư ↔ trước nó không hư.
→ đâm X ↔ trước đó không X, (X: không tốt)
(2): biết P ↔ tính chân thực của P
(3): tưởng P↔ tính không chân thực của P
3.2 Ngữ pháp
- TGĐ được gắn với một lớp sự kiện đồng loạt
- Nội dung TGĐ là kết quả tổng hợp của nhiều nhân tố khác nhau mà không thể quy riêng vào một nhân tố
Ví dụ:
(4a): Cái áo này lành hơn cái áo kia.
(4b): Cái áo này rách hơn cái áo kia.
↔ Cả hai cái áo đều rách
(5a): Nhà tôi cao hơn nhà anh.
(5b): Nhà tôi thấp hơn nhà anh
<≠> Cả hai cái nhà đều cao/ Cả hai cái nhà đều thấp
(4), (5) → Cấu trúc so sánh không quy định TGĐ
3.3 Thông báo cú pháp
- Trải dài trên toàn câu, gắn với việc thông báo
- Mối liến hệ: thông tin mới – thông tin đã biết
Trang 3Trong phát ngôn, những gì được nói ra đều dựa trên nền của những thông tin đã biết.
- Chomsky: Thông báo cú pháp là thông tin thu được khi ta thay từ để hỏi bằng một biến
nhất định
Ví dụ:
(6): Nam làm vỡ rổ bát.
> ?(6a): Nam làm vỡ cái gì? → “rổ bát” là cái mới.
> ?(6b): Ai làm vỡ rổ bát? → Nam là cái mới.
↔ TGĐ: Có ai đó đã làm vỡ rổ bát
Nam làm vỡ rổ bát → Chia cắt
tuyến tính
→ “Có ai đó đã làm vỡ rổ bát”: Không chia cắt, không phân đoạn thực tại
→ ?(6c): Cái gì thế? (Câu hỏi gộp, trả lời: “Nam làm vỡ rổ bát)
↔TGĐ: Có một cái gì đó đã xảy ra
4 Một số quan niệm về mở rộng khái niệm TGĐ
4.1 Một số tác giả xếp chung những tri thức nền (những hiểu biết có trước được cả người
nói lẫn người nghe chia sẻ với nhau ~ tri thức bách khoa) vào phạm vi TGĐ.
→ TGĐ ngữ dụng
Ví dụ:
- Em ơi, mua nhãn cho chị đi!
+ Em đi Hưng Yên bây giờ mà
4.2 Gộp chung những điều kiện thành công của hành vi ngôn ngữ vào phạm vi TGĐ và
cũng gọi đó là TGĐ ngữ dụng
Ví dụ: (Bố nói với cậu con 8 tuổi):
- Vào nhà lấy cho bố cái chổi (+)
- Vào nhà vác cho bố bao xi măng ra đây (-)
4.3 Áp dụng những khái niệm TGĐ cho những chế định mang tính chuyên biệt cao trong
khả năng kết hợp của đơn vị từ vựng
→ TGĐ tổ hợp
Ví dụ: (1a): gáy → hoạt động của gà (/chim)
(1b): hí → hoạt động của ngựa
(1c): mực (màu đen) → màu lông con chó
(2a): Nó cắn hạt dưa bằng răng (-)
(2b): Nó cắn hạt dưa bằng (những cái) răng sún (+)
5 Bổ sung
5.1 Vai trò của khái niệm TGĐ trong việc giải thích các sự kiện ngôn ngữ và
giao tiếp ngôn ngữ.
Ví dụ:
(1a): Con trai chị tôi đã vào đại học Chị tôi có con trai
(1b): Chị tôi có con trai Con trai chị tôi đã vào đại học.
5.2 Tiền giả định là thông tin không có giá trị thông báo chính thức
Trong những điều kiện thông thường (và bình thường) thì những thông báo ở câu trước dễ dàng trở thành TGĐ của câu sau
Ví dụ:
Trang 4(2a) (hỏi) – Ai mặc cái áo xanh đang đứng trên tầng 8 thế nhỉ?
→ (không thể trả lời): – À, người mặc cái áo xanh đứng trên tầng 8 là thằng Chí (2b) (hỏi) – Bao giờ anh đi?
→ (trả lời): – Mai tôi đi.
5.3 Không đặt câu hỏi vượt cấp TGĐ.
Ví dụ: (3) (khi mới quen biết và muốn phát triển tình cảm):
- Chồng em làm nghề gì?